MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI. 4
1.1.1. Khỏi niệm về rào cản thương mại. 4
1.1.2. Cỏc hỡnh thức của rào cản thương mại . 4
1.2. CÁC LOẠI RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ 8
1.2.1. Rào cản thuế quan của thị trường Mỹ đối với hàng nhập khẩu 8
1.2.2. Rào cản phi thuế quan đối với khỏch hàng nhập khẩu . 17
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC LOẠI RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 22
2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 22
2.1.1. TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 22
2.1.2.V ai trũ và vị trớ của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dõn 27
2.1.3.Tỡnh hỡnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 29
2.2. CÁC LOẠI RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 34
2.3. CÁC LOẠI RÀO CẢN THƯONG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI HÀNG THUỶ SẢN NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 36
2.3.1. Rào cản thuế quan đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ 36
2.3.2. Rào cản phi thuế quan đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ 37
2.3.3. Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bỡnh đẳng thương mại 47
2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA Kè 48
2.4.1. Quy trỡnh nhập khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ 48
2.4.2. Tỡnh hỡnh thị trường thủy sản Hoa Kỳ 52
2.4.3. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 59
2.5. CÁC BIỆN PHÁP VIỆT NAM ĐÃ ÁP DỤNG VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐi VỚi THỦY SẢN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM. 68
2.5.1.Những biện pháp vượt qua rào cản thương mại của Việt Nam đó ỏp dụng 68
2.5.2. Những thành tựu của Thủy sản Việt Nam đó đạt được khi áp dụng các biện pháp vượt qua rào cản thương mại của Mỹ 69
2.5.3. Những khó khăn và hạn chế vượt qua rào cản thương mại của Mỹ khi Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ 71
2.6. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 72
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. 74
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. 74
3.1.1.Cơ hội 74
3.1.2. Thỏch thức 76
3.2.GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỂ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. 80
3.2.1. Giải phỏp ở tầm vĩ mụ 80
3.2.2 Giải phỏp ở tầm vi mụ 84
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 92
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8454 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam và các giải pháp vượt qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a luật FDCA (Luật về thực phẩm, dược phẩm và Mỹ).
Quy định về phẩm mầu thực phẩm
Phẩm mầu thực phẩm có thể là thuốc nhuộm, chất nhuộm, hoặc các chất khác, được sản xuất tổng hợp hay bào chế từ thực vật, động vật, khoáng sản, hoặc các nguồn khác mà tạo ra màu khi được trộn vào hoặc phủ trên thực phẩm. Thực phẩm chứa các chất phẩm màu chưa được xác nhận là an toàn đối với một mục đích sử dụng nhất định theo các điều kiện của FDA thì bị coi là giả, kém phẩm chất theo Luật FDCA . Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm mầu phải được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận của FDA không giới hạn riêng đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. FDA có thể xem xét chứng nhận theo yêu cầu của nhà sản xuất nước ngoài, nếu có đơn yêu cầu chứng nhận của người sản xuất nước ngoài hoặc của người đại diện tại Hoa Kỳ. Việc chứng nhận chất phẩm mầu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA. Nếu cần, người kinh doanh có thể gửi yêu cầu chứng nhận phẩm mầu hay yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục chứng nhận cho Phòng kỹ thuật màu (Division of Color Technology) thuộc FDA.
2.3.2.4. Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác
Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài, thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo quy định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ. Điều luật 21 CFR-101 quy định chi tiết về kích cỡ, thể loại, vị trí… của các thông tin ghi trên nhãn hàng như:
+ Tên và địa chỉ đầy đủ của người sản xuất, người đóng gói hoặc người phân phối. Có thể không cần ghi địa chỉ nếu công ty đó có tên niêm yết trong thành phố đó, hoặc có tên trong danh bạ điện thoại. Nếu thực phẩm không phải do người, công ty có tên trên nhãn hàng sản xuất, thì tên công ty phải ghi thêm “manufactured for” sản xuất cho, “distributed by” phân phối bởi, hoặc các chữ tương tự.
