Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chếbiến thủy sản của An Giang thực
hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nhưxuất cá tra, cá basa nguyên con hoặc cá
cắt khúc, các sản phẩm chếbiến từcá basa sẽkhông bị đánh thuếbán phá giá (thuế
bán phá giá chỉ đánh vào mặt hàng cá phi lê).
Tốc độphát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu của thủy sản là 28,2% đều lớn
hơn tốc độphát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu cảtỉnh (15,7%) và tốc độphát
triển bình quân kim ngạch xuất khẩu gạo (8,6%).
Cùng với tăng cường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng đã nhận ra thịtrường
nội địa đầy tiềm năng mặc dù có hơi chậm nhưng đây là hướng đi đúng. Tính chung
hiện các doanh nghiệp chếbiến tỉnh An Giang đã có cảtrăm mặt hàng được chếbiến
từcá tra và ba sa. Doanh sốbán ra tại thịtrường trong nước không ngừng tăng lên
chiếm tỷtrọng ngày càng cao so với xuất khẩu. Cũng chính nhờsựnăng động sáng
tạo của các doanh nghiệp mà các loại hàng hóa xuất khẩu của An Giang vẫn giữ được
sự ổn định và từng bước phát triển một cách vững chắc trong cơchếthịtrường cạnh
tranh khốc liệt.
90 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủy sản thực hiện chưa triệt để nên
sản lượng có tăng lên. Đầu năm 1999 UBND tỉnh An Giang ban hành chỉ thị chỉ cho
phép khai thác cá tra bột ở hai huyện đầu nguồn là Tân Châu và An Phú nên sản
lượng thủy sản trong năm 1999, 2000, 2001 có tăng nhưng đến năm 2002 đã sụt giảm
lại. Tuy có nhiều yếu tố tác động như nguồn cá từ biển hồ xuống ít do mực nước lũ
thấp, đê bao tiểu vùng ngăn nước tràn đồng… nhưng sản lượng sụt giảm là sự cảnh
báo về suy thoái về nguồn lợi thủy sản. Đây chính là vấn đề cần quan tâm trong công
tác quy hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới.
Tỷ lệ sản lượng thủy sản nuôi trồng so với đánh bắt trong thời gian qua ngày
càng nghiêng về phần nuôi trồng. Nếu như năm 1998 tỉ lệ này là 0,63 thì năm 2005
đã là 3,52, nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do nuôi trồng đã phát triển
mạnh, nhưng cũng có một phần quan trọng là nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Điều
đáng quan tâm hiện nay là tình trạng đánh bắt bằng xung điện diễn ra rất phổ biến.
Hầu hết các phương tiện đánh bắt bằng ghe cào đều sử dụng điện để khai thác. Điều
38
này không chỉ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn lợi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất, sản lượng của những hộ nuôi cá lồng bè.
* Về chế biến xuất khẩu:
Trong thời gian qua sản lượng thành phẩm chế biến luôn tăng dần theo từng
năm. Tuy đã có thời điểm các nhà máy đông lạnh thủy sản không mua đủ nguồn
nguyên liệu do sự lỗ lã của người nuôi cá xuất khẩu, đồng thời cũng do một số chủ bè
cố giữ cá lại để giữ giá. Cũng có thời điểm các nhà máy đông lạnh không thu mua hết
lượng cá nguyên liệu dẫn tới tình trạng tồn đọng cá. Điều này đã làm cho một số ngư
dân phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là do không có sự phối hợp đồng bộ, công tác quy
hoạch chưa tốt, việc nuôi thủy sản đã diễn ra một cách tự phát, khi thấy thủy sản có
giá thì người nuôi tập trung nuôi trồng một mặt hàng mà không tính tới nhu cầu của
thị trường dẫn tới cung lớn hơn cầu và kết quả là sản phẩm làm ra không bán được và
dẫn tới thua lỗ, phá sản.
Để sản xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày
càng tăng, đến nay toàn tỉnh đã có 11 công ty chế biến thủy sản đông lạnh, công suất
89.800 tấn thành phẩm/năm tương ứng với 224.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng vốn
đầu tư 592.170 triệu đồng. Khả năng trong thời gian tới việc đầu tư xây dựng cơ sở
sản xuất chế biến thủy sản sẽ ngày càng tăng.
