MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6
I. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 6
1. Khái niệm 6
2. Những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 8
3. Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 10
II. Khái quát về doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam 13
1. Tất yếu khách quan của sự hình thành và phát triển doanh nghiệp Nhà nước 13
2. Quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước 16
3. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 20
3.1 Vị trí của DNNN 20
3.2 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường 22
CHƯƠNG II: CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ QUÁ TRÌNH TẤT YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 25
I. Quá trình cải cách DNNN 25
1. Các biện pháp đã được triển khai thực hiện 25
1.1 Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN 25
1.2 Sắp xếp, tổ chức lại các DNNN 28
1.3 Thực hiện cổ phần hoá các DNNN 33
2. Kết quả 35
2.1 Kết quả của việc đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN 35
2.2 Kết quả của việc sắp xếp, tổ chức lại các DNNN. 36
2.3 Một số kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa các DNNN 38
3. Thực trạng DNNN hiện nay 42
3.1 Về số lượng, cơ cấuvà quy mô của DNNN 42
3.2 Về năng lực hoạt động của DNNN 47
II Nguyên nhân của những yếu kém tồn tại 54
1. Nhận thức về vị trí, vai trò của DNNN 54
2. Cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN còn nhiều hạn chế 56
3. Năng lực hoạt động của các DNNN còn nhiều hạn chế. 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CẢI CÁCH DNNN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ 65
I Phương hướng 65
1.Mục tiêu của cải cách DNNN 65
1.1 Một số quan điểm chủ yếu về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 65
1.2 Phương hướng cải cách 71
II Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 76
1 Nâng cao năng lực của các DNNN 76
1.1 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đối với DNNN 76
1.2 Hiện đại hóa công nghệ trong các DNNN 77
1.3 Nâng cao năng lực quản lý trong các DNNN 77
1.4 Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động trong các DNNN 78
1.5 Lành mạnh hóa tình hình tài chính của DNNN 79
2. Đổi mới tổ chức quản lý hệ thống DNNN 80
2.1 Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN 81
2.2 Thực hiện chế độ công ty đối với các DNNN và tổ chức Công ty đầu tư tài chính Nhà nước 82
2.3 Đổi mới mô hình tổng công ty Nhà nước 85
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với DNNN 88
3.1 Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN 88
3.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN 96
3.3 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước đối với DNNN 100
KẾT LUẬN 101
PHỤ LỤC 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê đến cuối năm 2001 giá trị tài sản của các DNNN như sau: tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 374,6 ngàn tỷ đồng; tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 193,6 ngàn tỷ đồng, bình quân một DNNN có khoảng 102,7 tỷ đồng.
Nhìn chung phần lớn các DNNN đều có quy mô vốn không lớn (thậm chí có thể nói là nhỏ), nếu so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài thì quá bé. Do vậy, để có được những tập đoàn kinh tế mạnh làm nòng cốt, có khả năng cạnh tranh quốc tế cần phải có những giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các DNNN.
b) Về công nghệ và năng lực cạnh tranh của DNNN
Quá trình thực hiện các biện pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với DNNN thời gian qua đã có tác động tích cực đến việc đổi mới trang thiết bị và hiện đại hóa công nghệ. Theo đánh giá của các chuyên gia kỹ thuật, trình độ công nghệ của các DNNN đã có tiến bộ đáng kể.
Kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê ở thời điểm 01/04/2001 cho thấy, đến cuối năm 2001 cả nước có 15,64% DNNN được trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến ngang với trình độ của khu vực và quốc tế, 79,21% DNNN có trình độ công nghệ ở mức trung bình và 5,15% DNNN có công nghệ lạc hậu. Trong đó số lượng DNNN do địa phương quản lý có trình độ công nghệ lạc hậu lớn hơn 3,25 lần số DNNN cùng loại do trung ương quản lý (xem biểu 2.7).
