ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT.
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, yêu cầu.
4. Phạm vi đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC THUẬT NGỮ:
CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH.
1.1. Khái niệm về tính biểu hiện của chủ đề.
1.1.1. Khái niệm về chủ đề.
1.1.2. Biểu hiện của chủ đề.
1.2. Khái niệm về chủ đề ám ảnh.
CHƯƠNG 2
TÁC GIẢ NAM CAO
2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
2.1.1. Cuộc đời.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
2.2. Quan điểm sáng tác.
2.2.1. Quan điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.2.2. Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.3. Nam Cao với làng Đại Hoàng.
2.4. Hai loại đề tài trong sáng tác của Nam Cao.
2.4.1. Đề tài về người nông dân nghèo.
2.4.2. Đề tài về người trí thức tiểu tư sản nghèo.
CHƯƠNG 3
CÁI ĐÓI – VẤN ĐỀ BAO TRÙM TRONG NHIỀU TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945.
3.1 Cái đói và chết đói – hiện tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao.
3.1.1. Cái đói – vấn đề cái ăn và sự tồn tại.
3.1.2. Cái đói và nỗi ám ảnh “chết đói”.
3.1.3. Cái đói và nhân cách, nhân tính con người.
3.2. Tư tưởng “chúng ta phải chống lại nạn đói” trong tác phẩm của Nam Cao.
3.5.1. Vì sao người ta đói?
3.5.2. Con người “rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm”.
3.5.3. “Hoàn cảnh đổi, rất có thể là người đổi, tâm tính đổi.”
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Nhận xét của giáo viên phản biện.
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10188 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cái đói - Chủ đề ám ảnh trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn đi. Ăn đến kỳ no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dạy gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội nốt miếng cơm còn lại như một con gà con nuốt nhái. Rồi nó buông bát đũa. Bà bão cháu:
Ăn nữa đi, con ạ. Nồi cơm còn đấy. Đưa bát bà xới cho.
Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:
Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!
À! Bây giờ thì bà lão hiểu. Người ta đứng lên hết cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:
- Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?
- Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi… đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nó bứt bụng ra thì ăn làm gì?”
Mặc cho bà phó gắt gỏng, chửi bới, lườm, nguýt bà lão vẫn tiếp tục ăn: “ Ừ. Thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà đã no. Bà bỗng nhiên nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thỏa thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo”.
Bà ăn cho đến nỗi bội thực. Cho nên bà phải chết no (một kiểu của chết đói): “Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà réo ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quằn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật không bõ nửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lỵ . Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết”. “ Hoàn cảnh trong Một bữa no là hoàn cảnh khốn khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám đang bị cơn đói hoành hành dữ dội, làm tê liệt lòng tự trọng của con người. Cái chết của bà cái Đĩ là một cái chết thật chua xót và câu chuyện đơn giản ấy đượm nhiều tủi cực xót thương. Nhân vật bà cái Đĩ này không có nét tích cực nào, nhưng cái chết của bà lão có một tác dụng tố cáo trực tiếp chế độ xã hội cũ”.(Hà Minh Đức – Nam Cao đời văn và tác phẩm – NXB hội nhà văn, 1997,tr 46-47).Trong khi bị cái đói hành hạ, chẳng riêng gì bà lão, chẳng riêng gì tác giả mà bất cứ ai đều có thể thấy đây là chân lí: “Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao”. Nhưng đời không hề “giản dị” và bà lão vì “một bữa no” mà quay quắt, vật vã suốt nửa tháng trời rồi chết.
Không chỉ người nông dân, cái ăn và sự tồn tại cũng là vấn đề hàng đầu của nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Những tri thức như Hài (Quên điều độ) buộc phải làm việc, cho dù sức khỏe của Hài không cho phép, cái ăn đối với Hài là quan trọng hơn tất cả. Mặc dù viên y sĩ đã cảnh báo: “- Ông có bệnh…Ông đau tim nặng. Phổi cũng không được lành…Thế nghĩa là tôi không thể chứng nhận rằng ông khỏe, ông đừng dạy học”. Hài hoảng hốt: “Đừng dạy học! Thế thì hắn làm nghề gì kiếm ăn?” Hắn năn nỉ: “- Ngài thương tôi, tôi nghèo lắm. Tôi cần phải kiếm tiền để sống.” Mặc dù viên y sĩ đã khuyên “ Ông mà dạy học thì ông chết mau lắm đấy”. Nhưng Hài vẫn thuyết phục cho bằng được: “- Chết mau nghĩa là chưa chết. Nếu tôi không dạy học thì chết ngay, bởi không ai có thể sống mà không ăn”. Chân lí vô cùng giản dị mà cao hơn cả cái gọi là "lương tâm nghề nghiệp” của viên y sĩ đã nói về mình khi khuyên Hài không nên đi dạy học. Nhưng “ hắn không dạy thì chết đói. Thiếu gì kẻ chẳng lấy gì làm can đảm vẫn phải bán dần sự sống đi để giữ cho mình khỏi chết. Có lẽ chết đói là một cách chết mà chúng ta sợ nhất trong bao nhiêu cách chết”. Bởi thế “ ta có thể liều chết mà kiếm ăn”. Đúng là “ ta” chứ chẳng phải riêng Hài. Đó chính là một sự khái quát hết sức chính xác về chuyện cái ăn và sự tồn tại của con người trong xã hội mà Nam Cao phản ánh.
Trong dòng văn học Hiện thực phê phán, không riêng gì Nam Cao đề cập đến vấn đề cái ăn và sự tồn tại. Ngô Tất Tố, Kim Lân… đều viết về hiện thực này. Trong truyện ngắn Làm no của Ngô Tất Tố, người ta có thể ăn mọi thứ để tồn tại như: đất sét, ngổ dừa, bèo tây, rau muống và cám được xem “ là thứ quý nhất” đối với họ. Nhưng “ giá được rặt cám mà ăn thì còn gì nói nữa, khốn nỗi họ lại pha mùn cưa vào cho được nhiều lãi, thì ăn chẳng còn lí thú gì cả, chỉ thấy ráp sì thôi”. Để duy trì sự sống cho mình và các con, bác ba Tụy đã chế biến đất sét trắng thành thứ quà vặt cho chúng và bác gọi đó là “bánh đa”: “Bánh đa nhà cháu là thứ bánh đa mới chế, chưa ai biết làm cơ. Ông ngồi đây, cháu làm cho ông xem. Bác nói rồi chui vào trong nhà, một lát đem ra một nắm đất sét trắng, một cái mê rổ, một cái khăn vuông. Bác dúng cả khăn lẫn đất xuống nước cho ướt, rồi đặt lên chõng, căng thẳng chiếc khăn vuông, phiết một lần đất lên thật mỏng, đoạn đặt vào mê rổ, lại chui vào nhà, thổi lửa nướng. Chỉ trong chớp mắt, bác đã bưng ra, trông trong mê rổ thấy một lượt đất khô cong, lũ con bác kéo nhau ra xúm xít chung quanh rổ. Bác mời tôi thử nếm bánh đa bác mới chế, tôi ngẩn người chưa hiểu bác nói thật hay bỡn, thì bác tách ra một miếng bỏ vào miệng, nhai giòn khau kháu, lũ con bác cũng xô nhau bẻ lấy mà ăn một cách ngon lành.” Đất sét cũng là “ thứ ăn thay cơm” của gia đình bác: “Nếu ông biết thứ ăn thay cơm của nhà cháu thì cháu xin đưa ra để ông xem. Bác nói rồi chui vào lấy ra một cái nồi đất to chìa cho tôi xem, và đố tôi biết là cái gì. Tôi thấy bác gạt một lần tép vụn ở trên, dưới lộ ra một lớp đen đen, xếp từng miếng mỏng như miếng bánh dầy. Nhìn gần lại, thì thoáng ngửi một mùi nằng nặng, khăn khẳn, như mùi thối tai. Tôi nín thở, lắc đầu xin chịu để bác giảng cho tôi nghe thức ăn quái gở ấy. Bác đắc chí cười rũ ra bảo tôi: - Cũng đất đấy! Người ta bảo chết thì ăn đất, nhưng chính nhà cháu sống về đất đấy ông ạ!” Đất sét ăn vào rất nặng bụng, lại có mùi tanh nữa, khi “ăn vào rồi hôm sau thấy mền mệt, chắc là không có béo bổ gì.” Ăn đất sét thì không có béo bổ gì thật, nhưng để duy trì sự sống cho mình và các con thì bác ba Tụy còn biết làm gì hơn, khi mà nhà chỉ có mấy củ khoai đủ để cho bác ăn thôi, bác đành nhịn đói, để các con trông nhau ở nhà, một mình bác “chở mảng ra cái ao trước cửa đình để lặn xuống đánh củ súng. Lặn ngụp mãi chưa dò thấy cụm củ súng nào cả, mà lòng không dạ đói, lặn mãi mệt quá.” Bác “cố lặn một hơi thật dài, mò mãi chẳng thấy gì, bèn xắn vội nắm đất sét ngoi lên. Thấy chất đất vừa dẻo, vừa trắng, ngửi thấy tanh tanh, nhân lúc đói ngoạm chơi một miếng, nhai rồi nuốt đi, không thấy gì, ăn hết nắm đất, thấy đỡ cồn cào.” Bác liền bỏ cả củ súng, xắn mấy cục đất đem về. Rồi bác nói tiếp: “Con sâu con bọ, con giun con dế nó còn chẳng lo đói huống nữa là mình, phải thế không ông? - Phải, sống qua trong nạn đói mà vẫn giữ được lòng ngay thẳng, thật thà thì còn gì quý hóa bằng. Giá bác tài nấu nướng thế mà ra Hà Nội mở hiệu thì...Bác phá lên cười, rồi tiếp câu nói của tôi: - Thì... cho chó nó ăn!... ông nhỉ?” Nếu trong Làm no con người có thể ăn mọi thứ để tồn tại thì trong truyện ngắn Bắc Ninh cầu cứu, Ngô Tất Tố chỉ ra nguyên nhân vì sao mà nhân dân ta lại phải rơi vào cuộc sống lầm than như vậy: “Nếu không tiện về tận những hạt đang bị đày đọa, các bạn hãy cứ giở tờ Việt Báo tháng trước và tờ Đông Pháp gần đây, hoặc là sang đầu cầu Đuống mà coi, chúng ta sẽ thấy vô số dân đói đã cách xa sự sống nhiều lắm, tuy rằng họ vẫn chưa chết. Những kẻ ngắc ngoải muốn chết đó, phần nhiều là dân các huyện Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du và Đông Ngàn nữa. Trong mấy huyện khổ đó, nhất thì Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành. Đời họ chỉ sống bằng nghề làm ruộng, vậy mà hai năm bị hai trận lụt nước sông, lại kèm một trận “tiêu khô cháy đồng” ở giữa, như thế đến cỏ cũng chết đừng nói người. Ai đáng phải chịu trách nhiệm với họ trong những tai nạn thảm khốc ấy?” Và Ngô Tất Tố đã chỉ ra nguyên nhân của nạn đói là do dân chúng Bắc Kỳ đã có người thay mặt. Cho nên người dân Bắc Ninh đã bị tỉnh Bắc Ninh khép án trục xuất và cấm lưu trú chỉ vì một cái tội “ đói”. “Không hiểu cái chính sách ấy là chính sách gì vậy? Dưới cái chính sách kỳ quái đó, họ bị ma đói giết chết đã nhiều, những kẻ sống sót đến bây giờ, chỉ còn cách mong vào cuộc phát chẩn của chính phủ. Cái đó, họ được quyền mong.” Vì “Bắc Ninh là một tỉnh cạnh nách Hà Nội, lẽ nào chính phủ lại không đoái thương đến họ? Chúng tôi tin rằng cái đơn của mấy ông hội viên Bắc Ninh sẽ có hiệu quả. Điều nên nói là, nhân dân trong mấy huyện ấy, chịu đói, chịu khổ đã hơn hai năm, họ sống được đến ngày nay cũng là cố lắm. Nhiều kẻ chỉ chực chờ chết. Trên hai con đường Bắc Ninh – Phả Lại và Hà Nội – Thái Nguyên luôn luôn có người chết đói nằm ở ven đường. Đó là chưa kể ở các thôn quê còn có những kẻ không đi được nữa.” Nhưng liệu những bức thư của mấy ông hội viên hàng tỉnh Bắc Ninh gửi lên toàn quyền, quan thống sứ và ông hội trưởng của hội Phổ tế Bắc Kỳ xin phát chẩn cho nhân dân mấy huyện của tỉnh Bắc Ninh có được chấp nhận hay không? Và nếu như có phát chẩn thật thì còn bao nhiêu người có thể sống được đến lúc lĩnh gạo phát chẩn mà ăn. Khi mà họ phát chẩn theo kiểu “tư về quan tỉnh để quan tỉnh bắt các phủ huyện kê khai số người đói khổ trong hạt, rồi mới đưa tiền đưa gạo” về mà phát cho nhân dân để cứu đói.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân ta cũng thấy cảnh: “ Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp các liều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.” Ngay đến bản thân Tràng, một người có vẻ như “vô tư lự” cũng “đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàn vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn, chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng, chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn.” Giữa cảnh tối sầm vì đói khát ấy, anh Tràng trong xóm ngụ cư lại “nhặt” được vợ: “Một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa.”
Như vậy họ nên vợ nên chồng là lấy cái vui hợp sức lại để đè lên nỗi đắng cay. Người con trai chấp nhận hoàn cảnh của mình chỉ có thể đi “nhặt vợ”! Còn người con gái trôi dạt từ đâu đến phải chấp nhận “theo không về làm vợ”! Vì vậy: “Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo” khi có con mắt tò mò, làm cho họ mặc cảm, mắc cỡ, vì khi bước vào cuộc đời làm vợ thiếu cả đến cái tối thiểu là “miếng trầu” còn nói gì đến pháo, đến hoa và áo cưới! Một nỗi buồn đến rơi nước mắt nữa là khi Tràng dẫn người đàn bà đi vào trong nhà: “Cái nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”.
“Cả hai bỗng ngượng nghịu”. Phải chăng họ ngượng vào buồn ngủ, đã có đôi mà vẫn cô đơn, trơ trọi, vì đáng ra lúc này xung quanh họ phải có rất nhiều người, có nhiều tiếng cười nói mới đúng? Rồi cái đêm “tân hôn” ấy họ không có khả năng vượt quá hai hào dầu thắp cho sáng nhà! Cảnh đêm tân hôn của hai người còn văng vẳng bên tai “tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”. Hơn thế nữa, khi người mẹ xuất hiện, hình như bà lão đã kéo thêm vào nhà một nỗi buồn chua chát nữa. Khi Tràng nói với mẹ: “ – Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua cũng là cái số cả…
… Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, nở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rũ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Bà lão dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”
Ôi, ta hiểu lòng người mẹ như thế nào qua lời nói và cử chỉ trên đây? Phải chăng bà cũng “mừng” được một chút, nhưng nỗi lo truyền kiếp lại từ đó dội vào lòng: “ Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời khổ cực dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...” Đấy là bà nghĩ xa xôi, còn trước mắt, bà nghĩ tới bổn phận làm mẹ: “Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:
- Kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”.
Ai dám nói là lời bà lão trên đây thật lòng đã hết băn khoăn. Một cái vui nhỏ không đè nổi cái hiện thực lớn lao hiện ra ngay ở bữa cơm: “Giữa cái mẹt rách, có độc một rúm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Cuối cùng, để tỏ nỗi vui cùng các con, khả năng tần tảo của bà mẹ chỉ có thêm một món ăn, mà chính nó vừa mang lại nguồn vui lại vừa tố cáo thêm cái khổ não của con người trong cơn đói khát: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.” Qua cái đói, nếu Kim Lân và Ngô Tất Tố cất tiếng kêu đói cho người nông dân thì Nam Cao đặt ra vấn đề tính mạng và sự vật hóa của con người trước cái ăn để tồn tại.
3.3. Cái đói và nỗi ám ảnh “ chết đói”.
Cái đói không chỉ là hiện thực khắc nghiệt thường ngày đang hành hạ bao con người đang trong tình trạng sống dở, chết dở, mà còn trở thành nỗi ám ảnh chết đói. Nhiều nhân vật của Nam Cao bất kể lúc nào cũng sợ chết đói. Trước một cơn bão đang vần vũ bên ngoài, những người nông dân lo sợ chết đói. Thậm chí “ ngay trong những căn nhà vững chãi, người ta cũng thức. Người ta thở dài, người ta chép miệng, rên lên như người sốt rét. Người ta lo chết đói. Lúa lớp này đang dở. Cây cối mà trận bão trước còn để sót vừa mới hơi lại. Trận này nữa là không còn một giống cây gì còn sống nổi. Rồi đây vườn sẽ chỉ còn đất trắng, củ chuối mà ăn cũng không còn nữa. Nhà nào nhà ấy, lại sắp sửa xem có thể đi nơi nào được, thì vợ chồng con cái bồng bế nhau mà đi”( Làm tổ )
Cái chết nào cũng đáng sợ, nhưng đối với các nhân vật của Nam Cao, kiểu chết đáng sợ nhất là chết đói. Hài trong Quên điều độ dù ốm yếu, nhưng anh ta tự nhủ: “ Thà cứ làm việc cho chết quách”. Bởi vì “ hắn không dạy thì chết đói. Thiếu gì kẻ chẳng lấy gì làm can đảm phải bán dần sự sống đi để giữ cho mình khỏi chết. Có lẽ chết đói là một cách chết mà chúng ta sợ nhất trong bao nhiêu cách chết. Ta có thể liều chết mà kiếm ăn”. Những suy nghĩ này được thể hiện dưới dạng lời văn nửa trực tiếp. Đó là suy nghĩ của Hài, của người trần thuật và của tất cả “chúng ta”.
Ám ảnh “chết đói” không chỉ biến con người ta thành những kẻ “ liều chết mà kiếm ăn”, đáng sợ hơn, nó làm thui chột những tài năng, nó hủy hoại những ước vọng đẹp đẽ của con người, biến con người trở thành những kẻ tầm thường. Còn gì đáng buồn, đáng lo hơn khi cuộc sống của con người chỉ thu vào việc làm thế nào để có cái ăn cho khỏi chết đói: “Có thú vị gì là cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày. Có ai muốn gục mặt xuống làm gì? Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất.” Nam Cao đã thể hiện điều đó ở rất nhiều hình tượng. Trong Những truyện không muốn viết, thêm một lần nữa, nhà văn khẳng định nỗi lo lắng, băn khoăn ấy.
Nhân vật “ tôi” trong Những truyện không muốn viết là một văn sĩ. Anh trăn trở, vật lộn giữa một bên là tâm huyết nghề nghiệp, văn chương và một bên là trách nhiệm của một người chồng, người cha. Anh là một người đam mê nghệ thuật, muốn được “ phụng sự nghệ thuật”. Tuy nhiên, đó chưa phải là lí do để anh trở thành một văn sĩ. Quan trọng hơn lí do “phụng sự nghệ thuật” là lí do mưu sinh. Viết gần như là lí do duy nhất anh có thể kiếm được tiền. Động lực này luôn thúc đẩy anh ham viết hơn. Anh bộc bạch: “Giá thử viết mà không được một xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi”. Gia đình nợ nần, vợ con nheo nhóc là trách nhiệm lớn mà anh phải gánh vác: “Ai chẳng biết: Không có vé sợi cũng không chết đói? Phải, chết thì không chết. Nhưng mà gầy. Tôi, cái ấy đã dĩ nhiên: tôi vẫn gầy. Con tôi thì cũng vậy: bởi nó giống tôi. Nhưng vợ tôi, vẫn có tiếng là phì nộn, lớp này xem ra cũng khô hạc lắm. Ăn đói luôn, còn gì? Tôi nhìn vợ tôi mà thương hại. Tôi an ủi y thế này:
Thôi, mình ạ. Ta không có sợi thì đi dệt thuê cũng được. Chẳng được cơm thì được cháo. Còn tôi cố cắm đầu viết suốt ngày. Mấy trăm bạc nợ lãi trả hết rồi, chỉ còn xoay gạo ăn thôi thì đỡ lo… Ấy là nói thế, chứ tôi lo làm sao được. Tôi chỉ mặc. Không có tiền thì còn đói. Tôi đói đã quen rồi.” Ám ảnh chết đói đã biến anh thành một người không thể nghĩ được cái gì xa hơn, cao hơn những nhu cầu tối thiểu của gia đình và bản thân: “Trọn đời tôi, tôi chỉ sợ chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang Lùn về cho con”. Lời bộc bạch thật thảm hại, nhưng chính là sự thật của biết bao người thuộc tầng lớp trí thức như nhân vật văn sĩ này. Trí thức phải là những người được nhìn xa, trông rộng, phải có tư tưởng lớn, hành động mạnh mẽ, lỗi lạc, vinh quang, cuộc sống khoáng đạt. Trí thức “không bao giờ thèm mong sau này làm một ông Phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con?” (Sống mòn); trí thức không phải đối mặt với những nhu cầu, những lo lắng tủn mủn, vụn vặn; không phải lúc nào cũng lo để dành tiền, phải sống “sẻn so”. Trí thức phải là những “vĩ nhân đem những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình” (Sống mòn). Những ước vọng, lí tưởng đó của Thứ đều ít nhiều có điểm chung với những khát khao của Hộ (Đời thừa), Điền (Giăng sáng). Vậy mà tất cả họ đều đau khổ khi nhận thấy mình là những kẻ vô tích sự.
Hộ trong Đời thừa là một người rất “mê văn”, đã có lần Hộ nói: “Tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi. Tôi cho rằng: những khi được đọc một đoạn văn hay như đoạn này, mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng. Sướng lắm!” Văn chương chính là niềm vui đối với Hộ, anh ta cho rằng không có lạc thú nào để có thể so sánh với văn chương.
Anh không những mê văn mà còn ôm ấp một hoài bão lớn: “Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa.” Anh ta sẵn sàng từ chối công việc kiếm hàng trăm bạc mà chấp nhận viết và lấy năm đồng bạc. Hộ luôn chấp nhận cuộc sống eo hẹp, cực khổ để đeo đuổi nghề viết văn của mình: “Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng.” Hộ đã mơ ước về một dự định, hắn cho ra đời một tác phẩm “sẽ làm mờ những tác phẩm khác cùng ra đời một thời”. Hắn tuyên bố: “Rồi các anh xem… Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nôbel và được dịch ra mọi thứ tiếng trên hoàn cầu!”
Thế nhưng, những hoài bão này không thực hiện được khi cuộc đời của anh ta gắn liền với cuộc đời của Từ. Hộ đã cúi xuống nỗi đau của Từ để mở rộng đôi vòng tay và trước nỗi đau của con người Hộ không thể coi rằng nghệ thuật là tất cả. Vì mục đích của Hộ là phải kiếm tiền bằng cách sáng tác. Cho nên Hộ đã không thận trọng, không nghiêm túc trong yêu cầu của nghệ thuật chân chính, anh phải cho ra đời những bài viết vội vàng và viết những bài báo mà người đọc sẽ quên ngay. Đây là điều đau đớn luôn giằng xé trong tâm hồn Hộ. Anh luôn cho mình là người thừa, là một kẻ vô ích vì anh không đem lại cho văn chương một điều gì mới lạ. Điều đó dẫn tới việc “người nghệ sĩ trong Hộ dường như đã chết. Thôi thế là hết, ta đã hỏng, ta đã hỏng hết đi rồi.” Đây là tấn bi kịch chính của cuộc đời Hộ. Hộ chỉ còn con đường duy nhất là thoát li vợ con để rãnh ran theo đuổi sự nghiệp, để đạt được “hoài bão lớn lao”, đạt được lí tưởng anh hằn say mê, anh phải gỡ bỏ mọi sự ràn buộc của tình thương. Thế nhưng, kết cục Hộ cũng không thể dứt bỏ được. Anh cho rằng việc thoát li vợ con để tạo cho mình sự rãnh ran là tàn nhẫn, đó là việc vứt bỏ tình thương. “Hộ có thể hi sinh thứ tình yêu vị kĩ nhưng hắn không thể vứt bỏ tình thương , có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn còn được gọi là người”.
Đối với Hộ, tình thương chính là tiêu chuẩn để xác định tư cách làm người, và nếu như con người không có tình thương thì con người chỉ là “một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”. Cuộc đời tàn nhẫn này đã buộc Hộ đứng trước hai con đường nghệ thuật và tình thương, và anh đã chấp nhận sự hy sinh về mặt nghệ thuật. Anh đã hy sinh lẽ sống thứ nhất để thực hiện lẽ sống thứ hai. Đó là sự hy sinh quá lớn đối với anh. Đây cũng chính là quan điểm nghệ thuật được bộc lộ trong tác phẩm thông qua lời phát biểu của Hộ: “Thế nào là một tác phẩm văn chương có giá trị” và đây chính là cái gốc nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao.
Điền trong Trăng sáng chỉ là sự lựa chọn giữa hiện thực và lãng mạng mà thôi. Anh ta chọn hiện thực còn Hộ thì khó hơn nhiều. Hộ từ bỏ nghệ thuật không phải như từ bỏ một đam mê, cũng không phải như từ bỏ một sở thích. Mà nghệ thuật đối với anh có ý nghĩa lớn hơn nhiều, đó là lẽ sống. Mặc dù anh không phân vân nhiều về sự lựa chọn, nhưng sau lựa chọn đó anh không một phút nào yên tâm thanh thản mà rất đau khổ. Đau khổ này luôn day dẳn trong anh, anh thấy mình như “một người thừa”. Nam Cao đã thể hiện được khá sinh động mối mâu thuẩn giữa những khát vọng chân chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống và nhân phẩm với hoàn cảnh xã hội: “Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt”. Anh suy nghĩ: “Ta đành phí một vài năm để kiếm tiền” nuôi vợ con rồi trở lại với sự nghiệp của mình. Thế nhưng, ước mơ nhỏ bé đó cũng trở nên hảo huyền và đẩy anh vào tình trạng bế tắt. Gánh nặng cơm áo chẳng hề nhẹ đi mà nó cứ nặng thêm mãi: “Đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rứt, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc.” Hộ điên người lên vì phải xoay tiền và tất cả những lo lắng tẹp nhẹp này đã phá vỡ những hy vọng và sự nghiệp Hộ. Đồng thời nó phá hoại luôn sự yên tĩnh, thư thái trong tâm hồn Hộ: “Hắn còn điên lên vì con khóc, mà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cao có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình.” Bi kịch luôn diễn ra với gia đình Hộ, từ bi kịch thứ nhất đến bi kịch thứ hai đã biến Hộ thành một người cáo gắt và có lúc anh trào nước mắt vì nỗi khổ của mình. Qua nhân vật Hộ, ta thấy được tấn bi kịch của người trí thức nghèo có lí tưởng trong xã hội cũ. “Trong những truyện viết về nghề văn, “Đời thừa” là truyện đề cập sâu sắc bi kịch của anh nhà văn trong xã hội cũ, một quá trình suy thoái không cưỡng được của người trí thức trước những khó khăn của đời sống; và từ trên cầu trượt đó, anh ta càng rơi vào hai cái chết, hoặc một cái chết hai mặt: thể xác và tinh thần. Cái chết của anh nhà văn trong Hộ đưa tới cái chết của chính bản thân Hộ. Một cái chết về tinh thần. Nhưng đâu phải không ám ảnh một cái chết theo nghĩa đen, cho Hộ, và cả gia đình Hộ” (Phong Lê – Nam Cao người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực – Nxb Đhqg, HN, 2003, tr 17).
Giống như Hộ, Điền trong Trăng sáng cũng không một phút nào “không nghĩ đến tiền. Óc Điền đầy những lo lắng nhỏ nhen. Một đôi khi chợt nhớ lạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của lỗ tấn.doc