Luận văn Các khu công nghiệp trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội ở Bắc Giang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7

1.1. Sự cần thiết của sự ra đời, phát triển các khu công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 7

1.2. Kinh nghiệm về phát huy vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh 28

Kết luận chương 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH

BẮC GIANG 37

2.1. Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1991 đến nay 37

2.2. Đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc giang thời gian qua 45

Kết luận chương 2 56

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ TÍCH CỰC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC GIANG 58

3.1. Bối cảnh phát triển kinh tế của Bắc Giang hiện nay và định hướng phát triển các khu công nghiệp 58

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong phát triển các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang thời gian tới 71

Kết luận chương 3 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3713 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các khu công nghiệp trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội ở Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo hình thức đa dạng trong mối quan hệ hữu cơ KCN tập trung – cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với phát triển đô thị; đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng một cách toàn diện; thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”. 2.1.2.2. Các bước triển khai thực hiện xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang * Về quy hoạch Sau khi Quy chế KCN được ban hành kèm theo Nghị Định 332/HĐBT ngày 18/10/1991; tiếp theo ngày 28/12/1994, Chính phủ đã ra Nghị Định 192/CP ban hành Quy chế KCN và ngày 24/4/1997 ra Nghị định36/CP ban hành Quy chế KCN, KCX, KCNC thay thế 2 Nghị Định trên thành lập các KCN để làm thí điểm cho một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng CNH, HĐH theo đường lối của Đảng do Nghị Quyết Đại hội lần thứ VI đề ra và phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang. Nhờ có Quy chế này mà từ năm 1991 (đặc biệt là từ khi tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh) đến nay (hết năm 2006) cả tỉnh đã có 4 KCN và 9 cụm công nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 500 ha. Dưới đõy là tỡnh hỡnh thành lập và đưa vào hoạt động cỏc KCN trờn địa bàn: - KCN Đình Trám: Được thành lập theo Quyết định số 16/CP-CN ngày 07/12/1999 của Chính Phủ do Tổng công ty Xây dựng Sông Đà và sau đó là Công ty Phát triển hạ tầng KCN làm chủ đầu tư. KCN được khởi công tháng 11/2002. Với vị trí thuận lợi, nằm giữa QL1A và QL1 mới, cách Thủ đô Hà Nội 40 km, cách sân bay Nội Bài 50 km. Năm 2003 được đưa vào hoạt động. Sau 3 năm đầu tư xây dựng, KCN đã lấp đầy 87% giai đoạn I. Để đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư và phát triển KCN đến 2010, KCN Đình Trám được quy hoạch mở rộng khoảng trên 300 ha; tổng vốn đầu tư hạ tầng 184.283 triệu đồng. Đây là KCN tiếp nhận các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu dùng, chế biến nông sản, thực phẩm… như: Cụng ty TNHH ngành Giấy Vũ Hoa,Cụng ty cổ phần Gạch ốp lỏt Việt Nam, Cụng ty cổ phần vật liệu xõy dựng Thăng Long, Cụng ty cổ phần May xuất khẩu Việt Nam – Ba Lan, Cụng ty TNHH Khang Phỳc, Cụng ty cổ phần Điện cơ Việt Đức... - Cụm công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng Với diện tích quy hoạch là khoảng 150 ha, được nhận bàn giao từ UBND huyện Yên Dũng từ ngày 01/8/2003 do 3 chủ đầu tư là 3 doanh nghiệp: công ty TNHH Hoàng Hải, công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và Công ty cổ phần Thạch Bàn thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm sứ xây dựng. Tổng số dự ỏn được chấp thuận và cấp phộp là 14 dự ỏn với diện tớch đất cho thuờ là 29 ha, vốn đầu tư đăng ký là 193,78 tỷ đồng và 1,85 triệu USD. - KCN Đồng Vàng Diện tích quy hoạch là 158 ha, nằm phía Bắc Quốc Lộ1A mới, hai bên QL 37 kéo dài. Tính chất hoạt động: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hóa, lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy nhựa… - Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động Với diện tớch là 100 ha, vốn đầu tư 3200 tỷ đồng đó được xõy dựng, hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2007. Công tác quy hoạch KCN Bắc Giang luôn đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, KCN gắn liền với Khu dân cư - đô thị, đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài hàng rào, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. * Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Bắc Giang Các KCN Bắc Giang được thành lập, đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, bước đầu đã đáp ứng được công tác đầu tư xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp KCN. Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã lần lượt được đầu tư xây dựng như: trạm điện, trạm cấp nước sạch, trung tâm điều hành, hệ thống đường trung tâm, đường nhánh phân khu chức năng, hệ thống thoát nước mặt và nước thải và các dịch vụ khác phục vụ cho KCN như dịch vụ Bưu điện, Ngân hàng… cũng đang dần dần hình thành. Nhìn chung, quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN rất chậm chạp, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp. 2.2. Đánh giá thực trạng tác động của các Khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc giang thời gian qua Để đánh giá tác động của các KCN đối với sự phát triển KT - XH, chúng ta cần xem xét những ảnh hưởng chủ yếu của các KCN đối với nền kinh tế, đánh giá những tác động mang tính tích cực cũng như tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT- XH. Những khía cạnh chủ yếu cần xem xét đó là: tác động thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao trình độ cho người lao động. 2.2.1. Tác động tích cực * Tác động thu hút đầu tư vào các KCN Thu hút đầu tư vào các KCN được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sau khoảng 6 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Giang đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như may mặc, giầy da, cơ khí chế tạo, điện, điện tử, chế biến nông sản phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến đồ gỗ, các sản phẩm tiêu dùng, các ngành dịch vụ phục vụ …đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Bắc Giang. Tính đến 30/10/2006 đã có khoảng 60 dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN Bắc Giang có hiệu lực, trong đó có KCN Đình Trám có 37 dự án được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 1.119,87 tỉ đồng và 6,32 triệu USD (có 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 33 dự án có vốn đầu tư trong nước); KCN Quang Châu có 01 dự án được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 240 tỉ đồng và 2 triệu USD [1, tr.1,2,3]; ngoài ra còn có một số dự án cũng được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư nằm ở một số cụm, KCN khác như cụm CN ô tô Đồng Vàng; nhà máy nhiệt điện Sơn Động, với số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Dự kiến đến hết năm 2007 sẽ có thêm khoảng 10 dự án được chấp thuận đầu tư vào các KCN Bắc Giang với số vốn đăng ký ước đạt 312 tỉ đồng. Nâng tổng số dự án đầu tư vào KCN Bắc Giang lên 225 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 502 tỉ đồng. Tóm lại, nhờ các KCN mà lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước được thu hút ngày càng tăng, việc sử dụng lượng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, góp phần quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH và phát triển KT- XH của tỉnh nhà. * Tác động đến việc sử dụng và tạo việc làm, tăng phúc lợi cho người lao động Trong những năm qua, các KCN đã có tác động hết sức tích cực đối với vấn đề sử dụng, giải quyết việc làm, làm tăng phúc lợi cho người lao động. Tính đến tháng 10/2006 các KCN đã tạo ra một số lượng việc làm đáng kể, đã thu hút được 2.777 lao động vào làm việc, trong đó lao động địa phương là 1.513 lao động chiếm 45,5%, lao động nữ là 1.428 người, chiếm 51,4%, đây là tác động khá tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động [2, tr.1,2,3] Thu nhập của người lao động ở các KCN đạt mức khá, mức lương bình quân công nhân lao động trong các KCN khoảng 700.000đ – 1 triệu đồng, với mức lương này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của người lao động ở một tỉnh bán miền núi như Bắc Giang. Lao động trong các KCN đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, được rèn luyện về tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp, được tiếp cận với những công nghệ hiện đại. Theo con số thống kê gần đây nhất, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, lao động phổ thông chiếm khoảng 70%, lao động có tay nghề cơ bản chiếm khoảng 20%, lao động có trình độ đại học khoảng 10%. Như vậy, đa phần lao động tuyển dụng vào các KCN là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đây là một điều bất lợi đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho người lao động có việc làm và được học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp. Hiện nay, trong cả nước cú xu hướng thiếu lao động cú trỡnh độ cao, thiếu cỏc cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt tỉnh Bắc Giang thiếu nghiêm trọng các cơ sở đào tạo nghề. Điều này đặt ra vấn đề đào tạo nghề cơ bản và kỹ thuật cao trong thời gian tới hết sức cấp bách. Tuy nhiên Bắc Giang cũng đã xây dựng được một số các trung tâm đào tạo nghề để cung cấp lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp KCN hoặc mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho người lao động, đã cung cấp cho doanh nghiệp KCN một lượng lao động không nhỏ. Đi theo vấn đề sử dụng lao động, tạo việc làm cho người lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp KCN thì việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân, quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, xây dựng các khu vui chơi, giải trí, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao là vấn đề hết sức quan trọng, bổ ích và cần thiết. Chủ trương và chính sách của tỉnh đã quy hoạch, có quỹ đất cho xây dựng khu chung cư, đô thị phục vụ cho KCN nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân trong KCN, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực và đặc biệt hơn là đáp ứng nhu cầu văn hóa, thể thao cũng như dịch vụ phát triển của con người. * Tác động của các KCN đến vấn đề bảo vệ môi trường Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng và phát triển các KCN là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trường. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả KT - XH. Trong điều kiện công nghiệp phát triển, tốc độ khai thác tài nguyên lớn, chất thải đổ vào môi trường cũng tăng lên nhanh chóng, vượt quá giới hạn tự điều chỉnh của tự nhiên. Trong điều kiện đó, nếu không có giải pháp tích cực để quản lý môi trường, tất yếu sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục được. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển các KCN tập trung là một giải pháp giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy đến nay, trong số các khu, cụm công nghiệp ở Bắc Giang cũng đã rất quan tâm đến vấn đề xử lý, bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng các KCN tập trung, là một giải pháp giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. * Tác động của các KCN đối với việc mở rộng xuất khẩu hàng hoỏ trong những tác động quan trọng của các KCN trên địa bàn Bắc Giang đối với sự phát triển KT - XH đó là tác động làm tăng xuất khẩu hàng hoỏ. Trong thời gian qua, xuất khẩu hàng hoỏ đó cú chiều hướng tăng lờn, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, cơ cấu xuất khẩu cú sự chuyển dịch theo hướnh tăng tỷ trọng cỏc sản phẩm. Tỏc động chủ yếu của sự gia tăng này có sự đóng góp to lớn của các KCN. Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng hoỏ địa phương Đơn vị tớnh: 1000USD Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trị giỏ xuất khẩu 1000USD 25062 22079 38181 57773 62000 Quốc doanh 20176 17679 17320 13857 12708.8 Ngoài quốc doanh 386 830 6555 22462 20589 Kinh tế cú vốn đầu tư nước ngoài 3570 14306 21454 28702.2 Trong đú: xuất trực tiếp 18878 14849 22716 53416 Trị giỏ một số nhúm hàng chủ yếu 1, Hàng hoỏ nụng sản, thực phẩm 5376 7250 13682 5791 15862.5 2, Sản phẩm hàng cụng nghiệp 2415 1754 730 17061.3 25.5 3, Hàng thủ cụng mỹ nghệ 283 700 599 101 51 4, Hàng dược liệu 70 5, Hàng may mặc 7800 11000 22570 33657 37941 6, Hàng hoỏ khỏc 4688 1305 600 1162.7 6400 7, Linh kiện mỏy múc+hàng điện tử 1720 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2005. * Tác động đến đời sống của dân cư: Sự ra đời KCN là vấn đề kinh tế có rất nhiều tác động đến đời sống dân cư trong khu vực như tác động đến những người dân phải di dời để dành diện tích đất đai cho KCN, tác động đến việc làm, đến kinh doanh của dân cư trên địa bàn, đến an ninh trật tự trong khu vực… Các KCN được hình thành làm cho giá đất trong khu vực tăng lên, người dân giàu lên do việc bán đất đai thuộc quyền sử dụng của họ. Cơ hội kinh doanh của dân cư quanh KCN tăng lên nhờ các dịch vụ cho thuê nhà, kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí … Mặt khác các KCN còn cung cấp nhiều loại hàng công cộng không phải trả tiền cho những hộ dân quanh khu vực như đường sỏ, điện chiếu sáng… góp phần thay đổi bộ mặt cũng như những thói quen sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực. Tương lai hàng loạt các khu đô thị được hình thành quanh