MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 2
I. Một số lý luận chung về lợi nhuận 2
1. Vai trò của lợi nhuận : 2
2. Nội dung kết quả kinh doanh. 3
2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3
2.2. Kết quả hoạt động tài chính. 5
2.3. Kết quả hoạt động bất thường. 5
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.6
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. 8
1. Các nhân tố chủ quan tác động đến kết quả kinh doanh: 8
2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. 10
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH CÔNG
TÁC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
TIN HỌC (HIPT). 15
I. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển tin học. 15
1. Quá trình hình thành và phát triển. 15
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 15
3. Các hướng chính trong hoạt động kinh doanh : 16
II. Tổ chức bộ máy của Công ty HIPT. 17
III. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán và hệ thống sổ sách kế toán. 18
1. Tổ chức bộ máy kế toán 18
2. Hình thức kế toán. 18
3. Sự phân cấp quản lý tài chính 19
4. Công tác kế hoạch hoá tài chính 19
IV. Tình hình tài sản, nguồn vốn 20
1. Tình hình tài sản, nguồn vốn 20
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty HIPT 20
3. Tình hình chi phí của Công ty HIPT.21
4. Tình hình nguồn vốn 21
V- Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty HIPT .22
1. Tình hình kinh doanh .22
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty .24
3. Tình hình chi phí 26
CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TIN HỌC (HIPT) 29
I. Tình hình hiện nay tại Công ty HIPT 29
1. Một số điểm mạnh, thuận lợi của Công ty HIPT 29
2. Những tồn tại ở Công ty HIPT 30
3. Một số kiến nghị với Công ty 31
II. Các biện pháp nhằm làm tăng lợi nhuận. 31
1 Giảm giá vốn hàng bán 31
2. Tăng doanh thu hàng bán 32
3. Tiết kiệm chi phí kinh doanh.33
KẾT LUẬN 35
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các loại lợi nhuận và một số biện pháp làm tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học (HIPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý và sử dụng vốn cố định giúp cho doanh nghiệp với số vốn hiện có vẫn có thể tăng khối lượng sản xuất khối lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí và hạ được giá thành sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tận dụng.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng tốt vốn cố định giúp cho doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh: vốn cố định của doanh nghiệp thường chi phối năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và sau một thời gian dài mới thu hồi toàn bộ nên có nhiều rủi ro có thể nảy sinh dẫn đến tình trạng có thể mất vốn cố định như: lạm phát ở mức cao, thiên tai, hỏa hoạn... hoặc quản lý lỏng lẻo và sử dụng không tốt tài sản cố định. Vì vậy, cần phải có một số biện pháp quản lý như:
- Lập và quản lý tốt dự án đầu tư vào tài sản cố định.
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản cố định hiện có vào họat động kinh doanh.
- Chú trọng thực hiện đổi mới tài sản cố định một cách kịp thời và thích hợp, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thực hiện khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý. Việc khấu hao phải tính đến cả hao mòn hữu hình và vô hình, phải đảm bảo thu hồi đầy đủ kịp thời vốn cố định.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn.
- ...
- Đối với tài sản lưu động cần phải:
- Quản lý vốn dự trữ: trong doanh nghiệp thương mại cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất thì việc quản lý tốt vốn này cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển và dự trữ ở kho như: xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp với giá cả hạ, cự ly gần; thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời phần mua sắm nguyên vật liệu hoặc hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường; Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển xếp dỡ; Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hóa hoặc áp dụng thưởng phạt vật chất thích hợp...
- Quản lý khoản phải thu tức là phải: xác định được các chính sách bán chịu và mức độ nợ phải thu cho các khách hàng về thời hạn nợ thanh toán, tỷ lệ chiết khấu bán và chiết khấu thanh toán... Cần phải kiểm soát nợ phải thu và có các biện pháp chủ yếu để thu hồi nợ như theo dõi nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng; thường xuyên nắm vững, kiểm soát được tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ; chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ sắp đến dài hạn và quá hạn...
- Quản lý vốn bằng tiền: tức là cần phải đảm bảo và quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi bằng tiền; Luôn luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì dự trữ tiền tệ ở mức cần thiết, nghĩa là thực hiện tốt việc lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp; Cần có một lượng tiền nhất định để đảm bảo giao dịch kinh doanh cho họat động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp; phải luôn có một khoản tiền nhất định để dự phòng cho những việc bất ngờ xảy ra mà chưa lường trước được.
