Luận văn Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với Tiếng Anh)

LỜI CAM ĐOAN. 1

QUY ƯỚC VIẾT TẮT . 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ . 3

DANH MỤC CÁC BẢNG. 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . 5

MỤC LỤC. 6

MỞ ĐẦU . 1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .1

3. Đối tượng nghiên cứu .2

4. Lịch sử vấn đề.4

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .17

6. Bố cục luận án.18

Chương 1: Ý NGHĨA “CỰC CẤP” VÀ VỊ TỪ TRẠNG THÁI

GẮN VỚI Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT . 20

1.1. Ý nghĩa “cực cấp” – khái niệm cơ sở của đề tài.20

1.2. Vị từ trạng thái tiếng Việt.27

1.2.1. Vị từ trạng thái thang độ. 28

1.2.2. Vị từ trạng thái không thang độ. 29

1.3. Thang độ trong tiếng Việt.34

1.4. Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian là chuẩn so sánh trên

thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp”.38

1.5. Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian không phải là chuẩn

so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” .49

1.6. Các vị từ trạng thái có tính đối lập không qua dải trung gian là chuẩn so

sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” .50

1.7. Các vị từ trạng thái không có tính đối lập biểu hiện dải trung gian là chuẩn

so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” .51

1.7.1. Các vị từ trạng thái biểu thị tâm lý, tình cảm . 51

pdf286 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với Tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tri nhận tính chất, trạng thái nghèo/ giàu ở “cực cấp” như: – giàu sụ, giàu ú sụ, giàu xộn, giàu như Thạch Sùng, giàu nứt đố đổ vách; – nghèo mạt, nghèo rớt, nghèo rướt, nghèo xơ nghèo xác, nghèo lõ đít, nghèo đến lõ đít, nghèo kiết lõ đít, nghèo rớt mồng/ mùng tơi; – cực nghèo/ giàu, nghèo/ giàu cực kỳ (kinh khủng/ vô cùng v.v.). Các PTCC để tri nhận tính chất, trạng thái bén/ cùn ở “cực cấp” như: – bén lẻm, bén ngót; – cùn mằn, cùn trớt, lụt nhách, lụt nhầy, lụt xì; – cực bén, bén cực kỳ (kinh khủng/ vô cùng, v.v.). SV/ HT trong thế giới khách quan là vô số và tính chất, trạng thái của SV/ HT thì đa dạng. Để quá trình tri nhận thuận tiện, có hiệu quả, con người thực hiện việc phân loại SV/ HT, tính chất, trạng thái. Đây “là một quá trình tinh thần (mental process) phức tạp thường gọi là sự phạm trù hóa mà sản phẩm của nó là các phạm trù tri nhận” [51, tr. 36]. Nói rõ hơn, phạm trù hóa là “quá trình phân chia thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người, quá trình sắp xếp các hiện tượng theo thứ tự số lượng ít hơn hoặc hợp nhất chúng lại” và “Những kết quả của nó được phản ánh trong lớp từ vựng đủ nghĩa, còn mỗi một từ đủ nghĩa được xem như đó là sự phản ánh một phạm trù riêng lẻ với rất nhiều những yếu tố đại diện đứng sau nó” [89, tr. 254]. Dựa trên quan điểm của A. Mettinger [129, tr. 84 – 147] và những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về các phạm trù tri nhận, kết hợp khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy trong tiếng Việt có một số phạm trù gắn với sự tri nhận ý nghĩa “cực cấp”, có thể liệt kê như sau: 1. Không gian chiều kích (demension) 118 − Độ cao (vertical extension above surface), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: cao – thấp/ lùn; − Độ sâu (vertical extension below surface), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: sâu (hõm) – nông (cạn); − Độ dài (extension), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: dài – ngắn (cụt/ gọn); − Độ rộng (lateral extension), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: rộng – hẹp (chật) − Độ xa (distance), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: xa – gần. 2. Hình thể (shape) − Độ lớn (size), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: lớn (bự/ đại/ to) – nhỏ (bé/ tí/ tiểu); − Độ dày (thickness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: dày – mỏng (dẹp/ dẹt/ lép); − Độ mập (fatness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: mập (béo) – gầy (ốm/ còm); − Đường nét (line), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) thẳng (đơ) – cong (còng/ xoăn)/ xéo; b) tròn – méo. 3. Tốc độ (speed), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: nhanh (chóng/ lẹ/ mau) – chậm (lâu). 4. Độ bẩn (dirtiness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: sạch – bẩn (dơ). 5. Độ kết tinh (compactness), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) đặc – lỏng (loãng)/ rỗng (trống); b) chắc – lép; c) chặt – lỏng; d) cứng (rắn/ giòn) – mềm (dẻo/ nhão/ nát). 119 6. Trọng lượng (weight), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: nặng – nhẹ. 7. Số lượng (quantity), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) nhiều – ít; b) đầy – cạn; c) no – đói; d) rậm (khít) – thưa; e) đông – vắng. 8. Chất lượng (quality) − Độ ngon (taste), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: ngon – dở; − Độ trong thấu (permeability), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) trong – đục; b) rõ – mờ; c) sáng – tối; − Trí tuệ (ability of mind), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: giỏi (hay/ khôn) – dở (dại/ dốt/ mù/ ngu); − Vẻ đẹp (beauty), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: đẹp – xấu. 9. Âm lượng (volume of sound), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: ồn – êm (lặng/ im/ tĩnh). 10. Thời gian hiện hữu (time of existence), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) mới – cũ (cổ/ mốc); b) trẻ – già; c) sáng – tối (khuya). 11. Hiện hữu (existence), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: còn – hết (mất/ trụi). 12. Lực (strength), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: mạnh (khỏe) – yếu (mệt). 13. Độ bén sắc (sharpness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: sắc (nhọn)/ bén – cùn (lụt). 14. Hương vị (flavour) 120 − Hương (fragrance), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: thơm – thối (hôi/ tanh/ thúi). − Vị (taste), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái: mặn – nhạt (lạt) – ngọt – chua – cay – đắng – chát. 15. Nhiệt độ (temperature), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: lạnh (mát/ nguội/ giá/ rét) – nóng. 16. Độ ẩm (dampness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: ẩm (ướt) – khô (ráo). 17. Giá cả (price), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: đắt (mắc) – rẻ (ế). 18. Tài sản (property), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: giàu – nghèo (cùng/ bần/ kiệt/ kiết/ mạt). 