MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 4
1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước 4
1.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước 4
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước 6
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 8
1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 10
1.2. Sự cần thiết phải sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 11
1.2.1. Những yếu kém, tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cần được khắc phục 11
1.2.2. Phương hướng và mục tiêu sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 21
1.3. Các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước 22
1.3.1. Sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp nhà nước 23
1.3.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 24
1.3.3. Giao doanh nghiệp nhà nước 26
1.3.4. Bán doanh nghiệp nhà nước 26
1.3.5. Khoán kinh doanh doanh nghiệp nhà nước 27
1.3.6. Cho thuê doanh nghiệp nhà nước 27
Chương 2: THỰC TRẠNG SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 29
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua 29
2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý và tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình 29
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua 31
2.2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước 40
2.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước 40
2.2.2. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước 42
2.3. Thực trạng về quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng bình trong thời gian qua 43
2.3.1. Tình hình và kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua 43
2.3.2. Một số nhận xét, đánh giá từ kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong thời gian qua 49
2.3.3. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình 51
2.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới 58
2.4.1. Kinh nghiệm đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 58
2.4.2. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới mới doanh nghiệp nhà nước ở Liên bang Nga 63
2.4.3. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới mới doanh nghiệp nhà nước ở Hungari 65
2.4.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia 66
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1. Các quan điểm cơ bản, mục tiêu và nhiệm vụ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình thời gian tới 68
3.1.1. Các quan điểm cơ bản về quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình thời gian tới 68
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh thời gian tới 69
3.2. Định hướng cụ thể trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình đến năm 2005 71
3.2.1. Định hướng sắp xếp, đổi mới đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh 71
3.2.2. Định hướng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích 78
3.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình trong những năm tới 81
3.3.1. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để các Sở, ban ngành, các lãnh đạo cũng như người lao động trong doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 81
3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và chính quyền cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý 82
3.3.3. Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 84
3.3.4. Giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước 86
3.3.5. Đẩy mạnh và thực hiện tốt việc chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 90
3.3.6. Đổi mới kịp thời công tác quản lý đối với các doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý 93
3.3.7. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước 96
3.3.8. Tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển đổi hoạt động có hiệu quả 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/TTg (25/081995) của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã tổ chức sắp xếp còn lại 66 doanh nghiệp nhà nước.
Năm 1998, trên cơ sở tăng cường năng lực của doanh nghiệp nhà nước, tỉnh đã tiến hành sắp xếp bằng việc sáp nhập một số doanh nghiệp có tính chất sản xuất - kinh doanh tương tự; đồng thời giải thể hai doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ trong nhiều năm thuộc ngành văn hóa - thương mại, toàn tỉnh còn lại 61 doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, thực hiện phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý theo Chỉ thị 20/TTg (21-4-1998) về đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, tỉnh đã tập trung chỉ đạo và có các chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực và chất lượng kinh doanh - dịch vụ, ngày càng làm ăn có hiệu quả [21].
Tổng hợp kết quả và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn của tỉnh được thể hiện ở bảng dưới đây:
Biểu 2.3: Kết quả sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh (1998 - 2002)
Hình thức
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng số
Sáp nhập
3
1
1
2
0
7
Hợp nhất
0
0
0
0
2
2
Cổ phần hóa
0
0
1
3
3
7
Giao, bán khoán KD, cho thuê
0
0
0
0
0
0
Giải thể
2
0
0
0
0
2
Tổng số
5
1
2
5
5
18
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình (1998-2002), Báo cáo tiến độ cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp nhà nước, Quảng Bình [18].
