Luận văn Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Lịch sử vấn đề.3

3. Phạm vi của đề tài . 14

4. Phương pháp nghiên cứu. 15

5. Đóng góp của luận văn. 16

6. Cấu trúc của luận văn. 16

Chương 1: BỐI CẢNH VĂN HOÁ LỊCH SỬ THẬP NIÊN 90. 18

1.1Bối cảnh chung về văn hoá lịch sử thập niên 90. 18

1.2Bối cảnh văn hoá lịch sử trong tiểu thuyết thập niên 90. 21

Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA NHÀ VĂN

TRONG MỘT VÀI TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 (CỦA HỘI

NHÀ VĂN VIỆT NAM). 25

2.1 Con người cá nhân tự nhiên. 26

2.1.1. Vẻ đẹp hình thức, vóc dáng . 28

2.1.2. Vẻ đẹp đôi mắt . 29

2.1.3. Sự hài hoà giữa ngoại hình và nội tâm . 31

2.1.4. Vẻ đẹp cơ thể. 32

2.1.5. Vẻ đẹp trong đời sống bản năng. 34

2.2 Con người cá nhân xã hội giai cấp và con ngườicá nhân nhâncách 43

2.2.1. Ý nghĩa của việc tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật về con người

cá nhân xã hội giai cấp và con người cá nhân nhân cách . 43

2.2.2 Con người cá nhân lệ thuộc điều kiện giai cấp . 44

2.2.3. Con người cá nhânlệ thuộc điều kiện nhân cách. 53

2.2.3.1. Quan niệm về con ngườicá nhân nhân cách . 53

2.2.3.2. Con người tự ý thức chính là biểu hiện của con người cá nhân nhân cách. 55

Chương 3: THỜI GIAN – KHÔNG GIAN VÀ

GIỌNG ĐIỆU – NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT. 82

3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật . 82

3.1.1. Thời gian nghệ thuật . 82

3.1.2. Không gian nghệ thuật. 93

3.2. Giọng điệu và ngôn từ nghệ thuật. 107

3.2.1. Giọng điệu. 107

3.2.1.1. Giọng triết lý tranh biện . 108

3.2.1.2. Giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình chia sẻ112

3.2.1.3. Giọng hài hước hóm hỉnh, cười cợt nghiêm túc. 115

3.2.2. Ngôn từ: cấu trúc ngôn từ ít nhiều mangtính đa thanh đối thoại. 119

PHẦN KẾT LUẬN. 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO .140

pdf152 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ xát giữa các tính cách, để từ đó nhân vật bộc lộ những giằng xé, trăn trở, khắc khoải trong tâm hồn. Trong môi trường mà Đào đang sống, tất cả được đưa đẩy, dồn nén đến mức độ căng thẳng giàu kịch tính và trở thành một yếu tố nghệ thuật trong cấu trúc của hoàn cảnh. Và với Nguyễn Khắc Trường, tìm hiểu cái bên trong, cái bề sâu của mỗi con người luôn là một nhu cầu, một hứng thú. Vì thế, cách nhìn về con người của ông thường được chú trọng miêu tả trong đời sống nội tâm và suy nghĩ. Nghiên cứu các trạng thái ý thức của con người trước các trạng thái đời sống là niềm say mê và cũng là sở trường của ông. Sau bao đau thương, mất mát, vỡ mộng trong tình yêu, mẹ mất, cha gần như đi bước nữa, Đào cô gái trẻ giờ đã già dặn và phần nào đã hàn gắn được vết thương trong lòng khi cô nhận ra chân tướng sự việc, của cuộc đua tranh ở hai dòng họ thì cô tỉnh ngộ và kịp giữ lấy tình yêu cho mình. Tin Tùng đi lao động xứ người như sét đánh ngang tai đã khiến Đào trở nên sáng suốt. Điều này làm cho Tùng bàng hoàng và vui mừng không tin nổi dù sự thật sờ sờ ra đấy. Anh suy luận:” Phụ nữ thật lạ lùng, vừa cạn cợt như đĩa đèn, lại vừa thăm thẳm như đêm tối. Để cho cánh đàn ông khi thì được tọa hưởng ngồi mát ăn bát vàng, khi thì bị cuốn chìm vào đến không còn biết đầu đuôi ở đâu mà ra” [77, 380]. Có thể nói lịch sử tình yêu của Tùng - Đào đã sang trang khi cả hai đã nếm trải nhiều hương vị ngọt ngào và dư vị đắng cay. Mặc dù, trong tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Đào, Minh là lớp người mới, được Nguyễn Khắc Trường nhìn nhận như một nhân cách phát 69 triển, đang hoàn thiện song tiếc là họ chưa tập hợp thành sức mạnh để phá bỏ quan niệm cũ, lạc hậu … trước sau họ chỉ mới là sự manh nha của cái mới. Mà cái mới thì bao giờ cũng ít được chấp nhận. Đó là điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của Nguyễn Khắc Trường. Trong số những cô gái trẻ được nói đến trong ba tiểu thuyết, nếu Phương hiện lên qua những lát cắt hồi ức của Kiên, Đào xuất hiện khi bắt đầu có tình ý với Tùng … thì Hạnh đã được Dương Hướng miêu tả trọn vẹn hơn cả. Cô có tuổi ấu thơ đẹp đẽ, bình yên trong sự thương yêu của mẹ, chú Vạn, các anh trai và Nghĩa. Lúc trưởng thành đã chấp nhận một tình yêu đầy trắc trở và hạnh phúc cuối đời tan vỡ… Dương Hướng ít khi lý luận về nhân vật mà để chính nhân vật mình tự cởi mở tâm hồn cho người đọc, lôi cuốn họ nhập vào nội tâm nhân vật, hoà mình với nhân vật trong chốc lát hoặc lâu dài … Mới ngày nào cô bé Hạnh nhút nhát và nhạy cảm lo sợ cho đàn chim sẻ gặp cạm bẫy, rồi bé phản kháng kịch liệt trước hành động xử tội lũ chuột thật khủng khiếp , hoặc “ăn thịt chim là man rợ”. Lẽ sống lớn nhất của cô bé là tình thương. Ai có ngờ đâu cô bé nhút nhát, đa cảm, đôi mắt vẫn long lanh mỗi khi nghe cụ Khiên kể chuyện cổ tích … giờ lại lớn lên, xinh đẹp như cô Ngần trong câu chuyện mắt tiên, và mạnh mẽ trong tình yêu – cuộc sống đến thế ! Một lần nữa đề tài Rômiô và Julyet được Dương Hướng vận vào một cách khéo léo. Song, “những cuốn tiểu thuyết viết thành công bao giờ cũng dường như có xu hướng phá vỡ khuôn khổ đề tài để đi đến việc khám phá chiều sâu của tâm lý, tính cách cũng như tầm khái quát xã hội của nó khi trình bày những số phận con người”. Hạnh và Nghĩa không chấp nhận tình yêu vụng trộm, lén lút, không biết đến “Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”. Hai đứa đã khẩn khoản nhờ đến chú Vạn để nói rõ ngọn nguồn “Cháu và Hạnh yêu nhau … chúng cháu không thể sống thiếu nhau”[21; 62]. Lời nói nghẹn ngào của Hạnh”Chú hèn lắm ! Chú là người không có tim” [21; 63] như gáo nước lạnh 70 dội thẳng vào mặt Nguyễn Vạn. Hạnh đâu chỉ nói cho riêng mình, cô còn nói thay mẹ – bà Nhân, và nói cho cả những cuộc tình bị cấm đoán trên cõi đời này nữa. Rõ ràng, so với Vạn và Nhân, tình yêu của Hạnh và Nghĩa mạnh mẽ gấp trăm lần. Hơn nữa, họ là lớp người mới sẵn sàng phá tung những ràng buộc vừa cổ hủ, vừa phi lí của dòng họ. Cái định kiến ấy đã ăn sâu vào ý thức của thế hệ trước, nên nó trở thành vô thức tập thể. Nhưng Rômiô và Julyet của Dương Hướng không chết, họ sẽ đấu tranh đến cùng để tìm ra con đường hạnh phúc cho riêng mình. Trong con người Hạnh luôn có ý thức vượt lên số phận, làm chủ cuộc đời mình, dám nói chuyện với bố mẹ Nghĩa một cách thẳng thắn “Thưa hai bác, cháu thương anh Nghĩa. Hai bác có thương cháu hay không thì đấy là quyền ở hai bác. Cháu xin phép hai bác cháu về” [21;69]. Do đâu mà Hạnh có được nghị lực như vậy ? Phải chăng, khi yêu con người ta có niềm tin. Phải chăng “Giờ đây Hạnh đã hiểu được mọi cội nguồn của cuộc sống con người. Hạnh tin vào tình yêu của Hạnh đối với Nghĩa là trong sáng” [21;67]. Nhà văn đã đặt con người vào các mối quan hệ gia đình, xã hội, soi chiếu nó từ nhiều góc nhìn và nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề thách thức đời sống. Người phụ nữ ấy, trong sự miêu tả nghệ thuật của nhà văn là một trong những tâm điểm mà qua đó phong cách của nhà văn được thể hiện sáng rõ hơn hết. Và chính nguyên tắc miêu tả “con người trong con người” đã cung cấp chìa khoá để giúp ta hiểu được phương pháp sáng tạo của nghệ sĩ. Các nhà văn lớn của mọi thời tìm đến con người, tiếp cận, giải mã cuộc đời và con người dẫu có theo những cách thức khác nhau thì cái mục đích cuối cùng vẫn là để hiểu nó hơn. Đấy là căn nguyên để làm nên tính vĩnh hằng của tác phẩm văn học. Cũng là lý do để ta hiểu được khả năng tiếp nhận của công chúng đối với bất kỳ đề tài nào. Tính độc đáo của Dương Hướng được thể hiện không chỉ với vùng đề tài quen thuộc mà là ở khả năng tiếp cận con người trong đời thường. Ở “Bóng đêm 71 và mặt trời” (Dương Hướng), cuộc đời Nga trôi dạt qua tay ba người đàn ông mà cô chưa lần nào được hạnh phúc. Họ chỉ lợi dụng Nga vì “cô đẹp nhất làng Nguyệt Hạ” [22;36], diễn tuồng giỏi, hay vì mối thù dòng họ cũng không biết nữa. Rồi bà Nhân (Bến Không Chồng) do mối thù của hai họ Nguyễn - Vũ mà không đến với Nguyễn Vạn được. Hạnh cũng vì mối thù mà bị cả họ Nguyễn vu cho bao điều oan ức … thì Nga (Bóng đêm và mặt trời) lại cũng vì thù hằn giữa hai gia đình mà cha mẹ và anh em Bức quyết tâm dùng mọi thủ đoạn cướp cho được chiếc vòng mà Nga đã trao cho Đô. Tình yêu của Nga bị đem ra buôn bán thật trắng trợn, độc địa. Nga về làm dâu chẳng khác gì Mị, đúng hơn là làm con ở để cả họ nhà Bức ra sức hành hạ. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều gặp một điểm chung là bất hạnh. Nga cuối cùng bơ vơ, trơ trọi, sống mà như đã chết. Nhưng đến “Bến Không Chồng”, Dương Hướng đã có cái nhìn mới mẻ hơn, ông đã trao quyền cho nhân vật. Hạnh tự chủ hoàn toàn trong cuộc đời mình. Chúng ta đã từng gặp bao nhiêu đôi lứa yêu nhau bước qua lời nguyền: Rômiô và Juliet, Tiên Dung – Chữ Đồng Tử “Tục truyền tháng bảy mưa ngâu. Con trời lấy đứa chăn trâu ngoài đồng”. Ở “Bước qua lời nguyền” của Tạ Duy Anh, giữa nhân vật xưng “tôi” và Quý Anh vẫn có cái gì đó e dè, vụng trộm và Quý Anh vẫn trong tư thế người có tội dù tội đó không phải do cô gây ra. Ngược lại, Hạnh và Nghĩa đã có cả một đám cưới tại nhà kho hợp tác xã. Chi đoàn “cố tình tổ chức rùm beng (…) phòng cưới lộng lẫy (…) bánh kẹo thuốc lá chu tất” [21;70]. Nhưng vấn đề là ở chỗ không có người lớn nào ủng hộ, đám dự kể cả bà Nhân, chú Vạn. Nó quá táo bạo nên cũng thành sự thách thức, thành bi kịch. Căn nhà hạnh phúc của hai đứa bị tịch thu làm trại vịt, đêm tân hôn, khoảnh khắc thiêng liêng nhất của cuộc sống đôi lứa lại diễn ra ngoài đồng cỏ, trong cái lạnh lẽo của sương đêm. Dương Hướng có lẽ vì thương đôi trẻ nên điểm vào nền trời xanh muôn ngàn vì sao lấp lánh để làm dịu đi nỗi buồn của họ. Ông trời cũng vì thế 72 mà không mưa chăng ? Câu nói của Hạnh”cũng may mà ông trời không mưa”thật xót xa. Trở lại với nhân vật Phương, tại sao một con người đẹp đẽ đầy ắp lý tưởng sống như thế mà phải sống sa đoạ. Sự đổ vỡ trong tâm hồn Phương thật khủng khiếp. Điều Phương tiên đoán với Kiên bên hồ tuy không rõ ràng nhưng nó là một điềm báo ứng về tương lai, thân phận của con người, Thân phận của tình yêu “Nhưng bao lâu. Nhìn năm sau ? Và anh không nghĩ khi đó, anh khác và em cũng khác đi rồi. Hà nội cũng sẽ khác đi. Hồ Tây cũng khác. Thì sao? [47;178]. Sau chiến tranh, Phương sống buông thả, trượt dài trên con dốc nhân cách. Dù tình yêu Phương dành cho Kiên chưa bao giờ thay đổi nhưng đối với Kiên, Phương luôn kiêu hãnh, tự trọng, sống ru rú trong nhà, triền miên với những ngày vui kéo dài suốt mùa thu, căn phòng luôn tràn trong hoan lạc, khách khứa dập dìu đến nỗi Kiên phải than thở “Lạy chúa, cuộc đời thị dân xám xịt, chán ngắt sao mà cạn đến thế niềm vui. Lạc thú nhỏ nhớp, tả tơi như giẻ rách và nghèo nàn không khác gì bát cơm manh áo”[47;190]. Khi Kiên đến chúc mừng sinh nhật Phương “Cửa mở hé ra. Mùi thuốc lá, mùi nước hoa và mùi cô nhắc nồng nặc”[47;191]. Phương đã qua đêm với bao nhiêu người đàn ông cô cũng không nhớ nữa, những cái tên Phú hoạ sĩ, Tân nhiếp ảnh … đến rồi đi khỏi cuộc đời nàng trong chóng vánh. “Thân phận của tình yêu” là một cuốn tiểu thuyết khác thường, trong thời gian nó được viết, không bao gồm những biến cố đầy kịch tính, những số phận chìm nổi mà những biến diễn tình cảm, suy tư của thế giới bên trong nhân vật, tạo nên những làn sóng ngầm gây cho người đọc những giày vò, nhức nhối với nhiều văn phong. Phương yêu Kiên là thế nhưng không dám chấp nhận vì cô cảm thấy mình không xứng đáng. Từ đó, Phương quay sang oán trách, xỉ vả bản thân mình, lúc lại dằn vặt, khi lại mắng mỏ, chua chát, đắng cay. Phương đi đến 73 tận cùng cái nhìn quay về bên trong, gạt bỏ cái mờ đục che lấp con người mình và nhìn thấu suốt bản thân mình. Vì thế, Phương sống sa đoạ mà vẫn được mình, bị tha hoá, biến chất mà vẫn được gọi là Phương. Cái nhìn của Bảo Ninh về nhân vật này có nét gần gũi với Montaigne, Rousseau (Confissions, Tự thú) đây là những nhà văn chà xát, soi rọi, xục xạo con người mình một cách chân thành, không thương xót. Vì vậy, những người phụ nữ khác, “những khuôn mặt phụ nữ hiền hoà, những trái tim thơ dại khổ đau (Hoà, Lan Đồi Mơ, Thiền) hay dữ dội, cuồng nhiệt (Hạnh), cô “mỹ nhân vỉa hè” (hay cô”cà phê xanh”, cô “hồ ly tinh”…) là nhữøng mảnh sắc đẹp và những mảnh tâm hồn Phương, họp thành bản sao của Phương làm nên chất thơ của quyển tiểu thuyết chiến tranh này” [18;301]. Tất cả những nhân vật nữ mà anh đam mê trong sáng tác của mình rút cuộc vẫn chỉ là những giấc mơ bí ẩn về Phương. Nhưng rồi cũng chính Phương, chính con người ấy giờ đây đang hiện hữu bên cạnh Kiên, trước mặt Kiên lại nói với anh những điều mà có lẽ Kiên vẫn chưa thể hiểu ra tại sao: “ Anh không biết được tất cả mọi điều đâu. Những điều mà một ngươi đàn bà như em phải trải qua. Em đang phải trả giá cho những việc em đã làm. Em đã hư hỏng. Đôi khi em thấy mình như con vật”. … “Nhưng em không kìm lại được Em không cầm lòng lại được trước một cái gì hết. Em tự kết liễu đời mình, có phải không? Kết liễu trong lạc thú và trong sự độc ác đối với anh” [47;193]. Phương tự chửi, tự xỉ vả mình, tự oán trách mình. Nhưng khi nào thì con người ta lại cư xử như vậy? Phải chăng lúc họ thấy cuộc đời đã bế tắc, vô vọng không phương cứu chữa, phải chăng đó là lúc con người đã ý thức, đã cảm nhận 74 thấy day dứt, hỗ thẹn trước những việc họ đã làm. Có lẽ Phương cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kiên vẫn cố níu kéo, vẫn cố an ủi, vẫn mong Phương gạt bỏ hết đi để sống. Sống bên nhau. Chỉ sống bên nhau, thế thôi. Nhưng nào có ý nghĩa gì? Cách đây 10 năm, Kiên đã bỏ rơi Phương, xa lánh Phương khi Phương chỉ mới bị người ta chiếm đoạt man rợ lần đầu tiên, còn bây giờ, có là quá muộn rồi chăng, Phương vẫn kiên quyết: “Không, chỉ có cách xa nhau. Mãi mãi là cách duy nhất”. “Kiên ơi ! Em … em không yêu ai ngoài anh cả … còn anh, anh còn yêu, còn yêu nổi em không ?”. [47;195]. Có lẽ Phương không cần sự thương hại, sự cứu vớt hay một khái niệm nào khác từ nơi Kiên. Cho đến bây giờ Kiên mới nhận ra, mới tiếc nuối về quá khứ êm đẹp, về Hà Nội ngày xưa. “Dường như cuộc sống ngày hôm nay anh thấy đang diễn ra xung quanh chỉ có tác dụng duy trì trong anh một thế năng không mất đi đối với quá khứ” [47;202]. Xưa Phương đã nài nỉ, van xin Kiên đừng đi vào cuộc chiến Kiên không nghe, Phương đe doạ “Anh muốn hiến đời mình cho sự nghiệp gì đó, còn em thì sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc loạn li này” [47;182], rồi cô van vỉ, cầu xin “Từ nay, từ tối nay, em là vợ anh hãy nhớ là từ nay tới lúc đó, em là vợ anh” [47;82]. Nhưng Kiên không hiểu ý nghĩa lớn lao của những câu nói ấy, anh còn nhỏ quá, bé nhỏ quá, sợ hãi, trán lưng ướt đẫm mồ hôi, anh yếu đuối, mờ mịt “Tình yêu, sự tôn thờ quy phục. Anh không sợ. Nhưng anh không thể” [47;183]. Còn bây giờ, một chuỗi ngày dài ngao ngán, đau khổ, uất hận muộn màng. Sự cô đơn, nghèo nàn và đơn tẻ lồ lộ phơi bày trong số phận đồng loạt, lầm lũi đi bên nhau nối nhau thành dòng nước quẩn. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ đến ăn mòn, nhạt nhẽo và vô ích, lập loè tối sáng… là cái giá anh phải trả sau khi hăng hái tham gia vào cuộc chiến. 75 Khi Kiên nhận ra rằng “Giờ đây dù có ra đi mỗi người mỗi rìa thế giới thì trong tâm tưởng anh, Phương vẫn là toàn bộ cuộc sống, tinh thần của anh” [47;218]. Vâng, chính Phương là nguồn sống duy nhất, là niềm tin, là kí ức để nâng đỡ tâm hồn Kiên sống những ngày còn lại sau cuộc chiến “chính ái lực của lòng đắm say không đổi đối với nàng đã duy trì cho anh ngọn của của tình yêu cuộc sống, kí ức tình yêu và kí ức chiến tranh kết thành sinh lực và thành thi hứng, giúp anh thoát khỏi cái tầm thường bi đát của số phận anh sau chiến tranh”[47;219]. Và ở đó, anh đã phải chứng kiến mối tình của mình. Một mối tình dị tính, một mối tình quái ác, đầy tổn thương, làm khô cong trái tim anh, làm anh ngấm đau từng ngày. Và đó là địa ngục của tình yêu, thân phận bi đát của tình yêu. Sau chiến tranh, sau bao thay đổi trong cuộc đời Kiên, thậm chí anh trở thành một con người khác thì Bảo Ninh vẫn khẳng định “Chỉ riêng Phương cô gái mắt nâu, long lanh bất tử, kiều mị và điên rồ của anh, thì dẫu bao nhiêu phong trần, dâu bể vẫn chẳng làm thay đổi được nàng. Bất chấp những núi non tội lỗi, bất chấp những tai tiếng xấu xa, những điều kinh khủng, mà từ nhiều năm nay người ta gắn vào cho tên tuổi của nàng”. Với Kiên “Phương vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn trong trắng, vĩnh viễn tuổi thanh xuân”[47;246]. Thật hạnh phúc khi xây dựng được một nhân vật như Phương. Vâng, mười sáu, mười bảy tuổi họ đã yêu nhau, trốn học, bơi qua hồ Tây. Họ hôn nhau trên cỏ, Kiên rụt rè chưa dám làm tình. Nhưng lúc ấy, Phương tỏ ra bản lĩnh hơn bạn trai của mình rất nhiều. Đến lúc Kiên vào lính với những suy nghĩ khuôn sáo về một sứ mệnh cao cả nào đó thì Phương đã nghĩ đến nỗi đau của chiến tranh, của chia lìa, của phi lý và nghiệt ngã. Cô đồng cảm với cha Kiên vì hoạ sĩ và cô đều oán thù bạo lực. Trải qua cuộc chiến tranh dài khốc liệt, Phương tiễn Kiên trên con tàu hoả đi B, đó là những đoạn hay nhất trong tác phẩm. “Những trang diễm tình cay đắng mãnh liệt và tàn bạo nhất. Đó là thời điểm vô cùng rực rỡ của 76 nhan sắc Phương”[19;73]. Kết thúc chiến tranh, Kiên trở về gặp lại Phương “sa đoạ” thì Phương vẫn cứ lớn hơn Kiên, trưởng thành hơn Kiên như thường. Nàng trân trọng mối tình đến mức kiêu hãnh mà gạt bỏ nó. Nàng sa đoạ cũng vì kiêu hãnh. Và Kiên, dù đã là một con người từng trải, dày dạn, vẫn không hiểu điều ấy. Vẻ đẹp đó của tâm hồn Phương còn lộng lẫy hơn thân xác nàng. Cho nên “Kiên lớ ngớ ở tuổi mười ba, lý tưởng vặt ở tuổi mười bảy, dũng mãnh, tàn bạo ở tuổi hai mươi, hai lăm và bị ma ám ở tuổi bốn mươi, cũng không theo kịp được tầm vóc của Phương” [19;72]. Hành trình kiếm tìm hạnh phúc, bản ngã đích thực giữa cuộc đời của Phương là như thế. Còn Hạnh (Bến Không Chồng – Dương Hướng) thì sao? Dám bước qua lời nguyền, dám tự tổ chức đám cưới … nói chung là tự quyết định, định đoạt cuộc đời mình như vậy liệu cô có tìm được con đường hạnh phúc cho cuộc đời mình không ? Coi con người là đối tượng của văn học, Dương Hướng đã tìm mọi cách để tiếp cận với cuộc đời, với hiện thực bằng chính triết lý sống, quan niệm sống của nhân vật của mình và trong trường hợp đó, ông hình dung sự kiện chỉ như cái sàn của vỡ diễn. Để biểu đạt tâm trạng giằng xé, đau đớn khi Hạnh vừa đạt được hạnh phúc gia đình, lấy được Nghĩa thì lại phải chấp nhận cho Nghĩa đi bộ đội, chấp nhận xa cách, rồi bố chồng chết, gia đình chồng (ông Xung) nguyền rủa, chửi mắng, chì chiết… Dương Hướng đã để cho Hạnh tự vấn lòng mình, rồi mượn lời anh Biền nói hộ cho tâm trạng cô: “Hì hì con gái mới lấy nó thế đấy. Thà rằng chưa biết tí gì thì lại dễ, đằng này đã nếm mùi đời rồi bỗng dưng lại nhịn xuông ba tháng nay thì cứ gọi là phải biết. Chuyến này mày về thì nó ngấu nghiến cho nhừ xương” [21; 110]. Mặc dù có thể đó chỉ là lời nói đùa của Biền nhưng cũng chất chứa sự am hiểu của anh về người phụ nữ. Vâng, người con gái đi lấy chồng là để hưởng hạnh phúc chứ không phải sống trong cô đơn và dằn vặt. 77 Xuất phát từ quan niệm coi con người với những quy luật vĩnh hằng, là đối tượng của văn học, Dương Hướng đã đi vào các số phận, các tính cách, tìm đến các nỗi niềm riêng tư, sâu kín trong tâm hồn phụ nữ nói chung, Hạnh nói riêng vốn thường bị bao phủ bởi các sự kiện xã hội hoặc bị che khuất bởi tư tưởng thời đại. Người đời đã tổng kết “phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” quả là không sai. Cuộc đời đã bày ra bao nhiêu điều bất hạnh để chực chờ người con gái bé nhỏ này? Hình như trên con đường kiếm tìm hạnh phúc, Hạnh đã gặp phải một nỗi buồn đau nguyên khối, liền một mạch từ thời thơ ấu, khi trưởng thành đến bây giờ … Và có lẽ để nhận lấy đau khổ mà người phụ nữ đã được sinh ra ở trên đời này, cũng vì đau khổ mà người phụ nữ càng phải sống, phải mưu cầu hạnh phúc, phải đến với tình yêu, với nghệ thuật, phải tận hưởng, phải chịu đựng đến cùng cuộc sống …”Mỗi lần ôm chiếc gối vào lòng, Hạnh lại thấy thương Nghĩa. Mối tình của Hạnh với Nghĩa long đong quá đến nỗi khi cưới nhau cũng chả nghĩ đến chuyện sắm gối. Mà có sắm gối cả lẽ lại mang ra bờ sông” [21;147]. Rồi: “Hạnh tự nhận mình là con chim đậu chờ đợi con chim bay đi trở về. Chiếc gối đôi hạnh phúc mà chưa một lần vợ chồng được gối chung. Chiếc gối đôi hạnh phúc đã thấm bao mồ hôi và nước mắt của Hạnh,Hạnh đã giặt không biết bao nhiêu lần sờn cũ đi mà anh vẫn chưa về” [21;147]. Những đợt cảm, sốt liên miên khiến Hạnh nằm thượt trên giường, da xanh rớt, cặp mắt u tối, vô hồn mà mọi người xung quanh cứ ngỡ Hạnh bị ma ám. Suy cho cùng, chỉ có Nguyễn Vạn là người hiểu cô nhất.“Chị đừng tin vào chuyện nhảm – con Hạnh, không có ma quỷ nào ám hết. Bệnh nó là bệnh tương tư, chị hiểu không? Nó nhớ thằng Nghĩa” [21;179]. Trong số những nhân vật được nói đến ở các tiểu thuyết đoạt giải, có lẽ cuộc đời Hạnh là gặp nhiều thăng trầm nhất. Người đọc cứ đến một bước ngoặt, một giai đoạn trong cuộc đời cô lại tưởng đây là bất hạnh cuối cùng nhưng chẳng có cái nào là cuối cùng. Nó cứ đến nữa, đến mãi… Tám năm Nghĩa đi bộ độ là 78 tám năm Hạnh sống trong mòn mỏi, đợi chờ. Nghĩa mang vinh quang về cho dòng họ, khiến người ta có đủ lý do để tin rằng từ nay Hạnh sẽ được hạnh phúc. Nhưng chờ mãi Hạnh và Nghĩa vẫn chẳng thấy tình yêu đơm hoa kết trái. Và điệp khúc chờ đợi một lần nữa trở lại, mỗi khao khát càng thêm cháy bỏng: “Mãi như thế… Chờ đợi mãi cơn mưa giông không tới. Hạnh đã tưởng có lúc nó cuồn cuộn lên rồi tắt ngỏm … Mặt Hạnh nóng ran, Nghĩa buông Hạnh ra như sợ hãi điều gì đó, phút giây im lặng triền miên Hạnh thấy tủi thân khóc tấm tức” [21;193]. Rồi một lần khác Nghĩa hỏi: ”Lần đi với anh lên đơn vị về, em vẫn không thấy gì à ? Em hy vọng lần này mình sẽ có con – Hạnh khẽ thì thào bên tai anh – như vậy lại hoá hay – Xây nhà xong có con … anh có tin là chúng mình sẽ có con trai ? [21; 215, 216]. Lời chửi rủa của ông Xung như hành động đổ dầu vào lửa: “Vợ chồng thằng Nghĩa đã phản lại lời nguyền của cụ tổ (…). Đấy rồi bà xem, cụ tổ sẽ trừng trị nó. Nó rước kẻ thù về làm vợ. Nó làm điều ác, gia đình nó sẽ tuyệt tự, con Hạnh sẽ chẳng bao giờ có con”. Lần cuối cùng, trong cơn sốt cao, Hạnh mê man, Nghĩa nhận lệnh đi biên giới, anh ghé qua nhà nhìn Hạnh trong nỗi thất vọng: “Nghĩa kéo Hạnh vào trong buồng Hạnh thấy xót thương cho hành động vội vã vớt vát của anh. Hạnh chiều Nghĩa mà không mảy may có chút khoái cảm. Nghĩa sững sờ thấy Hạnh hững hờ trước nguồn cảm hứng đang cháy rực trong anh. Mới ngày nào tấm thân Hạnh còn đẫy đà, giờ teo tóp run rẩy trong vòng tay anh” “Nghĩa thấy thương hại vợ, anh nắm chặt lấy hai bàn tay xanh rớt của Hạnh”.[21; 224]. 79 Như vậy trong suy nghĩ của mọi người, chắc chắn Hạnh là người không thể có con. Bởi vì quá nhiều lý do để họ tin vào điều đó. Nào là dân gian đã tổng kết” Cây độc không trái, gái độc không con”. Nào là “Thằng Nghĩa với con Hạnh bước qua lời nguyền nên giờ bị tổ tiên trừng phạt”. Nào là”Anh còn sống với con Hạnh ngày nào, mẹ con anh còn khổ, con Hạnh cũng sẽ chẳng bao giờ có con. Chuyện này nó đã rõ như ban ngày” [21;225]. Rồi lời bà Khiên, chú Xeng … cứ thêm vào … Nhưng xưa nay chưa bao giờ Nghĩa dám nghĩ đến chuyện phụ bạc Hạnh, phụ bạc con người anh yêu hơn cả máu thịt của anh. Tại sao một người con gái có tình yêu thương bao la như Hạnh lại phải gánh chịu bất hạnh như vậy ? Một ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH002.pdf