Nguyễn Huy Tưởng chọn cho mình đềtài không lớn nhưng tưtưởng chủ đềcủa tác
phẩm thì vượt qua đềtài nó phản ánh. Xung đột giữa hai tuyến nhân vật (Đặng ThịHuệ,
Đặng Lân với Quỳnh Hoa, Nguyễn Mại, Bảo Kim và dân Thăng Long) thực chất là cuộc
tranh đấu giữa Thiện - Ác, Chính - Tà, dục vọng - lương tri, lý tưởng, lòng nghĩa hiệp với
cường quyền bạo ngược. Đặc biệt, nhân vật Trịnh Sâm - nguồn gốc của tất cảnhững bi kịch
được nhà văn xây dựng rất sinh động, là nhân vật thểhiện rõ nhất những mâu thuẫn, giằng
xé trong nội tâm, là con người lưỡng hóa. Trịnh Sâm không rõ rệt ởphía nào trong cuộc
chiến tranh trên, có lúc là vịvua sáng, có lúc lại u mê. Nguyễn Mại là nhân vật không có
thật trong lịch sửnhưng dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn, nhân vật đại diện cho mơ ước
vềcông lý của nhân dân này trởnên chân thực, có sức sống đến mức độc giảcảm thấy đây
đích thực là một nhân vật lịch sử. Đây chính là thủpháp lợi dụng tính cách ngụy tín
(mauvaise foi - chữdùng của Sartre) tức là sự“thông đồng” giữa độc giảvà tác giả(biết là
bịa vẫn tin) trong loại hình tiểu thuyết đồng thời lại chiếm hữu lòng tin của độc giảqua
những sựkiện có thật, để đưa ra những chủ đềsuy tưởng vềtâm thức và hành động của con
người bịquy định trong hoàn cảnh lịch sử.
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tạo. Nguyễn Huy Tưởng chọn đề tài về cuộc kháng chiến lần thứ hai của dân tộc
Đại Việt chống Nguyên Mông, trong đó nổi bật vai trò của một nhân vật ít được sử sách
nhắc tới – đó là An Tư công chúa để sáng tác tiểu thuyết An Tư. Tiểu thuyết lịch sử An Tư
kể về mối tình tan vỡ của nàng công chúa nhà Trần với chàng dũng sĩ Chiêu Thành vương
trên cái nền chính là cuộc kháng chiến hào hùng oanh liệt của nhân dân Đại Việt trong lần
thứ hai chống quân xâm lược Nguyên Mông. Trước thế giặc ào ạt như “trúc chẻ, ngói tan”,
vua tôi nhà Trần từ già đến trẻ, từ người trên đến kẻ dưới thống nhất một lòng theo lá cờ Sát
Thát, làm nên chiến công hiển hách mùa hè năm 1258. Cảm hứng đối với lịch sử thời nhà
Trần còn trở đi trở lại trong những năm sáng tác sau này của nhà văn. Mối quan tâm của nhà
văn tới những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử triều đại nhà Trần trở thành niềm say mê sâu
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
sắc, mãnh liệt. sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng lên chiến khu, phục vụ công
tác kháng chiến. Giữa những tác phẩm kịp thời phục vụ cho việc chiến đấu, ít ai biết rằng
trong tâm tưởng nhà văn vẫn dành một góc kín đáo, lặng lẽ nhưng thiêng liêng cho đề tài mà
ông hằng ấp ủ, một tác phẩm lớn để tái hiện một thời kỳ lịch sử hào hùng trong quá khứ của
dân tộc: “Mung lung trong đầu An Tư - Nhà họ Trần (càng ngày càng thấy rằng tiểu thuyết
này là sáng tác chính của ta)” (Nhật ký ngày 19-07-1949). Thời gian không cho phép
Nguyễn Huy Tưởng thực hiện mong ước ấy, bởi những yêu cầu của thời đại là rất lớn, cần
kíp hơn niềm đam mê cá nhân. Những ngày cuối đời, dường như nhà văn dồn sức để trả nốt
những món nợ tinh thần cho đam mê của mình: hoàn thành cuốn tiểu thuyết lịch sử cho
thiếu nhi - Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Lá cờ thêu sáu chữ vàng không chỉ là câu chuyện về
người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, mà còn là bức tranh khá toàn cảnh về cuộc
kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng
kiệt xuất Trần Hưng Đạo. Một cuốn phim sinh động tái hiện được chân dung của những anh
hùng dân tộc như vua Thiệu Bảo, Hưng Đạo Vương, Chiêu Văn vương... và khung cảnh hội
nghị bến Bình Than, trận Hàm Tử, cả những sinh hoạt thân mật của hoàng tộc chỉ có ở đời
Trần. Lá cờ thêu sáu chữ vàng kể lại một phần rất nhỏ về chiến thắng vĩ đại của quân dân
ta chống quân Nguyên và cũng chỉ thuật lại một phần cuộc đời của Hoài Văn Hầu, Trần
Quốc Toản vị anh hùng niên thiếu của dân tộc ta xưa kia.
