Luận văn Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas trong chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng .vi

Danh mục viết tắt vii

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Phạm vi không gian 3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Biogas và công nghệ hầm khí biogas 4

2.1.2 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng hầm khí biogas 11

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ hầm khí biogas 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 16

2.2.1 Trên thế giới 16

2.2.2 Tại Việt Nam 18

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện 25

3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện. 30

3.2 Phương nghiên cứu 31

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 31

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 32

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 33

3.2.5 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 33

3.2.6 Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) 33

3.2.7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1 Thực trạng tình hình áp dụng hầm biogas của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện 35

4.1.1. Khái quát tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện 35

4.1.2. Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas trên địa bàn huyện 42

4.1.3 Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas ở các xã điều tra 47

4.2. Thực trạng ứng dụng hầm biogas ở các hộ điều tra 61

4.2.1. Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra 61

4.2.2 Tình hình ứng dụng hầm biogas ở các hộ điều tra 65

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong chăn nuôi ở huyện Thái Thụy 67

4.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện.67

4.3.2. Lao động

4.3.3. Công tác khuyến nông.67

4.3.4. Yếu tố xã hội.67

4.3.5. Quy mô chăn nuôi.68

4.3.6. Nguồn vốn.69

4.3.7. Yếu tố kỹ thuật, khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ biogas của các nông hộ.71

4.3.8. Mặt bằng để xây dựng chuồng trại và lắp đặt hầm biogas.72

4.3.9. Chính sách ứng dụng hầm khí biogas vào chăn nuôi ở địa phương.74

4.3.10. Một số yếu tố khác.74

4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí biogas ở các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy 79

4.4.1 Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng hầm biogas ở các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy 79

4.4.2. Định hướng phát triển biogas ở huyện Thái Thụy 80

4.4.2.1. Định hướng chung.80

4.4.2.2. Định hướng cụ thể.81

4.4.2. 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi ở huyện Thái Thụy.81

