MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG 1: VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1
1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1
1.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1
1.1.2. Những đặc trưng của vốn kinh doanh. 2
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 4
1.1.3.1. Vốn cố định của doanh nghiệp. 4
1.1.3.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp 7
1.1.4. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2 Sự cần thiết và các hình thức chủ yếu tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 10
1.2.1 Sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 10
1.2.2 Các hình thức chủ yếu tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 12
1.2.2.1 Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. 12
1.2.2.2 Vốn tự huy động của doanh nghiệp 12
1.3. Vai trò của tài chính trong việc tạo vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp. 19
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ TẠO LẬP VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI. 22
2.1. Tình hình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Công ty. 22
2.1.1. Quá trình hoàn thành và phát triển của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. 22
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 24
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 24
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý. 24
2.1.2.3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2000 - 2001. 28
2.1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong sản xuất kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
2.2. Thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội năm 2000 - 2001 29
2.2.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty. 29
2.2.1.1. Vốn kinh doanh của công ty 29
2.2.1.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. 32
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội 35
2.3. Những biện pháp chủ yếu trong việc tạo vốn kinh doanh ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
2.3.1. Những biện pháp nhằm huy động vốn ở công ty.
2.3.1.1. Nhóm biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân sách Nhà nước. 47
2.3.1.2. Nhóm biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân hàng thương mại . 48
2.3.1.3. Các biện pháp khai thác nguồn bên trong công ty. 48
2.3.1.4. Các biện pháp nhằm khai thác nguồn khác. 50
2.3.2. Nhận xét về các biện pháp tạo vốn kinh doanh ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội 50
2.3.2.1. Những điểm mạnh
2.3.2.2 Những khó khăn trong công tác huy động vốn ở Công ty Gạch ốp lát Hà nội. 51
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN TẠO LẬP VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI 53
3.1 Những luận cứ về tạo lập vốn kinh doanh cho Công ty Gạch ốp lát Hà nội 53
3.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tới. 55
3.1.3 Thực tế công tác tạo lập vốn kinh doanh ở công ty gạch ốp lát Hà nội trong thời gian vừa qua.
3.1.4 Chính sách kinh tế - tài chính của Đảng, Nhà nước.
3.1.5 Các điều kiện khách quan trong nước và quốc tế.
3.2 Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở Công ty Gạch ốp lát Hà nội 58
KẾT LUẬN 60
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu . Việc huy động các nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được cơ hội kinh doanh. Hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức hiệu quả hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự gắn bó lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Giám sát kiểm tra các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong kinh doanh từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế.
Trên đây là những vai trò cơ bản của quản trị tài chính nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng cuả việc tạo lập nguồn vốn cũng như việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Trong thực tế tuỳ thuộc đặc điểm từng doanh nghiệp để có những biện pháp cụ thể thích hợp trong quá trình huy động các nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 2
Thực trạng vốn kinh doanh và tạo lập vốn kinh doanh tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội
2.1. Tình hình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Công ty.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội trước đây là một xí nghiệp công nghiệp trực thuộc công ty gốm xây dựng Hữu Hưng. Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng (tên cũ là xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng), được thành lập vào tháng 06/1959 theo NQ/094A BXD – TCLĐ của bộ trưởng bộ xây dựng. Nhiệm vụ của công ty là chuyên sản xuất và kinh doanh gạch xây dựng.
Trước nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm của gạch, tháng 02/1994 Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng đã mở rộng sản xuất, sản xuất thêm sẩn phẩm gạch lát nền. Công ty đã đầu tư 70 tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất gạch lát nền có công suất 1.015.000 m2/năm, toàn bộ thiết bị tự động hoá được nhập từ ITALIA. Tháng 11/1994 dây chuyền đã chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm gạch lát nền với nhãn hiệu VICERA được bán rộng rãi trên cả nước, được khách hàng đánh giá cao. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một dây chuyền sản xuất gạch lát nền tiến nhất châu âu. Sản phẩm gạch lát nền của công ty đã đạt được tiêu chuẩn châu âu cho gạch lát nền (CNT \ CT78).
