MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤNĐỀ.
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính .2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể .2
1.4 Giả thiết nghiên cứu .3
1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực GòĐen
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống
này.3
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền
thống này.3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . .3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu .3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .4
1.6 Cấu trúc của báo cáo,nội dung cơ bản của các chương .4
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰCTIỄN.6
2.1 Cơ sở lý thuyết.6
2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế.6
2.1.2 Hệ thống các khái niệm về ngành nghề TTCN.8
2.1.3 Vai trò của ngành nghề TTCN.9
2.2 Tổng quan kinh nghiệm phát triển ngành nghề nông thôn.10
2.2.1 Ngoài nước.10
2.2.2 Trong nước.12
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.18
3.1 Phương pháp tiếp cận.18
3.1.1Tiếp cận hệ thống.18
3.1.2 Tiếp cận trong – ngoài.18
3.2 Khung phân tích.18
3.3 Các chỉ tiêu quan sát,phân tích.19
3.4 Phương pháp lấy mẫu.20
3.4.1 Mô tả mẫu.20
3.4.2 Phạm vi nghiên cứu.21
3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.21
3.5 Dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập thôngtin.21
3.5.1 Dữ liệu thứ cấp.21
3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin.21
3.6 Phương pháp phân tích.22
3.7 Công cụ phân tích.22
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.23
4.1 Tổng quan về nghề sản xuất rượu đế Gò Đen.23
4.1.1 Khái quát về lịch sửđịa danh Gò Đen.23
4.1.2 Điều kiện tự nhiên.24
4.1.3 Điều kiện xã hội.26
4.1.4 Quy trình sản xuất rượu.29
4.2 Đánh giá các nhân tố bên ngoài.33
4.2.1 Các chính sách của Nhà nước .34
a. Chính sách của trung ương.34
b. Chính sách của địa phương (tỉnh Long An).35
4.2.2 Nhu cầu được hỗ trợ của các cơ sở SX- KD rượu đế Gò đen.36
4.3 Đánh giá các nhân tố bên trong .43
4.3.1 Phân tích chi phí- doanh thu.43
4.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh.48
4.3.3 Các nhân tố khác.50
4.4 Hiệu quả và vai trò của nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen .55
4.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.55
4.4.2 Giải quyết việc làmvà tăng thu nhập.55
4.4.3 Hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch.56
4.5 Phân tích SWOT đối với nghề sản xuất rượu Gò Đen.55
4.5.1 Điểm mạnh.56
4.5.2 Điểm yếu.56
4.5.3 Cơ hội.56
4.5.4 Thách thức.57
4.6 Kết luận chương.57
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.59
5.1 Kết luận về phương pháp nghiên cứu.59
5.2 Kết luận về các phát hiện của đề tài.60
5.3 Đề xuất các khuyến nghị.61
5.3.1 Các nghiên cứu tiếp theo.61
5.3.2 Các gợi ý chính sách.62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.68
Mục lục .i
Danh mục các bảng biểu . .v
Thuật ngữ viết tắt . .vi
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nấu rượu ở 14 huyện, thị trong tỉnh (làng rượu Gò Đen, huyện Bến Lức 6 mẫu), phát hiện
toàn rượu độc.
40 mẫu lấy xét nghiệm này cho kết quả: 100% có hàm lượng acetaldehyd vượt
mức cho phép (mức độ từ 50-932mg/lít rượu tính theo ethanol 100 độ), 92,5% có hàm
lượng methanol vượt mức cho phép (mức độ từ 0,1 - 0,31%V/L theo ethanol 100 độ),v.v.
Theo ông Liêm, với hàm lượng acetaldehyd, methanol có trong các mẫu rượu cao như vậy
có thể nói những loại rượu này chẳng khác gì rượu độc.
Cũng theo ông Liêm, với 1.486 cơ sở nấu rượu mỗi năm cho ra lò khoảng 3 triệu lít
rượu nhưng hầu hết cơ sở này đều là hộ gia đình, không có giấy phép kinh doanh, phương
tiện nấu rượu rất thô sơ, mất vệ sinh, v.v.
Kiến Văn, Tuổi Trẻ, thứ Năm, 18/12/2008, 02:00 (GMT+7)
7, tham khảo ngày 20/12/2008
4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
Các nhân tố bên ngoài được phân tích đánh giá gồm các chính sách của Nhà nước
và tỉnh Long An liên quan đến ngành nghề SX rượu thủ công, các cơ sở đề nghị Nhà
nước hỗ trợ và yêu cầu của thị trường đối với SP.