Biểu 2.7. Trình độ công nghệ của các DNNN năm 2001
DNNN
Tổng số
Trình độ công nghệ
Tiên tiến
Trung bình
Lạc hậu
Cả nước
5.531
865
4.381
285
Tỷ lệ
100
15,64
79,21
5,15
Trung ương
1.877
397
1.413
67
Tỷ lệ
100
21,15
75,28
3,57
Địa phương
3.654
468
2.968
218
Tỷ lệ
100
12,81
81,23
5,97
Nguồn
Đối với các DNNN trong ngành công nghiệp, trình độ tự động hóa và cơ khí hóa cao hơn so với các DNNN thuộc ngành kinh tế khác. Các DNNN do Trung ương quản lý, trình độ tự động hóa và bán tự động hóa đạt 7,95%, trình độ cơ khí và bán cơ khí là 60.1%. Chỉ số này trong các DNNN đã cổ phần hóa tương ứng là 24,23% và 63,63%. Các DNNN có vốn đầu tư nước ngoài các chỉ số này đạt mức cao hơn, tương ứng là 62,93% và 35,71% (xem biểu 2.8).
Biểu 2.8 Trình độ công nghệ của DNNN công nghiệp
(Điều tra tại thời điểm 30/6/2000)
Loại DNNN
Tổng số DNNN
Trình độ công nghệ (%)
Tự động hóa
Bán tự động hóa
Cơ khí
Bán cơ khí
Thủ công
1. DNNN trung ương
569
3,15
4,80
37,08
23,02
1,93
2. DNNN địa phương
1.252
2,80
29,87
26,52
33,15
7,67
3. Công ty cổ phần có vốn nhà nước
33
3,03
21,21
27,27
36,36
12,12
4. DNNN liên doanh với đối tác nước ngoài
294
12,93
50,00
24,83
10,88
1,36
Nguồn [9]
Kết quả của việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất đã làm cho năng lực hoạt động của các DNNN từng bước được cải thiện, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một số DNNN đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Nhiều DNNN đã có sản phẩm xuất khẩu và chiếm lĩnh được thị phần ở nhiều nước trên thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam. Thương hiệu hàng hóa của các DNNN Việt Nam đã gây được sự chú ý của thị trường thế giới như các sản phẩm của ngành dệt – may, giầy – da và các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm (xem biểu 2.9).
Biểu 2.9. Năng lực cạnh tranh quốc tế của DNNN
(Điều tra tại thời điểm 01/04/2001)
DNNN
Tổng
DNNN đã xuất khẩu
DNNN có triển vọng xuất khẩu
Tổng
Nguyên nhân
Tổng
Nguyên nhân
Chất lượng
Giá cả
Thông tin
Khác
Chất lượng
Giá cả
Thông tin
Khác
Cả nước
3300
1931
741
614
320
256
1369
491
369
244
265
Tỷ lệ %
100
38,4
31,8
16,6
13,3
100
35,9
27,0
17,8
19,4
Trung ương
1564
916
344
294
147
131
648
242
179
105
122
Tỷ lệ %
100
37,6
32,1
16,0
14,3
100
37,3
27,6
16,2
18,8
Địa phương
1736
1015
397
320
173
125
721
249
190
139
143
Tỷ lệ %
100
39,1
31,5
17,0
12,3
100
34,5
26,4
19,3
19,8
Nguồn
Từ thực tế của các DNNN đã xuất khẩu cho thấy khả năng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố đó là chất lượng và giá cả sản phẩm, hàng hóa của DNNN (chiếm 70,2%). Trong khi đó khả năng xuất khẩu do nắm bắt được thông tin và các yếu tố khác chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 29,8%). Đối với các DNNN có triển vọng xuất khẩu cũng có kết quả tương ứng. Điều đó chứng tỏ rằng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN cần phải chú trọng tới việc đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (xem biểu 2.8 và 2.10).
