MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình, bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 5
1. 1. Bảo hiểm tiền gửi 5
1.1.1. Khái nệm về Bảo hiểm tiền gửi 5
1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi 6
1.1.3. Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi 7
1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi 8
1.2. Kinh nghiệm BHTG ở một số nước trên thế giới 17
1.2.1. Bảo hiểm tiền Mỹ 17
1.2.2. Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản 19
1.2.3. Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan 23
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở ĐBSCL 25
2.1. Sự cần thiết khách quan hình thành BHTG Việt Nam 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam 26
2.2. Những thành tựu của BHTG Việt Nam (từ năm 1999 – 2008)
29
2.2.1. Đối với hệ thống NHTM và tổ chức phi ngân hàng 29
2.2.2. Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 32
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 33
2.3.1. Những hạn chế 34
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 47
2.4. Thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam ở khu vực ĐBSCL
49
2.4.1. Quá trình thành lập 49
2.4.2. Những thành tựu của Chi nhánh khu vực ĐBSCL 50
2.4.3. Những tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh 53
2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại 55
Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHTG VIỆT NAM Ở ĐBSCL 57
3.1. Những định hướng chủ yếu về phát triển BHTG ở ĐBSCL 57
3.1.1. Chiến lược phát triển của BHTGVN giai đoạn 2006 – 2015 57
3.1.2. Chiến lược phát triển của BHTGVN Khu vực ĐBSCL 58
3.2. Dự báo về phát triển BHTG ở ĐBSCL 59
3.2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng. 59
3.2.2. Đối với quản lý rủi ro 60
3.3. Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở ĐBSCL 61
3.3.1. Hoàn thiện qui trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND tạo chỗ dựa vững chắc cho tín dụng ở nông thôn 61
3.3.2. Xây dựng quỹ hỗ trợ tiền gửi ngân hàng, từ nguồn vốn của NHTM nhằm hỗ trợ rủi ro tiền gửi 66
3.3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ BHTG ở ĐBSCL 66
3.3.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tiền gửi 67
3.3.5. Tái cơ cấu bộ máy quản lý của hệ thống BHTG ở ĐBSCL 68
3.3.6. Xây dựng mô hình BHTGVN trong điều kiện hội nhập 68
3.4. Các giải pháp hỗ trợ 75
3.4.1. Của Chính phủ 75
3.4.2. Của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 76
3.4.3. Môi trường pháp lý 78
3.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực 79
Kết luận 81
Danh mục tài liệu tham khảo
Các phụ lục, mô hình
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phát triển bảo hiểm tiền gửi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh pháp lý:
Các quốc gia trên thế giới, khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi được thành lập và đi vào hoạt động thì đã có luật điều chỉnh ngay, trong khi đó, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG ở Việt Nam mới ở mức nghị định (Nghị định 89 và Nghị định 109 của Chính phủ). Vì thiếu một khung pháp lý vững chắc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG nên phần nào đã làm hạn chế BHTG Việt Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của một tổ chức BHTG theo thông lệ quốc tế. Như chúng ta đã biết, mục tiêu chính của BHTG là bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhằm thực hiện mục tiêu này BHTG Việt Nam cần có các cơ sở pháp lý được thể hiện ở ba vấn đề được qui định tại Nghị định của Chính phủ như sau:
- Tư cách là chủ nợ khi chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
- Quy định phải tham gia thanh lý tài sản tại đơn vị được BHTG Việt Nam chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
- Quy định được nhận lại tiền chi trả từ nguồn thanh lý tài sản của đơn vị được BHTG Việt Nam chi trả theo trật tự ưu tiên được qui định;
Trong thực tế ba vấn đề nói trên chưa được các văn bản pháp qui thể hiện một cách rõ ràng và thống nhất.
