MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH
DOANH VÀNG 1
1.1 Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế – xã hội . . 1
1.2 Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam – Phân chia lại
bản đồ khai thác và tiêu thụ . . . 2
1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ trên thế giới: . . 2
1.2.2 Tình hình nhập khẩu – khai thác – tiêu thụ tại Việt Nam . . 3
1.2.3 Cách quy đổi giá vàng theo VNĐ: . . . 4
1.3 Các sàn giao dịch vàng hiện nay: . . . 5
1.4 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam . . 6
1.4.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot): . . . 6
1.4.2 Mua bán kỳ hạn (Forward): . . . 6
1.4.3 Nghiệp vụ quyền chọn (Option): . . . 6
1.4.4 Tín dụng vàng: . . . . 7
1.4.5 Mua bán trực tiếp – môi giới: . . . 8
1.4.6 Mua bán trạng thái: . . . . 8
1.4.7 Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng: . . . 8
1.4.8 Kinh doanh phối hợp: . . . 9
1.4.9 Kinh doanh vàng trên tài khoản: . . . 9
1.5 Phân tích những yếu tố làm ảnh hưởng đến giá vàng . . 10
1.5.1 Cung – Cầu . . . .10
1.5.2 Do ảnh hưởng của giá DẦU . . . 11
1.5.3 Tình hình kinh tế của các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu .12
1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến chính sách tài chính - ti ền tệ của các quốc
gia trong điều hành kinh tế – Sức mạnh đồng USD . .14
1.5.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng . .14
1.5.4.2 Ảnh hưởng gián tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng thông qua sức mạnh
đồng tiền . . . .16
1.5.5 Lạm phát . . . .17
1.5.6 Các tác động phụ: . . . .18
1.5.6.1 Chính trị: . . . .18
1.5.6.2 Đầu cơ: . . . . 18
1.5.6.3 Thời tiết – Thiên tai – Chu kỳ lễ hội - Khủng bố . .19
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
- THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI . 20
2.1 Tổng quan tình hình kinh t ế thế giới và Việt Nam từ giữa năm 2007 đến giữa năm
2008 . . . .20
2.1.1 Sự xuống dốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới: . .20
2.1.2 Giá dầu tăng kỷ lục: . . .23
2.1.3 Lạm phát đe dọa: . . . .24
2.1.4 Ảnh hưởng của suy thoái Mỹ đến các nền kinh tế khác: . .25
2.1.5 Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay: . .25
2.2 Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam . .35
2.2.1 Biến động giá vàng trước 2007 trên thị trường quốc tế: . .35
2.2.2 Biến động giá vàng Việt Nam trước 2007: . . 37
2.2.3 Tổng hợp biến động giá vàng thế giới từ năm 2007 đến nay: .38
2.2.4 Tổng hợp biến động giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: .46
2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá
vàng thế giới và những tồn tại ở thị trường kinh doanh tại Việt Nam .50
2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng .51
2.3.2 Tác động từ quy định cấm nhập khẩu vàng của ngân hàng nhà nước .53
2.3.3 Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN . .54
2.3.4 Những tác động do mội trường kinh doanh còn hạn chế: . .54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT
NAM – KIỂM ĐỊNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THEO TỶ GIÁ 56
3.1 Những đề xuất đối với chính sách tỷ giá: . . .56
3.2 Những đề xuất đối với cơ quan hữu trách và các ngân hàng . .58
3.2.1 Đối với cơ quan hữu trách: . . .58
3.2.1.1 Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng . . .58
3.2.1.2 Phát tri ển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế: .59
3.2.1.3 Về quản l ý hoạt động kinh doanh vàng: . .59
3.2.2 Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại: . .60
3.3 Kiểm định biến động giá vàng theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá
vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. . . .62
3.3.1 Kiểm định giá vàng theo sức mạnh đồng USD trong mối tương quan với EUR và
GBP . . . .62
3.3.2 Kiểm định biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. . .64
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ (FED) đã tiến hành các biện pháp làm tăng tính thanh
khoản của thị trường tín dụng như mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu chính phủ
và trái phiếu chính phủ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Bắt đầu từ ngày 18/09/2007, FED
23
tiến hành cắt giảm lãi suất liên ngân hàng đến 6 lần để cứu thị trường, tổng mức cắt
giảm cho đến nay là 3,25%, lãi suất hiện nay là 2%. Để kích thích tiêu dùng khi nền
kinh tế suy thoái, chính phủ Mỹ còn thông qua kế hoạch hoàn thuế cho người dân trị
giá 152 tỷ USD do tiêu dùng của người dân chiếm đến 70% giá trị nền kinh tế Mỹ.