Biểu 2.10. Năng lực cạnh tranh DNNN công nghiệp theo thị trường
(Điều tra tại thời điểm 30/6/2000)
Loại DNNN
Năng lực cạnh tranh
I. Thị trường trong nước
Dành ưu thế
Chưa vững chắc
Không cạnh tranh được
1.DNNN do Trung ương quản lý.
2.DNNN do địa phương quản lý.
3.Công ty cổ phần có vốn nhà nước.
4.DNNN liên doanh với đối tác nước ngoài.
26,93
34,42
39,4
49,32
58,79
56,47
48,50
46,94
14,28
9,11
12,1
3,74
II. Thị trường ngoài nước
Đã xuất khẩu
Triển vọng xuất khẩu
Không có khả năng xuất khẩu
1.DNNN do Trung ương quản lý.
2.DNNN do địa phương quản lý.
3.Công ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước.
4.Liên doanh DNNN với đối tác nước ngoài.
36,91
32,99
36,4
48,9
24,25
14,61
24,2
34,7
38,84
52,40
39,4
16,3
Nguồn: Bộ Công nghiệp
Nhìn chung trình độ công nghệ của các DNNN còn rất hạn chế, theo số liệu điều tra của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại nhiều DNNN thuộc 7 ngành năm 2000 cho thấy, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của các DNNN ở Việt Nam lạc hậu nhiều so với thế giới (từ 10 đến 30 năm). Kết quả của một cuộc điều tra khác do Viện Khoa học bảo hộ lao động thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tiến hành cùng thời kỳ cho thấy có đến 76% máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 60 và trên 70% trong số đó đã hết thời gian khấu hao. Riêng ngành công nghiệp 10 năm qua mới đầu tư đổi mới công nghệ được khoảng 15 – 18% giá trị tài sản cố định. Trong khi đó, với nhiều cách lý giải khác nhau một số DNNN vẫn nhập máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ lạc hậu. Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2001, mới chỉ có 236 DNNN trong tổng số 400 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/9000 [20, tr.31].
c) Về lao động trong các DNNN
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy đến tháng 12 năm 2001 tổng số lao động trong các DNNN của cả nước là 1.944.328 người (trong đó lao động nữ có 777.769 người, chiếm 40%), bình quân một doanh nghiệp có 351 lao động. Các DNNN do trung ương quản lý có 1.191.751 lao động, chiếm 61,29%; DNNN do địa phương quản lý có 752.577 lao động, chiếm 38,71%. Quy mô lao động trong các DNNN rất khác nhau, có những đơn vị sử dụng tới hàng nghìn lao động (chiếm 6,49%), ngược lại có những DNNN chỉ có dưới 10 lao động làm việc (chiếm 0,95%). Số DNNN sử dụng từ 50 lao động đến 200 lao động chiếm 40,44%; DNNN sử dụng từ trên 200 lao động đến 500 lao động chiếm 23,07% [21].
Nhìn chung về trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các DNNN cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Theo kết quả điều tra điểm của Tổng cục Thống kê, cho thấy trong tổng số lao động đang làm việc trong các DNNN có khoảng 60% đã qua đào tạo cơ bản, có trình độ tay nghề tương đối khá. Trong lĩnh vực xây dựng, số lượng kỹ sư vững vàng về chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn có khả năng thực hiện những công trình có độ phức tạp cao như xây dựng cầu lớn, xây dựng các công trình thủy điện của quốc gia, xây dựng dân dụng lớn… chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động của các DNNN ngành xây dựng.
Đội ngũ giám đốc của các DNNN hầu hết đã qua đào tạo bậc đại học và sau đại học. Nhiều người trong số họ đã được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công nghệ và quản trị kinh doanh (xem biểu 2.12).