Bảng 2.8: Bảng sản lượng chế biến và giá trị XK thủy sản (1998-2005)
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
-Tổng giá trị XK (tr.USD) 120,1 140,0 107,5 118,8 147,3 182,3 260,3 333,4
Tr. đó: thủy sản 21,4 20,7 24,0 36,2 69,4 54,8 124,0 122,3
- SL chế biến XK (tấn) 4.717 4.811 5.645 12.538 24.430 23.155 40.414 54.982
Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2005
Qua số liệu trên cho thấy, sản lượng thành phẩm cá tra, cá basa chế biến xuất
khẩu đã tăng rất nhanh, từ 4.717 tấn trong năm 1998 thì chỉ sau 07 năm đã là 54.982
tấn tăng gấp hơn 11,6 lần, tương ứng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng tăng gấp 5,7
39
lần và tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cũng tăng từ 17,8% lên 36,7%, có
thể nói đây là một thành tựu rất lớn của ngành thủy sản An Giang.
Bảng 2.9:GDP của An Giang và của ngành thủy sản(Giá CĐ) thời kỳ 1998 - 2005
ĐVT: Triệu đồng
Năm Toàn tỉnh Thuỷ sản Chỉ số Vgdp
1998 5961102 272717 4.57
1999 6367128 297792 4.68
2000 6761943 386759 5.72
2001 7067382 419015 5.93
2002 7812582 437745 5.60
2003 8518818 431923 5.07
2004 9507490 448768 4.72
2005 10448757 505044 4.83
TĐPTBQ 109.20
Vgdp: là chỉ số phần trăm GDP của ngành thủy sản so với GDP toàn tỉnh trong
một thời kỳ nhất định.
Theo bảng trên, tỷ trọng GDP của ngành thủy sản chiếm trong GDP tỉnh khá
cao dao động từ xấp xỉ 5% - 6%. Theo chúng tôi con số này đánh giá đúng hơn vị trí,
vai trò của ngành Thuỷ sản trong nền kinh tế của tỉnh. Điều đáng mừng là thủy sản
đang ngày càng trở thành một ngành công nghiệp có ưu thế trong giai đoạn hiện nay,
vì GDP có chiều hướng gia tăng trong cơ cấu kinh tế của cả nước, chứng tỏ xu hướng
chuyển dịch đầu tư vào ngành thủy sản đang phát huy hiệu quả và có sức hấp dẫn
cao.
Bảng 2.10: so sánh tốc độ tăng trưởng GDP và Chỉ số so sánh aGDP hằng năm
của toàn ngành Thuỷ sản từ năm 1999 - 2005
Năm Toàn tỉnh (%) Thủy sản (%) vGDP
1999 106.81 109.19 1.02
2000 106.20 129.88 1.22
2001 104.52 108.34 1.04
2002 110.54 104.47 0.95
2003 109.04 98.67 0.90
2004 111.61 103.90 0.93
2005 109.90 112.54 1.02
40
Qua bảng trên cho thấy tốc độ phát triển GDP của ngành thủy sản luôn gần
bằng và lớn hơn tốc tốc độ phát triển GDP của cả tỉnh, đặc biệt là năm 2000 hơn
22%. Vào năm 2003, do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá da trơn vào thị trường
Mỹ nên sản lượng xuất khẩu thị trường Mỹ sụt giảm, qua năm 2004 và 2005 thì sản
lượng xuất khẩu đã phục hồi và phát triển.
Bảng 2.11: Chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của các ngành
kimh tế từ năm 1998 – 2005 (theo giá so sánh).
aGDP là chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng.
Năm N.Lâm T.sản Nông Lâm Thủy sản CN & Xây dựng Dịch vụ
1998 104.28 105.91 91.76 112.87 109.11
1999 104.22 103.66 109.19 110.42 108.51
2000 101.20 97.80 129.88 108.82 110.57
2001 99.49 98.09 108.34 111.65 107.04
2002 110.33 111.35 104.47 111.02 110.57
2003 102.76 103.43 98.67 111.90 113.65
2004 108.57 109.29 103.90 111.86 113.96
2005 105.10 104.00 112.54 113.59 112.37
TĐPTBQ 104.46 103.84 109.20 111.31 110.93
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kế của tỉnh năm 2005.
