MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 4
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty. 4
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty. 4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 6
1.2. Cơ cấu sản xuất và tổ chức của Công ty. 9
1.2.1. Cơ cấu sản xuất của Công ty. 9
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty. 11
1.2.3. Các hoạt động quản trị chủ yếu của Công ty. 18
1.3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003 – 2007. 19
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 19
1.3.2. Hiệu quả kinh doanh của Công ty. 25
1.3.3. Các thuận lợi và khó khăn của Công ty. 25
1.4. Vai trò của đãi ngộ tài chính đối với Công ty. 27
1.4.1. Đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. 28
1.4.2. Đối với việc thoả mãn nhu cầu của người lao động 29
1.4.3. Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực xã hội 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 31
2.1. Đánh giá tình hình sử dụng, quản lý lao động của Công ty. 31
2.1.1. Đặc điểm lao động của Công ty giai đoạn 2005 - 2007. 31
2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng - quản lý lao động của Công ty giai đoạn
2005 - 2007 35
2.2. Thực trạng công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty. 38
2.2.1.Đãi ngộ tài chính trực tiếp 38
2.2.2. Đãi ngộ tài chính gián tiếp 46
2.3. Đánh giá chung thực trạng công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty. 60
2.3.1. Về công tác đãi ngộ tài chính trực tiếp của Công ty 60
2.3.2. Về công tác đãi ngộ tài chính gián tiếp của Công ty 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN
CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 63
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. 63
3.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. 63
3.1.2. Về công tác đãi ngộ tài chính của Công ty. 65
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác đãi ngộ tài chính
của Công ty. 66
3.2.1. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác đãi ngộ tài chính trực tiếp 67
3.2.2. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác đãi ngộ tài chính gián tiếp 78
3.2.3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan. 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải thiện công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phòng ban chức năng nghiệp vụ, phục vụ,…không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của Công ty, và những lao động trực tiếp _ những người trực tiếp làm ra sản phẩm của Công ty.
Tiền lương thời gian của một người lao động trong Công ty được tính như sau:
Mức lương 1 ngày công của 1 người lao động có hệ số lương cơ bản bằng 1 là: 16.667 đồng.
Lương thời gian 1 tháng của 1 nhân viên được tính như sau:
Lương thời gian = 16.667 x Số ngày công trong tháng x Hệ số lương cơ bản
Ngoài tiền lương theo thời gian, lao động gián tiếp trong Công ty còn nhận được một khoản tiền lương nữa là lương năng suất, được tính dựa vào năng suất lao động của từng người. Kết hợp với lương thời gian, lương năng suất cho phép khắc phục được những nhược điểm cơ bản của lương thời gian vì nó đánh giá được khả năng và mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên.
Lương năng suất được tính như sau:
Lương năng suất 1 tháng của 1 nhân viên có hệ số năng suất bằng 1 (nếu làm đủ 26 công) là: 2.812.235 đồng.
Lương năng suất của 1 nhân viên được tính theo công thức sau:
Lương năng suất = 2.812.235 x Hệ số năng suất
Nếu trong tháng nhân viên đó làm được N công thì:
2.812.235 x Hệ số năng suất x N
Lương năng suất =
26
Dưới đây là bảng lương tháng 03/2008 của Phòng Bán hàng của Công ty:
Bảng 2.4. Bảng lương tháng 03 năm 2008 của Phòng Bán hàng
Đơn vị: đồng
STT
Họ và tên
Hệ số lương cơ bản
Lương thời gian
Lương năng suất
Tổng
Công
Thành tiền
Hệ số năng suất
Thành tiền
1
Nguyễn Trọng Bằng
3,51
26
1.521.030
0,55
1.546.729
3.067.759
2
Nguyễn Thúy Mai
2,34
21
819.016
0,55
1.249.281
2.068.297
3
Nguyễn Thượng Nguyễn
3,7
26
1.603.365
0,45
1.265.506
2.868.871
4
Đoàn Thị Thu Trang
2,98
