Luận văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

MỤC LỤC

DẪN LUẬN.1

1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.1

2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.2

3/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.9

4/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.10

5/ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .10

6/ CẤU TRÚC LUẬN ÁN .11

NỘI DUNG.14

CHưƠNG I: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH.14

I- Cái tôi hoài niệm .14

1.1/ Ý thức sâu sắc về sự đổi thay của nông thôn trước vấn đề đô thị hóa:.14

1.2/ Những hoài niệm về quê hương và khát vọng giữ gìn bản sắc chân quê .24

2/ Cái tôi tự ý thức về thân phận của kẻ tha hương .37

3/ Cái tôi yêu thương và chia xẻ .48

3.1/ Đối với người thân.48

3.2/ Đối với cộng đồng .56

4/ Cái tôi yêu thương và lỡ làng trong tình yêu .67

CHưƠNG II: PHưƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH .84

1/ Quan niệm nghệ thuật về con người .84

2/ Không gian và thời gian nghệ thuật.90

2.1/ Không gian nghệ thuật.91

2.2/ Thời gian nghệ thuật .97

3/ Giọng điệu nghệ thuật.100

4/ Thể thơ và các phương tiện nghệ thuật.109

4.1/ Thể thơ.109

4.2/ Ngôn ngữ .113

4.3/ Hình ảnh.121

KẾT LUẬN.124

TÀI LIỆU THAM KHẢO .128

pdf135 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đới với cuộc sống đô thị. Mọi giá trị đều thay đổi đến chóng mặt ngay cả giá trị nhân phẩm, thì số phận của mỗi con ngƣời, nhất là ngƣời phụ nữ đã đƣợc báo trƣớc. Ở một bài thơ khác trong tâm trạng của một ngƣời cha bạc mệnh. nhà thơ lại nghĩ về con với tất cả tình thƣơng và nỗi đau: Con nó đâu rồi bế lại đây Cho tôi nhìn nó một vài giây Trƣớc khi nhắm mắt tôi thừa hiểu Đời nó sau này hẳn đắng cay. Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 54 (Trối trăn) Xót xa cho con tủi cho phận mình: Có mẹ có cha mà đến nỗi Miệng đời mai mỉa gái mồ côi. (Oan nghiệt) Bên trong nỗi đau ấy là tình thƣơng, sự dằn vặt và nỗi ân hận về một trách nhiệm không tròn. Bên cạnh những dự cảm văn hóa với sự ám ảnh về thời gian một ám ảnh khác nữa trong thơ Nguyễn Bính là ám ảnh về thân phận của cá nhân. Theo quan niệm cũ, thời gian tuần hoàn, con ngƣời dù ở trong trạng thái nào: Đƣợc yêu hay thất tình, đau khổ hay hạnh phúc đều có đƣợc sự an bằng nào đó về tâm hồn: "Tƣởng giếng sâu anh nối sợi dây dài - Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây". Quan niệm mới xem thời gian là một chiều, đã đi rồi thì không trở lại. Theo thời gian mọi cái đều thay đổi cho nên con ngƣời bao giờ cũng sống trong nỗi lo. Và nếu nhƣ nỗi ám ảnh về thời gian để thể hiện qua tâm trạng hoài niệm để tìm về cố gắng níu kéo những cái đã mất thì nỗi ám ảnh về số phận con ngƣời - hệ quả của quan niệm thời gian một chiều - lại lấy lầm nhìn ở phía tƣơng lai gần và xa, biểu hiện qua những dự cảm, dự báo. Và vì thế, nỗi lo ở đây trở nên thiết thực hơn bao giờ hết: Cha lo ngại lắm là con gái Chẳng có bao giờ biết mặt cha Con mƣời sáu bảy xuân đƣơng độ Cha bốn năm mƣơi chửa trót già Cha buồn tiễn khách hơi thu quạnh Con thẹn che đàn nửa mặt hoa Chàng chàng thiếp thiếp vui bằng đƣợc Bố bố con con chẳng nhận ra Áo anh mà ƣớt vì đêm ấy Tội nghiệp đời con xấu hổ cha. Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 55 (Oan nghiệt) Những dự cảm ấy đƣợc xuất phát từ cuộc đời và những lăn lộn nếm trải trong tình yêu thƣơng và nỗi lo lắng của nhân vật trữ tình. Ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự bất ổn trong tâm hồn nhà thơ, cuộc đời không có chỗ để tin tƣởng, con ngƣời luôn ở thế cảm giác chênh vênh. Sự cảm nhận về nỗi bi thƣơng của số phận, tha hóa của tính cách, nhân phẩm con ngƣời cùng với tất cả những lo lắng, xót xa và đặt nó vào trong cảm quan dự báo văn hóa đã làm cho thơ trữ tình của Nguyễn Bính đằm thắm hơn, thiết tha hơn. Sống trong cộng đồng xã hội, con ngƣời bao giờ cũng có cội nguồn riêng tƣ của mình. Chính ở đây con ngƣời sinh ra, lớn lên và hình thành trong mình những tình cảm gắn bó yêu thƣơng với những ngƣời thân trong gia đình, cũng vui nỗi vui chung, buồn nỗi buồn chung và lo nỗi lo chung. Trong thơ Nguyễn Bính chúng ta không chỉ thấy tình yêu bao la của cha mẹ đối với con cái, tình thƣơng của con cái đối với cha mẹ mà còn có nghĩa, chị tình em. "Lỡ bƣớc sang ngang", một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ đâu chỉ là nỗi đau của cô gái có tình duyên lỡ làng ngang trái mà còn có tình cảm của đứa em đối với chị: Chị bây giờ... nói thế nào? Bƣớm tiên khi đã lạc vào vƣờn hoang. (Lỡ bƣớc sang ngang) Bên trong của thơ là tiếng thở dài thƣơng tâm của em trƣớc số phận bấp bênh không may mắn trong duyên phận của chị mình. Trong một cuộc đời mà ngay chính bản thân mình cũng "mấy khi yêu mà chắc đƣợc yêu - cho rất nhiều nhƣng nhận chẳng bao nhiêu" thì càng hiểu thêm cuộc tình duyên tính sổ với lỡ làng của chị: Chị từ lỡ bƣớc sang ngang Trời giông bão giữa tràng giang lật thuyền. (Lỡ bƣớc sang ngang) Cái tôi bức xúc đã thể hiện đƣợc tất cả sự thắm thiết nhân hậu của tình cảm chị em. Phải nói rằng Nguyễn Bính đã làm xúc động lòng ngƣời bằng những từ ngữ đơn sơ, những cảnh tình gần gũi. Tình cảm của ngƣời thân ở đây cũng đau đớn thật sự nhƣ chính nỗi lòng của ngƣời trong cuộc. Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 56 Một lần lỡ bƣớc là tan vỡ tất cả: Tình duyên, cuộc đời và bao nhiêu mơ ƣớc. Sống trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng gắn bó, sợi dây tình cảm của con ngƣời bao giờ cũng trở nên khăng khít yêu thƣơng. Thấy đƣợc điều đó, chúng ta càng hiểu nhiều hơn nỗi lòng trong thơ Nguyễn Bính: Thƣơng chị từ khi chị lấy chồng! Cố nhân chẳng biết làm sao ấy Rặt những tin đồn chuyện bƣớm ong (Xuân tha hƣơng) Rõ ràng, cái tôi trong thơ Nguyễn Bính không buồn vì "Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" cũng không "vơ vẩn cùng mây" rồi "để tâm hồn ràng buộc với muôn dây". Cái buồn, nỗi đau trong thơ ông có căn nguyên từ cuộc sống hiện tại - từ sự đồng cảm, tƣơng quan trong cuộc sống của con ngƣời. Trong một xã hội mà sản xuất nông nghiệp giữ một vai trò chủ đạo thì để có một mùa lúa bội thu cũng nhƣ để có một sức mạnh vƣợt qua sự khắc nghiệt của thiên tai, của đói nghèo, ngƣời ta phải yêu thƣơng nhau, gắn bó với nhau. Tình cảm yêu thƣơng gắn bó, chia xẻ ngọt bùi của cộng đồng ngƣời Việt từ bao đời nay đã trở thành đạo lý của dân tộc. Chính nó là nền tảng của một "Hồn xƣa đất nƣớc" mà trong thơ của mình, Nguyễn Bính đã níu kéo và gìn giữ. Qua cách thể hiện những tình cảm mộc mạc, kín đáo mà sâu đậm của lòng ngƣời, Nguyễn Bính đã làm cho hồn thơ của mình toát lên vẻ đẹp bình dị của tâm hồn con ngƣời Việt Nam. Đấy cũng chính là một đóng góp độc đáo và cũng chính là sự thể hiện tài năng của nhà thơ trên văn đàn Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ XX. 3.2/ Đối với cộng đồng Nói đến thơ Nguyễn Bính ngƣời ta nghĩ ngay đến giọng thơ tâm tình gần gũi. Giọng thơ ấy bắt nguồn từ tấm lòng rộng mở và khả năng thâm nhập đối tƣợng, chuyển hóa đối tƣợng khách quan thành chủ quan. Tức là khả năng tự biểu hiện và nhập vai của cái tôi đến mức: "Tƣởng nhƣ chính mình sinh ra cái khách quan ấy" của nhà thơ. Cái tôi của nhà thơ cảm nhận cuộc sống bằng tất cả sự hòa quyện gần nhƣ là máu thịt giữa chủ thể và khách thể. Tình đời, tình ngƣời và sự cảm thông chia xẻ là một Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 57 trong những yếu tố tạo nên tầm vóc của thơ ông. Không lý giải đƣợc sự bế tắc, ngột ngạt, không giải thích đƣợc trọn vẹn nguyên nhân sâu xa nỗi đau ở mỗi hiện tƣợng trong cuộc sống nhƣng thơ Nguyễn Bính vẫn có một chỗ đứng vững vàng trong lòng nguời đọc bởi vì cuộc sống đƣợc viết ra bằng những rung động tinh tế và nỗi đau nhân tình của nhà thơ. Nỗi đau nhƣ ngọn lửa sƣởi ấm lòng ngƣời và làm đậm đặc thêm giá trị nhân văn trong thơ ông. Không thể hòa nhập đƣợc với hiện thực ngột ngạt của cuộc sống, cái tôi nhà thơ làm những cuộc trở về với cuộc sống thôn quê bằng tâm tƣởng nhƣ tìm đến một chỗ dựa thiêng liêng của tâm linh: Một ngôi chùa, bến nƣớc, cây đa, con đƣờng làng rụng trắng hoa cau, đêm hội chèo mênh man lòng ngƣời, hoài niệm về những mảng đời, những ƣớc mơ... thôn quê trong thơ Nguyễn Bính bỗng nhiên đẹp đến nỗi nguời ta phải hỏi rằng thực hay mộng?... Những kỷ niệm của một đời ngƣời chỉ là cái đẹp trong hoài niệm. Đằng sau nó, hiện thực về một cuộc sống nhiều tủi cực nhƣ những lớp sóng ngầm đang dội mãi vào trái tim nhà thơ - Hiện thực về một làng quê bề bộn và số phận của những con ngƣời nhỏ bé luôn có những nỗi đau riêng: Ngày xƣa dệt cửi chăn tằm Em còn bé lắm mƣời lăm tuổi đầu Bây giờ cắt cỏ chăn trâu Bây giờ em đã làm dâu nhà ngƣời Buồn thôi chả thiết nói cƣời Đắng cay sống những ngày dài nhƣ năm. (Làm dâu) Quan sát cuộc sống ở vị thế nhƣ là một khách thể hay nhập vai vào một nhân vật nào đó thì cái tôi của thi nhân vẫn luôn gửi gắm vào đó những khao khát nồng nàn về một tình yêu hạnh phúc. So với văn học hiện thực phê phán, đƣơng nhiên văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 chƣa đủ sức vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam cùng với tất cả những đau thƣơng, bế tắc của nó: Làng quê Việt Nam vào mùa sƣu thuế không lúc nào ngớt tiếng kêu khóc, cuộc đời của những nguời nông dân oằn xuống trong gánh nợ nặng lãi vay của địa chủ, những con ngƣời bị tƣớc hết cả quyền làm ngƣời... Các nhà thơ lãng Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 58 mạn, bằng cách này hay cách khác, tìm cách để né tránh hiện thực cuộc sống. Nhƣng đâu đó không phai không bàng bạc nỗi đau nhân tình, Nguyễn Bính đƣợc xem là một trong những nhà thơ giàu tình cảm của các nhà thơ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhà thơ của tâm tƣ tình cảm, của yêu thƣơng và nghĩa tình sâu nặng hay những lúc yêu thƣơng tắc nghẽn vẫn nghe vang âm hƣởng của tình ngƣời. Trong một bài thơ có tên là "Xuân" nhà thơ cũng viết về nỗi đau của ngƣời phụ nữ có một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc: Em chƣa có chồng, Má còn hồng thắm. Tết tết xuân xuân! Đời vui vẻ lắm. Em đã lấy chồng, Má hồng hết thắm. Tết tết xuân xuân, Đời buồn tẻ lắm! (Xuân) Nhà thƣ đã viết về nỗi đau của ngƣời phụ nữ nhƣ chính nỗi đau của mình. Nỗi đau của con ngƣời đang xót xa cho tất cả những cái đẹp đang tàn phai trong cuộc đời. Nhƣng đâu chỉ đi làm dâu thì mới có những cuộc đời bị bƣớc vào vòng oan trái. Sống trong một xã hội mà mọi thứ đều thay đổi một cách đáng sợ từ cách ăn mặc, cách suy nghĩ cho đến quan niệm sống... thì thân phận của con ngƣời nói chung đều thấy đáng thƣơng: Nhƣng chiếc khăn màu thổn thức bay Những bàn tay vẫy những bàn tay Những đôi mắt ƣớt tìm đôi mắt Buồn ở đâu hơn ở chốn này. (Những bóng ngƣời trên sân ga) Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 59 Sân ga thƣờng là nơi khơi nguồn của mọi cuộc chia ly và cũng là nơi xuất phát điểm của đoàn tụ, sum họp. Với Nguyễn Bính nhìn ngƣời ta đƣa tiễn những ngƣời thân và những ngƣời ra đi khuất dần trong tầm mắt nhà thơ hiểu rằng "Buồn ở đâu hơn ở chốn này?". Nguyễn Bính trải lòng mình ra với cuộc đời để rồi cảm nhận tất cả nỗi đau và dâng tất cả tình thƣơng cho con ngƣời. Phần lớn nỗi đau và tình thƣơng ấy thi nhân đã dành cho ngƣời phụ nữ: Tôi với nàng không quen biết nhau Mà tôi thƣơng tiếc bởi vì đâu Mới hay tự thuở bao ngƣời đẹp Chẳng hẹn trần gian đến bạc đầu. (Viếng hồn trinh nữ) Con ngƣời nhân ái ấy, khi nhìn thấy "Một chiếc xe màu trắng đục" với "Hai con ngựa trắng" biết rằng đó là đám ma của một nàng trinh nữ xấu số nên đã động lòng xót thƣơng mà liên tƣởng về một cuộc đời thơ ngây đẹp đẽ, và viết lên những câu thơ chan chứa tình ngƣời rồi đƣa ra một kết luận về sự phũ phàng mà cuộc đời đã dành cho những cô gái đẹp. Trƣớc đó, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã từng phải cay đắng viết: Trăm năm trong cõi ngƣời ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Và có lúc ông đã cho Kiều tự nghiến răng nguyền rủa số phận của mình: Chém cha cái số đào hoa Cởi ra rồi lại buộc vào nhƣ chơi. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Sự đồng cảm của các nhà thơ đối với số phận cay đắng của ngƣời phụ nữ có lẽ xuất phát từ một thực tế là thi sĩ và giai nhân đều cùng một kiếp gian truân nhƣ nhau. Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 60 "Tâm hồn tôi" của Nguyễn Bính đến với chúng ta bằng tiếng nói của tình đời, tình ngƣời. Đó là những thứ tình cảm sâu sắc, ý nhị và tinh tế đƣợc khơi nguồn từ một cuộc sống cộng đồng yêu thƣơng gắn bó với nhau trong quan điểm đạo đức truyền thống: "Môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm" - "chị ngã em nâng" và đƣợc mài sắc hơn về ý thức trong cuộc sống đô thị nơi mà nhà thơ đã nếm trải nhiều ngọt bùi cay đắng. Ngƣời Pháp có câu: "Những nỗi đau lớn tạo nên những thi sĩ lớn" (Les grandes douteurs fonts les grands poètes), đôi vai gầy của nhà thơ đã phải gồng lên gánh biết bao nỗi đau đớn: Nỗi đau mất nƣớc, nỗi đau mất mẹ, nỗi đau nhân tình thế thái... Nỗi đau của mình và nỗi đau của đồng loại. Những cảm xúc đó tạo thành âm hƣởng chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính. Song có điều khó có thể tìm thấy trong thơ ông cái giọng thơ hằn học, rên rĩ, bi thiết. Tuy có đắng cay và cả chua chát nữa nhƣng cơ bản vẫn là yêu thƣơng. Với thi nhân, bao nhiêu cuộc ra đi, bao nhiêu lần chia tay với ngƣời thân, bạn bè là bao nhiêu nỗi đau ngấm ngầm. Bởi thế nhà thơ rất hiểu: Ngƣời mẹ già kia tuổi đã nhiều Đã từng đau khổ biết bao nhiêu Mà nay lại khóc thêm lần nữa Nƣớc mắt còn đâu buổi xế chiều. Những đứa em kìa khóc cho ai Mà nay phải khóc một ngƣời rồi Mà nay trên những môi ngoan ấy Chả đƣợc bao giờ gọi: Chị ơi! (Viếng hồn trinh nữ) Trong hoàn cảnh nhƣ thế này thì nỗi đau ắt hẳn càng thống thiết hơn. Tình yêu thƣơng đốt nóng lên ngọn lửa khao khát và hy vọng về một sự đổi đời. Trong số phận cay đắng của những ngƣời mà hạnh phúc chƣa bao giờ là một khái niệm dành cho họ, nhà thơ tỏ ra là một ngƣời hiểu biết rất sâu sắc những khát vọng đời thƣờng bằng tất cả sự cảm thông và Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 61 trân trọng. Nỗi niềm trong thơ Nguyễn Bính không chỉ là những tâm sự lắm chua cay mà còn là những lời an ủi, vỗ về ngọt ngào thân thiết: Trời gần trời có xa đâu Thế nào chị cũng qua cầu đắng cay. (Xây hồ bán nguyệt) Trong cô đơn Nguyễn Bính luôn nhắc đến một ngƣời, ngƣời đó là chị Trúc là ngƣời đã "Lỡ bƣớc sang ngang" và ngƣời cũng là ngƣời mà trong những ngày tháng tha phƣơng nhà thơ đã gởi gắm tâm sự của mình vào trong những lá thơ là những bài thơ hay: Lỡ bƣớc sang ngang, Mƣời hai bến nƣớc, Xuân tha hƣơng, Xuân lại tha hƣơng. Nhà thơ thƣơng chị bởi vì đó là một ngƣời phụ nữ có cuộc đời bất hạnh. Nỗi đau của chị phần nào giống nỗi đau của cuộc đời ông. Hai con ngƣời ấy gặp nhau và trải lòng với nhau. Yêu thƣơng chị Trúc, nhà thơ cảm thấy yêu thƣơng vô ngần những giây phút hạnh phúc trong cuộc đời của ngƣời phụ nữ ấy: Thế rồi máu chảy về tim Duyên làm lành chị duyên tìm về môi Chị nay lòng ấm lại rồi Mối tình chết đã có ngƣời hồi sinh Chị từ dan díu với tình Đời tƣơi nhƣ buổi bình minh nạm vàng. (Lỡ bƣớc sang ngang) Những giây phút con ngƣời cảm thấy hạnh phúc là những giây phút đƣợc sống với chính sự thổn thức của trái tim mình. Nỗi lòng đó đã đƣợc trái tim nhà thơ ghi nhận bằng những âm điệu rạo rực phơi phới trong thơ. Tâm hồn Nguyễn Bính đƣợc gửi vào trong mỗi lời thơ chan chứa cảm xúc và mang nặng nỗi đau nhân tình. Nỗi đau trong thơ ông là thứ nỗi đau tuy chƣa vực ngƣời ta dậy nhƣng nó cũng đã giúp cho ngƣời ta phải sống một cuộc sống mà ít ra với mình nó có ý nghĩa hơn. Bằng những tình cảm thật viết ra từ trái tim và con đƣờng đi của nó là đến với trái tim ngƣời khác, sự cảm thông của tác giả, trong một trƣờng hợp nào đó đƣa con ngƣời ta ra khỏi những trói buộc để sống với chính mình: Tóc trắng vƣơng trên mái tóc nàng, Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 62 Đƣa nàng sang trọn bến đò ngang. Yêu đƣơng sống lại, con ngƣời ấy Lại thấy đời tƣơi tựa nắng vàng. (Tơ trắng) Đọc bài thơ ngƣời ta có cảm giác đang nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của nắng, đang quyện lẫn với mùi thơm của lúa... Cả một không gian tràn đầy sự sống, đang trỗi dậy từ thiên nhiên đất trời cây cỏ. Sự sống cũng đang sống dậy trong lòng ngƣời. Bao nhiêu niềm đau giờ nhƣờng chỗ cho