NHTM hoạt động theo nguyên tắc " đi vay để cho vay" do đó giữa hoạt động huy động và hoạt động sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để có vốn cho vay, Ngân hàng phải thực hiện công tác huy động. Tuy nhiên, số lượng vốn huy động, cơ cấu, loại hình, thời hạn huy động phụ thuộc vào phương hướng kinh doanh tức là vào chiến lược tín dụng của Ngân hàng. Trong trường hợp Ngân hàng không muốn tăng doanh số cho vay mà vẫn muốn thay đổi tốc độ lợi nhuận thì lúc này Ngân hàng phải có sự thay đổi trong cơ cấu huy động vốn, giảm bớt loại vốn huy động có lãi suất cao, tăng cường huy động vốn có lãi suất thấp hơn, còn trong trường hợp Ngân hàng muốn thu hẹp hoạt động tín dụng thì bắt buộc phải có sự thay đổi tương ứng trong hoạt động huy động vốn nhằm giảm bớt một cách tương ứng lượng tiền không cần thiết, nhờ đó tránh được những chi phí mà Ngân hàng có thể phải gánh chịu nếu không có sự đồng bộ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm nâng cao khă năng huy động vốn phục vụ cho kinh doanh tại ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngành theo văn bản chế độ hiện hành ( thanh toán giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến mở tài khoản, kế toán cho vay, kế toán thanh toán, kế toán chi tiêu, theo dõi các tài khoản khi đến hạn thì báo cho các phòng ban liên quan, thu lãi định kỳ với khách hàng)
- Ngoài ra phòng kế toán còn có bộ phận quản lý, theo dõi hàng chục quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn Quận nhằm thu hút khách hàng và huy động tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hành của mọi tổ chức kinh doanh, cá nhân trong và ngoài nước.
- Phòng tiền tệ – kho quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ của các đơn vị, tổ chức kinh doanh và khách hành qua ngân hàng nhanh chóng kịp thời chính xác, đầy đủ.
- Phòng thông tin điện toán: Tập hợp những số liệu phát sinh trong và ngoài mạng, xử lý và lập báo cáo hạch toán.
- Phòng tổ chức – hành chính: quản lý nhân sự, lao động tiền lương, quản lý về hành chính, quản trị, đào tạo...
- Phòng nguồn vốn: thực hiện huy động vốn cả nội và ngoại tệ với hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh doanh, huy động qua bán các giấy nợ như kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng.
- Phòng kiểm soát: kiểm tra, kiểm soát mọi nghiệp vụ Ngân hàng theo văn bản hiện hành (kiểm soát mọi thủ tục về kinh doanh , kế toán, ngân quỹ, thanh toán trong Ngân hàng...)
Ngoài chức năng nhiệm vụ cụ thể của mình , giữa các phòng ban đều có mối quan hệ hợp tác, bổ sung cho nhau. Điển hình là phòng kinh doanh và phòng kế toán, những thông tin về khách hành đòi hỏi phải có sự liên hệ chặt chẽ và thông báo cho nhau kịp thời.
1.2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong năm 2000
1.2.2.1. Công tác duy động vốn:
Tính đến 31/12/2000 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VND và ngoại tệ) đạt 1.850 tỷ đồng, tăng so với 31/12/1999 là 332 tỷ, tốc độ tăng 10,8% trong đó:
-Tiền gửi VND đạt 1380 tỷ bằng 114% so với cuối năm 1999 tăng 168 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi ngoại tệ ( quy đổi) đạt 470 tỷ đồng, bằng 152% so với cuối năm 1999, chiếm tỷ trọng 25% tổng nguồn vốn , tăng 160 tỷ đồng.
- Tiền gửi doanh nghiệp đạt 650 tỷ đồng, bằng 104% so với cuối năm 1999, tăng 22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35% tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1200tỷ, bằng 104% so với cuối năm 1999, tăng 47 tỷ, chiếm tỷ trọng 65% tổng nguồn vốn.