Bên cạnh đó, lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một gánh nặng lớn đối với các DNNN. Không ít DNNN tăng số lao động vượt quá nhu cầu thực tế; thêm vào đó, bộ máy quản lý cồng kềnh làm cho năng suất lao động giảm, chi phí trung gian cao (đối với ngành sản xuất xi măng chi phí này là 60% chi phí sản xuất). Mặt khác, cơ chế chính sách hiện hành chưa tạo điều kiện thúc đẩy các DNNN tích cực giải quyết số lao động dôi dư. Trong khi đó, các DNNN lại rất thiếu lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao. Hiện tại, phần lớn số lao động làm việc trong các DNNN chưa qua đào tạo hoặc làm việc trái với ngành nghề đã đào tạo nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Việc trả công lao động chưa gắng với năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của DNNN nên dẫn đến một nghịch lý là tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
Biểu 2.11 Trình độ lao động trong các DNNN ngành công nghiệp
(Điều tra tại thời điểm 30/6/2000)
Loại DNNN
Theo trình độ đào tạo (%)
Trên đại học
Đại học, cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Trình độ khác
1.DNNN do trung ương quản lý
0,06
7,91
7,70
42,49
41,84
2.DNNN do địa phương quản lý
0,03
5,51
5,25
17,71
70,51
3.Công ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước
0,05
7,89
7,91
14,74
69,42
Nguồn: Bộ Công nghiệp
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 100.000 lao động dư dôi từ quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN, nhưng không bố trí được việc làm, cũng như vẫn chưa được hưởng chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Năm 2000, số lao động không có việc làm thường xuyên và mất việc ở các DNNN khoảng 20%, có DNNN lên tới 40% [26, tr.10]. Số liệu điều tra của Ban kinh tế Trung ương tại 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đến tháng 6/1999 số lao động không bố trí được việc làm của DNNN là 41.807 người, chiếm 6,08% số lao động hiện có của các DNNN này. Trong đó, DNNN trung ương là 4,14%, DNNN địa phương là 8,82%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động không bố trí được việc làm trên 20% là: Yên Bái 28,5%; Hải Dương 28,36%; Hà Tây 23,31%; từ 10 – 20% là: Thanh Hóa 19,11%; Ninh Bình 18,45%; Lai Châu 17,39%; Hà Giang 15,95%; Cao Bằng 15,05% … [20, tr.32]
d)Về tổ chức và quản lý của các DNNN
Trình độ quản lý của DNNN hiện nay đã đạt mức trung bình khá so với các nước trong khu vực. Tình trạng quản lý DNNN theo kiểu hành chính giảm dần và phương thức quản lý kinh tế dần dần đi vào nề nếp và phát huy tác dụng. Nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp của nước ngoài đã được áp dụng và mang lại kết quả tốt.
Bộ máy quản lý DNNN từng bước được cải tiến và hoàn thiện. Chế độ giám đốc đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN được định hình và hoàn thiện. Tính chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN được tăng cường. Cơ chế tổ chức và hoạt động các phòng ban chức năng cũng được cải cách theo hương linh gọn, hiệu quả.
Phương tiện quản lý DNNN cũng được hiện đại hóa và pháp lý hóa. Máy tính được sử dụng phổ biến ở các DNNN, một số DNNN đã bước đầu ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động kinh doanh, thiết kế mẫu và quảng cáo các sản phẩm; công tác tài chính, quản trị DNNN từng bước được tin học hóa ở hầu hết các DNNN.
e)Tình hình tài chính và công nợ của các DNNN
Công nợ của DNNN hiện nay là quá lớn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi ngày càng tăng. Năm 2002, trong số 15,1% nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước thì DNNN chiếm 74,8% đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Năm 1996 tổng nợ là 174.797 tỷ đồng, đến năm 2002 đã lên tới 288.900 tỷ đồng, tăng 65% (nợ phải thu là 86.300 tỷ đồng, bằng 70%; nợ phải trả là 202.300 tỷ đồng) bằng 160% tổng vốn nhà nước trong các DNNN [1].
II Nguyên nhân của những yếu kém tồn tại
Những mặt hạn chế, yếu kém của DNNN có nhiều nhân tố tác động ở mức độ khác nhau, song chủ yếu là những nguyên nhân sau:
1 Nhận thức về vị trí, vai trò của DNNN
Nhận thức chưa đầy đủ và thống nhất về vị trí, vai trò của DNNN trong kinh tế nhà nước từ đó đi đến việc phát triển số lượng DNNN một cách ồ ạt, nhiều nơi còn coi trọng số lượng hơn chất lượng, hiệu quả và cho rằng DNNN phải chiếm tỷ trọng lớn, phải có mặt và chi phối ở hầu hết các sản phẩm, các lĩnh vực, các ngành kinh tế thì mới làm được vai trò chủ đạo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã xác định nhiệm vụ những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là: "cần xúc tiến xây dựng một cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách mạng XHCN trong thời kỳ quá độ. Trên cương lĩnh đó, sẽ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển khoa học – kỹ thuật [11, tr.41,42]. Theo V.I Lê-nin thì thời kỳ quá độ là chặng đường dài "suốt cả thời kỳ đó (thời kỳ quá độ), trong chính sách của chúng ta, lại chia nhỏ thành nhiều bước quá độ nhỏ nữa" [27]. Nhiệm vụ quan trọng ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ là phải phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Đối với Việt Nam là nước đi lên XHCN từ cơ sở vật chất của thời kỳ nửa phong kiến và tiền tư bản thì nhiệm vụ này lại càng quan trọng và cấp thiết. Để phát triển lực lượng sản xuất xã hội trong thời kỳ quá độ thì không chỉ vai trò của các DNNN mà còn có sự đóng góp nguồn lực quan trọng của các thành phần kinh tế khác. Như vậy, vị trí của DNNN chỉ ở một số ngành, lĩnh vực và có số lượng nhất định trong kinh tế nhà nước để đóng vai trò điều chỉnh nền kinh tế. Song từ thực tiễn, lịch sử hình thành và phát triển DNNN ở Việt Nam cho thấy, DNNN được hình thành từ tư tưởng về CNXH là đồng nghĩa với chế độ công hữu trên quy mô toàn quốc để xây dựng CNXH. Nhà nước đã ra sức mở rộng hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, thu hẹp và cải tạo khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy DNNN ở nước được thành lập một cách ồ ạt, ở khắp các ngành, các lĩnh vực và chiếm một tỷ trọng rất cao trong nền kinh tế. Thực trạng về DNNN hiện nay là di sản của cả một quá trình lịch sử lâu dài với nhận thức sự tồn tại của DNNN một cách chủ quan, duy ý chí. Hơn nữa DNNN lại tồn tại và phát triển trong một cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng mấy chục năm nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, cả khu vực DNNN cồng kềnh và đã bộc lộ tất cả những yếu kém về hiệu quả SXKD. Việc nhận thức lại sự cần thiết tồn tại DNNN ở những lĩnh vực nào và xử lý khu vực DNNN hiện tại như thế nào nhằm tăng hiệu quả của chúng là không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn, mà cần phải một thời gian dài. Đến nay DNNN vẫn nhiều về số lượng, nhỏ về quy mô, đầu tư dàn trải, ngành nghề hoạt động chồng chéo ngay trên cùng một địa bàn. Do nhiều về số lượng, Nhà nước không thể quan tâm, đầu tư cho tất cả các DNNN vì nguồn lực có hạn. Từ những luận chứng trên đây cho thấy, việc tồn tại một số lượng lớn DNNN và hầu hết là với quy mô nhỏ như hiện nay là không phù hợp và tất yếu các doanh nghiệp này hoạt động sẽ kém hiệu quả. Do vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2005 cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp sắp xếp quyết liệt hơn nữa để giảm số lượng DNNN xuống còn khoảng dưới 2000 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
2 Cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN còn nhiều
hạn chế
i)Về thể chế kinh tế thị trường mới được hình thành nên còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo pháp luật, cạnh tranh bình đẳng và các quan hệ kinh tế được thực hiện theo quan hệ cung cầu… Cạnh tranh trong cơ chế thị trường chính là động lực để phát triển và đồng thời cũng là điều kiện để đào thải những doanh nghiệp yếu kém về năng lực hoạt động. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức coi trọng vai trò của DNNN nên quá chú trọng đến việc phát triển các DNNN, làm giảm hoặc mất đi sự đóng góp về tư liệu sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân cũng như sự cạnh tranh lành mạnh giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để cùng phát triển và đóng góp được nhiều hơn cho sự tăng của lực lượng sản xuất xã hội.
ii)Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên vừa tạo sự gò bó cho doanh nghiệp đồng thời vẫn tạo thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của doanh nghiệp vào Nhà nước. Điều đó, được thể hiện trên các mặt như sau:
- DNNN chưa được tự chủ huy động, sử dụng vốn.
DNNN chưa được tự chủ quyết định đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế, trả lương, trả thưởng; còn bị hạn chế trong xử lý tài sản, vật tư ứ đọng, chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch.
DNNN chưa được tự chủ quyết định tổ chức, bố trí cán bộ quản lý, xử lý lao động dôi dư.
Chính sách thuế của Nhà nước chưa chú trọng đầy đủ đến nuôi dưỡng nguồn thu và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Việc trả lương, thưởng hiện nay trong các DNNN vẫn được thực hiện theo các bảng lương cố định. Cơ chế này có nhược điểm là không gắn giữa hiệu quả hoạt động của DNNN với mức độ đóng góp của những người trực tiếp làm ra kết quả lao động đó, do đó không tạo ra động lực để khuyến khích người lao động cũng như khó có thể tuyển chọn được cán bộ giỏi (có trình độ hiểu biết, năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp) bổ sung vào đội ngũ cán bộ quản lý DNNN.
Cải cách hành chính chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, chưa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; còn nhiều thủ tục gây khó khăn, phiền hà, tốn kém và làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
iii)Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý, sử dụng DNNN.
Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau, từ đó xuất hiện nhu cầu phải thiết lập khung thể chế pháp luật rõ ràng, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp trước pháp luật. Song trên thực tế, vướng mắc chủ yếu hiện nay là chưa phân định rõ thẩm quyền của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu; quyền của đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp và quyền sử dụng vốn; quyền chủ động kinh doanh của DNNN. Vấn đề này được lý giải rằng doanh nghiệp của Nhà nước thì đương nhiên Nhà nước là chủ sở hữu. Song hai chữ "Nhà nước" là chủ sở hữu là rất chung, ở đây ai là người đại diện Nhà nước: Chính phủ, Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, giám đốc doanh nghiệp, tập thể lao động hay là tất cả. Trên thực tế ai là chủ sở hữu đích thực của DNNN vẫn chưa được phân định rõ ràng. Tình trạng "vô chủ" trong DNNN vẫn là một thực tế. Về mặt pháp lý, tập thể lao động ở DNNN được Nhà nước giao quyền làm chủ những tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế họ không có lợi ích gì khi thực hiện tư cách là những người chủ. Điều này lý giải tại sao các DNNN hoạt động kém hiệu quả hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi quyền lợi của họ được gắn chặt hơn với chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong thành phần của HĐQT có giám đốc và một số thành viên khác là cán bộ của Bộ chủ quản và hoặc cơ quan quản lý chức năng. Về thực chất, HĐQT vẫn không giải quyết được vấn đề chỉ rõ ai là chủ đích thực của DNNN. Những người tham gia HĐQT hoặc ở trong hoặc ở ngoài doanh nghiệp cũng chỉ là những người làm công ăn lương cho Nhà nước, đại diện một cách hình thức cho lợi ích của nhà nước. Hơn nữa, hội đồng quản trị bao gồm nhiều thành viên. Tình trạng chịu trách nhiệm tập thể vẫn không thể khắc phục. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ông Chủ tịch hội đồng quản trị hay ông giám đốc phải chịu trách nhiệm? Do vậy việc lập HĐQT để khắc phục tính vô chủ trong DNNN là không thay đổi được thực chất của vấn đề, tuy rằng tổ chức bộ máy DNNN có hội đồng quản trị là cải tiến một bước trong việc phân tách quyền sở hữu và quyền quản lý và sử dụng tài sản của DNNN. Mặt khác ở một số doanh nghiệp, HĐQT được lập ra cũng chỉ là hình thức, giám đốc biến HĐQT thành công cụ để thể hiện dân chủ một cách hình thức. Ngược lại cũng có những doanh nghiệp do hoạt động của HĐQT "mạnh" nên xẩy ra mâu thuẫn giữa giám đốc và HĐQT mà thực chất là chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm người.
iv)Cơ chế bổ nhiệm đối với giám đốc các DNNN hiện nay là một cản trở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Thực tế chỉ ra rằng, cơ chế bổ nhiệm giám đốc không khuyến khích giám đốc phát huy năng lực cho sự phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. ít giám đốc áp dụng những quyết định đầu tư mang tính chiến lược dài hạn mà họ quan tâm thường xuyên hơn tới lợi ích trước mắt. Bởi vì theo cơ chế hiện nay giám đốc là người có quyền quyết định tất cả, cho nên thành bại của DNNN phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực, trình độ và phẩm chất của giám đốc. Nếu giám đốc có năng lực, hết lòng vì việc chung thì DNNN phát triển và ngược lại giám đốc thiếu năng lực thì doanh nghiệp hoạt động sẽ kém hiệu qủa. Giám đốc có năng lực nhưng lại vì lợi ích cá nhân thì DNNN biến thành kho báu để khai thác làm giàu cho cá nhân. Nhiều giám đốc trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Họ mạo danh vì lợi ích của Nhà nước đứng ra quyết định tất cả. Thực chất họ hành động vì lợi ích của Nhà nước đứng ra quyết định tất cả. Nhiều hợp đồng ký kết về đầu tư, liên doanh liên kết, cung ứng sản phẩm do giám đốc ký đã mang lại những khoản lỗ lớn cho Nhà nước nhưng mang lại những khoản lợi khổng lồ cho bản thân họ.
3.Năng lực hoạt động của các DNNN còn nhiều hạn chế.
i)Quy mô vốn của doanh nghiệp nhỏ, đầu tư dàn trải, hiệu suất sử dụng vốn thấp. Tình trạng thiếu vốn của DNNN là phổ biến và nghiêm trọng. Nhiều DNNN không thể vay vốn được vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư. Nếu dùng vốn ngắn hạn để đầu tư thì không có hiệu quả. Số DNNN thua lỗ hầu hết là những DNNN có quy mô nhỏ, ít vốn, hiệu quả sử dụng lao động thấp. Phân tích số liệu tổng hợp của 5.068 DNNN trong thời gian 3 năm từ 1995 – 1997, cho thấy số DNNN bị lỗ 3 năm liền chiếm 40.3% số DNNN, vốn sản xuất kinh doanh chiếm 3,8%, doanh thu đạt 1,7%, tỷ lệ nộp ngân sách là 3,8%; số lỗ lũy kế bằng 38% số vốn nhà nước tại các DNNN này. Trong số DNNN bị lỗ 3 năm liền, doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 30,6%; từ 1-3 tỷ đồng chiếm 34,1%; từ 3-10 tỷ đồng chiếm 23,3% và trên 10 tỷ đồng chiếm 12%.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số DNNN bị lỗ năm 1996 là 21%, 1997: 17%, 1998: 25%, 1999: 17%. Tập trung phần lớn ở các DNNN địa phưong như số DNNN thuộc Nam Định bị lỗ là 46%, Thái Bình 35%, Hà Nam 33%, Hải Phòng 21%, Bà Rịa – Vũng Tàu 21%… Năm 2000, số DNNN thực sự kinh doanh có hiệu quả chiếm 40%; số chưa có hiệu quả, khi lỗ khi lãi và lãi cũng chỉ là tượng trưng là 40%; số DNNN không có hiệu quả, bị lỗ liên tục là 20%. Theo số liệu của Ban đổi mới DNNN Trung ương, số DNNN làm ăn thua lỗ ngày một tăng: năm 1993 là 8%, năm 1995 là 16%, năm 1996 là 21%, năm 2000 là 20% (xem đồ thị 2.3)
Đồ thị 2.3 Tỷ lệ DNNN kinh doanh thua lỗ
Nguồn: Bộ tài chính
Số DNNN có lãi cả 3 năm là 59,7%; chiếm 67% số vốn, 80% doanh thu, 91% số lãi và 79% số nộp ngân sách của khu vực DNNN; trong số DNNN lãi 3 năm liên tục số có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 18%, vốn từ 1-3 tỷ chiếm 29%, từ 3-10 tỷ chiếm 28%, trên 10 tỷ chiếm 25%
Năm 2001, các DNNN trực thuộc Bộ công nghiệp 20% thực sự có lãi và cạnh tranh tốt, 20% lỗ, còn 40% là bấp bênh, nếu hạch toán đầy đủ thì có thể lỗ hoặc không có lãi. DNNN thuộc ngành nông nghiệp lỗ 34%, thuộc ngành thủy sản lỗ 45%.
ii) Trình độ công nghệ thiết bị của DNNN rất lạc hậu. Do công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ nên tiêu hao vật chất nguyên liệu lớn, chất lượng kém. Có không ít DNNN cũ kỹ, rách nát, lạc hậu, tồn tại một cách lay lắt và không có khả năng đổi mới công nghệ. Nhiều DNNN ở trong tình trạng khó sắp xếp vì sáp nhập thì không doanh nghiệp nào nhận, mà giải thể thì khó giải quyết chế độ xã hội. Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng cấp quản lý không tuyên bố phá sản.
Do thiết bị, công nghệ lạc hậu nên các DNNN của Việt Nam chưa tạo được nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, sản phẩm mũi nhọn có hàm lượng chất xám và công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay cả trên thị trường trong nước như sắt thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng, đường thô… Các mặt hàng này có mức giá cao hơn từ 20 – 40% so với hàng hóa nhập khẩu cùng loại. Sản phẩm dệt may có lợi thế là giá thuê nhân công rẻ, nhưng chất lượng và giá thành sản phẩm cũng không có sức cạnh tranh so với một số nước trong khu vực. Ví dụ, ngành sản xuất xi măng ở Việt Nam nhiều năm qua nhập máy móc, thiết bị lỗi thời, đặc biệt là xi măng lò đứng từ Trung Quốc, chi phí cao, hiệu quả thấp. Tỷ lệ khấu hao cao hơn gấp đôi so với nhiều nước khác trong khu vực kéo theo giá xi măng ở Việt Nam cao hơn 39% giá xi măng nhập khẩu từ Thái Lan. Theo tính toán của các chuyên gia Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) thì sau khi thỏa thuận của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực, xóa bỏ hạn ngạch nhập và giảm thuế nhập khẩu xuống một nửa sẽ đưa giá xi măng của Thái Lan xuống thấp hơn nữa (rẻ hơn khoảng 59% giá xi măng của Việt Nam) [44, tr.19 – 20]. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với ngành xi măng Việt Nam nói riêng và các DNNN ở Việt Nam nói chung nếu không có biện pháp tích cực đổi mới công nghệ và thiết bị, giảm các chi phí sản xuất trung gian khác để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ không có khả năng cạnh tranh được đối với các hàng hóa của các nước trong khu vực, chưa nói tới nhiều nư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B4.doc