- Về tổ chức sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước
Đã tiến hành tổ chức sáp nhập doanh nghiệp nhỏ có nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong tổ chức điều hành và thị trường tiêu thụ sản phẩm vào các doanh nghiệp lớn hơn, cụ thể là: Xí nghiệp Gạch ngói 1-5, Công ty Xây lắp 1, công ty xây lắp 2 Quảng Bình được sáp nhập vào công ty Xi Măng áng Sơn và đổi tên thành Công ty Xây dựng và vật liệu xây dựng Quảng Bình; Nhà máy Đông lạnh Đồng Hới được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình; Xí nghiệp cơ khí Thủy Lợi được sáp nhập vào công ty Cơ Điện Nông nghiệp Quảng Bình; Công ty Thương mại Nam Quảng Bình được sáp nhập vào Công ty Thương mại miền núi Quảng Bình; xí nghiệp súc sản Quảng Bình được sáp nhập vào công ty kinh doanh tổng hợp Quảng Bình.
Sau khi sáp nhập, nhìn chung các doanh nghiệp đã có xây dựng phương án sản xuất kinh doanh thích hợp, tổ chức bố trí cán bộ hợp lý, đã giải quyết công ăn việc làm và thực hiện các chính sách cho người lao động, tích cực giải quyết các tồn tại về tài chính, công nợ…Một số đã có dự án đầu tư để mở rộng và phát triển sản xuất, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách cho tỉnh.
- Về hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước
Như đã trình bày ở trên, đối với Quảng Bình du lịch là một tiềm năng lớn và đa dạng, bao gồm du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch lịch sử, du lịch tắm biển, điều dưỡng và du lịch lữ hành... nhưng chưa được khai thác đầy đủ, chất lượng còn hạn chế. Do vậy, việc tổ chức mới Công ty Du lịch Quảng Bình từ hai đơn vị là Công ty Khách sạn - Du lịch Đồng Hới, Khách sạn Phương Đông và bộ phận quản lý du lịch Phong Nha (Sở Văn hóa) là bước đi đúng hướng, làm nòng cốt cơ bản để khai thác tiềm năng du lịch hiện tại và những năm tiếp theo một cách đồng bộ và vững chắc.
Qua quá trình hoạt động, Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực tổ chức bộ máy, mở rộng hoạt động kinh doanh - dịch vụ, bước đầu nâng cao được chất lượng phục vụ ở một số khâu quan trọng, xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng, đầu tư mới để tăng thêm sản phẩm du lịch và thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch. Theo ước tính trong năm 2003 số lượng du khách đến với Quảng Bình vào khoảng 65-70 ngàn người, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Việc hình thành tổ chức mới, trên cơ sở hợp nhất những doanh nghiệp đã có để tập trung đầu mối, tăng cường năng lực, kinh doanh đa ngành, đa sản phẩm, kết hợp với quản lý những vùng lãnh thổ nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh… cần thiết được xây dựng để thực hiện ở một số lĩnh vực trong thời gian tới.
- Về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Tính đến 31/12/2002 tỉnh đã tiến hành cổ phần hóa được 7 doanh nghiệp nhà nước là Công ty Vận tải ô tô, Công ty Vận tải thủy Đồng Hới, Xí nghiệp Vận tải Lâm sản, Công ty Điện tử tổng hợp, Xí nghiệp Gạch ngói 1-5, Công ty Cơ điện Nông nghiệp và Công ty Cơ khí xây dựng công trình, các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần tuy số lượng ít, quy mô còn nhỏ, hình thức tổ chức không phức tạp, trong sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng là kết quả bước đầu hết sức quan trọng và đáng khích lệ. Điều đáng nói là quy trình cổ phần hóa đã được triển khai thực hiện một cách đầy đủ và triệt để từ khâu chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các ban ngành và tính chủ động của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp trong xây dựng phương án sản xuất, điều lệ công ty, thực hiện các chế độ đối với người lao động; việc đánh giá tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và xử lý các ưu đãi cho doanh nghiệp một cách linh hoạt, đồng bộ đã giúp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa có nhiều thuận lợi.