Chưa hết, hiện nay Mỹ đã phải dùng đến tiền thuế của dân để trợ giúp các công ty tư
nhân nổi cộm là vụ Bear Stearns, AIG, Fannie Mae và Freddie Mac…
Bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch FED Ben Bernanke đã trình
quốc hội kế hoạch hành động khẩn cấp để cứu nguy nền kinh tế, cơ quan chứng khoán
quốc gia Mỹ ban hành lệnh cấm bán khống cổ phiếu để hạn chế sự suy thoái của thị
trường chứng khoán. Bộ tài chính Mỹ đang đề xuất khoản tài chính trị giá 700 tỉ USD
để giải cứu thị trường tài chính, các nhà phân tích, chuyên gia một thời không ủng hộ
việc can thiệp hành chánh giờ cũng gật gù với gói giải pháp này vì họ hiểu rằng nguy
cơ quá lớn, nếu không can thiệp thì cái giá phải trả lớn hơn nhiều so với giữ một
nguyên tắc không giải quyết được vấn đề gì, những tập đoàn ngân hàng lớn trước đây
luôn phản ứng với việc chính phủ một số nước can thiệp vào thị trường tài chính giờ
đang “mừng rơi nước mắt” với giải pháp can thiệp thị trường của Chính phủ Mỹ. Ngày
29/09 quyết định quan trọng này đã không được thông qua khiến Phố Wall ngập chìm
trong thất vọng với những mức giảm chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, các chuyên
gia nhận định rằng kế hoạch này sớm muộn cũng phải được thông qua để giải quyết
tình hình ngày càng căng thẳng.
2.1.2 Giá dầu tăng kỷ lục:
Giá dầu cũng là một nhân tố có tầm ảnh hưởng chính đến tình hình lạm phát nền
kinh tế. Tính từ tháng 02/2002 đến nay, USD hạ giá gần 25% trong khi giá dầu tăng lên
gần 500%. Những ngày đầu tháng 7/2008 này, giá dầu vươn đến mức kỷ lục 146
USD/thùng, mức giá này gần gấp đôi so với năm ngoái. Điều này được lý giải một
phần do áp lực cung cầu - được cho là mất cân đối khi nguồn cung của vàng đen là có
giới hạn trong khi cầu luôn phát triển. Mặt khác, chính sách neo giữ tỷ giá (cụ thể là
24
mở rộng cung tiền) các đồng tiền với USD của các quốc gia Châu Á và Trung Đông đã
làm cho các đồng tiền này giảm giá tương đối so với USD khiến nhu cầu nhập khẩu
của Mỹ ngày càng cao, cộng với tác động cắt giảm lãi suất thời gian vừa qua khiến nhu
cầu hàng hoá tăng cao, chính điều này khiến các nước này tăng xuất khẩu, thu hút được
đầu tư và dẫn đến tăng trưởng nóng đẩy giá dầu mỏ lên mức kỷ lục.
Giá dầu tăng cao khiến tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng, các quốc gia phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu (sẽ phải vận chuyển hàng hoá) sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên,
Trung Quốc và nhiều quốc gia Châu Á khác có mô hình sản xuất dựa trên mức độ chi
phí năng lượng nhất định nên sẻ bị tổn thương có thể làm giảm đi thành tích họ đã đạt
được trong thời gian vừa qua, ngược lại hàng hoá các nước này tăng lại gây tác động
ngược lại cho các nước phát triển khác vì họ phải phụ thuộc vào nhiều hàng hoá rẻ
nhập khẩu từ Châu Á. Trung Quốc và nhiều công ty Châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề
từ tác động kép của giá dầu mỏ tăng và USD giảm giá vì sẽ khó khăn trong vấn đề
cạnh tranh với các quốc gia khác như Mexico, Canada, Đông Âu, Tây Âu… bởi họ
không phải nhập khẩu nguyên liệu và máy móc, không phải tốn chi phí vận chuyển đi
xa. USD mất giá còn làm nhiều công ty tại Châu Á đang phải chịu áp lực lớn từ đồng
nội tệ tăng giá so với USD, lợi nhuận giảm do lương tăng và giá năng lượng cao.
2.1.3 Lạm phát đe dọa:
Lạm phát đang đe dọa xuất phát từ giá dầu tăng cao và suy thoái kinh tế ảnh
hưởng đến toàn cầu, ECB đã tăng lãi suất lên 4,25% trong cố gắng kềm chế tỷ lệ lạm
phát và vẫn đảm bảo để tăng trưởng. Tín hiệu này đã tác động đến FED và có lẽ Mỹ
cũng phải xem xét đến vấn đề lãi suất của mình sau một loạt đợt cắt giảm trong thời
gian vừa qua và chính sách tiền tệ mở rộng để khắc phục một phần khủng hoảng tín
dụng. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất tăng cao sẽ là mối quan tâm mà FED
không thể trì hoãn, giá cả tăng cũng là mối bận tâm lớn khi khủng hoảng tài chính chưa
kết thúc.