Vấn đề qui định tư cách chủ nợ khi BHTG Việt Nam chi trả tiền gửi: tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP qui định “khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi...”. Tại điều 20 của Nghị định này qui định “trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó với số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả cho người gửi tiền”. Thực tế trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều đơn vị bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động, do mất khả năng thanh toán, thì không có nghĩa là tổ chức đó bị phá sản. Tính đến 30/01/2008, BHTG Việt Nam đã chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 35 đơn vị bị mất khả năng chi trả và bị chấm dứt hoạt động nhưng việc xác định tư cách chủ nợ của BHTG Việt Nam thật sự không rõ ràng, mặt khác các đơn vị này vẫn không phải là tổ chức tuyên bố bị phá sản.
Vấn đề qui định vị trí của BHTG Việt Nam trong hội đồng thanh lý:
Trong thời gian mới đi vào hoạt động, đến ngày 31/03/2003, BHTG Việt Nam đã chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 30 tổ chức tham gia BHTG, tuy nhiên ở giai đoạn này thì BHTG Việt Nam không hề tham gia vào quá trình thanh lý của những tổ chức này. Trong khi đó theo qui định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5, khi BHTG Việt Nam chi trả tiền gửi cho tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng chi trả thì BHTG Việt Nam sẽ trở thành chủ nợ và được quyền tham gia quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo qui định của Luật phá sản, điều này trái với cách thức và thông lệ BHTG trên thế giới.
Đến ngày 21/10/2003, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra chỉ thị số 06/2003/CT-NHNN, theo tinh thần chỉ thị này thì BHTG Việt Nam được tham gia vào Hội đồng thanh lý của các tổ chức tham gia BHTG, tuy nhiên trên thực tế vai trò là thành viên Hội đồng thanh lý của BHTG Việt Nam chỉ mang tính hình thức, bởi vì mọi hoạt động của hội đồng này do tổ giám sát của Ngân hàng nhà nước trên địa bàn có tổ chức tín dụng bị phá sản trực tiếp điều hành, điều này cũng làm cho hiệu quả hoạt động của các hội đồng thanh lý rất kém, thời gian kéo dài.
Sự không tách bạch rõ ràng giữa công cụ tài chính và công cụ quản lý Nhà nước nên hoạt động bảo hiểm tiền gửi chưa đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức tín dụng và người gửi tiền, vì lẽ đó đã làm cho tính chất của Bảo hiểm tiền gửi là làm giảm thiểu rủi ro cho các TCTD chỉ mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ của người gửi tiền một cách tích cực, bảo đảm sự phát triển bền vững của các tổ chức nhận tiền gửi.
Vấn đề quy định cho phép BHTG Việt Nam có quyền nhận lại số tiền đã chi trả cho tổ chức tham gia BHTG, từ nguồn thanh lý tài sản: BHTG Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên theo trật tự ưu tiên được qui định bởi văn bản pháp lý chưa hề nhắc đến tổ chức BHTG, điều này được thể hiện trong nội dung quy chế thu hồi giấy phép và hoạt động của QTDND và việc thanh lý QTDND dưới sự giám sát của Ngân hàng nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 101/2000/QĐ-NHNN17, ngày 23/03/2000 qui định thanh toán cho các chủ nợ theo trật tự ưu tiên như sau:
1). Các khoản lệ phí, chi phí cho việc giải thể QTDND;
2). Các khoản tiền của Nhà nước và các TCTD khác cho vay đặc biệt dưới các hình thức cho vay, gửi tiền có mục đích nhằm hỗ trợ chi trả tiền gửi dân chúng (nếu có).
3). Các khoản tiền gửi của khách hàng;
4). Các khoản vay của QTDND khu vực, QTDND trung ương và vay của các tổ chức và cá nhân khác;
5). Các khoản nợ thuế (nếu có);
6). Trả vốn góp cho thành viên theo khả năng tài chính hiện có trên tinh thần ưu tiên trả vốn xác lập trước và bảo đảm công bằng giữa các thành viên.
