Luận văn Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu . .1

Chương 1 “Những vấn đềlý luận cơbản vềrủi ro và quản trịrủi ro trong hoạt

động thanh toán xuất nhập khẩu”

1.1.Tổng quan vềrủi ro và quản trịrủi ro trong kinh doanh.5

1.1.1.Rủi ro - khái niệm và phân loại.5

1.1.2.Quản trịrủi ro .7

1.2.Khái quát vềthanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu .9

1.2.1.Thanh toán xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong hoạt động ngoại thương nói

riêng và trong nền kinh tếnói chung .9

1.2.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập

khẩu .10

1.2.2.1.Sơlược vềrủi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu .10

1.2.2.2.Đối tượng chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu .11

1.2.2.3.Rủi ro tiềm ẩn trong các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông

dụng .12

1.2.2.3.1.Phương thức chuyển tiền . .12

1.2.2.3.2.Phương thức thanh toán nhờthu .12

1.2.2.3.3.Phương thức tín dụng chứng từ .13

1.3.Những nghiên cứu của Citi Group vềrủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và

kinh nghiệm phòng ngừa . . 19

1.3.1.Citi Group và những nghiên cứu của Citi Group vềrủi ro và quản trịrủi ro.19

1.3.2.Công tác quản trịrủi ro của Citi Group trong thanh toán xuất nhập khẩu .22

1.3.3.Những bài học rút ra cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 24

Kết luận chương 1 .26

Chương 2 “Đánh giá rủi ro và quản trịrủi ro trong hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”

2.1.Giới thiệu vềNgân hàng Ngoại thương Việt Nam .27

2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam .30

2.2.1.Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu . 30

2.2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu . .31

2.2.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu .32

2.2.2.1.1.Các loại rủi ro (theo kết quảkhảo sát) 32

2.2.2.1.2.Phân tích một sốtình huống rủi ro .34

2.2.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu .40

2.2.2.2.1.Các loại rủi ro (theo kết quảkhảo sát) 40

2.2.2.2.2.Phân tích một sốtình huống rủi ro .42

2.2.3.Công tác phòng chống rủi ro trong họat động thanh toán xuất nhập khẩu .49

2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .51

2.3.1.Ảnh hưởng tích cực .51

2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực .52

Kết luận chương 2 .59

Chương 3 “Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chếthiệt hại trong hoạt động

thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”

3.1.Mục đích xây dựng giải pháp .60

3.2.Căn cứ đểxây dựng giải pháp .60

3.3.Các giải pháp . 60

3.3.1.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro .60

3.3.1.1.Thiết lập và kiểm soát tốt các quan hệgiao dịch trên cơsởnghiên cứu một

cách nghiêm túc, đầy đủcác đối tượng có liên quan ngay từlúc ban đầu .60

3.3.1.1.1.Vềkhách hàng giao dịch .60

3.3.1.1.2.Về đối tác của khách hàng giao dịch . .61

3.3.1.1.3.Vềcác ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch . .62

3.3.1.2.Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụthanh toán theo thông lệquốc tếvà tuân

thủcác qui định của Chính phủ 62

3.3.1.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu .62

3.3.1.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu .67

3.3.1.3.Nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện kỹthuật công nghệvà kỹnăng của đội

ngũcán bộlàm công tác thanh toán xuất nhập khẩu .73

3.3.1.3.1.Vềkỹthuật công nghệ 73

3.3.1.3.2.Vềcon người làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu .73

3.3.1.4.Đa dạng và nhanh chóng triển khai các sản phẩm thanh toán mới bên cạnh

việc hoàn thiện sản phẩm thanh toán xuất nhập khẩu truyền thống .74

3.3.1.5.Làm tốt công tác hỗtrợcho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu .75