các KCN, các ngành nghề sản xuất kinh doanh trở nên đưa dạng, góp phần cải thiện mức sống của khu dân cư. * Tác động tới việc thực hiện các mục tiêu KT - XH của tỉnh Các KCN đã đóng góp rất quan trọng vào việc thực hiện những mục tiêu cơ bản mà tỉnh đã đặt ra. Trước hết các KCN góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo những hướng tích cực: tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, tăng khá nhanh, tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 43,5% năm 2005 xuống 40,6%, công nghiệp xây dựng tăng từ 22% năm 2005 lên 25,1%, dịch vụ chiếm 34,3% (trước năm 1991, nông nghiệp của tỉnh chiếm tỉ trọng trên 50%). Các KCN trên góp phần làm gia tăng nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 9,5% (năm 2005 đạt 8,33%) Các KCN trên góp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu khác như: góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao trình độ quản lí nhà nước về kinh tế và đặc biệt góp phần to lớn vào xóa đói, giảm nghèo….. 2.2.2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân 2.2.2.1. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tỏc động tích cực nờu trờn, quỏ trỡnh phỏt triển cỏc KCN ở Bắc Giang thời gian qua còn cú một số hạn chế, đú là: - Về thu hút đầu tư vào KCN Bắc Giang Trong thời gian qua để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào KCN, các ngành đã không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư thuận tiện, đơn giản so với bên ngoài. Tuy nhiên, hiện tại đang nổi lên một thực tế, ở các địa phương đó ra sức “ganh đua”, “cạnh tranh” để thu hút đầu tư vào KCN ở địa phương mình, Bắc Giang không nằm ngoài thực tế đó. Để kêu gọi đầu tư vào tỉnh mình, Bắc Giang đã ban hành một số chính sách ưu đãi như miễn thuế đất 5 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm, tùy theo sự đáp ứng các điều kiện về lĩnh vực cần khuyến khích đất đầu tư và địa bàn đầu tư khó khăn, ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, ưu đãi về thuế... Mặc dù đây là cơ chế chính sách ưu đãi đúng đắn nhưng do nóng vội, muốn “lấp đầy” KCN càng nhanh càng tốt, chạy đua theo phong trào, nên đã đưa một số ưu đãi riêng “xé rào” để thu hút đầu tư như miễn giảm thuế đất, thuế sản xuất kinh doanh dẫn đến sự chèn lấn, ngáng chân nhau trong việc thu hút đầu tư giữa các địa phương, gây ra tình trạng không khai thác được những lợi thế riêng có của mình. Hơn nữa việc “xé rào” về miễn thuế đất trong khoảng thời gian nhất định dẫn đến tình trạng cho thuê đất trong khoảng thời gian nhất định, do vậy làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế không tận dụng được lợi thế của địa phương và lợi thế các doanh nghiệp. Mặt khác trong thời gian qua Bắc Giang chưa chú trọng chọn lọc dự án đầu tư (thu hút đầu tư thiếu chọn lọc). Điều đáng quan tâm là các KCN chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước, nguyên nhân chủ yếu là năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, mức phí sử dụng hạ tầng trong KCN còn khá cao so với khả năng các doanh nghiệp trong nước. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững. Hơn nữa, chất lượng các dự án đầu tư thấp, chưa thu hút được các dự án công nghệ hiện đại, chính vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Mặt khác bản thân các KCN lại theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên họ chỉ quan tâm đến việc làm sao cho thuê đất càng nhanh càng tốt, bất chấp công nghệ tiên tiến hay lạc hậu. Điều đó dẫn đến rất ít các dự án đầu tư có nguồn gốc từ các nước phát triển. Chính vì vậy có một số dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hiệu quả KT - XH thấp. Ngoài ra, tỉ lệ vốn đầu tư vào KCN so với tổng đầu tư còn thấp, các dự án đầu tư ngoài KCN còn chiếm tỉ trọng cao. Tỉ lệ giữa vốn đầu tư thực hiện và vốn đăng ký thấp, thậm chí còn nhiều dự án đăng ký nhiều năm nhưng không được triển khai xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư trong nước. - Về tình hình sử dụng, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động + Do chất lượng quy hoạch còn thấp, việc thực hiện quy hoạch chưa triệt để, thiếu tính đồng bộ nên các KCN phần lớn không có công trình phúc lợi. Tình trạng không có nhà ở cho người lao động là rất phổ biến, đại bộ phận người lao động phải thuê nhà ở tạm bợ, đời sống sinh hoạt thấp. Mặt khác số người lao động tập trung đông ở một khu vực dẫn tới sự quá tải, tình trạng mất an ninh trật tự diễn ra phổ biến, tai nạn giao thông gia tăng, đặc biệt nhu cầu văn hóa, thể thao cũng nh ư các dịch vụ phục