Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Đào tạo dài hạn và ngắn hạn: Nhà trường cần có các chính sách khuyến khích,

bắt buộc các giảng viên trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ, khuyến khích giảng

viên đi học nâng cao trình độ tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài, hoặc cơ

sở đào tạo uy tín trong nước. Học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn bằng các khóa

học ngắn hạn, ví dụ như sau 3 năm làm giảng viên chính thức phải học tiếp lên tiến

sĩ đối với giảng viên trình độ thạc sĩ.

- Bồi dûỡng giảng viên cân cứ vào kế hoạch bồi dûỡng giảng viên

đã đûợc đề ra cho tất cả giảng viên, cử đi bồi dûỡng chuyên đề, chuyên

sâu theo từng nhóm giảng viên, hoậc từng cá nhân giảng viên theo mục

tiêu yêu cầu đề ra đối với tứng đối tûợng giảng viên ở các bộ môn, các

lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy. Khuyến khích tự bồi dûỡng

từ các hoạt động học tập thực tiễn nghề nghiệp, tham gia hội thảo khoa học,

hội nghị chuyên đề, tham gia báo cáo khoa học, trao đổi chuyên môn với đồng

nghiệp. Ngoài ra, nhà trường cần mở các lớp đào tạo, trao đổi ngắn hạn về chính

sách mới, công nghệ mới. cho giảng viên tham gia, giúp nâng cao hiểu biết và nghiên

cứu áp dụng vào giảng dạy.

pdf75 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên tại trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển bền vững Lý luận chính trị Môi trường Quản lý đất đai Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tài nguyên nước Hệ thống thông tin và viễn thám Trắc địa bản đồ và GIS Kinh tế tài nguyên & môi trường Địa chất và khoáng sản Quản lý tài nguyên biển và hải đảo Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng Khoa học đại cương Công tác sinh viên Khoa học công nghệ & Hợp tác quốc tế Hành chính – Quản trị Tổ chức cán bộ Đào tạo Khảo thí, đảm bảo chất lượng & Thanh tra giáo dục Kế hoạch – Tài chính HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐAO TẠO BAN GIÁM HIỆU VIỆN TRUNG TÂM KHOA – BỘ MÔN PHÒNG 31 a. Nhiệm vụ giảng dạy: Giảng viên phải nắm vững và nghiên cứu mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu câu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học. Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó giảng viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; Hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ). Và thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học. Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của Trường. Ngoài ra giảng viên còn hướng dẫn người học, tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử bộ, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác. Tham gia xây dựng và phát triền ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành. b. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, để án, dự án, đê tài nghiên cứu khoa học, phát triên công nghệ. Nghiên cứu khoa học và công nghệ đề phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. 32 Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước. Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học. Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyên giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống. c. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ: Tham gia công tác tuyển sinh của Trường. Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học và chất lượng chính trị tư tưởng của người học; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Tham gia các công tác kiêm nhiệm, như: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, cố vấn họctập, phụtrách phòng thí nghiệm, phòng thực hành, lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, công tác đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban, thuộc Trường. Tham gia các công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quảnlý đào tạo khác khi được cấp có thâm quyên giao. d. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuẩn đã được đào tạo theo quy định đối với giảng viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào tạo được phân công đảm nhiệm. Học tập, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên và theo chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, chuyên ngạch, bổ nhiệm vào các chức danh của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học. Học tập, 33 bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết. 3.1.4. Đội ngũ giảng viên của trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Quản trị nguồn nhân lực luôn là hoat động được các tổ chức quan tâm hàng đầu. Quản trị nguồn nhân lực tốt giúp cho các hoạt động của tổ chức thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Theo Quyết định 291 ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên của Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh thực trạng quảng lý nguồn nhân lực ở trường được thể hiện như sau:Trường Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuộc khối ngành Tài nguyên và Môi trường phát triển thành Trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực nên số lượng cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đang phát triển mạnh, hiện tại. Trường có đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lượng và đang phấn đấu dần đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ đội ngũ giảng viên của trường có học vị từ tiến sỹ trở lên liên tục tăng trong 5 năm qua theo hướng tăng số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và thạc sĩ giảm dần trình độ đại học và dưới đại học. Chất lượng nguồn nhân lực được xác định là trường đại học phát triển trong tương lai nhằm hướng đến giá trị cốt lõi “Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”. Ngoài ra để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho đội ngũ này, trường rất quan tâm công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên các Phòng, Ban nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trường đã có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng trong Kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn của trường. Nhà trường có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có qui trình, tiêu chí tuyền dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên của trường được tổ chức thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Bộ Tài nguyên và Môi 34 trường. Trong 5 năm qua, trường đã tuyển dụng được 221 số lượng giảng viên và nhân viên với trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng về chất lượng. Bảng 3.2. Kết quả tuyển dụng từ năm 2014 đến năm 2018 Năm tuyển dụng Tổng số nhân sự tuyển dụng mới GV CV- NV Trình độ đào tạo Chức danh khoa học Chuyên môn Ngoại ngữ TS ThS ĐH CĐ TC THPT Tiếng Anh NN khác GS PGS 2014 32 17 15 6 11 10 2 2 1 29 3 - - 2015 51 36 15 5 19 20 4 2 1 49 4 - 1 2016 44 30 14 6 22 10 4 2 - 42 2 1 1 2017 58 38 20 10 29 17 1 1 - 56 2 - 2 2018 36 24 12 12 14 7 1 2 34 2 - 4 Tổng 221 145 76 39 95 64 12 7 4 210 13 1 8 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHTNMT Tp.HCM Tổng số lượng giảng viên trong trường từ năm 2014 đến nay được mô tả trong bảng 3.3 bên dưới Bảng 3.3. Bảng thống kê số lượng giảng viên từ năm 2014-2018 Năm GS PGS TS ThS ĐH Tổng số 2014 1 2 8 77 64 152 2015 3 8 18 107 56 192 2016 3 8 20 129 41 201 2017 1 4 26 149 31 211 2018 1 10 41 180 16 248 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHTNMT Tp.HCM Đội ngũ cán bộ quản lý của trường với cơ cấu hợp lý, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Từ năm 2012 đến nay, trường đã có 75 cán bộ được bổ nhiệm chức vụ quản lý các cấp đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 35 Bảng 3.4. Phân loại cán bộ quản lý theo trình độ chuyên môn và thâm niên công tác. Cấp quản lý Số lương (Người) Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác PGS.TS ThS ĐH Dưới 5 năm 5-10 năm Trên 10 năm Ban Giám hiệu 4 3 1 0 0 4 Phòng chức năng 25 2 17 7 0 10 15 Khoa, bộ môn 46 4 42 0 0 30 16 Tổng 75 9 68 7 0 40 35 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHTNMT Tp.HCM Mức độ gắn bó của giảng viên với nhà trường được coi như một tiêu chí tổng hợp để đánh giá thực trạng tạo động lực của nhà trường. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ viên chức của Trường ổn định ở mức 358, trong đó đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chiếm trên 69.3% (248/358). Về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 21 người (8.5%); từ 30 - 40 tuổi là 153 người (61.7%); từ 41 - 50 tuổi là 41 người (16.5%); từ 51 - 60 tuổi là 26 người (10.5%); trên 60 tuổi là 7 người (2.8%). Độ tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu là 37.2 tuổi. Với số liệu này, chứng tỏ đội ngũ giảng viên của trường đang trẻ hóa và có đủ kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Trường đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyển dụng, đến nay đã tuyển 145 giảng viên trên tổng số 358 cán bộ viên chức, tuyển mới (40.50%), bình quân một năm tuyển trên 29 giảng viên (xem bảng 2.1). Có thể nói tốc độ trẻ hoá đội ngũ giảng viên của Trường rất mạnh. Hiện nay trung bình 1 giảng viên có thâm niên trên 15 năm thì có 2 giảng viên dưới 15 năm thâm niên, bình quân thâm niên giảng dạy của số giảng viên này thấp hơn mức 12 năm. Bảng 3. 5. Bảng thống kê thâm niên giảng dạy của giảng viên Năm Dưới 10 năm 10-20 năm Trên 20 năm Tổng số Số lượng 110 84 12 248 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHTNMT Tp.HCM 36 Hiện nay, đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ của trường tổng cộng có 110 chiếm tỉ lệ khoảng 30.7% tổng số đội ngũ cán bộ viên chức. Với đặc thù công việc là phục vụ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường. Trường triển khai quy chế dân chủ cơ sở và được thực hiện khá tốt; công khai xây dựng các Quy chế của trường để cán bộ viên chức góp ý; cán bộ lãnh đạo gần gũi viên chức tạo điều kiện để viên chức mạnh dạn góp ý kiến xây dựng trường. Hiệu trưởng trường và Chủ tịch Công đoàn cơ sở đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, quy định nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động rõ ràng đảm bảo khách quan trong quá trình giải quyết các sự việc. Trường có Phòng Thanh tra giáo dục, cùng với Ban Thanh tra Nhân dân và phối hợp với các đơn vị chức năng đã giải quyết các khiếu nại, tố cáo kịp thời, hiệu quả và đảm bảo sự đoàn kết nội bộ. 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của giảng viên Như trình bày trong chương 1, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động trong một đơn vị/tổ chức gồm 7 nhóm yếu tố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, học viên tập trung nghiên cứu 5 nhóm nhân tố chính sau: 3.2.1 Chính sách và chế độ làm việc Theo quy chế giảng viên của trường: Thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; Thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy trong năm học tính từ ngày 1 tháng 8 năm trước đến ngày 31 tháng 7 năm sau. Bên cạnh đó có một số chính sách áp dụng giảm định mức khối lượng công việc cho giảng viên như sau: Giảng viên nếu giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm nhiều chức vụ đảng, đoàn thẻ thì chỉ thực hiện một định mức giờ chuẩn thấp nhất; Giảng viên làm nhiệm vụ cố vấn học tập thì cứ có vấn học tập một lớp được giảm 5% định mức số giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhưng không được giảm quá 25% định mức giờ chuẩn; Giảng viên nữ nghỉ thai sản theo đúng chế độ quy định của Nhà nước (6 tháng) được giảm 60% định mức số giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Giảng viên nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giảm 10% định mức số giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Giảng viên làm nghiên 37 cứu sinh tiến sĩ trong 4 năm đầu được giảm 50% định mức số giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cụ thể như sau: a. Quy định về thời gian làm việc: Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định. b. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn Giờ chuẩn giảng dạy (sau đây gọi chung là giờ chuẩn) là đơn vị thời gian quy đổi để thực hiện một công việc tương đương cho một tiết giảng lý thuyết trình độ cao đẳng, đại học trực tiếp trên lớp theo niên chế, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng; Định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong một năm học là 270 giờ chuẩn; trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định. Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho 40 sinh viên được tính bằng 1 giờ chuẩn. Tùy theo quy mô lớp học, điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trên lớp có thể nhân hệ số khi tính giờ chuẩn nhưng không quá 1,5; Một tiết giảng chuyên đề, giảng lý thuyết cho các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn; Một tiết hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm, thảo luận trên lớp được tính tối đa 1,0 giờ chuẩn; Hướng dẫn thực tập: 1 ngày làm việc được tính tối đa 2,5 giờ chuẩn; Hướng dẫn làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học được tính tối đa 25 giờ chuẩn cho một đồ án, khóa luận; Hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ được tính tối đa 70 giờ chuẩn cho một luận văn; Hướng dẫn làm luận án tiến sĩ được tính tối đa 200 giờ chuẩn cho một luận án. Git tiết giảng lý thuyết trên lớp cho 40 sinh viên được tính bằng 1 giờ chuẩn. Tùy theo quy mô lớp học, điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác n đây (tính theo tng lý thuyết trên lớp cho 40 sinh viên được tính bằng 1 giờ chuẩn. Tùy theo quy mô lớp học, điều kiện làm việc cụ thể đối với từng 38 lớp ở từng chuyên ngành khác n đây một tiết giảng lý thuy Định mức giờ giảng của giảng viên đảm nhận chức vụ theo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Số: 47/2014/TT-BGDĐT c. Quy định về nghiên cứu khoa học: Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên của đơn vị. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm nghiên cứu khoa học cụ thể, tối thiểu là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có phản biện hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành. Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan. 3.2.2 Chế độ lương, thưởng, phúc lợi. Tuỳ vào trình độ chuyên môn, học hàm, học vị, thâm niên giảng dạy, chất lượng giảng dạy mà nhà trường áp dụng cách tính lương, thưởng khác nhau đối với từng giảng viên. Thu nhập hàng tháng của giảng viên (gồm tiền lương và khoản thu nhập khác) là tổng các khoản gồm tiền lương cơ bản, tiền giảng dạy ngoài giờ, tiền nghiên cứu khoa học và khoản khác. Và các giảng viên phải có thời gian làm việc lớn hơn 12 tháng mới được áp dụng. Trường đưa ra công thức tính thưởng cho giảng viên, sau đó căn cứ vào mức độ đóng góp và thời gian công tác tại trường để thưởng cho giảng viên cụ thể như sau: lương tháng 13 cộng với 5,000,000 VN đồng (tiền tết). 39 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng thu nhập của cán bộ viên chức tính bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước rất nhiều: năm 2016: 64,029,030 đồng/người/tháng; năm 2017: 109,810,835 đồng/người/tháng; năm 2018: 139,748,434 đồng/người/tháng. Về tiền thưởng thì bình quân đầu người năm sau vẫn cao hơn năm trước nhưng không chênh lệch quá nhiều: năm 2016: 8,470,771 VN đồng; năm 2017 là 8,961,467; năm 2018 là 9,383,362 VN đồng. Bảng 3.6. Tổng tiền lương hằng tháng của giảng viên từ năm 2016 đến năm 2018. ĐVT: VN đồng 2016 2017 2018 Cao nhất 204,587,385 295,374,224 695,469,758 Thấp nhất 40,162,802 27,209,446 34,318,240 Bình quân 64,029,030 109,810,835 139,748,434 Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính – ĐHTNMT Tp.HCM Bảng 3.7. Tiền thưởng cuối năm từ năm 2016 đến 2018 ĐVT: VN đồng. 2016 2017 2018 Cao nhất 16,855,120 16,855,120 18,156,539 Thấp nhất 5,790,777 5,539,563 5,923,025 Bình quân 8,470,771 8,961,467 9,383,362 Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính – ĐHTNMT Tp.HCM Bên cạnh đó nhà trường cũng đảm bảo thời gian nghỉ ngơi như nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ Tết theo quy định của Bộ Luật Lao động. Nhà trường có bếp ăn tập thể phục vụ cho cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên có nhu cầu. Trường còn thành lập một trung tâm y tế nhằm khám chữa bệnh và sơ cứu ban đầu đảm bảo sức khỏe cho giảng viên, sinh viên trong trường. Ngoài ra hàng năm, nhà trường đều có chế độ tham quan, nghỉ mát cho cán bộ, giảng viên; chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ; nhà trường còn tổ chức tặng quà cho tất cả các giảng viên nghỉ hưu tùy theo thâm niên làm việc trong nhà trường; Hàng năm công đoàn tổ chức tặng quà cho các cháu là con giảng viên, viên chức đạt danh hiệu học sinh giỏi đạt giải từ cấp quận trở lên. 40 3.2.3 Chế độ khen thưởng, kỷ luật Cuối mỗi năm nhiều Cán bộ quản lý được công nhận danh hiệu thi đua: “Chiến sỹ thi đua cấp Cơ sở”, “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”; nhiều đơn vị và cá nhân được nhận bằng khen, cờ thi đua của Bộ trưởng, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những người có thành tích xuất sắc hàng năm đều được xét đề xuất nâng lương trước thời hạn. Đa số Cán bộ quản lý đều được xếp loại là Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm liền được Đảng ủy khối, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh tặng giấy khen, tặng huy hiệu Đảng. Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường làm việc hiệu quả, không có cán bộ quản lý vi phạm các quy chế dân chủ hoặc vi phạm các quy định về quyền hạn và trách nhiệm. 3.2.4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng Trường luôn khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện để cán bộ quản lý, giảng viên tham gia dự tuyển và tự tìm các nguồn tài trợ, nguồn học bổng để học tập nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trường luôn mang đến nhiều cơ hội cho đội ngũ cán bộ viên chức trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm qua số lượng cán bộ viên chức được cử đi đào tạo bằng các nguồn học bổng khác nhau ở nước ngoài, tham dự các khóa/lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế ngày càng tăng, chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức trong toàn trường ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của trường và của xã hội. Bảng 3.8. Số lượng Cán bộ viên chức đi học tập, hồi dưỡng giai đoạn 2014 – 2018. Năm Học thạc sĩ Học tiến sỹ Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài 2014 6 0 1 2 2015 10 0 2 1 2016 7 0 3 1 2017 6 0 4 3 2018 6 0 2 3 Tổng 33 0 12 10 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHTNMTTp.HCM 41 Trong những năm qua, Trường luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi nhằm đặt mục tiêu trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu và là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín của cả nước và trong khu vực phía Nam. Chính nhờ chủ trương đúng đắn đó, số lượng Giảng viên của trường không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. 3.2.5 Cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc Hiện nay, Trường có 12 khoa, đào tạo 15 ngành trình độ Đại Học. Các học phần thuộc khối kiến thức đại cương (Toán, Lý, Hóa, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ, Lý luận chính trị) được giảng dạy bởi giảng viên thuộc các Khoa Khoa học đại cương, Lý luận chính trị, bộ môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành do giảng viên thuộc các khoa chuyên môn phụ trách giảng dạy. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cho từng bộ môn là tương đối hợp lý cả về độ tuổi và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi khoa/ bộ môn đều có giảng viên nhiều tuổi nghề, kinh nghiệm và có đội ngũ giảng viên trẻ. Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên về tài liệu giảng dạy cho thấy rằng, 82,2% thỏa mãn, chỉ 17,8% không thỏa mãn. Điều này cho thấy, trường có thư viện đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên, thư viện cần bổ sung thêm các sách chuyên khảo và giáo trình nước ngoài. Ngoài ra, trường có đủ phòng thực hành bộ môn, phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chuyên môn, với 67,4% đồng ý và 28,4% còn phân vân. 3.3 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thỏa mãn Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chuyên môn, 53,4% thỏa mãn về cơ sở vật chất hỗ trợ giảng dạy và 68,7% thỏa mãn về các công cụ phục vụ giảng dạy khác. Hiện trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập vẫn được đảm bảo đầy đủ. Vì vậy, những điều chưa thỏa mãn sẽ được khắc phục trong tương lai.Tỷ lệ thỏa mãn chưa cao lắm do điều kiện hiện nay nhà trường đang trong giai đoạn tập trung kinh phí thực hiện đề án xây dựng cơ sở mới, nên những năm gần đây các cơ sở hiện tại giảm đầu tư để tránh lãng phí 42 khi chuyển sang cơ sở mới. (Theo báo cáo của phòng khảo thí và đảm bảo ch́t lượng giáo dục 3.3.1 Đ̣c điểm đối tượng nghiên cứu Kết quả từ phụ lục 1 cho thấy đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu như sau: Có 53,8% đối tượng là nữ và 46,2% là nam. Với độ tuổi trung phần lớn nằm trong khoảng từ 26 đến 45 tuổi (chiếm 80%). Nhóm tuổi dưới 25 và trên 45 tuổi chỉ chiếm 19,1% Và thời gian công tác tại trường phần lớn trên 3 năm, trong đó có 43,3% công tác hơn 5 năm. Hình 3.2 Hình độ tuổi và thời gian công tác Phần lớn giảng viên đã lập gia đình với 67,3%, thu nhập tại trường mức dưới 7 triệu/tháng chiếm 34,6%, thu nhập từ 7 - 10 triệu/tháng chiếm 37,5%. Nhóm thu nhập từ 10-15 triệu/tháng chiếm 20,2% còn lâ nhóm thiểu số chiếm 7,7% có thu nhập trên 15 triệu/tháng. Hình 3.3 Công tác bên ngoài và thu nhập tại trường Các giảng viên phải làm thêm công việc bên ngoài, ngoài việc giảng dạy ở trường chiếm 47,1% gần một nữa giảng viên trong trường. 43 Như vậy, có thể thấy đối tượng nghiên cứu với tuổi đời khoảng 30-40 tuổi và tuổi nghể trên 5 năm là đối tượng được đánh giá đủ kinh nghiệm, chuyên môn trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, với phần lớn đã lập gia đình có mức lương chỉ khoảng trung bình thấp so với mức lương tại Thành phố HCM khó đáp ứng đử nhu cầu của gia định họ. Vì thế tình trạng làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập chiếm tỷ lệ cao. 3.3.2. Mức độ thỏa mãn của giảng viên Phân tích số liệu bằng thống kê mô tả, kết quả phân tích mức độ hải lòng của giảng viên thông qua 8 nhân tố kết quả như sau: (Phụ lục 1) a. Nhân tố cơ hội phát triển bản thân (CH) Quan sát Tổng số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn CH1-tham gia cac buoi hoi thao chuyen mon trong hoac ngoai nuoc 104 2 5 3.60 .782 CH2-hoc tap nang cao chuyen mon nhu hoc chung chi chuyen mon hoc, sau dai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_thoa_man_cong_viec_cua.pdf
Tài liệu liên quan