Chương II
Tình hình đặc điểm hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển tin học (HIPT).
I. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển tin học.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Tin học (HIPT) có trụ sở tại 79 Bà Triệu - Hà Nội ra đời theo :
- Giấy phép thành lập số 008291 GP/TLDN - 02/06/1994 do UBND thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy đăng ký kinh doanh số 044123 - 18/06/1994 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 500.000.000đồng.
Đến ngày 29/02/2000 Công ty được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học theo : Giấy chứng nhận đăng ký số 0103000008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 5120000000 đồng, rất phù hợp với tình hình và xu hướng trên thị trường hiện nay.
Công ty hoạt động trong vòng 70 năm.Vốn của cổ đông sáng lập chiếm 86% vốn điều lệ còn lại là cổ đông thường.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
a) Chức năng.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và dịch vụ tin học tiên tiến của thế giới vào Việt Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, cung cấp trang thiết bị và các giải pháp tin học viễn thông cho khách hàng cần nó.
b) Nhiệm vụ :
Phát triển mạng lưới cung cấp sản phẩm tin học rộng khắp cả nước để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện tại và tiềm năng. Muốn làm được điều đó thì Công ty phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
- Mua bán các mặt hàng về tin học
- Quản lý tốt chi phí để góp phần bảo toàn vốn và phát triển doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn Công ty.
- Công ty đẩy mạnh áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ quản lý của Nhà nước.
3. Các hướng chính trong hoạt động kinh doanh :
- Cung cấp các chủng loại thiết bị tin học chủ yếu của hãng : Hewlett, Dackard (HP) như : máy in, máy quét, các thiết bị kết nối mạng cục bộ (Switch, Hub, Card mạng…) và mạng diện rộng (houter, Remoter Access server…) các thiết bị ngoại vi khác.
- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp mạng máy tính (DOS, NET WAKE, WINDOWS NT, UNIX…) dựa trên các công nghệ hệ thống mở.
- Tư vấn và cùng với khách hàng thiết kế, xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin, các chương trình quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu theo mô hình khách chủ (Client/ Server) dựa trên các sản phẩm mới nhất của các nhà sản xuất phần mềm hàng đầu trên thế giới.
- Cung cấp các giải pháp xây dựng mạng thông tin nội bộ (INTRANET) mang thông tin toàn cầu (INTERNET) các giải pháp thương mại điện tử Email. Commerce và các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng internet như thư điện tử, World, Wide Wed, VOIP, Catalog điện tử.
Công ty đã thiết kế cung ứng, lắp đặt hệ thống mạng thiết kế xây dựng phần mềm tin học cho một số khách hàng tiêu biểu như : Văn phòng Quốc hội, Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC). Thông tấn xã Việt Nam, thư viện đại học Quốc gia. Cục công nghệ tin học ngân hàng…Công ty đã đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận, người lao động có việc làm, có thu nhập, đời sống ổn định.
Để đạt được điều này trong hoạt động kinh doanh Công ty đã gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên, Công ty vẫn, đã và đang liên tục phát triển, doanh số năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ : Năm 2000 đạt hơn 31 tỷ đồng đến năm 2001 đạt 42 tỷ đồng. Điều đó càng chứng tỏ hướng đi vững chắc và đúng đắn của Công ty.
II. Tổ chức bộ máy của Công ty HIPT.
Được xây dựng trên cơ sở mô hình quản lý trực tuyến chức năng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty bao gồm 86 người trong đó :
- Đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển các phần ứng dụng trên hệ thống UNIX : 8 người.
- Đội ngũ nhân viên phần cứng làm nhiệm vụ triển khai và bảo hành : 9 người.
- Đội ngũ nhân viên phần mềm : 32 người
- Kinh doanh : 17 người
- Khác : 20 người
Công ty HIPT là Công ty cổ phần nên gồm các bộ phận sau: ( được sắp xế từ cao xuống thấp). Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các giám đốc, các khối phòng ban chức năng, của hàng bán lẻ được bố trí theo sơ đồ 1 (trang bên) trong đó :
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền, nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu cuối cùng, liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ các vấn đề thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc: Là người điều hành những hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các giám đốc: Được giao nhiệm vụ điều hành một số lĩnh vực công tác trong Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc và pháp luật, Công ty có 3 giám đốc sau :
- Giám đốc kinh doanh
- Giám đốc kỹ thuật
- Giám đốc tài chính
Các bộ phận phòng ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp việc và tham mưu cho ban giám đốc.
III. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán và hệ thống sổ sách kế toán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển Tin học là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại chuyên về các sản phẩm dịch vụ thương mại.Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành.
Công ty HIPT đã áp dụng chương trình kế toán trên máy, sử dụng phần mềm kế toán Balance nên toàn bộ nhân viên phòng kế toán đều làm việc trên máy tính. Phần mềm kế toán Balance là sản phẩm phần mềm tiên tiến hiện nay của Việt Nam. Nó được thiết kế nhằm mục đích điện toán hoá công tác kế toán tài chính và là một công cụ trợ giúp đắc lực cho lao động thủ công của con người, có độ chính xác cao. Balance đáp ứng các yêu cầu phức tạp về quản lý ngoại tệ, theo dõi công nợ theo thời hạn thanh toán, tự động thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ lên báo cáo tài chính theo quy định và theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính trong Công ty.
Để đảm bảo bộ máy tài chính kế toán hoạt động có hiệu quả, phù hợp với loại hình doanh nghiệp của mình. Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác tài chính, kế toán tập trung. Theo hình thức này, các chứng từ về tài chính kế toán được gửi về phòng kế toán để kiểm tra, để ghi sổ và thực hiện các nghiệp vụ phân tích tài chính.
2. Hình thức kế toán.
Để phù hợp với hình thức kinh doanh của mình Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đây là hình thức sổ thích hợp với mọi loại hình, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thuận tiện cho việc vi tính hoá công tác tài chính kế toán.
Về quản lý hàng tồn kho, Công ty thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc định giá theo đơn giá trung bình, nộp thuê giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trích khấu hao tài sản cố định dựa vào thời gian hoạt động và áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính.
3. Sự phân cấp quản lý tài chính
a. Đối với cấp trên :
Công ty HIPT là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tuân thủ các quy định của Nhà nước.
b. Đối với đơn vị trực thuộc
Công ty HIPT là Công ty hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn tự có. Vì vậy việc lập kế hoạch, theo dõi, quản lý và hạch toán được thực hiện tại Công ty. Mỗi một bộ phận phòng ban chức năng đều được trang bị các tài sản để phục vụ cho bộ máy hoạt động kinh doanh của mình. Công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trước Nhà nước theo đúng pháp luật, theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Khi có phát sinh chi phí ở bộ phận nào sẽ được hạch toán chi tiết cho bộ phận đó, ví dụ: như chi phí : Điện nước, điện thoại được tập hợp vào chi phí văn phòng, cuối tháng sẽ được phân bổ chi tiết cho từng bộ phận phòng ban theo chi phí quản lý. Doanh thu của bộ phận nào cũng được hạch toán chi tiết cho bộ phận đó.
4. Công tác kế hoạch hoá tài chính
Kế hoạch tài chính là một công cụ quan trọng có vai trò chỉ đạo các hoạt động, nó tạo cơ sở cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty. Mục tiêu của công tác lập kế hoạch là nêu rõ dự tính, thông tin, phối hợp các dự tính làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các hoạt động tài chính bao giờ cũng phải được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính, nếu có kế hoạch tài chính tốt thì công ty có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp để đạt được mục tiêu của Công ty. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng có thể chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường biến động. Vì vậy cuối mỗi năm, trên cơ sở hoạch định kinh doanh của từng bộ phận, trên cơ sở các sự kiện, tình hình biến động của thị trường, khả năng thu chi cho yếu tố đầu vào và đầu ra, Công ty chủ động đề ra các biện pháp quản lý tạo sự cân bằng giữa các yếu tố đó để đảm bảo khả năng kinh doanh và mức sinh lời của đồng vốn. Bên cạnh kế hoạch tài chính còn có các kế hoạch chi tiêu về vốn, kế hoạch sử dụng chi phí, kế hoạch phân phối lợi nhuận…Các kế hoạch được đề ra và kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra để kiểm soát tình hình thực tế so với kế hoạch đặt ra,báo cáo lên cấp trên theo định kỳ để có các biện pháp, quyết sách đúng đắn về tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty tồn tại và phát triển.
IV. Tình hình tài sản, nguồn vốn
1. Tổng tài sản của Công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên là 15607,2 triệu đồng; tăng từ 9265,5 triệu đồng lên 24872,7 triệu đồng và tăng tương đương là 168,44%, một tốc độ tăng rất nhanh, nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận.
Tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng tương tự như Tổng tài sản
2. Kết cấu tài sản và nguồn vốn:
- Về tài sản thì tài sản lưu động tăng từ 7508,2 triệu đồng lên 23488,3 triệu đồng vào năm 2001 và tăng 213,84% là rất lớn, trong khi đó thì Tài sản cố định lại giảm từ 1757,3 triệu đồng vào năm 2000 xuống còn 1384,4 triệu đồng vào năm 2001 và giảm 21,22%.
- Về nguồn vốn: nợ phải trả tăng từ 3372,1 triệu đồng vào năm 2000 lên 19048,5 triệu đồng vào năm 2001 và tăng tương đương là 464,89%. Còn nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 lại giảm hơn so với năm 2000 là 69,3 triệu đồng và giảm tương đương là 1,18%. Đây là nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp nên cần phải có biện pháp nâng cao nguồn này.
3. Tình hình tài sản
+ Tài sản cố định bao gồm:
Tài sản cố định năm 2001 tăng từ 1162,5 triệu đồng vào năm 2000 lên 1338,9 triệu đồng; tăng 176,4 triệu đồng và tăng tương đương 15,17%, khoản tiền này tăng khá lớn.
Đầu tư tài chính dài hạn của Công ty giảm năm 2000 là 594,9 triệu đồng và năm 2001 chỉ còn 26,3 triệu đồng. Khoản này giảm rất lớn, giảm 568,6 triệu đồng tương đương với 95,58%. Do vậy mà họat động thu nhập tài chính giảm.
+ Tài sản lưu động thì:
Vốn bằng tiền của Công ty năm 2001 tăng cao hơn năm 2000 là 4455,5 triệu đồng, tăng rất mạnh với tốc độ tăng 225,81% việc này là điều kiện để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tức thì và việc thực hiện chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh ra các vùng lân cận. Các khoản phải thu cũng tăng rất mạnh, năm 2000 chiếm 26% tổng tài sản thì năm 2001 tăng lên và chiếm 39,88% tổng tài sản với tốc độ tăng là 311,73%. Điều này nói lên công tác thu nợ của Công ty còn kém hiệu quả.
Hàng tồn kho năm 2001 so với năm 2000 tăng là 115,7% với tổng giá trị hàng tồn kho tăng là 3432,4 triệu đồng. Nhưng xét về vốn chiếm dụng thì năm 2001 hàng tồn kho là 25,41%. Tổng tài sản giảm so với năm 2000 và năm 2000 hàng tồn kho là 31,99% Tổng tài sản. Nhìn chung ta thấy công tác quản lý hàng tồn kho vẫn chưa có hiệu quả. Các tài sản lưu động khác cũng rất lớn, năm 2000 là 160,3 triệu đồng nhưng đến năm 2001 là 740,5 triệu đồng tăng 580,2 triệu đồng và với tốc độ tăng là 361,96%.
4. Tình hình nguồn vốn:
+ Nợ phải trả cho người bán năm 2001 tăng khá mạnh so với năm 2000 là 9266,1 triệu đồng và tăng tương đương 298,63%. Trong khoản vốn này, vốn lưu động là chủ yếu, trong đó một phần đáng kể là hàng do Công ty nhận làm đại lý để bán. Khoản này cần phải trả bớt ngay để không phải trả tiền lãi trả chậm quá lớn và sẽ tiết kiệm được khoản này (có thể tiến hành trả bằng khỏan vốn bằng tiền vì khỏan này cũng khá lớn). Đặc biệt có hai khỏan tăng khá mạnh đó là khoản: Người mua phải trả tiền trước năm 2001 so với năm 2000 tăng 3498,3 triệu đồng và tăng tương đương là 2218,58%; Phải trả phải nộp khác thì năm 2000 là 26,5 triệu đồng đến năm 2001 là 2504 triệu đồng và tăng 2477,5 triệu đồng, tương đương tăng 9335,88%. Còn khoản thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nứơc tăng khá mạnh như trong bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty thì năm 2001 tăng 443,5 triệu đồng so với năm 2000.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn kinh doanh thì không thay đồi vẫn là 5120 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng vậy vẫn giữ nguyên 500 triệu đồng. Còn nguồn quỹ đầu tư phát triển năm 2001 lại giảm so với năm 2000 là 72,9 triệu đồng giảm tương đương là 34,03%. Chứng tỏ việc đầu tư phát triển doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng; Khoản lãi chưa phân phối thì lại tăng, năm 2001 so với năm 2000 tăng 3,2 triệu đồng tăng tương đương là 5,35%. Việc tăng này mặc dù rất nhỏ nhưng đó là một điều đáng mừng, vì khi ra kinh doanh thì mục tiêu của chủ doanh nghiệp là tìm kiếm được lợi nhuận.
Tóm lại ta thấy năm 2001 tài sản tăng lên so với năm 2000. Qua phân tích ta thấy năm 2001 quy mô kinh doanh của Công ty đã được mở rộng và sản phẩm tung ra thị trường đã có tiến triển tốt.
V. Tình hình kết quả kinh doanh
1. Tình hình kinh doanh
Bảng 1 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2000-2001
Đơn vị : Nghìn đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2000
2001
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
31.507.120
42.842.448
11.335.328
35,98
Doanh thu thuần
31.507.120
42.842.448
11.335.328
35,98
Giá vốn hàng bán
29.601.297
40.631.336
11.030.039
37,27
Lợi nhuận gộp
1.905.823
2.211.111
305.288
16,02
Chi phí bán hàng
153.332
332.428
180.095
118,52
Chi phí QLDN
1.707.954
1.855.304
147.350
8,63
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
45.535
23.378
-22.157
-48,66
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
41.289
22.356
-18.933
-45,85
Lợi nhuận trước thuế
86.825
45.735
-41.090
-47,33
Thuế thu nhập DN
27.784
14.635
-13.148
-47,33
Lợi nhuận sau thuế
59.041
31.099
-27.941
-47,33
Trong quá trình thực tập tại Công ty HIPT em đã tìm hiểu và thấy được rằng. Công ty HIPT chỉ có 2 loại lợi nhuận đó là :
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Do Công ty chỉ có 2 loại hoạt động đó là hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có hoạt động bất thường nào diễn ra.
Qua bảng kết quả kinh doanh (trang trước) ta thấy tổng doanh thu và doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 11,335 tỷ đồng, tương đương với tăng 35,98%. Đó là do nhu cầu về các sản phẩm tin học trên thị trường năm 2001 tăng cao hơn so với năm 2000. Các sản phẩm chính của Công ty như là : Cung cấp thiết bị phần cứng, máy chủ, lắp đặt hệ thống mạng máy tính…trong năm 2001 đã cung cấp và lắp đặt cho một số nơi : Trường học, đặc biệt là lắp đặt hệ thống mạng máy tính cho Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đặt ở các tỉnh : Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình… Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 11,030 tỷ đồng và tăng 37,27%. Giá vốn tăng nhanh hơn tốc độ doanh thu, nguyên nhân chính là do năm 2001 Công tyđã mua hàng hóa đắt hơn năm 2000.
Đây là những sản phẩm, thiết bị tiên tiến được nhập từ nước ngoài nên trong giá bán bao gồm cả : chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử….Vì vậy giá bán sẽ cao hơn. Nhìn chung có thể nói rằng Công ty đang phát triển tốt.
Về chi phí do việc chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần làm cho chi phí tăng lên, cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh, phạm vi hoạt động, (mà hiện nay chủ yếu là ở Hà Nội) nên chi phí cũng tăng lên, năm 2001 chi phí bán hàng tăng 118,22% chi phí bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nhiều lần nguyên nhân do:
+ Quản lý chi phí chưa chặt chẽ, chưa có dự toán chi phí bán hàng.
+ Trong chi phí bán hàng, chi phí tiền lương tăng nhanh thứ đến là chi phí vật liệu văn phòng phẩm, công cụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8,63% với tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 327,4 triệu đồng so với năm 2000. Bên cạnh việc mở rộng quy mô này đã kéo theo số lao động cũng phải tăng lên cho phù hợp như :
Năm 2000 là 65 người.
Năm 2001 là 86 người
Như chúng ta đã biết thì doanh thu và chi phí bỏ ra có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, nên doanh thu không đổi chi phí càng cao kéo theo lợi nhuận cũng thấp và ngược lại chi phí càng thấp, lợi nhuận thu được cũng cao. Đi sâu vào nghiên cứu ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm từ 45,533 triệu đồng xuống còn 23,378 triệu đồng chủ yếu là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (giá vốn hàng bán tăng 37,26% còn doanh thu tăng 35,98%) và chi phí bán hàng tăng quá nhanh 118%. Lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận (thường chiếm ằ 50% lợi nhuận) đây chủ yếu là do lãi từ bán hàng trả chậm, hoạt động đầu tư tài chính dài hạn và hoạt động cho thuê tài sản của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động này năm 2001 giảm đáng kể từ 41,289 triệu đồng của năm 2000 xuống còn 22,356 triệu dồng và giảm tương đương là 45,85%. Sự giảm lợi nhuận từ hoạt động tài chính là do Công ty đã giảm khoản đầu tư tài chính dài hạn từ 594,859 triệu đồng vào năm 2000 xuống còn 26,288 triệu đồng vào năm 2001, giảm tương đương là 95,58% cùng với việc giảm cả hoạt động cho thuê tài sản của doanh nghiệp. Bởi vậy, lợi nhuận của Công ty cũng giảm theo và giảm 47,33% so với năm 2000 tức là giảm từ 59,041 triệu đồng xuống 31,099 triệu đồng vào năm 2001.
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty
a) Lợi nhuận của Công ty
Ta thấy Công ty chỉ có hai loại lợi nhuận đó là: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong đó:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2001 giảm so với năm 2000 là 48,66% và giảm từ 45,535 triệu đồng xuống còn 23,378 triệu đồng chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu và do chi phí bán hàng của năm 2001 cũng tăng lên so với năm 2000. Chi phí bán hàng tăng 180 triệu đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 147 triệu đồng.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2001 giảm đáng kể từ 41,289 triệu đồng của năm 2000 xuống còn 22,356 triệu đồng và giảm tương đương là 45,85%.
Do cả hai loại hoạt động trên đều giảm nên lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm mạnh 47,33% tức là giảm từ 59,041 triệu đồng xuống còn 31,099 triệu đồng.
Để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta cần xem xét các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.
b) Tỷ suất lợi nhuận
Hệ số khả năng sinh lời
Vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Vốn bình quân sử dụng trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
=
Số vốn kinh doanh ở đầu kỳ +Số vốn
kinh doanh ở cuối kỳ
2
Do Công ty không có khoản lãi vay nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế
Hệ số khả năng sinh lời năm 2000 %
Hệ số khả năng sinh lời năm 2001
Hệ số khả năng sinh lời vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 giảm 0,48% (tức là 0,26% - 0,74% = -0,48%) chứng tỏ sử dụng vốn không hiệu quả
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trong kỳ
=
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
Năm 2000 = 0,74%
Năm 2001 = 0,26%
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 cũng giảm 0,48%
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh trong kỳ
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
Năm 2000
Năm 2001
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 giảm 0,32% (tức là 0,18% - 0,50% = -0,32%)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
Năm 2000
Năm 2001
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 giảm là 1,13% (tức là 0,53%-1,66% = -1,13%)
Vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa tốt
3. Tình hình chi phí ở Công ty HIPT
a. Giá vốn hàng bán :
Nhìn vào bảng số 3 (trang bên) ta thấy giá vốn hàng bán từ năm 2000 là 29601,3 triệu đồng tăng lên đến năm 2001 là 40631,3 triệu đồng, tăng lên là 11030 triệu đồng tức là tăng 37,26% do Công ty đang mở rộng kinh doanh và tăng quy mô nên khối lượng hàng hoá bán ra sẽ lớn hơn, và ngày càng phải lớn hơn nếu doanh nghiệp muốn phát triển. Như chúng ta đã biết thì giá vốn hàng bán có ảnh hưởng ngược chiều với kết quả kinh doanh, tức nên doanh thu không đổi mà giá vốn hàng bán càng cao thì lợi nhuận thu được càng nhỏ và ngược lại. Chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải giảm giá vốn hàng bán ( bằng cách tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng và cần phải lựa chọn được nguồn hàng thích hợp, tổ chức hợp lý công tác mua hàng và dự trữ hàng hoá). Cũng từ bảng này ta thấy giá vốn hàng hoá năm 2000 chiếm tỷ trọng là 93,95% và năm 2001 tăng lên thành 94,84% năm 2001 tăng cao hơn năm 2000 là 0,89% chứng tỏ tỷ trọng giá vốn trong doanh thu cao quá.
b. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Qua bảng 3 (trang sau) ta thấy chi phí bán hàng năm 2001 tăng 118,52%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8,63% và tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17,61% so với năm 2000. Việc tăng các loại chi phí này đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là một chỉ tiêu của việc mở rộng quy mô kinh doanh và phạm vi hoạt động.
Năng suất lao động tính theo doanh thu thuần
=
Doanh thu thuần
Số lao động bình quân
Số lao động bình quân
=
Số đầu năm + Số cuối năm
2
Năm 2000: triệu đồng/năm
Năm 2001: triệu đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100432.doc