LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC BẢNG.vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .ix
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tổng quan nghiên cứu.2
3. Mục tiêu nghiên cứu .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
5. Phương pháp nghiên cứu .5
6. Kết cấu luận văn .5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU .6
1.1. Tổng quan về nợ xấu .6
1.1.1. Khái niệm nợ xấu .6
1.1.2. Phân loại nợ xấu .8
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu.10
1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan. 10
1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 10
1.1.4. Tác động của nợ xấu.12
1.1.4.1. Đối với hệ thống NHTM. 12
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế. 12
1.1.4.3. Đối với khách hàng . 13
1.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu.13
1.2. Tổng quan về NHTM Cổ phần Sở hữu vốn nhà nước tại Việt Nam .14
1.2.1. Khái quát về NHTM .14
1.2.1.1. Khái niệm NHTM. 14
1.2.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM. 15
1.2.1.3. Chức năng của NHTM . 16
1.2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại Việt Nam 17
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý cho các khoản nợ trong tương lai. Bên cạnh đó tồn đọng nợ xấu sẽ dẫn đến tình
trạng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao, ngân hàng
không thể cho vay, chi phí hữu hình và vô hình đối với nợ xấu càng lớn.
Những khoản cho vay vượt trội được cung cấp bởi ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu
giai đoạn thì thông thường xem là yếu tố chính ảnh hưởng đến nợ xấu (Sinkey and
Greenwalt,1991; Keeton, 1999; Salas and Saurina, 2002; Jimenez and Saurina,
2006)
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước là nợ xấu năm t-1.
Giả thuyết: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước tác động cùng chiều tỷ lệ nợ xấu hiện
tại (Louzis et al, 2010; Salas và Saurina, 2002).
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hằng năm (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là một quốc
gia) trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản
ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất. Nó phản ánh mối quan hệ
tương hỗ trong quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng của sản phẩm cuối cùng của
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong toàn nền kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gồm có GDP danh nghĩa và GDP thực:
GDP danh nghĩa là giá trị tổng sản phẩm quốc nội theo giá cả đương thời khi
hàng hóa và dịch vụ xuất ra.
GDP thực là giá trị của tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa có điều chỉnh bởi
lạm phát.
Chỉ tiêu này tăng thể hiện nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng kéo
theo sự mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng cùng với đó thu nhập của các
khách hàng doanh nghiệp và cả cá nhân cũng tăng theo, đáp ứng khả năng chi trả
29
của các khoản vay, tuy nhiên khi nền kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến nguồn thu của
khách hàng dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu. vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDP có tính độ trễ
theo thời gian.
Saurina (2006) trình bày một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến nợ
xấu ở Tây Ban Nha, kết quả cho thấy sự tăng lên trong tốc độ tăng trưởng GDP,
cùng với sự giảm xuống của tỷ lệ lãi suất thực thì kết hợp với giảm xuống vấn để
khoản vay. Tác giả cũng phát hiện thêm tốc độ tăng trưởng của 4 năm về trước có
mối tương quan dương với NPL, nghĩa là tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng
ngày hôm nay đưa đến kết quả những chuẩn tín dụng thấp hơn và tăng rủi ro cho
khoản vay dựa trên cở sở lập luận rằng việc tăng lên những khoản vay có thể
khuyến khích những nhà quản lý của những ngân hàng cho vay một cách vượt trội
trong suốt giai đoạn khủng hoảng. Một số nghiên cứu thực nghiệm khác cũng xác
định được rằng có mối tương quan dương giữa tăng trưởng tín dụng và NPL
(Khemraj and Pasha (2009)và Dash and Kabra (2010).
Giả thuyết: Tăng trưởng GDP có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ xấu,
(Salas và Saurina, 2002), (Fofack, 2005), (Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2015).
Thứ hai, tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF)
Lạm phát làm mức giá chung của nền kinh tế tăng theo thời gian, lạm phát
làm mất giá trị thị trường của đồng tiền hay giảm sức mua của đồng tiền.
Về cơ bản lạm phát làm giảm giá trị của của các khoản vay nên khả năng trả
nợ của khách hàng sẽ thuận lợi hơn, nhưng bên cạnh đó lạm phát cũng ảnh hưởng
đến thu nhập thực của khách hàng, làm cho thu nhập thực của khách hàng giảm, tiền
lương có tốc độ tăng chậm hơn thì lạm phát sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Trong trường
hợp áp dụng lãi suất thả nổi cho khoản vay thì lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất
trong hợp đồng tín dụng tăng cao, khi lạm phát tăng cao chính sách tiền tệ thắt chặt
để chống lại lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, tăng
nguy cơ không trả được nợ của khách hàng. Tóm lại việc gia tăng lãi suất làm gia
tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay.
30
Fofack, 2005; Jimenez and Saurina, 2006; Khemraj and Pasha, 2009; Dash
and Kabra, 2010). Sự chứng minh được cung cấp trong nghiên cứu thực nghiệm của
hiệp hội này là mức độ ảnh hưởng cùng chiều cao hơn tăng trưởng GDP thực tế, Tỷ
lệ lạm phát cao có thói quen đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn. Điều này cải thiện
khả năng của khách hàng vay để trả nợ và góp phần giảm nợ xấu. Tỷ lệ lạm phát
cao.
Khi có một cuộc suy thoái trong nền kinh tế (chậm lại hoặc sự tăng trưởng
ngược chiều) thì mức độ nợ xấu tăng lên
Giả thuyết: Tỷ lệ lạm phát hằng năm tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu, (Fofack,
2005).
1.4. Mô hình nghiên cứu
Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng
TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại Việt Nam:
NPLi,t = β0 + β1 ×NPLi,t-1 + β2 ×ROEi,t + β3 ×LLR,t +β4 ×LOANi,t +
β5×SIZEi,t + β6xCAPi,t + β7 ×GDPi,t-1 + β8 × INFi,t +
Trong đó:
- NPLi,t: là nợ xấu của ngân hàng I năm t, được tính bởi tỷ lệ nợ xấu
(bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i
năm t
- NPLit-1: là nợ xấu ngân hàng i ở thời điểm năm (t-1);
- ROEi,t: Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t
- Loani,t: Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng i, năm t
- LLRi,t Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng trên
Tổng cho vay năm ngân hàng i năm t
- SIZE: Quy mô ngân hàng i, năm t
- CAPi,t : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i, năm t
- GDPt-1: tốc độ tăng trưởng tại năm thời điểm năm (t-1)
31
- INFt: Chỉ số lạm pháp CPI hàng năm thời điểm năm t
- : Sai số thống kê
Bảng 1. 5: Các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu Mô tả Nguồn
Tác động
kỳ vọng
Tỷ lệ nợ xấu NPL
Tổng nợ xấu /
Tổng cho vay
BCTC các NHTM
CP Nhà nước
+
Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu
=VCSH /
Tổng TS
CAP VCSH / Tổng TS
BCTC các NHTM
CP Nhà nước
-
Tỷ lệ lợi
nhuận
ROE
Lợi nhuận sau
thuế / Vốn chủ sở
hữu
BCTC các NHTM
CP Nhà nước
-
Quy mô ngân
hàng
SIZE
Logarit (Total
Assets)
BCTC các NHTM
CP Nhà nước
-
Tỷ lệ dự
phòng rủi ro
tín dụng
LLR
Dự phòng rủi ro
tín dụng/Tổng
cho vay
BCTC các NHTM
CP Nhà nước
-
Tốc độ tăng
trưởng tín
dụng
LOAN
Tốc độ tăng
trưởng tín dụng
BCTC các NHTM
CP Nhà nước
+
Tốc độ tăng
trưởng kinh
tế
GDP
Tốc độ tăng
trưởng kinh tế
hàng năm
Tổng cục thống kê -
Tỷ lệ lạm
phát
CPI
Chỉ số CPI
hàng năm
Tổng cục thống kê +
32
Tóm tắt chương 1
Trong chương này luận văn đã đưu ra tổng quan cơ sở lý luận về nợ xấu bao
gồm như: Khái niệm về nợ xấu, phân loại nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, tác
động của nợ xấu và cuối cùng là các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu. Tiếp theo luận văn
khái quát tổng quan về Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại Việt Nam từ
khái quát về ngân hàng Thương mại bao gồm các khái niệm, các hoạt động cơ bản
và chức năng của ngân hàng thương mại. Phần tiếp theo của chương luận văn đưa ra
tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Sở
hữu vốn Nhà nước tại Việt Nam bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài Ngân
hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước, trên cơ sở đó tác giả đề xuất mô hình hồi quy về
các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà
nước tại Việt Nam làm cơ sở để phân tích ở chương tiếp theo.
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP SỞ
HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại
Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về hoạt động của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước
tại Việt Nam
2.1.1.1. Sự phát triển về quy mô và mạng lưới
Trong thời đại phát triển của công nghệ số, vị thế của các điểm giao dịch
ngân hàng hiện hữu có vẻ như đang giảm sút. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng mạng
lưới vẫn được các ngân hàng thương mại xem là một nhu cầu cần thiết bởi đây
chính là một trong những địa điểm lý tưởng để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động bán
lẻ bằng cách gia tăng độ phủ sóng và tiếp cận những khách hàng mới.
Theo tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 và giới thiệu của các
ngân hàng cho thấy, đến thời điểm hết năm 2019, hệ thống các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam có hơn 9000 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nước, một
số ngân hàng có chi nhánh nước ngoài như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank,
BIDV, SHB, MB, . Trong đó, hệ thống các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn nhà nước
có 2714 chi nhánh, phòng giao dịch; ta có thể thấy, trong số 31 NHTMCP, 3 Ngân
hàng TMCP Sở hữu vốn nhà nước có hệ thống mạng lưới điểm giao dịch chiếm gần
30% và là trụ cột của hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam. Cụ thể:
Tính đến 31/12/2019, Vietcombank có 111 Chi nhánh với 472 phòng giao
dịch hoạt động tại 54/63 tỉnh thành phố trong cả nước: Miền Bắc có 23 chi nhánh
chiếm tỷ lệ 20,7%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13,5%; Bắc và Trung bộ có
14 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12,6%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 12 chi nhánh,
chiếm tỷ lệ 10,8%; Hồ Chí Minh có 18 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16,2%; Đông Nam
Bộ có 14 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12,6%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm
13,5%. Vietcombank thiết lập và duy trì quan hệ ngân hàng đại lý với 1.316 ngân
hàng tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
34
Vietinbank hiện có 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh thành trên cả nước, 1
hội sở tại Hà Nội, 2 văn Phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng 958
phòng giao dịch trong nước. Tổng cộng, nhà băng này đang vận hành và quản lý
1.113 điểm giao dịch ngân hàng trong nước. Về mạng lưới quốc tế, Vietinbank có 2
Chi nhánh tại Đức, 1 ngân hàng con tại Lào, 1 văn phòng đại điện ở Myanmar.
Vietinbank thiết lập quan hệ với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
BIDV hiện có 189 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh thành trên cả nước, 1 hội sở
tại Hà Nội, 2 văn Phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng 871 phòng
giao dịch trong nước. Tổng cộng, nhà băng này đang vận hành và quản lý 1.060
điểm giao dịch ngân hàng trong nước. Về mạng lưới quốc tế, BIDV có 1 Chi nhánh
tại Myanmar, 5 văn Phòng đại điện tại Campuchia, Lào, Séc, Đài Loan, Liên bang
Nga. BIDV thiết lập quan hệ với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 95 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bên cạnh việc phát triện mạng lưới giao dịch trên khắp cả nước, các Ngân hàng
TMCP Sở hữu Vốn nhà nước ở nước ta cũng liên tục tăng vốn điều lệ và là 3 Ngân hàng
có Vốn điều lệ lớn nhất trong số 31 Ngân hàng TMCP ở Việt Nam, cụ thể.
Bảng 2. 1: Vốn điều lệ các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn nhà nước ở Việt Nam
(Đến 31/12/2019)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên ngân hàng Vốn điều
lệ
1 Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank
for Investment and Development of Vietnam)
40.220,2
2 Công thương Việt Nam (Vietnam Joint Stock Commercial
Bank of Industry and Trade)
37.234,0
3 Ngoại Thương Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam - VCB)
37.088,8
(Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
35
2.1.1.2. Hoạt động huy động vốn
Theo luật các tổ chức tín dụng 2010: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền
của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
tiền theo thỏa thuận.
Bảng 2. 2: Tổng tiền gửi khách hàng của các ngân hàng TMCP
Sở hữu vốn nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019
Năm
Số liệu
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Tiền
gửi KH
(Nghìn
tỷ
đồng)
273
333
390
442
505
655
725
878
1.036
1.287
1.558
1.972
2.321
2.617
2.935
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
22,0
17,1
13,3
14,3
29,7
10,7
21,1
18,0
24,2
21,1
26,6
17,7
12,8
12,2
Bình
quân
(%)
18,6
Nguồn: Từ BCTC của các NH TMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
36
Hình 2. 1: Tổng tiền gửi khách hàng của các ngân hàng TMCP Sở hữu vốn nhà
nước tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019
Nguồn: Từ BCTC của các NH TMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
Tiền gửi khách hàng là bộ phận quan trọng bậc nhất của các NHTM nói
chung và các ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước nói riêng; vì vậy để gia tăng
tiền gửi trong môi trường cạnh tranh các ngân hàng đã đưa ra nhiều chiến lược cạnh
tranh khác nhau. Thực tế cho thấy tiền gửi của khách hàng không ngừng tăng trong
giai đoạn 2005-2019. Trong điều kiện mặt bằng lãi suất tiền gửi VNĐ đang sụt
giảm nhưng tổng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước vẫn
tăng cao về số lượng điều đó cho thấy tiền gửi vẫn đang là kênh lựa chọn ưu tiên
của người dân.
Trong giai đoạn 2005-2019 tổng tiền gửi khách hàng không ngừng gia tăng,
với tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân khoảng 18,6%, tuy nhiên về
tốc độ tăng trưởng huy động vốn không đều giữa các năm. Sự tăng trưởng huy động
đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2010, với tốc độ tăng trưởng 29,7%. Quy mô huy động
vốn giữa ba ngân hàng tương đối giống nhau; nhưng trong những năm gần đây,
BIDV là ngân hàng có sự bứt phá vượt trội hơn, năm 2019 đạt hơn 1.114 nghìn tỷ.
37
Trong giai đoạn 2017 -2019 tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng
TMCP sở hữu vốn nhà nước giảm rõ rệt. Điều này đến từ sự cạnh tranh gắt gao của
các ngân hàng TMCP khác. Các ngân hàng TMCP tư nhân khác đã tích cực mở
rộng quy mô mạng lưới, đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất đồng thời đa dạng
hóa hình thức gửi tiền. Vì vậy, các ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước cũng
phải có sự cải tiến về hình thức cũng như ưu đãi về lãi suất để tiếp tục thu hút được
nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân. Bên cạnh đó, áp lực huy động vốn của các ngân
hàng đang tăng cao, nhất là trước nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gửi thường tập
trung vào cuối năm, các ngân hàng buộc phải dự trữ thanh toán lớn hơn để đảm bảo
cân đối nguồn tiền vào ra điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của của
mình.
2.1.1.3. Hoạt động tín dụng
Theo luật các tổ chức tín dụng 2010: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ
chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Với hình thức truyền thống như các ngân hàng hiện nay thì tín dụng vẫn là
hoạt động quan trọng nhất, nó chiếm tỷ trọng đa số trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. Tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận, sự tồn tại của NHTM mà nó
còn quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do đó việc phát triển sản
phẩm tín dụng vẫn đang là nhiệm vụ trọng tâm của các NHTM.
Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phản ánh tình hình hoạt
động tín dụng của NHTM, đánh giá khả năng cho vay và tìm kiếm khách hàng của
các NHTM.
38
Bảng 2. 3: Tổng dư nợ cho vay khách hàng của các ngân hàng TMCP
Sở hữu vốn nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019
Năm
Số liệu
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Tiền
gửi KH
(Nghìn
tỷ
đồng)
220
245
325
384
500
651
783
900
1.026
1.191
1.503
1.821
2.173
2.450
2.749
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
11,6
32,6
18,1
30,1
30,4
20,1
15,0
14,0
16,1
26,2
21,2
19,3
12,7
12,2
Bình
quân
(%)
20,0
Nguồn: Từ BCTC của các NH TMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
39
Hình 2. 2: Tổng dư nợ cho vay khách hàng của các ngân hàng TMCP Sở hữu
vốn nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2019
Nguồn: Từ BCTC của các NH TMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
Bên cạnh sự gia tăng hoạt động tiền gửi của khách hàng, giai đoạn 2005-
2019, xét về giá trị thì dư nợ cho vay của các ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà
nước cũng tăng đáng kể, với tốc độ tăng trung bình 20%, trong đó dự nợ cho vay
tăng với tốc độ cao nhất năm 2007 đạt 32,6%. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng
với những khó khăn của môi trường kinh tế, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay từ
năm 2011 đã chững lại, đặc biệt năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ chỉ còn 14%,
nguyên nhân được xác định là do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, theo
kết quả điều tra của tổng cục thống kê tháng 9/2014, chỉ số tồn kho công nghiệp chế
biến ở mức 11,6%, tăng nhanh hơn mức 9,3% cùng kỳ 2013, trong khi tốc độ tiêu
thụ lại chỉ tăng 8,9% cho thấy DN vẫn gặp nhiều khó khăn cho sản phẩm đầu ra.
(Theo báo cáo của tổng cục thống kê).
Bên cạnh đó, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) cũng là
một thước đo về độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Theo
như bảng số liệu, trong giai đoạn 2005-2019, tỷ lệ này của ba ngân hàng TMCP sở
40
hữu vốn nhà nước là 93%, trong đó BIDV và CTG có tỷ lệ trên 100%. Theo số liệu
của Ngân hàng Nhà Nước (SVB) cập nhật đến tháng 12/2019, LDR của toàn hệ
thống ngân hàng Việt Nam là 87,41% trong khi LDR của ba ngân hàng TMCP sở
hữu vốn nhà nước là 93,42%. Qua đó ta có thể thấy hoạt động cấp tín dụng của 3
ngân hàng này là rất tốt khi huy động được 100 đồng vốn từ người dân thì thực hiện
cho vay được hơn 93 đồng. Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới
hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, kể từ ngày 01/01/2020 tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)
tối đa ở mức 85%. Theo quy định cũ tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN, LDR tối đa
của nhóm NHTM Nhà nước là 90%; NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn nước ngoài là 80%. Việc NHNN nới lỏng tỷ lệ LDR từ 80% lên 85%,
đồng nghĩa với việc cho vay cao dẫn đến rủi ro thanh khoản gia tăng. Song, các
ngân hàng được cho vay nhiều hơn trên số vốn đã huy động nên sẽ giúp giảm áp lực
huy động vốn trên thị trường 1 tại các NHTM cổ phần. Trong giai đoạn hiện nay,
quyết định tăng thêm 5% tỷ lệ LDR cho các NHTMCP được đánh giá là hợp lý, vừa
làm giảm áp lực cạnh tranh huy động vốn trên một thị trường, vừa có thể cung ứng
vốn cho nền kinh tế với lãi suất có thể thấp hơn.
Tốc độ tăng trưởng cho dư nợ cho vay càng cao cho thấy mức độ hoạt động
của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho
vay cao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả
thì việc tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn tín
dụng được đầu tư đúng hướng phục vụ cho công tác phát triển.
41
2.1.1.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 2. 3: Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng TMCP Sở hữu vốn nhà nước
tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019
Nguồn: Từ BCTC của các NH TMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
Hình 2. 4: Tổng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng TMCP Sở hữu vốn nhà
nước tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019
Nguồn: Từ BCTC của các NH TMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
42
Qua biểu đồ trên cho thấy Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng TMCP Sở
hữu vốn nhà nước tại Việt Nam liên tục tăng trưởng từ năm 2005 đến năm 2019. Từ
năm 2005 đến năm 2010 thì chứng kiến sự dẫn đầu của Vietcombank, giai đoạn
2011 đến 2014 thì Vietinbank lại bứt lên dẫn đầu, giai đoạn 2015-2016 thì cả 3 ngân
hàng khá cân bằng, đến năm 2016 trở đi chứng kiến sự bứt lên mạnh mẽ của
Vietcombank bỏ khá xa Vietinbank và BIDV,
2.1.2. Tình hình nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại
Việt Nam
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng (Tỷ lệ nợ xấu):
TÌnh hình nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại Việt
Nam từ năm 2005 đến năm 2019 được thể hiện biểu đồ dưới đây:
Hình 2. 5: Tình hình nợ xấu của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước
tại Việt Nam từ năm 2005-2019
Nguồn: Từ BCTC của các NHTMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
Qua biểu đồ trên cho thấy có hiện tượng nợ xấu rất cao năm 2005-2006 của
NHTMCP BIDV. Nguyên nhân được cho là BIDV đánh giá, xây dựng các tiêu chí
phân loại nợ để tiệm cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế theo quy định mới của
NHNN, “Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN
là quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng”. Chính
43
sách khách hàng mới của BIDV được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách
phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng, chất lượng tín dụng
bước đầu đã được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể tới từng khách hàng, từng ngành nghề,
từng loại hình tổng công ty kể cả theo nợ cơ cấu; xây dựng kế hoạch phân loại nợ,
đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm
soát chất lượng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn nợ xấu có thể phát sinh, dự
kiến và lập được kế hoạch số dự phòng rủi ro phải trích vào cuối năm tài chính để
ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm. Hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ của BIDV đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ
quốc tế để từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ
xấu phát sinh. BIDV đã trung thực nhìn thẳng vào sự thật, triển khai quyết liệt 9 giải
pháp xử lý nợ xấu theo phương án đã trình lên NHNN tại hai thời điểm 31/12/2004
và 31/12/2005 góp phần quyết định xử lý cơ bản nợ xấu đã được Thống đốc NHNN
ghi nhận và đánh giá cao. Tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế của BIDV do kiểm
toán quốc tế thực hiện đã giảm từ 28,83 % năm 2005 xuống còn 11,11% vào cuối
năm 2006 và đến 31/12/2007 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn ở mức 3,68%, sau đó giảm dần
theo các năm tiếp theo.
Vào các năm 2012-2013 tỷ lệ nợ xấu của cả 3 ngân hàng TMCP vốn sở hữu
vốn nhà nước đều tăng, nguyên nhân được cho là tình hình chung giai đoạn này do
cuộc khủng khoảng nợ xấu toàn ngành ngân hàng. Theo báo cáo của các TCTD, đến
31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Tuy nhiên, theo
số liệu NHNN đã mạnh dạn công bố tỷ lệ nợ xấu tới 8,82% (2012), vượt xa số liệu
các NHTM công bố. Ngoài ra, theo số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam
năm 2012 là 13% trên tổng dư nợ. Thậm chí, tới thời điểm tháng 5/2015, khi đánh
giá lại toàn diện các nguồn nợ xấu, NHNN đưa ra một tỷ lệ nợ xấu gấp đôi tới
17,21% tại thời điểm 30/9/2012 tương đương 465.000 tỷ đồng cho vay không có
khả năng thu hồi. Tỷ lệ này gần với các đánh giá của Fitch là 15% (9/2012) và tỷ lệ
tới 20% theo đánh giá của Barclay. Tỷ lệ nợ xấu của 3 ngân hàng TMCP vốn sở
hữu vốn nhà nước tuy đều tăng tuy nhiên đều ở dưới 3%, cao nhất giai đoạn này là
Vietcombank cao nhất chỉ là 2,79%. Kết quả này cho thấy tình hình quản trị rủi ro
44
của ngân hàng TMCP vốn sở hữu vốn nhà nước là tương đối tốt so với tình hình
chung của các NHTM Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu đến năm 2019 của Vietcombank,
Vietinbank, BIDV lần lượt là 0,8%, 1,17%, 1,77%, một tỷ lệ tương đối thấp.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro/ Nợ xấu:
Tỷ lệ dự phòng rủi ro của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại
Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2019 được thể hiện biểu đồ dưới đây:
Hình 2. 6: Tỷ lệ dự phòng rủi ro của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà
nước tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2019
Nguồn: Từ BCTC của các NHTMCP Sở hữu vốn Nhà nước ở Việt Nam
Qua biểu đồ trên cho thấy tỷ dự phòng rủi ro của các Ngân hàng TMCP Sở
hữu vốn Nhà nước là khá cao, trung bình của Vietcombank là 108,34%, của
Vietinbank là 109,61% và của BIDV là 67,30%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro của BIDV
khá thấp hơn so với hai ngân hàng kia là do năm 2005-2006 tỷ lệ dự phòng rủi ro
khá thấp do tỷ lệ nợ xấu năm 2005-2006 của BIDV khá cao như phân tích bên trên
do cách tính nợ xấu theo chuẩn mới năm 2005-2006 của BIDV. So với theo Thông
tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định
bằng 0,75%, thì tỷ lệ dự phòng rủi ro của các Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn Nhà
nước là khá cao, cho thấy sự an toàn của hệ thống Ngân hàng TMCP Sở hữu vốn
Nhà nước.
45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP SỞ HỮU VỐN VỐN NHÀ
NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng
TMCP Sở hữu vốn Nhà nước tại Việt Nam:
NPLi,t = β0 + β1 ×NPLi,t-1 + β2 ×ROEi,t + β3 ×LLR,t +β4 ×LOANi,t +
β5×SIZEi,t + β6xCAPi,t + β7 ×GDPi,t-1 + β8 × INFi,t +
Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước tác động cùng chiều tỷ lệ nợ xấu
hiện tại
Giả thuyết 2: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu nghịch biến với nợ xấu
Giả thuyết 3: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tương quan nghịch biến với nợ xấu
Giả thuyết 4: Sự tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu
Giả thuyết 5: Quy mô tài sản của ngân hàng nghịch biến nợ xấu
Giả thuyết 6: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ nghịch biến
với tỷ lệ nợ xấu
Giả thuyết 7: Tăng trưởng GDP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cac_nhan_to_anh_huong_den_ty_le_no_xau_cua_cac_ngan.pdf