MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
Chương 1 4
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 4
1.1Khái quát về dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế: 4
1.1.1Khái niệm: 4
1.1.2 Đối tượng của dịch vụ HTĐTNT: 6
1.1.3 Nội dung và các hình thức thực hiện dịch vụ HTĐTNT: 7
1.1.3.1 Tuyên truyền về pháp luật thuế: 7
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTĐTNT: 9
1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ HTĐTNT ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay: 10
1.2.1 Sự cần thiết phải phổ biến pháp luật thuế: 10
1.2.2 Tính chất phức tạp của các quy định về nghiệp vụ thuế: 12
1.2.3 Kiến thức, trình độ của các cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế: 13
Chương 2 15
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DỊCH VỤ HTĐTNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15
2.1 Bối cảnh triển khai áp dụng dịch vụ HTĐTNT: 15
2.1.1 Quá trình triển khai hoạt động HTĐTNT tại cơ quan thuế: 15
2.1.2 Áp dụng thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp ở một số Cục thuế: 16
2.1.3 Quy trình quản lý thuế mới: 19
2.2 Kết quả của hoạt động HTĐTNT ở Việt Nam trong thời gian qua: 21
2.2.1 Dịch vụ HTĐTNT công: 21
2.2.1.1 Thời gian trước quí IV năm 2001: 21
2.2.1.2 Thời gian sau quí IV năm 2001: 22
2.2.2 Dịch vụ HTĐTNT tư: 30
2.2.3 Đánh giá chung về dịch vụ HTĐTNT trong thời gian qua: 31
2.2.3.1 Những kết quả đã đạt được: 31
2.2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại: 33
2.3 Một số kinh nghiệm nước ngoài về dịch vụ HTĐTNT: 37
2.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản: 37
2.3.2 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh: 38
2.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 39
2.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 40
Chương 3 42
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HTĐTNT TRONG 42
ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM 42
3.1 Yêu cầu, mục tiêu của việc phát triển dịch vụ HTĐTNT trong thời gian tới: 42
3.1.1 Yêu cầu phát triển dịch vụ HTĐTNT: 42
3.1.1.1 Đáp ứng yêu cầu của chương trình cải cách quản lý thuế: 42
3.1.1.2 Đảm bảo cho ĐTNT hiểu rõ pháp luật thuế và các nghĩa vụ phải làm đồng thời nâng cao nhận thức của toàn xã hội về thuế: 43
3.1.1.3 Yêu cầu về cán bộ làm công tác HTĐTNT: 44
3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ HTĐTNT trong thời gian tới: 45
3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ HTĐTNT: 45
3.2.1 Xác định kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ trong từng giai đoạn: 45
3.2.2 Tổ chức bộ máy thực hiện dịch vụ HTĐTNT trong ngành thuế: 47
3.2.4 Ban hành văn bản pháp luật quy định hoạt động hỗ trợ, tư vấn thuế độc lập: 49
3.2.5 Các giải pháp điều kiện: 50
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành chính sách thuế, các Cục thuế còn chủ động liên hệ với báo, đài truyền hình, truyền thanh địa phương để thông tin, trả lời phỏng vấn về luật thuế; tổ chức toạ đàm, đối thoại với các doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc về thuế.
Mặc dù chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện HTĐTNT nhưng các hoạt động đó của ngành thuế đã đem lại một số kết quả nhất định: ý thức chấp hành chính sách, chế độ thuế của các doanh nghiệp được nâng cao, tỷ lệ các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn ngày càng tăng…
Tuy nhiên, hoạt động HTĐTNT vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các ĐTNT. Công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, hình thức chưa phong phú nên việc cung cấp thông tin chưa đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác. Chất lượng của công tác hỗ trợ còn thấp, chưa giải đáp thoả đáng các thắc mắc, yêu cầu của ĐTNT. Cơ quan thuế chú trọng thanh tra, kiểm tra hơn là giải thích, hướng dẫn.