Qua bảng trên, ta nhận thấy tốc độ phát triển bình quân của ngành thủy sản
tỉnh An Giang đạt 9,2% sắp xỉ với ngành công nghiệp & xây dựng và ngành dịch vụ,
chứng tỏ ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh, cần đặc biệt
quan tâm để tác động cho ngành này phát triển nhiều hơn nữa.
Bước ngoặt quan trọng của sự phát triển ngành chế biến đông lạnh thủy sản xuất
khẩu của An Giang, đó là xí nghiệp đông lạnh thuộc Công ty Thủy sản tỉnh An Giang
đặt tại thành phố Long Xuyên đã khánh thành và đi vào hoạt động vào đầu năm 1987.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty lúc bấy giờ là là tôm đông xuất khẩu.
Nguồn nguyên liệu do các thương lái lẻ vận chuyển đến nhà máy cung cấp từng
41
lượng nhỏ lẻ, sơ chế bằng cách ướp đá từ Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Đến năm
1998, thì sự ra đời hàng loạt các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản tại các vùng
nguyên liệu của 03 tỉnh trên, làm cho sự kém lợi thế về cự ly vận chuyển giữa vùng
nguyên liệu tới nhà máy đông lạnh An giang. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp bách
cho nhà máy là phải tìm mặt hàng mới thay thế cho mặt hàng tôm đông.
Đến đầu năm 1989, được sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc, lần đầu tiên mặt
hàng cá Basa fillet đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường thế giới. Từ năm
1990, sản phẩm đông lạnh fillet cá basa đã được thị trường Châu Á và thị trường Úc
chấp nhận, sản lượng xuất khẩu tăng dần từ 450 tấn/1992 đến 800 tấn/1994 và 02
mốc nhảy vọt là từ 12.538 tấn/2001 lên 24.430 tấn/2002 và 23.155 tấn/2003 lên
40.410 tấn/2004.
Hiện nay, đối tượng chế biến của các công ty là cá tra, cá basa. Dạng sản phẩm
chính là dạng fillet, cắt khúc, nguyên con, bên cạnh đó còn có các dạng sản phẩm phụ
khác là tẩm bột, mỡ cá, bột cá, bao tử, bong bóng, gan cá và các loại sản phẩm chế
biến ăn liền cá kho tộ, cháo, cá khô các loại, chả giò,...
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chế biến cũng được các doanh nghiệp
quan tâm, hầu hết các nhà máy chế biến đều trang bị các máy móc hiện đại vào sản
xuất như máy cấp đông, băng chuyền IQF,... còn về tiêu chuẩn chất lượng, thì hiện có
các nhà máy AGIFISH, AFIEX, Nam Việt đạt tiêu chuẩn chất lượng EU, tiêu chuẩn
chất lượng Mỹ HACCP, tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
Ngoài chế biến công nghiệp thì hiện tại chế biến thô sơ truyền thống cũng đang
phát triển. Hiện có 05 cơ sở chế biến khô cá tra phồng với công suất tiêu thụ nguyên
liệu thô trung bình là 60 tấn/năm. Sản phẩm chính là khô cá tra phồng, bong bóng cá
tra, bao tử cá tra. Sản phẩm chế biến được bán trong nước và Campuchia.