Về mặt tư tưởng, mặc dù ban đầu còn có những vướng mắc nhưng khi đã được phổ biến chính sách của Nhà nước một cách đầy đủ và nhất là quá trình xây dựng phương án đã thực sự dân chủ bàn bạc… vì vậy cán bộ công nhân viên đã đồng tình với chủ trương và cách làm. Mặt khác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cũng như quyền lợi của người lao động được giải quyết thỏa đáng, đã thực sự làm cho cán bộ công nhân viên vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm, vừa an tâm hơn trong môi trường kinh doanh mới.
Trong từng doanh nghiệp, sau khi cổ phần đã có phương án kinh doanh đổi mới vừa củng cố, tăng cường mở rộng ngành nghề cũ, vừa đăng ký kinh doanh thêm những ngành nghề mới phù hợp với năng lực hiện có, nhờ vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các doanh nghiệp cổ phần đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2 lần, nộp ngân sách tăng, cụ thể là, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng 1-5, Công ty cổ phần Ôtô đã có những kết quả đáng khích lệ. Sản lượng và giá trị sản xuất tăng trên 50%, các khoản nợ được thanh toán sòng phẳng; nộp ngân sách vượt kế hoạch tỉnh giao từ 20-30%, thu nhập của người lao động tăng ổn định (Lương bình quân của công ty cổ sản xuất vật liệu xây dựng 1-5 là 1,5 triệu đồng/người tăng 90% so với thời điểm trước cổ phần hóa doanh nghiệp; lợi tức cổ phiếu đã đạt mức cao 4,5%/tháng). Công ty cổ phần Vận tải thủy Đồng Hới, Công ty cổ phần hóa vận tải và kinh doanh tổng hợp Quảng Bình... cũng đang triển khai các dự án cải tạo phương tiện, thiết bị; tổ chức thêm ngành nghề kinh doanh mới, bước đầu đã thu được kết quả khả quan, các doanh nghiệp đều có lãi cao hơn trước nhiều lần, các tồn đọng về tài chính từng bước được giải quyết, các phát sinh mới về công nợ ít; việc trích lập các quỹ đã được chú ý, nhất là quỹ phúc lợi là quỹ khuyến khích sản xuất. Đến hết năm 2002 tình hình hoạt động của các công ty cổ phần thể hiện như sau:
Biểu 2.4: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa đến 31/12/ 2002
ĐVT: triệu đồng
Tên Công ty cổ phần
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp N.Sách
Lao động
Thu nhập
Trước CPH
Sau CPH
Trước CPH
Sau CPH
Trước CPH
Sau CPH
Trước CPH
Sau CPH
Trước CPH
Sau CPH
Cty CP Vận tải Ôtô
1.450
1.950
1
14.6
30
42
27
20
312
390
Cty CP vận tải Thủy
2.435
2699
0
13,2
25
45
20
15
330
415
Cty CP vận tải KDTH
2.699
3.935
-2
16
45
57
40
31
310
355
Cty CP Điện tử Tin học
3.350
4.570
5
14,3
110
150
21
20
415
490
Cty CP S/xuất VLXD 1.5
5.450
8.355
76,5
150,9
350
853
215
237
780
1.500
Cty CP Cơ Điện NN
6.937
7.748
183
234
93
134
150
140
358
610
Cty CP Cơ khí và XDCT
4.308
5.324
19
52
180
221
123
115
530
670
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình (2002), Báo cáo tổng hợp tài chính doanh nghiệp cổ phần Quảng Bình, Quảng Bình [20].
Bên cạnh những kết quả đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên vẫn được coi trọng và có tác dụng tích cực trong lãnh đạo, trong thực hiện các nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong vai trò làm chủ tập thể của các doanh nghiệp, nhất là vai trò tự giám sát và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Về giải thể các doanh nghiệp
Song song với việc sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp, trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện giải thể 2 Công ty Vận tải và Dịch vụ thương mại và Công ty nhiếp ảnh Quảng Bình. Đây là 2 công ty làm ăn thua lỗ trong nhiều năm, lại không có phương án thay đổi hướng sản xuất kinh doanh cũng như phương án chuyển đổi hình thức sở hữu.