Mặc dù vậy, sự ra đời của dây chuyền một với công suất hơn 1 triệu m2/năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng ở Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo trược tiếp của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, tháng 04/1996, công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 60 tỷ đồng xây dựng dây chuyền hai cũng với thiết bị nhập từ ITALIA. Dây chuyền sản xuất này với công suất hơn 2 triệu m2/năm đã nâng tổng công suất của toàn bộ Công ty lên hơn 3 triệu m2/năm.
Để tạo điệu kiện thuận lợi hơn trong công tác hạch toán và để tăng điều kiện tự chủ trong sản xuất kinh doanh, ngày 19/05/1998 Bộ trưởng bộ xây dựng đã ra QĐ/284/QĐ/BXD tách Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thành Công ty gạch ốp lát Hà Nội và nhà máy gạch Hữu Hưng. Từ đây Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị độc lập, thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng.
Tên Công ty: Công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Địa chỉ: Trung Hòa-Cầu Giấy Hà Nội
Nhiệm vụ: Chuyên sản xuất gạch lát nền, gạch ốp tường.
Tính đến ngày 31/12/2000, tổng số công nhân viên của Công ty là 446 người.
Công ty có tổng diện tích: 22600 m2.
Trong đó:
+ Nhà xưởng sản xuất 12000 m2.
+ Nhà làm việc 2000m2.
+ Nhà kho và bến bãi 8000 m2.
+ Vườn hoa cây cảnh 600 m2.
Quy mô vốn kinh doanh của Công ty năm 2001.
Tổng vốn kinh doanh: 157.427.252 (NĐ) trong đó:
+ VCĐ: 86.644.226 (NĐ)
+ VLĐ: 70.783.026 (NĐ)
Nhằm tạo sự thống nhất về tên gọi với các sản phẩm khác của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng, từ 01/01/1999, nhãn hiệu sản phẩm VICERA của Công ty gạch ốp lát Hà Nội được thay bằng nhãn hiệu VIGLACERA.
Điểm nổi bật đánh giá sự thành công của Công ty là ngày 05/10/2000 Công ty đã được cơ quan chứng nhận BVQL – Vương quốc Anh cấp giấy chứng nhận số 72803 về hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 cho các sản phẩm gạch lát nền và gạch ốp tường của Công ty.
Hiện nay, Công ty gạch ốp lát Hà Nội đã có rất nhiều đại lý và các cửa hàng phân phối sản phẩm trên các tỉnh và TP trong nước. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, bến, đa dạng về chủng loại, phong phú về mào sắc ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Công ty gạch ốp lát Hà Nỗi với chính sách sản phẩm “chỉ cung ứng ra thị trường những sản phẩm phù hợp, đồng thời cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng” đã và đang là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, Công ty gạch ốp lát Hà Nội tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: GĐ trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty. Các phòng ban tham mưu cho GĐ và theo chức năng và nhiệm vụ của mình. (Tham khảo sơ đồ 01)
Hiện nay ở Công ty có một phân xưởng sản xuất và một phân xưởng cơ điện phục vụ sản xuất. Phân xưởng sản xuất được chia làm các tổ tương ứng với các giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội có các sản phẩm sản xuất chính và tiêu thụ gạch lát nền và gạch ốp tường có kích thước và màu sắc khác nhau mang nhãn hiệu VIGLACERA: gạch men lát nền (400x400x9mm, 300x300x8mm, 200x200x6mm), gạch men ốp tường (250x200x6mm).
Quy trình sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo công nghệ mới đạt tiêu chuẩn châu Âu. Dây chuyền sản xuất tự động với chu trình sản xuất ngắn (từ khi bắt đầu đưa nguyên liệu vào chế biến đến khi sản phẩm hoàn thành chỉ hết một thời gian ngắn là 45 phút).
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát.
Chứa nguyên liệu
Chến biến nguên vật liệu
để làm xương
Chế tạo dự trữ bột
ép sản phẩm
Sấy gạch mộc
Tráng men
Nung
Phân loại sản phẩm
Quy trình hoạt động:
(1). Chứa nguyên vật liệu: nguyên liệu được đưa vào ngăn chứa bằng phương tiện cơ giới (gồm đất sét, cao lanh, feldspar…)
(2). Chế biến nguyên liệu để làm xương:
nguyên liệu được nạp vào phễu định lượng rồi chuyển đến bộ phận ngiền, tiếp tục được trộn với nước để có được hồ với độ ẩm thích hợp, sau đó được đưa dần đến các bể chứa và bể chờ.
