MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC B ẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHưƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI . 1
1.1 Các khái niệm . 1
1.2 Các lý thuyết về c ấu trúc vố n . 2
1.2.1 Lý thuyết c ấu trúc vố n c ủa Mo digliani và Miller (Lý thuyết MM) . 2
1.2.2 Lý thuyết đ ánh đổi . 2
1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng . 4
1.2.4 Lý thuyết c hi phí đ ại diện . 5
1.2.5 Lý thuyết phát tín hiệu . 6
1.3 Lý thuyết và ng hiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ g iữa CTTC và HQTC 7
1.3.1 Mô hình phân tích tài chính Dupo nt . 7
1.3.2 Lý thuyết MM và c hi phí đ ại diệ n . 8
1.3.3 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm . 8
1.4 Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính ngân hàng . 9
1.4.1 Mô tả CTTC NH TMCP theo chế độ kế toán Việt Nam . 9
1.4.2 Sự c ần thiết xây dựng một CTTC NH hợp lý . 11
1.4.2.1 Kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động NH . 11
1.4.2.2 Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận . 13
1.4.2.3 Tăng giá trị NH, tăng lợi íc h cổ đông . 14
1.4.3 Đặc điểm CTTC NH . 15
1.4.3.1. Tiềng gửi - nợ phải trả trong CTTC của NH. 15
1.4.3.2. CTTC NH bị tác động bởi các quy định, sự giảm sát chặt chẽ của các NHTW, và vấn đề kỷ luật thị trường . 16
1.4.3.3 Thị trường không hoàn hảo và chi phí phá sản của NH rất lớn . 16
1.5 Các nhân tố tác động đến CTTC và HQTC c ủa NH . 17
1.5.1 Các nhân tố tác động đến CTTC của NH . 17
1.5.1.1 Tài sản cố định (Fixed Assets – FA): . 17
1.5.1.2 Tài sản hữu hình (Tangible Assets/ Co llateral – Coll): . 17
1.5.1.3 Tỷ suất sinh lợi . 18
1.5.1.4 Quy mô DN (SIZE) . 19
1.5.1.5 Vòng quay tài sản (Assest turno ver ratio – ATR) . 19
1.5.1.6 Tốc độ tăng trưởng (GRO) . 20
1.5.1.7 Rủi ro kinh doanh (Volatility – VOL) . 20
1.5.2 Các nhân tố tác động đến HQTC . 21
1.5.2.1 Đòn bẩy tài c hính . 21
1.5.2.2 Vòng quay tài sản (Assest turno ver return – ATR) . 21
1.5.2.3 Cho vay khách hàng (LOAN), chứng khoán đầu tư và kinh doanh
(Security – SEC), tiền gửi của khác h hàng (De posit –DEPO) . 21
1.6 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam . 22
1.6.1 Các c huẩn mực thế giới c ần quan tâm khi xây dựng CTTC . 22
1.6.2 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho NH Việt Nam . 24
1.6.2.1 Nâng cao các chuẩn mực an toàn, tuân thủ quy định của NHNN Việt
Nam, từng bước tiếp cận c ác chuẩn mực quốc tế. . 24
1.6.2.2 Sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ phù hợp, tăng vố n tự có . 25
1.6.2.3 Quản trị dò ng vố n hiệu quả . 26
KẾT LUẬN CHư ƠNG 1 . 27
CHưƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NH TMCP VN. 28
2.1 Đôi nét về hệ thống NHTM VN hiện nay . 28
2.1.1 Sự ra đời và phát triển: . 28
2.1.2 Tình hình hoạt động . 28
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn:. 30
2.2 Thực trạng c hung các NH TMCP VN hiện nay . 31
2.2.1 CTTC của các NH TMCP VN hiệ n nay . 31
2.2.1.1 Các NH duy trì một CTTC thâm dụng nợ . 31
2.2.1.2Nợ ngắn hạn c hiếm tỷ trọng cao . 34
2.2.1.3 Sự gia tăng vố n điều lệ trước áp lực cạnh tranh, phát triển và quy định
của Chính phủ . 37
2.2.1.4 Hiệu quả sử dụng vố n đ ang dần được cải thiện . 38
2.2.2 Thực trạng ho ạt động của c ác NH TMCP VN hiện nay theo quy mô . 39
2.2.2.1 Cơ cấu nợ . 39
2.2.2.2 Hiệu quả hoạt động – Hiệu quả tài chính . 41
2.2.2.3 Kết luận . 43
2.2.3Một số vấn đề đặt ra đối với CTTC NH hiện nay: . 44
2.3 Ứng dụng kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động đến CTTC các NH