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1 Kết luận 86

5.2 Kiến nghị 87

5.2.1 Đối với Nhà nước 87

5.2.2. Đối với chính quyền các cấp huyện, xã 88

5.2.3 Đối với người nông dân 88

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas trong chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 4,74 %. Chăn nuôi trâu : Trong chăn nuôi gia súc thì chăn nuôi trâu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 1,8% năm 2008 và 0,5 % năm 2010. Giá trị sản xuất của chăn nuôi trâu giảm rõ rệt qua các năm, từ 2.671,6tr. đồng năm 2008 xuống còn 861,6 tr. đồng năm 2010, với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 43,22 %. Chăn nuôi bò : Tuy có chiếm tỷ trọng cao hơn chăn nuôi trâu 5 % năm 2008 và 2% năm 2010 song tỷ lệ này rất nhỏ so với chăn nuôi gia súc và có xu hường giảm dần qua các năm. Giá trị sản xuất của chăn nuôi bò giảm từ 7.424,1 tr. đồng năm 2008 xuống còn 3446,4tr. đồng năm 2010 tương ứng với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 31,86 %. Như vậy chăn nuôi trâu bò trong những năm gần đây giảm một cách rõ rệt phù hợp với sự phát triển chung trong chăn nuôi của cả nước và chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi đa dạng và chăn nuôi không còn lấy sức kéo là chính nữa. Chăn nuôi lợn : Hiện nay, chăn nuôi lợn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của chăn nuôi gia súc và có xu hướng tăng từ 93,2 % năm 2008 lên 97,5% năm 2010. Giá trị sản xuất của chăn nuôi lợn không ngừng tăng qua các năm từ 138.929,5tr.đồng năm 2008 lên 168.012,2tr. đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 10,20 % và có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong chăn nuôi gia súc. Trong chăn nuôi lợn thì lợn nái ngày càng phát triển từ 28.219,2 tr. đồng năm 2008 lên 32.712 tr. đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 7,67 %. Điều này là do các hộ chăn nuôi đã hướng vào sản xuất số lượng lợn giống theo nhu cầu của gia trại, giảm dần việc nhập khẩu lợn giống từ các nơi khác về. Tuy nhiên vấn chưa đáp ứng được đủ số lượng lợn giống tạị chỗ, đặc biệt một số xã chăn nuôi theo quy mô trang trại lớn, hình thành các khu tập trung chăn nuôi thí điểm của tỉnh như xã Thụy Ninh thì phần lớn các hộ phải nhập khẩu con giống từ các tỉnh khác về. Chăn nuôi gia cầm : Đây là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi và được phát triển rộng rãi trong các hộ gia đình, trong những năm vừa qua có thể nói chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh. Năm 2010 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 23.682,8 tr. đồng, chiếm 10,5 % tăng so với năm 2009 là 22,18%. Năm 2009, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên giá trị sản xuất của chăn nuôi gia cầm giảm 5,71% so với năm 2008, tuy nhiên xét bình quân cả 3 năm thì chăn nuôi gia cầm vẫn tăng ,tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 7,33%. Trong chăn nuôi gia cầm thì chăn nuôi gà chiếm đa số, tỷ trọng giá trị sản xuất của chăn nuôi gà tăng từ 65,96% năm 2008 lên 66,4% năm 2010. Năm 2009 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên giá trị sản xuất của chăn nuôi gà giảm từ 13.559,4tr. đồng năm 2008 xuống còn 12.521tr. đồng năm 2009, tuy nhiên xét bình quân cả 3 năm giá trị sản xuất của chăn nuôi gà tăng 7,69%, nguyên nhân là do việc phát triển chăn nuôi gà được phổ biến rộng rãi trong các hộ nông dân, xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại, hướng vào sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp, gà lông phượng với khoảng thời gian ngắn có thể đủ trọng lượng gà xuất chuồng bán ra thị trường. Chăn nuôi vịt mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi gia súc nhưng phát triển mạnh qua các năm và không bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vịt tăng từ 4.748,69tr. đồng năm 2008 lên 5.020,7 tr. đồng năm 2010, bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 2,82%. Giá trị sản xuất chăn nuôi ngan, ngỗng tăng từ 2.249,01tr. đồng năm 2008 lên 2.936,8 tr. đồng năm 2010, tương ứng với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 114,27 % Giá trị sản phẩm không qua giết mổ có sự biến động lên xuống thể hiện tình hình bất ổn, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thị trường không ổn định, đặc biệt khi xuất hiện dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng có tâm lý chuyển sang dùng các sản phẩm của chăn nuôi khác an toàn hơn. Biểu 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện (2008 -2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 2009/2008 2010/2009 BQ Tổng giá trị sản xuất 205.571 100,0 215.360 100 225.550 100 104,76 104,73 104,74 Gia súc 148.422,2 72,2 159.366,4 74,0 172.320,2 76,4 107,37 108,13 107,75 Trâu 2.671,6 1,8 2.231,1 1,4 861,6 0,5 83,51 38,61 56,78 Bò 7.421,1 5,0 4.781,0 3,0 3.446,4 2,0 64,42 72,08 68,14 Lợn 138.329,5 93,2 152.354,3 95,6 168.012,2 97,5 110,14 110,27 110,20 Trong đó : lợn nái 28.219,2 20,74 31.354,5 20,58 32.712,0 19,47 111,11 104,33 107,67 Gia cầm 20.557,1 10,0 19.382,4 9,0 23.682,8 10,5 94,29 122,18 107,33 Gà 13.559,4 65,96 12.521,0 64,6 15.725,3 66,4 92,34 125,59 107,69 Vịt 4.748.69 23,1 4.516,1 23,3 5.020,7 21,2 94,5 111,17 102,82 Ngan, ngỗng 2.249,01 10,94 2.345,3 12,1 2.936,8 12,4 104,28 125,22 114,27 Chăn nuôi khác 1.233,4 0,6 2.153,6 1,0 3.383,3 1,5 174,61 157,10 165,62 Sản phẩm không qua giết mổ 18.912,5 9,2 18.090,2 8,4 20.976,1 9,3 95,65 115,95 105,31 Trứng gia cầm 16.718,6 88,4 15.829,0 87,5 18.773,6 89,5 94,68 118,60 105,96 Sản phẩm khác 2.193,9 11,6 2.261,2 12,5 2.202,5 10,5 103,1 97,40 100,20 Sản phẩm phụ chăn nuôi 16.445,7 8,0 16.367,3 7,6 5.187,7 2,3 99,52 31,70 56,16 Nguồn : Phòng Nông nghiệp huyện Thái Thụy b) Quy mô ngành chăn nuôi Khi đi sâu xem xét ngành chăn nuôi qua biểu 6 cho thấy tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của huyện là khá cao. Trong mấy năm gần đây nhìn chung đàn lợn và đàn gia cầm có chiều hướng tăng nhanh, còn đàn trâu, bò có chiều hướng giảm dần. Đàn trâu giảm dần qua 3 năm, năm 2008 có 880 con, năm 2009 giảm xuống 752 con, đến năm 2010 giảm xuống còn 603 con, tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 17,22 %. Tương tự đàn bò cũng vậy, giảm đi hàng năm, năm 2008 có 12.035 con, năm 2009 chỉ còn 11.233 con và đến năm 2010 giảm xuống còn 10.800 con, tương ứng với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 5,27 %. Sở dĩ có sự giảm mạnh về số lượng trâu, bò là do phương thức làm đất của nông dân đã thay đổi, người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, làm đất bằng máy cày có năng suất làm việc gấp nhiều lần so với làm bằng trâu, bò hơn nữa còn tiết kiệm được sức người, sức của. Điều này cho thấy chăn nuôi ở huyện Thái Thụy không còn lấy sức kéo là chính nữa. Tổng đàn lợn năm 2008 có 153.848 con, trong đó lợn nái có 31.907 con chiếm tỷ lệ 20,74%. Như vậy, tỷ lệ đàn lợn nái của huyện là rất thấp, với tỷ lệ như vậy không đủ cung cấp giống cho toàn huyên mà phải nhập thêm từ các trại lợn giống ở nơi khác, Nhìn chung tổng đàn lợn qua 3 năm tăng đáng kể từ 153.848 con năm 2008 tăng lên 156.276 con năm 2009 và 161.340 con năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 2,4 %. Số lượng đàn lợn nái cũng tăng qua các năm từ 31.907 con năm 2008 lên 32.156 con năm 2009 và 32.702 con năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 1,24 %. Điều này cho thấy nhu cầu cung cấp lợn giống tại chỗ tăng qua các năm, tuy có tăng nhưng vẫn không đủ cung cấp giống cho toàn huyện. Chăn nuôi gia cầm trong những năm qua có sự biến động lớn, xu hướng chuyển sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng rõ rệt. Số lượng gia cầm lớn và biến động qua các năm , năm 2008 có 1.204.846 con, đến năm 2009 giảm xuống còn 1.200.600 con, đến năm 2010 lại tăng lên 1.282.000con. Sự biến động này không đáng kể, nguyên nhân do dịch cúm gia cầm năm 2009. Trong chăn nuôi gia cầm, thì chăn nuôi gà biến động qua các năm, năm 2008 có 794.750 con, giảm xuống còn 775.250 con năm 2009, năm 2010 lại tăng lên 850.000 con ; số lượng vịt, ngang ngỗng tăng qua các năm từ 410.096 con năm 2008 lên 432.000 con năm 2010. Sở dĩ quy mô đàn vịt, ngan ngỗng tăng qua các năm là do đàn vịt, ngan ngỗng không chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Sản lương trứng gia cầm các loại những năm gần đây có xu hướng tăng với tố độ tăng bình quân qua 3 năm là 15,.57 %. Với tình hình chăn nuôi qua 3 năm đã đưa sản lượng thịt hơi tăng từ 20.108 tấn năm 2008 lên 23.554 tấn năm 2009 và năm 2010 là 26.190 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 14,13 %. Qua phân tích thực trạng chăn nuôi của huyện qua 3 năm 2008 -2010 có thể thấy rõ việc phát triển chăn nuôi lợn và giam cầm đang diễn ra theo hướng tích cực và ngày càng chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất của ngành. Việc áp dụng các thành tựu khoa học vào chăn nuôi ngày càng phổ biến trong các hộ gia đình. Do vậy năng suất, chất lượng ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài huyện. Mặt khác hướng nông dân chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Xóa dần tập trung chăn nuôi nhỏ, lẻ trong nông thôn. Biểu 7: Quy mô đàn gia súc, gia cầm của huyện qua 3 năm (2008 -2010) STT Tiêu chí ĐVT Năm So sánh (%) 2008 2009 2010 09/08 2010/2009 BQ 1. Số lương trâu, bò con 12,915 11,985 11,903 92,88 99,32 96,0 1.1 Trâu con 880 752 603 85,45 80,19 82,78 1.2 Bò con 12,035 11,233 10,800 93,34 96,14 94,73 2. Số lượng lợn con 153,848 156,276 161,340 101,58 103,24 102,40 2.1 Trong đó lợn nái con 31,907 32,156 32,702 100,78 101,70 101,24 2.2 Nái hướng nạc con 3. Số lượng gia cầm (ko kể chim) con 1,204,846 1,200,600 1,282,000 99,65 106,78 103,15 3.1 Gà con 794,750 775,250 850,000 99,65 106,78 103,42 3.2 Ngan, ngỗng con 410,096 425,350 432,000 103,72 101,56 102,64 3.3 Chim câu con 4,838 4. Sản lượng thịt GSGC tấn 20,108 23,554 26,190 117,14 111,19 114,13 5. S.lg trứng gia cầm ng.quả 21,600 28,466 28,850 131,79 101,35 115,57 Nguồn : Phòng Nông nghiệp huyện Thái Thụy 4.1.2. Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas trên địa bàn huyện a) Tình hình triển khai các hoạt động nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ biogas - Các dự án triển khai trên địa bàn huyện Năm 2009, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Thái Bình đã thực hiện dự án khí sinh học trong phát triển ngành chăn nuôi do Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Đây là dự án nằm trong chương trình do Hà Lan tài trợ giai đoạn 2. Năm 2009, cùng với vốn đối ứng của tỉnh là 287,5 triệu đồng, Dự án sẽ hỗ trợ cho 500 hộ xây dựng hầm biôga, mỗi hộ được hỗ trợ 1.200.000 đồng. TÍnh đến hết năm 2009, Thái Thụy đã có 56 công trình biogas xây theo chương trình của dự án. - Công tác tuyên truyền : Các cấp chính quyền từ huyện tới xã kết hợp với các ngành chức năng như : phòng nông nghiệp huyện, phòng tài nguyên – môi trường, ban địa chính xã tiến hành tuyên truyền, vận động bà con nông dân hiểu được hiệu quả của