Như vậy, theo những qui định trên, việc qui định chủ nợ của BHTG Việt Nam tại những qui định này là phủ định vai trò chủ nợ của BHTG Việt Nam được qui định theo Nghị định 89/1999 của Chính phủ, trong thanh toán tiền thanh lý tài sản không có qui định vị trí của BHTG Việt Nam, điều này cũng gây nên khó khăn cho BHTG Việt Nam trong việc thu hồi sau thanh lý, số tiền mà BHTG Việt Nam đã chi trả (xem hình 2.2)
Hình 2.2 - Đồ thị minh hoạ thu hồi tiền gửi được bảo hiểm
tại khu vực ĐBSCL
ĐVT: nghìn đồng
Nguồn: BHTG Việt Nam CN khu vực ĐBSCL (năm 2008)
Qua số liệu trên chúng ta nhận thấy BHTG Việt Nam chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại tỉnh Kiên Giang từ những năm 2000 số tiền là 8.703.989.000 đồng, đến tháng 06/2008 chỉ thu hồi được 1.947.074.000 đồng, việc thu hồi tiền gửi được bảo hiểm hoàn toàn không được chủ động, việc thu hồi chậm làm ảnh hưởng đến việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền sau thanh lý, làm cho người dân mất lòng tin vào tổ chức BHTG.
2.3.1.2. Nguồn nhân lực hạn chế
Nguồn nhân lực là một thách thức lớn của tổ chức BHTG Việt Nam, trong những ngày mới thành lập BHTG Việt Nam được cơ cấu nguồn cán bộ từ Ngân hàng nhà nước, với một nguồn lực có hạn chưa đáp ứng đủ nhiệm vụ và vai trò của BHTG Việt Nam đối với ngành tài chính ngân hàng. Mặt khác, việc chuẩn hóa đội ngũ cho BHTG Việt Nam do chưa có một trung tâm đào tạo mang tính chuyên nghiệp, từ đó việc tác nghiệp cho ngành chưa thực sự có chất lượng.
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy của BHTG Việt Nam, mạng lưới hoạt động của các chi nhánh mang tính khu vực. Cả nước hiện nay có 6 chi nhánh khu vực, mỗi chi nhánh khu vực trung bình quản lý từ 10 tỉnh thành phố, với nguồn nhân lực có hạn về số lượng phải đảm trách một khối lượng công việc rất lớn, chính điều này đã làm cho bộ máy hoạt động của BHTG Việt Nam kém chất lượng, tính đến cuối năm 2007, toàn hệ thống BHTG Việt Nam chỉ có 600 CBNV là một con số quá ít để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng mà vai trò và chức năng của BHTG Việt Nam phải đảm trách.
2.3.1.3. Sự nhận thức chưa đúng về chức năng nhiệm vụ của BHTG Việt Nam của các chi nhánh Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tham gia BHTG.
Nhiều cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các chi nhánh của một số ngân hàng Nhà nước ở một số tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng chưa thực sự am hiểu về hoạt động của BHTG Việt Nam, nhiều ý kiến thể hiện sự bất hợp tác với BHTG Việt Nam trong lĩnh vực như sau:
- Kiểm tra hoạt động an toàn của các tổ chức tham gia BHTG mà BHTG Việt Nam cần thực hiện: Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tham gia BHTG cho rằng việc BHTG Việt Nam thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG là không cần thiết, mặc dù trong văn bản pháp luật có qui định bởi vì hoạt động này dễ bị chồng chéo vì chức năng thanh tra của Ngân hàng nhà nước đã thực hiện rồi. Quan điểm trên hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế, thực tiển hoạt động ngân hàng trên thế giới cho thấy có tính phức tạp và rủi ro rất cao, nếu có xảy ra những bất ổn sẽ làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến các ngành kinh tế khác, đến chế độ chính trị của quốc gia. Chính vì vậy, công tác kiểm tra giám sát ngân hàng thương mại là một việc vô cùng quan trọng, nó làm cho hoạt động ngân hàng được duy trì hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Thông thường ở các nước trên thế giới, ngoài ngân hàng Trung ương ra, tổ chức BHTG còn tham gia kiểm soát hoạt động ngân hàng là tất nhiên theo luật định, việc giám sát hoạt động ngân hàng bằng nhiều kênh khác nhau giúp cho các ngân hàng thương mại kiểm soát rủi ro, kịp thời khắc phục và ngăn chặn những sai phạm, từ đó làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.