chính trái tim con ngƣời cất lên tiếng nói yêu thƣơng. Khi ngƣời ta mở lòng mình ra nhƣ vậy cuộc đời lại trở nên thật đáng yêu. Hãy thử đọc hai câu thơ của Huy Cận trong bài thơ "Cách xa": Dọc đời rải rác muôn ga đón Khó nỗi ngồi chung một chuyến tàu. (Cách xa- Huy Cận) Hay câu thơ khác trong thơ Xuân Diệu: Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá Hai ngƣời nhƣng chẳng bớt bơ vơ. (Trăng - Xuân Diệu) Đi trong cuộc đời, nhƣng lúc nào cũng thấy bơ vơ, thấy cuộc đời tẻ nhạt có lúc cố tình thổi phồng lên nỗi cô đơn của mình "Khuây khỏa trong chuyện đời, ráng lấp cho đầy khoảng trống trong linh hồn bằng những thế sự linh tinh" (Xuân Diệu). Thơ Nguyễn Bính không thế, ngoài những nỗi buồn theo khuynh hƣớng thời đại tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên tiểu tƣ sản giai đoạn 1930 - 1945 mất tự do, mất phƣơng hƣớng, tình cảm nhà thơ bao giờ cũng dành cho quê hƣơng, cho con ngƣời và cho cuộc đời. Tình ngƣời, tình đời trong thơ ông vì thế không chỉ là nỗi đau mà có khi còn là những tình cảm tế nhị, tinh tế. Nhà thơ đi sâu vào mọi ngõ ngách, tâm hồn con ngƣời để yêu thƣơng, thông cảm: Em nhƣ cô gái hãy còn xuân, Trong trắng thân chƣa lấm bụi trần, . Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 63 Long xuân lơ đãng, má xuân hồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không ? (Gái xuân) Cái tôi của nhà thơ luôn khát khao một cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu. Đọc thơ ông chúng ta có thể rút ra một kết luận là: Cuộc đời đẹp là cuộc đời con ngƣời đƣợc sống để yêu thƣơng nhau, yêu thƣơng ngay cả khi mà mình đang đau khổ. Trong lời trăn trối của một ngƣời chồng xấu số thƣơng cho thân phận mình, thƣơng cho đứa con yêu, nhân vật trữ tình đã làm đƣợc một việc mà trong xã hội thực dân nửa phong kiến ngƣời ta không dễ dàng chấp nhận: Mợ còn trẻ lắm, mới đôi mƣơi, Ở vậy sao cho trót một đời. Tang tóc ba năm cho phải phép, Miễn sao thiên hạ khỏi chê cƣời. Để con ở lại, chọn ai ngƣời Phải lứa vừa đôi mợ sánh đôi. (Trối trăng) Trong bài "Mƣa xuân" lấy tâm sự của một cô gái quê mong mỏi đêm hội chèo để đƣợc gặp ngƣời yêu, nhà thơ đã để cho cô gái ấy chủ động đi tìm tình yêu bằng những vần thơ lấy cảnh ngụ tình tinh tế và sâu sắc "Mƣa xuân" đã lột tả đƣợc khát vọng hạnh phúc nồng nàn trong nỗi lòng của cô gái quê. Dẫu không gặp đƣợc ngƣời yêu mà đã cùng cô: "năm tao bảy tuyết" hò hẹn nhƣng mùa xuân còn đến là hy vọng vẫn còn. Trong cuộc đời gặp nhiều cay đắng, đau nhiều với chuyện thế thái nhân tình nhƣng trong trái tim chia làm bốn ngăn ấy, ngăn chứa oán hận chỉ một phần vơi, còn trên ba phần vẫn là thƣơng yêu. Nhà thơ xót xa lắm mà vẫn phải hiểu rằng: Mƣa chiều nắng sớm ngƣời ta bảo Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 64 Ngay đến ông trời cũng đổi thay. Những dòng thơ trữ tình của Nguyễn Bính đã đƣa nhà thơ bứt ra khỏi tình trạng tha hóa để trở về với chính mình trong thơ ca. Ở đó nhà thơ đã vƣợt ra khỏi sự cƣơng tỏa của xã hội để trình bày những nỗi đau của cuộc đời đã dội vào trái tim ông. Bên trong những mối tình đau khổ, nhƣng mối sầu đô thị, những thất vọng cay đắng và sự vật lộn với miếng cơm manh áo... là những nỗi niềm mà qua đó nhà thơ đã tiếp nối đƣợc tiếng nói nhân đạo truyền thống trong văn học. Ý thức về quyền sống và quyền đƣợc vui sống của cá nhân con ngƣời mà trong đó, tình yêu và sự cảm thông là nền tảng của mọi vấn đề phản ánh. Nếu nhƣ có lúc nào đó các nhà văn của nhóm Tự lực văn đoàn nhƣ Khái Hƣng, Nhất Linh, Hoàng Đạo... ca ngợi trật tự đƣơng thời, tô hồng lối sống tƣ sản thì thái độ của các nhà thơ mới lại luôn quay lƣng với thực tại đen tối. Họ thấy cuộc đời chỉ toàn những tù hãm, đau xót. Với Huy Cận, cuộc đời thật tẻ nhạt, tù túng: Thân bay nhảy giam nhà mồ nhỏ trí Một dáng điệu suốt trăm nghìn thế kỷ. (Chết -Huy Cận) Tế Hanh thi đậu xong, đi lang thang không biết làm gì. Trở về quê hƣơng gặp nạn đói và những chuyện đau buồn, nhà thơ chán ngán vô cùng trƣớc cuộc sống ao tù: Quê hƣơng ơi! trăm năm nhƣ giấc điệp. Việc đổi thay không thể nói cho cùng. Có vùng vẫy cũng không qua số kiếp Ta chỉ là phòng nhỏ của buồng chung. (Tế Hanh) Chế Lan Viên thấy thực tại vô vị tầm thƣờng: Trời ơi! Chán nản đƣơng vây phủ Ý tƣởng hồn tôi giữa cõi tang (Điêu tàn - Chế Lan Viên) Thơ Nguyễn Bính cũng đƣa đến cho chúng ta một cuộc sống từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng có những nỗi buồn, những tâm Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 65 trạng đắng cay đau khổ. Một đô thị tù đọng, những cuộc chia ly, những đêm mƣa đất khách, tâm trạng cô đơn chốn thị thành... có cảm giác rằng cuộc đời con ngƣời đang mòn mỏi theo thời gian. Sống mà không có một hy vọng nào về một sự đổi thay. Trong thơ Nguyễn Bính, hình ảnh nhân vật trữ tình chán nản với cuộc sống hiện tại và làm những cuộc ra đi không mục đích "Ta đi nhƣng biết về đâu nhỉ?", thực chất là cảm nhận của cái tôi trữ tình về sự hữu hạn của đời sống con ngƣời. Cuộc sống là túng con ngƣời bị lệ thuộc vào những vật do chính mình làm ra và cuối cùng con ngƣời lại trở về với trạng thái cô đơn và cảm giác chênh vênh: Có lần tôi thấy hai cô bé. Sát má vào nhau khóc sụi sùi, Hai bóng chung lƣng thành một bóng, "Đƣờng về nhà chị chắc xa xôi?" Có lần tôi thấy một ngƣời yêu Tiễn một ngƣời yêu một buổi chiều Ở một ga nào xa vắng lắm Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu. (Những bóng ngƣời trên sân ga) Bằng tình cảm yêu thƣơng chia xẻ để ý thức về quyền sống con ngƣời trong xã hội, nhà thơ không dừng lại trong tâm sự của cái tôi mà làm một cuộc hòa nhập vào trong tâm tƣ của những ngƣời khác và từ cái tôi trữ tình nhiều vai ấy nhà thơ đã cất lên tiếng nói về quyền sống của con ngƣời. Nói về cuộc đời của cô gái có một cuộc tình duyên "đồng sàng dị mộng" lỡ làng bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu mơ ƣớc, nhà thơ xót xa: Cô tôi nhạt cả môi hồng Cô tôi chết cả tấm lòng ngây thơ Đâu còn sống lại trong mơ Đâu còn sống lại bến bờ sông yêu. Buồng the sầu sớm thƣơng chiều Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 66 Khóc thầm có biết bao nhiêu lệ rồi. (Dòng dƣ lệ) "Lỡ bƣớc sang ngang", một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ cũng nằm trong cấu trúc cảm hứng này: Chuyến này chị bƣớc sang ngang Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây. (Lỡ bƣớc sang ngang) Cuộc đời Nguyễn Bính là một chuỗi những lỡ làng và lỡ làng nhất là những lỡ làng trong tình yêu. Chính vì vậy mà nhà thơ thấu hiểu đƣợc chuyện của mình, chuyện của ngƣời. Trong thơ của mình dù đứng ở ngôi thứ nhất xƣng "tôi" hay nhập vào một vai nào đó thì nỗi niềm cái tôi vẫn cất lên đƣợc tiếng nói chung về nỗi đau của những con ngƣời bất hạnh với tất cả sự yêu thƣơng, cảm thông và chia xẻ. Cái tôi trữ tình với ý thức về cuộc sống của con ngƣời trong thơ ông chủ yếu là sự ý thức của cái tôi cá nhân đối với quyền tự do trong tình yếu và tự do đƣợc tìm kiếm hạnh phúc của con ngƣời. Cái tôi ấy nhƣ rung lên trong nỗi đau của những chàng trai, những cô gái quê có tình duyên lỡ làng và sẵn sàng đồng cảm, chia xẻ với họ. Có lẽ khi viết về số phận của con ngƣời, Nguyễn Bính đã khai thác nhiều cái tứ của ca dao: Đôi ta là bạn thong dong Nhƣ đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chúng thầy mẹ nói ngang Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau. (Ca dao) Trong một bài thơ của mình ông viết: Em là con gái nhà trời Anh là con cái nhà ngƣời thƣờng dân Yêu em có vạn có ngàn Nhƣng cha chẳng chứng cho bàn tay không. (Ngƣu Lang Chức Nữ) Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 67 Thơ Nguyễn Bính không đƣa ngƣời đọc đến những cơn mƣa trắng trời trắng nƣớc đến nỗi không còn một cây lúa có thể sống nỗi trên đồng cũng không đƣa ngƣời đọc đến với những vất vả nhọc nhằn của con ngƣời trong việc kiếm miếng cơm, manh áo. Nhƣng bằng những nỗi đau thầm lặng, những cảm xúc buồn thƣơng với số phận lỡ làng nhà thơ cũng đã thức tỉnh đƣợc những phần sâu thẳm nhất trong tận trái tim con ngƣời kêu gọi sự sống của mọi lƣơng tri - để ý thức đƣợc rằng: Những nghiệt ngã cay đắng ở cuộc đời chính là biểu hiện của việc quyền tự do của con ngƣời đang bị cƣớp đoạt và sự cƣớp đoạt ấy đang diễn ra một cách hết sức đau đớn: Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt Bảy nổi ba chìm với nƣớc non. (Oan nghiệt) Tình yêu và nỗi đau là hai mặt của một hồn thơ - Hồn thơ Nguyễn Bính. Bằng sự thông nhất biện chứng ấy nhà thơ đã giúp chúng ta nhìn sâu hơn nữa vẻ đẹp từ tâm linh, tâm hồn con ngƣời. Những vẻ đẹp góp phần nâng con ngƣời lên theo đúng nghĩa viết hoa. 4/ Cái tôi yêu thương và lỡ làng trong tình yêu Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca và tình yêu cũng đƣợc xem nhƣ là cảm hứng chủ đạo của thơ lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Khi cái tôi đƣợc xem là trung tâm sáng tạo thì tình yêu trở thành cảm hứng hàng đầu cũng là điều dễ hiểu. Cuộc sống không có chỗ đứng cho mình thì ngƣời ta trốn vào tình yêu - Điều này đƣợc xem nhƣ là một giải pháp. Bài thơ đầu tiên "tình già" trình làng cũng là một bài thơ nói về tình yêu. Rồi sau này trong mạch cảm hứng ấy, các nhà thơ mới đã xây dựng một lâu đài tình yêu lãng mạn với lất cả sự phong phú góc cạnh của một bản giao hƣởng đa âm. Trong thi ca Việt Nam, trƣớc phong trào thơ lãng mạn 1930 -1945 chƣa bao giờ tình yêu đƣợc nói nhiều đến nhƣ vậy. Không có nhà thơ mới nào là không có ít nhất vài bài thơ nói về tình yêu... Sự cởi bỏ những ràng buộc đối với cá nhân, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, thơ cũ Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính 68 và thơ mới... là nguyên nhân do tình yêu nảy nở trong thi ca để rồi sau, đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_cai_toi_tru_tinh_trong_tho_nguyen_binh_1555_1921586.pdf
Tài liệu liên quan