Trong quá trình phát triển, đặc biệt là 10 năm gần đây, Chính phủ rất quan tâm
đến ngành bia, rượu, nước giải khát; đã ban hành nhiều văn bản pháp quy ảnh hưởng
đến phát triển ngành bia, rượu nói chung và rượu SX thủ công nói riêng.
4.2.1 Các chính sách của Nhà nước
a. Chính sách của trung ương
i. Chính sách về thuế
Hiện nay, rượu SX thủ công chiếm 74% tổng sản lượng rượu SX trong nước
nhưng hầu như không thu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (bảng 2), các DN SX rượu phải
nộp đầy đủ thuế. Nếu áp dụng thuế TTĐB đối với những cơ sở SX rượu thủ công có thể
hạn chế số cơ sở SX rượu (nguồn: Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công
nghiệp- Bộ Công Thương (2008)- Dự thảo báo cáo tổng hợp dự án “ Quy hoạch phát
triển ngành bia- rượu- nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025”, trang 41).
Bảng 2. Thuế TTĐB của sản phẩm bia, rượu
Sản phẩm rượu
Thuế suất (%)
2006-2007 2008
- Rượu từ 400 trở lên 65 65
- Rượu từ 200 đến dưới 400 30 30
- Rượu dưới 200 20 20
Nguồn: Bộ Tài chính
ii. Chính sách về an toàn giao thông
Ngày 12/12/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2005/NĐ- CP về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, trong đó quy định cấm bán rượu cho trẻ
em và vị thành niên (dưới 16 tuổi). Nghị định nêu rõ “ phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến
500 ngàn đồng đối với hành vi bán đồ uống có cồn từ 400 trở lên cho trẻ em dưới 16
tuổi hoặc cưỡng ép trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu”.
iii. Chính sách về VSATTP
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg Ngày
10/9/2007 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn
2006-2010 trong đó nêu các chương trình dự án đề ra các tiêu chuẩn về
VSATTP, thực hiện kiểm nghiệm, giám sát và quản lý chất lượng VSATTP
trong SX, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.
- Ngày 07/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về SX-
KD, theo đó, rượu là nhóm hàng hoá hạn chế SX- KD, các tổ chức, cá nhân
SX- KD rượu ngoài việc thực hiện các quy định về giấy phép kinh doanh,
giấy phép SX, tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu SP, v.v còn phải thực hiện
các quy định khác có liên quan của Bộ Y tế.
-
iv. Chính sách về tổ chức quản lý sản xuất và quản lý ngành nghề
- Nghị định 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích
phát triển công nghiệp nông thôn. Trong đó, ngành nghề TTCN được hỗ trợ
nâng cao năng lực quản lý, năng lực SX; đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa
học; hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, v.v.
- Nghị định 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của Chính phủ về một số chính
sách phát triển làng nghề nông thôn để thúc đẩy thực hiện chương trình “Mỗi
làng một nghề”.
b. Chính sách của địa phương (tỉnh Long An)
i. UBND tỉnh Long An
- Quyết định số 2206/QĐ-UBND, ngày 03/9/2008 của UBND tỉnh Long An,
về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản tại Long
An.
Nội dung Quyết định là nắm lại tình hình SX và nguyện vọng của các cơ sở
về tham gia Hội sản xuất rượu đế Gò Đen; xây dựng quy trình SX chuẩn;
đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể.
- Công văn số 4901/UBND-CN, ngày 05/9/2008 của UBND tỉnh Long An về
tổ chức thành lập Hội sản xuất rượu đế Gò Đen, giao Sở Công Thương làm
việc thống nhất với Sở Nội vụ để trình UBND tỉnh quyết định.
- Quyết định số 3453/QĐ-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Long An
về việc cho phép thành lập Hội sản xuất rượu đế Gò Đen.
ii. Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể rượu đế Gò Đen (hiện nay, Sở Khoa học và
Công nghệ Long An đứng nguyên đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét thu hồi Giấy
chứng nhận nhãn hiệu rượu đế Gò Đen đã cấp cho công ty TNHH Bạch Mã, Tp Hồ Chí
Minh).