3.3.2.Các giải pháp hạn chếthiệt hại khi xảy ra rủi ro .77

3.3.2.1.Trang bịvà nâng cao khảnăng ứng phó với rủi ro cho đội ngũcán bộnghiệp

vụ .77

3.3.2.2.Kiểm soát và tài trợrủi ro thông qua việc trích dựphòng rủi ro, xây dựng mức

ký quỹvà/hoặc mua bảo hiểm rủi ro .77

3.3.2.3.Thiết lập và thực thi khung “Phạt bồi thường” đối với các đối tượng cốtình vi

phạm dẫn đến rủi ro . .78

3.4.Kiến

nghị . .78

3.4.1.Đối với Chính phủvà Ngân hàng nhà nước .78

3.4.2.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . .79

Kết luận chương

Kết luận . .83

Tài liệu tham khảo . .85

Phụlục 1 “Các bảng biểu”

Phụlục 2 “Các sơ đồ”

Phụlục 3 “Khái quát vềba phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông

dụng”

Phụlục 4 “Bảng câu hỏi khảo sát”

Phụlục 5 “Danh sách các đối tượng khảo sát”

Phụlục 6 “Kết quảchi tiết của việc khảo sát”

pdf143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nên được đa số doanh nghiệp tin cậy và chọn lựa thực hiện giao dịch, nhất là những giao dịch có độ phức tạp cao. - NHNT có mạng lưới “ngân hàng đại lý” lớn và uy tín khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất hiện đại cùng với sự thông suốt của hệ thống Swift và việc triển khai áp dụng hàng loạt các sản phẩm hỗ trợ mới trong những năm gần đây như: tập trung quản lý tài khoản, chuyển và nhận điện tự động, chuyển tiền đi và đến tập trung…đã giúp cho đội ngũ nhân viên của NHNT thực hiện nghiệp vụ một cách thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng phong phú của khách hàng. - Một số chi nhánh lớn trong hệ thống như: chi nhánh Hồ Chí Minh, chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Bình Dương, chi nhánh Hà Nội, Sở giao dịch Hà Nội…đã chủ động áp dụng các chính sách khách hàng linh hoạt: giá dịch vụ rẻ, mức ký quỹ thấp, giảm phí thanh toán, tư vấn cho khách hàng ngay từ khi ký kết hợp đồng. Mặt khác, ở các chi nhánh này, bộ phận thanh toán quốc tế với đội ngũ nhân viên đông đảo, tích cực, có trình độ chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các giao dịch TTXNK đã trực tiếp tiếp cận khách hàng để thu hút giao dịch. - Với nguồn ngoại tệ dồi dào, đa dạng, NHNT luôn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp trong việc vay vốn cũng như mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng ra nước ngoài. 2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực: * Các nhân tố khách quan: - Sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 09 năm 2001, Mỹ sa đà vào chiến tranh thay vì tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế khiến cho nền kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng. Vì Mỹ là một cường quốc kinh tế, đồng USD có ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới, mỗi biến động nhỏ trong nội quốc của Mỹ cũng có thể làm cho các quốc gia khác bị tác động, đặc biệt là những quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với Mỹ, xem thị trường Mỹ là thị trường chủ lực. Đồng USD trong giai đoạn này được dự báo theo nhiều hướng khác nhau, làm cho giá cả các mặt hàng xuất nhập khẩu trở nên khó lường. Vì thế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỏ ra thận trọng, 63 - Rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu đã gây khó khăn cho đầu ra hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2006. Đặc biệt, các vụ kiện bán phá giá đánh vào các mặt hàng Thủy sản (tôm, cá da trơn), Dệt may, Giày dép ở Mỹ, Canada, châu Âu cùng với sự kiện “hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật với dư lượng kháng sinh vượt quá mức qui định, không đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng bị thu hồi, tiêu hủy hoặc trả về, ngưng xuất khẩu theo sắc lệnh của Chính phủ Nhật” đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lao