Hiện nay ở Việt Nam các tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước. Các TCTD hàng năm được thanh tra ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố thực hiện công tác này một lần, nhưng do nguồn lực tại các chi nhánh thường rất hạn chế, việc các NHTM ngày càng lớn mạnh trong khi đó qui mô của NHNN chưa đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực cho đội ngũ thanh tra viên làm công tác thanh tra tại các TCTD, điều này làm cho công tác thanh tra tại chỗ chưa thực sự đáp ứng được, nhiều tỉnh thành có số lượng NHTM hoạt động thì các QTDND cơ sở thường bị bỏ ngõ, có nhiều đơn vị từ khi thành lập, đến nay chưa có bất kỳ một lần nào thanh tra của NHNN đến làm việc (các QTDND tỉnh Kiên Giang).
Như vậy khi BHTG Việt Nam thực hiện công tác kiểm tra tại các QTDND sẽ góp phần cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn cũng như kịp thời khắc phục được những sai sót trong hoạt động ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động giảm thiểu rủi ro.
2.3.1.4. Thiếu động lực cạnh tranh:
Hoạt động của BHTG Việt Nam là không vì mục tiêu lợi nhuận, chính là tổ chức của Chính phủ không có đối thủ cạnh tranh dễ dẫn đến tính độc quyền cung cấp dịch vụ sản phẩm mà không có bất kỳ một tổ chức nào có quyền tham gia, từ đó làm giảm sút động lực cạnh tranh để phát triển
2.3.1.5. Các sản phẩm dịch vụ nghèo nàn.
- Nghiệp vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm: đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản của BHTG Việt Nam, từ khi được thành lập đến nay, BHTG Việt Nam đã thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 1517 người gửi tiền tại 35 QTDND cơ sở ở 12 tỉnh, thành phố với số tiền là gần 18 tỷ đồng, việc chi trả tiền gửi là một biện pháp cuối cùng khi không còn biện pháp nào nhằm khôi phục sự hoạt động của một tổ chức tham gia BHTG, nhưng đây cũng chính là một nghiệp vụ mà tạo ra niềm tin cho công chúng khi BHTG chi trả tiền gửi một cách kịp thời tránh đổ vỡ dây chuyền cho các TCTD khác còn đang hoạt động.
Qua thực tế kiểm chứng, việc chi trả tiền gửi vừa qua đối với các QTDND tại tỉnh Kiên Giang còn quá chậm, nguyên nhân này bắt nguồn từ việc quản lý của Chi nhánh NHNN sở tại thiếu sự chặc chẽ, nguồn nhân lực rất hạn chế, tại tỉnh này vào những năm 1993-1996 có đến 43 QTDND cơ sở được thành lập và hoạt động, trong khi đó chỉ có duy nhất một Phòng quản lý các TCTD của chi nhánh NHNN giám sát, điều này làm cho việc giám sát hoạt động của các QTDND không thường xuyên, từ đó thiếu sự chấn chỉnh kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước từ đó dễ dàng dẫn đến các QTDND lâm vào tình trạng hoạt động yếu kém, mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản phải chi trả tiền gửi.
Khi BHTG Việt Nam tiến hành chi trả, việc tiếp nhận hồ sơ và công tác kiểm tra xác nhận số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm để tiến hành chi trả cho người gửi tiền, thời gian này kéo dài quá lâu, trong khi đó chưa có một qui trình thống nhất cho công tác này. Mặt khác cán bộ nghiệp vụ của BHTG Việt Nam cũng còn hạn chế về mặt chuyên môn trong công tác chi trả làm cho người gửi tiền phải chờ đợi quá lâu khi nhận được tiền gửi được bảo hiểm.
- Đối với nghiệp vụ kiểm tra: Đây là nghiệp vụ then chốt, hàng đầu quyết định mục tiêu hoạt động của BHTG có đạt được mục tiêu đề ra hay không, tuy nhiên trong thời gian qua công tác kiểm tra các tồ chức tham gia BHTG còn nhiều vấn đề được thể hiện qua những nội dung chính: chất lượng kiểm tra chưa cao; về phương pháp kiểm tra thiếu khoa học; số lượng kiểm tra còn ít, thời gian qua chủ yếu tập trung ở hệ thống QTDND. Đối với các NHTM thì BHTG Việt Nam chỉ mới kiểm tra việc tính nộp phí, kiểm tra tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm.
Mặt khác, công tác kiểm tra là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm tổng hợp, nhiều cán bộ trong hệ thống BHTG và nhất là ở các chi nhánh khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác kiểm tra tại các tổ chức tham gia BHTG. Hiệu quả công tác kiểm tra chưa ca, do hạn chế bởi trình độ cán bộ nghiệp vụ. Trong những năm năm khi mới thành lập nguồn cán bộ chủ yếu được điều chuyển từ ngân hàng nhà nước các tỉnh thành phố sang nhưng số lượng này cũng rất là hạn chế, chủ yếu tập trung ở cán bộ khung, còn nhân viên tác nghiệp thì thiếu và chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó công tác kiểm tra thời gian qua vẫn gặp phải nhiều ý kiến bất đồng từ phía các chi nhánh NHNN một số tỉnh, thành phố, từ đó làm ảnh hưởng đến việc triển khai công tác kiểm tra của BHTG Việt Nam.
Về phương pháp kiểm tra chưa khoa học bởi vì BHTG Việt Nam chưa chuẩn hóa được qui trình và nội dung công tác kiểm tra. Từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến tháng 08/2001, BHTG Việt Nam mới ban hành quyết định số 64/2001/QĐ-HĐQT ban hành qui định kiểm tra tổ chức tham gia BHTG. Quy định này đánh dấu một bước tiến về việc chuẩn hóa công tác kiểm tra, nhằm thúc đẩy công tác kiểm tra đi vào chiều sâu. Tuy nhiên trong văn bản này còn nhiều tiêu chí khi kiểm tra trùng lắp với công tác thanh tra của NHNN từ đó làm cho nhiều tổ chức tham gia BHTG không mặn mà lắm với cách làm của BHTG Việt Nam.
- Công tác giám sát từ xa: công tác này được BHTG Việt Nam đưa vào từ năm 2002, thực chất công tác này ban đầu lấy từ số liệu báo cáo của NHNN chứ không phải từ báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG, có ba nguyên nhân chưa thực hiện được đó là : chưa có mô hình công tác giám sát, phần mền quản lý và các điều kiện về thông tin của tổ chức tham gia BHTG nhất là đối với QTDND cơ sở.
Về thực chất, công tác giám sát từ xa là xử lý những số liệu báo cáo từ tổ chức tham gia BHTG là công việc tác nghiệp thông qua những tiêu chí nào cần thiết mà BHTG cần khai thác nhằm phục vụ cho chuyên môn. Việc cần thiết có một mô hình khung chuẩn hóa hoạt động này là cần thiết. Bên cạnh đó việc cần thiết phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại kết nối với hệ thống của các tổ chức tham gia BHTG truyền dữ liệu theo quy định của BHTG Việt Nam. Thực chất công tác giám sát từ xa là rất quan trọng, hiện nay trên thế giới các tổ chức BHTG xem công tác này là trọng tâm, nếu thực hiện tốt quy trình giám sát việc kiểm soát rủi ro góp phần cảnh báo sớm cho tổ chức tham gia BHTG sớm khắc phục làm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng, công tác này cũng như một giải pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa những “căn bệnh” từ bên trong của hoạt động ngân hàng.
- Công tác tuyên truyền quảng cáo: công tác tuyên truyền quảng cáo của BHTG Việt Nam trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Việc hạn chế quảng cáo phần lớn do ý chí chủ quan do cơ chế điều hành hoạt động BHTG. Như chúng ta biết mục tiêu của BHTG Việt Nam theo tinh thần Nghị định 89 của Chính phủ là không vì lợi nhuận, hoạt động BHTG là một định chế tài chính của Chính phủ hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và ổn định chính trị, đây là một tổ chức độc nhất tại Việt Nam không hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm, không bị chi phối bởi Luật doanh nghiệp, không phải nộp thuế, những sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt Nam là loại hàng hóa công không thuần tuý và do đó việc có quảng cáo hay không quảng cáo thì tất cả các tổ chức tham gia BHTG phải sử dụng dịch vụ này bởi vì đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc được pháp luật qui định. Trong nền kinh tế thị trường, những hàng hóa dịch vụ mà công chúng tiêu dùng mang tính thực tiễn rất cao, nó đánh giá sản phẩm dịch vụ đó mang lại cho họ những giá trị tiêu dùng nào có lợi ích thiết thực, việc BHTG Việt Nam bán sản phẩm dịch vụ một cách bắt buộc cho các TCTD mà người tiêu dùng nhận biết một cách gián tiếp, đó chính là một điểm rất khó việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của BHTG Việt Nam đến với công chúng.
Tuy nhiên nói như thế cũng cần phải có những hình thức quảng bá thương hiệu BHTG Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng hơn nữa nhằm tạo ra sự hiểu biết của công chúng về một tổ chức mà bảo vệ người gửi tiền khi có sự đổ vỡ ngân hàng xảy ra. Vừa qua, phương thức quảng cáo chưa phong phú, chỉ rãi rác trên một vài tạp chí tài chính ngân hàng, những hội nghị quảng bá về BHTG Việt Nam trong thời gian đầu được các chi nhánh khu vực tổ chức trên địa bàn quản lý, mục tiêu chính quảng cáo tuyên truyền của tổ chức BHTG Việt Nam nhằm để cho công chúng nhận biết được còn rất hạn chế. Tại các QTDND cơ sở được BHTG Việt Nam chi trả tại tỉnh Kiên Giang vừa qua, rất nhiều người khi nhận được tiền gửi được bảo hiểm mới biết rằng số tiền còn lại họ sẽ được nhận sau quá trình thanh lý tài sản của QTDND bị phá sản. Đây chính là một sự thiếu thông tin từ công tác tuyên truyền về trách nhiệm bồi thường của tổ chức BHTG. Qua điều tra thực tế tại khu vực ĐBSCL, với cở mẩu là 102 người gồm 60 người gửi tiền, 36 người không gửi tiền, bằng phương pháp pháp phỏng vấn trực tiếp cho kết quả như sau:
Tần suất
Tỷ lệ %
Không gửi tiền
36
35,3
Có gửi tiền
60
58,8
Từ chối cho biết
6
5,9
Tổng số
102
100,0
Bảng 2.1: Phân chia mẫu điều tra theo đối tượng có gửi tiền
Để đánh giá mức độ hiểu biết của công chúng và người gửi tiền, từng đối tượng được phỏng vấn theo mức độ hiểu biết của họ về BHTG và các loại hình bảo hiểm khác. Kết quả cho thấy qua bảng 2.2.
Tần suất
Tỷ lệ %
Không biết đến BHTG
89
87,3
Có biết đến BHTG
13
12,7
Tổng số
102
100,0
Bảng 2.2- Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG
Kết quả trên, chúng ta nhận thấy đa số các đáp viên biết rất ít về BHTG, thể hiện ở tỷ lệ 87,3% đáp viên chưa từng được biết đến BHTG. Chỉ có 12,7% đáp viên là biết đến BHTG.
Để đánh giá mức độ gợi nhớ BHTG, có 7 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm được đưa ra để đáp viên xếp hạng theo mức độ giảm dần từ 1 - 7, kết quả có 85 đáp viên xếp BHTGVN ở hạng từ 5 đến 7, chỉ có 6 đáp viên (5,9%) xếp BHTGVN ở hạng 1 đến 3. Chứng tỏ BHTGVN ít được sự quan tâm của công chúng (xem hình 2.3).
Hình 2.3: Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp của Chi nhánh KV ĐBSCL)
Nhận thức của công chúng về BHTG và vai trò của tổ chức BHTG đối với người gửi tiền và hệ thống tài chính còn hạn chế. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro do sự cố rút tiền hàng loạt khi có những thông tin không chính xác gây hoảng loạn ngân hàng làm mất an toàn hệ thống
- Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính: Đây là một sản phẩm mới của BHTG Việt Nam được thực hiện theo đề án thí điểm thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ tài chính được phê duyệt theo quyết định số 17/NQ-HĐQT-BHTG, ngày 18/05/2005. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành nghiệp vụ hỗ trợ tài chính cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại quyết định số 199/QĐ-BHTG11, ngày 20/07/2005, “Ban hành qui định tạm thời cho vay hỗ trợ đối với QTDND cơ sở”. Thời gian thực hiện được chia thành 2 giai đoạn mỗi giai đoạn 6 tháng, giai đoạn I bắt đầu từ 01/09/2005 đến hết tháng 02/2006, được thử nghiệm ở 3 Chi nhánh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung Nam đó là các chi nhánh khu vực Đông bắc bộ, Bắc Trung bộ và Chi nhánh khu vực Tp. Hồ Chí Minh, giai đoạn II bắt đầu từ tháng 03/2006 đến hết tháng 08/2006. Sau một năm triển khai nghiệp vụ này đến nay, cả nước chỉ mới giải ngân được 2,6 tỷ đồng cho duy nhất một QTDND Lộc Sơn, tại tỉnh Lâm Đồng và món vay này được thu nợ hồi 03/2006. Có tất cả 36 đề nghị vay vốn nhưng tất cả đều không đáp ứng điều kiện của Bảo hiền gửi Việt Nam, Như vậy với nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tài chính mà BHTG Việt Nam triển khai với một qui trình và điều kiện như vừa qua thì nghiệp vụ này được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện một cách thận trọng vì sự an toàn của đồng vốn, và chính điều này làm hạn chế việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt Nam, trong khi đó việc cho vay hỗ trợ tài chính đối với hệ thống QTDND cơ sở là một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu.
- Nghiệp vụ bảo lãnh của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nghiệp vụ này được triển khai sớm hơn, sau hai năm đi vào hoạt động, BHTG Việt Nam ban hành Quyết định số 106/2002/QĐ-HĐQT ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Hội đồng quản trị BHTG Việt Nam. Theo đó các tổ chức tham gia BHTG được BHTG Việt Nam bảo lãnh vay vốn tại các TCTD trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán tiền gửi. Tuy nhiên văn bản này đã ban hành qua tám năm mà chưa có tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nào được sử dụng sản phẩm này, về góc độ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì hầu như không nghe nói đến nghiệp vụ này và vì thế sản phẩm này đã bị quên lãng theo thời gian.
- Mua lại nợ: tại khoản c, Điều 14, Nghị định 89 qui định việc mua lại nợ là một trong những nghiệp vụ hỗ trợ của BHTG Việt Nam, nhưng hiện nay BHTG Việt Nam chưa đủ năng lực tài chính và nhân lực để thực hiện nghiệp vụ này.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
2.3.2.1. Do tính độc quyền:
Theo lý thuyết kinh tế học, độc quyền (monopoly) là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. BHTG Việt Nam là một định chế tài chính thuộc Chính Phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phải nộp thuế, đổi lại tổ chức này cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ tài chính mà không có đối thủ cạnh tranh. Xét trên góc độ thị trường, BHTG Việt Nam do Chính phủ cho quyền khai thác một thị trường bảo hiểm tiền gửi mà không có bất kỳ tổ chức nào tham gia vào, đây chính là trường hợp nhà nước đã tạo ra cơ chế độc quyền cho tổ chức này, chính tính độc quyền này là nguyên nhân làm cho sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt Nam kém chất lượng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động trong môi trường kinh doanh không có đối thủ cạnh tranh, mà cạnh tranh chính là nguồn gốc và động lực của sự phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thiếu đi cái động lực mà làm cho bộ máy hoạt động yếu kém là điều không thể tránh khỏi. Nhìn lại những gì mà Bảo hiểm tiền gửi đã đóng góp cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia trong thời gian qua chưa tương xứng với kỳ vọng mà Chính Phủ giao phó.
2.3.2.2. Bộ máy quản lý kém hiệu quả
Hiện nay BHTG Việt Nam có một hội sở chính và sáu chi nhánh khu vực, trung bình mỗi khu vực quản lý vào khoảng 11 tỉnh. Về mặt nhân sự, trung bình mỗi chi nhánh khu vực có 40 nhân viên, đảm nhiệm một địa bàn rộng lớn, với những nhiệm vụ đặt ra cho BHTG Việt Nam là khó có thể thực hiện được, đó là chưa nói đến năng lực và trình độ cán bộ của BHTG Việt Nam còn hạn chế.
2.3.2.2. Công nghệ quản lý
Đến nay, kể từ ra đời đến nay hoạt động của BHTG chưa áp dụng công nghệ quản lý khách hàng trong cả hệ thống (chỉ nối mạng nội bộ trong hệ thống BHTG từ Chi nhánh khu vực đến Hội sở). Trong xu thế hội nhập, nền kinh tế nhất là lĩnh vực ngân hàng, việc lựa chọn phần mềm quản lý cho BHTG Việt Nam là hết sức quan trọng, trong khi đó những tổ chức tham gia BHTG đã liên tục thay đổi và ứng dụng các phần mền quản lý ngân hàng lõi (core-bank) hiện đại nhằm tăng tính cạnh tranh trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. BHTG Việt Nam là tổ chức bảo hiểm tiền tệ duy nhất tại Việt Nam, do thiếu tính cạnh tranh đã làm cho việc thay đổi công nghệ quản lý quá chậm, từ đó khó hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ của mình cho đối tượng là các tổ chức tham gia BHTG. Hiện nay tại các chi nhánh khu vực, điển hình là chi nhánh khu vực ĐBSCL tại Cần Thơ, chi nhánh này quản lý 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết các máy tính ở đây đều sử dụng mạng nội bộ của Chi nhánh với Hội sở, chưa chưa có phầm mềm chung cho việc khai thác mạng lưới khách hàng là các tổ chức tham gia BHTG, trong khi đó chỉ riêng tại thành phố Cần Thơ, hiện nay có trên 39 các chi nhánh các ngân hàng thương mại hều hết trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin khi làm việc tại các đơn vị này.
2.4. Thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam ở khu vực ĐBSCL
2.4.1. Quá trình thành lập
BHTG Việt Nam Chi nhánh khu vực Đồng bằng sông Cửu long (gọi tắt là chi nhánh khu vực ĐBSCL), được thành lập theo quyết định số 13/2001/QĐ-HĐQT, ngày 02/04/2001, của Hội đồng quản trị BHTG Việt Nam. Chức năng nhiệm vụ chính của chi nhánh là nhằm tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tham gia BHTG hoạt động trên địa bàn bao gồm các tỉnh sau: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Trụ sở chính của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp phát triển bảo hiểm tiền gửi ở khu vực đồng bằng sông cửu long.doc