Hỗ trợ nghiên cứu cải tiến quy trình SX quy mô nhỏ, chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ một phần đầu tư đổi mới công nghệ.
iii. UBND huyện Bến Lức, xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên
Hỗ trợ tích cực trong việc thành lập Hội: cử cán bộ tham gia Ban vận động Hội,
vận động các cơ sở SX trên địa bàn vào Hội.
iv. Tình hình phát triển khu công nghiệp (KCN) của huyện Bến Lức
Thủ tướng Chính phủ cho phép Bến Lức thành lập KCN với diện tích 720,56 ha
(có 225,99 ha tại xã Long Hiệp (nguồn: Ban Quản lý KCN Long An, 2008).
Phát triển KCN sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng nguyên liệu, LĐ sản xuất nghề
TTCN nói chung và nghề rượu thủ công nói riêng.
4.2.3 Nhu cầu được hỗ trợ của các cơ sở SX-KD rượu đế Gò Đen
Theo kết quả khảo sát, các cơ sở đề nghị Nhà nước hỗ trợ các vấn đề sau:
i. Hỗ trợ của Nhà nước
Thuế:
100% cơ sở được miễn thuế đến thời điểm điều tra. Các cơ sở mong muốn có lợi
nhuận nhiều hơn nên 100% đánh giá là họ muốn Nhà nước giảm thuế. Điều này cho
thấy họ quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân hơn lợi ích xã hội.
Hỗ trợ vốn, thiết bị
82,5% cơ sở đánh giá không quan trọng, không có cũng được về hỗ trợ vốn, thiết
bị. Không có sự khác biệt giữa các nhóm về mong muốn này, chứng tỏ các cơ sở SX
rượu không có ý thức về sự thay đổi công nghệ (hệ số χ2 = 0,432).
Các cơ sở nhận thấy với trình độ công nghệ như hiện tại họ vẫn bán được SP trên
thị trường, quy mô như vậy vẫn đủ tạo ra thu nhập nên họ không có nhu cầu cải tiến
công nghệ, phát triển SX. Tâm lý, suy nghĩ bình thường của những cơ sở SX thủ công
không quan tâm ảnh hưởng của SP đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Nếu họ không đáp ứng những quy định của Nhà nước về ATVSTP, nhu cầu của
người tiêu dùng thì nghề này khó phát triển. Đây là một trong những thách thức của
nghề đối với tâm lý của người SX là họ không quan tâm đến thay đổi công nghệ để tăng
chất lượng SP bảo đảm VSATTP theo quy định của Nhà nước.
Về tiếp cận thị trường
65% cơ sở đánh giá hỗ trợ về tiếp cận thị trường là quan trọng hoặc rất quan trọng.
Có thể thấy các cơ sở mong muốn hỗ trợ về thị trường để bán nhiều hơn nhưng lại
không mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về VSATTP, thay đổi quy
trình công nghệ để nâng cao chất lượng SP.
Hệ số χ2 = 0,945 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hỗ trợ tiếp
cận thị trường giữa các nhóm DT.
Thành lập Hội
100% cơ sở đánh giá nhu cầu về tham gia Hội sản xuất là quan trọng hoặc rất
quan trọng. Kiểm định thống kê Chi-Square cho thấy không có sự khác biệt giữa các
nhóm DT về tham gia Hội (phụ lục 12). Điều này có nghĩa là nhóm nào cũng quan tâm
tham gia Hội vì lợi ích cá nhân, do tham gia Hội sẽ được sử dụng nhãn hiệu tập thể,
được hỗ trợ một phần đầu tư đổi mới công nghệ, được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá, v.v chứ không phải tham gia Hội là phát triển mạnh hơn ngành nghề, mở rộng quy
mô SX, hay nâng cao trình độ công nghệ, v.v.
Sẽ có rất ít cơ sở SX rượu thủ công tham gia Hội nếu những cơ sở này không bị
điều chỉnh bởi Nghị định 40/2008 NĐ-CP về SX-KD rượu quy định trước ngày
01/01/2010, tổ chức, cá nhân SX rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có
Giấy phép SX rượu thủ công (Giấy phép SX rượu thủ công quy định về tiêu chuẩn chất
lượng, ATVSTP, nhãn hàng hoá SP, v.v).
Chuẩn hoá quy trình công nghệ
Có đến 65% cơ sở cho là không cần chuẩn hoá quy trình SX (phụ lục 12). Yêu cầu
chuẩn hoá quy trình SX rơi vào nhóm DT cao (8/14 trường hợp), nhóm DT TB (6/19
trường hợp). Điều này có nghĩa là đối với nhóm cơ sở có năng lực SX lớn quan tâm có
mức độ đến chuẩn hoá quy trình SX, nhóm DT thấp không quan tâm đến chuẩn hoá quy
trình SX, mặc dù kiểm định Chi quare chỉ có ý nghĩa ở mức 0,10 (hệ số χ2 = 0,091).