Đạt được kết quả trên đây là do:
- Mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư được mở rộng, có 14 quỹ tiết kiệm trên địa bàn đông dân cư, có nhiều quỹ đạt số dư từ 100 tỷ đén 150 tỷ, mặc dù lưu lượng khách rất đông nhưng các quỹ tiết kiệm vẫn đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác.
- Tổ chức thu lưu động ở các đơn vị có tiền mặt lớn như: thường xuyên có một tổ thu tiền mặt tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, tổ chức thu nhận tiền mặt vào ngày nghỉ thứ 7 cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, tạo được tâm lý yên tâm và tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng được giải quyết nhanh chóng kịp thời.
Năm 2000 nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng đáng kể là tiền gửi của một số doanh nghiệp mới mở tài khoản có hoạt độnghoạt động lớn. Tiền gửi doanh nghiệp tăng 14% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 35% tỏng nguồn vốn (năm 1999 tỷ lệ này là 22%).Do vậy đã có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn có lợi thế cho hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư năm 1999 là 75%, năm nay chỉ còn 65%, giảm 10%. Nguồn vốn và sử dụng vón tăng lên đáng kể. Nhưng nguồn vốn mới sử dụng hết 55% tổng số vốn, trừ tỷ lệ ký quỹ còn lại được chuyển về Ngân hàng Công thương Việt Nam để điều hoà trong hệ thống, nhưng do lãi suất điều hoà vốn giảm thấp, mặt khác tiền gửi tiết kiệm phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất cao nên bất lợi cho kinh doanh tiền tệ cho Chi nhánh, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và phát triển.
1.2.2.2. Đầu tư vốn tín dụng:
Doanh số cho vay cả năm 2000 đạt 1.410 tỷ, doanh số thu nợ đạt 1060 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2000 số khách hàng có quan hệ tín dụng là 167 khách hàng, trong đó có 89 đơn vị quốc doanh. Dư nợ đến 31/12/2000 đạt 950tỷ, bằng 135,7% so với 31/12/1999 tăng 250 tỷ đồng, so với kế hoạch Ngân hàng công thương Việt Nam giao vượt 19%, trong đó:
- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 550 tỷ đồng, bằng 95,8% so với cuối năm 1999, chiếm tỷ trọng 58% tổng số dư nợ.
- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 400 tỷ đạt 317,4% so với cuối năm 1999, tăng 274 tỷ, chiếm tỷ trọng 42% tổng dư nợ.
Sử dụng vốn
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Doanh số cho vay
1427
1850
1120
1410
Ngắn hạn
1402
1730
1070
1160
Dài hạn
70
120
50
250
1. Doanh số thu nợ
1404
1565
1230
1060
Ngắn hạn
1351
1465
1211
1036
Dài hạn
53
100
19
24
3. Dư nợ
525
810
700
950
Ngắn hạn
450
715
574
550
Dài hạn
75
95
126
400
Riêng dư nợ ngoại tệ đạt 360 tỷ (quy VND) bằng 310,3% so với cuối năm 1999, chiếm tỷ trọng 35,9%.
Dư nợ kinh tế quốc doanh đạt 800 tỷ bằng 240% so với cuối năm 1999 chiếm tỷ trọng 84% tổng dư nợ
Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh đạt 150 tỷ bằng 115% so với cuối năm 1999 chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ.
Nợ quá hạn tính đến 31/12/2000 chiếm tỷ trọng 2,4% trong tổng dư nợ chưa kể nợ quá hạn liên quan đến vụ án, so với cuối năm 1999 giảm được 1,4%.
Về cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế: ngành công nghiệp chiếm 23,6%, ngành xây dựng chiếm 8,2%, ngành GTVT 37,3%, ngành thương nghiệp 15,7% trên tổng dư nợ, còn lại là các ngành khác 14,7% tổng dư nợ.
