Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở ủy ban nhân dân huyện Đắk tô, tỉnh Kon Tum

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH

CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG

1.1. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính . 10

1.1.1. Thủ tục hành chính. 10

1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính. 14

1.2. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành

chính . 21

1.2.1. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính. 21

1.2.2. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.24

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi, quy trình giải quyết thủ tục

hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân cấp

huyện. 27

1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa . 27

1.3.2. Phạm vi tiếp nhận và quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ

phận Một cửa cấp huyện . 29

1.3.3. Tiêu chí đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế

một cửa, một cửa liên thông. 36

Tiểu kết chương

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở ủy ban nhân dân huyện Đắk tô, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủ tục hành chính nói riêng là không ngừng cải thiện mối quan hệ nhà nước - công dân - thể hiện qua việc nâng cao sự hài lòng của tổ chức, công dân đối với cơ quan nhà nước. Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành quyết định 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2014 về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”, sau đó được thay thế tại Quyết định số 2064/QĐ- BNV ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê quyệt đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020”. Các yếu tố đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịnh vụ hành chính công: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; thủ tục hành chính; công chức giải quyết công việc; kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; với 22 tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong trường hợp giao dịch trực tiếp tại cơ quan hành chính/Bộ phận TN&TKQ. 1.3.3.3. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC. Ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa nền HCNN là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Trên cơ sở đó, hình thành hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, nâng cao chất lượng, 39 hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC không chỉ quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (máy tính, máy in, camera..) tại bộ phận một cửa, đồng thời cần đầu tư nâng cấp hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác cải cách thủ tục hành chính như: Phần mềm một cửa điện tử, phần mềm esam, hệ thống thư điện tử công vụ... qua đó, tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, có thể ngồi tại nhà, tại nơi làm việc để giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan hành chính. Tóm lại, thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhìn chung đã được áp dụng tại chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp huyện ở nước ta trong thời gian khá lâu. Các quy định pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu cơ bản đã dần được hoàn thiện, xác định rõ phạm vi, quy trình thực hiện, trách nhiệm của các bên. Việc thực hiện đúng theo cơ chế sẽ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát quy trình giải quyết TTHC, tiết kiệm được thời gian, công sức, tin cậy vào cơ quan hành chính nhà nước. Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nước. Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng công vụ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân. 40 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương này, tác giả luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận chung nhất về TTHC, cải cách TTHC, đây là cơ sở quan trọng để làm rõ một số vấn đề lý luận về cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt, tập trung phân tích rõ quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân cấp huyện. Qua phân tích những vấn đề lý luận về cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có thể nhận thấy: một cửa, một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân kiểm tra, giám sát các thủ tục, quy trình, lệ phí đóng theo quy định, tiết kiệm được thời gian, công sức và yên tâm, tin cậy vào cơ quan hành chính nhà nước, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nước. Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức...do đó, tiếp tục cải cách để hoàn thiện cơ chế này luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp quan tâm, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Như vậy, có thể đánh giá các nội dung được trình bày tại chương 1 đã hoàn thành được mục đích, yêu cầu đặt ra, những vấn đề lý luận và pháp lý nêu trên sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá thực trạng về việc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện cụ thể. 41 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM 2.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội – yếu tố ảnh hƣởng đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô Đắk Tô là một huyện miền núi nằm ở Bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố Kon Tum 42 km theo đường Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên là 50.640,67 ha; dân số toàn huyện tính đến ngày 31/12/2015 là 10.434 hộ, với 43.020 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số 5.216 hộ, với 23.558 khẩu, chiếm 54,76% tổng dân số. Địa hình huyện Đắk Tô chủ yếu là đồi, núi. Phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phía Nam và phía Đông giáp huyện Đăk Hà, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi và huyện Sa Thầy. Có các trục giao thông quan trọng như Quốc lộ 40B, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên xã, liên thôn (đường bê tông hoặc cứng hóa đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới khoảng 166km, đường đất khoảng 128km), tạo nên một hệ thống giao thông đường bộ thông suốt đáp ứng lưu thông cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đi qua địa bàn đến các huyện Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Đăk Hà và Sa Thầy. Huyện Đắk Tô hiện có 08 xã và 01 thị trấn, trong đó có 05 xã thuộc khu vực III; 01 xã thuộc khu vực II; 02 xã và thị trấn thuộc khu vực I; trên địa bàn huyện có 05 xã và 8 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn đang được đầu tư hỗ trợ từ Chương trình 135 giai đoạn III. 2.1.1. Tình hình kinh tế Theo báo cáo của UBND huyện Đắk Tô, về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2019 [23]. 42 Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2019: 7.030 ha, đạt 101,7% kế hoạch. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ước thực hiện là 10.156 ha, đạt 100,8% so với kế hoạch, tăng 1,4% so với cùng kỳ, trong đó, cà phê trồng mới 216 ha, đạt 432,9% so với kế hoạch. Thực hiện đột phá lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm sắn với Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đắk Tô với tổng diện tích 281 ha; hình thành được 02 cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu liên kết với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum với tổng diện tích trên 25 ha (Cánh đồng Đăk No, xã Ngọc Tụ: 10,1 ha; cánh đồng Đăk Dé, xã Đăk Rơ Nga trên 15 ha); phối hợp với Viện thuỷ lợi Việt Nam xây dựng 01 mô hình tưới tiết kiệm nước theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm; phối hợp với Công ty NTHH Đầu tư Thái Nông xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ sinh học với diện tích 05 ha; phối hợp với Công ty TNHH Sáu Sao, thành phố Hồ Chí Minh để liên kết đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn xã Văn Lem (đã trồng được 14ha cây thảo quả dưới tán rừng). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước 9 tháng đầu năm 2019 đạt 540.000 triệu đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 72% so với kế hoạch, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước tính thực hiện 9 tháng đầu năm 485.000 triệu đồng, đạt 66,4% kế hoạch, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước ước tính thực hiện 9 tháng đầu năm (15/9/2019) 220.170 triệu đồng đạt 70,4% dự toán tỉnh, huyện giao. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tính cân đối: 71.831 triệu đồng, đạt 72,7% dự toán tỉnh, huyện giao (trong đó điều tiết huyện hưởng: 60.400 triệu đồng, đạt 74,7% dự toán huyện giao). Tổng chi ngân sách nhà nước ước tính thực hiện 9 tháng đầu năm 204.960 triệu đồng, đạt 69,5% dự toán huyện giao. Chi cân đối ngân sách huyện 203.228 triệu đồng đạt 82,7% dự toán huyện giao. Tính đến 20/9/2019 đã giải ngân được 34.103/61.134 triệu đồng, đạt 50,3% kế hoạch vốn. UBND huyện đã phê duyệt quyết toán 24 công trình, tổng giá trị quyết toán 43 44.957 triệu đồng, số công trình chưa quyết toán 03 công trình (trong đó: 01 công trình hoàn thành quý II/2019 đang được thẩm tra; 02 công trình đã hoàn thiện hồ sơ để trình phê duyệt). Cấp xã phê duyệt 46 công trình, giá trị quyết toán 13.319 triệu đồng, chưa phê duyệt 09 công trình (hiện đã hoàn thiện hồ sơ quyết toán để trình phê duyệt). Đến nay, huyện Đắk Tô có 03 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM (Diên Bình, Tân Cảnh, Kon Đào) đạt 75% so với mục tiêu thực hiện đến năm 2020. Nhìn chung, kinh tế nói chung của huyện chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm chủ lực của huyện chủ yếu là cây cao su, cây cà phê và cây sắn. Các ngành kinh doanh, dịch vụ của huyện cũng kém phát triển. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, đến nay tháng 10 năm 2019, toàn huyện có 10/24 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện đề ra, 13 chỉ tiêu đạt trên 80% [10]. 2.1.2. Tình hình văn hóa, xã hội Tổng hợp Báo cáo của UBND huyện Đắk Tô, về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2019 cho thấy: Năm học 2018- 2019, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, đặc biệt là đối với giáo dục vùng khó khăn. Duy trì bền vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non ở 9/9 xã, thị trấn; tiếp tục củng cố vững chắc và duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Toàn huyện có 9/9 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, có 8/9 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ; đến nay, toàn huyện có 25/38 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 65,8%, tăng 4 trường đạt chuẩn so với năm 2018. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Hoạt động văn hóa ở cơ sở, nhất là phong 44 trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện tiếp tục được triển khai ở các cấp gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới và phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Đến nay, toàn huyện có có 57/67 thôn, khối phố được công nhận văn hóa, đạt tỷ lệ 85,1%. Có 94 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận văn hóa là 37 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 39,3%. Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 trên địa bàn huyện, theo đó tổng số hộ nghèo chung toàn huyện là 1.394 hộ, chiếm tỷ lệ 12% so với tổng số hộ dân toàn huyện (giảm 2,14% so với cuối năm 2017), trong đó có 1.274 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 21,37% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện; Số hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập: 1.143 hộ, chiếm tỷ lệ 9,83% so với tổng số hộ dân toàn huyện. Tóm lại, với kết quả đạt được về kinh tế - xã hội nêu trên đã tạo các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng trên một số nội dung nhất định như: sự ổn về chính trị; tạo việc làm, tăng thu nhập, đầu tư có sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cải cách THCC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông muốn đạt hiệu quả phải chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và phản ánh đúng đắn nhu cầu của người dân và các tổ chức ở địa phương, đặc biệt là, các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Nhận thức đầy đủ, toàn diện về các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, xác định những điểm đặc thù của địa phương, sẽ giúp xác định mục tiêu cải cách phù hợp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, xác định cách thức, lộ trình thực hiện các mục tiêu cải cáchdo đó, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng. 45 2.2. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô 2.2.1. Thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành 2.2.1.1. Hình thành và phát triển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính nhà nước ở các địa phương, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, UBND huyện Đắk Tô đã xây dựng Đề án số 21/ĐA-UBND, ngày 28/9/2007 về việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND Huyện Đắk Tô. Xác định thực hiện áp dụng cải cách TTHC theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông trên các lĩnh vực sau [27]: Lĩnh vực đất đai được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông; Các lĩnh vực áp dụng theo cơ chế một cửa gồm: Hộ tịch; Lao động, thương binh xã hội; Cấp giấy phép xây dựng; Cấp giấy phép kinh doanh cho hộ cá thể. Thực hiện Đề án số 21/ĐA-UBND, ngày 28/9/2007 của UBND huyện, để tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC cho các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND huyện, UBND huyện đã bố trí phòng làm việc riêng và mua sắm trang thiết bị dành cho bộ phận một cửa; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có lĩnh vực áp dụng cơ chế một cửa (Hộ tịch; Lao động, thương binh xã hội; Cấp giấy phép xây dựng; Cấp giấy phép kinh doanh cho hộ cá thể) phân công cán bộ, công chức trực tại bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ TTHC; phân công công chức của Phòng Tư pháp phụ trách bộ phận một cửa. Sau 02 năm hoạt động, do số lượng hồ sơ tiếp nhận ít, gây lãng phí về con người, cơ sở vật chất, do đó, năm 2009 UBND huyện Đắk Tô đã chỉ đạo chuyển việc tiếp nhận các TTHC về các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (Ví dụ: lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sẽ nộp đơn trực tiếp tại Phòng Công thương và sẽ lấy kết quả tại Phòng Công thương), nên Bộ phận 46 Một cửa dừng hoạt động, các trang thiết bị được trang bị như máy tính, máy in được chuyển về các cơ quan chuyên môn để sử dụng; bàn ghế, tủ đựng tài liệu được bố trí cho Phòng Tư pháp sử dụng. Đến năm 2011, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum về công tác cải cách hành chính, UBND huyện Đắk Tô đã phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, theo đó, Văn phòng HĐND-UBND huyện được giao chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đồng thời UBND huyện phê duyệt dự án đầu tư trụ sở làm việc của Bộ phận Một cửa huyện và trụ sở tiếp công dân. Sau khi dự án trụ sở làm việc của Bộ phận Một cửa huyện và trụ sở tiếp dân huyện hoàn thành và đưa vào sử dụng, ngày 30/10/2013, UBND huyện Đắk Tô đã ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động và quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả của “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thuộc Văn phòng HĐND-UBND huyện Đắk Tô. Theo đó, có 62 nội dung công việc và TTHC (thuộc 09 lĩnh vực: Đất đai, môi trường; tư pháp; xây dựng; quy hoạch; hạ tầng kỹ thuật; thương mại; xây dựng cơ bản; đăng ký kinh doanh; chính sách xã hội) được tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận TN&TKQ của UBND huyện, trong 62 TTHC có 38 thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa, 24 thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, công tác giải quyết TTHC tại Bộ phận TN&TKQ cấp huyện, cấp xã được thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định tại Nghị định của Chính phủ. UBND huyện đã chỉ đạo, đôn đốc tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Cụ thể như: UBND huyện đã kịp thời ban hành Công văn số 93/UBND, ngày 27/02/2018 về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả giải 47 quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 04/KH-UBND, ngày 14/01/2019 của UBND huyện về kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện năm 2019; Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 16/4/2019 về tuyên truyền công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Tô năm 2019. Ngoài ra, cũng đã chỉ đạo công tác kiểm soát TTHC thông qua Kế hoạch công tác cải cách hành chính nhà nước hàng năm (Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 25/12/2017 về thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Tô năm 2018; Kế hoạch số 68/KH-UBND, ngày 28/12/2019 về thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Tô năm 2019), trong đó chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung về TTHC, thực hiện cơ chế một cửa. Đồng thời, tham gia cùng với Hội đồng kiểm tra, đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính nhà nước hàng năm của huyện kiểm tra công tác kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để tham mưu chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát TTHC. Năm 2019, UBND huyện xác định 08 nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai thực hiện: (1) Kiện toàn hệ thống cán bộ, công chức làm công tác đầu mối kiểm soát TTHC tại UBND huyện và UBND các xã, thị trấn. (2) Niêm yết công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và niêm yết công khai nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. (3) Công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện trên trang Thông tin điện tử huyện. (4) Xử lý phản ánh, kiến nghị đối với các quy định hành chính. (5) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị. (6) Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra hoạt động cải cách TTHC, kiểm soát TTHC; gửi báo cáo kết quả kiểm tra. (7) Tăng cường thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC trên Trang Thông tin điện tử huyện. (8) Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất để triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn huyện [24]. Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/4/2018, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Quy chế để thực hiện tại Bộ phận TN&TKQ huyện, đồng thời đã tổ chức họp lấy ý kiến trước khi ban hành Quy 48 chế. Hiện nay, đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 2966/KH-UBND, ngày 08/11/2019 về triển khai Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum trước khi ban hành. 2.2.1.2. Tổ chức nhân sự và đầu tư trang thiết bị - Về nhân sự: UBND huyện bố trí 05 cán bộ, công chức chuyên trách tại Bộ phận TN&TKQ và giao cho Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện quản lý bộ phận này. Việc chi trả phụ cấp cho cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được thực hiện theo quy định của UBND tỉnh với mức trợ cấp theo quy định là 280.000 đồng/1 người/1 tháng. Đội ngũ công chức trực tiếp làm việc tại Bộ phận TN&TKQ số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của công việc, trình độ chuyên môn tập trung vào một số lĩnh vực liên quan nhiều đến người dân như: đất đai, xây dựng, môi trường, tư pháp – hộ tịchCông chức được thường xuyên tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng để có thể trang bị thêm nhiều thông tin, kiến thức cần thiết cho công việc. Đồng thời tổ chức việc giao lưu học hỏi những đơn vị bạn, học hỏi những sáng kiến hay mô hình mới hữu ích, nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho đơn vị mình. Trách nhiệm của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và không ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc của tổ chức và công dân. Nắm chắc và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan. Không ngừng chủ động cập nhật thông tin, tài liệu, văn bản pháp luật và tự giác bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Không có hành vi kéo dài thời gian, gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu đối với tổ chức và công dân. Có thái độ làm việc nghiêm túc, tiếp tổ chức, công dân đúng văn hoá giao tiếp khi có yêu cầu giải quyết công việc. - Về trang thiết bị: Bộ phận TN&TKQ được tổ chức theo mô hình một cửa điện tử hiện đại, được trang bị 08 máy tính, (trong đó 05 máy phục vụ công tác chuyên môn, 01 máy phục vụ hệ thống xếp hàng tự động, 01 máy phục vụ việc 49 tra cứu thủ tục hành chính, 01 máy hiển thị kết quả giải quyết thủ tục hành chính), trong đó có một máy chủ để kết nối thông tin giám sát quá trình giải quyết TTHC liên thông giữa UBND các xã, thị trấn và UBND huyện; 02 máy in, 01 máy scan; 02 màn hình tivi hiển thị hình ảnh quay camera. Áp dụng các phần mềm hệ thống quản lý và điều hành văn bản, phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm quản lý Tư pháp - Hộ tịch, phần mềm tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông điện tử dùng chung...hệ thống kết nối mạng Internet, 100% máy tính được kết nối mạng nội bộ. Bên cạnh đó, Bộ phận TN&TKQ còn được bố trí màn hình tra cứu thông tin, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống lấy phiếu tự động, nhiều hàng ghế ngồi chờ, bàn để viết dành cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch, các tủ đựng hồ sơ, tài liệu01 bảng công khai các TTHC và các tiện nghi như quạt, đèn điện chiếu sáng... Bắt đầu từ năm 2016, UBND huyện đã triển khai phần mềm Một cửa điện tử eGate, để thực hiện việc công khai tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC trên trang Thông tin điện tử huyện và Cổng dịch vụ công của huyện, tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, UBND huyện đã chỉ đạo dừng triển khai phần mềm Một cửa điện tử eGate và Cổng dịch vụ công của huyện, nên việc công khai tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC trên Trang Thông tin điện tử huyện đến nay không còn thực hiện [25]. Bộ phận TN&TKQ được bố trí thuận lợi, đặt tại trung tâm UBND huyện thuận lợi cho công dân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm. Phòng làm việc rộng rãi, thoải mái, có diện tích khoảng gần 100m2. Các quầy giao dịch thông thoáng được đặt ở chính giữa là diện tích rộng nhất, bố trí 04 quầy giao dịch tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau, có kính ngăn cách. 50 2.2.2. Thực trạng thực hiện các tiêu chí đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông 2.2.2.1. Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả Hiện nay, tại trụ sở UBND cấp huyện đã bố trí phòng làm việc với những trang thiết bị cần thiết cho bộ phận TN&TKQ, đồng thời phân công, bố trí công chức có đủ trình độ chuyên môn làm việc trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ, chỉ đạo thường xuyên rà soát các quy định về TTHC thuộc lĩnh vực chuyên môn. Một số lĩnh vực, công việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của UBND huyện Đắk Tô:  Lĩnh vực quản lý đất đai;  Lĩnh vực xây dựng;  Lĩnh vực Tư pháp, hộ tịch;  Lĩnh vực đăng ký kinh doanh;  Lĩnh vực bảo trợ xã hội Đến hiện tại, bộ phận TN&TKQ tại UBND huyện Đắk Tô đã áp dụng việc tiếp nhận, theo dõi và giải quyết TTHC nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, hạn chế hẹn gây phiền hà cho các tổ chức và công dân đến liên hệ công tác. Kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên một số lĩnh vực: Năm Lĩnh vực 2015 2016 2017 2018-2019 Tổng số TTHC UBND huyện tiếp nhận và trả kết quả 487 hồ sơ 430 hồ sơ 458 hồ sơ 1497 hồ sơ Lĩnh vực bảo trợ xã hội (hồ sơ) 84 1 3 0 51 Lĩnh vực đăng ký kinh doanh (hồ sơ) 144 180 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_theo_co_che_mot_cua_mot.pdf
Tài liệu liên quan