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm
Có 97,5% cơ sở đánh giá quan trọng và rất quan trọng về hỗ trợ xây dựng thương
hiệu SP (phụ lục 12). Kiểm định thống kê (hệ số χ2 = 0,042) cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm DT về hỗ trợ xây dựng thương hiệu, có nghĩa là nhóm
nào cũng quan tâm đến hỗ trợ xây dựng thương hiệu.
Về dịch vụ vật tư kỹ thuật
65% cơ sở có nhu cầu về hỗ trợ dịch vụ vật tư kỹ thuật (phụ lục 12). Điều này
mâu thuẫn với việc họ không quan tâm đến thay đổi trình độ công nghệ, về đáp ứng
VSATTP theo quy định của Nhà nước. Nhóm DT cao có mong muốn được hỗ trợ dịch
vụ vật tư kỹ thuật nhiều hơn các nhóm khác (35% so với 10% ở nhóm DT thấp và 20%
ở nhóm DT TB).
Kiểm định thống kê (hệ số χ2 = 0,002) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 3 nhóm DT về hỗ trợ dịch vụ vật tư kỹ thuật, có nghĩa là nhóm nào cũng quan
tâm đến hỗ trợ dịch vụ vật tư kỹ thuật.
Đa dạng hoá sản phẩm
65% cơ sở có nhu cầu hỗ trợ đa dạng hoá SP và hầu hết rơi vào nhóm DT cao (hệ
số χ2 = 0,003) (phụ lục 12). Điều này cho thấy nhóm cơ sở có quy mô lớn chú ý nhiều
hơn về hỗ trợ đa dạng hoá SP so với nhóm DT TB và thấp.
Tiêu thụ sản phẩm
50% cơ sở có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ SP, chủ yếu là nhóm có DT cao (nhóm DT
thấp, TB và cao lần lượt là 2,5%, 15% và 32,5%). Nhóm DT TB và cao có nhu cầu mở
rộng quy mô SX nên họ cần hỗ trợ tiêu thụ SP (hệ số χ2 = 0,000).
Từ các phân tích trên, có thể nhận ra một vấn đề chung của các cơ sở SX rượu Gò
Đen là đa số cơ sở quan tâm đến việc hỗ trợ của xã hội hơn là đáp ứng lại mong muốn
của xã hội đối với ngành nghề của họ.
ii. Các yếu tố thị trường
Giá bán lẻ
Giá bán lẻ trong cùng một nhóm tăng theo thời gian do giá nguyên liệu đầu vào
tăng (bảng 3). Giá bán lẻ tăng theo quy mô do uy tín của cơ sở về chất lượng cũng như
thương hiệu SP.
Bảng 3. Giá bán lẻ
ĐVT: 1.000đ/lít
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 11,86 12,67 13,14
2007 13,79 14,56 14,93
2008 15,36 15,21 16,43
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
Giá bán sỉ
Không có sự chênh lệch nhiều về giá bán sỉ giữa các nhóm (bảng 4). Tuy nhiên,
nhóm có quy mô lớn sẽ có ưu thế hơn về việc cung cấp nhiều sản lượng.
Bảng 4. Giá bán sỉ
ĐVT: 1.000đ/lít
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 10,00 10,82 10,83
2007 12,00 12,53 12,71
2008 13,00 13,94 14,00
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
Sản lượng
Sản lượng từ năm 2006, 2007, 2008 được xem là đều nhau. Sản lượng của nhóm
DT thấp,TB và DT cao lần lượt là 4.422; 8.545; 14.181 lít/cơ sở/năm. Sản lượng của
nhóm DT cao hơn nhóm DT TB và thấp là 1,22 và 6,41 lần. Nhóm có DT cao và DT
TB có ưu thế về cung cấp số lượng nhiều, dễ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong
quá trình SX.
Kênh tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ SP trong tỉnh và ngoài tỉnh (chủ yếu TP. Hồ Chí Minh). Các
hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán sỉ và bán lẻ.
Nhóm DT thấp, TB, cao bán lẻ chiếm tỷ lệ lần lượt là 94,29%, 41,63% và
38,46%. Nhóm có DT thấp bán lẻ nhiều hơn là nhóm có DT TB và DT cao.