(3). Chế tạo và dự trữ bột: hồ được bơm từ các bể chờ vào các vòi phun của máy sấy bơm. ở đây diễn ra quá trình bốc hơi nước và tạo bột. Bột thu được có độ ẩm theo yêu cầu, sau đó được đưa vào các silô chứa và được ủ tử 2-3 ngày.
(4). ép sản phẩm: bột sau khi ủ được đưa đến bộ phận sàng lọc rồi được chuyển đến các phên của máy ép, cấp cho các máy ép, may tạo ra sản phẩm mộc, sản phẩm mộc được tập hợp và chuyển đến máy sấy.
(5). Sấy gạch mộc: gạch mộc được tự động dẫn vào máy sấy đứng. Máy sấy đứng được cấp nhiệt tự động và nạp rỡ gạch mộc tự động. độ ẩm còn lại của gạch sấy phải đạt từ 0 – 1% để đưa vào dây chuyền tráng men. Hiện nay Công ty đang sử dụng 3 lò sấy đứng.
(6). Tráng men: dây chuyền tráng men dài từ 60 m- 90m tương ứng với hệ thống lò WELKO và NASSETTI. Gạch được tráng men bởi hệ thống tráng chuông, đĩa văng và sau đó đi vào các thiết bị in hoa (gọi là thiết bị in lưới). Một dây chuyền tráng men được bố trí từ 3 –5 máy in lưới tuỳ theo mức độ yêu cầu trang trí. Hiện tại Công ty đang sử dụng 3 dây chuyền tráng men.
(7). Nung: gạch sau khi tráng mem được đưa lên các máy chất tải để xếp vào các xe goòng. Việc chất và xếp tải hoàn toàn tự động, gạch ở các toa xe goòng chứa được dẫn đến các máy dỡ tải và được làm sạch để đi vào lò nung. Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống hai lò nung, đó là:
-Lò nung WELKO với năng suất 3900 m2/ngày.
-Lò nung NASSETTI với năng suất 7000 m2/ngày.
Lò nung được hoạt động theo chương trình được cài đặt sẵng tuỳ theo từng loại sản phẩm và gạch mộc được nung trong lò với thời gian thích hợp theo yêu cầu công nghệ của từng loại sản phẩm.
(8).Phân loại sản phẩm: gạch sau khi đi qua lò với thời gian khoảng 30 phút đã được nung chín, sau đó băng chuyền tự động đưa qua bộ phận lựa trọn sản phẩm có cùng kích thứơc và màu sắc giống nhau. Sau đó gạch được đóng vào hộp và ghi rõ: ngày sản xuất, ca sản xuất, quy cách chất lượng… trước khi nhập kho thành phẩm và bán ra thị trường.
.2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong sản xuất kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
* Những thuận lợi.
- Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương tích cực và kịp thời đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt từ cuối năm 1998, Nhà nước có chủ trương gián tem hàng sứ nhập khẩu.
- Dán tem hàng Ceranic nhập khẩu nên sức ép cạnh tranh giữa sản phẩm nội địa với hàng ngoại đã giảm, có thể nói đây là một chủ trương đúng đắn nhằm bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh quá mạnh của hàng ngoại nhập và đó cũng là cơ hội lớn cho công ty đẩy mạnh sản xuất để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đến thời điểm này, sản phẩm của công ty Gạch ốp lát Hà Nội với nhãn hiệu Viglacera là nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu về các mặt hàng gạch ốp tường và gạch lát nền ở Việt Nam.
- Tình hình kinh tế chính trị trong nước và khu vực có xu hướng ổn định, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kế, tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2001 tăng 76,7% so với năm 2000 trong đó xây dựng tăng 10,1%, đưa nước ta vào hàng các nước có nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong khu vực. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.
- Công ty Gạch ốp lát Hà Nội có hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, lực lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, lành nghề, có trình độ cao. Những điều kiện đó sẽ đảm bảo cho công ty ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Sau 4 năm hoạt động, Công ty đã tạo dựng được uy tín với khách hàng, nhà cung ứng và các ngân hàng… đây là điều kiện thuận lợi đối với công ty.
* Những khó khăn
- Quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn chậm, nhiều cơ chế chính sách chưa được đổi mới kịp thời để khai thác tối đa nguồn ngoại lực, nội lực cho công cuộc phát triển.