19. Độ khó (difficulty), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: khó – dễ (ngon). 20. Đức tính (moral quality), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) hiền – ác; b) chăm – lười; c) nhát (sợ/ hãi) – bạo (gan). 21. Độ say (intoxication), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: say (mê) – tỉnh. 22. Độ tương đồng (similarity), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: giống (y/ hệt) – khác. 23. Độ lạ (strangeness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: lạ – quen (nhẵn). 24. Độ chín (ripeness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: sống (sượng/ tái) – chín (khét/ khê). 25. Độ nguyên (whole), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái đối lập: a) nguyên – nát (vỡ); b) lành – rách. 121 26. Độ kín (tightness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: kín – hở. 27. Độ đúng (right), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: đúng (trúng) – sai (trật). 28. Độ dai (toughtness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: dai – bở. 29. Độ nhẵn (smoothness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: nhẵn (bóng/ trơn/ bằng/ bình/ phẳng) – gồ (sưng). 30. Trạng thái tinh thần (state of spirit), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái: vui, buồn/ tẻ, ghét, thương, yêu, đau, căm, giận, chán, mê, sướng, khổ, tiếc, mừng, lo. 31. Màu sắc (colour), gồm các PTCC tri nhận các tính chất, trạng thái màu và sắc: đen (thâm), xám, trắng (bạc), đỏ (hồng), xanh, vàng, tím. 32. Độ tươi (freshness), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: tươi – héo/ tái. 33. Độ suôn (flow), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: suôn – rối. 34. Độ căng (stretch), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: căng – chùng (móp/ xẹp). 35. Độ chìm (sink), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: chìm – nổi. 36. Thắng (win), gồm các PTCC tri nhận tính chất, trạng thái đối lập: thắng – thua (bại). Con người tri nhận thế giới khách quan bằng chính cơ thể và toàn bộ hoạt động của mình. Tức con người tri nhận thế giới khách quan bằng “8 hệ thống: 1) tri giác vật lý; 2) trạng thái sinh lý; 3) phản ứng sinh lý; 4) hành động và hoạt động vật lý; 5) mong muốn; 6) tư duy và hoạt động trí tuệ; 7) 122 cảm xúc; 8) lời nói [89, tr. 183 – 184]. Đối với sự tri nhận ý nghĩa “cực cấp” của tính chất, trạng thái, con người cũng dùng 8 hệ thống này và trong đó “lời nói” chính là PTCC. Tuy nhiên, dựa theo ý kiến của các nhà tâm lý học, Lý Toàn Thắng cho rằng “sự phản ánh thế giới khách quan nói chung và những thuộc tính, quan hệ không gian của sự vật nói riêng, diễn ra trong hai hình thức chủ yếu: hình thức trực tiếp, cảm tính, hình ảnh và hình thức gián tiếp, lôgich, khái niệm” [51, tr. 123]. Trong đó sự phản ánh sự vật trong không gian bằng hình thức trực tiếp, cảm tính, hình ảnh là sự phản ánh cảm tính những hình ảnh trực quan được tri giác là những biểu tượng về sự vật trong không gian có những thuộc tính như hình dáng, kích cỡ, độ choán, tư thế, khoảng cách, v.v.. Tuy sự phản ánh cảm tính đóng vai trò quan trọng, nhưng vai trò chủ đạo vẫn là sự phản ánh sự vật trong không gian bằng hình thức gián tiếp, lôgich, khái niệm; nghĩa là nhận thức thế giới bằng những trừu tượng lô gích, “được gọi là hình ảnh lý