Kiểm định Chi-Square (hệ số χ2 = 0,011) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các nhóm DT về thị trường bán sỉ. Nhóm DT thấp, TB, cao bán sỉ chiếm tỷ lệ là
5,71%, 58,37% và 55,07%. Có phân khúc thị trường giữa các nhóm DT. Nhóm DT TB,
cao có xu hướng phát triển thị trường ngoài tỉnh (hệ số χ2 = 0,002).
Thị trường TP. Hồ Chí Minh của nhóm DT thấp, TB, cao lần lượt là 4,29%,
23,16% và 33,64%. Hệ số χ2 = 0,066 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
thị trường T.P Hồ Chí Minh giữa ba nhóm DT.
Thị trường chính của nhóm DT TB, cao là thị trường TP. Hồ Chí Minh. Nếu áp
dụng NĐ 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/1008 SX- KD rượu, cơ sở không quan tâm cải tiến
quy trình công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hoá SP và người tiêu dùng quan tâm
đến chất lượng SP thì khả năng vỡ thị trường là rất lớn.
100% cơ sở đánh giá khách hàng đặt tiêu chuẩn cảm quan để mua SP do khách hàng
truyền thống và do thương hiệu nổi tiếng. Đây là điểm phát hiện quan trọng của đề tài.
Yêu cầu của thị trường đối với chất lượng sản phẩm
82,5% khách hàng muốn SP đăng ký chất lượng (trong đó, nhóm DT cao, TB
khách hàng yêu cầu đăng ký chất lượng SP là 100% và 95%). Nhóm DT cao, TB bán ra
thị trường ngoài tỉnh nhiều đặc biệt TP. Hồ Chí Minh (23%-33%) nên thể hiện tiêu chí
khách hàng yêu cầu đăng ký chất lượng SP.
Nhóm DT thấp chỉ có 14,3% khách hàng yêu cầu SP đăng ký chất lượng, do bán
tại địa phương nhóm DT thấp không quan tâm nhiều đến chất lượng SP.
Nhóm DT càng cao khách hàng càng có nhu cầu SP đăng ký chất lượng (hệ số
χ2 = 0,000). Qua đó thấy thái độ của người SX không quan tâm tới người tiêu dùng chỉ
quan tâm quyền lợi cá nhân (các cơ sở đòi hỏi xã hội hỗ trợ về thị trường, miễn thuế,
xây dựng thương hiệu v.v nhưng đáp ứng của họ lại không quan tâm chất lượng SP),
đây là điểm phát hiện quan trọng của đề tài đặc biệt là phát hiện quan trọng về mặt
chính sách bắt buộc các cơ sở nếu muốn tiếp tục SX phải thay đổi quy mô, quy trình
công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng SP theo quy định của
Nhà nước.
Tiêu chuẩn cảm quan của khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm
* Độ cồn, mùi thơm
Tất cả đều quan tâm cho là quan trọng về độ cồn, mùi thơm. Không có ý nghĩa
thống kê về độ cồn, mùi thơm giữa các nhóm DT.
* Màu sắc sản phẩm
47,5% đánh giá quan trọng và rất quan trọng. Giữa các nhóm thì có sự khác biệt
sự quan trọng của màu sắc (hệ số χ2 = 0,049). Nhóm DT TB và DT cao quan tâm hơn
về màu sắc SP (quan tâm về cảm quan màu sắc).
*Vị của sản phẩm
85% cơ sở cho rằng khách hàng đánh giá vị của SP là quan trọng và rất quan
trọng. Tuy nhiên, hệ số χ2 = 0,000 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị
của SP giữa ba nhóm DT. Nhóm DT cao, TB và thấp có tỷ lệ ý kiến cho rằng vị của SP
là rất quan trọng và quan trọng là 35% và 45% và 5%.
Khách hàng quan tâm đến nồng độ cồn, mùi thơm, ít quan tâm hơn về màu sắc,
vị rượu dễ dẫn đến việc làm rượu kém chất lượng bằng cách dùng cồn ethylic pha với
nước tạo ra rượu trắng, sau đó thêm nước cốt rượu nếp tuỳ theo yêu cầu.
iii. Đối thủ cạnh tranh
Cơ sở sản xuất cá thể
100% cơ sở đánh giá đối thủ cạnh tranh là cơ sở SX cá thể.
Doanh nghiệp
Nhóm DT thấp đánh giá không có đối thủ cạnh tranh là DN. Nhóm DT TB và
cao đánh giá đối thủ cạnh tranh là DN với tỷ lệ là 12,5% và 22,5%. Kết quả kiểm định
thống kê (hệ số χ2 = 0,013) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức
từng nhóm là có khác biệt nhau về đánh giá đối thủ cạnh tranh là DN.
Sản phẩm ngoại
Nhóm DT TB, cao đánh giá có đối thủ cạnh tranh là SP ngoại, với tỷ lệ 12,0%
và 20%. Nhận thức về phân khúc thị trường giữa các nhóm DT, có ý nghĩa thống kê với
hệ số χ2 = 0,035.
Về tầm nhìn các nhóm DT quan tâm chủ yếu đối thủ cạnh tranh là cơ sở SX cá
thể ngay bên cạnh họ, đặc biệt nhóm DT thấp không quan tâm đến nhãn hiệu rượu SX
công nghiệp (công nghệ cao hơn). Điều này sẽ ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng SP,
cải tiến quy trình công nghệ, mở rộng thị trường.
iv. Hình thức cạnh tranh
Về giá
Các nhóm DT đều nhận định là có cạnh tranh về giá và không có khác biệt
giữa các nhóm về đánh giá này (hệ số χ2 = 0,386).
Về dịch vụ
Nhóm DT thấp, TB và cao có nhận định khác nhau về yếu tố cạnh tranh dịch
vụ bao gồm phân phối SP, quan tâm hơn về nhu cầu khách hàng với tỷ lệ lần lượt là
2,5%, 27,5% và 25% (hệ số χ2 = 0,056).
Nhóm DT TB, cao nhận định cạnh tranh về dịch vụ vì các cơ sở này SX với sản
lượng lớn và thị trường lớn hơn nhóm DT thấp (trong và ngoài tỉnh).
Các vấn đề nội tại của các cơ sở thể hiện rủi ro rất lớn đối với nghề này. Trước
mắt, các cơ sở SX rượu Gò Đen chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ; không quan tâm
đến chất lượng SP, yêu cầu của người tiêu dùng. Với tâm lý này, trong tương lai, khó
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX để tăng chất lượng, đa dạng hoá SP. Nhà nước sẵn
sàng hỗ trợ về vốn, đổi mới công nghệ nhưng bản thân họ không có nhu cầu, đây là
phát hiện rất quan trọng của đề tài
4.3 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
Đề tài phân tích chi phí – doanh thu (cost-return analysis) với các chỉ tiêu về DT,
về vốn, chi phí, lợi nhuận và các tỉ suất lợi nhuận (lợi nhuận /vốn, lợi nhuận/doanh thu),
v.v. để đánh giá hiệu quả SX-KD của các cơ sở cũng như những yếu tố nội tại của cơ sở
về LĐ, trình độ công nghệ, VSATTP, v.v.
4.3.1 Phân tích chi phí- doanh thu
i. Doanh thu
� Phân nhóm theo doanh thu
Theo phương pháp chọn mẫu, đề tài đã chọn 40 cơ sở SX – KD rượu Gò Đen để
điều tra thu thập thông tin. Cơ sở chọn dựa trên DT 6 tháng đầu năm 2007 được Cục
Thống kê Long An công bố: nhóm DT cao từ 21-50 triệu đồng, số mẫu là 5; nhóm DT
TB từ 10-20 triệu, số mẫu là 14; nhóm DT thấp từ 1-9 triệu, số mẫu là 21.
Qua khảo sát sơ bộ, có sự khác biệt lớn giữa DT thực tế mà đề tài có được khi
khảo sát và số liệu DT do Cục Thống kê Long An công bố. Tác giả đã phân nhóm lại 40
cơ sở SX – KD rượu Gò Đen để phù hợp với DT thực tế.
Dựa trên các số liệu khảo sát về DT bình quân các năm 2006, 2007 và 2008 của
các cơ sở và áp dụng phương pháp phân nhóm đa biến (K-Means Cluster), tác giả đã
phân nhóm lại 40 cơ sở được khảo sát. Kết quả cụ thể như sau (bảng 5):
- Nhóm có DT thấp (9 cơ sở): DT bình quân là 61,79 triệu đồng/cơ sở/năm;
- Nhóm có DT TB (19 cơ sở): DT bình quân là 83,45 triệu đồng/cơ sở/năm;
- Nhóm có DT cao (14 cơ sở): DT bình quân là 195,05 triệu đồng/cơ sở/năm
(bảng 5).