+ Ghi chính xác số lượng thực phẩm bên trong. Khối lượng phải theo đơn vị đo lường Anh- Hoa Kỳ là pound (1 pound =0,454kg), và ga lông Hoa Kỳ (1 ga lông = 3,79 lít). Hệ đo lường Mét có thể được ghi thêm cùng với hệ đo lường Anh- Hoa Kỳ. Luật có các quy định cụ thể, chi tiết về vị trí, kích cỡ… và cách ghi trọng lượng tịnh.
+ Tên thông thường của sản phẩm phải được ghi trên mặt chính, cùng với hình dạng của sản phẩm ví dụ như: thái miếng, nguyên con, thái lát…
+ Các thành phần ghi trên nhãn của một thực phẩm là các chất được dùng làm nguyên liệu trộn vào khi chế biến sản phẩm đó.
Ngoài ra, nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khoẻ của mình. Điều luật 21 CFR -101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng.Các quy định về ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn từ năm 1993. Những điều khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994. Yêu cầu tối thiểu được quy định trong điều luật 21 CFR - 101.9 bao gồm các nội dung như sau:
+ Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi đơn vị bao gói.
+ Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng.
+ Tổng lượng chất béo và chất béo no( saturated) tính theo gam, tổng lượng cholesterol và natri( miligram), tổng lượng carbohydrate, dietary fiber, đường và protein tính bằng gam mỗi lần dùng.
+ Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ lệ cần cho cơ thể trong một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo.
+ Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ của một số loại vitamin và chất khoáng của một lần dùng.
+ Ghi các trị giá cần hàng ngày, các trị giá kiến nghị tính bằng gam hoặc miligam tuỳ theo từng thành phần như đối với chất béo, chất béo no, cholesterol, natri … cùng với lượng calo trên gam đối với chất béo, carbohydrate và protein.
+ Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn của người có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% tỷ lệ khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ.
Quy định mới của Hoa Kỳ về nhãn hàng sản phẩm
Kể từ ngày 1/1/2006, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có prôtêin trong cá và thủy sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Theo quy định của Luật Ghi nhãn dị ứng thực phẩm và Bảo vệ người tiêu dùng 2004 (FALCPA), các nhà sản xuất buộc phải ghi rõ bằng tiếng Anh tất cả các thành phần có chứa prôtêin xuất xứ từ sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, quả hạch, lạc/đậu phộng, lúa mì và đậu nành trên nhãn sản phẩm. Tên của các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành phần thực phẩm.
2.3.2.5. Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Tiêu chuẩn về chất lượng (standards of quality) là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luât FDCA. Không nên lẫn lộn các tiêu chuẩn chất lượng của FDA với các phẩm cấp sản phẩm nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US DA) và các phẩm cấp thuỷ sản của Bộ Nội vụ (US DI). Tiêu chuẩn đổ đầy (fill-of-container standards) qui định phải đóng đầy đến mức nào và cách đo như thế nào.
Nếu nhập khẩu một loại thực phẩm đã có tiêu chuẩn nhận diện sản phẩm được ban hành, thì phải tuân theo mọi quy cách nêu trong tiêu chuẩn đó. Nếu thực phẩm nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn đổ đầy, bạn cần ghi trên nhãn hàng là hàng tiêu chuẩn phụ (substandard). FDA không yêu cầu ghi phẩm cấp của US DA hoặc US DI trên nhãn hàng thực phẩm, nhưng nếu trên nhãn hàng có ghi các phẩm cấp này thì sản phẩm phải phù hợp với các quy cách của phẩm cấp đó. Điều kiện "Funcy" hoặc "Grade A" chỉ được ghi trên nhãn hàng của các sản phẩm thoả mãn các quy cách của US DA đối với phẩm cấp đó.
Quy định đối với thực phẩm đóng hộp
Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu nước ngoài nếu muốn xuất khẩu các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axít thấp và thực phẩm axít hóa phải đăng ký và thông báo với FDA về qui trình sản xuất đối với từng loại sản phẩm của mình trước khi giao hàng sang Hoa Kỳ, nếu không hàng đến cảng sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Sau khi đăng ký, FDA sẽ cấp cho cơ sở sản xuất Số đăng ký Cơ sở đóng hộp thực phẩm (FCE No) và ghi tên cơ sở trong danh sách các cơ sở nước ngoài đã đăng ký với FDA. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có thể yêu cầu FDA cung cấp danh sách này để họ liên hệ hoặc có căn cứ để ký hợp đồng nhập khẩu.