tính” [51, tr. 123] tức là sự phản ánh lý tính. Trên cơ sở này, chúng tôi nhận thấy các phạm trù tri nhận ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của SV/ HT với nguyên lý “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric) có thể phân thành hai loại: tri nhận cảm tính và tri nhận lý tính. a) Tri nhận cảm tính ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của SV/ HT sử dụng các PTCC thông qua nhận thức trực tiếp thực tại khách quan bằng các giác quan, gồm: – Các phạm trù được tri nhận bằng thị giác: hình dáng, kích thước, tốc độ, số lượng, màu sắc, v.v. như: lẳn, ngất, ngồng, ú, cao ngất, ngồng, cao ngồng, dài thòng, cực lớn, ngắn ngủn, rộng thình, tròn lẳn, mập ú, gầy nhom, ốm nhách, chậm rì, nhanh thoắt, đông nghịt, vắng hoe, ít xịt, đỏ lòm, vàng khè, xanh biếc, v.v.; 123 – Các phạm trù được tri nhận bằng vị giác như: lịm, mặn chát, nhạt thếch, ngọt lịm, chua lè, cay xè, đắng nghét, chát ngầm, v.v.; – Các phạm trù được tri nhận bằng khứu giác như: lừng, ngát, thơm phức, thối hoắc, hôi rình, tanh rình, v.v.; – Các phạm trù được tri nhận bằng xúc giác: nhiệt độ, độ ẩm, độ nhẵn, v.v. như nóng hổi, lạnh ngắt, ẩm xìu, khô queo, sũng, ướt sũng, nhám sì, nhẵn, nhẵn thín, v.v.; – Các phạm trù được tri nhận bằng thính giác (âm lượng) như: im phắc, êm ru, lặng tờ, v.v.. b) Tri nhận lý tính ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của SV/ HT sử dụng các PTCC thông qua nhận thức thực tại khách quan bằng lý trí, phán đoán, so sánh, phân tích, khái quát từ kết quả của nhận thức bằng các giác quan, bao gồm: – Các phạm trù chỉ chất lượng, phẩm chất, tình cảm, trí tuệ, đức tính, như: cực giỏi, khôn lỏi, hay tuyệt, dở ẹc, dại đờ, dốt đặc, hiền khô, nhát hích, v.v.; – Các phạm trù chỉ trạng thái tâm lí, tình trạng sức khỏe (lực, trạng thái tinh thần) như: lả, lẳn, lử, mạnh cụi, khỏe re, yếu xịu, mệt đừ, buồn hiu, chán ngắt, mê tít, v.v.. 3.3. Đặc điểm tri nhận của những phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” Trong ngôn ngữ, ý niệm về tính chất, trạng thái của SV/ HT trong không gian không chỉ có “không gian vật lý” mà còn có “không gian văn hóa – xã hội” và “không gian tâm lý của con người” [51, tr. 85]. A.N. Leontev (1965) cho rằng sự tri nhận thế giới khách quan bao giờ cũng “bị khúc xạ đi qua lăng kính” chủ quan của chủ thể con người (dẫn theo Lý Toàn Thắng 2005: 120). Chứa bên trong thể chất của con người là trí tuệ, cảm xúc và ý chí nên khi tri nhận tính chất, trạng thái “cực cấp” của SV/ 124 HT thì sự tri nhận đó bao giờ cũng được biểu hiện trong không gian, thời gian và thái độ của con người. Bất kỳ tính chất, trạng thái “cực cấp” nào của SV/ HT bao giờ cũng gây tác động, ấn tượng đối với con người. Thái độ có thể được đánh dấu bằng các từ cảm thán như à, ghê, nhỉ, v.v. hoặc thái độ có thể được biểu hiện tốt nghĩa, xấu nghĩa được hàm ẩn trong ý nghĩa của từ, ngữ đoạn. Chẳng hạn, ngất là biểu hiện độ cao “cực cấp” biểu hiện tốt nghĩa, như Công cha như núi ngất trời (Ca dao); cao nhòng biểu hiện độ cao “cực cấp” của con người được miêu tả “cao quá mức bình thường và gầy, gây cảm giác mất cân đối”, như “Người cao nhòng như cây sào.” [30, tr. 113] biểu hiện xấu nghĩa. Vì thế, quan sát các PTCC, có thể thấy các đặc điểm tri nhận được biểu hiện là: a) cách nhìn, quan điểm “ngây thơ” về tính chất, trạng thái “cực cấp” trong không gian [51, tr. 128]; b) ý nghĩa “cực cấp”; và c) thái độ của chủ thể phát ngôn. Như đã trình bày, tiếng Việt có nhiều PTCC để tri nhận tính chất, trạng thái “cực cấp” SV/ HT. Quan sát các PTCC, chúng tôi nhận thấy trong các PTCC, vai trò của các vị từ (Tc) như ắp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mạt, ngát, ngầu, ngất, ngời, ngồng, meo, phờ, quánh, rộc, thẳm, thoắt, tít, tẹo, trĩu, ú, ù, xíu, v.v. và các từ chỉ mức độ cực cấp, như chí, chúa, cực, đại, siêu, tối, tuyệt là quan trọng. Vì ngoài ý nghĩa tự thân biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, hai nhóm đơn vị từ vựng này còn có “hình thức ràng buộc” hoặc kết hợp với các vị từ T để tạo thành các ngữ đoạn biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của SV/ HT. Trong các ngữ đoạn, những đơn vị từ vựng này có chức năng bổ nghĩa ý nghĩa “cực cấp” cho vị từ T, đồng thời chúng biểu hiện đặc điểm tri nhận ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của SV/ HT trong không gian và thái độ của chủ thể tri nhận. Vì thế đặc điểm tri nhận của các PTCC chính là đặc điểm tri nhận đối với các SV/ 125 HT có tính chất, trạng thái ở mức “cực cấp” trong không gian được biểu hiện qua những đơn vị từ vựng này. Có thể nói các PTCC dưới dạng là vị từ (Tc), ngữ đoạn có vị từ (Tc) với hình thái ràng buộc và ngữ đoạn có từ chỉ mức độ cực cấp là những PTCC tiêu biểu nhất trong tiếng Việt được chúng tôi coi là trọng tâm phân tích. Đối với PTCC là thành ngữ hay có tính thành ngữ biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” bằng phép ẩn dụ hoặc so sánh là một phần nhỏ trong thành ngữ tiếng Việt nên chúng tôi không đặt trọng tâm xem xét trên bình diện tri nhận. Các PTCC còn lại có đặc điểm ý nghĩa tri nhận nhất định. 1) John Lyons nói rằng: “ý nghĩa của mỗi đơn vị từ vựng là “tích số” của các bộ phận ngữ nghĩa cấu thành nó. Do đó ý nghĩa của câu hay ngữ đoạn được quy định bởi sự “hỗn hợp” của tất cả các bộ phận ngữ nghĩa cấu thành nó” [45, tr. 749]. Như vậy, có thể nói những PTCC là ngữ láy vị từ T, như cỏn con, dửng dưng, khít khịt, sát sạt, v.v. các yếu tố láy vị từ T có ý nghĩa làm tăng mức độ của vị từ T để ngữ láy biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”; hoặc PTCC là ngữ láy vị từ T, như cỏn còn con, dửng dừng dưng, khít khìn khịt, sát sàn sạt, sạch sành sanh, v.v. là hình thức mở rộng yếu tố láy cũng chỉ nhằm nhấn mạnh ý nghĩa “cực cấp” trong tri nhận tính chất, trạng thái “cực cấp” thuộc một phạm trù của SV/ HT. PTCC dạng láy vị từ T là “kết quả của cách nói thiên về cảm xúc và mang tính biểu cảm cao” [91, tr. 95]. Ví dụ: (65) a. Thế nhưng trong quá trình chung sống, những mâu thuẫn vụn vặt, cỏn con đã đẩy cuộc hôn nhân đến chỗ bế tắc (Minh Tâm, Đổ vỡ vì chuyện cỏn con. TT, ngày 30/10/2010). b. Chuyện cỏn còn con ấy mà, để ý làm gì cho mệt! 2) Tương tự đối với các PTCC là những ngữ đoạn có yếu tố láy vị từ (Tc), như đầy ăm ắp, xa thăm thẳm, trắng nõn nà, đen nhanh nhánh, v.v.; 126 bé tẻo tèo teo, đen thủi thùi thui, v.v. cũng chỉ là hình thức mở rộng của PTCC là ngữ đoạn có vị từ (Tc) với hình thức ràng buộc (đầy ắp, xa thẳm, trắng nõn, đen nhánh, đen thui, bé teo, v.v.) để nhấn mạnh [91, tr. 119] ý nghĩa “cực cấp” đối với tính chất, trạng