25
2.1.4 Ảnh hưởng của suy thoái Mỹ đến các nền kinh tế khác:
Mỹ là một cường quốc nên những khó khăn của Mỹ không chỉ là khó khăn
riêng mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình các nền kinh tế trên toàn cầu bởi không
thể có một thị trường chi tiêu đến 9.000 tỷ USD/năm (nếu so sánh 1.000 tỷ của Trung
Quốc và 600 triệu USD của Ấn Độ thì quả là một con số khổng lồ). GDP của Mỹ
chiếm đến 25% GDP toàn cầu thế nên sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ đánh dấu sự đi
xuống tương đối của kinh tế toàn cầu nhất là trong giao dịch tài chính quốc tế. Bởi nếu
sản lượng và nhu cầu của Mỹ giảm thì chi tiêu cá nhân và tiêu dùng vốn sẽ giảm, và
chắc chắn ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu. Kinh tế Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật
Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á chắc chắn sẽ bị kéo chậm lại, các quốc gia
làm gia công trung gian cho Trung Quốc xuất khẩu qua Mỹ cũng bị ảnh hưởng theo.
2.1.5 Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay:
Tình hình chung:
Kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới nên không tránh
khỏi những ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập WTO vào cuối
năm 2006, năm 2007 Việt Nam đã có những thành quả đáng kể từ kinh tế đến xã hội,
thị trường tài chính chứng khoán tăng nóng gây đột biến về tăng trưởng tín dụng và
cung tiền trong nền kinh tế. Những nhân tố trên góp phần vào nguyên nhân gây tác
động xấu đến thực trạng kinh tế xã hội năm 2008. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế
giới gặp nhiều bất ổn, giá dầu leo thang, tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 7,4%
trong Quí 1 còn 5,8% trong quí 2. Xuất khẩu tăng trưởng thấp do nhu cầu thế giới cũng
giảm. Ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ làm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ
không thể tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư và hoạt động nữa. Nhiều doanh nghiệp
phải đóng cửa như các doanh nghiệp xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long là một ví
dụ. Chính sách tài khóa cũng đã thể hiện tác dụng khi tổng số vốn tiết giảm gần 51.500
tỷ đồng. Trong đó, cắt giảm chi tiêu công, chi tiêu ngân sách thường xuyên là 6000 tỷ
26
đồng, giãn tiến độ giải ngân bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ là 10.300 tỷ đồng.
Đầu tư công không hiệu quả, việc cắt giảm trong lĩnh vực này đã diễn ra, Tập đoàn tàu
thủy Việt Nam đã cắt giảm 6.300 tỷ đồng, công ty hàng hải cắt giảm 6.213 tỷ đồng, tập
đoàn dầu khí tiết giảm 6.645 tỷ đồng, tập đoàn bưu chính viễn thông tiết giảm 1.868 tỷ
đồng. Việc cắt giảm là một bước đi cần thiết trong cuộc chiến chống lạm phát nhưng
cái giá phải trả là chậm tăng trưởng.
Hạ tầng cơ sở cụ thể là giao thông và mạng lưới điện làm cản trở hoạt động đầu
tư tại Việt Nam. Nếu cắt điện sẽ gây thiệt hại khoảng 0,5USD/kwh và theo tính toán
của EVN, năm 2008 Việt Nam có thể thiếu 8,6 tỷ kwh, hai thông tin này có thể đưa
cho ta một con số đáng ngạc nhiên 4,3 tỷ USD hay 72.240 tỷ đồng2. Cơ sở hạ tầng kho
bãi cảng biển không phát triển theo kịp nhu cầu trao đổi hàng hóa dẫn tới tình trạng tắc
nghẽn, tăng phí lưu kho...
Tăng trưởng:
Có thể thấy sau khi gia nhập WTO một năm, tốc độ tăng trưởng của nhiều nước
đều tăng lên như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, các nước ở châu Mỹ Latinh như
Argentina và Brazil tuy giảm tốc độ tăng trưởng nhưng bù lại đạt được một tỷ lệ lạm
phát thấp hơn rất nhiều. Chỉ riêng Việt Nam và Thái Lan thì tốc độ tăng trưởng giảm
mà lại gia tăng lạm phát. Đồng thời, xét về thâm hụt thương mại thì một số nước cùng
trình độ với Việt Nam do mở cửa mạnh mẽ với hàng hóa nước ngoài nên bị thâm hụt
thương mại nhiều hơn, nhưng cũng có một số nước giảm được thâm hụt như Malaysia,
Argentina và gia tăng thặng dư thương mại như Trung Quốc.