đao, và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTXNK của ngành ngân hàng, trong đó có hệ thống NHNT. - Thiên tai và dịch bệnh (dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng) lan rộng trên cả nước đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, và từ đó gián tiếp tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và kim ngạch TTXNK của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Hiện nay, chính sách cấm vận không chỉ dừng lại ở mức quốc gia mà còn mở rộng đến các tổ chức, cá nhân và với số lượng lớn. Điều này thật sự là chướng ngại quan trọng đối với hoạt động TTXNK của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Làng ngân hàng ngày càng đông đúc với sự tồn tại và hoạt động của hơn 80 hệ thống ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam (và sẽ càng đông đúc hơn trong những năm tiếp theo khi Việt Nam thật sự mở cửa thị trường tài chính) là một thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTXNK nói riêng. Do đó, sự phân chia thị trường, sự chia sẻ khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc chiến tìm kiếm, thu hút, giữ chân khách hàng cũng như xây dựng, duy trì, phát triển thị phần hoạt động, sự cạnh tranh giữa NHNT với các ngân hàng thương mại khác ngày càng trở nên gay gắt. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như HSBC, Citi Bank và các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Sacombank, Đông Á, Eximbank với việc mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận các khu vực phường, xã cùng với các chính sách khách hàng hấp dẫn, triệt để, đồng bộ như: mức phí linh hoạt 64 * Các nhân tố chủ quan: Về chính sách khách hàng: Dù có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách hàng thanh toán và đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn chung biện pháp thu hút khách hàng của hệ thống NHNT vẫn còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các chính sách khách hàng còn thiếu tầm chiến lược, chưa toàn diện, chưa đi vào chiều sâu. Cụ thể: - Tại một số chi nhánh, bộ phận chuyên trách về công tác khách hàng chưa được chú trọng, hay nói cách khác dù có tồn tại nhưng bộ phận này vẫn chưa phát huy được vai trò thật sự của mình; thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, chưa tạo được một dịch vụ khép kín gồm thanh toán quốc tế, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng; trách nhiệm tiếp thị khách hàng được giao cho bộ phận thanh toán quốc tế vừa không hiệu quả vừa chưa đủ sức thuyết phục đối với khách hàng, thậm chí còn làm chậm trễ thêm việc xử lý các giao dịch tại chỗ. Từ 01/07/2006, căn cứ vào “Quy trình tín dụng - bảo lãnh dành đối với khách hàng là doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/05/06 của Tổng Giám đốc NHNT”, việc tìm kiếm, mở rộng số lượng cũng như nâng cao chất lượng khách hàng giao dịch được giao cho các bộ phận Quan hệ khách hàng 65 - Chỉ chú trọng đến khách hàng có doanh số hoạt động lớn (nhưng độ rủi ro cao) mà chưa quan tâm thu hút khách hàng có doanh số hoạt động nhỏ (nhưng độ rủi ro thấp). - Giải pháp thu hút khách hàng chỉ mới dừng lại ở việc giảm phí giao dịch mặc dù mức phí giao dịch của NHNT rất thấp so với mức phí của các ngân hàng thương mại khác, thậm chí, việc giảm phí này còn trở thành mục tiêu đeo đuổi của các chi nhánh trên cùng địa bàn trong việc tìm kiếm, tranh giành khách hàng. Nhìn chung, mức phí còn chưa linh hoạt, thiếu tính hợp lý, chưa khuyến khích được khách hàng tăng cường giao dịch (chẳng hạn, phí chuyển tiền đi nước ngoài hiện nay được áp dụng như nhau cho cả thanh toán mậu dịch lẫn phi mậu dịch; phí thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng, chưa có sự phân biệt giữa khách hàng lâu năm với khách hàng