thái thuộc một phạm trù của SV/ HT. (66) a. Thân em nho nhỏ, Da xanh ruột đỏ, Thịt trắng nõn nà, Từ thuở xưa xa, Bạn cùng lá đá (Câu đố, quả cau). b. Máy tính giờ đã phổ biến gần ngang TV, nhưng lại hay trục trặc hơn cái TV gấp tỉ lần: động một tí là treo bất tử hoặc đen thủi thùi thui (Chuột Nhắt, Làm thêm mùa hè: Những trải nghiệm tuyệt vời đang chờ bạn).26 c. Mưa phơn phớt ngõ, gió xao xuyến chiều Ngày đang khuất, mắt trông theo Cánh chim bé tẻo tèo teo cuối trời (Bế Kiến Quốc, Hoa Tầm Xuân). 3) Đối với PTCC láy cả ngữ đoạn như đầy ăm đầy ắp, đen thui đen thủi, chán ngắt chán ngơ, v.v. thực chất cũng là hình thức mở rộng của PTCC với ngữ đoạn có vị từ (Tc) với hình thức ràng buộc (đầy ắp, đen thui, chán ngắt, v.v.) nhằm nhấn mạnh ý nghĩa “cực cấp” nhưng biểu hiện ý xấu nghĩa, thái độ chê của chủ thể trong tri nhận tính chất, trạng thái “cực cấp” của SV/ HT. Ý nghĩa tri nhận này cũng được thể hiện tương tự trong PTCC là ghép ngữ đoạn, như béo nục béo ních, xa tít xa tắp, v.v.. Ví dụ: (67) a. Cái tính tôi nó thế, cho dù nghe anh nói chán ngắt chán ngơ, trong lòng sục sôi khinh bỉ, nhưng khổ là cái miệng tôi cứ há hốc, hai mắt 26 127 mấp mé cười, vì thế anh tưởng tôi say sưa nuốt từng lời châu ngọc, nên cứ mê sảng đại ngôn (Mã Pí Lèng, Gọi anh là gì?).27 b. Nếu biết có ngày, giới săn tin chẳng những không để cho hiện tại của mình yên ổn, mà thậm chí không tha cho cả cái quá khứ xa tít xa tắp, thì không rõ Ashley có thấy hối hận về những hành động và phát ngôn gây “ngứa mắt – ngứa tai” dư luận những ngày gần đây hay không (Trần Trang, Ashley Cole bị báo giới lật tẩy quá khứ... không vẻ vang).28 4) Các PTCC có hình thức mở rộng từ chỉ mức độ cực cấp như đẹp cực kỳ, cực kỳ xấu, dài kinh khủng, v.v. hay PTCC có yếu tố tình thái như dài ơi là dài, xa ơi là xa, cao ơi là cao, v.v. chỉ là những PTCC có ý nghĩa nhấn mạnh ý nghĩa “cực cấp” có biểu hiện nghĩa tốt/ xấu và thái độ tri nhận của chủ thể về ý nghĩa “cực cấp” tính chất, trạng thái của SV/ HT. Ví dụ, khi chủ thể phát ngôn Đẹp kinh khủng! tức chủ thể tri nhận ý nghĩa “cực cấp” của tính chất đẹp nhưng sự tri nhận vẻ đẹp với nghĩa xấu và thái độ chê; hay trong Xa ơi là xa!, chủ thể phát ngôn tri nhận ý nghĩa “cực cấp” về độ xa với cảm xúc tự nhiên, không thật sự xấu nghĩa (như đã trình bày ở chương 2). Có thể nói đặc điểm tri nhận của các PTCC chính là đặc điểm ý nghĩa của các: a) vị từ (Tc); b) ngữ đoạn có vị từ (Tc) với hình thức ràng buộc; và c) ngữ đoạn có từ chỉ mức độ cực cấp. Đây là những PTCC tiêu biểu trong tiếng Việt. 3.3.1. Đặc điểm tri nhận của phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là vị từ trạng thái cực cấp Quan sát các vị từ (Tc) như ắp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mạt, ngát, ngầu, ngất, ngời, ngồng, meo, phờ, quánh, rộc, thẳm, thoắt, tít, 27 28 128 tẹo, trĩu, ú, ù, xíu, v.v., các vị từ (Tc) không chỉ biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của SV/ HT mà còn biểu hiện ý nghĩa miêu tả cụ thể tính “cực cấp” của SV/ HT trong không gian với thái độ của chủ thể phát ngôn. Luận án chọn hai vị từ (Tc) là thẳm và tít làm đối tượng quan sát đặc điểm tri nhận. 3.3.1.1. Đặc điểm tri nhận của vị từ trạng thái cực cấp “thẳm” Thẳm có ý nghĩa “sâu hay xa đến hút tầm mắt, nhìn như không thấy đâu là cùng, là tận. Núi cao vực thẳm. Đường xa dặm thẳm. Sâu thẳm. Xa thẳm.” [30, tr. 919]. Ý nghĩa trên cho thấy thẳm biểu hiện sự tri nhận SV/ HT theo định hướng không gian phía dưới và phía trước, tức thẳm biểu thị khoảng cách “cực cấp” trong không gian thuộc phạm trù độ sâu và độ xa. Có thể thấy: a) Trong không gian thuộc phạm trù độ sâu, xuất phát từ điểm nhìn của chủ thể (camera), thẳm biểu hiện hướng nhìn phía dưới chân chủ thể theo chiều thẳng đứng đến điểm nhìn ở tận đáy của vật chứa có tính hình khối lớn. Tức thẳm biểu hiện khoảng cách “cực cấp” không thể ước lượng/ xác định được bằng số đo từ chân chủ thể tri nhận đến điểm nhìn không thể định vị được trong SV/ HT là vật chứa có tính hình khối (xem hình 3.1). b) Trong không gian thuộc phạm trù độ xa, xuất phát từ chủ thể nhìn, thẳm biểu hiện hướng nhìn phía trước mặt chủ thể theo trục tuyến tính đến điểm nhìn ở tận đường chân trời. Nghĩa là thẳm biểu hiện khoảng cách “cực cấp” không thể ước lượng/ xác định được bằng số đo từ chủ thể tri nhận đến điểm nhìn không thể định vị trong không gian tận chân trời (xem hình 3.2). 129 Hình (3.1): Điểm nhìn không thể định vị được trong SV/ HT là vật chứa có tính hình khối Hình (3.2): Điểm nhìn không thể định vị trong không gian tận chân trời Về phạm trù độ sâu, trong tiếng Việt có vị từ T là sâu. Xuất phát từ chủ thể, sâu biểu hiện các hướng nhìn của chủ thể theo trục thẳng đứng hay trục tuyến tính hướng đến chân trời. 1) Theo trục thẳng đứng, sâu biểu hiện “có khoảng cách bao nhiêu đó tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy. Lỗ khoan sâu hàng chục mét. Chiều sâu 130 lòng đất. Đo độ sâu.” [30, tr. 845]. Tức là sâu biểu hiện khoảng cách có thể xác định/ ước lượng được bằng số đo từ phía dưới chân chủ thể đến điểm nhìn định vị được trong SV/ HT là vật chứa có tính hình khối. 2) Sâu còn biểu hiện “có độ sâu lớn hơn bình thường hoặc lớn hơn so với những vật tương tự; trái với nông, cạn. Cày sâu cuốc bẫm. Rễ cây ăn sâu. Nếp nhăn hằn sâu trên trán. Khắc sâu vào lòng. Ơn sâu.” [30, tr. 845]. Ý nghĩa của sâu ở đây khác với ý nghĩa (1) ở trên. Sâu vừa biểu hiện sự so sánh vừa miêu tả tính chất sâu của một SV/ HT về độ lớn, độ sâu, khoảng cách, hình dáng, v.v. hơn mức bình thường của SV/ HT phổ biến. Hay nói khác đi sâu chỉ là phán đoán hay cảm nhận về tính chất, trạng thái sâu cụ thể hay trừu tượng của SV/ HT được định vị trước mặt chủ thể. 3) Sâu còn biểu thị “có chỗ tận cùng bên trong cách xa miệng hoặc xa mặt ngoài. Hang sâu trong núi. Rừng sâu. Nhà ở sâu trong ngõ.” [30, tr. 854]. Nghĩa là sâu biểu hiện khoảng cách có thể xác định/ ước lượng được bằng số đo theo hướng nhìn trục tuyến tính của chủ thể tri nhận đến điểm nhìn có thể định vị được trong SV/ HT là vật chứa có tính hình khối. So sánh ý nghĩa biểu hiện khoảng cách thuộc phạm trù độ sâu của sâu và thẳm có thể thấy: sâu biểu hiện sự tri nhận khoảng cách có giới hạn từ chủ thể đến điểm nhìn được định vị; thẳm biểu hiện sự tri nhận khoảng cách không giới hạn từ chủ thể đến điểm nhìn không định vị được. Nghĩa là khi phản ánh độ sâu của SV/ HT thì vị từ sâu biểu hiện ý nghĩa có thể ước lượng hay xác định bằng đơn vị đo lường. Ví dụ: (68) a. Vực (hố/ giếng/ hang, v.v.) sâu bao nhiêu? b. Tưởng giếng nước sâu, em nối sợi gầu dài Ai ngờ giếng cạn, tiếc hoài