2.2.1.2 Thời gian sau quí IV năm 2001:
Bước ngoặt của hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT của ngành thuế là việc tổ chức thí điểm hoạt động phục vụ tư vấn về thuế tại các Cục thuế TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh An Giang từ cuối năm 2001. Từ đó đến nay, ngành thuế đã từng bước mở rộng phạm vi áp dụng dịch vụ HTĐTNT. Từ đầu năm 2004, tất cả 64 Cục thuế và 728 Chi cục thuế trên cả nước đều bố trí phòng, tổ Tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế để thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho ĐTNT theo một quy trình thống nhất từ trung ương đến địa phương.
* Công tác tuyên truyền:
Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT:
Theo quyết định 1788/TCT/QĐ/TTHT ban hành ngày 01/12/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế thì quy trình thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT gồm 2 bước: xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiên công tác tuyên truyền.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền:
Kế hoạch tuyên truyền hằng năm của cơ quan thuế các cấp bao gồm các nội dung, yêu cầu, cách thức, thời gian triển khai các hình thức tuyên truyền cho cả năm sau, đồng thời phân công công việc cho các đơn vị và các bộ phận trực thuộc triển khai.
Kế hoạch tuyên truyền bao gồm:
- Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên: là kế hoạch tuyên truyền hằng năm với các nội dung, hình thức tương đối ổn định.
- Kế hoạch tuyên truyền trọng điểm: là kế hoạch tuyên truyền theo yêu cầu hoặc sự kiện phát sinh đột xuất trong từng thời kỳ, đặc biệt khi có những thay đổi lớn về pháp luật thuế để định hướng sự quan tâm, chú ý của công luận theo các mục tiêu của ngành thuế.
Tổng cục thuế lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền cho toàn ngành. Các Cục thuế căn cứ vào kế hoạch của toàn ngành và các nhân tố đặc thù của địa phương như tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, cơ cấu ĐTNT, cơ cấu thu NSNN, các điều kiện xã hội khác để xây dựng kế hoạch tuyên truyền của địa phương.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền:
Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT các cấp căn cứ theo kế hoạch thực hiện tuyên truyền đã báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền trên địa bàn mình.
Tổng kết về công tác tuyên truyền:
Trong 3 năm qua, đặc biệt là năm 2004, ngành thuế đã tuyên truyền sâu rộng, kịp thời chính sách, pháp luật về thuế (như luật, thông tư, nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao…), lợi ích từ tiền thuế đối với xã hội, quyền và nghĩa vụ của ĐTNT…Cơ quan thuế còn chú trọng đến việc tuyên truyền các quan điểm, nội dung dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật thuế để mọi tổ chức, cá nhân biết và tham gia ý kiến. Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác quản lý thuế, ngành thuế còn tuyên truyền, giải thích các quy trình quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra để cho các ĐTNT được rõ.
Để tuyên truyền các nội dung trên đến mọi tổ chức và tầng lớp dân cư, ngành thuế đã sử dụng rất nhiều hình thức:
Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ngành thuế đã chủ động liên hệ chặt chẽ với các báo, đài truyền hình, đài phát thanh để tuyên truyền về thuế theo định hướng của ngành. Tổng cục thuế phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam phổ biến chính sách thuế qua các chuyên mục thường xuyên như “Giới thiệu pháp luật” trên sóng VTV2 hay “Đối thoại cùng doanh nghiệp” trên sóng VTV1; các phóng sự về kết quả đạt được của việc bổ sung, sửa đổi các Luật thuế mới; tổ chức 8 buổi thi tìm hiểu về pháp luật thuế cho các đối tượng tham dự: khối sinh viên một số trường đại học, khối các tổng công ty, khối các hộ kinh doanh ở các chợ lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong năm 2004, lần đầu tiên tiếng nói của ngành thuế đến với thính giả cả nước qua chuyên mục “Chính sách thuế và cuộc sống” trên Đài tiếng nói Việt Nam, được phát sóng vào lúc 9h15 thứ tư hàng tuần. Các Cục thuế cũng phối hợp với đài truyền hình địa phương để có các chuyên mục với thời lượng thích hợp về công tác thuế. Năm 2004, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có 11 phóng sự, Cục thuế TP Hà Nội có 55 chuyên đề được phát trên đài truyền hình địa phương. Bên cạnh truyền hình, truyền thanh thì báo, tạp chí cũng là một công cụ đắc lực để tuyên truyền về thuế. Tạp chí Thuế Nhà nước có thể được coi là cơ quan ngôn luận của ngành thuế. Một số tờ báo chuyên ngành khác như Thời báo Kinh tế, Tạp chí Tài chính…thường xuyên đưa tin, bài về thuế. Các tờ báo địa phương cũng tham gia tuyên truyền thuế. Trong 3 năm, từ 2002-2004, Báo Quảng Ninh đã đăng tải 183 bài trên mục “Thuế-Những điều có thể bạn chưa biết”…
Tổng kết năm 2004 trên toàn ngành thuế, đã có 1564 chương trình trên Đài truyền hình trung ương và địa phương; 7368 buổi phát thanh của Đài phát thanh trung ương và địa phương; 2921 bài trên báo chí nói về công tác thuế.
Phát miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về thuế: Ngành thuế đã soạn thảo, in ấn nội dung cơ bản của các chính sách thuế, phí, lệ phí thành các tờ gấp tuyên truyền để phát miễn phí cho người dân và cơ sở kinh doanh. Năm 2002 và 2003, Cục thuế Quảng Ninh đã đưa đến tay người dân và ĐTNT 32500 tờ gấp về thuế các loại, 14000 tờ gấp về phí. Năm 2004, Tổng cục thuế có sáng kiến biên tập, soạn thảo 8 quyển sổ tay Hỏi-Đáp về Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Các khoản thu liên quan đến đất, Lệ phí trước bạ, Chế độ thu, nộp, quản lý phí và lệ phí; Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng. Tổng cục thuế đã phát hành 2171700 cuốn gồm 1976900 cuốn bằng tiếng Việt và 194800 cuốn bằng tiếng Anh để chuyển cho các Cục thuế phát miễn phí cho ĐTNT.
Tuyên truyền về thuế trên panô, áp phích: Trước đây, việc tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế chưa có sự thống nhất, nhiều panô-áp phích đặt ở những vị trí không thuận lợi (đặt khuất ở gốc cây, trong các ngõ nhỏ, viết khẩu hiệu lên tường…) khó quan sát. Đến năm 2004, Tổng cục thuế đã chỉ đạo Cục thuế các tỉnh, thành phố đặt panô, áp phích tuyên truyền về thuế ở các trục đường chính, đường quốc lộ, các đầu mối giao thông, những nơi đông dân cư; thống nhất theo nội dung:
1.”Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp để phục vụ lợi ích của nhân dân”.
2.”Tổ chức, cá nhân nộp thuế là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và ngân sách quốc gia”.
3.”Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước”.
4.”Nộp thuế để xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
5.”Thuế là nguồn thu chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước”.
6.”Nộp thuế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
7.”Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân”.
Đến nay, trên cả nước đã có 2739 panô, áp phích tuyên truyền về thuế, được thống nhất nội dung và đặt ở nơi dễ quan sát.
Tuyên truyền qua trang web của Tổng cục thuế: Năm 2004, Tổng cục thuế đã mở trang tin điện tử www.gdt.gov.vn trên internet. Website này cung cấp các văn bản pháp quy về thuế còn hiệu lực thi hành, phân theo từng loại: Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư; cung cấp các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thuế của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Cục thuế các tỉnh, thành phố; cung cấp các thủ tục về đăng ký, cấp mã số thuế, mua và quản lý, sử dụng hoá đơn, kê khai và nộp thuế, quyết toán thuế, xử lý vi phạm về thuế, miễn-giảm-hoàn thuế. Đến nay, website Tổng cục thuế đã vận hành tương đối ổn định, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời; bước đầu đã phục vụ tốt các nhu cầu tra cứu, tìm hiểu chính sách thuế và nhiều thông tin khác cho các ĐTNT và mọi thành phần xã hội khác. Tính đến nay đã có khoảng 800000 lượt người truy cập.
