MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn tốt nghiệp 5
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn 6
6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SXKD, BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP. 7
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. 7
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 8
1.1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 9
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 14
1.2.1. Các nhân tố khách quan. 14
1.2.2. Các nhân tố chủ quan 16
1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA SXKD 18
1.3.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối. 18
1.3.2. Phương pháp so sánh tương đối. 18
1.4. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 19
1.4.1.1. Lợi nhuận. 19
1.4.1.2. Giá thành sản phẩm, dịch vụ 20
1.4.1.3. Chất lượng sản phẩm, dich vụ 20
1.4.1.4. Một số chỉ tiêu so sánh 21
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội 21
1.4.2.1. Tăng các khoản nộp ngân sách 22
1.4.2.2. Thu nhập bình quân của mỗi lao động tăng 22
1.4.2.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SẢN XUẤT XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I. 23
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I- BỘ THƯƠNG MẠI. 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 26
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 26
2.2.2. Đặc điểm, chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Công ty 28
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 29
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I - BỘ THƯƠNG MẠI 31
2.3.1. Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua. 31
2.3.2. Quá trình hoạt động của Công ty trong 3 năm vừa qua 2002-2004 32
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 43
2.4.1. Yếu tố lao động. 43
2.4.2. Tình hình máy móc, thiết bị. 45
2.4.3. Thời gian làm việc: 48
2.4.4. Cách bố trí nơi làm việc: 48
2.4.5. Các điều kiện lao động: 49
2.4.6. Công tác kỹ thuật chất lượng - an toàn lao động - bảo hiểm xã hội. 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN SUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I. 50
3.1 .THIẾT KẾ CÁC CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CÓ THỂ THEO ĐUỔI. 50
3.1.1. Phương thức tiến hành 50
3.1.2.1. Đối với lĩnh vực xây lắp 50
3.1.2.2. Đối với các lĩnh vực kinh doanh của Công ty. 52
3.2. HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I 53
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng tăng hiệu quả kinh doanh 53
3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên 57
3.2.3. Đẩy mạnh phong trào hăng hái sản xuất do Bộ thương mại và Đảng uỷ Công ty đề ra. 60
3.3. TÍCH CỰC PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 60
3.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 60
3.3.2. Phương thức tiến hành. 61
3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp. 61
3.3.4. Hiệu quả của biện pháp 62
3.3.5. Những kết quả chính đã đạt được 63
3.4. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU VÀ THAM GIA ĐẤU THẦU NHIỀU CÔNG TRÌNH. 63
3.5. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP. 65
3.5.1 Truyền đạt chiến lược sản xuất kinh doanh đã được xây dựng tới các thành viên của Công ty. 65
3.5.2. Phương thức tiến hành. 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây lắp Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Thương Mại, các cơ quan tài chính, ngân hàng và các cơ quan khác có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình phát triển của mình.
Công ty sẵn sàng nhận thầu xây dựng công trình theo đúng thủ tục và các nguyên tắc xây dựng cơ bản hiện hành và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu đề ra.
Đặc biệt Công ty là một trong những đơn vị chủ lực của liên doanh các đơn vị xây lắp trong nước như: Liên doanh các công ty xây lắp; tư vấn, thiết kế Bộ Thương Mại; liên doanh các Công ty xây lắp tại Nam Định, một số đơn vị nằm trong Bộ Xây Dựng; liên doanh với các Công ty nước ngoài.
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
v Giám đốc công ty:
Được cơ quan Nhà nước bổ nhiệm, chiu trách nhiệm chung trước trước toàn công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có thẩm quyền điều hành cao nhất trong Công ty, phụ trách công tác đầu tư, quản lý tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, tổ chức quản lý mọi hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh thi đua, khen thưởng.
v Phó giám đốc công ty:
Giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Công ty và giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
v Phòng kế hoạch kinh doanh :
Nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ của xã hội, khả năng hoạt động của Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời các mặt hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Tham mưu cho giám đốc Công ty phương án, kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh xuất nhập khẩu để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch quý, năm của Công ty.
- Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình công nghệ định mức kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện.
- Thực hiện công tác quản lý thiết bị, phương tiện, lập kế hoạch sửa chữa, lập hồ sơ lý lịch theo dõi.
- Quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động.
v Phòng tài chính kế toán.