sợi dây (Ca dao). Còn độ sâu trong thẳm là “cực cấp”, không thể đo, lường được. Người Việt không bao giờ hỏi * Vực (dốc/ hố) vực thẳm bao nhiêu? Vì thẳm biểu 131 hiện sự tri nhận sâu đến tột cùng, không xác định điểm kết thúc. Nếu “rơi xuống vực (dốc/ hố) thẳm” thì không bao giờ có thể trở lại, không thể sống được nữa. Khi nói đến vực (dốc/ hố) thẳm người Việt thường ý niệm đó là sự nguy hiểm, biểu hiện sự chết chóc, sự chia ly mãi mãi, sự chia cắt, v.v. và từ đó có cảm giác buồn, lo lắng, sợ hãi, v.v. tức thẳm biểu hiện xấu nghĩa. Ví dụ: (69) a. Quả thật, chỉ nghe những cái tên như dốc Gió, dốc Coi, dốc Dựng, suối Nước Mắt..., tôi cũng đã nổi da gà. “Đã có không ít trường hợp cả người lẫn xe rơi xuống vực thẳm” (Kim Sơn - Thanh Hải, Sống khốn khó trên đất vàng. NLĐ, 14/7/2008). b. Phía dưới là vực thẳm hun hút, xanh tươi, đẹp đẽ nhưng rất dễ sợ (Thái Bá Tân, Chơi bạc ở Genting)29. c. Như vậy thì con đường vào hố thẳm, nếu chúng ta muốn vào thì cần buông tay, nghĩa là bỏ hết, mà nhảy vào cửa “Không” (Bùi Thế Trường, Đường vào hố thẳm).30 d. Nghe đâu đó có âm vang “Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo”, thấp thoáng trong núi cao, mây mù, đường trơn, dốc thẳm lại gợi lên bóng dáng người anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo(Dương Tử, Tiềm năng lớn, khai thác chưa tương xứng).31 Do đó, để tri nhận khoảng cách độ sâu “cực cấp” trong không gian theo hướng nhìn trục thẳng đứng được tính từ phía dưới chân người đến điểm nhìn không xác định trong SV/ HT là vật chứa có tính hình khối, tiếng Việt dùng vị từ (Tc) thẳm. Thẳm thường được dùng tri nhận sự vật cụ thể trong thực tại khách quan có hình khối lớn nhưng không xác định được đáy hay không xác định điểm kết thúc như biển, dốc, hố, nước, sông, vực, v.v.: 29 30 31 132 (70) a. Bể thẳm, dốc thẳm, hố thẳm, nước thẳm, sông thẳm, suối thẳm, vực thẳm, v.v.. b. Dặm nghìn nước thẳm, non xa (Nguyễn Du, Truyện Kiều). c. Đến đây nước thẳm non cao Chim đôi cá lứa, lẽ nào chẳng vui (Ca dao). c. Anh hùng thường lắm lao đao Khỏi nơi sông thẳm lại vào hang sâu Thương thay hai mắt bị mù! (Câu đố, Lục Vân Tiên). d. Dù bể thẳm non cao Dù rừng rậm khe sâu (Vè). e. Trong khi đó, đường sá ở Tây Giang lại rất nhiều khúc cua, vực sâu, nhiều góc khuất, dốc thẳm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho các em (Lê Thị Hiền, Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em do đi xe đạp).32 Với ý niệm khoảng cách không gian theo định hướng phía dưới chân người là vô cùng, vô tận đối với những vật chứa có tính hình khối lớn chẳng hạn như hố, vực, v.v., hình ảnh tri nhận hố/ vực thẳm còn được dùng tri nhận những hiện tượng trừu tượng/ tinh thần không tốt trong đời sống xã hội như: – cuộc đời đen tối, khốn khổ: hố/ vực thẳm cuộc đời, đi/ ngoi lên từ hố/ vực thẳm, hố thẳm nhân gian, hố thẳm trường đời, hố thẳm tù đày, v.v.; – tội lỗi: hố/ vực thẳm tội lỗi, sám hối từ vực thẳm ma túy; – sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, tài chính: nền kinh tế bên bờ vực thẳm, tài chính bên bờ vực thẳm, Hy lạp đang bên bờ vực thẳm, AGI – Gã khổng lồ bên bờ vực thẳm, v.v.; – sự tan vỡ trong hôn nhân, tình yêu: hố thẳm tình yêu, hôn nhân bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_22_4077965771_7417_1871085.pdf
Tài liệu liên quan