Các hình thức khác: Ngoài các hình thức tuyên truyền thường xuyên trên, năm 2004, Tổng cục thuế còn tổ chức 2 buổi họp báo đạt kết quả tốt: Họp báo đầu xuân kết hợp với việc tuyên truyền 3 Luật thuế mới; Họp báo với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hiệp hội, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với nội dung giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp về các Luật thuế mới. Hằng năm, Tổng cục thuế và các Cục thuế đều tuyên dương, khen thưởng các ĐTNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Cuối năm 2004, đã có 7717 doanh nghiệp được tôn vinh. Đồng thời, ngành thuế cũng lên án các ĐTNT cố ý vi phạm pháp luật thuế, gian lận về hoá đơn chứng từ để trốn thuế, hoàn khống thuế giá trị gia tăng…Một số Cục thuế như Cục thuế Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng, Hà Tây…đã tranh thủ sự giúp đỡ của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ ra Bản tin nội bộ, trong đó có chuyên mục phổ biến chính sách thuế, được phát hành hàng tháng đến từng Chi bộ Đảng, đến các xã, phường, thị trấn. Nhiều cục thuế còn chủ động đề xuất với cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân tuyên truyền, vận động các ĐTNT thi đua trong sản xuất, kinh doanh, phấn đấu nộp ngân sách Nhà nước vượt dự toán thu của năm.
*Công tác hỗ trợ:
Công tác hỗ trợ ĐTNT được Tổng cục thuế đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Do vậy, các Cục thuế đều có sự chuyển biến từ nhận thức đến các công việc cụ thể hằng ngày. Các Cục thuế đã tiến hành thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chức năng, nhiệm vụ, địa điểm, số điện thoại liên lạc của bộ phận hỗ trợ ĐTNT tại địa phương. Hoạt động hỗ trợ ĐTNT hiện nay của cơ quan thuế được chia thành 4 hình thức chủ yếu:
Hướng dẫn, giải đáp trực tiếp cho ĐTNT tại cơ quan thuế:
Tại bàn đăng ký, cán bộ hỗ trợ ĐTNT phát Phiếu đăng ký (mẫu số 01A), Phiếu đánh giá chất lượng công tác hỗ trợ ĐTNT (mẫu số 02A) và số thứ tự đăng ký cho ĐTNT.
Sau khi ĐTNT điền các nội dung vào Phiếu đăng ký, nộp lại cho bàn đăng ký, cán bộ tại bàn đăng ký nhập các thông tin trên phiếu vào Sổ đăng ký dịch vụ hỗ trợ ĐTNT (mẫu số 03) và hướng dẫn ĐTNT đến cán bộ trực tiếp giải đáp.
Căn cứ vào nội dung Phiếu đăng ký, cán bộ hỗ trợ sẽ lần lượt giải đáp các yêu cầu của ĐTNT. Trường hợp chưa thể trả lời ngay, cán bộ phải ghi lại nội dung hẹn trả lời sau trên Phiếu đăng ký và photo gửi ĐTNT giữ 1 bản. Thời gian trả lới sau không quá 3 ngày đối với trường hợp phải tham khảo ý kiến của các bộ phận cùng cơ quan, không quá 15 ngày đối với trường hợp phải xin ý kiến của cấp trên.
Đối với các vấn đề có thể nảy sinh tranh chấp về nghĩa vụ thuế của ĐTNT, cần có cơ sở pháp lý thì đề nghị ĐTNT làm văn bản gửi đến cơ quan thuế để được hướng dẫn bằng văn bản.
Sau khi giải đáp xong cho ĐTNT, cán bộ hỗ trợ ghi lại vào Phiếu đăng ký, tóm tắt những nội dung chính đã trả lời, các căn cứ pháp lý, các vấn đề hẹn trả lời sau và thời gian hẹn trả lời.
Hàng ngày, lãnh đạo bộ phận Hỗ trợ ĐTNT sẽ kiểm tra lại nội dung giải đáp mà các cán bộ đã thực hiện hôm trước.