vụ phát triển của con người đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. + Mặc dù thu nhập của người lao động khá cao (khoảng từ 800.000đ đến 1 triệu), nhưng người lao động ở các KCN trên địa bàn tỉnh phải làm việc hết sức vất vả, tình trạng tăng ca, tăng giờ làm diễn ra phổ biến. Mặt khác người lao động ít được đào tạo, trong các KCN chưa có các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và một số tổ chức khác, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu xây dựng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, không đáp ứng được đòi hỏi công việc và đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH ở địa phương nói riêng, đất nước nói chung. + Hơn nữa nhiều doanh nghiệp trong KCN diễn ra tình trạng vi phạm Luật Lao động nghiên trọng, sa thải công nhân tùy tiện, tình trạng nợ lương kéo dài. Mặt khác việc đối xử thô bạo với người lao động diễn ra ngày càng nhiều… Tất cả những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến hiệu quả KT - XH, vừa làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc về đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. - Về vấn đề bảo vệ môi trường Vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Với mục tiêu xây dựng các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trường. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả KT - XH. Mặc dù các KCN có lợi thế rất lớn trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nhưng trong thực tế thì lợi thế này chưa phát huy được tính tích cực. Các KCN trên cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng vẫn đang là những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của nhân dân. Tình trạng này là do sự phát triển không đồng bộ theo quy hoạch và chưa được quan tâm đúng mức nên ô nhiễm môi trường ở hầu hết các KCN đang trong tình trạng báo động đỏ, đe doạ sự phát triển bền vững nền kinh tế và như vậy, việc quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường đang là yếu tố làm giảm hiệu quả KT - XH nói chung và Bắc Giang nói riêng. - Về đời sống của dân cư + Việc xây dựng các KCN đã phải sử dụng một diện tích đất đai lớn, theo kết quả cuộc điều tra gần đây thì việc xây dựng các KCN trên cả tỉnh đã thu hồi hàng ngàn ha đất, trong đó có 80.. là đất nông nghiệp và 20...là đất ở. Đã có hàng ngàn hộ nông dân mất đất nông nghiệp và mất đất ở. + Với việc thu hồi đất như vậy, tất yếu phải có nhiều nông dân phải chuyển đổi việc làm và nhà ở. Mặt khác, việc đền bù đất cho người nông dân rẻ mạt, làm cho họ bị thiệt nhiều. Một số khác nhận tiền đền bù nhưng sử dụng nó không hiệu quả (xây nhà, mua xe máy…) nên rơi vào cảnh nghèo túng. Việc thu hút lao động nông nghiệp do thu hồi đất nông nghiệp là không đáng kể, một bộ phận không nhỏ phải ra ngoài tỉnh làm ăn, thu nhập thấp, không ổn định, dẫn đến tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội. + Các KCN gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống dân cư trong khu vực… 2.2.2.2. Nguyên nhân Cú nhiều nguyờn nhõn gõy ra những tồn tại, hạn chế trờn, trong đú cú cả nguyờn nhõn khỏch quan và nguyờn nhõn chủ quan. Nguyờn nhõn khỏch quan là trỡnh độ phỏt triển sản xuất của tỉnh nhỡn chung cũn thấp, người dõn phần lớn là sản xuất nụng nghiệp, chưa cú trỡnh độ chuyờn mụn kỹ thuật. Mặt khỏc cựng với xu thế chung của cả nước, Bắc Giang đang trong giai đoạn chuyển từ sản xuất nhỏ lờn sản xuất lớn, đang từ kinh tế hiện vật là chủ yếu lờn kinh tế thị trường. Dưới đõy sẽ tập trung phõn tớch cỏc nguyờn nhõn chủ quan: Một là, các cấp chính quyền chưa xây dựng được chiến lược cụ thể để phát triển KCN, công tác quy hoạch phát triển KCN còn quá giản đơn, chưa phát triển. Chưa có một tiêu chí cụ thể mang tính khoa học khi xây dựng và phát triển KCN. Hơn nữa trong công tác quy hoạch, thiếu tính định hướng quy hoạch các ngành mũi nhọn, dự án gọi vốn đầu tư tầm chiến lược của tỉnh chưa được quan tâm nghiên cứu triệt để để có quyết sách tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư những dự án có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của vùng. Hai là, việc phát triển các KCN Bắc Giang trong thời gian qua vẫn còn mang tính tự phát, việc phân bố các KCN giữa các vùng chưa hợp lý, thành lập quá nhiều KCN ở cùng một vùng trong khi đó khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho các KCN trên địa bàn, không khai thác được lợi thế riêng có của địa phương trong việc phát triển các KCN. Hơn nữa giữ công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa ăn khớp, vì vậy, mặc dù