Tuy nhiên, hàng thuộc diện phải đăng ký theo qui định này vẫn phải chịu sự kiểm tra của FDA tại cảng đến Hoa Kỳ theo Luật FDCA trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường.
Mục đích của việc đăng ký này là nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tác hại của các loại vi khuẩn gây hại hoặc các độc tố của chúng.
2.3.2.6. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9/2001 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Tất cả các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hay bảo quản thực phẩm để tiêu thụ tại Hoa Kỳ đều phải đăng ký với FDA chậm nhất là ngày 12/12/2003. Kể từ thời điểm 12/12/2003 FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi chuyến hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ, trong đó mô tả về sản phẩm, nhà sản xuất và nhà vận chuyển, nước xuất xứ, hàng đưa lên tàu từ nước nào và dự kiến hàng nhập cảng nào. FDA được phép thu giữ mặt hàng thực phẩm nếu có bằng chứng đáng tin cậy hoặc có thông tin về việc thực phẩm đó có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của người và động vật.
2.3.2.7. Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Dưới đây là quy định của một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật khác có nguy cơ tuyệt chủng.
Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972: Được ban hành năm 1972, cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các sản phẩm của loài động vật này, cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ . Năm 1984, luật này sửa đổi yêu cầu từng nước muốn xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kỳ phải cung cấp các chứng từ chứng minh nước đó đã áp dụng chương trình bảo tồn cá heo tương ứng như chương trình của Hoa Kỳ.
Luật bảo tồn cá heo quốc tế: Năm 1992 Hoa Kỳ đã ban hành Luật bảo tồn cá heo quốc tế. Luật này uỷ quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thoả thuận quốc tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 do cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ.
. Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng: Luật này cho phép Bộ Nội vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được coi là có nguy cơ bị diệt chủng.
Luật bảo vệ động vật hoang dã: Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một số luật về bảo vệ động vật hoang dã trong nhóm luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét: Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét quy mô lớn ở ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.
Gần đây, Luật công Hoa Kỳ 101-162 đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt đó có thể gây nguy hiểm hoặc đe doạ đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển. Các tàu thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự.
2.3.3. Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại
2.3.3.1.Chống bán phá giá:
Quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay một doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống phá giá còn cho phép các ngành của Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba.
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.
2.3.2.2 Chống cạnh tranh không bình đẳng:
Quy định về những “biện pháp cấp bách” mà một quốc gia nhập khẩu được phép áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá bán cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó.
2.2.3.3. Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu của hàng hoá:
Bao gồm các quy định thủ tục tiếp nhận đăng ký độc quyền về những phát minh, sáng kiến, kiểu dáng công nghiệp, độc quyền về thương hiệu, nhẫn hiệu hàng hoá của quốc gia hay của hãng sản xuất kèm theo những biện pháp trừng phạt đối với các trường hợp vi phạm.
2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KÌ
2.4.1. Quy trình nhập khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ
2.4.1.1. Quy trình nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ
1. Người nhập khẩu hoặc đại lý của người nhập khẩu nộp tờ khai hải quan (entry documents) cho Hải quan trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hàng đến cảng.
2. Hải quan thông báo cho Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (USFDA) về lô hàng thực phẩm thuộc diện quản lý của FDA.
3. FDA xem xét tờ khai của người nhập khẩu để xác định xem có cần kiểm tra thực tế, kiểm tra tại cầu cảng, hoặc kiểm tra mẫu hay không.
4. 4A. Nếu FDA quyết định không lấy mẫu kiểm tra, họ sẽ gửi “Thông báo có thể giải phóng hàng” cho Hải quan và người nhập khẩu. Đến đây thủ tục nhập khẩu đối với FDA coi như là xong.
4B. FDA quyết định lấy mẫu kiểm tra dựa trên:
- Bản chất của mặt hàng
- Sự quan tâm của FDA, và
- Tiền lệ của mặt hàng đó.
FDA sẽ gửi Thông báo lấy mẫu cho Hải quan và người nhập khẩu. Lô hàng sẽ được giữ nguyên chờ thông báo tiếp theo của FDA.
5. FDA lấy mẫu hàng. Mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm khu vực của FDA để phân tích.
6. 6A. Nếu kết quả kiểm tra mẫu hàng phù hợp với quy định, FDA sẽ gửi “Thông báo Giải phóng hàng” cho Hải quan và người nhập khẩu.
6B. Nếu FDA kết luận lô hàng có dấu hiệu vi phạm luật FDCA và các luật có liên quan khác, họ sẽ gửi cho Hải quan và người nhập khẩu “Thông báo giữ hàng và giải trình”, trong đó:
- Nêu rõ tính chất vi phạm, và
- Cho phép người nhập khẩu trong vòng 10 ngày làm việc để giải trình
Giải trình là cơ hội duy nhất để người nhập khẩu đưa ra các chứng cứ chứng minh lô hàng hợp lệ.
7. 7A. Người nhận hàng, chủ hàng, người đứng tên nhập khẩu, hoặc đại diện được uỷ quyền trả lời “Thông báo giữ hàng và giải trình”. Việc giải trình có thể thực hiện qua gặp gỡ trình bày trực tiếp hoặc bằng văn bản.
7B. Người nhận hàng, chủ hàng, người đứng tên nhập khẩu, hoặc đại diện được uỷ quyền không trả lời “Thông báo giữ hàng và giải trình” và cũng không xin phép gia hạn thời gian giải trình.
8. 8A. Đối với trường hợp 7A, FDA tổ chức nghe hoặc xem giải trình để xem xét việc cho phép nhập lô hàng. Đây là dịp để người nhập khẩu chứng minh lô hàng hợp lệ và đưa ra các tài liệu liên quan.
8B. Đối với trường hợp 7B, FDA sẽ gửi "Thông báo không cho phép nhập hàng" cho người nhập khẩu. Bản sao thông báo này sẽ được gửi tới tất cả các bên có liên quan khác.
9. 9A. Khi giải trình, người nhập khẩu xuất trình các bằng chứng nhằm chứng minh lô hàng phù hợp. Người nhập khẩu có thể xuất trình các kết quả phân tích mẫu có xác nhận của một phòng thí nghiệm tin cậy nào đó chứng minh lô hàng hợp lệ theo các hướng dẫn đã công bố về mức độ nhiễm bẩn và khuyết tật trong thực phẩm dành cho người.
9B. Nếu thừa nhận hàng có vi phạm, người nhập khẩu có thể nộp đơn xin phép tái chế hoặc sửa chữa để làm cho lô hàng phù hợp với quy định bằng cách dán lại nhãn hoặc có biện pháp xử lý nào đó, hoặc chuyển đổi thành sản phẩm không dùng làm thực phẩm. Trong đơn xin tái chế phải nêu rõ chi tiết phương pháp tái chế hàng.
9C. Trong trường hợp 8B, FDA sẽ nhận được xác nhận của Hải quan lô hàng đã được tái xuất hoặc tiêu huỷ. Việc tái xuất hoặc tiêu huỷ lô hàng nêu trong "Thông báo không cho phép nhập hàng" phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Hải quan.
10. 10A. Trong trường hợp 9A, FDA sẽ lấy thêm mẫu để kiểm tra lại và xác định lô hàng có phù hợp hay không.
10.B. Trong trường hợp 9B, FDA đánh giá biện pháp tái chế do người nhập khẩu đề xuất. Người nhập khẩu phải đặt tiền cọc (bond) để trả các chi phí liên quan đến lô hàng.
11.11A. Trong trường hợp 10A, sau khi kiểm tra thêm mẫu, nếu FDA xác định mẫu hàng phù hợp. FDA sẽ gửi cho Hải quan và người nhập khẩu "Thông báo giải phóng hàng".
11B. Trong trưòng hợp 10A, sau khi kiểm tra thêm mẫu, FDA vẫn khẳng định mẫu hàng không phù hợp. Người nhập khẩu có thể nộp đơn xin phép tái chế hoặc xử lý hàng (như ở mục 9B trên), hoặc FDA sẽ gửi "Thông báo không cho phép nhập hàng" (như ở mục 8B trên).
11C. FDA chấp nhận biện pháp tái chế của người nhập khẩu. Trong thông báo chấp nhận sẽ ghi "Lô hàng phải được giữ nguyên cho đến khi nhận được thông báo giải phóng hàng của FDA”.
11D. FDA không chấp nhận biện pháp tái chế, nếu theo kinh nghiệm trước đó cho thấy biện pháp đó không thành công. Đơn xin tái chế lần thứ hai và cũng là lần cuối, chỉ được xem xét nếu biện pháp tái chế có những thay đổi đáng kể để đảm bảo khả năng tái chế thành công.
12. Người nhập khẩu hoàn tất tái chế và thông báo FDA là hàng đã sẵn sàng để giám định/hay lấy mẫu lại.
13. FDA tiến hàng giám định/hoặc lấy mẫu để xác định lô hàng có phù hợp các điều kiện khi xin phép tái chế không.
14. 14A. Phân tích của FDA xác nhận lô hàng phù hợp. FDA sẽ gửi "Thông báo giải phóng hàng” cho người nhập khẩu và Hải quan. Các chi phí liên quan đến việc giám sát của FDA sẽ được gửi cho Hải quan để thu cùng với các chi phí liên quan của Hải quan.
14B. Phân tích của FDA cho thấy lô hàng vẫn không phù hợp, FDA sẽ ra thông báo không cho phép nhập hàng. Các chi phí liên quan đến việc giám sát của FDA cũng sẽ được gửi cho Hải quan để thu tiền cùng với các chi phí liên quan của Hải quan.
2.4.1.2. Quy định về chứng từ đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Hoá đơn thương mại là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng và là cơ sở quan trọng để xác định trị giá hải quan của hàng hoá để tính thuế nhập khẩu. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ không có hoá đơn thương mại có thể bị Hải quan giữ lại. Thông tin trong hoá đơn thương mại không đầy đủ và/hoặc không trung thực và/hoặc không chính xác có thể gây khó khăn và chậm chễ cho người nhập khẩu trong khâu giải phóng hàng hoặc bị phạt tiền hoặc chịu thêm thuế nhập khẩu. Thông tin không chính xác trong hoá đơn thương mại có thể dẫn đến bị Hải quan Hoa Kỳ phạt tiền hoặc cấm không cho xuất hàng vào Hoa Kỳ hoặc ghi vào sổ đen để kiểm tra kỹ hơn các lô hàng nhập khẩu sau đó.
Hoá đơn thương mại phải được lập bằng tiếng Anh hoặc có bản dịch tiếng Anh chính xác kèm theo. Luật thuế quan yêu cầu hoá đơn thương mại phải cung cấp các thông tin sau:
- Tên cửa khẩu hàng đến;
- Tên người mua;
- Tên người bán;
- Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hoá khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hoá;
- Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ;
- Giá của từng mặt hàng;
- Loại tiền;
- Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có ) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, chi phí bao bì, chi phí côngtenơ… ;
- Các giảm giá, chiết khấu;
- Nước xuất xứ hàng hoá;
2.4.2. Tình hình thị trường thủy sản Hoa Kỳ
2.4.2.1. Thông tin chung về thị trường thủy sản Mỹ
Chủng loại và sản phẩm:
Hoa Kỳ sử dụng các nguyên liệu thuỷ sản trong nước và nhập khẩu để chế biến các loại thực phẩm rất đa dạng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung vào sản xuất ba dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng, mà còn chế biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác. Năm 1998, các cơ sở này xuất khẩu 740.000 tấn sản phẩm, trị giá 2,2 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nhật Bản, tiếp theo là EU và Canađa. Năm 2000, riêng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước là 644 triệu pound đạt giá trị 126,2 triệu USD. Sản lượng dầu cá đạt 47,7 triệu USD. Cá hồi được xem là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 25% tổng doanh thu xuất khẩu. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn khác là cua nước lạnh, trứng cá minh thái và surimi. Các nhà nhập khẩu, tái chế hoặc các nhà phân phối thường tiến hành tinh chế cá ngừ sơ chế nhập khẩu thành sản phẩm lườn cá ngừ sashimi chất lượng cao và “saku bar” cung cấp cho lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.