Xưa kia, vào thời nhà Trần, khi giặc Nguyên định xâm chiếm nước ta ,vua quan nhà
Trần liền mở hội nghị Bình Than để bàn kế đối phó với âm mưu của giặc. Được tin ấy,
Quốc Toản đến nơi định dự họp nhưng bị quân lính và Chiêu Thành Vương ngăn cản, Quốc
Toản hậm hực bóp nát quả cam của vua Nhân Tông ban cho. Về nhà Quốc Toản giương cao
lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo Hoàng ân” (nghĩa là phá giặc mạnh trả ơn
vua) và chiêu mộ sáu trăm dũng sĩ thiếu niên làm lễ tế cờ xuất quân đánh giặc. Sau Quốc
Toản gặp Hưng Đạo Vương và tham gia trận Hàm Tử Quan, mở đường thu phục kinh đô
Thăng Long, đuổi năm mươi vạn quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi.
Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Trần Quốc Toản rất đáng khâm phục .Dù chưa được dự
họp bàn việc nước nhưng Quốc Toản cũng tìm đến nơi vua quan họp để biểu lộ lòng yêu
nước và chí căm thù giặc sâu sắc của mình. Cái khí tiết đẹp đẽ ấy đã thể hiện rõ trong câu
nói của Quốc Toản với vua Nhân Tông: Quyết xin đánh chứ không cho giặc Nguyên mượn
đường. Tinh thần quyết tâm chiến đấu của Quốc Toản cũng là tinh thần quyết tâm chiến
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
thắng của toàn dân và toàn quân ta thời đó, khắc sâu vào hai chữ “Sát Thát” trên những cánh
tay trai trẻ ứa máu căm thù.
Câu chuyện lịch sử sinh động này đã khơi gợi truyền thống yêu nước và đấu tranh bất
khuất của dân tộc ta, của thiếu nhi chúng ta từ xưa đến nay trong suốt lịch sử chống ngoại
xâm từ Thánh Gióng, Lý Tự Trọng đến Kim Đồng. Bộ tác phẩm liên hoàn về “Nhà họ
Trần” gồm thơ, truyện ngắn, tiểu luận, tiểu thuyết mà nhà văn để lại là minh chứng cho
niềm say mê lịch sử đời Trần. Có thể nói trong đó, An Tư là tiểu thuyết lớn nhất, trình bày
lý tưởng của nhà văn về sức mạnh hiệp đồng của dân tộc trong cơn phong ba kinh hoàng
của lịch sử.
Không ít lần, Nguyễn Huy Tưởng đã băn khoăn về vị trí của người phụ nữ trong cách
mạng: “Sao không thấy người ta nói gì đến vai trò phụ nữ?”. Sự quan tâm đến số phận An
Tư chẳng phải là điều ngẫu nhiên, bởi trong sử sách, người phụ nữ hầu như ít khi được nhắc
tới. Nhà văn dường như nhận rõ những bất công ấy cả ở sử học và văn học qua nhiều đời.
Từ thời phong kiến, người phụ nữ, ngay cả những bậc quyền quý như An Tư công chúa
,Quỳnh Hoa quận chúa cũng chỉ là vật đổi trao, món hàng chính trị trong tay bậc huynh phụ.
Quỳnh Hoa, An Tư chỉ là hai mẫu hàng nhỏ của một lịch sử lớn lao; những Lý Chiêu
Hoàng, Trần Huyền Trân cũng chỉ là những con bài chính trị. Cuộc đời, thân phận của họ
đầy những xót xa cay đắng, oan khiên. Thân phận những người phụ nữ trong lịch sử Á
Đông có mấy khi vinh hiển, có công hay tội rút cụt cũng chỉ mang tiếng “Cái sắc khuynh
thành, hại vua hại nước”. Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt dành sự quan tâm ưu ái cho số phận
của những người phụ nữ ấy. trong tác phẩm của ông, họ là những thiếu nữ có sắc có tài,
giàu lòng ái quốc nhưng số phận lại bi thảm, đầy nước mắt. An Tư, Quỳnh Hoa tuy không
bị giày vò về nổi khổ cơm áo nhưng vẫn bị ràng buộc bởi luân lý lễ giáo phong kiến. Họ là
nô lệ của những” tam tòng, tứ đức” khắc nghiệt, là vật hy sinh cho thế lực phong kiến (và
đôi khi may mắn hơn là sự hy sinh đôi khi cũng đạt được mục đích cao cả là vì quốc gia đại
sự). Cùng là cách nhìn về vai trò của người phụ nữ trong chính trường, nếu như Đêm hội
Long Trì đưa ra khía cạnh tiêu cực của nữ sắc thì An Tư lại là cách nhìn tích cực về vai trò
nữ sắc có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh, mang nội lực cao thâm, hữu hiệu hơn ngàn
binh đao.
Em gái út của Thượng hoàng Trần Thánh Tông là An Tư - cô ruột của vua Nhân Tông
(Thiệu Bảo). Tháng hai năm Ất Dậu (1285), triều đình dâng nàng cho thái tử Thoát Hoan
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
làm kế hưu chiến, mong Thoát Hoan đắm vào vòng tửu sắc, để quân nhà Trần có thời gian
chuẩn bị phản công. Sự kiện này chỉ được ghi vắn tắt trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Khiển
nhân tống An Tư công chúa, vu Thoát Hoan dục thư quốc nạn dã” (cho người đưa công
chúa An Tư đến chỗ Thoát Hoan để làm thuyên giảm nạn nước). Mười lăm chữ ấy đã gợi ra
nguồn cảm hứng cho tác giả, để viết nên pho tiểu thuyết lịch sử bề thế, có khuynh hướng sử
thi hoành tráng, có chiều sâu nhân văn. Nhân vật An Tư trong lịch sử không mấy người biết
đến, vai trò của nàng lu mờ trước những trí lược của Hưng Đạo Vương, tài đảm của Chiêu
Minh vương, Chiêu Văn vương, dũng khí của Hoài Văn Hầu, Bảo Nghĩa vương,... bao đấng
anh hùng tài ba xuất chúng với những hành động khẩu khí oai hùng trước quân giặc mà lịch
sử hết lời ngợi ca. Người ta mãi lưu tâm đến những chiến công hiển hách mà ít khi nói đến
những trường đoạn bi thương của lịch sử. Vì thế, việc An Tư hy sinh bản thân làm kế mỹ
nhân trong khi vận nước như chỉ mành treo chuông, âu cũng là điều lịch sử cố tình né tránh.
Có thể vì thế mà cuộc sống của nàng ở trong trại giặc ra sao, nàng đã dùng mưu kế làm lung
lạc ý chí của Thoát Hoan như thế nào, lịch sử cũng chẳng buồn đoái hoài. Ký ức lịch sử đôi
khi tàn phũ, không chút ngậm ngùi, không dành cho thân phận những người phụ nữ “bán
mình vì tổ quốc” một giọt nước mắt cảm thông đích thực. Nguyễn Huy Tưởng xé lại vết
thương hướng về những ngậm ngùi ấy, trang trải cho lịch sử món nợ tinh thần với An Tư,
đồng thời bổ sung vào niềm tự hào về các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn,
Vạn Kiếp những nỗi xót xa về thân phận con người. tiểu thuyết lịch sử An Tư là tấm huân
chương hai mặt, một mặt vẫn có không khí hào hùng của các chiến công hiển hách, vẫn là
hào khí Đông A bất ngờ nhưng mặt khác còn có cả những đau thương, mất mát không gì bù
đắp nổi của những thân phận cá nhân trong dòng thác lũ lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng bên
cạnh việc thể hiện chất sử thi hoành tráng của một thời đại, còn lưu tâm đến đời sống tinh
thần của một con người bé nhỏ trong số đông. Nhà văn đã dùng trí tưởng tượng và cảm
hứng nhân văn để dựng lại đời sống của An Tư trong trại giặc, với những giằng xé nội tâm
giữa nợ nước và tình nhà, giữa những tủi hổ vì bị giày vò thể xác và mặc cảm trước mối tình
đầu trong sáng với chàng dũng sĩ si tình, chung thủy. Những đau đớn của An Tư cho thấy sự
thấu hiểu sâu sắc về tình người, tình đời ở một nhà văn còn trẻ ở cả về tuổi đời và tuổi nghề.
Tiểu thuyết An Tư còn là cái nhìn mới,là sự trăn trở về lịch sử hôm qua và hôm nay.
Chiến hay hoà đó là vấn đề lựa chọn con đường yêu nước của ông cha ta trong suốt trường
kỳ lịch sử ? Nổi nhục quốc thể không thể không rửa, nhưng khi chứng kiến sức giặc bạo tàn,
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
vua Thiệu Bảo, ông vua nhân từ đã do dự trước chiến tranh. “Vua Thiệu Bảo biết chiến
tranh tai hại, khốc liệt, không lợi gì cho kẻ dự chiến. Bên thắng cũng như bên bại, và ông
vua giỏi không phải là một người cùng binh độc vũ, tìm những thủ đoạn oanh liệt trên chiến
địa, mà là người biết mưu hạnh phúc cho dân.” [102, 241]. Nghĩ đến” biết bao quỷ không
đầu đang bơ vơ bên phần mộ tiên tổ! Những người còn sống ngẩn ngơ trước bàn thờ giá
lạnh, nhớ đến kẻ thân yêu không bao giờ về nữa (...) Vua bỗng xúc động trong lòng và cảm
thấy một niềm thương vô biên, bao trùm cả chúng sinh, cây cỏ”. [102, 249-250]. Bên cạnh
đó còn có một Hưng Đạo Vương nghĩa khí, đặt việc nước lên trên tình cảm cá nhân, chọn
đổi An Tư như một thế tận của chiến trường, sẵn sàng chém bay đầu hàng trăm quân đào
ngũ để giữ nghiêm quân lệnh. Nhưng cũng chính con người có cái uy át vía hàng vạn quân
Mông Cổ ấy, khi thoát khỏi tư thế thần thánh, vương chỉ là một con người cô đơn và hoang
mang ở mỗi một quyết định, mỗi một thế cờ, ở trong cả những niềm u ẩn không thể sẻ chia
với bất kì ai. Không riêng gì vua Nhân Tông, Hưng Đạo, mà ngay cả Thoát Hoan, từ cương
vị người thắng đến kẻ thua đều có những nỗi xót xa riêng chung về chiến tranh, về chiến
hay hòa. Trong tiềm thức những nhân vật ấy, chiến tranh chỉ là cực điểm của ngõ cụt, của
tai ương, của tham vọng và của tuyệt vọng. Không chỉ đóng vai trò chia rẽ nội bộ hàng ngũ
chủ soái trong quân địch, An Tư đã cảm hóa được một vị tướng nhà Nguyên đầy tham vọng.
Không ít lần vẻ đẹp trong trắng của An Tư đã thức tỉnh lương tri của tên thái tử nhà
Nguyên, đã đôi lần lưỡi gươm của y đã vung lên rồi lại rơi xuống dưới chân người con gái
bé nhỏ - tạo phẩm tuyệt vời của hóa công. Biết nâng niu, trân trọng cái đẹp, Thoát Hoan đã
bao lần ao ước giá không phải tiếp tục cuộc chiến với dân tộc nàng, để không còn phải
“uống dòng lệ mặn trên khuôn mặt An Tư”. Nhưng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi
đối với một dân tộc quật cường như Đại Việt. Hưng Đạo Vương chọn con đường chủ chiến
bởi cách nghĩ của ông không chỉ là vì cái nhất thời, nếu nước rơi vào tay giặc thì đâu chỉ có
năm vạn quân chết oan mà sẽ có hàng vạn, hàng triệu sinh mạng nữa bị tước đoạt cái quyền
được sống như một con người. Chân lý của ông là: “Thương dân không phải thương kẻ
đương thời, còn phải thương đến con cháu muôn đời sau nữa” [102, 259]. Cùng một lòng
yêu nước thương dân, Nhân Tông cầu hoà, Hưng Đạo chủ chiến. Chiến tranh hay hòa bình?
Cái thế lưỡng cực ấy day dứt tâm linh, dày vò bao nhiêu thế hệ, là nỗi trăn trở muôn đời của
lịch sử. Đó mãi là câu hỏi không có lời đáp. Dân tộc này chỉ có cách lựa chọn tùy cơ ứng
biến. Chủ trương của Hưng Đạo đưa đến nền độc lập tự chủ, nhưng chủ trương của Nhân
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
Tông mở ra một khía cạnh đạo đức và nhân ái sau chiến tranh mà thời nào cũng cần phải có
để xây dựng hòa bình. Lịch sử vì thế vừa có thương đau mất mát nhưng cũng thật hào hùng;
có sự mạnh mẽ, cương quyết nhưng cũng có sự hài hòa uyển chuyển đầy tính nhân văn.
Cảm thức lịch sử và những trăn trở này còn xuyên thấm tới sáng tác cuối cùng của nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng - tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô.
Từ năm 1945 đến nay, trong văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài
chiến tranh, nhưng Sống mãi với thủ đô và Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng
mang một bản sắc riêng, biệt lập với những tác phẩm khác. Từ Xung kích, Vỡ bờ của
Nguyễn Đình Thi, trải qua Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Gia đình má
Bảy của Phan Tứ, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh v.v... mỗi tác phẩm có một giá trị
khác, có tác phẩm hay, có giá trị vượt xa các tác phẩm khác, nhưng điều cốt yếu là chưa
phản ảnh được bao quát và toàn diện về con người trong chiến tranh. Hay nói đúng hơn, mỗi
tác phẩm trên đều chỉ nêu lên một khía cạnh của chiến tranh, hoặc là từ góc độ bi kịch của
người lính, phơi bày tội ác chiến tranh, hoặc mang tính tuyên truyền từ góc độ thành phần
xã hội, bằng những sự hy sinh can đảm của người lính và sự hào hùng của những chiến
công... Nguyễn Huy Tưởng không đi theo con đường đó, ông chọn góc nhìn bằng nhãn quan
lịch sử. Ông phản ánh tâm tư và tình cảm, thái độ của mỗi cá nhân, mỗi thân phận trong
chiến tranh theo một giọng văn trang nghiêm, khách quan và chân thực. Những con người bị
lôi vào cuộc chiến không chỉ có người lính, mà còn có cả người dân từ nhiều thành phần
xuất thân, thuộc nhiều giai tầng trong xã hội. Ở đó, có người theo kháng chiến, người theo
Pháp, người cứu nước, kẻ bán nước, người theo cộng sản, kẻ Việt gian, có anh hùng, có cả
bọn tiểu nhân hèn nhát, có người can đảm trượng nghĩa, nhưng cũng có kẻ ích kỷ, tự tư tự
lợi... mỗi người đều có những quyết định riêng cho mình trước ngã ba lịch sử. Nguyễn Huy
Tưởng không quá say sưa để ngợi ca một cách cực đoan cuộc chiến như tất cả những nhà
văn cùng thời, trái lại, cảm hứng lịch sử đã giữ cho ông cái nhìn chính xác, chừng mực về số
phận con người trong cơn bão táp lịch sử. Vượt lên trên lối viết tuyên truyền dễ dãi thông
thường, hai tác phẩm của nhà văn, kịch tác gia Nguyễn Huy Tưởng trở thành hai tác phẩm
cổ điển, thể hiện tính nhân văn cao độ. Ông đã nắm được cái hồn trang nghiêm hào hùng
của sáu mươi ngày đêm tự vệ thành trấn giữ thủ đô, nhưng hơn thế, ông còn hiểu thấu đáo
cả tiểu vũ trụ trong tâm hồn các nhân vật. tác phẩm mang tên Sống mãi với thủ đô đã phần
nào cho thấy tư tưởng chủ đạo đầy nhân bản của nhà văn: đề cao khát vọng sống của con
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
người, khát vọng được bất tử cùng với mảnh đất thủ đô. Không quá thần thánh hóa cuộc
chiến, nói chính xác hơn, tác giả đứng ở góc độ chống chiến tranh và đề cao sự sống. Lòng
yêu nước ở đây không còn là những khẩu hiệu chung chung, khuôn sáo, nó gắn với những
điều rất cụ thể, là hy sinh mạng của con người. Giữ thủ đô thực chất là để bảo toàn cuộc
sống của những con người vô tội, để ngăn chặn những vụ thảm sát như ở ngõ Yên Ninh, để
không còn cảnh lính Pháp ngang nhiên bắt và giết những người dân Hà Nội, Hải Phòng và ở
những nơi khác trên Tổ quốc Việt Nam này. Khẩu hiệu “Sống chết với thủ đô” của những
người lính tự vệ đi vào trong tác phẩm chỉ còn lại một vế, Nguyễn Huy Tưởng bây giờ cũng
thiết tha hướng tới sự sống, cái chết không bao giờ tồn tại trong tư tưởng của ông.