Ngoài ra các chi nhánh còn cho vay có hiệu quả các chương trình Việt _ Đức, chương trình Đài Loan, cho vay xuất, nhập khẩu, cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ với tổng dư nợ 12tỷ. Bảo lãnh trong nước 310 tỷ, bảo lãnh nước ngoài cho Tổng công ty Xi măng trên 3 triệu USD. Ngoài ra còn cho sinh viên vay tại 5 trường đại học trên địa bàn với số sinh viên là 377 sinh viên và dư nợ là 222 triệu đồng.
Trong năm đã thu hút thêm được 22 khách hàng mới có quan hệ tín dụng với dư nợ tăng thêm 290 tỷ, trong đó hai phòng giao dịch đã làm tốt công tác tiếp thị góp phần tăng thêm số lượng khách hàng mới.
* Tín dụng ngắn hạn:
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 58% trong tổng dư nợ. Chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các doanh nghiệp nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và kinh doanh hiệu quả như : Công ty Sơn tổng hợp, Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Cao su Sao Vàng, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông...
Đầu tư vốn kịp thời nhập nguyên liệu, thuốc chữa bệnh và các loại thuốc tân dược như: Công ty dược liệu TW, Xí nghiệp dược phẩm TW.
Cho Công ty Tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung ương để thi công công trình chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội như dự án Thái học – Văn miếu.
Đầu tư cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 và các đơn vị thành viên như Công ty xây dựng công trình giao thông 875, Công ty xây dựng công trình 889, Công ty xây dựng Việt Lào... để thi công các công trình thắng thầu như: đường xuyên á, đường Hà Nội – Lạnh Sơn, đường 18, cảng Dung Quất - Quy Nhơn, sông Cầu, đường Ninh Bình,... dư nợ khối giao thông là 172 tỷ.
Đầu tư cho Công trình đường thuỷ để thi công các cầu cảng như cầu Hải Phòng trị giá 15 tỷ, cảng Dung Quất giá trị hợp đồng là 34 tỷ, kè Bãi Cháy 5 tỷ, ụ tầu 51: 24 tỷ.
* Tín dụng trung dài hạn:
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 42% trong tổng dư nợ. Trong năm chi nhánh đầu tư mới được 17 dự án. Số tiền 270 tỷ, giải ngân tiếp 7 dự án của hợp đồng tín dụng ký năm trước cho vay đồng tài trợ với Công ty Tài chính Bưu điện đã giải ngân 60 tỷ, một số dự án như: đầu tư cho Công ty hàng Hải Việt Nam mua 2 con tầu chuyên dụng chở container số tiền 10.800.000 USD.
Đầu tư cho Công ty vận tải trung ương mua téc chở khí Amoniac hoá lỏng số tiền vay 2,082 tỷ đồng và dự án mua tầi chở container loại 240 đến 300 TEU, khai thác thuyến Bắc-Nam số tiền vay 2.700.000 USD.
- Đầu tư cho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 2 dự án: dự án dây chuyền sản xuất phích nước các loại và dự án dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang số 2 công suất 1.400 – 1.600 chiếc/giờ, đạt 5 triệu sản phẩm/năm. tổng số tiền đầu tư cho 2 dự án là 38 tỷ đồng.
- Đầu tư cho Tổng công ty xây dựng giao thông 8 số tiền là 11,690 tỷ đồng đề mua bộ máy khoan công trình kèm theo các phụ kiện và một số máy khoan thuỷ lực.
- Cho HTX lao động vay bằng nguồn vốn chỉ định của Chính phủ, dự án xưởng sản xuất bìa carton và thú nhồi bông số tiền 2,7 tỷ tạo việc làm cho con em thương binh và gia đình chính sách.
* Hoạt động bảo lãnh:
Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng. Các doanh nghiệp được chi nhánh bảo lãnh trúng thầu đều vay vốn Ngân hàng để thực hiện hợp đồng. Tổng dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2000 là 310 tỷ, trong đó bảo lãnh trung và dài hạn là 290 tỷ và bảo lãnh ngắn hạn là 20 tỷ.
1.2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại:
Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã khắc phục khó khăn, trong năm đã có nhiều cố gắng khai thác nguồn ngoại tệ có giá cả hợp lý, bảo đảm nhu cầu thanh toán của khách hàng và góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, lợi nhuận do kinh doanh ngoại tệ đem lại chiếm 3% tổng lợi nhuận của chi nhánh.
* Về thành thanh toán quốc tế:
- L/C nhập khẩu 286 món, giá trị: 22.000.000USD
- L/C xuất khẩu 20 món, giá trị 313.000USD.
Số chênh lệch thiếu ngoại tệ của chi nhánh đã phải mua của Ngân hàng công thương Việt Nam và các tổ chức khác để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh.
* Nghiệp vụ chi trả kiều hối:
- Doanh số nhận kiều hối và chi trả kiều hối trong năm là: 270.000USD và 430.000DM. Đã phục vụ khách hàng lĩnh tiền và mua bán ngoại tệ thuận lợi, sau khi làm thủ tục được lĩnh tiền ngay tại quầy không phải qua phòng Tiền tệ kho quỹ như trước đây.
- Đảm bảo nhu cầu thanh toán: nhờ thu đến trị giá 1,8 tỷ USD, nhờ thu đi trị giá 56.000USD.
- Thu phí từ hợp đồng kinh doanh trị giá 2 tỷ đồng.
- Thanh toán chuyển tiền bằng ngoại tệ 311 món, trị giá 19 triệu USD.
Nhìn chung, công tác kinh doanh ngoại tệ trong năm qua đã có nhiều cố gắng, tạo niềm tin cho khách hàng và ngày càng có nhiều khách hàng tới mở tài khoản thanh toán và giao dịch ngoại tệ.
1.2.2.4. Công tác tiền tệ kho quỹ
Công tác chi tiêu tiền mặt nội tệ, ngoại tệ, ngân phiếu của dân cư và tổ chức y tế qua quỹ ngân hàng năm 2000 tăng lên đáng kể, có ngày lên tới trên 20 tỷ đồng.
Phòng tiền tệ – kho quỹ đảm bảo thu chi kịp thời, không để tồn đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Đảm bảo việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, đảm bảo an toàn kho quỹ.
Số liệu thu chi tiền mặt năm 2000:
- Tổng số thu tiền mặt đạt 2.230 tỷ đồng bằng 110% năm 1999
- Tổng số chi tiền mặt là 2160 tỷ bằng 150% năm 1999
- Bội thu tiền mặt là 70 tỷ bằng 130% năm 1999
- Điều chuyển về NHCT thành phố 500 tỷ bằng 62% so với năm 1999
- Nhận tiền mặt từ NHCT thành phố 300 tỷ bằng 320% so với năm 1999.
1.2.2.5. Công tác kế toán – tài chính:
Bảng phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng trong năm 2000:
Năm
Chỉ tiêu
97
98
99
200
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Lãi tiền gửi
38,1
42
44,3
45
39,9
46,9
42
40
Lãi tiền vay
48,3
53,2
49,4
50
41,7
49
60,1
57,2
Lãi khác
4,4
4,8
4,8
5
3,5
4,1
2,9
2,8
Tổng thu nhập
90,8
100
98,5
100
85,1
100
105
100
Tổng thu nhập cả năm đạt 105 tỷ đồng bằng 123% so với năm 1999. Trong đó lãi tiền gửi đạt 42 tỷ đồng. Tổng thu nhập tăng 5,3% so với năm 1999 (giá trị tuyệt đối 19,9tỷ).
Lãi tiền vay đạt 60,1 tỷ chiếm tỷ trọng 57,2% tăng 44,1% so với năm 1999 (giá trị 18,4 tỷ đồng). Lãi khác đạt 2,9tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,8% bằng 83% so với năm 1999.
Bảng phân tích tình hình chi phí của ngân hàng:
Năm
Chỉ tiêu
97
98
99
200
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Lãi tiền quý
13,3
17,6
15,2
18,7
10
15,1
15
18
Lãi tiền vay tài khoản
48
63,7
52
64
44,1
66,7
55
66,3
Chi khác
14,1
18,7
14
17,3
12
18,2
13
15,7
Tổng chi
75,4
100
81,2
100
66,1
100
88
100
Bảng phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Thu nhập
90,8
98,5
85,1
105
Chi phí
75,4
81,2
66,1
83
Lãi
15,4
17,3
19
22
Doanh số thanh toán qua Ngân hàng Công thương Đống Đa năm 2000 đạt 55.800 tỷ đồng, so với năm 1999 tăng 165 tỷ đồng bằng 109%. Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 91% tổng doanh số thanh toán.
Tính đến ngày 31/12/2000 tổng só tài khoản giao dịch là 4.155 tài khoản, tăng 194 tài khoản so với năm 1999.
Trong đó số tài khoản tiền gửi là 2639 tài khoản, tài khoản doanh nghiệp là 427, tài khoản ngoài quốc doanh là 759, tài khoản tư nhân cá thể là 1.453, tài khoản cho vay là 820.
Luôn đổi mới phong cách giao dịch với khách hành, công tác thanh toán bù trừ, điện tử và chuyển tiền phải trả luôn đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Công tác thanh toán tiền gửi dân cư đảm bảo an toàn bí mật, chi đúng, chi đủ với số dư trên 1.2000 tỷ đồng. Đã có sự phối hợp giữa phòng kinh doanh và 2 phòng giao dịch trong việc thu nợ, thu lãi kịp thời và chính xác. Bảo đảm các loại báo cáo hàng tháng, hàng quý kịp thời.
1.2.2.6. Công tác thông tin điện toán:
Năm 2000 với khối lượng công việc lớn nhưng phòng thông tin điện toán vẫn hoàn thành tốt công tác cập nhật chứng từ, báo cáo quyết toán năm chính xác, phục vụ kịp thời cho ban lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban trong cơ quan. Cụ thể đã làm tốt một số việc sau:
- Bảo dưỡng toàn bộ máy tính và máy in cùng các thiết bị khác, bố trí để các trang thiết bị ở nơi khô ráo. Phân công cán bộ kỹ thuật lắp đặt các máy PC để các phòng ban có đủ phương tiện làm việc.
- Thay thế toàn bộ máy vi tính có tốc độ xử lý cao và phần lớn các chương trình ứng dụng trong công tác hạch toán, kế toán ngân hàng.
- Chấp hành tốt các quy định về bảo quản trang thiết bị.
- Đã phối kết hợp với phòng Kế toán – tài chính, phòng Tổ chức viết chương trình phần mềm ứng dụng về lương mới trong việc phục vụ công tác chi trả lương cho cán bộ công nhân viên.
1.2.2.7. Công tác kiểm tra
Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra đối với phòng nghiệp vụ trong năm 2000 như sau:
* Kiểm tra tín dụng:
Kiểm tra 91 hồ sơ vay tiền của khách hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh, kiểm tra những trường hợp được chuyển dư nợ vào tài khoản liên quan đến vụ án, phúc tra những kiến nghị của 2 đoàn kiểm tra tại chi nhánh và phúc tra đối chiếu nợ vay tại 2 phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh.
* Nghiệp vụ kế toán:
Đã kiểm tra 20.000 chứng từ, trong đó có 9000 món chi tiêu nội bộ và 10.400 món thu lãi, thu phí, kiểm tra kế toán năm 1999, kiểm tra tài chính kế toán quý 1, 2, 3.
* Nghiệp vụ huy động vốn:
Kiểm tra toàn diện 12 quỹ tiết kiệm, kiểm tra đột xuất thực hiện ở 14 quỹ tiết kiệm, đối chiếu công khai tại các quỹ tiết kiệm.
* Nghiệp vụ tiền tệ – kho quỹ:
Kiểm tra toàn diện 2 lần và kiểm tra đột xuất 27 lần, kiểm tra việc chấp hành quy trình thu chi của khách hàng, thực hiện đối chiếu kiểm kê kho quản lý hồ sơ, tài sản thế chấp hàng tháng.
* Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
- Kiểm tra việc mua bán ngoại tệ, việc chấp hành tỷ giá.
- Kiểm tra việc mở L/C nhập khẩu.
* Công tác pháp chế:
- Tiến hành kiểm tra 8 hợp đồng kinh tế và 8 hợp đồng dân sự.
Qua kiểm tra nhìn chung các nghiệp vụ chấp hành tốt các quy chế đề ra. Tuy nhiên còn một số sai sót đã được nhắc nhở và kiến nghị sửa chữa ngay.
1.2.2.8. Các mặt công tác khác:
Đạt được kết quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ còn có sự đóp góp đáng kể của các mặt công tác khác như: công tác tổ chức hành chính cho phù hợp với nhu cầu các phòng ban, công tác thi đua, khen thưởng, hoạt động các tổ chức đoàn thể.
- Công tác tổ chức cán bộ: Bố trí sắp xếp CBCNV, có kế hoạch thi tuyển cán bộ năm 2000. Phối kết hợp với phòng kế toán thực hiện chế độ trả lương theo hệ số lương kinh doanh của NHCT Việt Nam, chế độ BHXH, BHYT, quyền lợi nghỉ chế độ, ốm đau theo chế độ Nhà nước. Đã tổ chức được nhiều lớp nghiệp vụ như: tín dụng, kho quỹ...
- Công tác thi đua: hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước năm 2000 đã đề ra các đợt thi đua. Từng phong trào thi đua ngắn ngày có nhiều hình thức hoạt động có sơ kết khen thưởng kịp thời động viên phong trào. Thực hiện việc khen thưởng theo định kỳ và đột xuất. Thực hiện quyết định tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã xét đề nghị được 48 trường hợp trong đó: đương chức 27, cán bộ đã nghỉ hưu 44, cán bộ đã mất 7 trường hợp.
- Công tác hành chính quản trị: tổ chức phục vụ tốt các cuộc hội nghị của chi nhánh, sửa chữa phòng giao dịch Cát Linh, nhà làm việc cho Quỹ tiết kiệm 43, sửa chữa một số quỹ tiết kiệm của chi nhánh, mua sắm trang thiết bị các nhu cầu cần thiết. Vận chuyển tiền đến các quỹ tiết kiệm an toàn. Thực hiện tốt lịch trực bảo vệ chuyên trách và lực lượng tăng cường vào các ngày nghỉ, ngày lễ tế, đảm bảo an toàn tài sản. Tổ chức học tập và thực hành công tác phòng cháy chữa cháy, có đội xung kích làm nòng cốt. Đảm bảo vệ sinh an toàn trong cơ quan, phòng chống dịch bệnh và tổ chức khám sức khoẻ cho CBCNV trong cơ quan.
- Đã tổ chức thành công Đại hội Đảng ở các chi bộ và Đảng bộ cơ sửo, đã tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2000 - 2003 và Đại hội CNVC năm 2000 bầu ban thanh tra công nhân, trong năm đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Đảng, cuộc thi tìm hiểu về Bộ luật hình sự do công đoàn ngành phát động, có 2 bài dự thi đạt giải thưởng, cuộc thi viết về gương người tốt việc tốt của Ngân hàng công thương Việt Nam, kết quả đã có 15 bài gửi đi dự thi đợt 1.
- Các hoạt động phong trào có sự kết hợp giữa chính quyền, công đoàn và đoàn thanh niên như: tổ chức hội thi kiểm ngân giỏi, hội thi 3 môn: cầu lông, bóng bàn, kéo co. Tham gia hội diễn văn nghệ toàn hệ thống đạt giải 2 toàn khu vực. Tổ chức gặp mặt và tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày 1/6 và tết Trung thu nhằm động viên các cháu chăm ngoan, học giỏi, gặp mặt các gia đình thương binh liệt sỹ, quan tâm phụng dưỡng 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ đồng bào bão lụt ĐBSCL và ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa với tổng số tiền là 37.284.000đ, ủng hộ quỹ vì trẻ thơ 1,2 triệu đồng, tặng 10 xuất học bổng cho học sinh nghèo vựơt khó của quận.
- Với những thành tích trên, những năm qua chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã được tặng thưởng các danh hiệu:
- Đảng bộ trong sạch vững mạnh 12 năm liên tục
- Công đoàn đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, được Tổng liên đoàn lao động tặng cờ và bằng khen.
- Thanh niên được Trung ương đoàn tặng bằng khen.
- Phụ nữ đạt danh hiệu phụ nữ 2 giỏi.
- Tự vệ dạt danh hiệu là đơn vị quyết thắng 10 năm liền, được báo cáo điển hình tại Đại hội thi đua quyết thắng Quân khu Thủ đô.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2000 chi nhánh còn tồn tại một số thiếu sót cần có biện pháp khắc phục
- Nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi có tài sản thế chấp chờ xử lý, liên quan đến vụ án có giảm so với cuối năm trước nhưng vẫn ở mức cao, cần có biện pháp tiếp tục thu hồi.
- Lãi treo còn tồn đọng chủ yếu thuộc kinh tế ngoài quốc doanh chậm thu hồi.
- Tỷ lệ sử dụng vốn chưa cao mới sử dụng hết 55% nguồn vốn vào đầu tư cho vay.
2. Tình hình thực tế của co huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.1. Công tác huy động vốn từ tiết kiệm và tiền gửi dân cư:
Với mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư được mở rộng, có 14 quỹ tiết kiệm trên địa bàn phân bố tại các nơi đông dân cư, hoạt động thu chi đầy đủ, kịp thời chính xác. Trong năm qua tổng số tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1200 tỷ, bằng 104% so với cuối năm 1999 tăng 47 tỷ, chiểm tỷ trọng 65% tổng nguồn vốn, nguồn vốn này hàng năm đều tăng lên điều này chứng tỏ công tác thu hút nguồn tiền quỹ dân cư của Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng hoàn thiện.
Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Công thương Đống Đa bao gồm không kỳ hạn và có kỳ hạn, nguồn tiền quỹ tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 98,3% trong tổng số tiền gửi tiết kiệm. Với ưu điểm là thời hạn được ấn định do đó giúp ngân hàng hoàn toàn chủ động để cho vay và đầu tư, bên cạnh đó giúp Ngân hàng kế hoạch hoá các chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Đối với các nhà quản trị điều này giúp họ dễ dàng lập kế hoạch cân bằng các nguồn lưu kim., đảm bảo hoạt động thu chi của ngân hàng luôn nằm trong tầm kiểm soát từ đó hạn chế các tình trạng thiêú vốn thanh toán tức thời.
Tuy nhiên với các ưu điểm trên thì loại tiền gửi này có nhược điểm là chi phí nguồn rất lớn (lãi suất huy động áp dụng cho loại này là 0.6 %) với tỷ trọng 98,3% trong tổng số tiền gửi tiết kiệm, vì thế chi phí nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa cũng cao, sở dĩ tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn cao là vì các nguyên nhân sau:
- Tình hình lạm pháp của nền kinh tế nước ta ít biến động
- Đa số các hộ dân cư gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi.
Vì chi phí cho nguồn này cao nhất trong tất cả các nguồn huy động khác do đó đòi hỏi Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này một cách tối ưu đảm bảo lãi suất cạnh tranh đầu ra và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Nguồn tiền quỹ tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn 1,7% trong tổng số tiền tiền gửi dân cư. Nguồn vốn này Ngân hàng phải thực hiện chi trả bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu của khách hàng do đó xét về khía cạnh quản lý, quản trị thì không tốt lắm, nhưng đứng trên góc độ quản lý chi phí nguồn huy động thì loại này đem lại lợi nhuận cao vì chi phí thấp. Loại vốn huy động tiết kiệm không kỳ hạn không được dân chúng ưa thích cho lắm vì tính ổn định của lãi và tính kinh tế không lợi thế bằng tiết kiệm có kỳ hạn do vậy nguồn huy động này đã giảm 0,75% so với năm 1998.