- Về chuyển đổi quản lý
Trong những năm qua, tỉnh đã chuyển 3 doanh nghiệp thuộc ủy ban nhân dân tỉnh (Công ty Kinh doanh tổng hợp Quảng Bình, Công ty Du lịch Quảng Bình, Công ty sông Gianh) và 2 doanh nghiệp (Công ty Khách sạn dịch vụ công đoàn, Công ty Kinh doanh tổng hợp Quảng Bình) từ quản lý sự nghiệp đoàn thể sang hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước, phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, đa dạng ngành nghề của một số doanh nghiệp lớn, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh - dịch vụ, chủ động giảm dần các khâu trung gian không cần thiết. Mặt khác đòi hỏi các ngành quản lý kinh tế, kỹ thuật, quản lý tổng hợp có những đổi mới tích cực để phù hợp với yêu cầu và quản lý doanh nghiệp nhà nước, hình thức tổ chức quản lý này cũng cần được mở rộng để áp dụng cho một số doanh nghiệp khác khi tiếp tục triển khai, thực hiện đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới.
Bên cạnh các hình thức sắp xếp và chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi quản lý, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước của Quảng Bình đã thực hiện trên 10 dự án phát triển lớn, nhỏ và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khác với tổng số vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng. Phần lớn năng lực mới đã đưa vào sản xuất, thực sự đã làm thay đổi diện mạo của doanh nghiệp nhà nước Quảng Bình từ việc tăng quy mô, sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, đa dạng sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn trong nước và khu vực, một bộ phận đạt tiêu chuẩn Châu Âu; ngày càng thu hút nhiều hơn lực lượng lao động trẻ dẫn đến việc sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao hơn, đóng góp ngân sách tốt hơn, góp phần tích cực tăng giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một số dự án phát triển khác đang được xây dựng và triển khai, trong những năm tới sẽ làm cho vai trò của doanh nghiệp nhà nước được khẳng định hơn. Đối với Dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài để tiếp nhận công nghệ mới, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm theo chất lượng tiêu chuẩn khu vực và thế giới là hướng ưu tiên của một số doanh nghiệp, vì vậy tỉnh cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích.
Ngoài ra, việc đổi mới phương thức quản lý, như khoán kết quả sản xuất đến người lao động; huy động các nguồn vốn tự có, vay ưu đãi, liên doanh, liên kết mở rộng thị trường, giải quyết các loại công nợ tồn đọng, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.v.v. cũng đã mang lại những sức sống mới cho các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh
2.3.2. Một số nhận xét, đánh giá từ kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong thời gian qua
Mặc dù từ cuối năm 1999 đến nay tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể, song so với yêu cầu và mục tiêu đặt ra thì việc tiến hành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những hạn chế, nhiều mục tiêu chưa đạt được, nhiều vướng mắc chưa được giải quyết, đó là:
- Tiến độ triển khai cũng như số lượng các doanh nghiệp của tỉnh được sắp xếp còn chậm so với kế hoạch đề ra. Theo đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã được Trung ương phê duyệt đến hết năm 2005, số doanh nghiệp có vốn nhà nước 100% hoặc Nhà nước nắm cổ phần chi phối chỉ còn giữ lại 24 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp kinh doanh là 15 doanh nghiệp và doanh nghiệp công ích là 9 doanh nghiệp, tuy vậy, đến thời điểm 31/12/2002 số doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý vẫn còn 49 doanh nghiệp.
- Thời gian chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thường kéo dài, do một số vấn đề vướng mắc phải chờ giải quyết. Một số doanh nghiệp đã có Quyết định cổ phần hóa nhưng còn một số vấn đề phải chờ trả lời của cơ quan cấp trên nên việc tiến hành diễn ra chậm, chẳng hạn vấn đề nợ thuế 4,5 tỷ đồng của Nhà máy Bia rượu Quảng Bình, nếu không xử lý đươc việc xóa nợ thuế thì không thể tiên hành cổ phần hóa được. Hoặc việc xử lý nợ phải trả cho Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn đầu tư 2 tàu đánh cá xa bờ mà hiện không thể trả được nợ của Xí nghiệp Thủy sản Sông Gianh.
- Hình thức chuyển đổi sở hữu chủ yếu mới dừng lại ở việc áp dụng hình thức cổ phần hóa toàn bộ hoặc một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Các hình thức chuyển đổi khác như giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp chưa được áp dụng. Một điều đáng nói là thực trạng các doanh nghiệp nhà nước tỉnh thực hiện chuyển đổi đều có quy mô nhỏ, trình dộ công nghệ lạc hậu, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lỗ lũy kế và công nợ mất khả năng thanh toán lớn thì việc áp dụng hình thức cổ phần hóa sẽ mất nhiều thời gian và hiệu quả không bằng các hình thức giao, bán doanh nghiệp theo nghị định 103/NĐ-CP (10/9/1999) của Chính phủ.
- Đối tượng mua cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa chủ yếu là người lao động, nhân viên, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, chưa thu hút được các cổ đông ngoài doanh nghiệp tham gia. Như vậy vốn thu hút ngoài xã hội không nhiều, việc huy động một lượng vốn cần thiết để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất không được thực hiện. Đây chính là hạn chế trong việc huy động vốn cũng như tập trung được trí tuệ của xã hội vào việc phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Kể cả cấp Trung ương cũng như cấp tỉnh đều chưa thiết lập được một cơ chế đồng bộ và có hiệu lực để thực sự tạo ra sự đột phá và có hiệu lực để thực sự tạo ra sự đột phá trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp như xử lý những tồn tại về lao động dôi dư, tồn tại về tài chính, cơ chế về trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp trong trường hợp kinh doanh thua lỗ kéo dài gây thất thoát vốn của nhà nước.
2.3.3. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình
- Những khó khăn, tồn tại về nhận thức tư tưởng
Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương mới, tuy đã thực hiện qua một số năm, nhưng về nhận thức tư tưởng, tâm lý của một số ngành quản lý cấp tỉnh cũng như doanh nghiệp còn chưa chuyển biến kịp.
Về phía cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp (Bí thư cấp ủy Đảng, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp), vẫn còn tư tưởng bảo thủ, sợ mất đặc quyền, đặc lợi, sợ trách nhiệm cá nhân trong triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nên còn chần chừ, chưa quyết tâm triển khai thực hiện phương án sắp xếp doanh nghiệp đã được phê duyệt; đối với công nhân viên chức doanh nghiệp lại có tâm lý sợ mất quyền lợi nhất định của một công nhân viên chức nhà nước, sợ sẽ bị sàng lọc, đào thải nếu không đủ năng lực và trình độ quản lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ khi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường mới không có sự bao cấp của nhà nước, do vậy, chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp cũng không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những lực lượng này.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và của các Sở chủ quản còn hạn chế chưa được coi trọng ở một số nơi, một số ngành. Không ít cán bộ lãnh đạo Sở, ban ngành, doanh nghiệp đã chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, vẫn còn quan điểm cho rằng vai trò chủ đạo phải được thể hiện qua số lượng lớn, tỷ trọng cao mà chưa chú ý đến hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước nên vẫn muốn duy trì nhiều doanh nghiệp nhà nước ở tất cả các ngành, nghề khác nhau mà chưa tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, còn chần chừ thực hiện chủ trương chuyển đổi sở hữu một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang các thành phần kinh tế khác; đặc biệt một số ngành, vẫn muốn có trong tay mình một số doanh nghiệp nhà nước đáng kể để chi phối, nếu sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp sẽ mất quyền, mất lợi ích. Vì vậy trong chỉ đạo triển khai vẫn còn nặng về hình thức và có tính chất đối phó. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phối hợp không đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, làm cho tiến trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng tới lãnh đạo và đặc biệt là người lao động trong các doanh nghiệp. Vì vậy chưa tạo ra sự nhận thức sâu sắc, sự đồng tình ủng hộ đối với một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Có ý kiến cho rằng do còn nhiều khó khăn, vướng mắc khó khăn trong thực hiện nên cần tiến hành thận trọng, từng bước một cách vững chắc.
- Những khó khăn, tồn tại trong công tác chỉ đạo, thực hiện
Công tác phổ biến, tập huấn nghiệp vụ sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp tuy đã tiến hành ở cả cấp Trung ương và địa phương, nhưng đến nay việc thực hiện vẫn chưa có sự thống nhất đồng đều ở các địa phương, nhất là quy trình, thủ tục thực hiện, xử lý những tồn tại về tài chính, giải quyết các chính sách đối với người lao động về nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội; chưa có sự tổng kết đánh giá kịp thời để giải quyết thỏa đáng các vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn, do đó đã dẫn đến tình trạng mỗi địa phương vận dụng một cách khác nhau trong cả nước.
Sự chỉ đạo, thực hiện từ Trung ương đến địa phương còn thiếu kiên quyết, có giao kế hoạch hàng năm nhưng lại không kiểm tra, đôn đốc cụ thể địa phương làm tốt cũng như địa phương làm chưa tốt, thậm chí không thực hiện cũng không sao. Trong chỉ đạo của tỉnh chưa coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, do vậy mặc dù có đề ra nhưng việc đôn đốc, nhắc nhở chưa thường xuyên nên đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp còn né tránh việc thực hiện sắp xếp, đổi mới; sự phối hợp giữa cấp ủy đảng và chính quyền còn thiếu nên kết quả chưa cao.
- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách đã ban hành còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ, chưa cụ thể. Đây được xem là cản trở lớn đến quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Biểu hiện cụ thể là:
- Về tiêu chí phân loại, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì Nhà nước vẫn còn nắm giữ 100% vốn đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực doanh nghiệp, đối với những ngành nghề lĩnh vực cổ phần hóa tỷ lệ Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối còn chiếm đa số (áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi - Chỉ thị 01/2003/CT-TTg). Do vậy, đã làm hạn chế phạm vi các doanh nghiệp thuộc diện được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo các hình thức khác nhau. Mặt khác, do chưa có sự thống nhất về cách tính toán, xác định các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là các tiêu chí có tính định tính cũng như định lượng trong phạm vi cả nước, nên dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thương có sự vận dụng trong cách tính nhằm đưa doanh nghiệp vào diện được giữ lại 100% vốn nhà nước.
- Việc phân định rạch ròi về quyền lợi và trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp tuy đã được đề cập tại Nghị định số 59/NĐ-CP và 27/NĐ-CP nhưng còn hết sức chung chung; chưa có cơ chế xử lý cụ thể về trách nhiệm của giám đốc khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ mà mọi thiệt hại đều dồn vào Nhà nước phải gánh chịu và đây cũng chính là nguyên nhân mà các giám đốc doanh nghiệp muốn giữ lại tên gọi doanh nghiệp nhà nước như một "lá bùa hộ mệnh" phòng khi làm ăn thua lỗ có cái để bấu víu mà hoàn toàn không muốn thực hiện các hình thức sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp đặc biệt là các hình thức chuyển đổi sở hữu
- Hệ thống chính sách và các hướng dẫn về sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi sở hữu và các chính sách liên quan khác của Nhà nước chưa có tính đồng bộ, kịp thời; các hỗ trợ ưu đãi để khuyến khích chuyển đổi, nhất là quyền lợi trực tiếp cho người lao động trong các tỉnh nghèo như Quảng Bình chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể là:
Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ ban hành vào ngày 29/6/1998 thì đến ngày 19 tháng 6 năm 2002 mới có Nghị định 64/2002/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi, như vậy, cả một khoảng thời gian dài gần 4 năm, mọi vấn đề vướng mắc, tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện cổ phần hóa như: việc quy định tỷ lệ và mức khống chế mua cổ phần lần đầu đối với cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, tỷ lệ cổ phần ưu đãi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp; việc xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa và các chế tài bảo đảm cho người lao động giữ được cổ phần trong doanh nghiệp đã không được giải quyết kịp thời, do vậy đã tạo ra những cản trở chính làm chậm tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như ở Quảng Bình.