- Tham mưu quản lý công tác tài chính kế toán, quản lý bảo tồn vốn và tài sản trong Công ty.
- Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán trong Công ty, phản ánh kịp thời, chính xác chi phí sản xuất và kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện công tác quyết toán hàng quý, hàng năm.
- Quản lý khai thác và sử dụng vốn, tài sản của Công ty có hiệu quả, đúng với chế độ chính sách quy định của Nhà nước và Công ty.
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính tín dụng ngân hàng và quản lý tiền mặt.
- Theo dõi quản lý các khoản nộp Nhà nước, nộp nội bộ, công nợ thanh toán khách hàng chủ công trình, cán bộ, công nhân viên.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, công tác tài chính kế toán thống kê, kịp thời uốn nắn lệch lạc và đề xuất biện pháp xử lý những vi phạm tài chính, thất thu vốn, tài sản của Công ty, của Nhà nước.
v Phòng tổ chức hành chính.
- Tham mưu quản lý công tác tổ chức cán bộ, nhân sự lao động tiền lương- công tác hành chính ở Công ty.
- Quản lý hồ sơ cán bộ và công nhân viên chức toàn Công ty
- Tham mưu công tác đề bạt, bãi miễn cán bộ, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật toàn Công ty.
- Tham mưu việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, giải quyết thuê tục cán bộ công nhân viên thôi việc, hưu trí, mất sức, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
- Tham mưu cho giám đốc Công ty về việc điều hành nhân sự cho phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị trực thuộc.
* Về công tác lao động tiền lương.
- Thực hiện báo cáo tình hình quỹ lương quý, tháng, năm.
- Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc chi trả lương, khen thưởng theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty.
- Thường xuyên nắm bắt diễn biến về lao động và sử dụng lao động của các đơn vị cơ sở.
- Công tác văn thư lưu trữ: Tiếp nhận báo chí, công văn đưa đến quản lý, ấn chỉ các con dấu, đánh máy in tài liệu.
- Công tác quản trị hành chính, phục vụ sinh hoạt, nơi làm việc, hội họp trong Công ty.
- Quản lý phương tiện xe phục vụ công tác theo yêu cầu của lãnh đạo phòng ban đơn vị.
2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp thương mại I - Bộ thương mại
2.3.1. Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua.
Từ khi được thành lập, Công ty Xây lắp Thương mại I chủ yếu tập trung vào hoạt động xây lắp phục vụ dân sinh và xây dựng các công trình cho ngành. Nhưng theo quyết định 654 TM/TCCB của Bộ Thương Mại thì Công ty có quyền hoạt động trong những lĩnh vực:
+ Tổng nhận thầu và nhận thầu thi công xây dựng, trang trí nội ngoại thất, lắp đặt thiết bị thông gió cấp nhiệt các công trình dân dụng, công nghiệp và những công trình cơ sở hạ tầng khác của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
+ Tổ chức sản xuất, gia công và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, sản xuất xi măng, sản phẩm gỗ và kinh doanh các thiết bị máy thi công.
+ Tổ chức hoạt động tư vấn theo quy định của Nhà nước và đăng ký ngành nghề tư vấn xây dựng.
+ Kinh doanh, quản lý nhà ở thuộc Bộ giao và phát triển theo quy định của Nhà nước.
+ Xuất nhập khẩu các vật tư hàng hoá thiết bị, máy móc thuộc ngành vật liệu xây dựng, xây lắp trang trí nội thất và các mặt hàng được Bộ Thương Mại cấp.
Mặc dù đây là những lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty nhưng đều liên quan đến nhiệm vụ chính của Công ty đó là xây lắp, mà Công ty có nhiều kinh nghiệm lâu năm về vấn đề này nên có thể nói rằng những nhiệm vụ mới này là phù hợp với trình độ những kinh nghiệm của Công ty. Đây là hướng phát triển theo bề rộng nhằm tận dụng năng lực thiết bị mát móc, kinh nghiệm của Công ty để tăng giá trị sản lượng toàn Công ty.
Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới cho nên trong quá trình phát triển nước ta cần xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, do đó ngành xây lắp cũng có cơ hội phát triển. Để khai thác cơ hội kinh doanh này Công ty chuẩn bị những yếu tố sản xuất như mua thêm máy móc để phục vụ và tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho Công ty. Mặt khác, Công ty còn mở rộng nhiều hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như gia công các mặt hàng, tư vấn xây dựng, kinh doanh và quản lý nhà, xuất nhập khẩu. Mặc dù những lĩnh vực mới này có doanh thu chưa cao nhưng nó là cơ sở để Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai và đây cũng là sự nắm bắt cơ hội cho sự phát triển những nghề này trong tương lai nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người công nhân.
2.3.2. Quá trình hoạt động của Công ty trong 3 năm vừa qua 2002-2004
v Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng doanh thu
Tr. đồng
75.502,101
92.750,658
165.440,588
LN từ HĐKD
Tr. đồng
332,238
496,771
513,695
Nộp ngân sách
Tr. đồng
2.419,018
2.822,602
10.448
Tổng quỹ lương
Tr. đồng
4.290,288
6.100
6.500
Tổng số lao động
Người
652
670
677
Lương bình quân
Đ/Ng/TH
650.000
870.000
980.000
Tỷ suất doanh lợi trên doanh thu
%
0.44
0.55
0.42
Doanh thu thuần
Tr. đồng
73.950,821
90.425,675
160.265,164
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Khi phân tích kết quả kinh doanh của Công ty xây lắp Thương mại I trong giai đoạn 2000 đến 2002 ta nhận thấy một số điểm sau:
- Thứ nhất: Hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt. Trong ba năm doanh thu của Công ty tăng liên tục năm 2002 là 75.502,101 triệu thì năm 2004 là 165.440,588 triệu tăng 2.2 lần so với năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo ra và tận dụng những cơ hội đem lại cho Công ty đó là nhờ bám sát các nhà đầu tư, bám sát khách hàng mục tiêu của Công ty. Mặt khác phải nói tới sự năng động trong đội ngũ quản lý Công ty trong việc tìm kiếm thị trường và đảm bảo chất lượng đối với những sản phẩm của mình nên đã giữ được uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra Công ty còn có chính sách khuyến khích tìm kiếm thị trường nhằm tăng sản lượng, doanh thu cho Công ty.
- Thứ hai: Cùng với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì tổng lợi nhuận của Công ty cũng tăng cùng với sự tăng nhanh của doanh thu. Đây cũng là một cố gắng lớn của Công ty nhằm tăng lợi nhuận, nhưng phải nói rằng mặc dù doanh thu ở mức khá nhưng mức lợi nhuận là tương đối thấp so với các doanh nghiệp xây lắp khác, nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh thì ta thấy giá vốn bán hàng bán chiếm gần hết tổng doanh thu như năm 2003 doanh thu 92.750,685 triệu thi giá vốn hàng bán chiếm 86.358,741 triệu. Một phần là do tính chất của nghề xây lắp nhưng cần phải nói tới sự quản lý của Công ty trong vấn đề giảm chi phí. Đây cũng là những cản trở lớn nhất để tăng lợi nhuận cho nên Giám đốc Công ty cần cơ cấu lại bộ máy quản lý và có biện pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tuy tổng doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại có xu hướng giảm, năm 2002 là 0.44%; năm 2003 là 0.55%; năm 2004 là 0.42%. Điều này chứng tỏ doanh thu và lợi nhuận tưng nhanh nhưng chưa tương xứng. Đặc biệt là khoảng mở rộng. Mặc dù Công ty có nhiều cố gắng để tăng doanh thu nhưng chưa chú ý nhiều để tăng lợi nhuận. Nếu so với các doanh nghiệp xây lắp khác thì tỷ suất lợi nhuận của Công ty là thấp. Vì vậy Công ty cần có biện pháp để giảm chi phí tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó mới tăng tỷ suất lợi nhuận của Công ty.
- Cùng với sự phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cho nên nộp ngân sách của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 là 2.419,018 triệu. Mặt khác, phát triển hoạt động kinh doanh làm cho tổng quỹ lương tăng và thu nhập bình quân đầu người có nhiều cải thiện.
Biểu: Phân tích điễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
Vốn bằng tiền
403.365
2.6
530.136
5.1
4.972.007
Các khoản thu khác
13.140.157
85.8
4.972.007
Hàng tồn kho
6.384.591
41.5
7.1844.212
69.4
TSLĐ khác
1.466.380
9.6
2.210.600
21.4
TSCĐ và đầu tư dài hạn
1.764.157
11.5
428.780
4.4
Nợ ngắn hạn
.
6.383.173
41.7
4.295.959
Nợ dài hạn
749.017
5.2
38.695
Nợ khác
4.596
0.1
596.207
Nguồnvốn chủ sở hữu
320.864
2
477.860
Cộng
15.313.026.411
100
15.313.026
100
10.353.729
100
10.353.729
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng ta có thể đánh giá khái quát như sau:
- Trong năm 2002 nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 15.313.026.441 VNĐ đã tăng 49,4 so với năm 2001. Nếu về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan cho doanh nghiệp. Đây là một nỗ lực lớn của Công ty trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu đi sâu xem xét tình hình bền vững, ổn định thì ta thấy sử dụng vốn nằm chủ yếu trong hàng hoá bán chịu là 85.8% đây là điều cần phải tính tới các yếu tố khác trong chỉ số này. Xét ở vào thời kỳ này cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam làm cho các nhà đầu tư rút lui hoặc ngừng các công trình đầu tư của họ và hàng hoá của các nước Đông Nam á trở nên rẻ hơn của Việt Nam nên hàng hoá của chúng ta bán chậm.. Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty mà trực tiếp là xây lắp và sản xuất kinh doanh hàng hoá. Để có được khách hàng Công ty đã mở rộng việc bán hàng đa dạng bằng nhiều hình thức kể cả bán chịu để lôi kéo khách hàng. Cho nên hàng hoá bán chịu chiếm 85,8% sủ dụng vốn là có thể chấp nhận được. Ngoài ra sử dụng vốn lớn thứ hai nằm trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Đây có lẽ là đầu tư hợp lý do tính chất của ngành và của Công ty. Bên nguồn vốn thì 41,5% nằm trong hàng tồn kho, đây là điều cần xem xét đối với những ngành quản trị của Công ty. Nguồn vốn nằm trong hàng tồn kho sẽ phải mất thêm nhiều chi phí khác cho hàng tồn kho và khó có thể chuyển đổi thành tiền hoặc một số các công cụ có giá trị thanh toán khác lên khó khăn cho việc đầu tư. Như vậy sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn và một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để tài trợ cho các khoản phải thu thì phải sử dụng phần lớn nợ ngắn hạn, các tài sản lưu động khác và hàng tồn kho để trang trải cho phần khách hàng.Giải pháp cho doanh nghiệp là cần tăng cường thu hồi các khoản phải thu của khách hàng và tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Trong năm 2003: Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 10.353.729.868 VNĐ tăng 26,9% so với năm 2002. Đây là kết quả khả quan của doanh nghiệp và là cố gắng lớn của doang nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường và trong tình hình ảm đạm của nền kinh tế. Trong đó, sử dụng vốn tăng chủ yếu là ở hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Để tài trợ cho các tài khoản này đó là dùng các khoản phải thu của khách hàng, nợ ngắn hạn và nợ khác để tài trợ. Đây là sự tài trợ hợp lý của Công ty.
v Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
*. Những chỉ tiêu cơ bản.
S TT
chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
năm 2004
TH năm 2004
% Hoàn thành KH 2004
I
1
2
3
4
II
1
2
III
1
2
3
4
5
6
IV
1
V
Tổng giá trị doanh thu:
Trong đó :
Xây lắp
Kinh doanh :
- Bán ra từ trong nước
- Doanh thu từ xuất khẩu
Sản xuất
Dịch vụ
kinh doanh xuất nhập khẩu :
Kinh doanh nhập khẩu
Kinh doanh xuất khẩu
Nộp ngân sách Nhà nước
Thuế giá trị gia tăng
Thuế xuất nhập khẩu
Phụ thu thuế xuất nhập khẩu
Thu nhập doanh nghiệp
Thuế vốn
Các khoản khác
Tiền lương
Tổng quỹ tiền lương
Lợi nhuận
Triệu
đồng
nt
nt
nt
nt
nt
USD
USD
USD
Triệu đồng
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
230.000
35.000
155.500
23.500
15.000
1.000
9.760.000
8.200.000
1.560.000
14.370
950
12.950
40
193
67
170
8.373
605
232.000
47.000
145.500
23.500
15.000
1.000
5.788.000
4.000.000
1.788.000
8.520
5.600
2.500
120
300
11.400
400
101
134
93,5
100
100
100
59
48,8
114
60
136
66
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
*/ Tốc độ phát triển
Các chỉ tiêu
Năm 2001/2000 đạt
Năm 2002/2001đạt
Năm 2003/2002 đạt
Năm 2004/2003 đạt
Tổng giá trị doanh thu
Xây lắp
Sản xuất
Kinh doanh
Dịch vụ
178%
48%
73%
281%
14%
100%
178%
145%
87%
913%
134%
100%
102%
144%
209%
105%
188%
111%
80%
137%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
+
Tổng doanh thu
238.077
225.374
286.731
-
Xây lắp
25.860
41.832
61022
-
Sản xuất
12.574
15.070
16.736
-
Kinh doanh
198.944
167.992
208.473
-
Dịch vụ
699
458
468
+
Các khoản giảm trừ
54
22
32
1
Doanh thu thuần
238.023
225.352
286.699
2
Giá vốn hàng bán
232.089
217.727
275.306
3
Lợi tức gộp
5.934
7.625
11.393
4
Chi phí bán hàng
3.068
3.529
4.082
5
Chi phí quản lý DN
2.686
3.615
4.629
6
Chi phí hoạt động TC
1.652
2.039
2.414
7
Lợi tức thuần trước thuế
234
459
236
8
Thuế thu nhập DN
74,88
146,88
75,52
9
Lợi nhuận sau thuế
159,12
312,12
160,48
10
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(%)
0,06%
0,13%
0,05%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét chung :
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xây lắp thương mại I trong năm 2001 đến năm 2003 ta có thể nhận thấy một số điểm sau:
- Thứ nhất: Hoạt động kinh doanh nhìn chung là tốt. Trong 3 năm trở lại đây doanh thu của Công ty đã có những bước tăng đáng kể so với những năm về trước. Đi sâu vào phân tích ta thấy, doanh thu năm 2002 đạt 238.077 triệu đồng đến năm 2003 doanh thu giảm 12.725 triệu đồng, đến năm 2004 doanh thu của Công ty đạt 286.699 triệu đồng tăng khoảng 27% so với năm 2003. Để có sự lớn mạnh này chứng tỏ Công ty đã tạo ra và tận dụng những cơ hội đem lại cho Công ty. Mặt khác chúng ta phải nói tới sự năng động trong đội ngũ quản lý cua Công ty trong việc tìm kiếm thị trường và đảm bảo chất lượng đối với những sản phẩm của mình cho nên đã tạo được chữ tín đối với khách hàng. Ngoài ra Công ty còn có những chính sách khuyến khích khách hàng, tạo ra nhiều cơ hội để cho khách hàng có thể lựa chọn và tin dùng các sản phẩm cũng như các dịch vụ của Công ty nhằm mục đích tăng tổng giá trị doanh thu của Công ty.
- Thứ hai: Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh thì tổng lợi nhuận của Công ty cũng tăng khá nhanh, đây là một cố gắng lớn của Công ty nhằm tăng lợi nhuận, nhưng phải nói rằng mặc dù doanh thu ở mức khá cao nhưng lợi nhuận là tương đối thấp so các doanh nghiệp xây lắp khác. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy giá vốn bán hàng ở ba năm phân tích trên chiếm gần hết tổng doanh thu, doanh thu mà cao thì giá vốn bán hàng lại tăng. Năm 2002 tuy doanh thu có giảm đi 6% so với doanh thu năm 2003 nhưng giá vốn bán hàng lại giảm tới 7% chính vì vậy làm cho lợi tức gộp năm 2003 vẫn tăng so với năm 2002. Đến năm 2004 thì lợi túc gộp cũng tăng tỷ lệ thuận với giá vốn bán hàng. Qua phân tích phân tích ở trên ta thấy giá vốn bán hàng vẫn tăng chính vì vậy làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Một phần của giá vốn bán hàng tăng là do tính chất của nghề xây lắp nhưng phải nói tới sự quản lý kinh tế của Công ty đó là vấn đề giảm chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đây chính là những cản trở lớn nhất để tăng lợi nhuận cho nên ban lãnh đạo Công ty cần cơ cấu lại bộ máy quản lý và có biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh .
- Tổng doanh thu năm 2003 giảm nhưng lãi ròng năm 2003 lại cao nhất so với hai năm còn lại, năm 2004 tuy có giảm so vơí năm 2003 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2002, bởi để tăng lãi ròng Công ty còn phải chú trọng đến rất nhiều yếu tố. Tuy tổng doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại có xu hướng giảm điều này chứng tỏ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được không tương xứng với doanh thu, Công ty phải có biện pháp để lợi nhuận này gần bằng với doanh thu tức là tiết kiệm những khoản làm cho lợi nhuận giảm, nếu làm được như vậy thì chắc chắn tỷ suất lợi nhuận của Công ty sẽ cao.
*. Năng lực tài chính của Công ty.
Đối với bất kỳ một công ty nào, dù là công ty tư nhân hay công ty nhà nước thì nguồn vốn luôn luôn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển. Công ty Xây lắp Thương mại I tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước không lớn nên từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, hoạt động tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn. Công ty luôn phải tìm kiếm các giải pháp để bảo toàn và phát triển nguồn vốn bằng các biện pháp như: đánh giá lại số vật tư, thiết bị, chuyển nhượng thanh lý một số vật tư dư thừa và một số máy móc thiết bị lạc hậu không phù hợp với yêu cầu của sản xuất, tìm kiếm thêm nhiều công trình nhằm tăng vòng quay của vốn, trích nộp khấu hao để bổ sung nguồn vốn cố định.
Mặc dù có sự thay đổi về phương hướng sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động của Công ty vẫn bảo toàn và phát triển được nguồn vốn kinh doanh.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra định kỳ của Bộ Tài Chính tính đến ngày 30-9-2003 về một số chỉ tiêu năng lực tài chính của Công ty
*) Một số chỉ tiêu năng lực tài chính của Công ty
STT
Thông số vốn
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng vốn kinh doanh
Triệu đồng
24.723
23.075
23.296
2
Vốn ngân sách cấp
Triệu đồng
2.727
2.727
2.727
3
Vốn tự bổ sung
Triệu đồng
9.774
10.239
11.812
4
Vốn vay
Triệu đồng
2.972
1.335
132
5
Vốn huy động khác
Triệu đồng
9.250
8.774
8.625
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
*. Tình hình thực hiện nhiệm vụ nộp Ngân sách Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, các đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Với quyết tâm cao đặc biệt là vào những tháng cuối năm công ty đã tổ chức tốt công tác thu hồi vốn. Có những quyết sách cụ thể thích hợp trong công tác tài chính nên đã đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, trả một số khoản nợ và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
* Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước trong 3 năm trở lại được thể hiện qua biểu sau
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Thuế doanh thu
1.230
1.067
1.731,3
2
Thuế lợi tức
335
515
844
3
Thuế sử dụng vốn
109
109,3
181
4
Thuế môn bài
1,4
2,4
3,2
5
Thuế đất trụ sở
47
47
47
6
Thuế đất hạ tầng nhà đất
561
146,7
683
7
Bảo hiểm xã hội
358,8
375
415
8
Bảo hiểm y tế
89,7
80
96
9
Kinh phí công đoàn
48,4
80
96
10
Tổng
2.780,3
2.422,4
4.096,5
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Qua biểu trên ta thấy rằng tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước qua các năm của công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ và nộp đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội, y tế, do đó đây cũng là một động lực để người lao động yên tâm với nhiệm vụ của mình, hăng say lao động sản xuất và mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
*) Bảng so sánh Tổng doanh thu năm 2003 so với năm 2002
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003 so với năm 2002
Kế hoạch
Thực hiện
% đạt
Kế hoạch
Thực hiện
% đạt
Giá trị
Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
105000
164054
156
165000
228714
139
64660
39
Trongđó, các ngành:
1
Xây lắp
23000
26401
115
26000
27529
106
1128
4
2
Sản xuất
12000
13200
110
13500
13933
103
733
6
3
Kinh doanh
70000
124453
178
148200
187151
126
62698
50
4
Dịch vụ
400
101
25
101
(Nguồn: Phòng tổ chức kinh doanh)
Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 của Công ty thì chưa có năm nào việc thực hiện kế hoạch khó khăn ban đầu lại thách thức nhiều mặt như năm kế hoạch 2002. Song Công ty đã nhạy bén nắm bắt tình hình, phát huy tính năng động sáng tạo của CBCNV toàn Công ty nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch.
Kết quả năm kế hoạch 2003 Công ty đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước với tổng giá trị doanh thu là 228.714.000.000 đồng.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 139%, vượt kế hoạch là 39%.
- Giá trị doanh thu vượt là 63.714.000.000 đồng (sáu mươi ba tỷ bảy trăm mười bốn triệu đồng).
* Kết quả trên là thành tích to lớn và cũng đầy khó khăn gian khổ trong quá trình xây dựng Công ty và thực hiện kế hoạch Nhà nước của tập thể CBCNV Công ty Xây lắp Thương mại I trong nhiều năm.
Đạt được thành tích đó là nhờ Công ty luôn luôn đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, phát huy mạnh mẽ về khả năng nhân tài, vật lực tạo nên phong trào lao động tích cực, hăng say phấn đấu thực hiện kế hoạch Nhà nước và phát triển Công ty.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.4.1. Yếu tố lao động.
Lao động là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất, lao động được Các - Mác coi là một trong ba nhân tố (lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất) để tạo ra hàng hoá. Chính vì thế lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trước đây trong cơ chế bao cấp lực lượng lao động của Công ty thường đông. Bước sang cơ chế thị trường, Công ty đã tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Công ty đã tổ chức cho những công nhân có tuổi đời cao, công nhân có tay nghề thấp đựơc nghỉ hưu sớm, nghỉ chế độ, cho thôi việc với chế độ chính sách thoả đáng. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tuyển thêm lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá, được đào tạo chuyên môn để thực hiện chính sách trẻ hoá đội ngũ CBCNV.
Biểu đồ cơ cấu lao động của Công ty
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
%so với tổng
Số lượng
%so với tổng
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Tổng số CBCNV
N.V Quản lý kỹ thuật
N.V Quản lý hành chính
N.V Khác
C.N Kỹ thuật
Lao động phổ thông
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
CBCNV có trình độ Đại học
CBCNV có trình độ Trung cấp và Cao đẳng:
Trong đó, bậc thợ
4/7
5/7
6/7
7/7
652
46
10
25
270
250
157
495
52
87
513
120
205
120
62
7.05
1.53
4.0
43.2
38.35
24.07
75.93
7.97
13.34
78.68
677
50
10
26
275
264
167
510
55
97
525
122
211
122
70
7.38
1.48
3.84
40.62
40
24.66
75.34
8.12
14.32
77.55
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Biểu đồ cơ cấu lao động trên cho ta thấy lực lượng lao động của Công ty tương đối ổn định, lượng cán bộ có trình độ đại học được bổ sung đáng kể.
Năm 2003, Công ty có 52 người có trình độ Đại học nhưng đến năm 2004 Công ty nhận thêm 3 người và tính đến tháng 12 năm 2004, Công ty có 55 người có trình độ Đại học.
Trong số cán bộ mới tiếp nhận thêm đã bổ sung vào đội ngũ nhân viên quản lý kỹ thuật, ngoài ra hàng năm Công ty tổ chức thi nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công trình, cụ thể đến năm 2004 có 8 người được nâng lên bậc 7. Tất cả công nhân kỹ thuật của Công ty đều được nằm trong danh sách biên chế của Công ty do công nhân kỹ thuật là lực lượng làm nòng cốt cho các yếu tố sản xuất, là lực lượng thực sự gắn bó với sự nghiệp xây dựng của Công ty.. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất, lực lượng công nhân kỹ thuật của Công ty không ngừng được bổ sung, ngoài ra hàng năm Công ty phải thuê thêm lao động phổ thông với hợp đồng dưới 3 tháng.
Về cơ cấu lao động của Công ty, số lượng nam trong Công ty chiếm khoảng 72% vào năm 2003 và 75% năm 2004, tỷ lệ này rất thuận lợi trong việc thi công, giám sát các công trình. Đặc biệt công tác giám sát quản lý xây dựng khá vất vả nên chiếm tỷ lệ nam nhiều hơn nữ là điều kiện vô cùng thuận lợi.
Về độ tuổi lao động quản lý nhìn chung tương đối trẻ, số người dưới 30 tuổi chiếm 43,75%. Họ là lớp trẻ năng động, tiếp thu cái mới cộng với số lao động có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24447.DOC