Hệ thống tiêu thụ:
Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở các trường học, các chợ bán cá cho các hộ gia đình. Hệ thống phân phối hiện đại, sử dụng kho lạnh đảm bảo việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao. Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, cửa hàng, câu lạc bộ và các chợ cá. Hệ thống phân phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước thông qua khoảng 2.800 cơ sở phân phối và các nhà buôn. Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hoặc công ty đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước. Họ có thể cũng là chủ nhà máy sơ chế. Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hoặc hệ thống bán lẻ có nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến. Nhà máy chế biến cũng có thể là nhà phân phối.
Xu hướng tiêu thụ:
Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Sản phẩm cá ngừ đánh bắt nội địa và nhập khẩu là philê, cắt lát, sashimi và sushi. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng trưởng ổn định. Ước tính tiêu thụ cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài.
Cá hồi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng philê với nguồn nhập chủ yếu từ Canađa, Chilê, Na Uy và Anh.
Cá nheo và cá rô phi được đánh giá là có triển vọng về lượng tiêu thụ trong tương lai do 2 loài này đang được nuôi ở Hoa Kỳ và người tiêu dùng đang ngày càng hướng vào sản phẩm sản xuất nội địa.
Mức tiêu thụ
Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng đạt 61,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2002- mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Năm 2002, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 55,1 tỷ USD cho thuỷ sản, trong đó 38,4 tỷ USD tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỷ USD tại các cơ sở bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) năm 2002 đạt 283,1 triệu USD. Theo Cục nghề cá biển Hoa Kỳ, năm 2003 người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 42 tỷ USD cho thuỷ sản tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 18,9 tỷ USD tại các cửa hàng bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD.
2.4.2.2. Khối lượng và giá trị
Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thuỷ sản Hoa Kỳ là thâm hụt ngoại thương ngày càng lớn. Sự thâm hụt thương mại thuỷ sản (thể hiện trong bảng 1) đã tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1990 lên 3,9 tỷ USD năm 1996 và tăng đáng kể từ năm 1997 với 5,2 tỷ USD lên 7,8 tỷ USD năm 2003 cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thuỷ sản của nước này.
Bảng 9: Giá trị thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ.
Đơn vị: nghìn USD
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
1990
5.573.241
3.019.861
1991
5.999.580
3.281.746
1992
6.024.064
3.582.545
1993
6.290.233
3.179.474
1994
7.043.431
3.229.585
1995
7.141.428
3.383.589
1996
7.080.411
3.177.858
1997
8.138.840
2.850.311
1998
8.578.766
2.400.338
1999
9.407.307
2.945.014
2000
10.453.251
3.055.261
2001
10.150.160
3.319.600
2002
10.121.262
3.119.651
2003
11.095.475
3.266.487
Nguồn : Thống kê nghề cá của FAO
Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh) trong năm 2003, tăng 0,7 pound so với năm 2002. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhập khẩu. Khoảng 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Năm 1992, Hoa Kỳ nhập 6,02 tỷ USD, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD. Trước năm 1998, nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ thấp hơn Nhật Bản, nhưng từ năm 1998 Hoa Kỳ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới. Năm 1999, tổng nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản đạt giá trị 9,3 tỷ USD. Các nhà cung cấp châu Á đã chiếm 40% thị phần trong giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ. Theo công bố của Hoa Kỳ, năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu đạt 10,45 tỷ, chiếm 17,4% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới, năm 2001 là 10,15 tỷ USD, năm 2002 là 10,12 tỷ USD. Đến năm 2003, giá trị nhập khẩu đã tăng lên gần 11,1 tỷ USD trong đó nhập khẩu tôm chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu.
2.4.2.3.Mặt hàng nhập khẩu :
Tôm,,Cá hồi,Cá ngừ ,Cá rô phi ….
Tôm: Là mặt hàng ưa thích nhất tại Hoa Kỳ và được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu tôm trị gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96.doc