TMCP VN. 46
2.3.1 Xây dựng các biến số và giả thiết nghiên cứu: . 46
2.3.2 Giới thiệu mô hình . 48
2.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu . 49
2.3.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm . 50
2.3.4.1 Thố ng kê mô tả các biến . 50
2.3.4.2 Ước lượng tham số . 51
2.3.4.3 Kiểm định giả thiết . 52
2.3.4.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộ ng tuyến . 52
2.3.4.5 Kết luận . 53
2.4 Ứng dụng kinh tế lượng phân tích tác độ ng của CTTC đến HQTC c ác NH TMCP VN. 56
2.4.1 Xây dựng các biến số và giả thiết nghiên cứu . 56
Cho vay khách hàng (LOAN) . 56
Biến giả, có sự tham gia của cổ đông nước ngo ài . 57
2.4.2 Giới thiệu mô hình . 57
2.4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm . 58
2.4.3.1 Thố ng kê mô tả . 58
2.4.3.2 Kết quả hồi quy, ước lượng tham số . 59
KẾT LUẬN CHư ƠNG 2 . 62
CHưƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MỐI
QUAN HỆ VỚI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC NH TMCP VN . 64
3.1 Giải pháp nâng cao HQTC c ủa c ác n hóm NH từ kết quả phân tích thực
trạng và phân tích nhân tố . 64
3.1.1 Nhóm NH quy mô lớn . 64
3.1.2 Nhóm NH quy mô vừa . 67
3.1.3 Nhóm NH quy mô nhỏ . 69
3.2 Các giải pháp tổ ng thể . 72
3.2.1 Hiện đại hó a công nghệ ngân hàng . 73
3.2.2 Xây dựng chiế n lược bán hàng . 74
3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ
truyền thống và phát triển c ác dịch vụ hiệ n đại . 75
3.2.4 Đẩy mạnh công tác marketing NH . 77
3.2.5 Thành lập bộ phận nguồn vố n . 77
3.2.6 Quản lý chi phí hiệ u quả . 78
3.2.7 Chuẩn hó a quy trình tín dụng và có chính sách tín dụng linh ho ạt . 78
3.2.8 Nâng cao năng lực ban điều hành . 81
3.2.9 Nâng cao năng lực tài c hính . 81
3.2.10 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH . 82
KẾT LUẬN CHư ƠNG 3 . 84
KẾT LUẬN CHUNG . 85
135 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô
lớn về mạng lưới, công nghệ, nhân sự, mức độ nhận biết thương hiệu, …đối tượng
44
khách hàng của nhóm NH này tập trung vào những khách hàng có quy mô nhỏ, lẻ. Xét
ở một góc độ nào đó, nhóm khách hàng này thường có tính ổn định, ít kén chọn hơn và
không yêu cầu một chi phí/quyền lợi tốt nhất, chất lượng phục vụ hoàn hảo,…vì vậy
các NH có quy mô nhỏ nếu định hướng vào nhóm khách hàng này, có thể gia tăng nợ
dài hạn của mình, là cơ sở để cung cấp các sản phẩm dịch vụ dài hạn cho khách hàng,
từ đó tiết kiệm được chi phí để tái tục một khách hàng cũ, (do kém lợi thế nên các NH
nhỏ có chi phí phát triển khách hàng mới cao hơn so với các NH quy mô lớn). Đồng
thời, gia tăng nợ dài hạn giúp các NH có điều kiện để phát triển mạng lưới, nhân sự,
công nghệ, tài sản cố định,... để phục vụ cho chiến lược phát triển bền vữngcủa mình.
Bên cạnh đó, để gia tăng năng lực tài chính cũng như đáp ứng quy định của NHNN,
các NH nhỏ nên gia tăng vốn chủ sở hữu của mình. Với thuận lợi: tăng trưởng lợi
nhuận cao, các NH nhỏ có thể thu hút các nhà đầu tư dài hạn, ưa mạo hiểm hơn.
- NH có uy mô vừa: Nhóm NH này, về cơ bản hiện nay đã đáp ứng các quy định
của NHNN về mức vốn điều lệ, việc gia tăng vốn ở các NH này sẽ giúp gia tăng năng
lực tài chính của mình. Nhưng việc gia tăng nợ, với tác động của đòn bẩy tài chính sẽ
giúp nhóm NH này gia tăng hiệu quả hoạt động hơn nữa thông qua tăng trưởng lợi
nhuận. Xét dưới góc độ chi phí sử dụng vốn, thông thường nợ ngắn hạn có chi phí sử
dụng vốn thấp hơn nợ dài hạn, vì vậy để tiết kiệm chi phí, các NH này nên gia tăng nợ
dài hạn, đặc biệt dưới hình thức “nợ ngắn hạn thường xuyên”.
Trên đây là các nhận định khi quan sát số liệu của 3 nhóm NH quy mô lớn, vừa
và nhỏ; để đưa ra các khuyến nghị phù hợp cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Trong các
phần kế tiếp sẽ trình bày nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến CTV và
HQTC của NH, là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho
các NH TMCP Việt Nam.
2.2.3Một số vấn đề đặt ra đối với CTTC NH hiện nay:
Trong giai đoạn từ 2006-2010 vừa qua, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, vốn điều
lệ và tổng tài sản của các NH đã có sự gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc quản trị
45
rủi ro chưa được xây dựng một cách chuyên nghiệp, và nhiều khi còn mang tính đối
phó. Trong khi đó, hoạt động tài chính NH là là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính NH sẽ phải
đối phó với sự cạnh tranh gay gắt cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau: rủi ro tín
dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro chính trị….
Vốn chủ sở hữu NH chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn: chưa tới
10%, vốn điều lệ lại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn hơn. Các NH trong quá trình tăng
vốn chú trọng tăng vốn cấp 1 hơn là vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia,
thặngdư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để
mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Vốn cấp 2 bao gồm: 50% số dư có tài khoản đánh giá lại
tài sản cố định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản
tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do
TCTD phát hành thỏa mãn các điều kiện, và các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện
quy định.
Các NH sử dụng một CTTC thâm dụng nợ, nợ chiếm trên 90% tổng nguồn vốn.
Nợ dài hạn đang có xu hướng gia tăng là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên nợ ngắn
hạn còn chiếm tỷ trọng cao, trong nợ ngắn hạn, tiền gửi của khách hàng là khoản mục
lớn nhất. Điều này đặt ra cho các NH phải quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,
rủi ro lãi suất…một cách hiệu quả. Và đối với các nhà làm luật phải đưa ra các chính
sách nhằm bảo vệ người gửi tiền hơn nữa, hiện nay còn tồn tại một tâm lý là khách
hàng chọn nơi gửi tiền có lãi suất cao, là các NH lớn, có thương hiệu vì các NH này
“quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail), chứ chưa thực sự quan tâm đến việc được
bảo vệ khi các NH này bị phá sản. Theo quy định của bảo hiểm tiền gửi VN hiện nay,
hạn mức chi trả tối đa là 50 triệu đồng/một món tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Hiệu quả sử dụng vốn đang ngày càng được cải thiện. Đòn bẩy tài chính của các
NH rất cao, khi vượt qua điểm hòa vốn, hoạt động kinh doanh có lời đã mang lại nhiều
46
lợi ích hơn cho cổ đông. Tuy nhiên, doanh thu của NH còn thiếu tính ổn định do tập
trung vào hai mảng chính: sản phẩm truyền thống – tín dụng, và đầu tư tài chính. Đây
là các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy bên cạnh thiết lập một hệ thống quản trị rủi
ro hiệu quả, các NH cần phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại để đa dạng
hóa nguồn thu, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lâu dài, ổn định.
2.3 Ứng dụng kinh tế lƣợng phân tích các nhân tố tác động đến CTTC các NH
TMCP VN
2.3.1 Xây dựng các biến số và giả thiết nghiên cứu:
Về mặt lý thuyết, lý thuyết MM về CTTC đã đặt nền móng cho các lý thuyết
CTTC hiện đại, trong đó đáng chú ý nhất là 2 lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa
CTTC và giá trị DN là: lý thuyết đánh đối và lý thuyết trật tự phân hạng.
Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành xác định các nhân tố tác
động đến CTTC của DN, bao gồm: tỷ suất sinh lợi, tốc độ tăng trưởng, quy mô DN, rủi
ro kinh doanh…. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến CTTC là
không hoàn toàn giống nhau trong các nghiên cứu do chịu ảnh hưởng của các chính
sách kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, hay mức độ phát
triễn của thị trường vốn…
Căn cứ vào lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, trong phạm
vi đề tài nghiên cứu này, do giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, cũng như các đặc
trưng của nền kinh tế Việt Nam, của ngành NH và các NH TMCP VN, tác giả chỉ giới
hạn kiểm nghiệm một số các nhân tố có tác động đến CTTC NH, được đại diện bằng tỷ
lệ đòn bẩy tài chính. Bên cạnh các biến số (biến độc lập) được xây dựng là các nhân tố
đã được đề cập ở chương I, với mong muốn đánh giá được một cách đầy đủ nhất về các
nhân tố tác động đến CTTC của NH, tác giả xây dựng thêm các biến như sau (Diễn giải
các biến được đề cập cụ thể tại Phụ lục 1):
Rủi ro kinh doanh: tác giả sử dụng sự biến động của lợi nhuận trước thuế và
lãi vay (EBIT) và doanh thu để thể hiện rủi ro kinh doanh của NH.
47
Khả năng thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà các NH cần
phải quản trị chặt chẽ. Để đánh giá đúng khả năng thanh khoản cần một hệ thống đánh
giá rất phức tạp.Như đã trình bày, LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động)
chỉ là chỉ tiêu đơn giản và phần nào phản ánh được tình trạng thanh khoản của NH .
Các NH có tỷ lệ LDR thấp (dư thừa vốn để cho vay) có thể áp dụng một chính
sách tăng trưởng tích cực dư nợ, và hạn chế huy động để giảm chi phí lãi phải trả cho
người gửi tiền hơn. Mặt khác, nếu NH có tỷ lệ LDR cao , mặc dù chưa đầy đủ nhưng có
thể phản ánh tình trạng thanh khoản của NH giảm sút, NH có thể gặp khó khăn hơn
trong việc gia tăng nợ bằng các hình thức như phát hành trái phiếu,…
Như vậy, có thể giả thiết LDR tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính
Biến giả: Sự tham gia của cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài (Foreign
Strategical Shareholder – FSS)
Với sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, là những tổ chức tài
chính lớn, với bề dày kinh nghiệm hoạt động, có thể gắn kết lâu dài và hỗ trợ các NH
về các mặt tài chính, công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm, dịch vụ NH, kinh
nghiệm quản trị, điều hành, quản lý rủi ro… từ đó giúp các NH đáp ứng các quy định
về vốn, tăng tổng tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NH.
Các NH TMCP có cổ đông chiến lược nước ngoài có thể gia tăng vốn cổ phần
của NH; đồng thời các cổ đông này với vai trò và quyền hạn của mình có thể tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp lên CTTC của NH thông qua các quyết định từ hội đồng cổ
đông, hội đồng quản trị đến Ban điều hành NH.
Trong nghiên cứu này, NH có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài,
biến giả FSS có giá trị bằng 1, và bằng 0 nếu NH chưa có cổ đông chiến lược nước
ngoài. FSS có thể có tương quan thuận (+) hoặc nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.
48
Bảng 2.11: Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố
tác động đến CTTC của các NH TMCP Việt Nam
H1 Tài sản cố định FA -
H2 T COLL -
H3 ROA -
H4 ROE +/-
H5 SIZE +
H6 Vòng quay tài sản ATR +/-
H7 GRO +
H8 VOL -
H9 Khả năng thanh khoản LDR -
H10 Cổ đông chiến lược nước ngoài FSS +/-
2.3.2 Giới thiệu mô hình
Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước trước đây, cũng như trên thế giới về
các nhân tố tác động đến CTV, CTTC của DN, bao gồm cả những nghiên cứu về CTV,
CTTC của các NH được giới thiệu trong đề tài này đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến
tính bội, có dạng như sau:
Trong đó:
: Biến phụ thuộc của quan sát i
: Biến độc lập
: Hệ số tự do
: Hệ số hồi quy
: Sai số hồi quy
Để kiểm định các giả thiết về sự tác động của các nhân tố đến CTTC của các
NH TMCP VN trong giai đoạn 2006-2010, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính
cổ điển, ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối
49
thiểu (OLS - Ordinary Least Squares). Mô hình cụ thể như sau:
LEV = f (FA, COLL, ROA, ROE, SIZE, ATR, GRO, VOL, LDR, FSS)
STD = f (FA, COLL, ROA, ROE, SIZE, ATR, GRO, VOL, LDR, FSS)
LTD = f (FA, COLL, ROA, ROE, SIZE, ATR, GRO, VOL, LDR, FSS)
Trong đó (Diễn giải các biến theo phụ lục 1)
LEV : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
STD : Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
LTD : Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản
FA : Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản
COLL : Tỷ trọng tài sản hữu hình trong tổng tài sản
ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
SIZE : Quy mô NH
ATR : Vòng quay tài sản
GRO :Tốc độ tăng trưởng doanh thu
VOL : Rủi ro kinh doanh
LDR : Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động
FSS : Biến giả, có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài
2.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này được xây dựng từ Báo cáo tài chính (có
kiểm toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) của các NH TMCP Việt Nam, được thu
thập từ ba nguồn chính: Thông tin do chính các NH công bố, Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).
Mẫu quan sát bắt đầu năm 2006, và kết thúc năm 2010. Năm 2006 được chọn
làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm đánh dấu Việt Nam chính thức gia nhập
WTO, mở ra một chặng đường phát triển mới. Không chỉ các DN phi tài chính VN,
mà đối với các NH khi tham gia vào một sân chơi mới, hội nhập sâu rộng hơn sẽ tạo ra
50
nhiều cơ hội mới, đi kèm với những thách thức mới và sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt hơn. Và năm 2010 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì: i) năm tài chính gần
với nghiên cứu nhất, tăng tính thực tiễn của nghiên cứu; ii) kể từ 1/1/2011, nhiều luật
và quy định có liên quan đến lĩnh vực tài chính – NH Việt Nam bắt đầu có hiệu
lực(Luật các TCTD 2010, Luật NHNN VN,…), là năm thực hiện một số cam kết khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Xử lý dữ liệu: Tác giả thu thập dữ liệu trên 37 NH TMCP Việt Nam giai đoạn
2006-2010, nhưng do có những NH mới được thành lập ở giữa giai đoạn, nên không
có số liệu của các năm trước đó, cũng như Báo cáo tài chính của một số NH chưa được
cập nhật đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn cung số liệu ở
trên. Dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng không cân bằng (Unbalanced panel data).
Tuy nhiên, để đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả khi hồi quy bằng OLS thông thường,
tác giả bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và chéo gộp chung (pooled).
2.3.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
2.3.4.1 Thống kê mô tả các biến
Dựa trên các kết quả thống kê mô tả các biến (Phụ lục 2), có thể một lần nữa
khẳng định các NH TMCP Việt Nam có một CTTC thâm dụng nợ cao, cao hơn rất
nhiều so với các DN phi tài chính khác. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình là 85,11%,
cá biệt có NH có tỷ lệ đòn bẩy lên tới 96,2% (giá trị cao nhất) và thấp nhất là 53,74%.
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản (trung bình là 1,5%, cao nhất
cũng chỉ đạt 7,09%), nhưng tài sản hữu hình chiếm gần 50% giá trị tổng tài sản (trung
bình là 44,45%). Do tổng tài sản có giá trị lớn, nên khi xét chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA) rất khiêm tốn, trung bình chỉ đạt 2,04%, trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại đạt kết quả có thể làm hài lòng các chủ sở hữu hơn, khi
ROE gấp gần 8 lần ROA, đạt 16%. Qua đây cho thấy, có thể tỷ suất sinh lợi có sự
phân biệt đáng kể giữa các NH, nhưng ngành NH vẫn là ngành có tỷ suất sinh lợi cao,
khá ổn định trong giai đoạn 2006-2010, đây là một trong những yếu tố khuyến khích
các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu NH trong giai đoạn vừa qua.
51
Tƣơng quan giữa các biến
Phụ lục 3 mô tả mối tương quan giữa các biến. Dường như, các NH lớn có
khuynh hướng có lợi nhuận (ROA) thấp hơn, sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn (cả
LEV, LTD, STD) và vì thế khuếch đại được lợi nhuận của chủ sở hữu (ROE) cao hơn.
Trong cơ cấu tài sản của các NH lớn hơn này, tỷ trọng tài sản cố định (FA) thấp hơn,
nhưng tài sản hữu hình (COLL) lại cao hơn.
Mối tương quan nghịch giữa tốc độ tăng trưởng (GRO), lợi nhuận (ROA) và
các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính cho thấy các NH có tỷ suất sinh lợi cao có xu hướng sử
dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn.
Các kết quả về sự tương quan giữa các biến quan sát của NH TMCP VN phù
hợp với các kết quả nghiên cứu về tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính trong nghiên
cứu của Reint Gropp và Florian Heider trên 200 NHTM lớn có niêm yết tại Mỹ và EU,
cũng như phù hợp với kết quả nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown về
NHTM tại các nước đang phát triển.
2.3.4.2 Ƣớc lƣợng tham số
Hàm hồi quy tổng thể
LEV = C(1) + C(2)*FA + C(3)*COLL + C(4)*ROA + C(5)*ROE + C(6)*SIZE +
C(7)*ATR + C(8)*GRO + C(9)*VOL + C(10)*LDR + C(11)*FSS(2.1)
STD = C(1) + C(2)*FA + C(3)*COLL + C(4)*ROA + C(5)*ROE + C(6)*SIZE +
C(7)*ATR + C(8)*GRO + C(9)*VOL + C(10)*LDR + C(11)*FSS (2.2)
LTD = C(1) + C(2)*FA + C(3)*COLL + C(4)*ROA + C(5)*ROE + C(6)*SIZE +
C(7)*ATR + C(8)*GRO + C(9)*VOL + C(10)*LDR + C(11)*FSS (2.3)
Sử dụng EVIEWS để xử lý các dữ liệu. Kết quả hồi quy: Phụ lục 5, thông qua
các giá trị t-Statistic và Prob. Tác giả kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số, từ
đó xây dựng các mô hình giới hạn. Kết quả hồi quy mô hình giới hạn như sau:
Hàm hồi quy giới hạn
LEV = C(1) + C(2)*ROA + C(3)*ROE + C(4)*SIZE + C(5)*ATR (2.4)
52
STD = C(1) + C(2)*FA + C(3)* ROA + C(4)* ROE + C(5)*SIZE +
C(6)*ATR+ C(7)*GRO (2.5)
LTD = C(1) + C(2)*COLL+ C(3)*ROA + C(4)*SIZE +C(5)*ATR + C(6)*GRO
+ C(7)*FSS (2.6)
Kết quả hồi quy: Phụ lục 6
2.3.4.3 Kiểm định giả thiết
Bảng 2.12: Kiểm định giả thiết các mô hình hồi quy
MH Giả thiết H0 p-value Kết luận
Kiểm định việc giới hạn của mô hình hồi quy tổng thể (Phụ lục 5)
(2.1) C(2) = C(3) = C(8) = C(9) = C(10) =
C(11) = 0
0,3898 Không bác bỏ H0. Chọn MH (2.4)
(2.2) C(3)=C(9)=C(10)=C(11) =0 0,4577 Không bác bỏ H0. Chọn MH (2.5)
(2.3) C(2)=C(5)=C(9)=C(10)=0 0,8179 Không bác bỏH0. Chọn MH (2.6)
Kiểm định khả năng giải thích của mô hình giới hạn (Phụ lục 6)
(2.4) C(2)=C(3)=C(4)= C(5)=0 0.0000 Bác bỏ H0 . Chấp nhận (2.4)
(2.5) C(2)=C(3)=C(4)= C(5)= C(6)= C(7)=0 0.0000 Bác bỏ H0 . Chấp nhận (2.5)
(2.6) C(2)=C(3)=C(4)= C(5)= C(6)= C(7)=0 0.0000 Bác bỏ H0 . Chấp nhận (2.6)
(Nguyên tắc bác bỏ: p-value>α=0,05: không thể bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại)
2.3.4.4 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến
Mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến có thể dẫn đến các hệ quả: ước lượng
các hệ số không hiệu quả do phương sai của ước lượng lớn, giá trịước lượng của các
hệ số rất nhạy cảm đối với việc tăng hoặc bớt một quan sát hoặcloại bỏ biến có mức ý
nghĩa thấp…
Qua phụ lục3, cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình là
khá thấp (<0,8). Mặt khác, qua các kết quả hồi quy của mô hình giới hạn, các mô hình
này có R
2
cao thể hiện mức độ giải thích của các biến đòn bẩy tài chính theo các biến
nhân tố cao, nhưng đồng thời tỷ số t-statistic cũng khá cao.
Như vậy, hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình, nếu có , cũng không nghiêm
trọng, hầu hết các mô hình hồi quy bội đều có tính cộng tuyến nhất định. Vì vậy, trong
53
nghiên cứu này tác giả giữ nguyên các biến để phân tích tác động của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc.
2.3.4.5Kết luận
Trong giới hạn khảo sát các biến là các nhân tố đưa vào mô hình, có 8 nhân tố
tác động đến CTTC của NH, được đại diện bằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính, đó làFA,
COLL, ROA, ROE, SIZE, ATR, GRO, FSS (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và
10%). Các nhân tố còn lại: VOL, LDR không tác động đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính (ở
mức ý nghĩa 10%).
Bảng 2.13: Tổng hợp các giả thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân
tố tác động đến CTTC NH
H Biến
Giả
thiết
LEV STD LTD
(2.1) (2.4) (2.2) (2.5) (2.3) (2.6)
H1 FA - -0.4429
-0.5938*** -0.7038** 0.1508
H2 COLL - -0.0165
0.0520
-0.0685* -0.0742*
H3 ROA - -4.7511* -4.6983* -3.7562* -3.7410* -0.9948* -1.0376*
H4 ROE +/- 0.5673* 0.6233* 0.5712* 0.5686* -0.0039
H5 SIZE + 0.0377* 0.0359* -0.0328** -0.0273** 0.0705* 0.0694*
H6 ATR +/- -0.0494*** -0.0303 0.0614** 0.0591** -0.1108* -0.1084*
H7 GRO + 0.0025
0.0066** 0.0075 -0.0041** -0.0042**
H8 VOL - 0.00001
0.0002
-0.0002
H9 LDR - 0.0003
-0.0004
0.0007
H10 FSS +/- -0.0122
0.0015
-0.0137** -0.0133**
Adjusted R2 0.762804 0.729165 0.534694 0.5359 0.649832 0.656244
Prob 0.000000 0.000000 0.000000 0.0000 0.000000 0.000000
No. Obs 141 154 141 141 141 141
Ghi chú: Mức ý nghĩa *1%, **5%, ***10%
Xu hướng tác động của biến tỷ trọng tài sản cố định (FA) đến đòn bẩy tài chính
khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bevan A.A và Danbolt, J.(2002) như đã đề
cập; FA có tương quan nghịch với nợ ngắn hạn (mức ý nghĩa 5%), có tương quan
thuận với nợ dài hạn và tổng nợ của NH (nhưng không có ý nghĩa thống kê). NH có tỷ
trọng tài sản cố định cao thể hiện sự chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
mạng lưới, hệ thống công nghệ thông tin,…vì vậy, cần các nguồn tài trợ dài hạn, mặt
54
khác, tài sản cố định cao NH càng có điều kiện thuận lợi để phát hành các chứng
khoán nợ có đảm bảo. Ngoài ra, với lợi ích từ tấm chắn thuế phi nợ mang lại, có thể
thay thế một phần vai trò của tấm chắn thuế lãi vay, vì vậy nợ và nợ ngắn hạn trong
CTTC của NH có thể giảm.
Biến tỷ trọng tài sản hữu hình trong tổng tài sản (COLL) có tương quan nghịch
(-) với nợ dài hạn (có ý nghĩa thống kê 1%), tỷ lệ thuận với nợ ngắn hạn và tỷ lệ
nghịch với tổng nợ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Các tài sản hữu hình của NH có
tỷ trọng lớn là tiền, và nhiều loại tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt cao
nên các NH có COLL lớn có xu hướng sử dụng ít nợ dài hạn hơn trong CTTC của
mình.Chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản hữu hình là các tài sản ngắn hạn, có thể đảm bảo
thanh khoản cho các NH; và trong điều kiện thị trường thuận lợi, việc cầm cố, chiết
khấu,…các loại tài sản này đem lại lợi nhuận thặng dư cho NH sẽ khuyến khích các
NH gia tăng nợ ngắn hạn trong CTTC của mình.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động (-) đối với nợ ngắn hạn, nợ
dài hạn, và tổng nợ với mức ý nghĩa thống kê cao (dưới 1%). Điều này phù hợp với lý
thuyết trật tự phân hạng (các DN thích tài trợ nội bộ hơn nguồn bên ngoài), và cũng
phù hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Các NH có tỷ suất sinh lợi
ROA cao sẽ sử dụng ít nợ hơn trong CTTC của mình.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tương quan thuận với nợ ngắn
hạn và tổng nợ (ở mức ý nghĩa 1%), tương quan nghịch với nợ dài hạn nhưng không
có ý nghĩa thống kê. Cũng như DN, các NH có tỷ suất sinh lợi ROE càng cao càng có
xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn trong CTTC của mình để khuếch đại lợi nhuận cho
các chủ sở hữu.
Quy mô tổng tài sản NH (SIZE) có tương quan thuận với nợ dài hạn và tổng nợ
NH, tương quan nghịch với nợ ngắn hạn NH (ở mức ý nghĩa 1%). Các NH càng lớn
càng dễ dàng tiếp cận và gia tăng nợ vay của mình bằng các hình thức: Tiền gửi của
khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác…
Vòng quay tài sản (ATR) có tương quan thuận với nợ ngắn hạn, nhưng có
tương quan nghịch với nợ dài hạn cũng như tổng nợ của NH. Các NH có vòng quay tài
55
sản cao thể hiện khả năng khai thác hiệu quả tài sản, vì vậy gia tăng các nguồn tài trợ
tài sản ngắn hạn để gia tăng doanh thu. Xét trong dài hạn, khi ATR cao đem lại lợi
nhuận cao cho NH, các NH có xu hướng ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ tài
sản như lý thuyết trật tự phân hạng, vì vậy tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn có
thể giảm (giảm về tỷ trọng, nhưng số tuyệt đối có thể tăng, giảm hoặc không đổi) . Và
với ý nghĩa tương tự, tốc độ tăng trưởng của NH, ở đây cụ thể là tốc độ tăng trưởng
doanh thu GRO, cũng có tương quan thuận với nợ ngắn hạn nhưng tương quan nghịch
với nợ dài hạn của NH.
Các NH có sự tham gia của cổ đông nước ngoài, gia tăng lượng vốn cổ phần,
gia tăng nguồn tài trợ cho tài sản dài hạn nên tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn
giảm. Biến FSS, có tương quan nghịch với nợ dài hạn (có ý nghĩa thống kê 5%), có
tương quan thuận với nợ ngắn hạn, tương quan nghịch với tổng nợ (nhưng không có ý
nghĩa thống kê).
Và các nhân tố còn lại tác động đến CTTC nhưng không có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%,5%, 10% là:
Biến VOL - rủi ro kinh doanh, biến LDR – tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy
động, với mục đích thể hiện rủi ro thanh khoản của NH. Hoạt động NH là hoạt động
có nhiều rủi ro, trong đó không chỉ bao gồm rủi ro kinh doanh, và rủi ro thanh khoản.
Các tính toán để xác định mức độ rủi ro của NH khá phức tạp yêu cầu các số liệu tài
chính kế toán phải minh bạch, chính xác và các yêu cầu tính toán phức tạp.
Trong điều kiện hạn chế do thu thập số liệu của tác giả, cũng như sự thiếu công
khai một cách chi tiết các số liệu tài chính của các NH TMCP VN, các biến VOL,
LDR với cách thức tính toán đơn giản có thể chưa phản ánh hết được các rủi ro của hệ
thống NH, đặc biệt là rủi ro kinh doanh và rủi ro thanh khoản, vì vậy kết quả hồi quy
cho thấy hướng tác động không phù hợp với giả thiết, và không có ý nghĩa thống kê.
Hướng nghiên cứu mở rộng:Từ hạn chế này, cần đánh giá các rủi ro của các NH
TMCP VN theo các tiêu chí do NHNN đã ban hành cũng như theo các tiêu chí mang
tính quốc tế do ủy ban Basel đã đưa ra, dựa trên một báo cáo tài chính chi tiết, chính
xác và trung thực để có một đánh giá chính xác hơn tác động của hai nhân tố này đến
56
CTTC của NH.
Để đánh giá mối quan hệ hay sự tác động qua lại giữa HQTC (được đại diện bởi
ROE) và CTTC của NH (được đại diện bởi các tỷ số đòn bẩy LEV, STD, LTD). Sau
khi phân tích các nhân tố (bao gồm ROE) tác động đến CTTC, tác giả tiến hành tương
tự đối với dữ liệu trên, sử dụng công cụ Eviews để phân tích các nhân tố (bao gồm đòn
bẩy) tác động đến HQTC của các NH theo quy mô, cụ thể như sau:
2.4 Ứng dụng kinh tế lƣợng phân tích tác động của CTTC đến HQTC các NH
TMCP VN
2.4.1 Xây dựng các biến số và giả thiết nghiên cứu
Phù hợp với thực trạng các NH TMCP VN như đã phân tích, cách trình bày số
liệu tài chính theo quy định của NHNN,cũng như khả năng thu thập số liệu của tác giả;
bên cạnh các biến số là các nhân tố đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới cũng như
ở VN đối với DN phi tài chính: đòn bẩy tài chính (LEV, STD, LTD), vòng quay tài sản
(ATR)… các biến khác và giả thuyết được xây dựng như sau:
Cho vay khách hàng (LOAN)
Biến LOAN ở đây được xây dựng không phải thể hiện doanh số cho vay khách
hàng mà là tỷ trọng của loại tài sản này trong tổng tài sản của NH. Theo như phân tích
về thực trạng CTTC của các NH TMCP VN, thấy rằng các NH có quy mô càng lớn
(các NH này có ROE lớn), thì đồng thời có sự đa dạng hóa trong tài sản cao hơn so với
các NH có quy mô nhỏ, các NH lớn không chỉ tập trung vào sản phẩm truyền thống là
cho vay, nói cách khác các NH quy mô lớn có tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng/tổng
tài sản thấp hơn các NH quy mô nhỏ.
Tuy nhiên xét ở góc độ khác, chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) trong nguồn thu
nhập của NH là thu nhập lãi. NH tăng doanh số cho vay sẽ gia tăng thu nhập lãi, từ đó
có thể cải thiện ROE của mình, ở đây cho thấy tác động dương của LOAN lên ROE.
Như vậy, giả thiết LOAN có thể có tương quan thuận (+) hoặc nghịch (-) với
HQTC – ROE của NH.
Chứng khoán đầu tƣ và kinh doanh (Security – SEC): Tương tự như biến
LOAN, đối với biến SEC, tỷ trọng tổng chứng khoán đầu tư, kinh doan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_tac_dong_den_cau_truc_tai_chinh_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_viet_nam.pdf