Hàng quý, cán bộ phụ trách bộ phận hỗ trợ ĐTNT chỉ đạo rà soát lại các yêu cầu của ĐTNT hỏi trong kỳ, tổng hợp những vấn đề được hỏi nhiều lần báo cáo lên cơ quan cấp trên để làm căn cứ biên soạn tài liệu hướng dẫn chung cho toàn ngành.
Hướng dẫn, giải đáp cho ĐTNT qua điện thoại:
Khi tiếp nhận câu hỏi của ĐTNT, cán bộ hỗ trợ lần lượt giải đáp từng câu hoi, đúng nội dung yêu cầu, tránh để người hỏi phải đợi trong quá trình trả lời.
Trường hợp cán bộ hỗ trợ không trả lời ngay được câu hỏi thì hẹn ĐTNT sẽ trả lời sau (thời gian trả lời chậm nhất không quá 3 ngày).
Sau khi trả lời ĐTNT, cán bộ hỗ trợ phải ghi lại trên Phiếu đăng ký những vấn đề ĐTNT đã hỏi và nội dung trả lời đề làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng thực hiện.
Đồng thời, cũng phải tiến hành kiểm tra, tổng hợp, báo cáo như hỗ trợ ĐTNT tại cơ quan thuế.
Hướng dẫn, giải đáp cho ĐTNT bằng văn bản:
Khi ĐTNT đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về thuế bằng cách gửi văn bản, cơ quan thuế phải vào sổ và xử lý công văn theo đúng trình tự quy định về tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản theo quy định của Tổng cục thuế. Lãnh đạo phòng xem xét nội dung ĐTNT yêu cầu để phân công cán bộ trả lời văn bản cho phù hợp.
Cán bộ được giao trả lời văn bản có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung văn bản và chính sách thuế hiện hành để dự thảo phương án trả lời. Nếu thấy cần thiết, cán bộ hỗ trợ phải liên hệ với ĐTNT, đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu. Nếu có vướng mắc, cán bộ hỗ trợ cần báo cáo lãnh đạo phòng. Nếu cấp Cục thuế vẫn không trả lời được thì phải có văn bản báo cáo Tổng cục thuế.
Sau khi cán bộ hỗ trợ soạn dự thảo công văn trả lời, lãnh đạo phòng kiểm tra lại nội dung đã trả lời, ký trách nhiệm và trình lãnh đạo Chi cục, Cục ký duyệt theo đúng thẩm quyền. Công văn trả lời được chuyển đến Phòng hành chính đóng dấu, vào sổ công văn và gửi cho ĐTNT. Công văn trả lời này cùng toàn bộ hồ sơ, tài liệu của ĐTNT sẽ được lưu và tập hồ sơ trả lời của phòng và ghi kết quả vào Sổ nhật ký hỗ trợ.
Hướng dẫn, giải đáp cho ĐTNT thông qua tổ chức hội nghị:
Theo hình thức hướng dẫn này, ĐTNT được chia thành 2 nhóm: doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, Cục thuế sẽ tổ chức lớp tập huấn. Đối với doanh nghiệp khác, Cục thuế sẽ tổ chức đối thoại hoặc hội nghị phổ biến chính sách thuế mới.
Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào mã số thuế được cấp trong tháng, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT gửi Phiếu đăng ký tập huấn cho tất cả các doanh nghiệp mới thành lập, sau đó tổng hợp phiếu đăng ký tập huấn đã nhận lại để gửi giấy mời tập huấn miễn phí đến từng doanh nghiệp. Nội dung thường được phổ biến, hướng dẫn là: các sắc thuế liên quan đến nghĩa vụ của ĐTNT (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt); thủ tục kê khai, nộp thuế; hướng dẫn mở sổ sách kế toán; hướng dẫn các quy định về phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ; những sai sót về thuế thường mắc phải… Kết thúc buổi tập huấn, cán bộ hỗ trợ thu lại Phiếu đánh giá của các ĐTNT để làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương pháp, nội dung của cá buổi hướng dẫn tiếp theo.
Khi có các quy định mới, các thay đổi trong chính sách và thủ tục về thuế được ban hành, bộ phận HTĐTNT xác định phạm vi ĐTNT có liên quan đến các thay đổi này, lập danh sách và gửi giấy mời họ đến tập huấn miễn phí. Đồng thời, cơ quan thuế còn thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp nhằm giải đáp kịp thời các vướng mắc của họ khi thực hiện các luật thuế.
Có thể tổng kết về công tác hướng dẫn cho ĐTNT trong năm 2004 của ngành thuế ở bảng sau:
Bảng 1: Tổng kết công tác hướng dẫn cho ĐTNT năm 2004
Phạm vi
Hình thức
Cả nước
Cục thuế Hà Nội
Cục thuế
Quảng Ninh
HD qua điện thoại
59339 cuộc
60 cuộc/ngày
5346 cuộc
HD tại cơ quan thuế
37552 lượt
20 lượt/ngày
3124 lượt
HD bằng văn bản
8952 văn bản
hơn 1000 văn bản
70 văn bản
Tập huấn DN
mới thành lập
14658 DN
5 lớp
hơn 2000 DN
15 hội nghị
1760 DN
Tập huấn DN
đang hoạt động
109165 DN
30 lớp
15500 DN
Đối thoại với DN
437cuộc,21452DN
19 cuộc,3500 DN
(Nguồn: “Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005” của Ban Tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT_Tổng cục thuế, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ_Cục thuế Hà Nội, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ_Cục thuế Quảng Ninh)
2.2.2 Dịch vụ HTĐTNT tư:
Trong thời gian qua, dịch vụ HTĐTNT tư đã bắt đầu hình thành và phát triển. Các cơ sở cung cấp dịch vụ HTĐTNT tồn tại dưới các hình thức như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty tư nhân hoặc Trung tâm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Các cơ sở này xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên số lượng hiện nay là bao nhiêu thì chưa ban ngành nào thống kê được.
Các dịch vụ HTĐTNT do khu vực tư cung cấp rất đa dạng. Ngoài giải đáp thắc mắc, tư vấn về chính sách thuế, chính sách tài chính, hướng dẫn cách lập hoá đơn, chứng từ họ còn có thể làm công việc lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thuế, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, là đối tượng sử dụng dịch vụ HTĐTNT của khu vực tư nhiều nhất. Các doanh nghiệp này không cần bộ máy kế toán hoàn chỉnh, số lượng chứng từ phát sinh không nhiều nhưng hàng tháng họ vấn phải kê khai thuế giá trị gia tăng, kết thúc năm tài chính phải lập các báo cáo kế toán, các báo cáo thuế…Vì vậy họ thuê các công ty khác làm công việc đó vừa tiết kiệm được chi phí so với việc họ tự làm vừa tăng khả năng thực hiện đúng luật thuế, luật kế toán. Như vậy, dịch vụ HTĐTNT tư cũng góp phần vào việc giúp các ĐTNT thực hiện tốt hơn nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
2.2.3 Đánh giá chung về dịch vụ HTĐTNT trong thời gian qua:
2.2.3.1 Những kết quả đã đạt được:
Quá trình áp dụng dịch vụ HTĐTNT ở nước ta trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Hoạt động HTĐTNT ngày càng được mở rộng: Từ chỗ chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa có kế hoạch đến thí điểm công tác tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế ở 5 Cục thuế vào cuối năm 2001 và hiện nay đã được mở rộng, thống nhất trên 64 tỉnh thành. Quả thật, dịch vụ HTĐTNT đã có những bước phát triển vượt bậc. Các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT được tổ chức ngày càng thường xuyên, bằng tất cả các hình thức, trên phạm vi rộng. Có thể minh chứng bằng bảng tổng kết về công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT của Cục thuế Quảng Ninh trong năm 2002 và 2004.