đã có quy hoạch nhưng quyết định thành lập KCN nào trước, KCN nào sau trong thời gian qua cơ bản mang tự phát. Ba là, mục tiêu cơ bản nhất của các cấp chính quyền cũng như các cơ quan quản lý KCN trong thời gian qua là tập trung chủ yếu, tìm mọi cách để thu hút đầu tư, sớm lấp đầy KCN. Mặt khác các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng tìm cách sớm thu hồi vốn và thu được lợi nhuận cao khi kinh doanh hạ tầng KCN. Chính vì vậy gây sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trong KCN. Hơn nữa các công ty phát triển hạ tầng KCN (đặc biệt là doanh nghiệp trong nước) còn thiếu kinh nghiệm trong việc vận động thu hút đầu tư (đặc biệt đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài), năng lực về vốn còn rất yếu. Bốn là, môi trường đầu tư chưa thật sự thuận lợi, chính sách phát triển KCN chậm đổi mới; thủ tục cấp phép và thủ tục pháp lý còn rườm rà, phiền hà, chưa thực sự thực hiện chế độ “một cửa”, “một dấu”; chi phí đầu tư còn cao, làm giảm lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư vào KCN. Năm là, hệ thống đào tạo nghề của Bắc Giang còn nhiều bất cập, mạng lưới đào tạo đội ngũ lao động của Bắc Giang vẫn theo xu thế chung, hoạt động theo phương thức “đào tạo những gì chúng ta có thể có”; người lao động chưa có đủ các năng lực cần thiết thực hiện yêu cầu của công việc. Mặt khác, nguồn tuyển lao động của Bắc Giang chủ yếu từ nông thôn nên có rất nhiều hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lỏng lẻo, ý thức kém, chậm thích nghi với môi trường công nghiệp. Sự phát triển chậm chạp của thị trường lao động là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng như trên. Như vậy, có thể khẳng định rằng nhu cầu sử dụng lao động thì lớn mà khả năng đáp ứng nhu cầu thì thấp cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu và trình độ. Điều đó sẽ là lực cản rất lớn đối với việc phát triển các KCN, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển KT - XH của tỉnh nhà. Sỏu là, công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa được tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, còn phó thác cho Ban quản lý các KCN Bắc Giang và công ty đầu tư hạ tầng KCN. Mặt khác các công ty đầu tư hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư cũng chưa thực sự đầu tư thỏa đáng, thụ động, không có tính chuyên nghiệp, hoạt động kém hiệu quả. Bảy là, do đặc điểm Bắc Giang có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 70%, nờn các KCN chủ yếu quy hoạch trên đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sử dụng canh tác lâu dài. Do đó, quá trình thực hiện bồi thường, thu hồi đất diễn ra tương đối khó khăn, phức tạp, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, không theo kịp nhu cầu thuê đất của các dự án đầu tư. Tỏm là, hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN phát triển chậm chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển các KCN, tạo ra sự phát triển không đồng bộ, không bền vững của các KCN, nhất là vấn đề nhà ở của người lao động (công nhân) và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động. Chớn là, các dự án đầu tư vào KCN có nhiều dự án quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mười là, công tác tổ chức, quản lý còn nhiều yếu kém, bất hợp lý và chưa đồng bộ, lĩnh vực quản lý KCN rất rộng, nhưng trình độ cán bộ, công chức trong bộ máy Ban quản lý các KCN còn thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu thực tiễn; mô hình tổ chức bộ máy Ban quản lý các KCN chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KCN trong giai đoạn mới. Bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quan lý KCN, thiếu hụt về kiến thức lý luận và thực tiễn về lĩnh vực KCN, đây là vấn đề cực kỳ bức xúc trong quá trình hoàn thiện và phát triển KCN ở Bắc Giang. Mười một là, hệ thống trường đào tạo trong tỉnh tương đối thiếu và yếu, trong khi đó nhu cầu về lao động có tay nghề cơ bản hoặc có trình độ cao ngày càng là đòi hỏi bức xúc. Đây là vấn đề lớn mà Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh cần phải quan tâm và giải quyết mới đáp ứng được kịp thời sự phát triển của các KCN trong tỉnh. Kết luận chương 2 Đến nay, tỉnh Bắc Giang đó cú 13 khu và cụm cụng nghiệp được thành lập, đó thu hỳt 225 dự ỏn đầu tư vào KCN với số vốn 502 tỷ đồng, sử dụng 2777 lao động trực tiếp. Cỏc khu, cụm cụng nghiệp ở Bắc Giang trong thời gian qua đó cú những đúng gúp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan1.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan