Luận văn Các nhân tố tác động tới khởi sự kinh doanh thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH VẼ. ix

PHẦN MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KSKD THÀNH CÔNG CỦA

NỮ DOANH NHÂN . 9

1.1. Khởi sự kinh doanh của doanh nhân . 9

1.1.1. Khởi sự kinh doanh và doanh nhân . 9

1.1.2. Các hướng nghiên cứu KSKD của doanh nhân . 12

1.2. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân . 14

1.2.1. KSKD thành công của doanh nhân . 14

1.2.2. Các lý thuyết nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân . 17

1.3. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân . 23

1.3.1. KSKD của nữ doanh nhân . 23

1.3.2. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân . 30

1.3.3 Nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam . 36

1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân trong

bối cảnh nền kinh tế Việt Nam . 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 40

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN

CỨU VỀ KSKD THÀNH CÔNG CỦA NỮ DOANH NHÂN TẠI VIỆT NAM . 41

2.1. Cơ sở lý thuyết về KSKD thành công của nữ doanh nhân . 41

2.1.1. Khái niệm và xác định KSKD thành công của nữ doanh nhân . 41

2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác

động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân ở Việt Nam . 46

2.2.1. Mô hình nghiên cứu . 46

2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu . 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 57

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 58

3.1. Thiết kế nghiên cứu . 58

pdf219 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố tác động tới khởi sự kinh doanh thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN là khả năng kết nối mạng lưới EO là định hướng KSKD OS là cấu trúc tổ chức β 0 là hằng số β 1, β2, β3, β4, β5, β6, là hệ số hồi quy  là sai số ngẫu nhiên Kết quả hồi quy được dùng để phân tích: - Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua chỉ số R2 - Đánh giá ý nghĩa của mô hình thông qua F test - Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị độ chấp nhận (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Hệ số VIF ≥ 10 hoặc Tolerance ≤ 0,1 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ, 2007). - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến KSKD thành công của 83 nữ doanh nhân thông qua hệ số β. Yếu tố có hệ số β càng lớn thì có thể kết luận là ảnh hưởng càng lớn tới KSKD thành công của nữ doanh nhân. (5) Thực hiện so sánh nhóm bằng kiểm định Anova và T test giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể. 3.3.2.3. Thống kê phiếu điều tra Tác giả đã thực hiện quá trình thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi theo phương pháp được trình bày ở các phần trên. Kết quả thu thập phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.16. Tổng số phiếu phát ra là 800 phiếu, tổng số phiếu thu về là 425 phiếu chiếm tỷ lệ là 53,1%. Bảng 3.16. Kết quả thu thập phiếu điều tra Đối tượng điều tra Hình thức điều tra Số lượng bảng hỏi phát ra Số lượng bảng hỏi thu về Tỷ lệ (%) Nữ doanh nhân đối với DNNVV ở các tỉnh Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương Phiếu điều tra được phát trực tiếp và một số qua email cho nữ doanh nhân 800 425 53,1% Kết quả sàng lọc phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.17. Trong tổng số 425 bảng hỏi thu thập được, sau khi kiểm tra, tác giả đã loại bỏ 61 bản không sử dụng được, 364 bản còn lại được đưa vào xử lý (chiếm 85.6%). 61 bản trả lời bị loại do thiếu thông tin ở một số câu hỏi hay do các câu trả lời mâu thuẫn nhau. Bảng 3.17 Thống kê phiếu điều tra Nội dung Không sử dụng được Sử dụng được Tổng cộng Số bảng trả lời thu thập 61 364 425 Số phiếu hợp lệ theo Hair và cộng sự (1998) là đủ điều kiện về số mẫu để phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. 84 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức được trình bày ở chương 4 của luận án. 3.3.2.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát Mô hình bao gồm có 6 biến kiểm soát là: tuổi, hoàn cảnh gia đình, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, lĩnh vực KD, và địa bàn hoạt động. - Về tuổi Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.18, nữ doanh nhân tham gia khảo sát dưới 20 tuổi chiếm 1,6%, nữ doanh nhân từ 20-30 tuổi chiếm 24,5%, nữ doanh nhân từ 31 đến 40 tuổi chiếm 45,3%, nữ doanh nhân từ 41 – 50 tuổi chiếm 24,2% và trên độ tuổi 50 chiếm 4,4%. Như vậy nữ doanh nhân tăng dần theo độ tuổi và đạt cao nhất ở độ tuổi 30 – 40 tuổi sau đó có xu hướng giảm dần. Bảng 3.18 Thống kê mô tả mẫu theo tuổi Frequency (Tần suất) Percent (Tỷ lệ: %) Valid Percent (Tỷ lệ: %) Cumulative Percent (Tỷ lệ cộng dồn: %) Valid Dưới 20 tuổi 6 1.6 1.6 1.6 20-30 tuổi 89 24.5 24.5 26.1 31-40 tuổi 165 45.3 45.3 71.4 41-50 tuổi 88 24.2 24.2 95.6 Trên 50 tuổi 16 4.4 4.4 100.0 Total 364 100.0 100.0 - Người thân hoạt động KD Theo thống kê mô tả, nữ doanh nhân có người thân tham gia KD có tỷ lệ chiếm 62,6%. Nữ doanh nhân không có người thân tham gia KD có tỷ lệ chiếm 37,4%. Như vậy tỷ lệ nữ doanh nhân có người thân tham gia KD chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nữ doanh nhân không có người thân tham gia KD. Bảng 3.19. Thống kê mô tả mẫu theo người thân hoạt động KD Frequency (Tần suất) Percent (Tỷ lệ: %) Valid Percent (Tỷ lệ: %) Cumulative Percent (Tỷ lệ cộng dồn) Valid Có 228 62.6 62.6 62.6 Không 136 37.4 37.4 100.0 Total 364 100.0 100.0 - Tình trạng hôn nhân Theo thống kê mô tả, nữ doanh nhân chưa kết hôn có tỷ lệ chiếm 38,7%, nữ doanh nhân đã kết hôn chiếm 61,3% như vậy đa số nữ doanh nhân đã có gia đình. 85 Bảng 3.20 Thống kê mô tả mẫu theo tình trạng hôn nhân Frequency (Tần suất) Percent (Tỷ lệ: %) Valid Percent (Tỷ lệ: %) Cumulative Percent (Tỷ lệ cộng dồn: %) Valid Chưa kết hôn 83 38.7 38.7 38.7 Đã kết hôn 281 61.3 61.3 100 Total 364 100.0 100.0 - Trình độ học vấn Theo thống kê mô tả, nữ doanh nhân có trình độ học vấn phổ thông trung học trở xuống có tỷ lệ chiếm 5,5%, nữ doanh nhân có trình độ trung cấp, nghề, cao đẳng có tỷ lệ chiếm 34.3%, nữ doanh nhân có trình độ đại học chiếm 51,4% và nữ doanh nhân có trình độ trên đại học chiếm 8.8%. Như vậy số lượng nữ doanh nhân tham gia vào KSKD có trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất lớn. Bảng 3.21. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn Frequency (Tần suất) Percent (Tỷ lệ: %) Valid Percent (Tỷ lệ: %) Cumulative Percent (Tỷ lệ cộng dồn: %) Valid THPT hoặc thấp hơn 20 5.5 5.5 5.5 Trugng cấp, nghề, cao đẳng 125 34.3 34.3 39.8 Đại học 187 51.4 51.4 91.2 Sau đại học 32 8.8 8.8 100.0 Total 364 100.0 100.0 - Lĩnh vực kinh doanh Theo thống kê mô tả, nữ doanh nhân tham gia KD ở lĩnh vực thương mại có tỷ lệ chiếm 53,8%, nữ doanh nhân tham gia KD ở lĩnh vực sản xuất chiếm 12,9%, nữ doanh nhân tham gia KD ở lĩnh vực dịch vụ có tỷ lệ chiếm 33,3%. Như vậy chủ yếu, nữ doanh nhân hoạt động KD ở hai lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Bảng 3.22. Thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực kinh doanh Frequency (Tần suất) Percent (Tỷ lệ: %) Valid Percent (Tỷ lệ: %) Cumulative Percent (Tỷ lệ cộng dồn) Valid Thương mại 196 53.8 53.8 53.8 Sản xuất 47 12.9 12.9 66.7 Dịch vụ 121 33.3 33.3 100 Total 364 100.0 100.0 86 - Địa bàn hoạt động Theo thống kê mô tả nữ doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành thị chiếm tỷ lệ lớn 79,1%, nữ doanh nhân hoạt động ở địa bàn nông thôn chiếm tỷ lệ 20,9%. Theo khảo sát, nữ doanh nhân ở địa bàn thành thị chiếm tỷ lệ rất lớn. Bảng 3.23. Thống kê mô tả theo địa bàn hoạt động Frequency (Tần suất) Percent (Tỷ lệ: %) Valid Percent (Tỷ lệ: %) Cumulative Percent (Tỷ lệ cộng dồn) Valid Thành thị 288 79.1 79.1 79.1 Nông thôn 76 20.9 20.9 100 Total 364 100.0 100.0 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3, Dựa trên những nghiên cứu trước đó, tác giả đã lựa chọn thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh lại các biến quan sát thang đo của các biến cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh đó từ nghiên cứu định tính, tác giả cũng xác định những biến quan sát không phù hợp, có sự trùng lắp về ý nghĩa với các biến quan sát khác. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ để đánh giá lại độ tinh cậy của thang đo một lần nữa. Sau quá trình sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ, tác giả đã loại bỏ 03 biến quan sát của biến độc lập tiếp cận tài chính và 01 biến quan sát của biến khả năng kết nối mạng lưới. Sau khi sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ để làm chuẩn lại các thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng chính thức để đi kiểm định lại giả thiết của mô hình nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong luận án. 87 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng về KSKD của nữ doanh nhân Việt Nam 4.1.1. Thực trạng về động cơ KSKD của nữ doanh nhân Việt Nam Theo số liệu của Cục đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), năm 2016, Việt Nam có 34.571 doanh nghiệp của nữ doanh nhân được thành lập so với tổng số hơn 110 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới. Tỷ lệ doanh nghiệp của nữ doanh nhân được đăng ký thành lập mới rất ổn định trong vòng 5 năm qua, giao động từ 30% đến 32%. Tuy nhiên, trong 5 năm qua tỷ lệ doanh nghiệp của nữ doanh nhân ngừng hoạt động hoặc giải thể chiếm tỷ lệ nhỏ so với tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động tăng từ 2,3% năm 2012 lên 10% năm 2016; tỷ lệ doanh nghiệp của nữ doanh nhân phá sản, giải thể tăng từ 10,9% lên 27,9% trong cùng giai đoạn. Điều này cho thấy bên cạnh những nữ doanh nhân thành công, số lượng nữ doanh nhân thất bại cũng ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nữ doanh nhân KSKD trong Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2015 cho thấy, có 15,5% nữ doanh nhân được khảo sát có tham gia khởi nghiệp trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ là 11,6%. Các hoạt động khởi nghiệp của nữ doanh nhân chủ yếu là quy mô nhỏ, siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ với phạm vi kinh doanh hẹp. Tuy nhiên, xét về động cơ, tỷ lệ nữ khởi nghiệp để tận dụng cơ hội ở Việt Nam ở mức thấp hơn so với nam, 82% so với 87%. Trái lại, tỷ lệ nữ khởi nghiệp vì nhu cầu thiết yếu ở Việt Nam lại cao hơn so với nam, 18% so với 13%. Điều này cho thấy, nữ doanh nhân tham gia vào kinh doanh do yêu cầu của cuộc sống hơn là sự chủ động để tận dung cơ hội và điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của họ. Đa số các hoạt động kinh doanh của phụ nữ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và phạm vi kinh doanh hẹp. 4.1.2. Thực trạng các rào cản hạn chế quá trình KSKD của nữ doanh nhân Việt Nam Nữ doanh nhân ở Việt Nam có tiềm năng phát triển, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, cũng như phát triển xã hội. Hỗ trợ phát triển KSKD của nữ doanh nhân vừa thể hiện được ghi nhận vai trò của DN của nữ doanh nhân, thể hiện sự tiến bộ trong thúc đẩy bình đẳng giới, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế và khả năng hội nhập quốc tế trong xây dựng chính sách. 88 Phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc ở nhà nội trợ, tăng vị thế kinh tế và XH của phụ nữ. Khi vị thế của phụ nữ tăng lên, đầu tư cho trẻ em gái (vào giáo dục, y tế ...) cũng sẽ tăng lên. Kết quả của quá trình này giúp tăng chất lượng nguồn nhân lực và cuối cùng làm tăng tiềm năng tăng trưởng kinh tế và phát triển XH. Vì vậy hỗ trợ DN của nữ doanh nhân vừa có mục tiêu hỗ trợ DN vừa có mục tiêu tăng tiềm năng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Nữ doanh nhân có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - XH ở Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua phỏng vấn sâu, tác giả nhận định thấy nữ doanh nhân Việt Nam còn gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình KSKD và thành công. Sau đây là một số trở ngại trong KD của nữ doanh nhân Việt Nam: - Trở ngại về thiếu kiến thức, kỹ năng cho quá trình KSKD thành công: Qua nghiên cứu phỏng vấn sâu nữ doanh nhân Việt Nam, nữ doanh nhân Việt Nam gặp khó khăn hơn các nam doanh nhân trong sản xuất, KD. Một số hạn hạn chế của nữ doanh nhân được chỉ ra như thiếu kiến thức, kỹ năng gồm kiến thức quản trị DN, nhân sự, tài chính, marketing ... Quá trình KSKD, họ chỉ tập trung chuẩn bị các điều kiện thành lập đưa DN vào hoạt động. Theo thời gian, các yêu cầu mới phát sinh như quản trị tài chính, marketing ... đã gây ra những khoảng trống trong quản lý và điều hành các DN của họ. - Khó tiếp cận tài chính thực hiện quá trình KSKD: Các nữ doanh nhân khẳng định sự khó khăn về tiếp cận nguồn vốn từ NH. Vì đa số DN của nữ doanh nhân là DNNVV họ không có tài sản thế chấp phù hợp hoặc họ không được sự đồng ý của người chồng hoặc người thân trong gia đình về vay vốn NH. Theo báo cáo phát hành cuối năm 2017 của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), doanh nghiệp do nữ làm chủ là gần 100.000 DNNVV thuộc các lĩnh vực khác nhau, chiếm khoảng 21% tổng số DNNVV tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu của IFC cũng chỉ ra, trong 2 năm qua, chỉ 37% DNNVV do nữ làn chủ tiếp cận được các khoản vay ngân hàng so với 47% doanh nghiệp thuộc sở hữu của nam. Mặt khác, số lượng các khoản vay dành cho khách hàng là các doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm số lượng rất hạn chế, chỉ từ 3-4% tổng số khoản cho vay của các ngân hàng được điều tra. Điều này cho thấy mức độ tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng thương mại của nữ doanh nhân còn rất thấp, chưa tương xứng với nhu cầu KSKD và phát triển doanh nghiệp của nữ doanh nhân. - Khó tiếp cận thị trường và tham gia xúc tiến thương mại: Nữ doanh nhân cho rằng họ ít được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của trung ương và địa 89 phương. Lý do họ đưa ra là họ có ít thông tin về chương trình hơn vì họ ít quan hệ và ít giao lưu hơn các nam doanh nhân. Khó tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cũng là lý do họ gặp bất lợi trong việc xây dựng mạng lưới KD. - Yếu tố văn hóa cũng là trở ngại rất lớn đối với nữ doanh nhân: ở Việt Nam, quan niệm phụ nữ gắn với trách nhiệm gia đình, chăm sóc con cái và gia đình. Vì vậy, nữ doan nhân cần phải cân bằng giữa việc quản lý, KD điều hành DN và công việc gia đình. Điều này làm cho nữ doanh nhân có ít thời gian hơn nam doanh nhân trong việc kinh doanh. Tại các quốc gia châu Á đang phát triển như Việt Nam, gia đình là một trong các yếu tố quan trọng gây khó khăn cho phụ nữ trong khởi nghiệp kinh doanh. Phụ nữ vẫn phải đảm bảo có trách nhiệm với gia đình, dành thời gian cho các thành viên trong gia đình và các thành viên phụ thuộc cha mẹ già và con cái. Điều này làm giảm thiểu thời gian dành cho công việc của nữ doanh nhân. Phụ nữ Việt Nam làm phần lớn công việc chăm sóc gia đình và việc nhà không được trả lương, cao gấp 2,5 lần so với nam giới (Rhodes và cộng sự, 2016). 4.2 Đánh giá thang đo 4.2.1 Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang đo biến độc lập Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập cho thấy ý kiến trả lời cho các phát biểu của thang đo các biến độc lập khá đa dạng. Có những ý kiến rất đồng ý và những ý kiến rất không đồng ý. Các giá trị nhỏ nhất (Minimum) và lớn nhất (Maximum) của các thang đo nằm trong khoảng từ 1 đến 5 cho thấy không có giới hạn về mặt biến động đối với các thang đo được sử dụng. Giá trị trung bình của các biến quan sát có sự khác biệt khá lớn (2.67 – 4.05) chứng tỏ có sự đánh giá khác nhau về mức độ quan trọng giữa các biến độc lập. Qua bảng 4.3, kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy giá trị tuyệt đối của hai chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là Skewness nhỏ hơn 3 và Kurtosis 5. Những kết quả trên cho thấy thang đo biến độc lập có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích tiếp theo ở các phần sau. Bảng 4.1. Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập Mô tả thống kê N Minimum (Giá trị nhỏ nhất) Maximum (Giá trị lớn nhất) Mean (Trung bình) Std. Deviation Skewness Kurtosis 90 Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error HC1 364 1 5 3.61 1.032 -.917 .128 .275 .255 HC2 364 1 5 3.63 1.027 -.773 .128 .170 .255 HC3 364 1 5 3.35 .895 -.752 .128 .761 .255 HC4 364 1 5 3.34 .944 -.405 .128 .336 .255 FC1 364 2 4 3.25 .681 -.359 .128 -.843 .255 FC2 364 2 4 3.45 .520 -.027 .128 -1.455 .255 FC3 364 2 5 2.97 .723 .270 .128 -.421 .255 FC4 364 2 5 2.83 .600 .467 .128 1.358 .255 AF1 364 1 4 2.92 .818 -.734 .128 .344 .255 AF2 364 1 5 2.67 .866 .104 .128 -.249 .255 AF6 364 1 5 2.96 1.000 -.244 .128 -.787 .255 AF7 364 1 5 2.82 .963 .115 .128 .008 .255 AF8 364 1 5 2.83 .919 -.196 .128 -.483 .255 AF9 364 1 5 2.94 .862 -.771 .128 .790 .255 AF10 364 1 5 3.02 .946 -.246 .128 -1.026 .255 CN1 364 1 5 2.73 1.136 -.325 .128 -1.101 .255 CN2 364 1 5 2.59 1.042 -.243 .128 -.830 .255 CN3 364 1 5 2.65 .952 -.278 .128 -.335 .255 CN4 364 1 5 2.73 1.106 -.109 .128 -1.008 .255 CN5 364 1 5 2.71 1.043 -.112 .128 -.782 .255 CN7 364 1 5 2.79 1.021 -.307 .128 -1.001 .255 EO1 364 1 5 3.54 .960 -.102 .128 -.061 .255 EO2 364 1 5 3.60 .961 -.524 .128 .115 .255 EO3 364 1 5 3.59 .856 -1.013 .128 1.157 .255 EO4 364 1 5 3.49 .828 .342 .128 -.091 .255 EO5 364 1 5 3.59 .783 -.267 .128 .407 .255 EO6 364 1 5 3.58 .697 -.003 .128 .619 .255 EO7 364 2 5 3.72 .614 .177 .128 -.507 .255 EO8 364 2 5 3.55 .761 -.064 .128 -.335 .255 EO9 364 2 5 3.52 .702 -.030 .128 -.226 .255 OS1 364 3 5 4.05 .656 -.048 .128 -.667 .255 OS2 364 3 5 3.90 .772 .172 .128 -1.303 .255 OS3 364 3 5 3.96 .721 .053 .128 -1.067 .255 OS4 364 3 5 3.76 .717 .395 .128 -.991 .255 OS5 364 3 5 3.76 .646 .270 .128 -.700 .255 OS6 364 3 5 3.69 .734 .554 .128 -.969 .255 OS7 364 3 5 3.81 .681 .261 .128 -.855 .255 91 4.2.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc Kết quả thống kê giá trị min, max của từng biến quan sát trong bảng trên cho thấy đánh giá của nữ doanh nhân với những phát biểu trong thang đo có sự khác biệt lớn. Cùng một phát biểu có nữ doanh nhân rất đồng ý nhưng cũng có nữ doanh nhân rất không đồng ý. Giá trị trung bình của các biến quan sát trong thang đo KSKD thành công đồng đều (mean = 3,45; 3,54; 3,65; 3,43; 3,46). Qua giá trị trung bình này có thể thấy KSKD thành công của nữ doanh nhân ở mức cao hơn trung bình. Bảng 4.2. Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc Mô tả thống kê N Minimum (Giá trị nhỏ nhất) Maximum (Giá trị lớn nhất) Mean (Trung bình) Std. Deviation Skewness Kurtosis Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error ES1 364 1 5 3.45 .673 .089 .128 1.223 .255 ES2 364 1 5 3.54 .814 -.448 .128 .558 .255 ES3 364 1 5 3.65 .745 -1.092 .128 .271 .255 ES4 364 1 5 3.43 .659 -.163 .128 .287 .255 ES5 364 2 5 3.46 .817 .286 .128 .286 .255 4.2.3 Kiểm định giá trị của thang đo Trước khi đi kiểm định giá trị của các thang đo bằng kiểm định EFA, tác giả kiểm tra xem dữ liệu có đầy đủ điều kiện để phân tích hay không bằng kiểm định KMO và kiểm định Barlett. Kết quả cho thấy KMO = 0.704 thỏa mãn điều kiện KMO > 0,5 (Kaiser, 1974). Như vậy, có thể kết luận phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Tương tự như vậy kết quả kiểm định Barlett cho thấy p = 0.000 < 5%, có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau và có đủ điều kiện để phân tích nhân tố bằng kiểm định EFA. Phép trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập. Các biến có hệ số tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Kết quả EFA cho Tiếp cận tài chính cho thấy 7 tiêu chí đo lường sự tiếp cận tài chính được tải vào một nhân tố. Tất cả các hệ số tải cho thấy 7 tiêu chí đo lường Tiếp cận tài chính được tải vào một nhân tố. Tất cả các hệ số tải đều từ 0.795 trở lên đạt tiêu 92 chuẩn đề ra và cho thấy các biến quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố. Kết quả EFA cho Khả năng kết nối mạng lưới cho thấy 6 tiêu chí đo lường khả năng kết nối mạng lưới được tải vào một nhân tố. Tất cả các hệ số tải đều từ 0.775 trở lên đạt tiêu chuẩn đề ra và cho thấy các biến quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố. Kết quả EFA cho Cấu trúc tổ chức cho thấy 7 tiêu chí đo lường Cấu trúc tổ chức được tải vào một nhân tố. Tất cả các hệ số tải đều từ 0.720 trở lên đạt tiêu chuẩn đề ra và cho thấy các biến quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố. Kết quả EFA cho Vốn nhân lực cho thấy 4 tiêu chí đo lường Vốn nhân lực tải vào một nhân tố. Tất cả các hệ số tải đều từ 0.822 trở lên đạt tiêu chuẩn đề ra và cho thấy các biến quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố. Kết quả EFA cho Vốn tài chính cho thấy 4 tiêu chí đo lường Vốn tài chính được tải vào một nhân tố. Tất cả các hệ số tải đều từ 0.800 trở lên đạt tiêu chuẩn đề ra và cho thấy các biến quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố. Kết quả EFA cho Định hướng KSKD cho thấy các tiêu chí đo lường tải về ba nhóm nhân tố khác nhau tương ứng với ba mặt trong khái niệm về Định hướng KSKD. Như vậy đây là ba nhân tố độc lập, biểu diễn ba phạm trù khác nhau của một khái niệm. Nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát EO1, EO2, EO3, có hệ số tải về nhân tố từ 0.837 đến 0.885 Nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát EO4, EO5, EO6 có hệ số tải về nhân tố từ 0.779 đến 0.893. Nhân tố thứ ba bao gồm các biến quan sát EO7, EO8, EO9 có hệ số tải về nhân tố từ 0.682 đến 0.796. Như vậy các biến quan sát đều có quan hệ với các nhân tố tương ứng và thước đo đảm bảo yêu cầu. Từ kết quả EFA của Định hướng KSKD ta có thể phân chia nhân tố này thành ba nhân tố mới và đặt tên cho các nhân tố mới như sau: - Nhân tố có các biến quan sát EO1, EO2, EO3, biểu hiện những chiến lược về sự đổi mới mà các nữ doanh nhân vận dụng tạo ra những ý tưởng KD và hiện thực hóa hoạt động KD bằng những sản phẩm KD, lĩnh vực KD mới. Nhân tố này được đặt tên là Định hướng đổi mới. - Nhân tố có các biến quan sát EO4, EO5, EO6 biểu hiện những chiến lược mà nữ doanh nhân chủ động thực hiện để tìm kiếm những cơ hội KD. Nhân tố này được gọi là 93 Định hướng chủ động. - Nhân tố có các biến quan sát EO7, EO8, EO9 biểu hiện những chiến lược mà nữ doanh nhân mạo hiểm để đạt được thành công trong KD. Nhân tố này được gọi là Định hướng mạo hiểm. Các biến quan sát vẫn được giữ nguyên ký hiệu mã hóa như ban đầu. Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA Ma trận xoay Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 AF6 .902 AF8 .867 AF7 .849 AF2 .816 AF10 .813 AF1 .797 AF9 .795 CN2 .910 CN1 .891 CN3 .883 CN4 .880 CN5 .877 CN77 .775 OS6 .875 OS2 .791 OS7 .769 OS3 .758 OS5 .751 OS4 .742 OS1 .720 HC2 .921 HC1 .913 HC3 .824 HC4 .822 FC3 .905 FC1 .884 FC2 .803 FC4 .800 94 EO3 .885 EO2 .838 EO1 .837 EO5. .893 EO6 .795 EO4 .779 EO7 .796 EO9 .745 EO8 .682 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Như vậy sau khi thực hiện kiểm định nhân tố EFA, ta được kết quả như sau: Các nhân tố Vốn nhân lực, Vốn tài chính, Tiếp cận tài chính, Khả năng kết nối mạng lưới và Cấu trúc tổ chức đều có tất cả các biến quan sát cùng tải về một nhân tố độc lập và có giá trị Factor loading đảm bảo yêu cầu (> 0.3). Nhân tố Định hướng KSKD phân chia thành ba nhân tố do có sự truyền tải của các biến quan sát thành ba nhóm, các giá trị Factor loading cùng được đảm bảo yêu cầu (>0.3). Ba nhân tố lần lượt được đặt tên là Định hướng đổi mới (EOI) gồm các thang đo từ EO1 – EO3 đo lường về sự đổi mới trong DN, Định hướng chủ động (EOP) gồm các thang đo từ EO4-EO6 đo lường về sự chủ động trong KD và Định hướng mạo hiểm (EOR) gồm các thang đo từ EO7-EO9 đo lường về sự mạo hiểm trong KD. Như vậy tất cả các thang đo được lựa chọn cho các biến trong mô hình đều đảm bảo yêu cầu và sử dụng trong các phân tích tiếp theo. 4.2.4 Kiểm định chất lượng thang đo cho các nhân tố tạo thành Trong nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu có kích thước đủ lớn là 364 đơn vị. Vì vậy trong quá trình kiểm định Cronbach’s Alpha, tác giả sẽ giữ lại các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3. Bảng 4.4. Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) Khởi sự kinh doanh thành công - ES: Cronbach Alpha = 0.824 ES1 14.08 5.823 .569 .803 ES2 13.99 5.149 .626 .787 ES3 13.88 5.265 .674 .772 ES4 14.10 5.724 .624 .789 95 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến (Scale Mean if Item Deleted) Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted) Tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) ES5 14.07 5.179 .612 .792 Vốn nhân lực – HC: Cronbach Alpha = 0.921 HC1 10.32 6.730 .847 .888 HC2 10.30 6.767 .844 .889 HC3 10.58 7.578 .802 .904 HC4 10.59 7.399 .787 .908 Vốn tài chính – FC: Cronbach Alpha = 0.878 FC1 9.25 2.589 .766 .832 FC2 9.05 3.171 .696 .863 FC3 9.53 2.354 .836 .803 FC4 9.66 2.962 .682 .864 Tiếp cận vốn tài chính – AF: Cronbach Alpha = 0.934 AF1 17.24 22.768 .749 .928 AF2 17.49 22.372 .752 .928 AF6 17.21 20.274 .889 .914 AF7 17.35 21.290 .795 .924 AF8 17.33 21.384 .830 .920 AF9 17.22 22.387 .754 .927 AF10 17.14 21.766 .750 .928 Khả năng tiếp cận mạng lưới xã hội – CN: Cronbach Alpha = 0.938 CN1 13.46 20.431 .845 .923 CN2 13.60 21.028 .866 .920 CN3 13.54 22.117 .822 .926 CN4 13.46 20.828 .826 .925 CN5 13.48 21.319 .829 .925 CN7 13.40 22.477 .710 .939 Định hướng sự đổi mới – EOI: Cronbach Alpha = 0.887 EO1 7.20 2.819 .795 .825 EO2 7.13 2.827 .790 .830 EO3 7.14 3.234 .759 .859 Định hướng sự chủ động – EOP: Cronbach Alpha = 0.838 EO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_nhan_to_tac_dong_toi_khoi_su_kinh_doanh_thanh_c.pdf
Tài liệu liên quan