Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đều phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và rộng lớn. Thị trường có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của Công ty vì thị trường liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty phải biết lựa chọn đánh giá và phân tích những thị trường có triển vọng nhất phù hợp với việc tiêu dùng sản phẩm của mình sao cho xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty Dệt Minh Khai - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước nhập khẩu, bắt được luật pháp cho làm cái gì và cấp kinh doanh cái gì, ngoài ra còn phải nắm vững môi trường kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường cạnh tranh, môi trường khoa học công nghệ của nước nhập khẩu và nước chủ nhà. Đây là một nhân tố ảnh hưởng lớn song Công ty phải chuẩn bị để vượt qua.
2. ảnh hưởng của trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất ra sản phẩm.
Ta biết rằng muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phải có công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ cao. Nếu Công ty không khắc phục được ảnh hưởng này sẽ khó cạnh tranh sản phẩm với thị trường xuất khẩu.
3. ảnh hưởng của trình độ cán bộ nhân viên trong việc nhận thức được quá trình toàn cầu hoá và cạnh tranh toàn cầu.
Trình độ các bộ phận trong Công ty phải đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường thế giới phải nắm bắt nhanh và kịp thời những đòi hỏi, những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới có như vậy mới tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị trường thế giới.
Chương II: Phân tích về thực trạng của hoạt động xuất khẩu Công ty Dệt Minh Khai.
I. Khái quát về tổ chức bộ máy và kết quả kinh doanh.
1. Sự hình thành phát triển và tổ chức hiện nay của Công ty.
1.1. Quá trình hình thành.
Công ty Dệt Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà nước, một đơn vị kinh doanh thuộc sự quản lý của Sở Công nghiệp Hà Nội thành lập vào năm 1974 theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội với tên gọi là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay. Trước đây Nhà máy Dệt khăn mặt, khăn tay được khởi công xây dựng từ những năm cuối của thập kỷ 1960 cho đến những năm đầu của thập kỷ 1970. Thế nhưng lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Cho nên mãi đến năm 1974 về cơ bản Công ty mới được xây dựng xong và được chính thức thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố, chính vào năm đó Công ty đã bước đầu đi vào sản xuất thử đến năm 1975. Nhà máy Dệt khăn mặt khăn tay chính thức nhận kế hoạch Nhà nước giao. Trong thời gian nàym nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy Dệt khăn mặt, khăn tay là sản xuất các sản phẩm dệt may như sản xuất: khăn mặt, khăn bông, khăn tắm…nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Sau đó vào năm 1983 đổi tên thành Nhà máy Dệt Minh Khai, vào năm 1992 Công ty được thành lập lại theo quyết định 338/TTg của Thủ tướng chính phủ trong đó toàn bộ vốn của Công ty hoạt động là 8,680 tỷ đồng vốn kinh doanh bao gồm:
Vốn ngân sách cấp: 1,3 tỷ đồng
Vốn huy động (vốn vay): 7,38 tỷ đồng
Năm 1994 Công ty đổi tên thành: Công ty Dệt Minh Khai để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hiện nay tên Công ty vẫn được giữ nguyên theo tên gọi năm 1994, đó là:
Tên Công ty: Công ty Dệt Minh Khai
Tên giao dịch quốc tế: Minh Khai Textile Company
Trụ sở chính: 423 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nôi
Công ty luôn chú trọng hoàn thiện nhà xưởng, nâng cao máy móc thiết bị, đào tạo thêm lao động mới…làm cho việc sản xuất đi vào ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất…hiện nay, với diện tích khoảng gần 5ha, với tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 1020 người có trong danh sách.
Số ca làm việc trong ngày: 3 ca (tuỳ theo phân xưởng)
Số giờ làm việc mỗi ca: 8h
Số ngày làm việc trong năm: 350 ngày
Đầu năm 2000 nguồn vốn của Công ty là:
+ Vốn cố định: 10.294.447.616đ
+ Vốn lưu động: 4.458.512.667đ
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là ngoài việc sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa Công ty còn tiến hành các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới. Do đó, Công ty có một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
1.2. Quá trình phát triển của Công ty Dệt Minh Khai.
a. Giai đoạn mới thành lập 1974 - 1980.