26
1.291.359
0,2
562.447
1.853.806
5
Lưu Trí Đại
3,6
26
1.560.031
0,3
843.671
2.403.702
6
Trịnh Quốc Thanh
3,05
26
1.321.693
0,3
843.671
2.165.364
7
Mai Thị Nhung
3,05
26
1.321.693
0,3
843.671
2.165.364
Tổng
177
9.438.187
2,65
7.145.976
16.584.163
(Nguồn: Phòng Bán hàng)
Ví dụ: Từ Bảng 2.4., ta thấy trong tháng 03/2008, chị Nguyễn Thúy Mai là nhân viên của Phòng Bán hàng được nhận tiền lương như sau:
Chị Hải có hệ số lương cơ bản là 2,34; hệ số năng suất là 0,55 và trong tháng chị làm 21 công.Vậy tiền lương chị được nhận bao gồm:
Lương thời gian = 16.667 x 21 x 2,34 = 819016 đồng
= 1.249.281 đồng
Lương năng suất =
2.812.235 x 0,55 x 21
26
Vậy tổng tiền lương chị Hải được nhận trong tháng 01/2007 là:
819.016 + 1.249.281 = 2.068.297 đồng
* Đánh giá thực trạng công tác trả lương của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam:
Tiền lương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người lao động. Do đó, Công ty cần phải thực hiện chính sách tiền lương cho CBCNV trong Công ty sao cho chính xác và thoả đáng nhất. Công ty trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt công tác đãi ngộ tài chính thông qua công tác tiền lương nhưng vẫn chưa thực sự đạt kết quả tốt nhất. Điều đó thể hiện ở một số thành công và hạn chế sau đây:
Thành công đạt được: Công ty đã luôn chú trọng đến việc trả lương cho người lao động và phần nào đã đãi ngộ chính xác, xứng đáng cho người lao động. Thu nhập của người lao động tăng dần tương ứng với sự gia tăng của năng suất lao động. Mức thu nhập bình quân tuy chưa cao nhưng với mức sống hiện tại ở địa phương đó thì có thể chấp nhận được. Người lao động vì thế, có thể nói, đã tạm hài lòng với mức thu nhập hiện tại. Việc trả lương của Công ty còn thành công ở chỗ: Công ty đã khắc phục được nhược điểm của hai hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm bằng cách: Lao động ngoài tiền lương thời gian còn được nhận lương năng suất dựa vào mức độ hoàn thành công việc của từng người. Vì vậy, chất lượng công việc không bị suy giảm do người lao động chỉ làm việc sao cho đủ thời gian quy định. Như vậy, Công ty đã linh hoạt áp dụng các hình thức trả lương cho người lao động đúng với kết quả và hiệu quả làm việc của họ. Người lao động vì thế luôn phấn đấu để đạt năng suất lao động cao hơn nhằm có được mức đãi ngộ cao hơn trong tương lai.
Hạn chế còn tồn tại: Tuy nhiên, công tác trả lương của Công ty vẫn còn một số điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Đó là:
Công tác đánh giá thực hiện công việc của mỗi lao động trong Công ty còn được thực hiện sơ sài, thiếu tính hệ thống dẫn đến công tác đãi ngộ nhân sự còn chưa thực sự chính xác.
Công tác trả lương còn chậm, không đúng thời hạn, nhất là ở các công trình mà Công ty đang tham gia.
Thời gian nâng lương còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, mang tính bình quân, chưa đem lại hiệu quả tối ưu do chỉ dựa vào thời gian đơn thuần mà không xét tới hiệu quả lao động của nhân viên.
Những hạn chế trên khiến cho người lao động trong Công ty còn chưa hài lòng về công tác trả lương của Công ty. Điều này rất dễ gây cảm giác chán nản, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sự hoàn thành công việc của đội ngũ CBCNV trong Công ty. Do đó, Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tiền lương.
2.2.1.2. Tiền thưởng
Tiền thưởng cũng là một hình thức đãi ngộ tài chính trực tiếp được Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam áp dụng nhằm khuyến khích động viên người lao động trong Công ty nỗ lực phấn đấu cao hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Công ty hiện nay có những hình thức thưởng sau:
a. Thưởng năng suất, chất lượng
Hàng năm, hàng quý, Công ty dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng cá nhân hay đơn vị sản xuất để có những hình thức thưởng xứng đáng với những đóng góp của họ cho Công ty.
Công ty hàng năm có đánh giá các thành viên trong Công ty để khen thưởng cho những cá nhân tiên tiến xuất sắc, lao động giỏi hay chiến sĩ thi đua của Công ty.
Nếu cá nhân là tiên tiến xuất sắc hay lao động giỏi thì được thưởng 100.000 đồng.
Đối với những cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua thì được nhận mức thưởng là 300.000 đồng.
Hàng quý, Công ty cũng tổ chức các cuộc thi đua cho các đơn vị sản xuất trong Công ty nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Nếu đơn vị nào thực hiện tốt thì sẽ nhận được một mức thưởng.
Nếu trong quý đó, một tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức thưởng là 100.000 đồng. Mức thưởng sẽ là 300.000 đồng đối với một xưởng sản xuất.
b. Thưởng sáng kiến
Nhằm khuyến khích người lao động trong Công ty không ngừng làm việc sáng tạo, Công ty luôn có những mức thưởng xứng đáng cho những cá nhân, tập thể người lao động có những sáng kiến trong công việc. Vì vậy, nhân viên trong Công ty trong thời gian qua đã có những sáng kiến đóng góp đáng kể vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: tiết kiệm vật tư; giảm chi phí nhân công, thời gian lắp đặt và chi phí đầu tư cho sản xuất; tăng năng suất lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm,…
Mức thưởng sáng kiến dựa vào mức làm lợi của sáng kiến đó cho Công ty, sáng kiến đem lại mức làm lợi càng cao thì mức thưởng càng cao. Thưởng sáng kiến thường được trả cho người lao động hay tập thể người lao động vào cuối năm.
c. Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty.
Vào cuối năm, sau khi Công ty tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nếu Công ty làm ăn có lãi, Công ty sẽ chia một phần tiền lãi này dưới dạng tiền thưởng, gọi là thưởng cuối năm cho người lao động.
Mức thưởng này được tính cho từng người lao động dựa vào bậc lương và mức xếp loại của họ. Mức xếp loại của từng cá nhân tùy thuộc vào số ngày công của họ. Các mức xếp loại bao gồm: A, B, C, khuyến khích. Loại A là mức tốt nhất, người lao động đạt loại A khi đi làm đủ công và không nghỉ quá 40 công trong 1 năm. Nếu nghỉ nhiều hơn, thì mức xếp loại sẽ giảm dần là: B, C, khuyến khích.
Ví dụ: Năm 2006, bà Nguyễn Thị Trịnh là công nhân của Trạm CO2 có 11 tháng đạt loại A, 1 tháng bà nghỉ việc vì đến thời gian nghỉ hưu và bà có bậc lương là 6. Tiền thưởng cho 1 tháng A của thợ bậc 6 là: 275.000 đồng.Vậy tiền thưởng cuối năm của bà Trịnh là: 275.000 x 11 = 3.025.000 đồng.
Bên cạnh đó, hàng năm vào dịp thành lập Công ty, tùy vào tình hình sản xuất của Công ty mà Công ty thưởng cho mỗi nhân viên một tháng lương hay một nửa tháng lương.
* Đánh giá thực trạng công tác trả thưởng của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam:
Qua thời gian nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác đãi ngộ thông qua tiền thưởng của Công ty, em nhận thấy việc trả thưởng cho người lao động trong Công ty đã đạt được một số thành công nhất định và vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
Thành công: Công ty đã áp dụng tốt một số hình thức trả thưởng khác nhau như: thưởng năng suất, chất lượng; thưởng sáng kiến; thưởng theo kết quả hoạt đống sản xuất kinh doanh. Các hình thức thưởng này phần nào đã động viên, khuyến khích kịp thời để người lao động trong Công ty làm việc với năng suất, chất lượng cao hơn; làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Công ty.
Hạn chế: Bên cạnh những thành công đã đạt được ở trên, công tác trả thưởng của Công ty còn tồn tại một số hạn chế. Đó là: các hình thức của tiền thưởng mà Công ty áp dụng còn chưa đa dạng, phong phú do đó còn chưa phát huy hết được tác dụng của tiền thưởng trong công tác đãi ngộ.
Đãi ngộ tài chính gián tiếp
Ngoài những đãi ngộ tài chính như tiền lương, tiền thưởng,…, Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam cũng rất chú trọng thực hiện công tác đãi ngộ tài chính gián tiếp cho người lao động trong Công ty.
Các hình thức đãi ngộ tài chính gián tiếp mà Công ty áp dụng thực hiện là: cổ phần, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi.
2.2.2.1. Cổ phần
Là một công ty cổ phần, Công ty cũng dùng công cụ này để thực hiện các chính sách đãi ngộ cho người lao động trong Công ty. Đây là một công cụ rất hữu hiệu vì ngoài tác dụng đãi ngộ nó còn giúp Công ty tăng vốn điều lệ, nâng cao sự cố gắng cũng như lòng trung thành của người lao động đối với Công ty.
Công ty thực hiện công tác đãi ngộ cho nhân viên thông qua cổ phần dưới dạng quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động.
a. Quyền ưu tiên mua cổ phần
Tại thời điểm thành lập Công ty, khi Công ty bắt đầu đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, quyền lợi của cổ đông là người lao động trong Công ty là: Người lao động trong Công ty được mua cổ phần ưu đãi tùy theo số năm công tác của từng người. Một năm thực tế làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 04 cổ phần (trị giá 1 cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Theo quy định này, mỗi cổ phần bán ưu đãi, người lao động chỉ phải trả 70.000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị Nhà nước ưu đãi cho người lao động trong mỗi cổ phần.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Thắng là công nhân của Nhà máy thiết bị áp lực, đã làm việc cho Công ty 28 năm.
Số cổ phần ưu đãi tối đa mà ông được mua là: 28 x 4 = 112 cổ phần.
Tổng giá trị cổ phần ưu đãi tối đa mà ông được mua là: 112 x 70.000 = 7.840.000 đồng.
Giá trị cổ phần ưu đãi tối đa mà ông Thắng được mua so với các đối tượng khác là: 112 x 30.000 = 3.360.000 đồng.
Vào tháng 3 năm 2007, Công ty có đợt phát hành cổ phiếu mới cho các cổ đông sáng lập và cổ đông hiện hữu. Theo đó, các cổ đông sáng lập và hiện hữu của Công ty được mua thêm cổ phần với số lượng bằng chính số lượng cổ phần mà cổ đông đó đang nắm giữ và giá mỗi cổ phần được ưu đãi là 20.000 đồng. Như vậy người lao động trong Công ty nếu thuộc đối tượng trên thì sẽ được mua thêm cổ phần với số lượng và mức giá ưu đãi theo quy định.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Oanh là công nhân thuộc Xưởng Cơ điện hiện nắm giữ 120 cổ phần. Do đó đợt phát hành cổ phiếu mới này chị được mua thêm 120 cổ phần, với giá 20.000 đồng/cổ phần. Như vậy tổng giá trị cổ phần tối đa chị được mua là: 120 x 20.000 = 2.400.000 đồng.
Cũng trong đợt phát hành cổ phiếu mới này, Công ty cũng ưu đãi bán 300 cổ phần cho những nhân viên lao động giỏi, tiên tiến xuất sắc, những tổ trưởng, quản đốc, thống kê, trưởng phòng,…với giá ưu đãi là 20.000 đồng/cổ phần.
Ví dụ: Cô Nguyễn Thị Lợi là thống kê của Nhà máy thiết bị áp lực đợt này được mua thêm 300 cổ phần, giá mỗi cổ phần là 20.000 đồng. Như vậy tổng giá trị cổ phần tối đa cô Lợi được mua là: 300 x 20.000 = 6.000.000 đồng.
b. Chia cổ phần cho người lao động
Tại thời điểm thành lập Công ty, khi Công ty bắt đầu phát hành cổ phiếu vào năm 1999: Vốn điều lệ của Công ty là: 18 tỷ VNĐ, tổng giá trị cổ phần phát hành là: 18 tỷ VNĐ.
Vốn cho người lao động trong Công ty là: 6,16 tỷ VNĐ, chiếm 34,22% vốn điều lệ và bằng 34,22% giá trị cổ phần phát hành. Như vậy, giá trị cổ phần mà người lao động trong Công ty được mua bằng 34,22% tổng giá trị cổ phần Công ty phát hành. Đây chính là hình thức đãi ngộ thông qua cổ phần dưới dạng chia cổ phần dành cho người lao động trong Công ty.
* Đánh giá thực trạng công tác đãi ngộ tài chính thông qua cổ phần của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam:
Tuy mới hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần được 8 năm nhưng công tác đãi ngộ tài chính thông qua cổ phần được Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam thực hiện dưới hai dạng: quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động đã được thực hiện rất tốt và mang lại hiệu quả cao. Người lao động trong Công ty được tạo điều kiện thuận lợi để mua cổ phần. Khi được nắm giữ trong tay một số lượng cổ phần nhất định của Công ty thì họ cảm thấy rất phấn khởi vì họ đã trở thành một người chủ của Công ty. Điều đó khiến cho họ càng có thêm động lực để phấn đấu vì sự phát triển của Công ty và cũng chính vì lợi ích của riêng họ. Đồng thời cổ phần và các chính sách đãi ngộ thông qua cổ phần của Công ty như một chất keo kết dính người lao động với Công ty. Trong thời gian tới, Công ty cần cải thiện, phát huy các chương trình đãi ngộ thông qua cổ phần để không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác này đối với Công ty và người lao động trong Công ty.
2.2.2.2. Phụ cấp
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam trả một khoản phụ cấp cho người lao động nếu họ đảm nhận trách nhiệm hoặc làm việc trong những điều kiện không bình thường. Các loại phụ cấp mà Công ty áp dụng là: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm.
a. Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp trách nhiệm là khoản tiền Công ty trả cho người lao động khi họ phải làm việc trong công việc đòi hỏi trách nhiệm cao (gồm các quản đốc và phó quản đốc, các đội trưởng và đội phó) hay khi họ phải kiêm nhiệm thêm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo (gồm các tổ trưởng, tổ phó, ca trưởng).
Mức phụ cấp đối với người lao động phải làm việc trong công việc đòi hỏi trách nhiệm cao là:
Đội trưởng, quản đốc: được nhận phụ cấp trách nhiệm hàng tháng bằng 0,4 mức lương tối thiểu.
Đội phó, phó quản đốc: được nhận phụ cấp trách nhiệm hàng tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu.
Mức phụ cấp đối với các đối tượng là các tổ trưởng, tổ phó, ca trưởng thì tùy vào chế độ phụ cấp của từng đơn vị sản xuất.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn Tiến là quản đốc xưởng khí công nghiệp, hàng tháng ông Tiến được nhận một khoản phụ cấp là: 0,4 x 450.000 = 180.000 đồng.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh là phó quản đốc xưởng khí công nghiệp, tiền phụ cấp trách nhiệm ông nhận được hàng tháng là: 0,3 x 450.000 = 135.000 đồng.
b. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Đối với những công nhân làm việc trong điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, Công ty cũng có những khoản phụ cấp cấp cho người lao động giúp họ ổn định sức khỏe. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả dưới các hình thức:
Hiện vật như: sữa.
Hay cũng có thể được tính vào tiền lương như hệ số lương tăng lên.
Ví dụ: Các công nhân thuộc xưởng sản xuất khí công nghiệp thì hàng ngày được nhận 01 hộp sữa tương ứng là 4.000 đồng.
* Đánh giá thực trạng công tác đãi ngộ tài chính thông qua phụ cấp của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam:
Thực tế, Công ty đã thực hiện các chế độ phụ cấp cho người lao động trong Công ty như: phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Các hoạt động này đã đạt được một số thành công nhất định nhưng vẫn còn một số mặt yếu kém khiến người lao động thực sự chưa hài lòng và chưa đánh giá cao hiệu quả của công tác này:
Thành công của công tác này là đã góp phần tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế cho đội ngũ lao động trong Công ty do trách nhiệm công việc và điều kiện làm việc khác nhau.
Song, tồn tại bên cạnh những thành công đã nêu trên, công tác đãi ngộ tài chính thông qua phụ cấp của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam vẫn còn một số điểm cần lưu ý khắc phục. Đó là: các hình thức phụ cấp mà Công ty áp dụng vẫn chưa đa dạng, chưa tạo ra một sự đãi ngộ thực tế công bằng ở mức tối đa, do đó chưa phát huy hết ích lợi của công tác phụ cấp.
2.2.2.3. Trợ cấp
Trợ cấp là một trong những hình thức đãi ngộ tài chính gián tiếp mà Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam thực hiện cho người lao động trong Công ty, nó có tác dụng rất lớn trong việc khắc phục các khó khăn trong từng hoàn cảnh cụ thể của người lao động.
Công ty áp dụng các loại trợ cấp sau: trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp nhà ở, trợ cấp đi lại.
a. Trợ cấp y tế
Khi người lao động bị ốm đau bệnh tật và có xác nhận của cơ sở y tế thì Công ty sẽ hỗ trợ một phần cho người lao động tiền mua thuốc men hay khám và điều trị bệnh, đó là khoản trợ cấp y tế. Mức trợ cấp này tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người lao động.
b. Trợ cấp giáo dục
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Công ty, Công ty đã không ngừng khuyến khích CBCNV trong Công ty nâng cao trình độ. Tháng 09 năm 2004, Giám đốc Công ty đã ra quyết định về chế độ khuyến học của Công ty cho CBCNV và con CBCNV tham gia học đại học hoặc cao học.
Đối tượng khuyến học: là CBCNV đang công tác tại Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tham gia học các chương trình đại học (hệ chính quy, tại chức), học văn bằng 2, học cao học thuộc các ngành khối cơ khí chế tạo, máy công nghiệp, hóa học, khí công nghiệp, kinh tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất của Công ty.
Chính sách khuyến học của Công ty:
Đối với CBCNV đi học thuộc đối tượng ở trên, kết quả học tập phải đạt từ loại khá trở lên, không vi phạm kỷ luật của nhà trường. Công ty tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và bố trí công việc cho CBCNV đi học. CBCNV đi học được hưởng mọi quyền lợi như đang làm việc: chế độ phép năm, khen thưởng, BHXH, bảo hiểm y tế theo quy định của Công ty.
Đối với CBCNV đã có bằng đại học chính quy, học thêm văn bằng 2 thì được hưởng trợ cấp học phí 100%. Và lương hưởng theo lương cơ bản với số ngày thực tế đi học (theo giấy báo nhập học).
Đối với CBCNV học đại học tại chức theo các ngành nghề kỹ thuật thì:
Trợ cấp học phí căn cứ vào kết quả học tập các môn trong kỳ: Nếu điểm đạt yêu cầu thì được hưởng 1/2 tiền học phí (từ 5 đến 7 điểm). Nếu đạt loại khá, giỏi thì được trợ cấp 100% học phí (từ 7 điểm trở lên).
Tiền lương trong thời gian học: chỉ CBCNV ký hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên, có hệ số lương thì được thanh toán lương cơ bản trong thời gian đi học.
Con CBCNV học đại học hệ chính quy thuộc các ngành khối kỹ thuật được cấp trợ cấp 100% học phí nếu có nguyện vọng học xong xin trở về Công ty làm việc.
Trách nhiệm của CBCNV tham gia học là học xong về phục vụ Công ty từ 5 năm trở lên. Nếu học xong không ở lại Công ty làm việc thì đều phải trả lại số tiền Công ty trợ cấp chi phí đào tạo.
Ví dụ: Anh Lê Quý Ban là nhân viên thuộc văn phòng kinh doanh, anh đang theo học tại chức thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo chương trình khuyến học của Công ty.
Mỗi kỳ Công ty trợ cấp giáo dục cho anh là: 250.000 x 5 = 1.250.000 đồng.
Và trong thời gian anh Ban đi học anh vẫn được hưởng mức lương cơ bản hàng tháng là: 450.000 đồng.
Không chỉ tạo điều kiện cho CBCNV trong Công ty được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở các khóa đào tạo dài hạn, Công ty cổ phần khí công nghiệp còn mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ cho CBCNV ở trong Công ty. Công ty mời các chuyên gia về giảng các bài về xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho khối gián tiếp, lớp bồi dưỡng kiến thức về ISO, mở lớp đào tạo thi nâng bậc cho công nhân. Trong thời gian học, nhân viên không mất tiền học phí mà vẫn được lương.
Bên cạnh đó, Công ty còn duy trì quỹ khuyến học cho con CBCNV trong Công ty bằng cách hàng năm cấp học bổng cho học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 9 mỗi suất 60.000 đồng, tặng cho mỗi cháu khi vào lớp 1 một bộ đồng phục. Ngoài ra, hàng năm Công ty còn thưởng cho con CBCNV đạt học sinh giỏi các cấp và thi đỗ đại học 100.000 đồng.
c. Trợ cấp đi lại
Trợ cấp đi lại là khoản trợ cấp mà Công ty cấp cho người lao động khi họ phải đi công tác xa Công ty.
Nếu là trưởng, phó phòng trở lên thì có thể xin xe, đó là xe của Công ty.
Nếu không đi bằng xe của Công ty thì Công ty có thể cung cấp cho người lao động trợ cấp đi lại. Từ Công ty đi Hà Nội là: 30.000 đồng. Còn đi các nơi khác thì người lao động sẽ được thanh toán theo tiền tàu xe thực tế.
* Bên cạnh các loại trợ cấp trên Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam còn có những ưu tiên cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như: trợ cấp thôi việc và trợ cấp nghỉ hưu:
Trợ cấp thôi việc: Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: Nếu đã công tác tại doanh nghiệp có thời gian từ 10 năm trở xuống được trợ cấp thêm một tháng lương. Còn từ 10 năm trở lên, mỗi năm công tác được trợ cấp thêm 1/4 tháng lương (tính mức lương được hưởng chế độ thôi việc).
Trợ cấp nghỉ hưu: Người lao động nghỉ hưu được doanh nghiệp trợ cấp thêm: Nếu thời gian công tác là 20 năm thì được trợ cấp 1 tháng lương. Từ 21 năm trở lên mỗi năm được trợ cấp 1/4 tháng lương, nhưng không quá 5 tháng (mức lương trợ cấp là tiền lương bình quân lương tháng đã nghỉ hưu).
* Đánh giá thực trạng công tác đãi ngộ tài chính thông qua trợ cấp của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam:
Trợ cấp cũng là một công cụ đãi ngộ tài chính gián tiếp mà Công ty quan tâm áp dụng cho đội ngũ lao động của Công ty nhằm thoả mãn nhu cầu của người lao động, tạo điều kiện cho họ làm việc với hiệu quả cao nhất. Các loại trợ cấp như: trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp nhà ở, trợ cấp đi lại mà Công ty thực hiện cũng đã có tác dụng giúp đỡ người lao động khi họ gặp khó khăn về sức khoẻ, nhà ở, đi lại hay họ có nhu cầu nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn. Đặc biệt Công ty đã có chính sách khuyến học rất tốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động cho Công ty, đây chính là điều mà ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm. Chính vì vậy, công tác đãi ngộ tài chính thông qua trợ cấp của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam rất được các cán bộ công nhân viên trong Công ty ủng hộ.
2.2.2.4. Phúc lợi
Để người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình của người lao động, Công ty luôn quan tâm đến việc thực hiện công tác phúc lợi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty bao gồm các chương trình phúc lợi bắt buộc và tự nguyện.
a.Phúc lợi bắt buộc
Các chương trình phúc lợi bắt buộc được Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động là: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
+ Chế độ ốm đau
Chế độ ốm đau là chế độ bảo hiểm xã hội Công ty thực hiện cho người lao động theo đúng Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, người lao động bị ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ tùy theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội và khoảng thời gian mà họ đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Chị Nguyễn Thị Loan là nhân viên của phòng KCS, làm việc trong điều kiện bình thường, đã đóng bảo hiểm xã hội được 12 năm. Do đó, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ 30 ngày. Mức hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Chị Trần Thanh Hương là nhân viên của Phòng kỹ thuật - vật tư, chị có con 2 tuổi. Vì vậy thời gian hưởng chế độ khi con bị ốm đau của chị Hương được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc.
+Chế độ thai sản
Công ty cũng thực hiện chế độ thai sản cho người lao động trong Công ty theo đúng Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Chị Nguyễn Tương Mai là công nhân thuộc Xưởng C02, hiện chị đang có con 2 tháng tuổi. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 4 tháng vì chị làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này chị Mai và Công ty không phải đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng chế độ thai sản của chị Mai bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+Chế độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp
Là một doanh nghiệp sản xuất cho nên tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiệp của người lao động trong Công ty là rất dễ xảy ra. Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam luôn chú ý thực hiện công tác an toàn vệ sinh và bảo hộ lao động cho người lao động trong Công ty và thực hiện chế độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật.
Người lao động nếu bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp thì được hưởng chế độ như: được giám định mức suy giảm khả năng lao động; được trợ cấp 1 lần; trợ cấp hàng tháng; cấp phương t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10669.doc