Từ kết quả phân nhóm, có thể thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa DT theo số liệu
Cục Thống kê và theo DT bình quân năm 2006, 2007, 2008 và có sự thay đổi quy mô
số cơ sở giữa các nhóm DT. Nguyên nhân chủ yếu do có sự khác biệt về thông tin DT
giữa các cơ sở cung cấp và nguồn ban đầu của Cục Thống kê.
Kết quả phân nhóm theo DT bình quân các năm 2006, 2007, 2008 sẽ là cơ sở cho
các phân tích so sánh giữa các nhóm trong đề tài này.
Bảng 5. Phân nhóm theo DT số liệu cục Thống kê và DT 06,07,08
Nhóm
Phân nhóm theo
DT Cục Thống kê
Phân nhóm theo
DT 06,07,08
Số cơ sở DT bình quân 07 (tr. đồng/năm) Số cơ sở
DT bình quân 06,07,08
(tr. đồng/năm)
Nhóm DT thấp 21 1-9 7 61,79
Nhóm DT TB 14 10-20 19 83,45
Nhóm DT cao 5 21-50 14 195,05
Nguồn: Cục Thống kê Long An, 2007; điều tra của tác giả, 2008
� Doanh thu bình quân
Nhóm DT cao có DT bình quân hơn nhóm DT TB và DT thấp khoảng 1,67 và
3,18 lần. Nhóm DT TB có DT bình quân hơn nhóm DT thấp khoảng 1,90 lần. DT bình
quân tăng theo quy mô giữa các nhóm DT (bảng 6).
Kiểm định Anova với mức ý nghĩa Sig. =0,00 < α =0,05 có thể kết luận rằng DT
của 3 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn.
Bảng 6. DT bình quân
ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 53,44 101,53 169,94
2007 62,21 117,52 196,75
2008 69,72 131,31 218,46
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả, 2008
� DT từ hèm
Trong cơ cấu SP gồm rượu thành phẩm và phụ phẩm là hèm.
Nhóm DT cao có DT bình quân từ hèm hơn nhóm DT TB, thấp khoảng 1,50 và
2,80 lần. DT bình quân từ hèm của nhóm DT TB hơn nhóm DT thấp khoảng 1,86 lần.
DT bình quân từ hèm tăng theo quy mô giữa các nhóm DT (bảng 7).
Kiểm định Anova với mức ý nghĩa Sig. =0,00 < α =0,05 có thể kết luận rằng DT
từ hèm của 3 nhóm DT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn.
Một số cơ sở SX đã sử dụng hèm để nuôi heo, cần chú ý đến VSATTP khi vừa
SX rượu vừa nuôi heo.
Bảng 7. DT bình quân từ hèm
ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 2,06 3,83 5,76
2007 2,06 3,83 5,76
2008 2,73 4,95 7,15
Nguồn: điều tra của tác giả,2008
ii. Vốn
Vốn cố định
Vốn cố định tăng theo quy mô. Mặt bằng cho nghề SX rượu khá đơn giản, gồm
khu SX rượu, khu ủ men và khu chứa thành phẩm, diện tích tối thiểu 40 m2/cơ sở. Giá
trị nhà chiếm tỷ lệ khoảng 70% trong cơ cấu vốn cố định (bảng 8). Đa số các cơ sở tận
dụng bếp ăn trong gia đình để SX.
Bảng 8. Vốn cố định
ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm
Nhà, thiết bị dùng sản xuất Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
Gía trị nhà 11,86 17,32 19,71
Nồi 1,06 1,21 1,8
Thùng 2,05 2,86 3,24
Hồ 0,49 1,25 1,46
Giếng 0,00 0,58 0,43
Chi phí khác (thao, thúng,v.v) 1,2 1,77 2,27
Tổng cộng 16,66 24,99 28,91
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
Các cơ sở rượu thủ công SX với nguồn vốn tự có. Nếu không tính CP xây dựng
nhà xưởng, thì vốn cố định bình quân 4,2-9,2 triệu đồng/cơ sở, không đầu tư thêm
nguồn vốn cố định (máy móc, thiết bị) để cải tiến quy trình SX.
Chi phí (CP) thùng nhựa chiếm khoảng 12% trong cơ cấu vốn cố định (phụ lục
8). Theo Trung tâm Kỹ thuật Chất dẻo Tp. Hồ Chí Minh, trong SX vật dụng bằng nhựa,
ngoài nhựa nguyên sinh, còn có các chất phụ gia như chất gia cường, chất chịu thời tiết,
chất chống tia tử ngoại, bột màu, v.v nhất là các phụ gia không được phép dùng trong
SP nhựa đựng thực phẩm, làm cho SP nhựa có nhiều độc tố gây hại cho người sử dụng.
Vốn lưu động
Có sự gia tăng vốn lưu động hàng năm trong cùng một nhóm theo thời gian do
giá nguyên liệu đầu vào tăng (bảng 9, phụ lục 9, 10,11). Nhóm DT cao, TB sản lượng
nhiều, vòng quay vốn chậm hơn nhóm có DT thấp sẽ cần thêm vốn lưu động để tồn trữ
nguyên liệu, rượu thành phẩm, cải tiến công nghệ, thiết bị, v.v.
Bảng 9. Vốn lưu động
ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm
Vốn lưu động năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
Năm 2006 32,24 58,8 101,07
Năm 2007 40,34 72,9 119,85
Tổng cộng 44,51 80,26 132,77
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
iii. Chi phí
CP bình quân nhóm DT cao hơn nhóm DT TB và thấp khoảng 1,69 và 3,02 lần.
CP bình quân nhóm DT TB hơn nhóm DT thấp khoảng 1,78 lần (bảng 10). CP trong
quá trình SX tăng theo quy mô, và trong cùng một nhóm DT theo thời gian do giá
nguyên liệu đầu vào tăng.
Kiểm định Anova với mức ý nghĩa quan sát Sig. =0,00 < α =0,05 có thể kết luận
rằng CP của 3 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn.
CP cho nguyên liệu, nhiên liệu chiếm tỷ lệ khoảng 80% và 11% , trong cơ cấu
vốn lưu động chưa tính CP trả lương cho người LĐ, CP quản lý, hao hụt trong quá trình
SX, v.v (phụ lục 9, 10,11).
Bảng 10. Chi phí bình quân
ĐVT: triệu đồng
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 34,89 62,25 105,63
2007 42,33 75,20 122,94
2008 47,19 83,71 137,22
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
iv. Lợi nhuận
Lợi nhuận bình quân của nhóm DT cao hơn nhóm DT TB và DT thấp khoảng 1,63
và 3,46 lần. Lợi nhuận bình quân nhóm DT TB hơn nhóm DT thấp khoảng 2,1 lần
(bảng 11). Lợi nhuận tăng theo quy mô giữa các nhóm DT.
Kiểm định Anova với mức ý nghĩa quan sát Sig. =0,00 < α =0,05 có thể kết luận
rằng lợi nhuận của 3 nhóm DT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn.
Trong cơ cấu vốn lưu động không tính trả lương LĐ, CP quản lý, hao hụt trong
quá trình sản xuất, v.v nên lợi nhuận được xem như trả lương cho người LĐ.
Bảng 11. Lợi nhuận bình quân
ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 18,55 39,27 64,31
2007 19,88 42,32 73,80
2008 22,53 47,06 81,23
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
Lương bình quân của nhóm DT cao hơn nhóm TB và nhóm DT thấp khoảng 1,50
và 1,92 lần (bảng 12). Lương bình quân tăng theo quy mô.
Bảng 12. Lương bình quân/LĐ
ĐVT: triệu đ/LĐ/tháng
Năm Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao
2006 1,35 1,73 2,59
2007 1,45 1,87 2,97
2008 1,65 2,10 3,27
Nguồn: điều tra của tác giả, 2008
Thu nhập bình quân huyện Bến Lức là 1,3 triệu đồng/người/tháng (UBND tỉnh
Long An- Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An23, 1999), của tỉnh Long An giai đoạn 2006-
2010 là 1,6 triệu đồng/người/tháng (UBND tỉnh Long An24, 2006). Thu nhập bình quân
của LĐ nghề SX rượu thủ công cao hơn thu nhập bình quân của huyện, tỉnh, cho thấy
khả năng sinh lợi của nghề này.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh
i. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và DT,
phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của cơ sở SX.
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động bán hàng của các nhóm DT giảm qua các năm
(bảng 13) chứng tỏ các cơ sở SX chưa khai thác hiệu quả về vốn, LĐ, cơ sở vật chất kỹ
thuật, v.v dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng DT.
23 UBND tỉnh Long An- Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An (1999), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Bến Lức, tỉnh Long An thời k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_san_xuat_kinh_doanh_ruou_de_go_den.pdf