mới, giữa khách hàng có trị giá thanh toán lớn, giao dịch thường xuyên với khách hàng có rất ít giao dịch và trị giá thấp). - Phí dịch vụ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của khách hàng. Tuy nhiên, NHNT chưa có thông tin về giá cả dịch vụ cụ thể của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng ngay khi lựa chọn giao dịch; chưa thật sự quan tâm đến các chi phí của khách hàng đối với một giao dịch mà chỉ mới dừng lại ở mục đích thu được tiền hàng. Do vậy, khi khách hàng có khiếu nại về các khoản chi phí, thậm chí rất cao, bị ngân hàng nước ngoài trừ vào tiền hàng, nhân viên ngân hàng 66 - Còn có sự khác biệt về mô hình hoạt động TTXNK giữa các chi nhánh trong hệ thống, đặc biệt là giữa các chi nhánh có quy mô lớn và các chi nhánh có quy mô nhỏ. Việc xác định mức ký quỹ cho khách hàng mở L/C nhập khẩu còn chưa đồng nhất về tiêu chí. Các thông tin làm cơ sở cho việc quyết định hạn mức mở L/C hoặc miễn giảm mức ký quỹ mở L/C cho khách hàng còn nhiều hạn chế và hiệu quả còn thấp. Tùy lúc, một số chi nhánh, nhất là những chi nhánh có kim ngạch thanh toán xuất khẩu thấp hơn nhiều so với kim ngạch thanh toán nhập khẩu, phải từ chối thực hiện các giao dịch như: mở L/C, thanh toán nhờ thu nhập khẩu và chuyển tiền đi do không có sẵn ngoại tệ để cung ứng hoặc phải áp đặt khách hàng mua ngoại tệ kỳ hạn/chuyển đổi đối với các giao dịch này. - Trong quan hệ giao dịch, bên cạnh những khách hàng có kiến thức và biết giữ “chữ tín” với đối tác, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ mình, NHNT cũng còn gặp phải một số khách hàng chưa am hiểu về buôn bán ngoại thương, không có đủ kiến thức về thanh toán quốc tế, kinh doanh theo thời vụ, chỉ tính lợi trước mắt, bỏ qua thông lệ quốc tế, biến ngân hàng thành nơi gánh chịu các tranh chấp kể cả tranh chấp hàng hóa, làm mất uy tín của ngân hàng. Trong khi đó, NHNT chưa chú trong đến việc ký kết các văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc cung ứng cũng như sử dụng dịch vụ nhằm làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch TTXNK. - Chưa có hệ thống theo dõi, cập nhật các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để có thể xác định ngân hàng nào là đối thủ cạnh tranh chính cũng như ưu thế của họ trong việc thu hút khách hàng, và từ đó có thể tìm giải pháp thích hợp giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Về sản phẩm, dịch vụ: Chưa có sự bứt phá, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại mới để hỗ trợ cho các dịch vụ TTXNK truyền thống. Nói một cách cụ thể hơn là việc xây dựng và đưa sản phẩm mới vào vận hành còn chậm, đặc biệt là đối với những sản phẩm đặc thù theo yêu cầu của khách hàng. 67 Về công tác hỗ trợ: - Danh mục các ngân hàng đại lý cùng với Mã số của các ngân hàng tham gia thanh toán Swift vẫn chưa được cập nhập một cách đầy đủ, thiếu tính hệ thống đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ trong việc hướng dẫn khách hàng chọn lựa các ngân hàng uy tín, tin cậy để thực hiện giao dịch cũng như gây chậm trễ trong việc thực hiện giao dịch. - Công tác đối chiếu và thông tin các khoản treo trễ trên tài khoản Nostro còn chưa kịp thời, chậm trễ nên ảnh hưởng đến khâu thanh toán cho khách hàng xuất khẩu. - Điều kiện máy móc kỹ thuật và trình độ của cán bộ tin học trong hệ thống không đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng của công việc. Về đội ngũ nhân viên làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu: Trình độ xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNT còn có sự chênh lệch. Một mặt là do sự điều chuyển liên tục về nhân sự của Ban lãnh đạo ngân hàng theo yêu cầu của chương trình tái cơ cấu. Mặt khác là do đa số họ tuy trẻ, nhanh nhẹn, tháo vát nhưng chưa thật chắc về kiến