* Thị trường tiêu thụ:
Trước đây, thị trường xuất khẩu thủy sản của An Giang chỉ tập trung vào một số
nước, trước năm 2001 thị trường Mỹ chiếm trên dưới 80%, về sau tuy có mở rộng
thêm khoảng 10 nước nhưng thị trường Mỹ cũng chiếm không dưới 60% và ngay thời
điểm xảy ra vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa thì cũng chiếm đến 55%. Cuối năm
42
2002 đầu 2003 để tránh tổn thất các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản An
Giang đã tích cực tìm thị trường mới để giữ vững sản xuất, tạo đầu ra ổn định cho cá
tra và cá basa, khắc phục tâm lý lo sợ thua lỗ của ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính từ
vụ kiện này mà con cá tra, cá basa được quảng bá trở nên nổi tiếng cả trong lẫn ngoài
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng và kết quả là thị
trường Mỹ chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 30% và năm 2004 thì sản lượng thủy sản
xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 10,18% còn giá trị chiếm 20,64% (tương ứng cả nước
là 17,2% và 25,12%). Cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Bảng sản lượng và thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2004
STT Diễn giải S. Lượng XK Giá trị Tỉ lệ (%)
(tấn) (1.000. USD) SL G.trị
Tổng cộng 39.800 122.000 100 100
1 Châu Á 15.339 34.767 38,54 28,50
Trong đó:
- Hồng Kông 5.762 12.425 14,48 10,18
- Singapore 3.449 6.630 8,67 5,43
- Trung Quốc 1.490 3.542 3,74 2,90
2 Châu Âu 15.025 40.720 37,75 33,38
Trong đó:
- Đức 5.047 12.831 12,68 10,52
- Tây Ban Nha 3.965 12.132 9,96 9,94
- Bỉ 1.590 4.537 3,99 3,72
3 Châu Mỹ 6.625 36.169 16,65 29,65
Trong đó:
- Mỹ 4.051 25.178 10,18 20,64
4 Châu Uc 2.315 8.132 5,82 6,67
5 TT khác 496 2.212 1,25 1,81
Nguồn:Cục Thống kê – Sở Thủy sản An Giang
43
Năm 2004, An Giang đã xuất khẩu cá tra, basa sang trên 35 nước trên thế giới,
trong đó các nước tiêu thụ nhiều là: Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Đức, Tây
Ban Nha, Bỉ, Mỹ, Mexico, Úc,… trong đó, về sản lượng thì Hồng Kông là nước đứng
đầu, nhưng giá trị thì đứng thứ ba, còn Mỹ tuy sản lượng đứng thứ năm nhưng giá trị
lại đứng đầu. Trong các thị trường tiêu thụ thì Châu Á là thị trường dễ tính nhất
(ngoại trừ Nhật) đây là thị trường tiềm năng, còn thị trường Mỹ thì tương đối, thị
trường Châu Âu là thị trường khó tính nhất, tuy nhiên không phải chúng ta không mở
rộng được, vì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đều có
trang thiết bị hiện đại và đã đạt tiêu chuẩn của EU (như đã đề cập ở phần trên).
Bảng 2.13. Giá trị xuất khẩu và đóng góp của xuất khẩu thuỷ sản đối với
xuất khẩu An Giang thời kỳ 1998 – 2005
ĐVT: 1000 USD
Năm Toàn tỉnh Thủy sản Gạo Các Mặt hàng khác
1998 120.058 21.397 93.434 5.227
% 100 0,18 0,78 0,04
1999 139.976 20.687 116.282 3.007
% 100 0,15 0,83 0,02
2000 107.540 23.964 72.360 11.216
% 100 0,22 0,67 0,10
2001 118.777 36.151 69.983 12.643
% 100 0,30 0,59 0,11
2002 147.332 69.448 62.198 15.686
% 100 0,47 0,42 0,11
2003 182.318 55.450 92.623 34.245
% 100 0,30 0,51 0,19
2004 260.081 124.841 94.553 40.687
% 100 0,48 0,36 0,16
2005 333.455 122.323 166.638 44.494
% 100 0,37 0,50 0,13
TĐPTBQ 115,71 128,28 108,62 135,79
Nguồn: tác giả thống kê và tính toán năm 2005.
Nếu như từ trước đến nay ngành thủy sản luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng
thứ hai sau gạo, thì năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên đã vượt qua
gạo và đạt 69,4 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ( gạo là
44
62,2 triệu USD) và chiếm vị trí số một, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu tiếp tục chiếm
vị trí đầu và đạt 124,8 triệu USD (gạo 94,5 triệu USD, cả tỉnh là 260 triệu USD).
Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh là 333,4 triệu USD, trong đó thủy
sản 122,3 triệu USD. và gạo 166 triệu USD, như vậy, hiện tại và trong tương lai thủy
sản sẽ là ngành đứng nhất nhì mang ngoại tệ về cho tỉnh nhà.
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản của An Giang thực
hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, như xuất cá tra, cá basa nguyên con hoặc cá
cắt khúc, các sản phẩm chế biến từ cá basa sẽ không bị đánh thuế bán phá giá (thuế
bán phá giá chỉ đánh vào mặt hàng cá phi lê).
Tốc độ phát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu của thủy sản là 28,2% đều lớn
hơn tốc độ phát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh (15,7%) và tốc độ phát
triển bình quân kim ngạch xuất khẩu gạo (8,6%).
Cùng với tăng cường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng đã nhận ra thị trường
nội địa đầy tiềm năng mặc dù có hơi chậm nhưng đây là hướng đi đúng. Tính chung
hiện các doanh nghiệp chế biến tỉnh An Giang đã có cả trăm mặt hàng được chế biến
từ cá tra và ba sa. Doanh số bán ra tại thị trường trong nước không ngừng tăng lên
chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với xuất khẩu. Cũng chính nhờ sự năng động sáng
tạo của các doanh nghiệp mà các loại hàng hóa xuất khẩu của An Giang vẫn giữ được
sự ổn định và từng bước phát triển một cách vững chắc trong cơ chế thị trường cạnh
tranh khốc liệt.
2.2. Thực trạng về vốn đầu tư phục vụ phát triển thủy sản tỉnh An Giang:
* Nuôi trồng:
Thực hiện đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang, UBND tỉnh đã ban hành
Quyết định số 64/QĐ.UB ngày 18/01/1999 v/v Phê duyệt Đề án phát triển thủy sản
tỉnh An Giang Giai đoạn 1999 – 2000 và đến năm 2005. Nhằm góp phần chuyển dịch
cơ cấu sang hướng công nghiệp sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu, biến mặt hàng thủy
sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, góp phần thực hiện công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bảng 2.14: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản thời kỳ 1999 – 2005
45
ĐVT: Triệu đồng
Năm Toàn tỉnh Nông Lâm Thủy sản Các ngành khác
1999 916.011 178.757 2.055 735.199
2000 2.606.381 377.377 81.748 2.147.256
2001 2.701.907 308.739 73.768 2.319.400
2002 3.253.688 546.799 68.739 2.638.150
2003 3.642.145 565.172 63.947 3.013.026
2004 4.047.725 605.495 77.793 3.364.437
2005 4.632.098 782.161 93.350 3.756.587
TĐPTBQ 131.01 127.89 188.89 131.24
Nguồn Cục Thống kê tỉnh An Giang 2001 – 2005
Theo bảng trên, chúng ta nhận thấy vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản phát
triển vượt bậc kể từ khi có chủ trương đúng đắn của tỉnh, vốn đầu tư năm 2005 tăng
gấp 45 lần so với 1999, tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của ngành thủy sản là
88,89% cao nhất so với các ngành khác và cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân
vốn đầu tư của cả tỉnh (31%).
Bảng 2.15: Cơ cấu Vốn tài sản cố định đầu tư phát triển ngành thủy sản thời kỳ
2000 – 2005
Năm Tổng vốn Vốn cố định Tỷ trọng (%)
2000 81.748 23.480 28.72
2001 73.768 53.825 72.97
2002 68.739 46.689 67.92
2003 63.947 38.839 60.74
2004 77.793 46.326 59.55
2005 93.350 56.010 60.00
TĐPTBQ 102.69 118.99
Nguồn Cục Thống kê tỉnh An Giang 2001 – 2005
46
Qua bảng trên cho chúng thấy cơ cấu tỷ trọng vốn cố định chiếm từ 60 đến 73%
tổng vốn đầu tư, điều này phản ánh đúng với qui trình đầu tư vốn sản xuất. Vốn cố
định đầu tư phát triển ngành thủy sản tăng bình quân 18,99%, trong khi đó tốc độ
phát triển bình quân của tổng vốn đầu tư cho phát triển thủy sản chỉ là 2,69%. Chứng
tỏ ngành nuôi trồng thủy sản đã được nhà nước đầu tư theo chiều sâu, như thủy lợi
nội đồng phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản được thuận lợi.
* Về chế biến:
Kể từ khi mặt hàng cá Basa fillet đông lạnh được được thị trường thế giới chấp
nhận. Đây cũng là mặt hàng mới của An Giang và cũng là mặt hàng mới đầu tiên của
Việt Nam xuất ra nước ngoài, với tên gọi là Pacific Dory, do Công ty Independent
Seafood Ltd. đặt tên (là khách hàng đầu tiên của tỉnh), sản xuất với sản lượng xuất
khẩu từ 50 – 100 tấn/năm.
Vào đầu 1990 thì sản phẩm fillet đông lạnh cá basa đã được thị trường Úc và
Hồng Kông, Sigapore chấp nhận và được người tiêu dùng ưu chuộng. Giá trị xuất
khẩu ngày càng tăng về số lượng lẫn giá cả, đơn giá xuất khẩu biến động tăng từ 3,5
đến 4,5 USD/kg FOB thành phố Hồ Chí Minh, lúc đỉnh điểm lên đến 5 USD/kg.
Qua thời gian và với chất lượng, giá cả cạnh tranh, đã hình thành nmột số khách
hàng Châu Á trung gian để bán sản phẩm fillet basa vào EU và vào một số nước Bắc
Mỹ (đặc biệt đối với thị trường Mỹ thời gian này, Việt Nam phải bán qua khách hàng
trung gian vì chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam).
Sự phát triển thị phần của mặt hàng này ngày càng tăng và có hiệu, nghề nuôi cá
basa trong bè phát triển theo. Ngư dân tăng số lượng bè và cải tiến hoàn thiện kỹ
thuật nuôi. Năm 1995, lần đầu tiên trong lịch sử nghề cá cả nước và vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, An Giang cùng phối hợp với các chuyên gia giống cá nước ngọt của
Pháp đã cho cá Basa sinh sản nhân tạo thành công, mỡ ra triển vọng tự sản xuất giống
cá tại An giang, thay cho việc phải mua cá giống thiên nhiên vớt từ sông Mêkông ở
campuchia và thượng nguồn sông Cửu Long, tránh được tình trạng khủng hoảng cá
giống do sản lượng vớt cá thiên nhiên giảm, trong khi số lượng bè đầu tư càng tăng.
47
Đến năm 1996, tỉnh An Giang đã xuất khẩu thêm mặt hàng mới đó là cá tra
fillet nuôi hầm và cùng với sản lượng fillet nuôi bè đã lên đến 4.000 tấn/năm. Lúc
này một số tỉnh lân cận như Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp bắt đầu sản xuất cá
basa xuất khẩu. Việc Chính phủ Mỹ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam đã tạo điều kiện cho
một số khách hàng Mỹ có cơ hội đến Việt Nam đàm phán và ký hợp đồng tiêu thụ
trực tiếp với với các nhà máy đông lạnh thủy sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long mà không phải qua các đầu mối trung gian, từ đó đã mở ra thị trường mới đầy
tiềm năng cho mặt hàng fillet cá basa và cá tra.
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy Đông lạnh, ngư dân An Giang
đã thành công việc đưa cá tra xuống nuôi bè. Với lợi thế về thời gian thu hoạch và giá
cả tiêu thụ cũng không kém hơn cá basa bao nhiêu, chất lượng cá tra cũng không thua
kém cá basa, nên mặt hàng cá tra đông lạnh dần thay thế mặt hàng cá basa từ 1999
cho đến nay, cũng như ngư dân nhà chế biến cũng đạt hiệu quả không kém. Từ đó
dẫn đến một số nhà máy chế biến cá tra đông lạnh mới ra đời vào năm 2000 – 2002,
tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An, Tiền Giang.
Vào cuối năm 2002 thì công suất chế biến cá tra, basa đông lạnh lên 12.000 tấn gấp
đôi so với năm 1999, do việc thành lập 02 nhà máy mới của công ty Cổ phần Nam
việt, Công ty XNK Nông sản thực phẩm và việc Công ty Cổ phần xuất khẩu thủy sản
nâng công suất.