Việc giải quyết trợ cấp thôi việc cho người lao động sau 12 tháng kể từ khi công ty cổ phần đi vào hoạt động do thay đổi công nghệ chậm được giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu là do Bộ Tài chính chậm hướng dẫn thông tư thực hiện Quyết định 177/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa hóa doanh nghiệp nhà nước, mãi đến ngày 9/6/2000, sau 10 tháng từ khi được ban hành, mới có thông tư hướng dẫn.
Cơ chế tài chính cho việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP đến nay tuy khá đầy đủ, song vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chậm được giải quyết như:
+ Cơ chế xử lý nợ và tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước còn mang tính hành chính nên chưa xử lý được nợ đọng vay Quỹ hỗ trợ phát triển (do chưa có cơ chế) hoặc xử lý nợ đọng vay ngân hàng (do quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý về đất đai bị chia cắt)
+ Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 còn chậm được nghiên cứu, triển khai. Cơ chế định giá còn tách rời cơ chế thị trường khi chủ yếu áp dụng cơ chế hội đồng mang nặng tính chủ quan của cơ quan quản lý nên đã làm cho giá trị doanh nghiệp sau khi xác định không phản ánh đúng giá trị thực (thấp hơn nhiều) do loại bỏ giá trị vô hình, lợi thế doanh nghiệp.
+ Cơ chế bán đấu giá công khai thông qua định chế trung gian vẫn còn hạn chế, còn bị chi phối bởi chính sách ưu đãi cho người lao động (cơ chế người lao động được ưu đãi giảm giá và mua cổ phiếu theo giá sàn) dẫn đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ nằm trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp do đó không những không đạt được mục tiêu đã đề ra (thu hút thêm vốn) mà còn có xu hướng thu hẹp nguồn lực của nhà nước (thông qua bán rẻ tài sản). Quy định người lao động được mua cổ phiếu ưu đãi sau 3 năm mới được bán ra thiếu tính linh hoạt và thực chất là không tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập thông qua việc mua bán lại cổ phiếu.
+ Quy trình cổ phần hóa còn cứng nhắc, rườm rà; việc xác định giá trị doanh nghiệp theo cơ chế Hội đồng, giá sàn làm phức tạp và chậm quá trình cổ phần hóa; thiếu các quy định gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chủ động xử lý tồn tại về tài chính, lao động dôi dư nên có xu hướng dồn lại khi thực hiện chuyển đổi để được Nhà nước xử lý tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo kẻ hở cho thất thoát vốn và tài sản.
Ngoài ra, các ưu đãi đối với các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa còn mang tính bình quân, không phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm trước cổ phần hóa, do vậy hiệu lực khuyến khích không cao. Theo Thông tư 104/1998/TT-BTC, đối với doanh nghiệp có vốn tự tích lũy từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên (theo sổ kế toán) thì tổng giá trị ưu đãi cho cho người lao động không quá 30% giá trị phần vốn thực tế tại doanh nghiệp mà vốn tự tích lũy có được là do sự nỗ lực của doanh nghiệp. Do vậy, lẽ ra doanh nghiệp phải được khuyến khích nhiều hơn so với những điều đã quy mới thực sự tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp của mình.
Nghị định số 103/NĐ-CP (10/9/1999), Nghị định 49/2002/NĐ-CP (24/04/2002) sửa đổi Nghị định 103/CP của Chính phủ về giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại hình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, phù hợp với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả không thể tiến hành cổ phần hóa được, nhưng đến nay ở Quảng Bình vẫn chưa có một doanh nghiệp nào thực hiện hình thức giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp; nguyên nhân chính không phải ở Quảng Bình không có doanh nghiệp nhà nước cần phải thực hiện hình thức giao, bán, khoán hoặ