thức nghiệp vụ thanh toán quốc tế dù được đào tạo chính quy. Tất cả đều phải được hướng dẫn lại theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nên việc “làm theo thói quen, không nắm được cốt lõi của vấn đề” là chuyện không thể tránh khỏi. Hơn nữa, họ cũng chưa quan tâm đến diễn biến giá cả cũng như tình hình thị trường để khuyến cáo khách hàng ngay khi mở L/C và kiểm tra chứng từ; chưa có sự theo dõi, so sánh, rút tỉa kinh nghiệm từ cả hai lĩnh vực thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu để có thể thoát khỏi tranh chấp hoặc ứng phó với nó một cách dễ dàng khi gặp phải. Tóm lại, qua kết quả khảo sát rủi ro và phân tích một số tình huống rủi ro cũng như các nhân tố ảnh hưởng, tác giả nhận thấy có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro nhưng tựu trung là những nguyên nhân chính sau: * Việc tìm hiểu các thông tin về các đối tượng liên quan trong giao dịch gồm khách hàng, đối tác của khách hàng, các ngân hàng đối phương vẫn chưa được thực hiện kỹ lưỡng và đầy đủ. Trong số các đối tượng trên, một số chi nhánh của NHNT chỉ mới chú ý đến đối tượng đầu tiên: khách hàng trực tiếp của ngân hàng. Tuy vậy, công tác khách hàng vẫn còn nhiều khiếm khuyết về chính sách thu hút khách hàng, về việc 68 * Quá trình thực hiện nghiệp vụ vẫn còn nhiều sự cố do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự yếu kém về chuyên môn của khách hàng, sự yếu kém và bất cẩn của nhân viên, thiếu cơ sở pháp lý để phát hiện chứng từ giả mạo, bất đồng quan điểm trong việc xử lý chứng từ giữa các ngân hàng thậm chí một số ngân hàng nước ngoài hành xử rất cực đoan...Có khá nhiều giao dịch mà vì bảo vệ khách hàng, NHNT buộc phải hành xử không đúng với thông lệ quốc tế và việc làm này gây ảnh hưởng đến uy tín của NHNT trên trường quốc tế. * Hệ thống thông tin, công nghệ vẫn chưa hoàn hảo: đường truyền dữ liệu còn bị tắt nghẽn và xử lý chậm, số liệu đôi khi còn bị sai sót, các chương trình ứng dụng vẫn chưa tương thích với tính chất nghiệp vụ trong thực tế... * Kỹ năng và cách thức xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực TTXNK còn chưa đồng đều và thiếu nhất quán nhất là so giữa các chi nhánh lớn và các chi nhánh nhỏ. Khả năng và kinh nghiệm ứng phó với rủi ro còn yếu vì không được đào tạo và cũng không tự trang bị, nâng cao nó. * Sản phẩm thanh toán chưa phong phú. Các dịch vụ tư vấn liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế chưa được quan tâm. Dịch vụ thanh toán mới như Bao thanh toán chỉ sử dụng cho một nhóm đối tượng khách hàng được xếp hạng tín dụng từ BB trở lên. Mô hình hoạt động TTXNK trong hệ thống vẫn còn thiếu sự thống nhất. * Công tác hỗ trợ cho hoạt động TTXNK như: lượng ngoại tệ phục vụ thanh toán; quan hệ với các công ty vận chuyển, bảo hiểm; mạng lưới các ngân hàng giao dịch; công tác kiểm tra nội bộ; hệ thống thông tin rủi ro...vẫn còn những hạn chế nhất định. * Công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua chiến lược về bảo hiểm rủi ro và chính sách ký quỹ đồng bộ, hợp lý vẫn còn bỏ ngõ. Chưa có quy chế xử phạt rõ ràng đối với các hành vi sai phạm dẫn đến rủi ro và thiệt hại. 69 Kết luận chương 2 Thông qua nội dung trình bày ở chương 2, tác giả mong muốn chuyển tải các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động TTXNK tại NHNT với những rủi ro vừa mang tính phổ cập của hệ thống ngân hàng thương mại vừa mang tính đặc thù của hệ thống NHNT trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam. Trải qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, bên cạnh những thành quả đạt được thông qua những con số rất khả quan trong hoạt động kinh doanh tổng thể cũng như trong từng lĩnh vực cụ thể, NHNT cũng gặp không ít chướng ngại từ môi trường bên ngoài cho đến môi trường bên trong, từ môi trường quản lý vĩ mô cho đến môi trường quản lý vi mô, và vẫn còn nhiều tồn tại cho đến tận thời điểm này. Xét riêng trong lĩnh vực TTXNK, những tồn tại này đi liền với quá trình thao tác và xử lý nghiệp vụ, gắn liền với những rủi ro phát sinh trong từng giao dịch cũng như trong từng phương thức thanh toán được lựa chọn trong các giao dịch đó, xảy đến đối với ngân hàng và cả khách hàng của ngân hàng từ cấp quản lý cho đến cấp thực hiện. Vì lẽ đó, việc nhận diện, thu thập, tích hợp các rủi ro về TTXNK từ trong nội bộ của hệ thống NHNT cho đến các ngân hàng thương mại khác để rút tỉa kinh nghiệm, để né tránh, thoát khỏi rủi ro, để ứng phó kịp thời khi có sự cố là việc làm vô cùng cần thiết cho những ai đang công tác trong lĩnh vực này, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ nhân viên của bộ phận thanh toán quốc tế của NHNT, trong đó có cả tác giả nghiên cứu đề tài. 70 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO, HẠN CHẾ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1.Mục đích xây dựng giải pháp: * Bảo vệ quyền lợi của NHNT cũng như của khách hàng. * Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh do giải quyết rủi ro. * Ràng buộc trách nhiệm giữa NHNT và khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch, giữa đội ngũ nhân viên ngân hàng từ cấp thao tác, thừa hành đến cấp quản lý, điều hành trong việc thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng. * Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ chuyên môn và uy tín của NHNT thông qua sự đa dạng của các tình huống nghiệp vụ và xử lý chặt các giao dịch. Từ đó, góp phần duy trì và thu hút thêm khách hàng giao dịch cũng như thắt chặt và phát triển thêm quan hệ với các tổ chức có uy tín trên thị trường tài chính quốc tế. 3.2.Căn cứ để xây dựng các giải pháp: * Bám sát các luật lệ, chế độ về quản lý xuất nhập khẩu, TTXNK, ngoại hối, dự phòng rủi ro…của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. * Quá trình vận dụng các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ của nội bộ hệ thống NHNT trong thực tiễn hoạt động từ trước tới nay. * Nắm rõ và vận dụng tốt các luật điều chỉnh trong thanh toán quốc tế theo thông lệ quốc tế như UCP500, URR525, URC522, URDG458, ISP 98, ISBP645. * Các nguyên nhân được rút ra từ việc khảo sát rủi ro, phân tích các tình huống rủi ro phát sinh trong thực tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTXNK tại NHNT. 3.3.Các giải pháp: 71 3.3.1.Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro: 3.3.1.1.Thiết lập và kiểm soát tốt các quan hệ giao dịch trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ các đối tượng có liên quan ngay từ lúc ban đầu: 3.3.1.1.1.Về khách hàng giao dịch: - Bộ phận chuyên trách về công tác khách hàng phải được chú trọng hay nói cách khác là phải phát huy được vai trò thật sự của mình; phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm tạo ra một dịch vụ khép kín gồm thanh toán quốc tế, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng. - Thiết lập đầy đủ, đồng bộ các điều lệ cần thiết cũng như ký kết các chứng từ pháp lý, các thỏa ước với khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của NHNT khi tiếp nhận và thực hiện các giao dịch. - Cán bộ nghiệp vụ phải thật sự hiểu biết khách hàng của mình xét ở nhiều khía cạnh từ năng lực kinh doanh, nhu cầu hoạt động cho đến uy tín trong kinh doanh, mức độ trung thành trong quan hệ nhằm một mặt, tiếp tục gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của NHNT trong lòng của họ và mặt khác, sàng lọc, loại bỏ những khách hàng có ý đồ xấu. Qua đó cho thấy khâu thẩm định hồ sơ khách hàng là rất quan trọng và phải được làm kỹ. Ở khâu này, để đảm bảo khả năng tài chính của