2 Xem bài thiếu điện – cắt điện
Năm 2008 Việt Nam có thiếu điện
27
Bảng 1:
MỘT SỐ DỮ LIỆU VĨ MÔ CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN TRƯỚC
VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO 3
Quốc gia Gia nhập
WTO
% tăng GDP % tăng lạm phát
Cán cân thương mại
(tỉ USD)
Một năm
trước gia
nhập WTO
Một năm
sau nhập
WTO
Một năm
trước gia
nhập WTO
Một năm
sau nhập
WTO
Một năm
gia nhập
WTO
Một năm
sau nhập
WTO
Argentina 1-1-1995 5,84 5,53 4,18 0,16 -10,98 -6,76
Brazil 1-1-1995 5,85 2,15 2.075,83 16 -1,68 -23,50
Trung Quốc 11-12-2001 8,4 9,1 0,4 -0,77 20,52 35,42
Thái Lan 1-1-1995 8,99 5,91 5,08 5,87 -7,8 -14,35
Indonesia 1-1-1995 7,54 7,82 8,52 7 -3 -7,3
Malaysia 1-1-1995 9,21 10 3,7 3,48 -5,63 -4,46
Campuchia 13-10-2004 8,51 13,3 1,15 5,86 -0,17 -0,27
Việt Nam 11-1-2007 8,19 7,0 7,5 28 -0,24 -20
Một điều có thể thấy không kém phần quan trọng là do ảnh hưởng từ sức mua
của các thị trường do lạm phát tăng cao trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng kỷ lục đã
khiến sức mua phần nào bị giảm xuống. Điều này được thể hiện qua việc giá trị kim
ngạch xuất khẩu tăng lên là do giá tăng chứ không phải là tăng lượng xuất khẩu. Thậm
chí, một số mặt hàng chủ lực còn giảm đi, cụ thể so với cùng kỳ năm trước, tính đến
hết tháng 7, than đá giảm 22,7% về lượng, cà phê giảm 25,9%, cao su giảm 13,4%, dầu
thô đạt 7,8 triệu tấn giảm 12%, gạo giảm 6,8%. Nếu loại bỏ tác động của việc tăng giá
trên thị trường quốc tế, tăng trưởng thật sự của xuất khẩu chỉ còn khoảng 20%, thấp
hơn mức 37,7% mà tổng cục thống kê công bố.
3 Đến sau, lại chậm sửa mình – TBKTSG 24 – 07 – 2008
28
Đồ thị 1: Tăng trưởng GDP% theo năm Đồ thị 2: Vốn FDI cam kết và thực hiện
theo năm
Lạm phát:
Số liệu được công bố gần đây cho thấy các chỉ số kinh tế vĩ mô đang được cải
thiện và không xấu hơn nhiều nữa, CPI giảm dần đều từ 3,9% tháng 5 xuống còn 2,1%
trong tháng 6 và chỉ còn tăng 1,13% trong tháng 7. Mặc dù đã có những nỗ lực kềm
chế lạm phát, CPI tính từ đầu năm đến tháng 7/08 tăng 19,7% và dự báo đến cuối năm
khoảng 25%. Trong tháng 07, giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa tăng bình quân 31%,
14,3% và 43,9% được dự báo là sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng và lạm
phát từ đây đến cuối năm tuy trong tháng 8 chính phủ đã có động thái giảm bớt giá
xăng và dầu 2000đ/lít. Xét về góc độ tích cực, động thái này có nghĩa quan trọng thông
qua việc dần dần trả lại thị trường vận động như chính bản thân nó vốn có, tránh được
tình trạng buôn lậu, xài không hiệu quả nguồn nhiên liệu đắt tiền được nhà nước bảo hộ
giá. Rõ ràng, lạm phát ở Việt Nam còn do những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế
như đầu tư công chưa hiệu quả, tăng trưởng tín dụng nóng, chính sách tiền tệ và tài
khóa được mở rộng trong khoảng thời gian khá lâu. Có thể hiểu rằng phần lớn các
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do chi phí đầu vào bị đội lên, đặc biệt là các ngành vận
29
tải. Tuy nhiên, diễn biến CPI trong các tháng gần đây cho thấy mức lạm phát đã có xu
hướng giảm, thể hiện qua đường trung bình 3 tháng.
Đồ thị 3: Tăng trưởng CPI theo năm Đồ thị 4: Tăng trưởng CPI theo tháng
Thâm hụt thương mại:
Điều đáng lưu ý là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi so với tháng 6,
nhập khẩu khoảng 7,05 tỷ USD (tăng nhẹ khoảng 1,8% so với tháng trước), đưa kim
ngạch nhập khẩu lên 51,9 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu tăng không đáng kể đạt
6,25 tỷ USD tăng 0,8% so với tháng trước, xuất khẩu sản phẩm đá quý và kim loại quý
tăng hơn 5 lần, một phần trong số này là vàng được tái xuất. Một điểm quan trọng là
kim ngạch xuất khẩu tăng lên chủ yếu do giá chứ không phải do lượng. Tuy nhiên,
khủng hoảng cán cân thanh toán khó có khả năng xảy ra do thâm hụt thương mại trong
các tháng đầu năm là do nhập khẩu máy móc thiết bị của các dự án đầu tư nước ngoài
và nó sẽ được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn và các nguồn kiều hối. Nguồn dự trữ
chính thức khoảng 20,7 tỷ USD tuy còn khiêm tốn nhưng cũng tạm xóa đi những lo
ngại trước sức ép của một cuộc tấn công tiền tệ. Cán cân thương mại thâm hụt lũy kế
đến thời điểm này là 15 tỷ USD nhưng nếu thâm hụt thương mại trong 5 tháng còn lại
30
của năm 2008 bình quân 1 tỷ USD/tháng thì mục tiêu nhập siêu không quá 20 tỷ USD
là có thể chấp nhận được.
Đồ thị 5: Cán cân thương mại theo năm Đồ thị 6: Cán cân thương mại theo tháng
Đồ thị 7: Tài khoản vãng lai Đồ thị 8: Tài khoản vốn
31
Đồ thị 9: Cán cân thanh toán
Tỷ giá
Việc chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách đồng tiền yếu nhằm tăng tính
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nhưng việc giữ chính sách này trong một thời gian
dài là không phù hợp và tạo ra những tác động không mong muốn trong việc phối hợp
thực hiện các chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, Mỹ đã cắt giảm lãi suất từ 5,25%
xuống còn 2% do tác động của những biến động xấu của nền kinh tế làm cho đồng
USD ngày càng trở nên mất giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, trong vòng hơn
2 năm, đồng USD mất giá hơn 30%, tháng 10 năm 2005 1EUR = 1,2 USD nhưng đến
tháng 6 năm 2008 1EUR = 1,5 hay 1,6 USD. Điều này đã khiến cho các quốc gia xuất
khẩu nhiều sang Mỹ gặp khó khăn, Việt Nam cũng vậy do thị trường Mỹ chiếm 1/5 thị
trường xuất khẩu của Việt Nam.
Một thực tế nhìn thấy rõ trong thời gian qua là việc SBV thực hiện việc bơm
tiền đồng vào hệ thống ngân hàng để thu hút USD từ cán cân thanh toán thặng dư do
dòng vào quá lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức và kiều
hối. Việc thực hiện chính sách neo tỷ giá vào đồng USD có tác dụng tích cực vào năm
2000 do Việt Nam rơi vào trạng thái giảm phát. Nhưng trong bối cảnh dòng ngoại tệ
chảy vào ngày một nhiều thì việc này đã ngày càng tạo ra một khối lượng phương tiện
32
thanh toán ngày càng lớn trong nền kinh tế với mức cung tiền tăng trưởng bình quân
30,9% từ năm 2000 đến năm 2007. Tuy nhiên, để vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho
các ngân hàng, ngân hàng nhà nước phải bắt buộc thực hiện tăng lãi suất cơ bản để thu
hút tiền trong dân cư về mà không phải bỏ tiền ra để thu mua USD về nữa khiến tiền
đồng khan hiếm. Về lâu dài, tiền tệ tăng giá là một giải pháp hữu hiệu bổ trợ cho chính
sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm tác động của lạm phát. Tuy nhiên thực tế thì tiền đồng
đang có dấu hiệu giảm giá, số liệu thống kê tháng 6 cho thấy giá USD tăng 5,02%,
ngày 11 tháng 6, SBV cũng tăng tỷ giá lên 16.624 đồng/USD (tăng trong biên độ tối đa
2%), những ngày cuối tháng 5 tỷ giá ngoài thị trường chợ đen còn được ghi nhận giao
dịch ở mức trên 18.000 đồng/USD. Có thể thấy rõ điều này qua chênh lệch lãi suất giữa
VND và USD (14% và 2%). Nói tóm lại, lạm phát cao trong điều kiện tỷ giá danh
nghĩa được giữ tương đối ổn định về cơ bản làm cho giá trị thực của đồng tiền tăng, tạo
ra tăng trưởng nhập khẩu, thâm hụt thương mại và tình trạng khan hiếm USD. Với
nhận định đó, lạm phát là mấu chốt vấn đề cần phải giải quyết đầu tiên chứ không phải
là tỷ giá, từ đó sức ép phá giá đồng tiền sẽ biến mất. Mặc dù vậy, việc điều chỉnh tỷ giá
danh nghĩa cũng có ý nghĩa nhất định nhưng không phải cơ bản, yếu tố cơ bản là tín
dụng và lãi suất ngân hàng.
Đồ thị 10: Tỷ giá theo năm Đồ thị 11: Tỷ giá theo tháng
33
Lãi suất – Ngân hàng:
Từ tháng 07 năm 2006 đến tháng nay, Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi
suất cơ bản nhiều lần từ 8,25% lên đến 14%, nhiền nhất là từ tháng 5 đến tháng 7 năm
2008, lãi suất cơ bản điều chỉnh tăng từ 8,75% đến 14%.
Lãi suất là một công cụ nhà nước sử dụng để kềm chế lạm phát, tuy nhiên lạm phát 7
tháng đầu năm đã lên đến 27% tạo ra lãi suất âm là một thách thức cho các ngân hàng
dù lãi suất huy động đã ở mức khá cao. Mặt khác, khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
tối đa 30% đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng. Ngân hàng trong thời điểm hiện
nay gặp rất nhiều khó khăn: các khoản tín dụng bất động sản và chứng khoán năm
ngoái khó thu hồi do tình trạng đóng băng; lãi suất huy động cao (17% đến 19%)
nhưng đầu ra bị hạn chế cả về trần lãi suất (21%) và cả về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
(30%); thu nhập giảm mà chi phí điều hành và hoạt động không đổi.
Đồ thị 12: Lãi suất huy động của các ngân hàng
34
Đồ thị 13: Lãi suất tiền gửi và cho vay Đồ thị 14: Tăng trưởng cung tiền
Việc cắt giảm cung tiền đột ngột từ cuối năm 2007 đến nay thông qua việc
khống chế cho vay đầu tư chứng khoán, yêu cầu các NH mua tín phiếu bắt buộc, nâng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tạm dừng mua USD trên thị trường liên ngân hàng ngay lập tức
tạo nên cú sốc về nhu cầu thanh khoản trong các ngân hàng, sự sụt giảm trong thị
trường chứng khoán và bất động sản khiến khó khăn của ngân hàng càng thêm trầm
trọng. Hệ thống ngân hàng sắp tới có thể sẽ phải chứng kiến những khó khăn không
mấy dễ chịu: thị trường chứng khoán, bất động sản sẽ làm gia tăng các khoản nợ không
hoạt động. Sắp tới, SBV sẽ tăng cường các hoạt động giám sát và quản lý rủi ro với các
NHTM và tăng cường các tiêu chí an toàn như giới hạn tỷ lệ các khoản tiền gửi ngắn
hạn dùng để cho vay trung dài hạn thấp hơn hiện tại (hiện tại là 40%).
Cùng với sự tốt lên của các chỉ số kinh tế, những căng thẳng trên thị trường
ngoại tệ đã giảm bớt do ngân hàng nhà nước đã có những biện pháp để ổn định thị
trường này. Giá xăng dầu tuy đã giảm 2000đ/lít nhưng cao hơn so với đầu năm nhiều
nên vẫn còn sức ép lên mặt bằng giá mới và lạm phát. Quyết tâm chống lạm phát và
tính nhất quán trong chính sách thắt lưng buộc bụng là một yếu tố duy trì niềm tin của
các định chế tài chính và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, một sự đánh đổi tăng
35
trưởng trong ngắn hạn để đổi lấy một sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn hoàn toàn
là một đánh đổi đáng thực hiện.
Có thể thấy những khó khăn trên có thể là chỉ trong ngắn hạn cho thời điểm cuối
năm 2008 và có thể đầu năm 2009 vì các chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm chi tiêu
đang được thực hiện là mạnh tay đối với nền kinh tế, có thể vào cuối năm 2009, khi
lạm phát đã được kềm chế ở mức vừa phải, nền kinh tế sẽ lấy lại được đà tăng trưởng.
Có thể tin tưởng được điều này qua cam kết đầu tư của các nhà đầu tư đối với nền kinh
tế Việt Nam, vốn đăng k ý đầu tư trong 7 tháng đầu năm 2008 đạt tới 45,2 tỷ USD trong
khi cả năm 2007 chỉ đạt 21,3 tỷ USD4.
2.2 Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Biến động giá vàng trước 2007 trên thị trường quốc tế:
Vàng như đã biết là một hàng hóa có giá trị bền vững, làm vật ngang giá chung
để trao đổi dù ở bất cứ nơi đâu, điều này thể hiện ở chỗ vàng hội đủ năm chức năng của
tiền tệ: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất
trữ và tiền tệ thế giới. Do đó, biến động giá vàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của
nhà đầu tư nói riêng và người dân trên khắp thế giới. Trong lịch sử giá vàng thế giới
thời điểm 21/01/1981 là thời điểm giá vàng đạt mức kỷ lục 875USD/ounce. Nguyên
nhân bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ suy yếu, lạm phát gia tăng, Mỹ sa lầy trong cuộc
chiến tranh Việt Nam và phải bán vàng với khối lượng trị giá 3,5 tỷ USD. Động thái đó
làm dự trữ vàng của Mỹ giảm mạnh và đồng USD buộc phải thả nổi sau quyết định
ngày 15/08/1971, Mỹ đơn phương vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods và sau đó
vào ngày 18/12/1973 Mỹ lại phải tuyên bố phá giá đồng USD 10% đánh dấu thời kỳ
lạm phát tràn lan và mở đầu giai đoạn giá vàng leo thang ngày một cao, từ
232USD/ounce năm 1972 đến 875USD/ounce ngày 21/01/1981.
4 Tổng kết kinh tế Việt Nam tháng 7 năm 2008 – CT Chứng khoán Thăng Long
36
Đến thời điểm 1989-1999, khi chuẩn bị thành lập khối đồng tiền chung Châu
Âu, tổng lượng dự trữ vàng bán ra khoảng 3,5 ngàn tấn làm giá vàng giảm mạnh và
đến ngày 1/7/1999, giá vàng rớt xuống còn 252,8USD/ounce.
Khi xảy ra sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001, giá vàng tại thị trường London
và NewYork trong tháng 09/2001 đạt mức 291USD/ounce. Kể từ đó trở đi, giá vàng
bắt đầu biến động lên xuống thất thường, biên độ dao động không còn cao nhưng xu
hướng chung là đi lên. Giá vàng trong khoảng thời gian tháng 5 năm 2002 đạt 315 –
317 USD/ounce, tăng 13-14% so với đầu năm 2000 và tăng hơn 15% so với cùng kỳ
năm trước. Đến cuối năm 2002, giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt 349,3USD/ounce.
Bước sang năm 2003, khi Mỹ đe dọa tấn công Iraq, giá vàng liên tục tăng giá, biên độ
dao động mở rộng. Tháng 01/2003, giá vàng thế giới còn xoay quanh mức
345USD/ounce thì sang tháng 2 tăng khoảng 380USD/ounce do tâm l ý sợ xảy ra chiến
tranh nên các nhà đầu tư và đầu cơ vào cuộc và nắm giữ vàng để bảo đảm tài sản. Tuy
nhiên, khi Mỹ chính thức tấn công Iraq, giá vàng không tăng mà ngược lại còn giảm
xuống mức 330USD/ounce vào cuối tháng 03, điều này có thể l ý giải được là do giá
vàng chạy trước do tâm l ý đầu cơ, khi sự kiện chính thức xảy ra thì không còn tác động
mạnh nữa hoặc là tác động ngược chiều ban đầu. Đồng thời, trong hai ngày đầu tiên
khi liên minh Mỹ-Anh tấn công Iraq, chính quyền Bush thông báo về sự kết thúc nhanh
của cuộc chiến khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán lạc quan dẫn đến vàng
tiếp tục bị bán ra với khối lượng lớn làm giá vàng giảm mạnh. Đến khi Mỹ chiếm được
Iarq vào tháng 5 năm 2003, giá vàng lại trở lại đà tăng từ 344,6USD ngày 8/5 lên
369USD/ounce ngày 22/05/2003. Đến cuối năm 2003, đạt mức 384USD/ounce vào
thời điểm tháng 10/2003 và 417USD/ounce vào tháng 12/2003, tăng 20,9% so với đầu
năm.
Năm 2005, 2006 giá vàng biến động và lập những kỷ lục mới, tăng 17,3% năm
2005 và vượt qua mức 500USD/ounce vào cuối năm 2005. Từ lúc đó, thế giới chứng
kiến một sự leo thang của giá vàng. Ngày 02/12/2005, giá vàng thế giới đạt
37
506,5USD/ounce. Sau đó, ngày 8/12 tăng lên 518,45USD/ounce. Những ngày sau đó,
giá vàng tăng lên mức rất cao, lên đến 523USD/ounce ngày 9/12 và 536,5USD/ounce
vào ngày 12/12. Sang năm 2006, giá vàng có xu hướng tăng đột biến với tốc độ cao từ
tháng 3/2006 và đạt mức giá kỷ lục 730USD/ounce vào ngày 12/05/2006 – mức giá
cao nhất kể thời điểm kỷ lục 850 USD/ounce tháng 1/1981.
2.2.2 Biến động giá vàng Việt Nam trước 2007:
Tháng 2/1989, giá vàng tại Việt Nam là 3.450.000 đồng/lượng nhưng vào tháng
10/1989 lại giảm xuống mức 1.650.000 đồng/lượng. Sau đó tăng lai đến đạt 2.450.000
đồng/lượng ngày 31/12/1989. Năm 1990, giá vàng trong mấy tháng đầu năm giảm nhẹ
và tăng dần vào các tháng cuối năm, đạt mức kỷ lục cũ 3.500.000 đồng/lượng. Việc
tăng giảm trong giai đoạn này của giá vàng xuất phát từ biến động giá vàng thế giới,
quan hệ cung-cầu trong nước và cơ chế quản l ý vĩ mô của chính phủ. Qua năm 1991,
giá vàng tăng và biên độ dao động lớn hơn so với giá thế giới. Năm 1992, giá vàng
giảm mạnh trong khi lạm phát của nền kinh tế là 17,5%. Giá vàng giảm từ 5.500.000
đồng/lượng xuống còn 4.340.000 đồng/lượng vào cuối năm. Điều này xuất phát từ việc
giảm giá của thị trường vàng thế giới cùng cơ chế quản l ý cấp phép chỉ cho phép nhập
khẩu vàng nhỏ giọt trong năm 1991 đã không đủ đáp ứng thị trường trong nước. Từ
năm 2001 đến 2006, giá vàng trong nước liên tục biến động theo chiều hướng tăng dần
cùng với xu hướng gia tăng của giá vàng thế giới. Nếu mức tăng giá vàng trong nước
giai đoạn 12/1995 đến 12/2000 là 6,67% thì giai đoạn tháng 12/2000 đến 12/2005 tăng
đến 102,52%. Trong giai đoạn này, giá vàng trong nước luôn cao hơn mức quy đổi
theo giá thế giới vài nghìn đồng/chỉ. Tuy nhiên, có thời điểm giá vàng trong nước thấp
hơn thế giới như thời điểm 31/12/2005, giá vàng trong nước bán ra là 891.000 đồng/chỉ
so với giá thế giới 472USD/ounce là thấp hơn đến 13.000 đồng/chỉ chưa kể phí gia
công, thuế nhập khẩu, vận chuyển…Trong tháng 12/2005, giá vàng tăng liên tục theo
đà tăng của giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước tăng liên tục và đạt trên 15.000.000
38
đồng/lượng vào ngày 12/5/2006 tương đương mức tăng 55,6% so với đầu năm. Kể từ
sau mức tăng kỷ lục này, giá vàng biến động giảm. Đến ngày 30/9/2006, giá vàng trong
nước đứng ở mức 11.700.000 đồng/lượng, sau đó tiếp tục giảm trong tháng 10 và tăng
lại vào những tháng cuối năm 2006 và xoay quanh mức 12.250.000 đồng/lượng.
2.2.3 Tổng hợp biến động giá vàng thế giới từ năm 2007 đến nay:
Hình 1: Biểu đồ và dữ liệu giá vàng năm 2007
39
Bước qua năm 2007, các chuyên gia kinh tế nhận định giá vàng sẽ biến động
mạnh sôi động hơn sau một thời gian chỉ lẩn quẩn quanh mức 620USD/ounce. Năm
2007 tập trung rất nhiều các yếu tố có lợi cho giá vàng.
Đồng USD biến động bất lợi khiến USD trở nên thất thế so với vàng làm nhu
cầu mua vàng dự trữ ngày càng cao.
Trong những ngày đầu năm 2007, giá vàng bất ngờ giảm 10USD/ounce do đồng
USD mạnh lên khiến các quỹ đầu tư ồ ạt bán ra khi giá dầu cũng giảm đột ngột xuống
còn 59USD/thùng do thời tiết ấm lên. Đến 04/01/2007, giá vàng giao ngay trên thị
trường Châu Á chỉ còn 628USD/ounce (lúc ngày 1EUR đổi được 1,3159USD). Tuy
40
nhiên, b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf