Luận văn Cảm hứng Kitô giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 3

2. Mục đích nghiên cứu .6

3. Lịch sử vấn đề . . .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.9

6. Phương pháp nghiên cứu . .9

Chương 1: KITÔ GIÁO VÀ VĂN CHưƠNG NGUYỄN VIỆT HÀ .11

1.1. Kitô giáo, Kitô giáo ở Việt Nam . .11

1.2. Văn chương của Nguyễn Việt Hà . 20

Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ KITÔ GIÁO QUA NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN,

NGHI LỄ, BIỂU TưỢNG VÀ LỊCH SỬ . .37

2.1. Tên tác phẩm . 37

2.2. Không gian . . 40

2.3. Ngôn ngữ . 42

2.4. Nghi lễ, biểu tượng, ngày lễ . . .44

2.5. Lịch sử Kitô giáo ở Việt Nam trong bộ ba tiểu thuyết . .48

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ TÔN GIÁO Ở CẤP ĐỘ NHÂN VẬT . .52

3.1.Quan niệm về nhân vật, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà . 52

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng Kitô giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển, những biến động và cải cách thì Kitô giáo hiện giờ đƣợc chia làm nhiều nhánh nhƣ Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo... Ngoài ra còn những giáo hội ngoại vi với số lƣợng tín đồ ít hơn. Tỉ lệ ngƣời theo Kitô giáo vẫn chiếm đa số ở các nƣớc phƣơng Tây nhƣ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại dƣơng. Ở châu Á số lƣợng ngƣời theo Kitô nhiều nhất là ở Philippines, một quốc gia từng là thuộc địa của Tây Ban Nha. Số lƣợng tín đồ Kitô cũng có mặt ở nhiều quốc gia khác tại châu lục này. Tƣ tƣởng nhân văn của Kitô giáo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của thế giới quan thần sáng tạo vũ trụ và vạn vật, quan phòng, chi phối mọi sự. Trên cơ sở nhân sinh 16 quan, Kitô giáo xem con ngƣời là một sản phẩm kết hợp hai thực thể linh hồn và thể xác, linh hồn luôn có tính thiêng liêng, bất tử còn thể xác thuộc về thế giới vật chất. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng nhân văn Kitô giáo chính là đề cao vị trí và vai trò của con ngƣời, xem con ngƣời là tinh hoa của vũ trụ, một chỉnh thể đƣợc kết hợp bởi những yếu tố vật chất và phi vật chất, bởi cái hữu hình và cái vô hình, bởi cái hữu hạn và cái vô hạn, bởi cái khả tử và cái bất tử; đề cao quyền tự do và bình đẳng của con ngƣời nhƣ những nguyên tắc bất khả xâm phạm, vấn đề giải phóng con ngƣời khỏi những ràng buộc của những luật lệ và hủ tục phi nhân tính. Nội dung tƣ tƣởng đạo đức cơ bản của Kitô giáo là bàn về các phạm trù công bằng, bác ái, khiêm nhƣờng, nhẫn nhục, khoan dung và tha thứ nhƣ những chuẩn mực luân lý Kitô giáo. Tƣ tƣởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có những tính chất nhƣ tính duy lý, tính hệ thống, tính kết hợp, tính duy tâm - siêu hình và tính nhân loại phổ biến. Các tính chất đó vừa thể hiện đặc trƣng của tƣ tƣởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo, vừa thể hiện tính ƣu điểm và nhƣợc điểm của tƣ tƣởng ấy đối với thực tiễn cuộc sống. Về giáo lý, những xác tín căn cốt của Kitô tập trung vào sự nhập thể làm ngƣời, sự đền tội cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu. Trọng tâm của Kitô là việc đặt yếu tố Thiên Chúa sai Con Một của mình đến thế gian để cứu nhân loại, đây là một điểm khác biệt với tƣ tƣởng con ngƣời tự giải thoát mình của những tôn giáo khác. Dù phân chia làm nhiều nhánh nhƣng các xác tín cơ bản của Kitô vẫn là Thiên Chúa có Ba Ngôi, là thực thể vĩnh cửu duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gồm: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa lại vừa là ngƣời, cả hai bản tính đó đều trọn vẹn trong Ngƣời; Đức mẹ Maria - ngƣời đã cƣu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh cửu đã đƣợc hình thành trong thân thể của bà bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Thần. Ngài nhận lãnh từ Maria trí tuệ và ý chí con ngƣời và mọi điều khác 17 nhƣ một đứa trẻ bình thƣờng nhận lãnh từ mẹ mình; Chúa Giêsu đồng thời cũng là Đấng Messiah mà ngƣời Do Thái vẫn hằng mong đợi, Ngài là niềm tin, niềm hy vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại; Chúa Giê su không bao giờ phạm tội, qua cái chết và sự phục sinh của Ngƣời, tín đồ đƣợc tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa, tín đồ chịu lễ rửa tội là biểu tƣợng cho sự cùng chết và cùng sống của Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh khi đó sẽ ban cho tín đồ hi vọng, dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngƣời giúp họ sống trong đời sống thánh khiết; Chúa Giê su cũng trở lại để phán xét toàn thể nhân loại, tiếp rƣớc những ngƣời tin vào Ngài về với Chúa; Kinh Thánh cũng là lời của Thiên Chúa. Tôn giáo là một hệ thống các biểu tƣợng. Hệ thống biểu tƣợng là một phần quan trọng của Kitô giáo cũng nhƣ nhiều tôn giáo khác. Chúng không đơn giản chỉ là phƣơng tiện truyền đạt thông tin mà còn đƣợc truyền tải một cách đầy xúc động. Các biểu tƣợng tôn giáo có tác dụng mạnh mẽ và lâu dài trên các tín hữu. Kitô giáo có nhiều biểu tƣợng, quy về đức tin Kitô giáo. Cây thập giá tƣợng trƣng cho nơi mà Đức Kitô đã chịu chết. Nó cũng tƣợng trƣng cho sự đau khỏ của con ngƣời, nhƣng gì khó chấp nhận trong đời sống, sự trông đợi cái chết của mỗi ngƣời và lời mời gọi tranh đấu cho công bằng và bác ái. Tùy theo sự cảm nghiệm của mỗi ngƣời mà cây thập giá có ý nghĩa khác nhau. Bồ câu tƣợng trƣng cho Chúa Thánh Thần ngự trên Đức Giêsu khi Ngƣời chịu thanh tẩy. Bồ câu tƣợng trƣng cho sự bình an, thanh thản, sự tràn đầy thần khí Chúa Thánh Thần, sự trong trắng của ngƣời mới đƣợc rửa tội, sự tự do của tâm linh khi hƣớng tới thiên đàng. Đức Maria biểu tƣợng cho sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ cũng là biểu tƣợng cho sự khôn ngoan, đạo đức, tin tƣởng vào quyền năng của Chúa, mẹ của Hội Thánh. Nƣớc rửa tội biểu trƣng cho sự cứu rỗi, tha thứ, thanh tẩy, nghi lễ nhập đạo. Ngoài ra các bí tích, ngôn ngữ, Giáo hội cũng đƣợc coi là những biểu tƣợng. Nhờ những 18 biểu tƣợng của tôn giáo mà mỗi tín hữu thấu hiểu hơn các ý nghĩa sâu xa của tôn giáo mình. 1.1.2 Kitô giáo và con đƣờng truyền bá, phát triển ở Việt Nam Những mầm mống đầu tiên Kitô giáo xuất hiện tại Việt Nam vào khá sớm. Theo bài Ảnh hưởng của Công giáo tới nền văn hóa Việt Nam đăng trên trang web của Ban tuyên giáo trung ƣơng cho biết, theo sách Khâm định Việt sử thông ghi nhận vào năm Nguyên Hòa thứ nhất đời vua Lê Trang Tông (1533) có một ngƣời Tây dƣơng tên là I-nê-khu (Ignatio) theo đƣờng biển lẻn vào giảng đạo Gia Tô ở các làng Ninh Cƣờng, Quần Anh, Trà Lũ (thuộc Nam Định cũ). Từ đó các giáo sỹ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Ban đầu, do chƣa quen thông thổ và không thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo lý ít thu đƣợc kết quả. Dần dần công việc tiến triển ngày càng khá hơn. Theo tài liệu của giáo hội thì năm 1593, ở Nghệ An đã có 12 làng Công giáo toàn tòng. Cuối năm 1642, giáo sỹ ngƣời Pháp là Alexandre de Rhodes, sau mấy năm truyền đạo ở Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam đã trở về châu Âu vận động tòa thánh Roma giao cho ngƣời Pháp quyền truyền đạo ở Viễn Đông. Kết quả là năm 1658, Giáo hoàng đã phong cho hai giáo sỹ Pháp là Francois Pallu và Lambert de la Motte làm giáo mục cai quản hai địa phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Những câu chuyện về con đƣờng truyền giáo này vào Việt Nam chúng ta cũng sẽ gặp lại trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Năm 1664, Hội thừa sai Paris, thƣờng gọi là Hội truyền giáo nƣớc ngoài của Pháp đƣợc thành lâp̣ . Cuôc̣ nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn vào thế kỷ XVIII là một cơ hội tốt cho sự bành trƣớng của Hội truyền giáo nƣớc ngoài và sự can thiệp của thực dân Pháp. Giám mục Pièrre Pignenaux de Béhaine đã trở thành ngƣời đỡ đầu tích cực cho Nguyễn Ánh. Ông đƣa Hoàng tử Cảnh đi Pháp, và năm 1787 đại diện cho Nguyễn Ánh ký với Pháp Hiệp ƣớc Versailles. Sau đó, do xảy ra cách mạng Pháp 1789, Hiệp ƣớc này không thực hiện 19 đƣợc, Béhaine đã tự mình mộ quân và sắm vũ khí giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Hoạt động của Béhaine giúp cho nƣớc Pháp có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam cả về chính trị và tôn giáo. Sau khi lên ngôi vào năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh lâm vào một tình thế nƣớc đôi: Một mặt thì chịu ơn các giáo sỹ và ân nhân ngƣời Pháp, do vậy ông đã ban thƣởng hậu và sử dụng một số ngƣời làm cố vấn và quan lại trong triều; mặt khác lại lo ngại sự phát triển của Kitô giáo trƣớc mắt sẽ ảnh hƣởng xấu đến truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục cổ truyền, sau nữa có thể làm mất ổn định chính trị và dẫn đến nguy cơ mất nƣớc . Để đố i phó với tình hình, nhà Nguyễn chủ trƣơng “bế môn tỏa cảng” trong giao lƣu và giữ nguyên trạng đạo Kitô chứ không khuyến khích phát triển . Cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp, quá trình truyền bá đạo Kitô vào Việt Nam trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhiều nhờ thờ, các giáo xứ đƣợc thành lập nhất là tại các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Sài Gòn... Số lƣợng bà con giáo dân cũng ngày một tăng lên và sự ảnh hƣởng của tôn giáo này tới đời sống của một bộ phận ngƣời dân đã đƣợc ghi nhận. Mặc dù sau đó Pháp bị thất bại trong cuộc đô hộ Việt Nam, xã hội Việt Nam mới đƣợc thành lập và lãnh đạo chính quyền nhƣng theo thời gian, sự hiện diện của Kitô giáo vẫn tồn tại theo thời gian. Thế kỉ thứ XX, đây là giai đoạn khá trầm lắng trong sự phát triển của Kito giới bởi những đặc điểm của xã hội. Không có nhiều tài liệu về sự phát triển hay hoạt động của giáo hội ở Việt Nam thời kì này. Thế nhƣng, cùng với quá trình đô thị hóa và hội nhập với thế giới, thâp̣ niên cuối cùng của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI có thể đƣơc̣ ghi nhớ nhƣ là một trong những thời kỳ lớn nhất về sự phát triển của Kitô giáo tại Việt Nam. Hiện giờ, Kitô giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam bên cạnh Phật giáo, Hồi giáo và những tôn giáo, tín ngƣỡng nhỏ hơn khác. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, đến nay, số lƣợng tín đồ Kitô giáo có khoảng 7 triệu ngƣời. Trong đó, khoảng 6 triệu ngƣời Công giáo và khoảng 1 triệu ngƣời 20 Tin Lành phân bố gần nhƣ khắp các vùng trên lĩnh thổ Việt Nam nhƣng tập trung ở một số nơi nhƣ Ninh Bình, Sài Gòn,... Kitô giáo ở Việt Nam gồm hai nhánh: Công giáo La Mã và Tin Lành. Cả hai cộng đồng này ở Việt Nam đều đƣợc thừa nhận[36].Tầm ảnh hƣởng của tôn giáo này cũng ngày một rộng hơn, sâu hơn. Tôn giáo này có ảnh hƣởng tới đời sống nghệ thuật từ ki xuất hiện tại Việt Nam và ngày càng có những dấu ấn nhất định. Về văn học, Kitô giáo cũng có ảnh hƣởng tới văn học, điển hình là trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Kitô giáo là một tôn giáo ra đời từ rất sớm. Trải qua hơn 20 thế kỷ, tuy có những giai đoaṇ thăng trầm , những biến thiên theo thời gian và thời cuộc, có lúc tƣởng chƣ̀ng nhƣ diêṭ vong , nhƣng cuối cùng thì Kitô giáo đa ̃chiếm môṭ vi ̣ trí khá vƣ̃ng vàng trên thế giới. Trong giai đoaṇ hiêṇ nay, Kitô giáo hiện là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất ở mọi nơi trên thế giới . Hầu hết sƣ ̣phát triển này có vẻ không do sƣ ̣truyền giáo tƣ̀ nhƣ̃ng ngƣời Kitô giáo phƣơng Tây mà là một điều tất yếu của thời đại. Ở Việt Nam, theo chân ngƣời phƣơng Tây và những giáo sĩ tới muộn hơn so với những tôn giáo khác nhƣng hiện tại , Kitô giáo qua những bƣớc thăng trầm đã có một vị trí quan trọng đối với ngƣời Việt. Ta có thể thấy, tuy không hiện diện rộng lớn nhƣ Phật giáo nhƣng những vùng đất có giáo dân cũng ngày một nhiều, đặc biệt là ở những vùng đất đô thị, những vùng đất mà Kitô giáo ảnh hƣởng từ rất sớm . Những nhà thờ , những nghi lễ , những tác phẩm tinh thần của Kitô giáo cũng không còn xa lạ với mọi ngƣời và trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hiện nay. 1.2. Văn chƣơng của Nguyễn Việt Hà 1.2.1. Vài nét về con ngƣời Nguyễn Việt Hà 21 Nguyễn Việt Hà tên thật là Trần Quốc Cƣờng, sinh năm 1962, tự nhận mình là ngƣời Công giáo (một nhánh của Kitô giáo). Ông xuất thân là một tiểu thị dân ngƣời Hà Nội, với tuổi thơ bụi bặm và lang thang hè phố. Đó là những năm tháng cho ông những âm thanh hỗn tạp của đô thị, những cảnh đời lam lũ đến những bản thánh ca trong giáo đƣờng phố Nhà Chung. Sau khi tốt nghiệp trƣờng Đại học Kinh tế, ông làm việc cho một Ngân hàng. Ông tham gia viết kịch bản phim Của rơi năm 2001. Đến tháng 12 năm 2004 ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Với Nguyễn Việt Hà, văn nghiệp là sự trải nghiệm đồng thời là sự giãi bày, cảm nhận, chiêm nghiệm. Có lẽ vì thế mà khi đọc tác phẩm của ông, độc giả cảm thấy hết sức gần gũi và thân thiện, nhƣ gặp những con ngƣời đâu đó xung quanh mình. Ngƣời đọc không hết thú vị và nhanh chóng yêu mến cách viết, cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự rất đỗi nhẹ nhàng, hài hƣớc mà thông minh, sắc sảo của nhà văn. Để rồi từ đó, công chúng đồng cảm, chia sẻ với ông về những lo toan bộn bề của cuộc sống, những xô bồ, nhốn nháo, biến dạng của đô thị đƣơng đại. Ông còn là nhà văn của nhiều hứa hẹn phía trƣớc. 1.2.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà Gần hai mƣơi năm cầm bút, cho đến nay, Nguyễn Việt Hà đang ở độ chín, trở thành một cây viết quen thuộc của độc giả và đƣợc khẳng định là một cây bút đô thị đặc sắc trên văn đàn Việt Nam đƣơng đại. Nhìn lại lộ trình sáng tác của ông cũng là dịp ta đƣợc đồng hành khám phá thành quả lao động nghệ thuật miệt mài và không kém đam mê của một ngƣời viết văn chân chính. Những năm 1989-1990, Nguyễn Việt Hà đã yêu sâu sắc Hà Nội tạo đƣợc những dấu ấn đầu tiên của mình trên văn đàn Việt Nam. Đó cũng là thời điểm ông viết Cơ hội của Chúa với bao nhiêu trăn trở, suy tƣ, với tâm trạng "Hồi đó mình rất muốn viết những trang về đƣờng tàu điện ở Hà Nội. Tàu điện từng là thứ rất đặc trƣng cho phố phƣờng của Hà Nội" nhƣng điều cuốn hút hơn cả đối với ông vẫn là 22 cuộc sống "nội đô" Hà Nội. Bởi theo ông, nội đô là nơi sinh ra tầng lớp thị dân, "những người ngoại tỉnh do hoàn cảnh xô đẩy về đô thị, cái đầu tiên mà họ tiếp xúc là văn hóa cửa ô. Cửa ô mang hình ảnh đô thị nhưng cũng là sự tha hóa của nội ô”. Đọc Cơ hội của Chúa, chúng ta nhận thấy "ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa" [6, tr. 397], lại thấy "Quan buôn lậu có thế hơn dân buôn lậu" và nhất là thấy "Thương trường chân chính đầy rẫy kỹ xảo. Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi. Một sự hợp tác mang tính chất trí thức và trung thực. Thương gia ở các nước tiên tiến được coi như một bộ phận tinh hoa của Hà Nội" [6, tr. 122]. Sinh ra, lớn lên rồi trƣởng thành ở Hà Nội, ngƣời đọc dễ nhận thấy sự lịch lãm, thâm thúy vốn có của một nhà văn gốc Hà thành ngay trong sáng tác đầu tay của ông, mặc dù tác giả tự nhận đó là cuốn tiểu thuyết thể hiện sự hồn nhiên của một thời nông nổi. Thực ra, đó đã là một khởi đầu thuận lợi của một cây bút có tố chất chuyên nghiệp. Sự chào đón một cách hồ hởi của độc giả và giới phê bình ngay khi cuốn tiểu thuyết này ra đời khẳng định điều đó. Từ năm 2003 đến năm 2013, chỉ trong khoảng thời gian khoảng mƣời năm, Nguyễn Việt Hà đã cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết, một tập truyện ngắn, bốn tập tạp văn dày dặn và ngày càng thể hiện sự già dặn trong lối viết. Tiểu thuyết Khải huyền muộn (2003, tái bản lần thứ hai 2013) của ông đƣợc độc giả chờ đợi và càng đọc càng thấy hài lòng sau sự thành công của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa hơn mƣời năm trƣớc. Tất nhiên đây vẫn là cuốn sách rất khó đọc đối với tất cả bạn đọc, kể cả những "siêu độc giả" (những ngƣời cầm bút nhƣ ông). Văn học, nói nhƣ nhà văn tiền bối Nam Cao "chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Đời thừa - 1943). Nếu nhƣ trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Vệt Hà vẫn còn "chuyện", đƣợc kể khá liền mạch để ngƣời đọc dễ theo dõi thì đến “Khải huyền muộn” ngƣời ta có một độ hoang mang nhất định, rất khó xác định nó hay dở thế nào, thành công đến đâu. Nhà văn 23 Nguyễn Huy Thiệp trong lời giới thiệu cuốn sách này đã có những nhận xét khá sâu sắc về dấu ấn đƣơng đại trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà: "anh. cố tình vi phạm các "nguyên tắc vàng" sau đó trình bày ra một nội dung khác với các nhà văn đương thời, là một câu hỏi "chơi thẳng" vào "trái tim" văn học: "Thế mà các vị coi đấy là văn học à?". Tinh thần khủng bố trắng trợn với các giá trị cổ điển ngoài nội dung lại được nhấn mạnh thêm bằng một hình thức cấu trúc ngữ pháp và bố cục không cân đối, làm cho độc giả đã khó đọc lại thêm một lần nữa khó đọc hơn nếu không muốn nói là không thể đọc được"[20]. Đọc Khải huyền muộn, nhà văn dẫn dắt ngƣời đọc bằng cách kể chuyện "không có truyện", mở đầu rất vu vơ, tầm phào và không định thần kịp trƣớc kết thúc của một "tiểu truyện" mới bắt đầu đƣợc tung ra. Đó là một nhân vật xƣng tôi với anh đi lang thang quanh Hà Nội, đang ngắm cảnh, tả cảnh chợt chuyển sang kí ức, kể về thời trung học rồi nhảy cóc sang chuyện nhà văn đi tìm nhân vật,chƣa xong lại chuyển sang chuyện tôi với Vũ và kết thúc lại là hình ảnh nhà văn Bạch "đôi khi ngồi quán lạ, chợt thấy ai đó to giọng văng tục thì tự biết ngay đấy là khách hàng đã thâm niên ngồi ở quán Vinh. Rồi đây, Bạch và cô bé cũng chỉ đến quán Vinh thêm một lần nữa" [7, tr. 338] Nghĩa là tác phẩm kết thúc trong tâm thế ngƣời đọc hầu nhƣ còn muốn biết sau đó nhƣ thế nào, vì họ chƣa kịp hiểu, chƣa thể ngay tức thì ngộ ra ý nghĩa của hồi kết. Lâu nay chúng ta vẫn tâm niệm về một "cốt truyện là chuỗi sự kiện, có mở đầu và một kết thúc có ý nghĩa". Đến Nguyễn Việt Hà, lối kết cấu cổ điển ấy dƣờng nhƣ hết dấu vết. Tất cả các tiểu truyện và các liên tƣởng đều không có một kết thúc nào (đã đành rồi), thậm chí chúng còn không có một ý nghĩa nào liên quan gì với nhau nhiều lắm nữa. "Điều này giống như người ta nói "thúng gạo này nặng mười mét" vậy", (Nguyễn Huy Thiệp). Tập truyện ngắn Của rơi (2004) và các tập tạp văn lần lƣợt xuất bản ngay sau đó nhƣ Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ (2013) cho thấy sức sáng tạo ngày một dồi dào của 24 Nguyễn Việt Hà. Có nhiều độc giả dƣờng nhƣ đƣợc xả hơi một cách thật sự khoan khoái khi tìm đến tạp văn của ông bởi một lối "u mua đen" - "món hài Hà Nội" rất Nguyễn Việt Hà. Ông viết hóm hỉnh, nhẹ tênh mà lại tỉ mỉ chân thực đến đỉnh về hình ảnh đàn ông dự yến, đàn ông dở hơi óng ánh, đàn ông khỏa thân, bi tráng anh em rể, mồm của đàn ông và sống động đến bất ngờ về đàn bà uống rượu, đàn bà có võ, đàn bà đọc Tam quốc, thiếu phụ ngoại tình, thiếu nữ đánh cờ, và một ngày dài hơn thế kỉ Nếu so sánh đời sống và con ngƣời vùng đồng bằng Nam bộ bộc trực trong truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ hay cùng chủ đề thị dân đậm chất triết luận trong văn xuôi Hồ Anh Thái, ta vẫn dễ nhận thấy một lối viết riêng, không thể trộn lẫn của truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Việt Hà. Đó là một lối hài sâu cay. Đùa đấy nhƣng cũng là thực đấy. Anh đi suốt từ chợ Đồng Xuân, qua chợ Hôm đến chợ Đuổi của Hà Nội để lật tung những sâu xa tính toán buôn bán đất Kẻ Chợ nhƣng cũng không quên dành đất ƣu ái cho những khoảng lịch lãm của ngƣời có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí truyền đời. Đọc tạp văn của ông, thấy nóng hổi chuyện phố xá với cái duyên không dễ có mà vẫn rƣng rƣng, tinh tế cảm xúc. Hà Nội trong ông hiện lên hƣ hao nề nếp pha lẫn sự nuối tiếc, khinh bạc. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, đằng sau tiếng cƣời hồ hởi, giòn dã, Nguyễn Việt Hà để lại trong lòng ngƣời đọc những dƣ vị thâm hậu, cứ mải miết hồi hộp, phấn chấn đọc hết từ đầu đến cuối. Ngay nhan đề của bài viết đã lôi cuốn ngƣời đọc muốn biết: đàn bà uống rượu, đàn bà có võ, đàn ông dở hơióng ánh là bởi vì tất thảy đều hi hữu. Mỗi bài viết "xinh xinh" của ông đậm đà một khẩu vị lạ, tƣởng "biết rồi, khổ lắm!" mà vô vàn mộng mị, xa xăm, nhất là khi ông viết về lần đầu nghe nhạc Trịnh hay tự tình về bạn ở cùng phố. Hình nhƣ với ông, càng viết càng mới. Không đƣợc rộng rãi địa hạt nhƣ những nhà văn có sở trƣờng viết về nông thôn Nguyễn Ngọc Tƣ, xoay xở trong một Hà Nội nội đô thật đấy nhƣng văn xuôi Nguyễn Việt Hà chƣa từng gợn một cảm giác chật hẹp, vất vả trong cách lựa chọn đối tƣợng miêu tả, cũng chẳng hề thiếu thốn cách giễu nhại, hài hƣớc vốn phóng 25 khoáng phong phú của một ngƣời đọc nhiều, biết nhiều. Có lẽ vốn sống, sự lịch lãm và khả năng hấp thu tinh tế tinh hoa chất phố phƣờng Hà Nội đã làm nên bản sắc, văn phong độc đáo của ông với phong vị khó quên, khó trộn lẫn. Khai xuân 2015, tại Trung tâm văn hóa Pháp - Hà Nội, Nguyễn Việt Hà đã làm nóng lên không khí văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI bằng cuốn tiểu thuyết thứ ba, tiểu thuyết “Ba ngôi của ngƣời”, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Tác phẩm vừa ra mắt ít lâu đã đƣợc tái bản ngay. Đó thực sự là một hiện tƣợng hiếm hoi và đáng mừng của văn học nƣớc nhà. Nó cũng cho thấy bản lĩnh sáng tạo vững vàng của nhà văn đam mê nghề nghiệp, đam mê khám phá Hà Nội và rộng ra là muôn mặt đời thường, mang nặng hơi thở của những số phận, những kiếp ngƣời trôi nổi trên dòng lịch sử bão tố của dân tộc. Nếu nhƣ trong hai cuốn tiểu thuyết trƣớc, yếu tố đơn và tĩnh vẫn còn là điểm tựa để xây dựng tình huống, thì đến “Ba ngôi của ngƣời”, Nguyễn Việt Hà đã "đa thanh hóa" tiểu thuyết, đặt nhân vật sống trong một không - thời gian nhiều chiều, trong đó có cả thời gian tâm linh. Một sự bứt phá ngoạn mục, nếu không nói là ở thế kỉ XX, các tiểu thuyết gia chƣa đủ điều kiện khai thác. Nhà văn để ba nhân vật thành ba ngôi kể, chính là những hóa thân lúc ẩn, lúc hiện của tác giả, tấu lên bản giao hƣởng của ngƣời Hà Nội giữa những biến cố thời thế. 1.2.3. Sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà Sự phong phú đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là một trong những biểu hiện rõ rệt sức sáng tạo dồi dào của một bút lực khỏe, có năng khiếu văn chƣơng nghệ thuật, có ý thức nghề nghiệp một cách sâu sắc và cả những đam mê, những trải nghiệm phong phú, độc đáo. Tâm trạng và những day dứt về nghề nghiệp cũng là biểu hiện của một cốt cách Hà Nội lịch lãm, uyên bác, xuất phát từ nhân tâm trong sáng của nhà văn. Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết 26 Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Việt Hà bắt đầu đƣợc độc giả chú ý với một số truyện ngắn hoạt kê hài hƣớc, hóm hỉnh nhƣ Thiền giả, Của rơi, Bậc cuối chủ yếu là để giễu chuyện đời nay. Nhƣng phải đến khi sự ra đời của các tập tiểu thuyết: Cơ hội của Chúa năm 1999, Khải huyền muộn năm 2005, đƣợc giải thƣởng của Hội Nhà văn và năm 2014 là sự ra đời của tiểu thuyết thứ ba Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà mới thực sự gây ấn tƣợng mạnh đối với giới nghiên cứu và ngƣời đọc. Từ đây ông dƣợc đánh giá là cây bút đô thị xuất sắc, lão luyện. Tuy xuất hiện sau so với các cây bút kì cựu nhƣng Nguyễn Việt Hà là gƣơng mặt mới, tiêu biểu của thế hệ trẻ bƣớc vào làng văn với tâm thế hoàn toàn chủ động nhập cuộc. Cũng là niềm hạnh phúc của nền văn chƣơng Việt khi đƣợc đón nhận một nhà văn Hà Nội, nói cƣời rổn rảng cả một góc phố, có biệt tài nói nhƣ viết, tấu lên khúc khải huyền độc đáo qua những áng tiểu thuyết đầy đặn mà ngổn ngang bao nhiêu sự đời, nỗi đời đang chạy qua trƣớc mắt nhƣ những thƣớc phim tỉ mỉ. Nguyễn Việt Hà với truyện ngắn Phải chăng truyện ngắn mới là địa hạt thể hiện tài năng của nhà văn? Viết thì dễ nhƣng viết cho đậm đà một khẩu vị đặc trƣng chứ không nhạt hoét, dễ dãi mới khó. Truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có những năng lực đặc biệt. Trƣớc hết là khả năng nắm bắt thời sự một cách nhạy bén và một tƣ duy sắc sảo để phân tích, nhào nặn những hỗn độn từ cuộc sống thành chất sống cụ thể, có hình hài, mang tính tƣ tƣởng và cả chất triết lí sâu xa. Hơn nữa lại phải tối thiểu hạn chế dung lƣợng, dùng ít chữ nhất mà vẫn phản ánh một cách chính xác, sâu sắc nhất về bức tranh đời sống mà nhà văn đã công phu lựa chọn. Nguyễn Việt Hà là nhà văn của nội đô Hà Nội, có một thời tuổi trẻ vất vả, lang thang hè phố. Chính những năm tháng nhƣ thế đã giúp ông thu vào tầm mắt, in một dấu ấn rất đậm về những ngƣợc xuôi, bộn bề và cả những bi hài vốn có của cuộc sống đô thị với cơ chế kinh tế thị trƣờng thời mở cửa. Nhà văn Thạch Lam (1910-1942) có những năm tháng tuổi 27 thơ sống ở phố huyện Cẩm Giàng (Hải dƣơng), để rồi sau này, cái phố huyện heo hút, hiu quạnh ấy trở thành không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của ông. Văn hào Nga M. Gorki tổng kết đời mình thành kiệt tác Thời thơ ấu. Hà Nội cũng nhƣ thế trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà. Đó là những khoảnh khắc ít ỏi Nắng bắt đầu đậm vàng qua kẽ xanh tán lá nắng vàng long lanh trong giọt mưa sót mong manh bám trên những cành hồng đỏ (Từng vòng khói thuốc, Của rơi, 2004, Nxb Phụ nữ). Chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà là một không gian Hà Nội náo nhiệt với những căn buồng tƣơng tự nhƣ buồng hoàng tử Phở nồng nặc mùi nước hoa Cologne (Người đi thi hộ - Sđd) hay Ngột ngạt người trong ăm ắp rượu và đủ loại món ăn nóng nguội. Khách sạn nổi tiếng với những món Tầu nhưng làm tiệc đứng kiểu Tây (Rửa tội - Sđd). Không những có năng khiếu chọn lọc đề tài theo một lối riêng, đậm bản sắc, ông còn tạo nên một giọng điệu văn chƣơng mang thƣơng hiệu Nguyễn Việt Hà: lúc hóm hỉnh, sinh động một cách tự nhiên nhƣ nói, lúc lại thâm trầm sâu xa. Nhất là khi ông dành một góc riêng để khắc họa hình tƣợng những trí thức Hà Nội, những cốt cách Hà Nội gốc mà theo ông, không bao giờ mai một, dù thời thế có thăng trầm và bụi bặm hơn nữa. Thành công trong tiểu thuyết thể hiện sự trƣởng thành của nhà văn thì đặc sắc của truyện ngắn chính là biểu hiện của độ bền vững, của kĩ năng viết đã trở nên sành sỏi, nhuần nhuyễn. Năm 2001, đạo diễn Vƣơng Đức thích truyện ngắn của ông và đã yêu cầu Nguyễn Việt Hà chuyển thành kịch bản phim với ý tƣởng Của rơi mang ý nghĩa kép: ở một mức độ nào đó, ngƣời trí thức là một thứ của rơi, ai nhặt đƣợc và sử dụng nó nhƣ thế nào lại là vấn đề khác. Tình yêu cũng tựa nhƣ một thứ của rơi, ai may mắn thì nhặt đƣợc. Phúc họa ở đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004670_4989_2003226.pdf
Tài liệu liên quan