Bảng 2: Tổng kết công tác HTĐTNT của Cục thuế Quảng Ninh
Hình thức
Năm 2002
Năm 2004
Hướng dẫn qua điện thoại (cuộc)
342
5346
Hướng dẫn tại cơ quan thuế (lượt)
44
3124
Hướng dẫn bằng văn bản
0
70
(Nguồn: “Báo cáo tổng kết công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT” năm 2002 và 2004 của Phòng Tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT_Cục thuế Quảng Ninh)
Hiệu quả quản lý thuế nâng cao rõ rệt: Dịch vụ HTĐTNT trong thời gian qua đã được nâng cao về chất lượng và đa dạng hoá hình thức nên đã tác động tích cực đến tất cả các ĐTNT và các tầng lớp dân cư. Từ đó, ý thức chấp hành chính sách thuế của ĐTNT cũng dần được tăng lên, tính tự giác của ĐTNT trong việc kê khai, nộp thuế đã có nhiều chuyển biến tốt. Tại Cục thuế TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn năm 1999 là 75%, năm 2001 là 90%, năm 2003 là 95%. Đồng thời, việc cung cấp thông tin đầy đủ, hướng dẫn chu đáo cho ĐTNT đã làm giảm dần những sai phạm không cố ý trong thực hiện nghĩa vụ thuế của ĐTNT. Thống kê tỷ lệ sai sót về số học trên các tờ khai thuế tại cục thuế TP Hồ Chí Minh chỉ còn 0,3%. Số doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước ngày càng đầy đủ, giảm hẳn tình trạng nợ đọng thuế. Việc ĐTNT chấp hành tốt nghĩa vụ thuế đã giúp cơ quan thuế tiết kiệm được chi phí hành thu, đồng thời tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý. Kết quả này đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ thu của ngành, củng cố nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thay đổi cách nhìn của ĐTNT về thuế: Qua hàng loạt các hoạt động tuyên truyền về thuế, ĐTNT đã hiểu rõ hơn trách nhiệm của người kinh doanh trong thực hiện nghĩa vụ thuế, trong kê khai và nộp thuế. Đồng thời, quan điểm, thái độ của họ về cơ quan thuế cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực. ĐTNT không còn thái độ đối phó với cơ quan thuế như trước, thay vào đó là tinh thần hợp tác, giúp đỡ.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về thuế: Qua theo dõi thấy được công tác tuyên truyền chính sách thuế đã gây được sự chú ý của công chúng. Mọi người dân đều đồng tình, ủng hộ với cách làm hiện nay của ngành thuế. Người dân đã dần dần hiểu chính sách thuế, ý thức được trách nhiệm của mình, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên, thanh niên-những người chủ tương lai của đất nước. Đó là cơ sở để mọi công dân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
2.2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại:
Tuy nhiên những kết quả đạt được khi áp dụng dịch vụ HTĐTNT trong thời gian qua còn rất khiêm tốn so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra cho công tác này, chưa đáp ứng được cải cách trong quản lý theo hướng hiện đại hoá. Cụ thể:
Hiệu quả công tác HTĐTNT chưa được như mong muốn của ngành thuế: Cho đến nay, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT của cơ quan thuế đã tiến hành được 3 năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều ĐTNT, tổ chức kinh tế xã hội, thậm chí cả các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa hiểu sâu sắc bản chất tốt đẹp của công tác thuế, quyền hạn và trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Do đó, ý thức tuân thủ tự giác của ĐTNT chưa thật cao. Biểu hiện ở một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực tế có kinh doanh nhưng chưa kê khai, nộp thuế; một số doanh nghiệp có kê khai nhưng kê khai không đúng hoặc nộp không đủ số thuế phải nộp. Thậm chí còn một bộ phận doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Về phía các cơ quan, tổ chức khác chưa lên án kịp thời, mạnh mẽ các hành vi vi phạm thuế, chưa hỗ trợ tích cực với cơ quan thuế để cung cấp thông tin và phối hợp thu thuế.
Chất lượng công tác HTĐTNT chưa đáp ứng được yêu cầu của ĐTNT: Hiện nay, công tác tập huấn cho ĐTNT thông qua tổ chức hội nghị chưa được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là ở các tỉnh lẻ, vì phải chờ cho đủ một số lượng nhất định ĐTNT. Vì vậy, việc phổ biến chính sách thuế ít nhiều không đảm bảo được yêu cầu kịp thời. Mặt khác, qua thăm dò thì có tới 40% ĐTNT được hỏi muốn được hướng dẫn trực tiếp tại cơ sở của mình nhưng thực tế hình thức hỗ trợ này được sử dụng rất hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và phương tiện được trang bị cho hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ còn nghèo nàn, chật chội. Nhiều dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác như hệ thống điện thoại trả lời tự động, thư điện tử…chưa được ứng dụng. Các trang web cung cấp văn bản, thông tin về thuế có rất ít. Vì vậy, việc tìm kiếm, tra cứu chưa được thuận tiện.
Hoạt động HTĐTNT chưa tập trung về một đầu mối. Tại nhiều Cục thuế, mặc dù đã thành lập Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT nhưng vẫn có hiện tượng việc hướng dẫn, tư vấn được thực hiện rải rác ở các phòng khác. Do đó, việc hướng dẫn ĐTNT thực hiện các quy định trong chính sách thuế chưa được thống nhất, chưa mang tính tổng hợp cao. Mặt khác, còn làm giảm tính chuyên môn hoá dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động của các phòng.
Xin đơn cử tình hình tại Cục thuế Quảng Ninh để minh chứng.
Bảng 3: Công tác HTĐTNT tại Cục thuế Quảng Ninh quý I/2004
Tên đơn vị
(phòng)
Tư vấn tại
cơ quan thuế
Tư vấn qua
điện thoại
Trả lời
bằng văn bản
Tập huấn
(buổi)
TT-HT ĐTNT
35
105
16
2
Dự toán-tổng hợp
0
44
21
0
Quản lý ấn chỉ
17
20
38
1
Thuế trước bạ
0
14
0
0
Quản lý DN số 1
138
457
3
0
Quản lý DN số 2
880
1456
7
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT quý I/2004 của Cục thuế Quảng Ninh)
Còn tồn tại những hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau:
Một là, dịch vụ HTĐTNT chưa được đầu tư theo chiều sâu. Các hình thức tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng, còn nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới. Nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa giải thích rõ đạo lý vì sao phải nộp thuế. Do đó, các tổ chức, cá nhân chưa coi tiền thuế là lợi ích thiết thực của mình. Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thường xuyên, liên tục. Các tài liệu tuyên truyền còn thiếu lại chưa thống nhất nên việc trả lời cho ĐTNT của cán bộ hỗ trợ hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ.
Hai là, dịch vụ HTĐTNT của khu vực tư chưa được chú trọng phát triển. Hiện nay, dịch vụ HTĐTNT của cơ quan thuế đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, dịch vụ HTĐTNT của khu vực tư lại chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có thể bắt nguồn từ việc chúng ta chưa nhận thấy được sự cần thiết và lợi ích của dịch vụ HTĐTNT tư. Hiện nay, số công chức trong ngành thuế khoảng 40000 người, trong đó có 2200 cán bộ làm công tác tuyên truyền-hỗ trợ ĐTNT. Trong khi đó trên phạm vi cả nước có hơn 1,5 triệu ĐTNT. Công việc của cán bộ thuế là phải kiểm tra việc kê khai, tính thuế; phổ biến, hướng dẫn chính sách thuế…Với tương quan về số lượng ĐTNT và số lượng cán bộ thuế thì khối lượng công việc là quá nhiều, khó lòng đảm bảo chất lượng được. Nếu dịch vụ HTĐTNT tư phát triển đến mức độ đáng tin cậy thì sẽ có nhiều ĐTNT tìm đến để được tư vấn, hướng dẫn. Vì vậy sẽ làm giảm áp lực công việc cho cơ quan thuế. Mặt khác, trong tương lai không xa, phạm vi áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ mở rộng (do thu nhập bình quân đầu người tăng, khởi điểm tính thuế và thuế suất giảm). Do đó, số lượng ĐTNT sẽ tăng lên rất nhiều. Theo kinh nghiệm của các nước khác, sẽ có rất ít người tự kê khai và tính thuế, họ sẽ để cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6.doc