Sống mãi với thủ đô là tiểu thuyết cuối cùng còn dang dở trong đời văn của Nguyễn
Huy Tưởng. Cho đến khi từ giã cuộc đời, nhà văn vẫn còn băn khoăn vì nhiều dự đồ sáng
tác chưa thực hiện được ở tác phẩm này. Cảm hứng sáng tác Sống mãi với thủ đô bắt
nguồn từ những cảm xúc về buổi bình minh của nền độc lập dân chủ của dân tộc, tìm những
khoảnh khắc lịch sử vừa đau thương, vừa hào hùng. Ngay sau ngày tuyên bố quyền độc lập,
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, hiểm họa:
giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Rất kiên định và thống nhất, Đảng mới chèo lái được
con thuyền dân tộc lần lượt vượt qua những ghềnh thác trên các mặt trận kinh tế, văn hóa xã
hội, đến chính trị, ngoại giao. Thế nhưng, như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm
1946 của Hồ Chí Minh đã nêu: “Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới”, thế cục buộc nhân dân ta một lần nữa lại phải cầm vũ khí để
bảo vệ nền độc lập tự do của mình. Thủ đô Hà Nội những ngày mùa đông năm 1946 nóng
lên bởi khí thế đấu tranh của đồng bào, chống lại những vụ tàn sát đẫm máu mà thực dân
Pháp gây ra để châm lên ngọn lửa chiến tranh.Hơn một năm được sống trong không khí của
tự do, độc lập, người Hà Nội lại phải đối diện với một cuộc chiến “hứa hẹn” nhiều hy sinh
mất mát, một cuộc chiến mà trong đó ngay cả những con người lạc quan nhất cũng thấy rõ
những hình ảnh thành phố đổ nát phía trước. Nhưng họ vẫn dũng cảm chiến đấu, chấp nhận
tất cả vì một ý nghĩ: “Sống, chúng ta sẽ được trông thấy thủ đô ngàn năm không còn bóng
giặc. Chết, chúng ta sẽ có cái tự hào của một thế hệ đã hy sinh lần cuối cùng cho tự do của
Tổ quốc. Chúng ta là những người nô lệ cuối cùng đồng thời cũng là những người tự do đầu
tiên” [102, 152]. Hà Nội trong những ngày khói lửa ấy được bảo vệ không phải bằng một
đội quân chính quy hùng hậu, võ trang đầy đủ mà chỉ là những người dân có lòng yêu nước,
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
khao khát được sống có ý nghĩa, tự trang bị cho mình những vũ khí thô sơ nhất. Họ là một
tập hợp những con người ở mọi tầng lớp xã hội và cũng mang những cái tính tốt xấu lẫn lộn.
Họ đến với kháng chiến với những tâm trạng khác nhau. Bên cạnh chất men hào hùng ấy,
tác phẩm xen lẫn cả những dư vị chua chát nhưng đó lại là những dư vị rất đời, làm cho chất
men say hùng tráng không trở nên quá bốc đồng, phi hiện thực. Hà Nội đã hiện lên trong
từng trang sách của Nguyễn Huy Tưởng như là một bãi chiến trường thô sơ, ảm đạm, trong
cái đêm đông lịch sử ấy. Người trong cuộc, nhân tâm chưa hoàn toàn thống nhất, bên cạnh
những phẩm chất cao cả, chịu đựng hy sinh, vẫn có lòng tị hiềm, sự bon chen ích kỷ ngay
trong những người có thể coi là nắm vai trò đứng mũi chịu sào trong các liên khu (Hồng
Lưu, Văn Việt, Quốc Vinh). Trong cái say sưa của những người ra trận, ta bắt gặp đâu đó
những bi quan thời cuộc, sự rệu rã mang màu sắc tiểu tư sản mà những tác phẩm văn học
cùng thời né tránh nói đến. Nguyễn Huy Tưởng không nhấn vào những điểm tối ấy nhưng
cũng không bỏ qua, đảm bảo tính chân thực lịch sử.
Là nơi phát lệnh toàn quốc kháng chiến, Hà Nội đã mở màn cho cuộc kháng chiến
trường kỳ chín năm ròng rã bằng sáu mươi ngày đêm gian khổ, kết thúc trong “Đêm ra đi
đất trời bốc lửa / cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng” (Ngày về - Chính Hữu) của những
chiến sĩ tự vệ, khi đó, họ chưa mang danh hiệu Trung đoàn Thủ đô. Ý đồ của nhà văn là xây
dựng trọn vẹn 60 ngày chiến đấu ấy và cả khúc hoan ca của ngày trở về trong mùa thu chín
năm sau. Nhưng căn bệnh quái ác không để ông hoàn thành bộ tiểu thuyết này, dự đồ chỉ
còn lại bộ khung là truyện phim Lũy hoa. Hai ngày đầu của cuộc kháng chiến, phần đầu của
tiểu thuyết đã thành hình trên năm trăm trang bản thảo đủ cho thấy tài hoa, bút lực của nhà
văn. Chỉ một phần ấy thôi đã đủ để nhận diện gương mặt lịch sử thời đại hào hùng, đau
thương nhưng cũng chan chứa niềm tin và hy vọng vào tương lai.
Bước vào thế giới của Sống mãi với thủ đô, người đọc như được sống trong thời khắc
nóng bỏng nhất của lịch sử. Thủ đô trong những ngày đầu đông không khí se lạnh mà trái
lại người ta cảm thấy ngột ngạt và oi bức vì áp lực và yêu sách của bọn thực dân đang o ép
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những cuộc thương thuyết nhượng bộ bất thành,
những cuộc tàn sát, khiêu khích của lính Pháp ngang nhiên trên đường phố Hà Nội đã gợi
lên mối căm hờn trong lòng những người dân thủ đô, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Người
Hà Nội buộc phải tản cư để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Những
đường phố ngày nào náo nức, sôi động trong khí thế của mùa thu độc lập giờ đây lặng lẽ,
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
ngổn ngang những đổ nát. Dưới những mái ngói thâm nâu của những dãy phố cổ vang lên
tiếng đục tường, lúc nhịp nhàng, khi dồn dập, những âm thanh như nhịp đập trái tim thành
phố, nó báo hiệu một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt của mảnh đất đã có ngàn năm tuổi.
Những người ở lại giữ thủ đô đều mang một tình yêu lớn lao với mảnh đất này, đều mang
một trái tim căm thù quân xâm lược và đặc biệt là họ mang trong mình quyết tâm Sống mãi
với thủ đô. Cảm hứng lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trong đề tài này ít nhiều mang chất
thời sự. Thời điểm hình thành cảm hứng là khi nhà văn được tiếp xúc với những người
chiến sĩ tự vệ thành vừa rút khỏi thủ đô sau sáu mươi ngày chiến đấu gian khổ. Nhà văn
được sống trong chính không khí bão táp ấy, và được gặp gỡ những nhân chứng sống của
lịch sử. Khác với những cuộc kháng chiến xa xưa, cuộc kháng chiến này đích thực mang
tính nhân dân, người dân đóng vai trò trọng yếu. Do vậy, những danh nhân lịch sử như Hồ
Chủ Tịch, đại tướng Giáp cũng trở nên thân thiết, giản dị đối với những người lính bình
thường, vô danh; ở họ không có cái khoảng cách xa lạ như của quân tướng, vua tôi nhà
Trần. Vì thế nên thế giới nhân vật hầu hết là hư cấu từ những người lính vô danh của Trung
đoàn Thủ đô mà nhà văn được tiếp xúc. Không có độ giãn cách về thời gian, hiện thực đi
vào tác phẩm chưa qua sự phẩm bình của lịch sử. Nhưng bằng niềm say mê, khát vọng
muốn xây dựng bộ sử thi hoành tráng cho lịch sử nước nhà, Nguyễn Huy Tưởng đem đến
bức chân dung những người lính tự vệ của thủ đô kháng chiến vừa hào hùng, vừa chân thực.
Đây là một trong số hiếm những tác phẩm viết về quá khứ gần đạt đến độ điển hình trong
khái quát thực hiện.
2.2.2 Sự kiện.
Không tham lam trong việc khai thác lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng không phô diễn hết
những hiểu biết của mình mà đi sâu vào những chi tiết, sự kiện có tính chất bước ngoặt đối
với cộng đồng, với mỗi cá nhân trong dòng lịch sử; từ đó ông phân tích tỉ mỉ những diễn
biến trong sâu xa tâm hồn nhân vật, kéo những sự kiện từ quá khứ về hiện tại để người đọc
có cơ hội nắm bắt tường tận nó. Đêm hội Long Trì không khai thác cả trường đoạn lịch sử
từ cuối đời Lê Cảnh Hưng đến khi nhà Tây Sơn lên nắm quyền như ở Hoàng Lê nhất
thống chí, mà chỉ tập trung khai thác một sự kiện có thể nói là rất nhỏ trong toàn bộ cả diễn
biến lịch sử đầy bão táp cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Tiểu thuyết mở đầu là quang
cảnh đêm hội Long Trì, khởi điểm của những bi kịch chốn cung son điện ngọc. Ngay ở màn
khởi đầu, tất cả những nhân vật chính đều đã xuất hiện và lần lượt bộc lộ tính chất, mâu
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
thuẫn xung đột chính cũng được tạo ra từ đây. Tiểu thuyết này phảng phất bóng dáng của vở
bi kịch cổ điển. Trong đêm hội xa hoa của phủ chúa Tĩnh Đô, người đọc lần lượt chứng kiến
tài hoa của Bảo Kim, nhan sắc, vẻ dịu dàng của Quỳnh Hoa và cả mối tình trong trắng, lãng
mạn của họ. Đặng Lân xuất hiện như một hung thần phá tan bầu không khí nên thơ của đêm
hội bằng sự tàn ác, dâm đãng, hống hách của y; chỉ có bàn tay dũng mãnh của Nguyễn Mại,
người không sợ uy quyền của Tuyên Phi mới có thể ngăn chặn được sự bạo ngược của tên
cậu Trời, đem lại sự bình yên. Chúa Tĩnh Đô xuất hiện cuối màn cùng Tuyên Phi, chỉ một
thoáng chốc, ta có thể cảm nhận được bàn tay nữ sắc đã át cả quyền uy tối thượng; tất cả
những chi tiết ấy cứ diễu qua như một sự tiên liệu số phận từng nhân vật. Cốt truyện triển
khai trong thời gian ngắn, nhưng nhiều tình tiết. Xét ở góc nhìn lịch sử thì những sự kiện
như chúa Tĩnh Đô vì đắm say nhan sắc của Thị Huệ mà trở nên mù quáng, làm cho nếp nhà
tan nát, phép nước rối loạn, gây nên cái chết thương tâm của quận chúa Quỳnh Hoa là có
thật; sự tàn ác của” cậu Trời” - Đặng Lân cũng là điều từng có trong lịch sử. Xét trong toàn
bộ những biến cố lịch sử của thế kỷ này thì đây chưa phải là những sự kiện tiêu biểu nhưng
lại có ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ quá trình lịch sử. Việc Trịnh Sâm vì mê nhan sắc
của Đặng Thị Huệ rồi phế trưởng lập thứ là sự kiện có thật, là dấu hiệu của sự mục nát trong
nội bộ phủ chúa. Sự rối loạn trong tập đoàn nhà Lê - Trịnh là khởi điểm dẫn tới loạn kiêu
binh, Tây Sơn kéo quân ra Bắc “phò Lê, diệt Trịnh”, đại phá quân xâm lược Mãn Thanh,
dẫn đến sự thất thế của phong trào khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến
Việt Nam.
Nguyễn Huy Tưởng không cố tình coi việc phơi bày sự thối nát của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN010.pdf