Trong khoảng thời gian đầu mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động Công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn thiện, máy móc thiết bị đều do Trung Quốc viện trợ, khâu lắp đặt không đồng bộ, có nhiều khâu hoạt động theo phương pháp thủ công ban đầu Công ty chỉ được trang bị với 260 só máy dệt thoi của Trung Quốc và tài sản cố định khi đó chỉ có gần 3 triệu đồng. Trong khi đó, lực lượng lao động lành nghề còn thiếu, cán bộ công nhân viên còn thiếu chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Thế nhưng, đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã mạnh dạn đưa vào sản xuất mặt hàng khăn bông với nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa tìm tòi, nghiên cứu. Vì thế, trong những năm đầu tiến hành sản xuất Công ty chỉ mới đưa vào hoạt động được hơn 100 máy dệt (thừa gần 160 máy thoi) số cán bộ công nhân viên là 415 người. Năm 1975 Công ty chính thức nhận kế hoạch Nhà nước giao và Công ty tiến hành sản xuất đạt mức:
+ Sản phẩm chủ yếu đạt gần 2 triệu khăn bao gồm nhiều loại
+ Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
Mặc dù có những khó khăn nhất định vào thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại giặc Mỹ ở miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhưng cán bộ công nhân viên Công ty đã có những cố gắng nỗ lực nhất định hoàn thành cá chỉ tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đồng thời với sự giúp đỡ quan tâm của các lãnh đạo ban ngành thành phố Công ty đã khắc phục những khó khăn, dần đi vào ổn định xây dựng và hoàn thiện dây chuyền sản xuất, lao động được bổ sung cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó mà năng suất lao động và doanh thu ngày càng được tăng thêm.
b. Giai đoạn 1981 - 1989.
Giai đoạn này Công ty phát triển với tốc độ cao là do được thành phố đầu tư thêm cho 1 dây chuyền công nghệ dệt kim đan dọc để dệt các loại vải rèm, tuyn, valide. Do vậy, vào thời điểm này Công ty được giao cùng một lúc quản lý và triển khai thực hiện 2 quy trình công nghệ dệt khác nhau là dệt thoi và dệt kim.
Để không nhừng nâng cao năng lực sản xuất Công ty đã tập trung đầu tư theo chiều sâu với các biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, đưa dần toàn bộ những máy móc thiết bị ở khâu dẫn dây chuyền sản xuất như: nồi hơi, nồi nấu áp lực, máy nhuộm, máy sợi đi vào hoạt động sản xuất. Do đó mà Công ty đã chấm dứt được tình trạng khâu đầu của dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải làm theo phương pháp thủ công.
Trong giai đoạn này để giải quyết những khó khăn về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ, để chủ động sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động chuyển hướng sang việc sản xuất chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu (ở cả 2 thị trường XHCN và TBCN). Năm 1981, Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn sang nước CHDN Đức và sau đó ký hợp đồng xuất khẩu sang Liên Xô. Công ty xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản vào năm 1983 và từ đó cho đến nay lượng suất khẩu sang thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong những năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 1981 - 1989 luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 9 - 11%/ năm, nhất là với chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu.
c. Giai đoạn từ 1990 đến nay.
Trong lúc đó nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI và VII của Đảng, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động nhất là đối với các nước XHCN. Hệ thống XHCN sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong đó có Công ty Dệt Minh Khai gặp phải nhiều khó khăn. Vì thế, các quan hệ bạn hàng truyền thống của Công ty với các nước không còn, Công ty mất đi một thị trường xuất khẩu quan trọng.
Đây là thời kỳ Công ty gặp phải nhiều khó khăn nhất trong suốt quá trình 30 năm hình thành, xây dựng và phát triển Công ty. Máy móc thiết bị của Trung Quốc được đầu tư ở giai đoạn trước đã lỗi thời và lạc hậu, vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu nhiều không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đội ngũ lao động lành nghề còn thiếu, số lượng lao động không phù hợp và không dễ thích nghi với cơ chế mới vì đã quá quen với cơ chế bao cấp. Trong lúc nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI và VII của Đảng, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động nhất là đối với các nước XHCN. Hệ thống XHCN sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong đó có Công ty Dệt Minh Khai gặp phải nhiều khó khăn. Vì thế, các quan hệ bạn hàng truyền thống của Công ty với các nước này không còn, Công ty mất đi một thị trường xuất khẩu quan trọng.
Đứng trước những khó khăn trên, bằng những cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty, sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành lãnh đạo thành phố Hà Nội và nhất là sự chỉ đạo sở Công nghiệp Hà Nội Công ty đã tập trung giải quyết những vấn đề như: thị trường vốn, lao động…và không ngừng đầu tư thêm trang thiết bị mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống cán bộ công nhân viên, hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao.
Sau đây là bảng số liệu thống kê tình hình xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai.
Bảng doanh thu xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai thời kỳ 1995 - 2003.
Chỉ tiêu
Năm
Tổng doanh thu
(triệu đồng)
Trong đó
Doanh thu XK (trđ)
Tỷ trọng %
1995
51600
32216
76
1996
52550
40989
78
1997
54000
43038
79,7
1998
54520
47700
87,49
1999
64550
56500
87,53
2000
67200
53400
79,46
2001
77600
68800
88,66
2002
81930
68920
84,12
2003
81930
69930
85,35
Qua bảng số liệu có thể thấy hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu đối với Công ty Dệt Minh Khai. Hàng năm, doanh thu xuất khẩu luôn có xu hướng tăng và chiếm 1 tỷ trọng lớn từ 76 - 85% tổng doanh thu mỗi năm.
Nhìn lại quá trình 30 năm xây dựng và phát triển Công ty Dệt Minh Khai tuy có những thăng trầm song Công ty đã khẳng định được vị trí của mình là 1 doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần quan trọng trong sự phát triển của Nhà nước.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
- Chức năng sản xuất.
Là một Công ty dệt các loại khăn bông và vải tuyn…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và ngoài nước đồng thời Công ty có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Nhiệm vụ sản xuất.
Trong quá trình phát triển Công ty Dệt Minh Khai đã được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ là chuyên sản xuất các loại sản phẩm như khăn mặt, khăn tắm, màn tuyn, áo choàng tắm, rèm cửa…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và đặc biệt Công ty có nhiệm vụ sản xuất hàng xuất khẩu là chính nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế Nhà nước. Do đó, trong quá trình phát triển của mình Công ty không ngừng đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng hàng hoá…nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Công ty sản xuất kinh doanh không theo một kế hoạch dài hạn mà theo từng năm. Hiện nay Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng mà chủ yếu là khách hàng Nhật Bản - 1 thị trường truyền thống của Công ty trong những năm qua.
1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
Công ty Dệt Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức bộ máy quản lý theo 1 cấp: đứng đầu là giám đốc có nhiệm vụ quản lý chung mọi vấn đề, của Công ty như công tác tài chính kế toán, hành chính…Đồng thời giám đốc còn giám sát các vấn đề kỹ thuật về kế hoạch thị trường. Trợ giúp cho giám đốc còn có các phó giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng tổ chức bảo vệ
Phòng hành chính y tế
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch thị trường
Bộ phận
cơ điện
Bộ phận
cơ điện
Phân xưởng dệt thoi
Phân xưởng tẩy nhuộm
Phân xưởng hoàn thành
Phân xưởng dệt kim
+ Ban giám đốc: Gồm có giám đốc là người đứng đầu Công ty phụ trách chung những vấn đề đối nội đối ngoại và 2 phó giám đốc (phó giám đốc sản xuất và phó giám đốc kỹ thuật) cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và có vai trò quyết định trong định hướng phát triển của Công ty.
+ Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Phòng tài chính - kế toán: có chức năng thống kế tài chính kế toán, kiểm tra giám sát tình hình thu chi tài chính và hướng dẫn chế độ chỉ tiêu của hạch toán kinh tế, đề xuất các biện pháp tài chính.
+ Phòng hành chính - y tế: có chức năng giúp giám đốc trong việc quản lý các công việc thuộc phạm vi hành chính, tổng hợp các giao dịch văn thư và truyền đạt chỉ thị của giám đốc đến các phòng ban, phân xưởng, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên.
+ Phòng tổ chức: có chức năng giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý Công ty, sắp xếp và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, quản lý cán bộ công nhân viên cho phù hợp nhu cầu sản xuất, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động.
+ Phòng kỹ thuật: có chức năng nghiên cứu tham mưu giúp giám đốc về công tác quản lý sử dụng máy móc công nghệ và biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chế tạo sản phẩm và đưa công nghệ mới vào sản xuất.
2. Tình hình thực hiện xuất khẩu của nhà máy.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty là sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng như: khăn mặt khăn tắm, màn tuyn, rèm cửa…những sản phẩm này được sử dụng nhiều lần trong sinh hoạt đời thường, có tác dụng giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người dân. Do đó yêu cầu với các loại sản phẩm phải có độ bền, mịn, mềm, thấm nước, có độ dày mỏng và bảo quản dễ…khăn bông là nhóm sản phẩm chủ yếu của Công ty, chiếm tới 98% khối lượng sản phẩm của Công ty bao gồm:
Khăn ăn: dùng cho nhà hàng và sinh hoạt gia đình
Khăn rửa mặt: phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước tiêu thụ thôgn qua nhà buôn, siêu thị, cửa hàng.
Khăn tắm: phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện nay nhu cầu về mặt hàng này của thị trường trong nước đang có xu hướng gia tăng các loại vải sợi bông sử dụng để may lót và may mũi giày phục vụ cho các cơ sở may xuất khẩu như may X40…
Sản phẩm màn tuyn có 100% sợi PETEX độ bền cao chống độ Ôxy hoá gây màn vàng mới đưa vào sản xuất nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng sản phẩm sản xuất.
Như thế chất lượng sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường hiện nay Công ty đang trong quá trình triển khai áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000.
2.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị Công ty Dệt Minh Khai.
Trong những năm đầu thành lập, máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu do Trung Quốc viện trợ, lắp đặt không đồng bộ, khâu đầu của dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải làm theo phương pháp thị trường. Những năm (1981 - 1989)Công ty được thành phố đầu tư cho một dây chuyền công nghệ dệt kim đan dọc, tập trung đầu tư theo chiều sâu để đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất. Nhờ đó mà khâu của sản xuất Công ty không phải gia công, phụ thuộc bên ngoại.
Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty hầu hết được trang bị khá hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đến nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty đã đạt được mức trung bình ở trong khu vực, nhiều bộ phận đã đạt được trình độ công nghệ tự động hoá. Điều đó cho thấy Công ty đã không ngừng chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong các doanh nghiệp ở Miền Bắc thực hiện hình thức xuất khẩu trực tiếp. Công ty trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là các Công ty thương mại nước ngoài. Sau khi có những thoả thuận trao đổi thống nhất về mẫu mã, số lượng sản phẩm thì 2 bên sẽ tiến hành chính thức ký kết hợp đồng 10% sản phẩm mặt hàng khăn bông không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Công ty cỉ có một vài sản phẩm theo thiết kế phục vụ nhu cầu trong nước. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua các trung gian như các Công ty thương mại trong và ngoài nước, các trung tâm thương mại, các siêu thị đại lý tại Hà Nội và các tư thương.
Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu uỷ thác thông qua các Công ty trung gian trong nước như: Tổng Công ty Dệt May Việt Nam…Công ty ký hợp đồng cung cấp các loại khăn bông với các siêu thị tại Hà Nội theo phương thức giao hàng trước và thanh toán tiền khi giao hàng.
Mặt khác, Công ty nhận sợi, hoá chất, thuốc nhuộm của khách hàng để sản xuất theo các hợp đồng gia công cho khách hàng. Loại hợp đồng này không nhiều, tuỳ thuộc vào kế hoạch mà Công ty nhận gia công. Ngoài ra Công ty còn thực hiện hoạt động vốn ứng trước.
3. Phân tích về sản phẩm phù hợp với nhu cầu văn hoá vùng xuất khẩu.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đều phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và rộng lớn. Thị trường có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của Công ty vì thị trường liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty phải biết lựa chọn đánh giá và phân tích những thị trường có triển vọng nhất phù hợp với việc tiêu dùng sản phẩm của mình sao cho xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường chính và truyền thống của Công ty đồng thời là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản những sản phẩm khăn bông bao gồm: khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm…các loại phong phú về kiểu dáng mẫu mã - giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Nhật Bản là 2.573.000USD chiếm tỷ trọng 89,65% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhữn năm 1996, 1997, 1998 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này luôn chiếm khoảng 90%. Nhưng đến năm 1999 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giảm nên chỉ chiếm 88,6% trong tổng số 4.050.000USD. Từ năm 2000 cho đến năm 2003 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu có xu thế tăng và ổn định, chiếm khoảng trên 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Qua sự phân tích ở trên ta có thể thấy mức tăng kim ngạch xuất khẩu trong thị trường Nhật Bản là do đều và không ổn định. Vì hiện nay có sự cạnh tanh gay gắt của các đối thủ lớn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may là Trung Quốc, Thái Lan…các Công ty này liên tục giảm giá để cạnh tranh giành quyền kí hợp đồng cho nên giá xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai luôn có xu hướn phải giảm. Trong khi đó để sản xuất sản phẩm khăn bông xuất khẩu Công ty phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác thuế suất sản phẩm dệt may của Trung Quốc được giảm nhiều là do Trung Quốc vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hơn nữa phía đối tác Nhật Bản luôn đưa ra mức giá rẻ như của Trung Quốc để buộc Công ty phải giảm giá. Chính phủ Nhật Bản có định hạn chế nhập khẩu mặt hàng dệt vào thị trường nước này. Đó là những vấn đề không thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam cũng như Công ty mà chúng ta cần phải có các biện pháp tháo gỡ dần để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống.
Thị trường EU: là một thị trường mới đang có xu hướng phát triển đối với Công ty. Tuy nhiên thị trường EU chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của Công ty, nó chiếm tỷ trọng khoảng 3,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Công ty xuất khẩu sang thị trường EU các mặt hàng: khăn tắm, khăn mặt, khăn ăn, thảm chùi chân, áo choàng tắm…năm 1995 thị trường EU chiếm khoảng 4,91% tương ứng với 141.000 USD trong tổng số 2.870.000USD tổng kim ngạch xuất khẩu, sang các thị trường. Cho đến năm 2003 thị trường EU chiếm khoảng 6,03% tương ứng với 268.000USD trong tổng số 4.440.000USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU có xu hướng tăng nhưng không đáng kể và nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Điều đó là do: năm 2000 đồng EURO giảm trên 20% so với đồng USD đồng thời sau cuộc khủng hoảng khu vực các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Thái Lan…bắt đầu chú trọng phát triển ngành dệt may theo chiều sâu, do đó mà làm giảm giá thành sản phẩm. Hơn nữa Công ty lại không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thông qua các Công ty thương mại trung gian như Tổng Công ty Dệt May Việt Nam…Do đó Công ty thiếu thông tin về thị trường giá cả, mặt hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích thực sự của người tiêu dùng Châu Âu. Với thị trường Nhật Bản Công ty đã tạo được một thế đứng điều đó có nghĩa là Công ty hoàn toàn có khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông qua lợi thế chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Các nước Châu á khác: Công ty đã thực hiện xuất khẩu các sản phẩm khăn ăn, áo choàng tắm, ga trải giường….sang một số nước Châu á như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc…Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này còn thấp, chiếm tỷ trọng còn ít trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu á không ổn định và đang có xu hướng giảm xuống. Vì vậy, Công ty cần phải có chính sách sao cho vừa củng cố vừa phát triển được vị trí của mình trong quan hệ làm ăn với bạn hàng Châu á mới một thị trường đông dân nhiều tiềm năng.
4. Phân tích các biện pháp nâng cao trình độ nhân viên.
Nâng cao trình độ cho CBCNV hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Nếu Công ty giải quyết được tình trạng thiếu đội ngũ CBCNV có trình độ năng lực thật sự sẽ góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu được trôi chảy.
* Giải pháp thực hiện.
+ Đối với những người làm công tác xuất khẩu: trong thời gian tới Công ty phải thường xuyên gửi cán bộ trẻ đi đào tạo nhằm nâng cao kiến thức về kinh doanh quốc tế đồng thời có kế hoạch đào tạo lại số cán bộ ở phòng kế hoạch thị trường để họ có điều kiện nâng cao nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ.
+ Đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất là những người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của Công ty, do đó Công ty cần có kế hoạch nâng cao tay nghề cho đội ngũ này.
5. Phân tích tổ chức hoạt động Marketing.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập Công ty thực hiện việc sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Nhà nước giao nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Do đó Công ty chỉ quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch được giao mà không cần quan tâm đến mẫu mã chủng loại, thị hiếu khách hàng.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải tự hoạch định kế hoạch và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Theo cơ chế mới Công ty Dệt Minh Khai đã thực hiện việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ chỗ chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa sang sản xuất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Nhật Bản, một số nước Đông Âu và thị trường EU…để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để tìm kiếm khách, tìm kiếm thị trường trong nươc cũng như nước ngoài nước đều gặp những khó khăn nhất định.
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai - Hà Nội.
I. Định hướng phát triển ngành dệt và Công ty dệt Minh Khai - Hà Nội.
Hiện nay việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ và EU đang thực hiện theo phương thức cấp cô ta. Việc gia nhập WTO của nước ta sẽ trở thành hiện thực vào cuối 2005 hoặc sang 2006 khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO việc lưu thông hàng hoá nói chung và hàng Dệt May nói riêng sẽ phát triển không còn bị hạn chế theo cô ta mà vấn đề là ở chỗ có cạnh tranh được với các đối thủ của thị trường thế giới hay không. Điều này đang đặt những thách thức lớn với các doanh nghiệp Dệt May nói chung và Công ty Dệt Minh Khai nói riêng. Nhận thức được yêu cầu này Công ty Dệt Minh Khai đã có phương hướng phấn đấu cho mình là coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định của khả năng tồn tại và phát triển của Công ty trong ba mặt hàng chủ lực và khăn bông, màn tuyn và áo choàng. Ba mặt hàng này tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và EU. Mặt khác Công ty tiếp tục tìm kiếm thêm để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Từ định hướng trên kết hợp với phân tích ưu và nhược trong xuất khẩu thời gian qua của Công ty luận văn cho rằng Công ty cần tập trung vào một số giải pháp mà chúng tôi sẽ đề xuất sau đây.
II. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty Dệt May Minh Khai.
1. Giải pháp thị trường.
Ta biết rằng để xuất khẩu thành công Công ty cần nắm vững nhu cầu thị trường xem với hàng hoá và chất lượng hàng xuất khẩu hiện nay, người mua còn chấp nhận không? họ khen và chê về điều gì Công ty nhất thiết phải nắm được có như vậy mới tạo ra sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Nhưng hiện nay bộ phận marketing của Công ty biên chế chưa đủ và nội dung hoạt động thiếu đồng bộ nhất là nắm thị trường nước ngoài chưa thường xuyên, chưa kết hợp với tham tán thương mại và sứ quán các nước để nắm thông tin thị trường.
Các cán bộ ở phòng marketing cần biết thẩm định tại các thị trường xuất hẩu của Công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty Dệt Minh Khai - Hà Nội.doc