* Tình hình thu nhập về nuôi trồng, chế biến thủy sản:
- Về nuôi trồng:
Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân phân bổ từ GDP của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long trong giai đoạn qua có thể nói là khá nhanh, đạt trung bình 12% được
đánh giá là cao trên phạm vi cả nước. Nguồn thu chính của vùng từ các hoạt động
thuộc về nông – lâm – ngư nghiệp là chủ yếu.
GDP, thu nhập từ khu vực I khu vực nông - lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng
khá lớn trung bình 65% trên tổng thu nhập. Mức thu nhập bình quân người 1 năm của
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng từ 3,38 triệu đồng/người/năm vào năm
2000 lên đến 4,8 triệu đồng/người vào năm 2005. Mức thu nhập thấp nhất là 3,95
48
triệu đồng/người/năm. Bình quân thu nhập toàn vùng 4,44 triệu đồng/người/năm. Tốc
độ tăng trưởng thu nhập toàn vùng trung bình đạt: 9% (niên giám thống kê 2005 của
các tỉnh ĐBSCL).
Trong khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp chia ra làm 3 nhóm chính là: Nhóm
không có diện tích canh tác, nhóm có ít và nhóm nhiều diện tích canh tác cho một số
thông tin sau:
- Nhóm hộ thuộc vào diện không có diện tích canh tác thu nhập hiện nay chỉ dao
động trong khoảng 6-6 triệu đồng/hộ/năm, hàng tháng một lao động trong độ tuổi có
mức thu nhập trung bình 164.000 đồng và 01 nhân khẩu là 90.000 đồng. Nguồn thu
nhập chính của các hộ này là dựa vào nguồn thu trên mảnh vườn của gia đình, từ việc
canh tác nông nghiệp, cây ăn trái và nuôi thủy sản với qui mô hạn hẹp hay sản lượng
khai thác rất ít từ tự nhiên do những ảnh hưởng từ việc cạn kiệt nguồn tài nguyên tự
nhiên thủy sản. Ngoài ra, còn một số nhóm hộ dựa vào các ngành nghề dịch vụ (buôn
bán nhỏ, xe ôm…) và làm thuê.
- Nhóm hộ thuộc dạng có ít đất canh tác và do thiếu diện tích canh tác, do thiếu
vốn tự có phải đi vay nhiều thậm chí với mức lãi cao nên hiệu quả sản xuất vì thế
cũng khá thấp, dẫn đến mức thu nhập cũng cao hơn không nhiều so so với nhóm
không diện tích canh tác ở trên. Mức thu nhập bình quân khoảng 6-7 triệu
đồng/hộ/năm, hàng tháng 01 lao động trong độ tuổi có thu nhập khoảng 200.000
đồng và 01 nhân khẩu là khoảng 100.000 đồng.
- Nhóm hộ có diện tích canh tác khá lớn, thu nhập lớn gấp trung bình từ 2-3 lần
những hộ khác.
- Trong mô hình nuôi cá tra, basa, mức độ đầu tư sản xuất rất lớn do vậy đòi hỏi
phải có khả năng về tài chính tương đối mạnh, người nghèo ít vốn hầu như không có
cơ hội sản xuất.
- Tỷ lệ đói nghèo hiện nay ở ĐBSCL vẫn còn ở mức cao so với mục tiêu đề ra
cho đến năm 2004 tỷ lệ đói nghèo toàn ĐBSCL là 13% mặc dù vẫn thấp hơn mức
trung bình của cả nước năm 2004 là 15%. Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo
diễn biến rất chậm chỉ bằng 1/2 của ĐBSH và 1/3 của vùng Đông Nam Bộ. Vẫn còn
49
nguy cơ tái đói nghèo lại luôn luôn tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong những
năm gần đây.
Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An giang
thì thu nhập bình quân một lao động 1 triệu đồng/ người/ tháng
* Về việc làm và giải quyết việc làm của xã hội và nghề thủy sản:
Ở ĐBSCL trong giai đoạn 2000 – 2004, tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm
của cả vùng có xu hướng giảm (-2,2%), tỷ lệ lao động thất nghiệp trong giai đoạn có
xu hướng tăng lên.Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng
giai đoạn 2000 – 2004 có xu hướng giảm khá nhanh, 6,08% năm 2001, giảm xuống
5,52% năm 2002 và 5,03% năm 2004; tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai
đoạn là 0,06% năm.
Đến năm 2004 toàn vùng có khoảng 1 triệu lao động ngành thủy sản, số lao
động tham gia nuôi và chế biến cá tra, basa không lớn.
Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An giang
thì lao động có kỹ thuật để điều hành sản xuất thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu
đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi), đối với lao động giản đơn, dịch vụ
lương bình quân khoảng 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng/tháng, còn lao động nữ thì
khoảng 600 ngàn đến 800 ngàn đồng/tháng.
Theo kết quả điều tra các hộ sản xuất cá tra, basa trong tỉnh thời điểm năm 2005
có các thông tin như sau:
- Đối với hộ sản xuất giống:
Cá bột: Nếu giá cá bột trên thị trường dao động trên 1 đồng/con thì người sản
xuất có lời, sản xuất ở qui mô lớn sẽ lời nhiều và qui mô nhỏ sẽ lời ít nếu giá bột ổn
định. Tuy nhiên vào thời điểm khảo sát (cuối năm 2005) thì giá cá bột dao động trong
khoảng 0,5 – 1 đồng /con, giá cá bột thấp là do giá cá thịt ở thời điểm này cũng giảm
thấp, nên tình hình sản xuất chậm lại và nhu cầu cá giống nuôi giảm. Hầu hết các hộ
được khảo sát đều hoà vốn hoặc lời rất ít.
Cá hương: Nếu giá cá hương trên thị trường cao hơn 30 đồng/1 con thì người
sản xuất có lãi.
50
Cá giống: có 02 loại giống có kích cỡ khác nhau, loại 1,2 cm và loại 2,5 cm. Đối
với loại 1,2cm giá bán trên 250 đồng/con là người sản xuất có lãi và đối với loại 2,5
cm giá bán trên 500 đồng/con thì người sản xuất có lãi (cá tra), cá basa loại 2,5 cm
giá trên 2.500 đồng/con thì người bán có lãi.
Nhìn chung năm 2005, cá hộ sản xuất giống cá tra và basa không có lời nhiều,
đa số (75-80%) là hoà vốn, khoảng 15% có lãi và 5-10% các hộ là lỗ vốn (trung bình
cả năm).
Theo Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản An Giang năm 2005, thì toàn tỉnh có
1.156 hộ sản xuất con giống các loại, giảm 396 hộ (26%) so cùng kỳ, diện tích ương
nuôi 126 ha (tăng 7ha). Các cơ sở này đã ương 5,1 tỉ cá bột (gấp 03 lần) và 155 triệu
con giống các loại (+31 triệu con) tăng 24% so cùng kỳ. Riêng Trung tâm Nghiên
cứu sản xuất thủy sản đã sản xuất và tiêu thụ 7 Triệu con tôm Post, 60,25 triệu con cá
tra bột, 501,5 ngàn con cá tra giống, 243,6 ngàn con ếch giống và 1,699 triệu con cá
rô phi đơn tính dòng gift. Các số liệu về sản xuất giống cho thấy quy mô sản xuất con
giống hiện nay vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ, trong đó số lượng cá tra (cá bột, cá
giống) có mức tăng rất đáng kể.
- Đối với hộ nuôi cá thịt:
Kết quả điều tra năm 2005 tại An giang cho thấy, nếu cá trên thị trường lớn hơn
9.000 đồng/kg thì những hộ nuôi ao hầm, sử dụng thức ăn tự chế biến sẽ có lời.
Những hộ sử dụng thức ăn công nghiệp để sản xuất thì giá cá trên thị trường lớn hơn
9.500 đồng/kg sẽ có lời. Đối với nuôi lồng bè, giá cá tra lớn hơn 10.000 đồng/kg và
giá cá basa lớn hơn 13.000 đồng/kg thì mới có lời. Những hộ đăng quầng, sử dụng
thức ăn tự chế biến thì chỉ cần giá cá trên 8.500 đồng/kg là đã có lời. Giá trên chỉ áp
dụng cho các sản phẩm đạt chất lượng và yêu cầu của các cơ sở chế biến.
Nhìn chung thì cá tra và basa có tỷ suất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf