Luận văn Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức với Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC KÊNH HÌNH .v

DANH MỤC KÊNH SỐ .v

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài.2

3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu .2

4. Quan điểm nghiên cứu.4

5. Phương pháp nghiên cứu .5

6. Đóng góp của đề tài .6

7. Kết cấu luận văn .6

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CMCN 4.0 .7

1.1. Cơ sở lí luận.7

1.1.1. Nhận thức chung.7

1.1.2. Cách mạng công nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế của một

quốc gia.10

1.2. Cơ sở thực tiễn.13

1.2.1. CMCN 4.0 trong một thế giới thay đổi .13

1.2.2. Nhận diện các tiên đề vật chất để tiếp cận CMCN 4.0 ở Việt Nam.22

Tiểu kết Chương 1 .26

Chương 2. TÌNH HÌNH CMCN 4.0 MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC

TRÊN THẾ GIỚI .27

2.1. Châu Âu và cuộc CMCN 4.0.27

2.2. Một số nước đi tiên phong trong CMCN 4.0 .31

2.2.1. Hoa kì .31

2.2.2. Đức.33

2.2.3. Trung quốc.36

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pore, với ưu đãi về thu nhập, nhằm phát triển nền kinh tế tri thức của Singapore. Ở Singapore, doanh nghiệp được tham gia vào các nghiên cứu từ khâu đầu tiên và theo sát trong quá trình nghiên cứu, nhất là phần đánh giá, nghiệm thu kết quả. Có như thế, họ mới đủ tin tưởng để triển khai các kết quả này ra thực tiễn kinh doanh. Nổi bật nhất là phát triển các nghiên cứu về xử lý nước. Ngày nay, công nghệ xử lý nước của Singapore được coi là dẫn đầu thế giới. Cũng vì thế, năng lực đổi mới sáng tạo của Singapore đạt mức rất cao trong bảng xếp hạng toàn cầu, luôn duy trì ở trong top 10 quốc gia dẫn đầu. 2.4. Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc CMCN 4.0 2.4.1. Cộng đồng ASEAN Trước sự tác động lan tỏa của CMCN 4.0, các nước ASEAN nhận thấy sự cần thiết phải sẵn sàng đón nhận cơ hội và thách thức trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp mới này đến các nước phát triển, đặc biệt từ Đức và Hàn Quốc. Ngày 24/4/2017 các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí đồng thuận chỉ đạo các nước thành viên thực hiện với kì vọng CMCN 4.0 đem lại những cơ hội cho cả cộng đồng ASEAN nhờ những yếu tố nền tảng như IoT. AI / BigData, BigChain, in 3D, robot, điện toán đám mây. Trên thực tế, một bộ phận của CMCN 4.0 đã bắt đầu tác động đến ASEAN tại Malayxia, Philippin, Thái Lan. Nổi bật nhất là Singapo với Chiến lược xây dựng quốc đảo thông minh và kết nối trực tiếp với Mĩ, một nước có nền kinh tế sáng tạo và đang đẩy mạnh trong CMCN 4.0. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` Bảng 2.1: Xếp hạng GII 2017 của các nước ASEAN được xếp hạng STT Các nước ASEAN được xếp hạng 2014 2015 2016 2017 1 Singapo 7 7 6 7 2 Malaixia 33 32 35 37 3 Việt Nam 71 52 59 47 4 Thái Lan 48 55 52 51 5 Philippin 100 83 74 73 6 Indonesia 87 97 88 87 7 Campuchia 106 91 95 101 Nguồn: GCI 2014, 2015, 2016, 2017, WIPO ASEAN phải làm gì để tận dụng lợi thế của cuộc CMCN 4.0? ASEAN với dân số 630 triệu người và độ tuổi trung bình chỉ 25 tuổi có lực lượng lao động trẻ. Trong Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) vừa được tổ chức tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo của khu vực đã tuyên bố: "CMCN 4.0 là cơ hội và động lực để ASEAN trở thành khu vực kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và EU. Vậy, ASEAN nên làm gì để có được những lợi thế vượt trội do CMCN 4.0 mang lại? Để hiện thực hóa tuyên bố của các nhà lãnh đạo, ban đầu, các quốc gia thành viên ASEAN nên kết nối với nhau trên tinh thần của những người làm việc cùng nhau, cùng nhau phát triển". Đầu tiên, CMCN 