- Công suất thiết kế của các nhà máy trong nước kể cả liên doanh sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát đều vượt nhu cầu tiêu dùng. Mặc dù Nhà nước đã có biện pháp ngăn chặn hàng nhập lậu song số lượng hàng nhập lậu qua các năm vẫn lớn, việc bán phá giá các mặt hàng gây sức ép cạnh tranh lớn đến hàng sản xuất của công ty.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2000 - 2001.
Từ khi tách khỏi Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng (1998). Công ty gạch ốp lát Hà Nội được tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và bước đầu đã đem l ại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2000 và 2001 ta thấ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu trong năm 2001 so với năm 2000 tăng 5.059.647 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,36%.
Các khoản nộp ngân sách Nhà nước trong năm 2001 cũng tăng lên so với năm 2000 cụ thể là tăng 411.286 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,29%.
Về mức thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2001 so với năm 2000 tăng 5.800 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,67%. Tuy mức tăng chưa đáng kể, nhưng cho thấy đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty đã được cải thiện. Đây cũng là một cố gắng rất lớn của công ty trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, trong năm 2001 lợi nhuận đạt được lại giảm so với năm 2000. Với mức giảm về số tuyệt đối là 161.089.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,19%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tăng chi phí bán hàng lên. So với năm 2000, năm 2001 chi phí bán hàng tăng lên với số tuyệt đối là 6.185.882.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,09%. Đây là một chiến lược phát triển của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Công ty đã và đang mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để chiến lĩnh thị trường, công ty cần phải có chính sách giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm tốt, sản phẩm phải được giới thiệu rộng rãi cho người tiêu dùng. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội mới được thành lập vào tháng 5 - 1998, tuy sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín lớn trên thị trường, song vẫn còn nhiều mới mẻ đối với người tiêu dùng, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Nam. Hiện nay công ty đang mở rộng hệ thống đại lý, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Công tác quảng cáo, chào hàng đang được áp dụng mạnh mẽ ở công ty.
Những phân tích ở trên cho thấy, trong năm 2001, lợi nhuận tuy có giảm so với năm 2000 nhưng sự giảm này lại đem lại cho công ty nhiều kết quả khả quan trong thời gian tới.
Có thể nói, những chỉ tiêu kinh tế mà công ty đã đạt được trong năm 2001 về sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng là đáng khích lệ, bởi đó là kết quả của sự cố gắng đồng bộ các mặt côgn tác của cán bộ công nhân viên toàn công ty để thực hiện mục tiêu "đột phá về tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển" được hội đồng quản trị công ty đề ra trong nghị quyết đầu năm. Khẳng định sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty Thuỷ tinh gốm xây dựng, sự chỉ đạo điều hành nhạy bẽn, cương quyết có hiệu quả của lãnh đạo công ty Gạch ốp lát Hà Nội trong việc điều hành sản xuất, tổ chức quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm và công tác thị trường.
Năm 2002, thời cơ để tăng tốc phát triển với phía trước còn không ít khó khăn, thách thức và sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế xã hội. Có thể tin tưởng vào khả năng nội lực, sự đoàn kết nhất trí, tập trung quyết đoán của toàn công ty nhất định năm 2001 công ty sẽ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo
2.2. Thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội năm 2000 - 2001
2.2.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
2.2.1.1. Vốn kinh doanh của công ty
Ngay từ khi mới thành lập theo quyết định số QĐ/284/QĐ/BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng năm 1998. Để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong nước, các sản phẩm nước ngoài, cũng như tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng… Công ty đã không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.. Vì thế quy mô vốn kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 1998 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 126.308.410.000đồng. Nhưng đến năm 2000 tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 172.770.118.000 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2001 vốn kinh doanh của công ty có giảm so với năm 2000. Để thấy được điều này ta xem xét bảng 2:
Bảng 02: Vốn kinh doanh trong năm 2000 - 20001
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tăng (giảm)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Vốn kinh doanh
172.770.118
157.427.252
- 15.342.866
- 8,88
Qua bảng 2 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2001 là 157.427.252.000 đồng giảm 15.342.8666.000 đồng so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Tuy nhiên, quy mô vốn kinh doanh năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân của việc giảm quy mô vốn kinh doanh là do trong năm 2001 công ty đã bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại vốn.
Về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong năm 2000 và 2001 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Số liệu trong bảng 03 sẽ minh hoạ cụ thể điều này.
Bảng 03: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
STĐ
Tỷ lệ (%)
Vốn lưu động
Vốn cố định
66.808.793
105.961.325
38,67
61,33
70.783.026
86.644.226
44,96
55,04
+3.974.223
-19.317.099
+5,95
-18,23
Cộng:
172.770.118
100
157.427.252
100
-15.342.866
-8,88
Qua bảng 03 ta nhận thấy trong năm 2000, tỷ trọng vốn lưu động chiếm 38,67% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Nhưng sang tới năm 2001 tỷ trọng vốn lưu động tăng lên tới 44,96%. Mức tăng vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 về số tuyệt đối là 3.974.233 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,95%.
Đối với vốn cố dịnh thì năm 2001 so với năm 2000 lại giảm xuống. Năm 2000 tỷ trọng vốn cố định chiếm trong tổng số vốn kinh doanh của công ty là 61,33% nhưng sang năm 200 tỷ trọng này chỉ còn ở mức 55,04% với mức giảm vốn cố định về số tuyệt đối là 19.317.099.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm vốn cố định 18,23%. Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy mức giảm về vốn cố định năm 2001 so với năm 2000 lớn hơn rất nhiều so với mức tăng vốn lưu động. Điều này đã làm cho vốn kinh doanh của công ty nhìn chung giảm, về số tuyệt đối là 15. 342.866 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Với cơ cấu vốn như trên là chưa được hợp lý, theo kinh nghiệm của một số đối tác của Đức, Italia và một số nước trong khu vực, với ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở một số doanh nghiệp này thường có cơ cấu vốn tối ưu là mức vốn cố định chiếm khoảng 80% và vốn lưu động chiếm khoảng 20% trên tổng vốn kinh doanh. Nhưng đối với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội thì vốn lưu động không ngừng chiếm tỷ trọng lớn mà còn tăng lên trong năm 2001. Hơn nữa số vốn này lại chủ yếu nằm trong các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho… Đây là một vấn đề mà công ty cần phải xem xét, nhằm bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh của mình, tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu hơn cho những năm tới.
2.2.1.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Gốm thuỷ tinh và gốm xây dựng. Khi được thành lập năm 1998 Công ty được Nhà nước đầu tư một nguồn vốn khoảng gần 10 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân thức được răng trong điều kiện mới của nền kinh tế, công ty phải tự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm ... Thực tế trong những năm qua, công ty đã không thụ động trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp mà chủ động và linh hoạt trong việc huy động vốn các nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu về vốn kinh doanh của mình. Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn huy động có tính chất truyền thống bên trong như bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại, huy động vốn từ các quỹ chuyên dùng ... Công ty đã mạnh dạn huy động vốn từ bên ngoài như: vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, huy động vốn liên doanh, liên kết ... Với các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú Công ty đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh rất lớn. Tính đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 157.427.252 (NĐ). Tuy nhiên trong thời gian hoạt động, cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn có sự thay đổi giữa các năm. Để thấy rõ được điều này ta xem xét bảng 04:
Bảng 04: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty gạch ốp lát Hà nội năm 2000 - 2001
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
STĐ
Tỷ lệ (%)
I. Vốn chủ sở hữu
- Vốn NSNN cấp
- Vốn tự bổ sung
II. Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
- Nợ khác
13.286.989
10.453.987
2.833.002
159.483.129
50.379.375
103.964.988
5.138.766
7,69
6,05
1,64
92,31
29,16
60,18
2,97
15.575.448
11.984.253
3.591.195
141.851.804
55.064.309
80.907.839
5.979.656
9,89
7,61
2,28
90,11
34,98
51,39
3,74
+ 2.228.459
+ 1.530.266
+ 758.193
- 17.631.325
+ 4.684.934
- 23.057.149
+ 740.890
+ 17,22
+ 14,64
+ 26,76
- 11,06
+ 9,30
- 22,18
+ 14,42
Cộng:
172.770.118
100
157.427.252
100
- 15.342.866
- 8,88
* Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn này bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung. Nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu năm 1999 tổng nguồn vốn chủ sở hữu mới chỉ khoảng trê 10 tỷ đồng thì đến năm 2000 con số này lên tới 13.286.989 (NĐ) và năm 2001 tăng lên 15.575.448 (NĐ) và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên một mức đáng kể. Năm 2000 tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh với mức tăng của năm 2001 so với năm 2000 là 17,22% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 2.288.459 (NĐ).
- Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tính đến năm 2000 là 10.453.987 NĐ chiếm tỷ lệ 6,05% trong tổng nguồn vốn của công ty. Sang năm 2001 tổng số vốn ngân sách Nhà nước cấp là 11.984.253 NĐ chiếm tỷ trọng 7,61% trong tổng nguồn vốn. Qua bảng phân tích ta thấy số vốn ngân sách Nhà nước năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 14,64% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 1.530.260 (NĐ).
- Vốn tự bổ sung: đây là nguồn cung cấp quan trọng cho nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty nhưng điều đó đã cho thấy công ty đã tận dụng một cách triệt để nguồn khai thác từ nội bộ. Từ số liệu trong bảng 4 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn tự bổ sung trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm lên từ 1,64% năm 2000 lên 2,28% năm 2001 tỷ lệ tăng là 26,76%.
* Nguồn nợ phải trả: nguồn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty. Nguồn nợ phải trả bao gồm có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ phải trả năm 2000 là 159.483.129 (NĐ) chiếm tỷ trọng 92,31% trong tổng nguồn vốn, năm 2001 là 141.631.325 (NĐ) chiếm tỷ trọng 90,11%. Trong năm 2001 so với năm 2000 tổng nợ phải trả giảm 11,06% tương ứng với STĐ giảm là 17.631.325 (NĐ).
Trong đó: vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2000 tổng nợ dài hạn chiếm 60,18% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2001 công ty không tiến hành vay thêm mà thực hiện trả bớt một số các khoản nợ dài hạn đến hạn trả làm cho tổng số nợ dài hạn trong năm 2001 giảm xuống còn 80.907.839 (NĐ) chiếm tỷ trọng 51,39% trong tổng nguồn vốn kinh doanh và giảm so với năm 2000 là 22,18%.
Đối với các khoản nợ ngắn hạn: bao gồm các khoản vay ngắn hạn phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác. Trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính đến cuối năm 2000 tổng nợ ngắn hạn của công ty là 50.739.375 (NĐ) chiếm tỷ trọng 29,16 % trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2001 con số này tăng lên là 55.064.309 (NĐ) chiếm tỷ trọng 34,98%. Ta cũng thấy rằng so với năm 2000 thì năm 2001 không chỉ tổng số nợ ngắn hạn tăng lên mà tỷ trọng của nó cũng tăng lên một lượng đáng kể. Cụ thể là tăng 9,3% tương ứng với một số tuyệt đối tăng là 4.684.934 (NĐ).
Các khoản nợ khác: Đây là các khoản công ty nhận ký cược ký quỹ dài hạn khoản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tính đến cuối năm 2000 nguồn này chiếm 2,97% trong tổng nguồn vốn đến cuối năm 2001 tỷ trọng của các khoản ký quỹ ký cược của công ty là 3,74% tăng 14,42% so với năm 2000.
Qua phân tích chúng ta thấy rằng quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm 2000 và 2001 có sự thay đổi lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong khi các khoản nợ phải trả lại giảm xuống. Đây là một biểu hiện tích cực. Với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ sẽ đảm bảo tính tự chủ hơn cho công ty trong việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn cũng như tăng khả năng thanh toán.
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội
Là một doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được. Để có thể khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, cũng như hoàn thành kế hoạch mà Nhà nước và Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng giao cho.Công ty phải không ngừng nâng cao công tác quản lý vốn nhằm sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả . Thực tế trong một số năm qua , bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn kinh doanh của minh dẫn đến tình trạng lãng phí và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Điều này được biểu hiện thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh được lập vào cuối các niên độ kế toán.
Bảng 05: Bảng cân đối kế toán tổng hợp của Công ty gạch ốp lát
Hà nội năm 2000 - 2001
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tài sản
01/01/2000
01/01/2001
31/12/2001
A. TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. TSLĐ khác
B. TSCĐ và ĐTDH
I. TSCĐ hữu hình
1. NGTSCĐ
2. HM Luỹ kế
II. Các khoản ĐTTCDH
III. Chi phí XDCB dở dang
61.124.150
2.670
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội.DOC