hầm biogas, tuyên truyền, mở các lớp tập huấn hướng dẫn bà con về kỹ thuật xây hầm, thông báo cho bà con biết mức hỗ trợ mỗi hầm của dự án. Dự án đã kết hợp với phòng nông nghiệp huyện triển khai kỹ thuật xây hầm xuống tận bà con nông dân, cán bộ phòng nông nghiệp đóng vai trò là kỹ thuật viên, hướng dẫn các đội thợ xây hầm. Nói chung công tác tuyên truyền phổ biến bà con trong huyện về xây dựng hầm biogas tương đối tốt. b) Tình hình phát triển Biogas của huyện Biểu 8 . Tình hình sử dụng hầm khí biogas trong toàn huyện qua 3 năm (2008-2010) Diễn giải 2008 2009 2010 So sánh (%) S.lg (hầm) C.cấu (%) S.lg (hầm) C.cấu (%) S.lg (hầm) C.cấu (%) 09/08 2010/09 BQ Tổng số hầm của huyện 455 100 506 100 650 100 111,21 128,46 119,52 1. Kiểu thiết kế - Xây bằng gạch 453 99,56 491 97,04 620 95,38 108,39 126,27 116,99 + Tự xây 397 87,63 427 86,97 537 86,61 107,56 125,76 116,30 + Theo dự án 56 12,36 64 13,03 83 12,76 114,23 129,69 121,74 - Composite 2 0,44 15 2,96 30 4,62 750,0 200,0 387,23 2. Thể tích hầm 5-7m3 55 12,08 62 12,25 65 10,0 112,72 104,84 108,71 8-10m3 318 69,89 394 77,87 545 83,85 123,90 138,32 130,91 >10m3 82 18,02 50 9,88 40 6,15 60,97 80,0 69,84 Biểu 8 (ti ếp). Tình hình sử dụng hầm khí biogas trong toàn huyện qua 3 năm (2008-2010) Diễn giảỉ 2008 2009 2010 So sánh (%) S.lg (hầm) C.cấu (%) S.lg (hầm) C.cấu (%) S.lg (hầm) C.cấu (%) 09/08 2010/09 BQ 3. Tình trạng hầm a. Số hầm hoạt động tốt 440 96,70 476 94,07 614 94,46 108,18 128,99 118,12 - Xây bằng gạch 438 99,55 461 96,85 584 95,11 105,25 126,68 115,47 + Tự xây 382 87,21 397 86,12 501 85,79 103,93 126,20 114,52 + Theo dự án 56 12,79 64 13,88 83 14,21 114,29 129,68 121,74 - Composite 2 0,45 15 3,15 30 4,89 750,0 200,0 387,23 b. Số hầm bị trục trặc 10 2,20 15 2,96 18 2,77 150,0 120,0 134,16 c. Số hầm không sử dụng được 5 1,10 15 2,96 18 2,77 300,0 120,0 189,74 - Do hư hỏng 3 0,66 5 0,99 7 1,08 166,67 140,0 152,75 + Xây bằng gạch 3 100,0 5 100,0 7 100,0 166,67 120,0 141,42 + Composite 0 0 0 0 0 0 0 0 - - Do không chăn nuôi 2 0,44 10 1,98 12 1,85 500,0 120,0 244,95 + Xây bằng gạch 2 100,0 10 100,0 12 100,0 500,0 120,0 244,95 + Compsite 0 0 0 0 0 0 0 0 - Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thái Thụy Mô hình biogas được áp dụng vào huyện Thái Thụy từ năm 1998 qua chương trình “hướng dẫn kỹ thuật xây hầm Biogas “trên truyền hình. Qua hơn 10 năm, công nghệ hầm khí biogas ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi trên địa bàn huyện. Thời kỳ đầu áp dụng hầm khí biogas chủ yếu là bể biogas xây bằng gạch. Năm 2002, huyện đã cử các đồng chí cán bộ lãnh đạo xã đi tham quan mô hình biogas ở một số huyện của tỉnh Hà Tây, đây là mô hình do tỉnh hỗ trợ đầu tư kỹ thuật và một phần vốn. Qua đợt tham quan đó, các đồng chí lãnh đạo là những người đầu tiên, gương mẫu xây dựng thí điểm. Một số hợp tác xã đã thành lập đội phụ trách về kỹ thuật xây hầm biogas. Xuất phát từ hiệu quả của ứng dụng biogas trong quá trình chăn nuôi mà các hộ gia đình trên địa bàn huyện phần lớn tự bỏ vốn của mình ra để xây hầm biogas. Tính đến năm 2008 toàn huyện đã có 455 hầm, trong đó chủ yếu là hầm xây bằng gạch chiếm 99,56%. Dung tích hầm chủ yếu vấn là loại cỡ 8 -10m3 chiếm 69,89% năm 2008 tăng lên 83,85% năm 2010. Tình trạng hoạt động của cá hầm lúc này bắt đầu có nhiều trục trặc. Tỷ lệ hầm hoạt động tốt đã bị giảm từ 96,7% năm 2008 xuống còn 94,46% năm 2010, số hầm không sử dụng tăng lên từ 5 hầm năm 2008 lên 18 hầm năm 2010. Số hầm không sử dụng được là do 2 nguyên nhân: thứ nhất là do hư hỏng, hầm bị hư hỏng không sử dụng được toàn bộ là hầm từ xây bằng gạch, còn lại số hầm do dự án khí sinh học quốc gia và hầm