Nhìn chung với tỷ lượng 65% trong tổng số nguồn vốn huy động thì có thể nói Ngân hàng Công thương Đống Đa có lợi thế vì tiền gửi của dân cư do vậy Ngân hàng cần mở rộng và khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của địa bàn quận Đống Đa.
Tình hình huy động từ tiết kiệm của Ngân hàng Công thương Đống Đa:
Đạt được kết quả trên đây là do:
Hoạt động của 14 quỹ tiết kiệm của Ngân hàng đã đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, phục vụ chu đáo ân cần của các nhân viên ngân hàng.
Để nguồn vốn huy động này cao hơn nữa, Ngân hàng cần áp dụng hệ thống máy vi tính vào các quỹ tiết kiệm đảm bảo nhanh gọn và chính xác cao hơn trong công tác nhận tiền gửi và trả tiền gửi cho khách hàng.
Từ số liệu này cũng cho chúng ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư cũng đa số là ngắn hạn vì:
- Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận tiền để dành tích luỹ cho nhu cầu chi tiêu trong tương lai gần.
- Dân vẫn có tâm lý e ngại tiền gửi dài hạn vì sợ rủi ro lãi xuất, lạm phát. Số dân gửi tiền dài hạn chủ yếu là những người có số vốn lớn, thu nhập cao, họ không phải tính đến thu nhập hàng ngày.
- Do tài khoản tiền gửi có tính lỏng thấp nên dân e ngại.
- Chưa có chính sách bảo vệ khách hàng.
Có thể nói tiền gửi tiết kiệm có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng. Đó là nguồn vốn dồi dào và còn ẩn chứa trong dân cư. Chủ yếu nó được gửi vào Ngân hàng với thời hạn ngắn để đảm bảo an toàn nên cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Do vậy, việc tạo được niềm tin đối với khách hàng sẽ làm cho khách hàng sử dụng những thời hạn tiền gửi dài hơn và từ đó tạo thuận lợi cho đầu tư tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.
Theo quy định tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng được theo dõi trên quyển sổ, gọi là sổ tiết kiệm, sổ do khách hàng giữ, Ngân hàng giữ phiếu lưu.
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, mỗi lần gửi được theo dõi trên một sổ riêng. Ngân hàng xem mỗi thẻ tiết kiệm như một tài khoản phân tích. Như vậy nếu một người gửi tiền tiết kiệm nhiều lần nhưng cùng kỳ hạn có tài khoản phân tích, ở phương diện khách hàng thì không có gì rắc rối song ở phương diện Ngân hàng thì ta thấy có sự trùng lặp trong ghi chép số liệu lưu trữ, bảo quản, theo dõi sổ sách kế toán, gây khó khăn cho cán bộ quỹ tiết kiệm. Do đó cần có biện pháp để đơn giản hoá công việc của cán bộ công nhân viên Ngân hàng trong hạch toán gửi tiền tiết kiệm.
Thực tế cho thấy, số lượng người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thấp so với số dân cư trên địa bàn. Nguyên nhân do thu nhập chưa cao chỉ là một vấn đề, mà còn do sự e ngại, giao dịch với Ngân hàng của khách hàng. Thủ tục mở tài khoản tiền gửi về lý thuyết rất đơn giản, chỉ cần có một CMND kèm theo 1 phiếu gửi tiền và nộp tiền vào Ngân hàng. Song thực tế thủ tục ấy làm cho khách hàng rất mệt mỏi, do phải chờ đợi vào sổ, kiểm đếm và họ còn mệt mỏi hơn khi rút tiền của mình. Cũng cần có CMND, phiếu lĩnh tiền song khá tốn thời gian. Có những khách hàng lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng nhưng sự hướng dẫn giúp đỡ khách hàng còn rất hạn chế do đó không tránh khỏi sự e ngại. Một vấn đề nữa trong việc chờ đợi xếp hàng như thời bao cấo do số người tút tiền quá động tại một quỹ tiết kiệm, gây tâm lý khó chịu cho khách hàng. Mặc dù chi nhánh đã cố gắng rút ngắn tâm khó chịu cho khách hàng và rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng song
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100266.doc