4.0 là cuộc cách mạng Internet với sự bùng nổ của các sản phẩm xuyên biên giới. ASEAN cần phát triển một cơ chế chung cho phép việc áp dụng chính sách sandbox (thử nghiệm để tự phát triển trong phạm vi không gian và thời gian nhất định) cho các sản phẩm 4.0 và các mô hình kinh doanh mới. Châu Âu có một mô hình tương tự. Đó là Nền tảng Sáng kiến Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` gia Châu Âu, Trong đó, mỗi sản phẩm 4.0 sẽ được thử nghiệm trong các môi trường chính sách khác nhau, ở các quốc gia khác nhau dưới dạng sandbox. Thứ hai, ASEAN cần tạo ra một thị trường chung dựa trên sự tương đồng về văn hóa và kết nối địa lý để đưa các sản phẩm 4.0 vào thực tiễn. Ví dụ, các quốc gia trong khu vực sông Mê Kông, nơi có nhiều cảnh quan đẹp, vùng đất màu mỡ, người dân thông minh, chăm chỉ và kết nối giao thông tốt, có thể cùng nhau tạo ra một khu vực Mekong 4.0. Trong khu vực này, chính phủ sẽ tập trung phát triển các công nghệ mới để áp dụng trong ngành nông nghiệp, du lịch, hậu cần và CNTT. Đây là những ngành mà các nước khu vực sông Mê Kông có lợi thế. Thứ ba, ASEAN phải có một số doanh nghiệp lớn, dẫn đầu về CMCN 4.0 trong khu vực. Những doanh nghiệp này cần được cung cấp với điều kiện thuận lợi để phát triển ở cấp khu vực. Một số nước ASEAN đã có thể phát triển các giải pháp và sản phẩm công nghiệp 4.0 và đạt được thành công tại quốc gia của họ. Và từ đây, họ phải mở rộng kinh doanh tại thị trường khu vực, các doanh nghiệp ASEAN này sẽ phát triển lớn hơn. Grab là một ví dụ điển hình. Cuối cùng, để tận dụng cơ hội tuyệt vời này, các nước ASEAN phải chung tay với tinh thần "cùng làm việc, cùng phát triển" để tạo ra một ASEAN kỹ thuật số: Một thị trường chung ASEAN, Một khung chính sách ASEAN cho CMCN 4.0, Một ASEAN roaming chung giá cước, Một trường đại học ICT ASEAN, Một trung tâm đổi mới ASEAN, Một trung tâm an ninh mạng ASEAN, v.v. [25 (iii)}. 2.4.2. Sự sẵn sàng bứt phá của Việt Nam trước CMCN 4.0 Rất lấy làm tiếc tại Báo cáo của WEF, Việt Nam đứng ở mức thấp nhất theo các chỉ số tiếp cận CMCN 4.0. Qua đó người ta có thể nghĩ rằng Việt Nam chưa thật sẵn sàng CMCN 4.0. (Bảng 2.1 / 2.2). Tại Bảng 2.1 là thứ hạng trên 100 quốc gia, thứ hạng càng thấp thì ngôi vị càng cao và ngược lại. Bảng dưới đây trích ra vài số liệu (thứ hạng tính trên 100 quốc gia) liên quan đến giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` và khoa học. Về phẩm chất đại học, Việt Nam đứng hạng 75/100 (thực ra, điểm là 0), trong khi đó Malaysia và Indonesia, thậm chí Philippines cũng hơn Việt Nam về điểm này. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên ngay cả về phẩm chất giáo dục khoa học và toán học Việt Nam cũng đứng hạng 68/100 (điểm chỉ 3.7), thấp hơn tất cả các nước cùng trình độ trong vùng như Thái Lan (hạng 66/100), Malaysia (16), Indonesia (35) và Philippines (60) Bảng 2.2: So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số ĐMST của Việt Nam qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017 2013 2014 2015 2016 2017 (vị trí từng tiểu chỉ số/141 nước và vùng lãnh thổ) (vị trí từng tiểu chỉ số/128 nước và vùng lãnh thổ) (vị trí từng tiểu chỉ số/127 nước và vùng lãnh thổ) Nhóm tiểu chỉ số đầu vào của ĐMST 89 100 78 79 71 1. Thể chế/Tổ chức 122 121 101 93 87 2. Nguồn nhân lực, nghiên cứu 98 89 78 74 70 3. Cơ sở hạ tầng 80 99 88 90 77 4. Trình độ phát triển của thị trường 73 92 67 64 34 5. Trình độ phát triển kinh doanh 67 59 40 72 73 Nhóm tiểu chỉ số đầu ra của ĐMST 54 47 39 42 38 6. Đầu ra công nghệ và tri thức 51 49 28 39 28 7. Đầu ra sáng tạo 66 58 62 52 52 Tỷ lệ hiệu quả ĐMST 17 5 9 11 10 Chỉ số ĐMST 76 71 52 59 47 Nguồn: GCI 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017, WIPO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` Về chỉ số sáng tạo công nghệ và giáo dục Việt Nam đứng thứ hạng thấp 9/10. Tình hình cũng như vậy với các chỉ số về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation) / Công nghệ nền (Technology Platform) / Năng lực sáng tạo / Nguồn lực con người, tính trên 100 tương ứng 90/ 92 / 77/ 70. Phải chăng bức tranh ảm đạm nói trên cản trở những ý chí quyết tâm không bỏ lỡ cơ hội cuộc cách mạng lần này. Còn đó nỗi đau lịch sử vì bỏ qua cơ hội các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Mọi người đều kì vọng CMCN 4.0 đến với Việt Nam bằng sự cuốn hút về IoT/AI/BigData, điện toán đám mây hay BlockChain. Vẫn biết chúng ta kém hơn các nước trong vùng về chỉ số bằng sáng chế. Riêng công bố khoa học tính trên dân số Việt Nam cao hơn Indonesia và Philippin. Về tỉ số bằng sáng chế tính trên dân số Việt Nam cao hơn Indonesia và Philippines. Dường như người Việt Nam hiểu rõ sự tác động của CMCN 4.0. Trên khía cạnh khác của vấn đề, trong nhóm thành viên mới của ASEAN, gồm Việt Nam/Lào/Campuchia/Myanma - gọi tắt là CLMV - cũng bắt đầu chú trọng nâng cao năng lực chuẩn bị cho CMCN 4.0. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành xong DA chuyển đổi băng thông rộng làm cơ sở triển khai Chính phủ điện tử/Thương mại điện tử/Phòng chống thiên tai. Theo đó, 95% lãnh thổ sẽ được phủ sóng 3G/4G cũng như kết nối băng thông rộng cố định cho hơn 40% hộ gia đình và thuê bao cá nhân. Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN đã tổ chức TECHFEST để tập hợp các nhà phát minh sáng chế, doanh nhân, các nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ truyền thông. Với hơn 47 triệu USD dành cho nghiên cứu các yếu tố nền tảng AI / IoT / BigChain. Trong khuôn khổ hợp tác với các nước Phần Lan, Đức, Australia, UNICEF, WB đang tiến hành thí điểm các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ hướng trọng tâm các doanh nghiệp khởi nghiệp và các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, ICT... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` Giờ đây, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các sáng kiến CMCN 4.0 và sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên khác trong khu vực. Về hoạch định chính sách, Việt Nam đang hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới để thành lập Trung tâm liên kết 4.0 có trụ sở tại Việt Nam. Việt Nam mong muốn sự tham gia của tất cả các nước thành viên ASEAN vào trung tâm. Đó là nền tảng “Do-tank”, thay vì “think-tank”. Các nước thành viên ASEAN cũng có thể cử đại diện sang làm việc và tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm để phát triển khung chính sách cho các mô hình kinh doanh hoặc công nghệ mới như thanh toán di động, kinh tế chia sẻ hay dữ liệu mở. Về cơ sở hạ tầng viễn thông, Việt Nam sẽ thử nghiệm 5G vào năm 2019 và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác trong việc phát triển công nghệ 5G. Trong chương trình Make in Vietnam, Việt Nam tập trung phát triển các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất các thiết bị IoT, thiết bị viễn thông, Chipset 5G, camera giám sát,... Việt Nam sẵn lòng hợp tác với các nước trong ASEAN để thành lập liên doanh và các nhà máy sản xuất sản phẩm CNTT-TT. Đặc biệt, Việt Nam sẽ mở và chia sẻ tất cả các bí quyết công nghệ với các quốc gia khác để tất cả các quốc gia thành viên ASEAN có thể làm chủ các thiết bị đảm bảo an ninh mạng quốc gia. Với chủ trương khi thế giới triển khai 5G thì Việt Nam cũng sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G, ngay từ đầu năm 2019, Bộ TT&TT đã triển khai cấp phép tần số cho các doanh nghiệp để triển khai thử nghiệm 5G tại Hà Nội và TPHCM. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên ASEAN khác, và các quốc gia đi tiên phong trong CMCN4.0, để triển khai 5G và thúc đẩy chuyển đổi số. Khi cuộc Cách mạng Kỹ thuật số hay cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 diễn ra, tương lai không cần phải nằm trên dòng chảy của quá khứ. Với tư duy mới, phi truyền thống và không tuần tự, các nước ASEAN sẽ có cơ hội. Cả chính phủ và doanh nghiệp đều cần một bước đột phá về tư duy, trong hoạch định chính sách và phương pháp điều chỉnh [26 (iii)]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` Tiểu kết Chương 2 1. Với vai trò dẫn đầu CMCN 4.0, Liên minh Châu Âu có tham vọng lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của toàn khối bằng việc đề ra nhiều chương trình, DA đổi mới công nghệ hiện đại trên cơ sở và nguyên tắc mới của nền công nghiệp AI / IoT. BigData. Đáng chú ý là Ba Lan, một thành viên EU đã sớm nhận ra vai trò CMCN 4.0 bằng việc tập trung vào các ngành có hàm lượng trí tuệ cao, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác than, sắt, muối khoáng và lao động với giá tương đối thấp. 2. Trong số các nước đi tiên phong trong CMCN 4.0, Mĩ luôn ở vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế sáng tạo. CMCN 4.0 sẽ giữ cho họ ở vị trí dẫn đầu thế giới. Đức là quê hương của Công nghiệp 4.0 với việc thiết kế lại các quy trình công nghệ trên nền tảng AI/IoT/ Điện toán đám mây. Nổi bật sau hai nước nói trên là Trung Quốc với tham vọng chuyển đổi một Trung Quốc công xưởng thế giới sang Trung Quốc chế tạo/thiết kế tầm cỡ thế giới trên nền tảng mới. 3. Trong số các nước công nghiệp phát triển và mới nổi như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo đi đầu trong công nghiệp sáng tạo. Các nước đang phát tiển mới nổi như Ấn Độ, Braxin, Mehico, Thổ Nhĩ Kì... đều có bước tiến lớn trong phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao. 4. Đi đầu trong lĩnh vực CMCN 4.0 ở Đông Á là Hàn Quốc, Đài Loan với nhiều DA công nghệ trên nền tảng CPS với tham vọng cạnh tranh với ngay cả các nước lớn như Mĩ, Nhật, Úc... Ở ĐNA là Singapor với Chương trình xây dựng quốc đảo này có nền kinh tế thông minh. Theo hướng này, Malaixia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam đang triển khai DA chuyển đổi số với mạng 5G và phát triển kinh tế số. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CMCN 4.0 Ở VIỆT NAM 3.1. Những cơ hội và thách thức từ CMCN 4.0 đối với Việt Nam 3.1.1. Cơ hội và thách thức Đối với Việt Nam, một số ngành nghề ở Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 có thể bị tác động tiêu cực, như nhóm ngành năng lượng, công nghiệp chế tạo, dệt may, điện tử. Một số lĩnh vực cũng có cơ hội tăng trưởng nếu đi đúng hướng và bắt được nhịp, như du lịch, thương mại nội địa, ICT, giáo dục, y tế, xây dựng, chính phủ điện tử. Vấn đề là kế hoạch tái cơ cấu phải phù hợp và khách quan và phù hợp với xu thế mới. Trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế tại Việt Nam hồi tháng 11/2016, một quan chức của FPT cho rằng, cuộc CMCN 4.0 mang tên “Cách mạng số” khiến diện mạo, cách ứng xử và phong cách lao động của con người thay đổi theo. Và theo khảo sát mới đây của Mỹ về sự phát triển kinh tế số trong tương lai thì Việt Nam cũng được xếp vào nhóm nước “đột phá” khi có cơ hội lớn để trở nên nổi bật về nền kinh tế số. Trước những cơ hội và thách thức của cuộc CMCN 4.0, Việt Nam cần thúc đẩy hoạt động công nghệ sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp nhằm tạo ra những thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng kinh tế số và triển khai rộng rãi 5G. CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển để nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Tại buổi triển lãm “Vietnam Manufacturing Expo (VME) 2017” với nội dung “Công nghiệp sản xuất Việt Nam - hành trình hướng tới ngành công nghiệp 4.0”, Giám đốc điều hành công ti ReedTradex (Thái Lan), cho rằng nhờ triển khai CMCN 4.0 Việt Nam sẽ kì vọng giảm 3,6% chi phí sản xuất và tăng hiệu suất 4,1% / năm cho các doanh nghiệp do sự nhạy bén của các doanh nhân, sự thông minh và lành nghề của công nhân lao động. Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa và kết nối, tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` đời sống KTXH, quá trình hội nhập quốc tế; đặc biệt khi Việt Nam triển khai hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như CPTPP, các FTA với các nước châu Âu, Liên minh kinh tế Á - Âu...thì việc bắt kịp xu hướng mới, giúp nâng cao hiệu quả của việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[16 (iii)]. Tuy vậy, ở Việt Nam, CMCN 4.0 vẫn còn nằm ở dạng khái niệm, và chính phủ, các doanh nghiệp hay người lao động vẫn chưa định hình chính xác được sự tồn tại của cuộc cách mạng này trong quá trình phát triển của đất nước. Và điều kiện cần để một quốc gia sẵn sàng đón nhận lực do sự lan tỏa của CMCN 4.0 trong chiến lược tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên, khi chúng ta vẫn chưa thực sự đi vào giai đoạn chín muồi của cuộc CMCN 4.0 thì việc chủ động thay đổi chính sách phát triển cần nhiều thời gian để thích ứng. Ngoài ra, đối mặt với CMCN 4.0 sẽ là vô vàn thách thức cho Việt Nam khi những yếu tố mà chúng ta đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, ngành nước ta có lợi thế về lao động như dệt may, sản xuất thực phẩm chế biến vốn là nhưng ngành và lĩnh vực sản xuất sử dụng lao động, phù hợp với lợi thế tài nguyên và lao đông, được thay thế bởi những lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo có thể tác động tới. Không chỉ việc làm ở trong các ngành sản xuất bị ảnh hưởng ngay cả với các công việc cần trí tuệ của con người như giáo dục, y tế, dịch vụ. Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho tăng trưởng, nhưng chất lượng chưa tương xứng với tốc độ tăng về quy mô, về mức độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn chưa được đào tạo nghề và chuyên môn kĩ thuật. Bức tranh không mấy sáng sủa, nếu không nói là, tiềm ẩn nhiều rủi ro do nhiều tiêu chí đang ở mức độ thấp lao động phổ thông không có chuyên môn kĩ thuật/ lao động đã qua đào tạo nghề / lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp / lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, tương ứng 82,28 % / 4,84 % / 3.61 % / 8,26%. Đến năm 2016, con số này chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` giảm khoảng 3% tương ứng với số lao động không có CMKT chiếm đến 78,6% lực lượng lao động, trong đó có đến hơn 37 triệu lao động ở nông thôn và hơn 17,5 triệu lao động ở thành thị. Cả nước chỉ có khoảng 10,9 triệu người có việc làm, tương ứng với 20,6%, đã được đào tạo. Có sự chênh lệch đáng kể về tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 24,4% (thành thị là 37,2% và nông thôn là 12,8%). Tương tự như vây, trong giai đoạn 2005-2015, mặc dù lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có giảm, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp giảm từ 55,09% năm 2005, xuống 45,19% năm 2015; lần lượt công nghiệp tăng từ 17,59% lên 21,78%; dịch vụ tăng từ 27,32% lên 33,03%. Điều này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trước sự lan tỏa của CMCN 4.0. 3.1.2. Phương châm hành động: Bây giờ hoặc không bao giờ Cần có phương châm hành động là “bây giờ hoặc không bao giờ”, vì cơ hội chỉ đến một lần và không bao giờ quay lại. Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Cấp cao về Công nghệ thông tin Việt Nam - VietNam ICT Summit 2018.[26(iii)]. Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, khiến tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp biến đổi mạnh mẽ, kể cả cách ứng xử của con người. CMCN 4.0 hình thành và phát triển trong quá trình tích hợp của hàng loạt công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc tạo ra bước phát triển nhảy vọt của nhân loại, xóa bỏ dần các giới hạn truyền thống về khan hiếm nguồn lực, làm thay đổi không gian kinh tế - xã hội theo hướng hòa trộn giữa không gian vật lý và không gian số. Có thể nói, cơ hội là rất rõ ràng. Theo nghiên cứu sơ bộ của Công ty tư vấn BCG cho thấy, CMCN 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 8- 18 tỷ USD mỗi năm, là động lực để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như thúc đẩy các nỗ lực cải cách hiện nay mà Chính phủ đang thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên đến với một quốc gia thụ động chờ đợi, thụ động tiếp nhận những thay đổi do cuộc cách mạng đem lại. Ngược lại, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực, quyết liệt đổi mới, sáng tạo, thực hiện hàng loạt chương trình cải cách trên 4 yếu tố nền tảng và 4 trụ cột chuyển đổi. Chúng ta không chỉ tiếp nhận, tận dụng cơ hội mà còn phải tạo ra cơ hội mới với tư duy và phương châm hành động là “bây giờ hoặc không bao giờ”. Vì cơ hội chỉ đến một lần và không bao giờ quay lại. Bốn (04) yếu tố nền tảng gồm: Đột phá về thể chế; phát triển và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phát triển nguồn nhân lực. Cơ sở dữ liệu quốc gia cần phải được nhanh chóng xây dựng và phát triển một cách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế về lưu trữ, phân tích, kết nối, lưu chuyển, tiếp cận và khai thác sử dụng thông tin. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đi đôi với chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0 theo hướng đào tạo kỹ năng đa ngành. Người lao động phải được trang bị nhiều loại kỹ năng đa dạng để thích ứng với môi trường thời đại 4.0 và dễ dàng dịch chuyển công việc phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở 4 yếu tố nền tảng trên, chúng ta cần thúc đẩy chuyển đổi quản trị và sản xuất theo 04 trụ cột sau đây: Thứ nhất, chuyển đổi nền quản trị quốc gia, trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử, dần tiến tới Chính phủ số và phát triển thành phố thông minh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế bằng các công nghệ hiện đại; giảm thiểu chi phí tuân thủ và tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp trong các ngành kinh tế mới. Thứ hai, chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng thông minh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn; áp dụng phổ biến các phương thức kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` dịch vụ ship hàng online door - to - door... Thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới kết hợp với khuyến khích và hỗ trợ phát triển các công ty công nghệ trong nước; hỗ trợ nâng cao kỹ năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận, áp dụng các công nghệ, các mô hình quản lý và kinh doanh phổ biến trong thời đại 4.0 để họ tiếp cận được thị trường toàn cầu. Thứ ba, áp dụng các công nghệ và phương thức tổ chức kinh doanh của CMCN 4.0 để nhanh chóng chuyển đổi sản xuất trong các ngành có lợi thế, có tiềm năng phát triển, có thể đóng góp lớn vào phát triển đất nước, ví dụ như: Sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ hậu cần - Logistics, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, giáo dục... Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp để phát triển các công nghệ tiên tiến, giúp Việt Nam vượt lên ở một số lĩnh vực của công nghệ 4.0. đặc biệt là nghiên cứu triển khai trí tuệ nhân tạo, chế tạo thông minh, an ninh mạng... Hệ sinh thái phải được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, trong đó, hạt nhân là chuỗi các Trung tâm đổi mới sáng tạo theo các mô hình tốt nhất thế giới. Các trung tâm đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái như đã đề cập phải là nơi sống, làm việc tốt, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút các tài năng công nghệ 4.0. Đó sẽ là nơi kiến tạo và phát triển năng lực công nghệ quốc gia, tạo ra những sản phẩm công nghệ “Made in Việt Nam” và “Made by Việt Nam”. Đó cũng là cách để chúng ta vươn lên hàng đầu trong các ngành, lĩnh vực công nghệ mà Việt Nam có tiềm năng, lợi thế. 3.2. Định hướng và một số giải pháp phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt của Việt Nam trong CMCN 4.0 3.2.1. Tổng quan về định hướng tái cơ cấu nền kinh tế trong CMCN 4.0 Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để hưởng lợi từ cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, để tận dụng được thời cơ cho phát triển bền vững, Việt Nam cần có những định hướng phù hợp để tái cơ cấu nền kinh tế gắn với cuộc cách mạng này. Trong bối cảnh CMCN 4.0, Việt Nam cần định hướng tái cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ` trên một số lĩnh vực chủ đạo như: chuyển dịch cơ cấu lao động; thu hút đầu tư FDI; sự sẵn sàng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất ngành, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế Đối với cơ cấu lao động, một số ngành nghề và lĩnh vực của Việt Nam dự báo có nguy cơ bị robot thay thế là lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải kho bãi; giáo dục đào tạo và y tế Theo dự báo, đến năm 2025, có khoảng 42,8 triệu người lao động thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh bởi CMCN 4.0 và sẽ có khoảng 31 triệu lao động cần được đào tạo mới hoặc đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu về tay nghề/kỹ năng. Trong lĩnh vực công thương, Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam chưa đạt được nhiều mục tiêu khi thu hút FDI, đơn cử như: tỷ lệ nội địa hóa, việc nâng cao trình độ quản lí, tay nghề cho đội ngũ lao động; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như không cải thiện được nhiều năng lực cạnh tranh nội tại của các ngành sản xuất công nghiệp trong nước Bên cạnh đó, với xu hướng siêu tự động hóa và sự tham gia của các robot thông minh, thế hệ mới, có khả năng tùy chỉnh cao, CMCN 4.0 sẽ có những tác động lớn trong việc thay đổi mô hình tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp chính của Việt Nam trong thời gian tới. Theo dự báo, đến năm 2025, có khoảng 42,8 triệu người lao động thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh bởi CMCN 4.0 và sẽ có khoảng 31 triệu lao động cần được đào tạo mới hoặc đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu về tay nghề/kỹ năng. Hệ lụy tất yếu sẽ diễn ra là năng lực đầu tư, đổi mới hoạt động sản xuất và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi công nghệ và thị trường của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ. Trong bối cảnh CMCN 4.0, Việt Nam cần phải có chiến lược thu h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cach_mang_cong_nghiep_4_0_co_hoi_va_thach_thuc_voi.pdf
Tài liệu liên quan