composite đảm bảo an toàn về thông số kỹ thuật; thứ hai là do các hộ gia đình không chăn nuôi nữa vì có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, những hộ đó đã chuyển sang làm dịch vụ, hoặc làm một số ngành nghề khác có giá trị kinh tế cao hơn chăn nuôi, hoặc do hộ đó bị chăn nuôi thua lỗ nên không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi nữa. Năm 2008, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường Thái Bình đã thực hiện Dự án khí sinh học trong phát triển ngành chăn nuôi, do Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp PTNT làm chủ đầu tư. Đây là dự án nằm trong chương trình do Hà Lan tài trợ giai đoạn 2. Năm 2008, cùng với vốn đối ứng của tỉnh là 287,5 triệu đồng, Dự án sẽ hỗ trợ cho 500 hộ xây dựng hầm biogos, mỗi hộ được hỗ trợ 1.200.000 đồng. Tính cuối năm 2008, toàn huyện Thái Thụy đã có 56 hầm xây theo chương trình dự án chiếm tỷ trọng 12,36%, tăng lên 83 hầm năm 2010, bình quân qua 3 năm, số hầm xây theo dự án tăng 21,74%, con số này còn rất nhỏ so với tổng số hầm biogas trong toàn huyện. Qua quá trình trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, người dân huyện Thái Thụy cũng đã bắt đầu áp dụng hầm composite vào chăn nuôi, tính ưu việt của loại hầm này hơn hẳn hầm biogas xây bằng gạch, tính đến năm 2008 toàn huyện mới chỉ có 2 hầm những đến năm 2010 đã tăng lên 30 hầm. Con số này vẫn còn rất nhỏ so với số hầm biogas trong toàn huyện. Tóm lại, năm 2010 có thể coi là năm thực sự đưa mô hình biogas vào nhân rộng ở huyện Thái Thụy. Mặc dù kinh phí nhận được từ dự án chương trình khi sinh học quốc gia là rất ít nhưng các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã tự bỏ tiền ra để xây hầm biogas phục vụ cho sinh hoạt, điều này cho thấy xu hướng mở rộng, phát triển biogas trong toàn huyện sẽ còn tăng với tốc độ tăng nhanh hơn. Vì Thái Thụy nói riêng cũng như Thái Bình nói chung là địa bàn ứng dựng công nghệ khí sinh học biogas muộn nên đã lựa chọn được mô hình phù hợp với điều kiện của hộ nông dân trong huyện. Người phụ trách xây hầm chủ yếu là thợ trong xã được đi tham quan, đi tập huấn, tự học hỏi trên đài, báo, truyền hình nên giá tiền xây hầm có thể rẻ hơn so với các nơi khác. Tuy nhiên, đa số các thợ xây dựng là những người nông dân, kinh nghiệm, trình độ, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên nên việc xây hầm còn hạn chế về mặt kỹ thuật, về việc chọn nền đất, chọn nguồn nước phù hợp. Do đó trong giai đoạn 2008 -2010 vấn còn một số hầm bị trục trặc về mặt kỹ thuật dẫn đến hoạt động không tốt. Bởi vậy, vấn đề phổ biến kỹ thuật xây hầm biogas là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để nhân rộng mô hình biogas trong toàn huyện. 4.1.3 Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas ở các xã điều tra a) Tình hình phát triển chăn nuôi ở các xã điều tra Phát triển biogas mang lại kết quả tốt và hiệu quả cao. Để phát triển biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. * Kết quả chăn nuôi của 3 xã điều tra - Kết quả chăn nuôi ở xã Thụy Ninh Thụy Ninh là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Thái Thụy, xa các trục đường giao thông lớn, xa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện; là nơi tiếp giáp của ba huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) và huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) với tổng diện tích tự nhiên 734ha, trong đó diện tích đất canh tác là 425ha với 8 thôn, 1.784hộ, 7.431 nhân khẩu; nghề nghiệp chính của đa số nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản - thương mại dịch vụ năm 2010 là 42,2%-32,6%-25,2%. Địa phương được huyện  chọn là đơn vị xây dựng thí điểm khu chăn nuôi tập trung của tỉnh từ năm 2006, tại cánh đồng Chiều Tô và sau 4 năm đầu tư sản xuất đến nay khu chăn nuôi tập trung này được đánh giá có hiệu quả nhất trong số 7 khu chăn nuôi tập trung của tỉnh. Cũng nhờ phát triển chăn nuôi, nhiều hộ gia đình ở Thụy Ninh có thu nhập, thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Đầu những năm 2000, phong trào chăn nuôi của Thụy Ninh, nhất là chăn nuôi lợn nái ngoại phát triển rất mạnh. Có thời điểm, toàn xã nuôi 2.000 lợn nái, 3.000 đến 4.000 lợn thịt, 35 đến 45 ngàn con gia cầm các loại, nhưng hầu hết phân tán trong khu dân cư. Chăn nuôi phát triển đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con, nhiều gia đình trở nên giàu có nhờ mở rộng chăn nuôi. Song bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn, phân tán trong khu dân cư đã gây  ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm. Trước thực tế trên, năm 2004, Đảng bộ xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển chăn nuôi, chủ trương  tập trung chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại theo vùng quy hoạch. Vận động nhân dân dồn đổi ruộng cho nhau, chuyển đổi những diện tích úng trũng, cấy lúa kém hiệu quả ven sông Hoá sang xây dựng mô hình VAC tổng hợp: trên bờ xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tận dụng nguồn phân nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Xã yêu cầu những hộ đăng ký ra vùng chăn nuôi phải có đơn cam kết, xây dựng đề án sản xuất, hướng đầu tư cụ thể, tự chủ vươn lên, không trông chờ, ỉ lại các cấp, các ngành hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Kết quả, Thụy Ninh đã chuyển đổi được 40 ha diện tích sang đầu tư xây dựng các mô hình VAC kết hợp. Những hộ đầu tư phát triển chăn nuôi với số lượng lớn được tạo điều kiện giao đất, đầu tư xây dựng trang trại. Mỗi năm, địa phương phối hợp với một số đơn vị, các công ty chế biến thức ăn gia súc tổ chức khoảng 10 đợt tập huấn, chuyển giao  các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi cho người dân.  Nhờ đó, mỗi chủ gia trại, trang trại đều là những cán bộ thú ý tại gia đình, nắm chắc, thực hành thuần thục các kiến thức chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, tự tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của mình. Phong trào chăn nuôi của Thụy Ninh cũng vì thế mà được duy trì ổn định ngay cả thời điểm dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi và hiện tại phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Toàn xã hiện có 102 gia trại, trang trại, trong đó 81 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận. Hầu hết các trang trại đều tổ chức chăn nuôi đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hoá, ngoài nuôi lợn còn có gia cầm và thả cá nước ngọt. Tổng đàn lợn nuôi thả toàn xã hàng năm đạt trên 4.000 con, đàn gia cầm đạt trên 50 ngàn con. Trong đó, riêng số lượng gia súc, gia cầm trong các gia trại, trang trại chiếm từ 70 đến 80%.  Năm 2009, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Thụy Ninh đạt 6,6 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 8,23 tỷ đồng, chiếm 42% tổng thu ngành nông nghiệp. Xã đã xây dựng khu chăn nuôi tập trung tại khu vực Chiều Tô với tổng diện tích 6,7ha, đã có 14 hộ gia đình được giao đất và đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, đã xây dựng hạ tầng khu vực chăn nuôi tập trung: Đường giao thông, hệ thống kênh mương, cống dẫn và cống tiêu nước, hệ thống điện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm 2007 và hiện nay các hộ gia đình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cấy lúa; song song với đó còn có nhiều trang trại, gia trại được đầu tư xây dựng từ năm 2000 đến nay đều phát huy hiệu quả cao hơn 2-3 lần so với cấy lúa; trong đó, có một số hộ gia đình đã mạnh dạn đưa giống con mới vào chăn nuôi như nuôi cá Sấu, Giun đất … có nhiều hộ gia đình chăn nuôi có quy mô tương đối lớn từ 1.000 đến 3.000 con gia cầm, hiện nay để tạo điều kiện cho hộ gia đình tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại xã đang quy hoạch mở rộng Khu chăn nuôi tập trung Chiều Tô thêm 5ha, nâng tổng diện tích chăn nuôi khu vực lên trên 12ha. đến nay tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước đầu tư cho khu chăn nuôi tập trung đạt đến 4 tỷ đồng, bình quân mỗi chủ trang trại cũng đã bỏ ra từ 300 đến 500 triệu đồng để sản xuất theo quy mô lớn. Tất cả các hộ trong khu chăn nuôi tập trung đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bà con rất yên tâm đầu tư cho sản xuất. Đến nay, hầu hết các hộ đều có thu, hộ nào mới đầu tư mỗi năm cũng lãi vài chục triệu đồng, còn những hộ ra đợt đầu, tổ chức sản xuất quy mô lớn có nguồn thu cả trăm triệu đồng. Từ khi Thụy Ninh đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại theo quy mô tập trung ,  tính bình quân 1 ha vùng chuyển đổi  cho hiệu quả kinh tế gấp từ 3 đến 4 lần cấy lúa. Khi xây dựng các gia trại, trang trại ở đây, chăn nuôi phân tán trong các khu dân cư giảm dần, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Hơn thế, sản xuất chăn nuôi theo quy mô lớn, hầu hết các hộ dân đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Vì vậy, từ khi đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung, Thụy Ninh chưa để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp của hộ nông dân xã Thụy Ninh - Thái Thụy - Kết quả chăn nuôi ở xã Thái Thọ Xã Thái Thọ nằm ở phía nam huyện Thái Thụy, phía đông giáp xã Mỹ Lộc, phía bắc giáp xã Thái Thịnh, phía tây giáp xã Thái Thành, phía nam giáp sông Trà Lý là ranh giới của huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải. Trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi. Hiệu quả không kém khu chăn nuôi Thụy Ninh, hiện nay khu chăn nuôi Thái Thọ được quy hoạch trên diện tích 50ha tại cánh đồng thôn Giáo Lạc. Trong đó, 12,6 ha đã giao đất xây dựng 2 trang trại sản xuất hiệu quả, mỗi năm cung ứng ra thị trường 19.500 con lợn sữa, 250 tấn lợn thịt, 3,5 tấn gia cầm thịt và gần 45 tấn cá nước ngọt các loại. Nhờ những nỗ lực đẩy mạnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung nên mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, thị trường, nhưng chăn nuôi của Thái Thọ vẫn đạt được những kết quả toàn diện, tăng nhanh về số lượng đàn và hiệu quả sản xuất, chuyển mạnh từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung, sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó hình thành mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân với các công ty sản xuất giống, thức ăn nuôi theo hình thức chăn nuôi gia công. - Kết quả sản xuất chăn nuôi ở xã Thụy Thanh Xã Thụy Thanh nằm ở phía Tây Nam của huyện Thái Thụy, phía Đông giáp với các xã Thụy Phong, Thụy Duyên huyện Thái Thụy, phía Tây giáp xã Đông Kinh huyện Đông Hưng, xã Đông Tân (Đông Hưng) ở phía Nam, xã Đông Cường huyện Đông Hưng và xã Đồng Tiến huyện Quỳnh Phụ ở phía Bắc. Thụy Thanh là xã thuần nông, chủ yếu là trồng lúa nước kết hợp với sản xuất vụ đông và chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi ở xã Thụy thanh theo kiểu bán công nghiệp. Vì chăn nuôi theo hình thức bán công nghiêp nên hộ nông dân cũng cần một số vốn khá lớn để đầu tư thức ăn cho chăn nuôi. Đàn gia súc gia cầm được giữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc160.doc
Tài liệu liên quan