khách hàng trong việc hoàn trả tiền chiết khấu chứng từ xuất khẩu khi các giao dịch bị này từ chối thanh toán (đối với chiết khấu có truy đòi) hay trong thanh toán nhập khẩu theo các phương thức tín dụng chứng từ hoặc nhờ thu chứng từ trả chậm bằng cách xét cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, cán bộ nghiệp vụ phải làm tốt công tác thẩm định năng lực kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của họ trước khi thực hiện các giao dịch. Việc xem xét tình hình tài chính, phương án nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa cộng với việc kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp giúp đảm bảo uy tín của ngân hàng trong thanh toán, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng vừa phù hợp với qui định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước trong các Thông tư số 03/1999/TT- NHNN7 ngày 12/08/1999 và 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 “về việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp”, trong Công văn số 405/NHNN-QLNH ngày 23/01/06 “về việc mở L/C trả ngay” hay trong Quyết định số 711/2001 - QĐ NHNN “về việc mở L/C trả chậm”. 72 Đặc biệt đối với các L/C nhập khẩu được mở bằng vốn vay ngân hàng, việc thực hiện tốt công tác thẩm tra năng lực hoạt động của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án kinh doanh là nhằm mục đích thu hồi vốn tài trợ một cách thuận lợi nhất. Trong trường hợp vốn vay được thế chấp bằng tài sản hoặc hàng hóa nhập khẩu, công tác kiểm tra giá trị thực tế của tài sản hay tính chính xác về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản là vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn vốn ngân hàng. Đối với các L/C được mở bằng vốn tự có của doanh nghiệp với mức ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, hàng hóa nhập khẩu được xem là thuộc quyền sở hữu của ngân hàng phát hành như là vật bảo đảm cho việc bảo lãnh của ngân hàng cho đến khi người yêu cầu mở L/C thanh toán. Do vậy, trị giá hàng hóa phải được xem xét về mức độ an toàn, về khả năng và giá cả tiêu thụ trên thị trường. 3.3.1.1.2.Về đối tác của khách hàng giao dịch: Cần xem xét kỹ mối quan hệ thương mại giữa hai bên mua bán, nhất là đối với các giao dịch mà NHNT đứng ra tài trợ vốn, về mức độ quan hệ: mua bán lần đầu hay thường xuyên trước đó, mua bán một hay nhiều loại hàng hóa, có uy tín trong việc cung cấp hàng hoặc thanh toán… Để tránh trường hợp nhà xuất khẩu nước ngoài giả mạo chứng từ hoặc giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương nhưng vẫn thiết lập chứng từ đòi tiền theo dạng nhờ thu đến trả ngay D/P hoặc chứng từ phù hợp theo L/C xuất khẩu, cần thiết kiểm tra lai lịch hoạt động, uy tín của họ trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Ở vị thế ngược lại, trong vai trò của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu trong nước, cần thiết xem xét năng lực của nhà nhập khẩu nước ngoài về tình hình tài chính: tự doanh hay vay vốn, về mối quan hệ của họ với ngân hàng phục vụ, về giới hạn tín dụng mà ngân hàng phục vụ sẵn lòng cấp cho họ, về thiện chí sẵn lòng nhận hàng và không cố ý tìm cách từ chối thanh toán bằng cách dựa vào sai sót trên chứng từ. Theo kinh nghiệm hoạt động của các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, toàn bộ công việc kiểm tra nói trên đều có thể thực hiện được thông qua chính các chi nhánh hay văn phòng đại diện như vậy hoặc các ngân hàng đại lý của họ ở nơi đó. 3.3.1.1.3.Về các ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch: 73 * Ưu tiên chọn lựa thực hiện giao dịch với các ngân hàng đại lý, đặc biệt là các ngân hàng đại lý chính tùy theo từng thời kỳ hoặc với các ngân hàng không phải là ngân hàng đại lý nhưng thường xuyên giao dịch và quan hệ giao dịch tốt. * Hạn chế thực hiện tài trợ đối với các giao dịch có liên quan đến các ngân hàng ở những quốc gia có sự rào chắn khắt khe về thương mại quốc tế, ngoại hối hoặc bị cấm vận, khủng hoảng kinh tế. * Lưu ý kiểm tra và kịp thời thông báo cho khách hàng ngưng thực hiện giao dịch mua bán quốc tế đối với các ngân hàng thuộc danh mục lưu ý về rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo… 3.3.1.2.Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ quốc tế và tuân thủ các qui định của Chính phủ: 3.3.1.2.1. Đối với thanh toán xuất khẩu: Khi thông báo L/C/bảo lãnh: * Khi thực hiện nghiệp vụ thông báo các L/C xuất khẩu (gồm cả L/C thương mại và L/C dự phòng) và các bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài, phải kiểm tra tính xác thực cũng như phải thận trọng với các điều kiện và điều khoản thanh toán của các L/C và bảo lãnh nhằm tránh bị giả mạo, nhất là đối với những L/C/bảo lãnh được mở bằng thư và/hoặc từ những thị trường mới, lạ. * Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình đối với việc thông báo các sửa đổi “hủy bỏ L/C/bảo lãnh” và/hoặc “thay đổi tên của người thụ hưởng của các L/C/bảo lãnh” bằng cách thu hồi ngay bản gốc L/C/bảo lãnh để lưu trữ hoặc giao lại cho các đối tượng thích hợp nhằm tránh bị lợi dụng. Khi xác nhận L/C/bảo lãnh: * Khi thực hiện nghiệp vụ xác nhận chữ ký theo yêu cầu của người hưởng lợi đối với các L/C dự phòng/bảo lãnh được phát hành bằng thư mà người thụ hưởng nhận trực tiếp từ đối tác của mình, phải tra soát (tốt nhất là bằng điện Swift) với ngân hàng phát hành L/C dự phòng/bảo lãnh để chắc rằng chúng không bị giả mạo. * Khi tiếp nhận yêu cầu xác nhận L/C dù theo yêu cầu của ngân hàng phát hành hay của người thụ hưởng, vấn đề cốt lõi là phải xác định được khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành ở các khía cạnh: có quan hệ đại lý/tài khoản thanh toán, có tình 74 Khi kiểm tra chứng từ nhờ thu hoặc theo L/C: Đối với chứng từ nhờ thu, cần lưu ý về số lượng và chủng loại chứng từ. Dù ngân hàng không có trách nhiệm trong việc kiểm tra nội dung chứng từ nhưng ngân hàng cũng nên quan tâm đến các chi tiết cơ bản bất hợp lý để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm tránh mất thêm thời gian và chi phí tái lập chứng từ. Chẳng hạn: kiểm tra kỹ hình thức nhờ thu là trả ngay hay trả chậm, kỳ hạn nhờ thu trên các chứng từ và thư ủy nhiệm nhờ thu có đồng nhất hay không, hối phiếu chỉ được ký phát đòi tiền người mua do bởi việc xuất trình hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng thu hộ là vi phạm luật địa phương, chứng từ vận tải được lập theo lệnh của người gửi hàng hoặc chứng từ bảo hiểm hàng hóa có được ký hậu đầy đủ hay không…Ngoài ra, cũng cần kiểm tra “tên và địa chỉ của ngân hàng thu hộ” từ danh mục ngân hàng thế giới nhằm phòng tránh bị lừa đảo do ngân hàng thu hộ không có thực. Đối với chứng từ theo L/C, cần kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận nhất phù hợp với hướng dẫn của UCP500 và tài liệu bỗ trợ ISBP645 cũng như căn cứ vào các qui định cụ thể của L/C (Ghi chú: đề tài này không đi vào phần kiểm tra cụ thể chứng từ theo L/C). Khi xử lý chứng từ bất hợp lệ theo L/C: 75 * Nếu các sai sót có thể sửa chữa được, kịp thời thông báo và lưu ý với khách hàng về việc sửa chứng từ trong thời hạn xuất trình chứng từ được qui định trong L/C nhằm tránh tình trạng chứng từ bị từ chối thanh toán do xuất trình trễ hạn. * Nếu chứng từ có các sai biệt quan trọng không thể hiệu chỉnh, ví dụ như giao hàng trễ hạn so với qui định của L/C, cần thiết nêu cụ thể sai biệt này để xác định rõ trách nhiệm kiểm tra chứng từ của một ngân hàng thương lượng. Tư tưởng “cứ phớt lờ sai biệt v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan