Luận văn Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975

MỤC LỤC

MỤC LỤC. 1

PHẦN MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài. 4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 11

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 11

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 12

4. Phương pháp nghiên cứu . 12

4.1. Phương pháp lịch sử . 12

4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu . 12

4.3. Phương pháp thi pháp học . 13

4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 13

5. Đóng góp của luận văn . 13

6. Cấu trúc của luận văn. 13

Chương 1. 15

NGUYÊN NGỌC – NHÀ VĂN LUÔN TÌM KIẾM NHỮNG. 15

TÍNH CÁCH ANH HÙNG, NHỮNG SỰ TÍCH ANH HÙNG. 15

1.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng anh hùng trong văn học Cách mạngViệt Nam . 15

1.1.1. Về khái niệm cảm hứng . 15

1.1.2. Cảm hứng anh hùng trong văn học Cách mạng Việt Nam giai đoạn

1945 – 1975. 202

1.2. Cảm hứng anh hùng trong hành trình nghệ thuật của Nguyên Ngọc . 24

1.2.1. Giai đoạn trước 1975 . 24

1.2.2. Giai đoạn sau 1975 . 31

1.3. Cội nguồn cảm hứng anh hùng của Nguyên Ngọc. 34

1.3.1. Tâm lý xã hội, ý thức nghệ thuật thời chiến . 34

1.3.2. Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống. 40

1.3.3. Cá tính nhà văn. 43

Chương 2:. 49

CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ

THUẬT CỦA NGUYÊN NGỌC SAU 1975 - MỘT SỰ TIẾP NỐI LIỀN

MẠCH, NHẤT QUÁN . 49

2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975 . 49

2.2. Đề tài, chủ đề nhất quán, tính cách anh hùng đa diện . 51

2.2.1. Đề tài. 51

2.2.2. Chủ đề . 56

2.2.3. Tính cách anh hùng đa diện. 58

2.3. Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với người anh hùng . 69

Chương 3. 76

BÚT PHÁP THỂ HIỆN CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG

VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT NGUYÊN NGỌC SAU 1975. 76

3.1. Cách tiếp cận gián cách mang đầy hoài niệm. 76

3.1.1. Không gian thời gian tâm tưởng. 76

3.1.2. Nghệ thuật trần thuật. 79

3.2. Nghệ thuật miêu tả ấn tượng. 893

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật . 89

3.1.2 Miêu tả không gian – thời gian. 92

3.1.3. Ngôn ngữ . 99

3.3. Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện . 104

3.3.1. Về khái niệm kết cấu – kết cấu lồng ghép đan xen . 104

3.3.2. Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện

trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 . 105

KẾT LUẬN. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 114

PHỤ LỤC. 116

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứ hào hùng của cuộc chiến, anh chưa thể hòa nhập với cuộc sống hiện thực nghiệt ngã của nó, anh trở thành một kẻ ăn mày, “ăn mày dĩ vãng”. Một kẻ ăn mày không cần tiền bạc, chức tước mà chỉ cần một cái quá khứ bị đánh cắp, anh lội ngược dòng để tìm người thương, tìm lại một tình yêu đẹp, cảm động và lung linh tỏa ra từ những ánh sáng muôn vẻ. Đó là một vị tướng chỉ huy tài ba (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp) khi trở về với gia đình, với cuộc sống bộn bề của nền kinh tế thị trường, trước thực trạng của xã hội, ông hoang mang, bất lực và cảm thấy mình lạc lõng, cô đơn, trở thành một người thừa ngay trong chính gia đình của mình. Tất cả những cách nhìn ấy, những thay đổi ấy đã gây nên một làn sóng tranh cãi của xã hội vốn có thói quen nhìn một chiều về người anh hùng như những tượng đài bất tử luôn luôn cao đẹp. Qua rất nhiều cuộc tranh luận trên các báo, có người đồng tình, ủng hộ, nhưng cũng có người không chấp nhận bởi cách nhìn quá mới, quá bất ngờ so với cách nhìn trước đây trong văn học khi viết về người anh hùng. Độ lùi về thời gian đã cho người đọc, cho thế hệ hôm nay một cái nhìn tỉnh táo hơn, một đánh giá chính xác hơn về những vinh quang và mất mát của cuộc chiến 55 ngày hôm qua. “Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản” [47, 16]. Con người vừa là điểm xuất phát, đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời là điểm quy chiếu, thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Văn xuôi trong thời kì đổi mới cũng đã đem lại nhiều biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Để từ bỏ sự áp đặt, người viết phải chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các ý thức cùng có quyền phát ngôn. Sự thay đổi vai kể, truyện lồng truyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết sự việc không theo một trật tự thời gian; vấn đề thể loại của tác phẩm cũng được chú ý khai thác cho phù hợp với nội dung của tác phẩm. Tất cả đều nhằm tạo ra được hiệu quả nghệ thuật mới cho tác phẩm. Nhà văn Nguyên Ngọc là một người gắn bó sâu sắc với núi rừng và con người Tây Nguyên cũng như người anh hùng. Các sáng tác của ông trước năm 1975 đều viết về người anh hùng và những tập thể anh hùng tiêu biểu cho tinh hoa của cộng đồng, cho vẻ đẹp hào hùng của thời đại. Nếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông có Đất nước đứng lên với hình ảnh anh hùng Núp hiên ngang, luôn chiến đấu vì cộng đồng, thì trong kháng chiến chống Mỹ ông lại có Rừng xà nu với hình ảnh Tnú và sự quật cường của dân làng Xô - man kiên cường bám trụ để giữ vững từng tấc đất của quê hương. Những tác phẩm đã ghi dấu ấn và đi vào lòng bạn đọc bao thế hệ như: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng (tập 1). Nét đặc sắc của những tác phẩm trên là ở chỗ Nguyên Ngọc đã đi từ thực tế đời sống cách mạng, những đòi hỏi của chiến trường mà tìm hiểu người anh hùng và từ người anh hùng mà giúp ông hiểu thêm về một thời đại và một dân tộc anh hùng. Dù viết về nhân 56 vật nào, đối tượng nào Nguyên Ngọc vẫn luôn luôn nhất quán với cảm hứng anh hùng và ở mỗi tác phẩm người đọc nhận thấy rõ người anh hùng trong tác phẩm luôn đậm chất lãng mạn, mang đầy tính bi tráng, với giọng văn hào sảng đầy ngợi ca, điểm chung trong tác phẩm trước 1975 của ông là người anh hùng luôn gắn bó với Đảng, với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, luôn chiến đấu dũng cảm, ngoan cường vì độc lập tự do cho dân tộc. Sau năm 1975, tuy đời sống xã hội thay đổi nhưng với một lối viết nhạy cảm và trung thành với đề tài chiến tranh cách mạng, Nguyên Ngọc vẫn bám sát cuộc sống, vẫn luôn lắng nghe từng hơi thở, nhịp đập của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống hiện tại của những người anh hùng – những người trực tiếp cầm súng chiến đấu và phục vụ cho cuộc chiến đấu. Ông vẫn tiếp tục viết về người anh hùng như một món nợ lòng mà suốt đời ông theo đuổi. Từng trang văn đầy cảm xúc đã mang đến cho người đọc hình ảnh đời thường giản dị và bình lặng của những người anh hùng trong quá khứ, mang đến cho người đọc những ưu tư, ray rứt, trăn trở về con người và cuộc đời thông qua số phận những con người ấy. Với một loạt các tác phẩm như: Trở lại Mèo Vạc, Tháng Ninh Nông, Người hát rong giữa rừng, Cát cháy, Có một con đường mòn trên biển Đông. 2.2.2. Chủ đề Chủ đề được hình thành và xây dựng trên cơ sở của đề tài. Đó là vấn đề cơ bản là phương diện chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực, nhà văn chẳng những xác định một phạm vi của đời sống mà còn tập trung soi rọi một số ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó. Cách lựa chọn chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng và khả năng thâm nhập vào đời sống của chính tác giả. Chủ đề cuộc sống của người anh hùng trong quá khứ giờ đây phải đối mặt với những khó khăn đời thường, với những thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế thị trường là một chủ đề 57 hay, được nhiều tác giả khai thác. Trong số đó, Nguyên Ngọc là nhà văn đặc biệt say mê và sáng tác theo chủ đề này như: Trở lại Mèo Vạc, Tháng Ninh Nông, Người hát rong giữa rừng, Cát cháy, Có một con đường mòn trên biển Đông. Cùng viết về đề tài người anh hùng, nhưng mỗi tác giả có cách khai thác khác nhau mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Với Nguyên Ngọc, viết về người anh hùng là sự nối tiếp chủ đề người anh hùng trong chiến tranh – vốn là trọng tâm trong các sáng tác của nhà văn trước 1975. Sau 1975, để phù hợp với sự chuyển biến của thời đại, cũng như phù hợp với yêu cầu đổi mới của văn học lúc bấy giờ, Nguyên Ngọc đã có cách nhìn người anh anh hùng bằng những quan niệm cá nhân của mình, vẫn ca ngợi người anh hùng với những phẩm chất cao đẹp, nhưng ông cũng nhìn ra được những góc khuất trong cuộc sống thời bình của họ. Viết về người anh hùng sau chiến tranh, nhà văn Nguyên Ngọc chú ý khắc họa cuộc sống của người anh hùng với những xô bồ và khắc nghiệt của thời buổi kinh tế thị trường. Họ là những con người bình thường nhưng những gì họ làm, họ hy sinh thì thật phi thường. Viết về họ, tác giả vẫn tiếp tục ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ. Tuy nhiên đi liền với cảm hứng ngợi ca là những chia sẻ, cảm thông những mất mát và đau thương với thái độ trăn trở, xót xa cho cuộc sống hiện tại còn nhiều thiếu thốn, chật vật của người anh hùng. Xoáy sâu vào đời sống tinh thần, vào nguyện vọng chính đáng ở cuộc sống hiện tại của họ. Từ đó, ông trăn trở và đau đáu về số phận không may của họ và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh xã hội đừng vì những bộn bề của cuộc sống mà quay lưng với họ, lãng quên họ - những người đã một thời hết lòng chiến đấu cho chúng ta có được cuộc sống bình yên hôm nay. Với cảm hứng về người anh hùng nhưng ở giai đoạn sau 1975 cái nhìn người anh hùng của Nguyên Ngọc khác trước, tác giả không nhìn người anh 58 hùng ở tư thế hiên ngang, đậm chất sử thi và đầy hào sảng nữa mà người anh hùng được nhìn ở những phần sâu kín nhất trong tâm hồn, những khao khát rất đời của người anh hùng với cái muôn mặt, muôn vẻ của cuộc sống đời thường. Điều đó là do chính nhận thức của nhà văn về cuộc sống và cũng là do hoàn cảnh xã hội đã thay đổi. Nếu như trước đây Nguyên Ngọc được sống trong một thời đại âm vang với những người anh hùng, một thời đại anh hùng thì giờ đây sau khi chiến tranh đã kết thúc, ông khắc họa lại toàn bộ hình ảnh về người anh hùng trong những trận chiến năm nào, bên cạnh đó, từng người anh hùng có những lí lịch rõ ràng ở đâu và làm gì? Phác họa lại cuộc sống của người anh hùng sau 1975 với sự cảm thông, chia sẻ những mất mát, đồng thời tri ân những cống hiến của họ cho đất nước. 2.2.3. Tính cách anh hùng đa diện 2.2.3.1. Tính cách người anh hùng trong hoài niệm Với hành trình nghệ thuật nhất quán, liền mạch là viết văn với cảm hứng anh hùng, do đó, trong các sáng tác sau năm 1975 của mình, Nguyên Ngọc vẫn tiếp tục khắc họa chân dung người anh hùng với những tính cách cao đẹp, anh dũng kiên cường và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung. Người anh hùng mà tác giả mong mỏi và nóng lòng tìm gặp nhất trong chuyến hành trình về lại nơi xưa là Thào Mỹ - cô gái H’mông (Trở lại Mèo Vạc) ở cao nguyên đá Đồng Văn, bởi tác giả muốn gặp lại hay đúng hơn là muốn nghe lại tiếng hát của núi rừng cao chót vót và trầm sâu đến đáy, muốn nhìn ngắm lại đôi mắt xanh nâu đẹp im lặng của người con gái năm xưa. Đặc biệt, muốn biết được sự thay đổi của núi rừng và con người nơi đây. Dường như chính cảnh hùng vĩ bạt ngàn của núi rừng nơi đây làm nên những tính cách, những suy nghĩ của họ. Hoang dại nhưng không thô bạo, mạnh mẽ nhưng không quá ồn ào. Vẻ đẹp của người anh hùng được miêu tả như vẻ đẹp đầy hoang dại của núi rừng “một vẻ đẹp rất lạ, cuốn hút vô cùng, khi im lặng 59 trầm uất như một ngọn núi Mèo cô độc, khi lẳng lơ như những bông hoa thuốc phiện quyến rũ, khi phấp phới như ngọn gió ào ạt trên đỉnh Sam Pun” [61;430]. Thào Mỹ - cô gái H’mông nghèo có cuộc đời bất hạnh đã vượt lên số phận, trở thành người dẫn đường cho cán bộ, cho cách mạng đánh dẹp bọn phỉ và được bầu vào vị trí lãnh đạo cao nhất tiếp tục gìn giữ nơi địa đầu Tổ quốc. Thào Mỹ hát hay, làm cách mạng giỏi, yêu đến say đắm và đẹp đến mê hồn như chính cảnh đẹp ở cao nguyên đá này. Chính những yếu tố đó đã làm nên tính cách kiên cường, cao đẹp của người anh hùng này. Thào Mỹ từng vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã của chính mình, khi có gia đình, chị lại là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, tiếp tục hy sinh để lo cho chồng con. Chị đã từng anh dũng, mưu trí, gan dạ trong chiến đấu với kẻ thù, khi trở về với cuộc sống đời thường, chị lại là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh. Thào Mỹ chính là hiện thân của những người con gái H’mông mạnh mẽ, táo bạo, yêu hết mình và cũng sống hết mình. Ở chị kết tinh được cái đẹp của phẩm chất và cái tinh khiết của núi rừng như những con suối trong veo đầy thách thức, mời gọi. Chị như đất Mẹ luôn che chở, ấp ủ, yêu thương, thai nghén, sinh nở, đau khổ, hạnh phúc, quen chịu đựng gian khổ. Đó là một đặc điểm chung vốn có ở người phụ nữ Việt Nam. Nhân vật thứ hai được tác giả nhắc đến với sự ngưỡng mộ trân trọng trong bút kí này là Sùng Chóa Vàng – một chiến sĩ thiện chiến, dũng cảm, một tay súng cực kỳ thiện xạ, một cái thùng rượu không đáy và cũng là người vô cùng tự do. Cũng như Thào Mỹ, cái làm nên tính cách của người anh hùng này là sự kiên cường, những hành động dũng cảm khi đối mặt với kẻ thù. Người anh hùng mà tác giả nhìn thấy được ở Sùng Chóa Vàng chính là tình yêu và tinh thần tự do. Tình yêu với chính mảnh đất anh sinh ra, với gia đình, với đồng bào, đồng chí. Tính cách tự do chính là một đặc điểm chung của những con người miền núi. Họ yêu tự do và họ chiến đấu vì sự tự do. Những 60 gì hoang dã, hùng vĩ nhất của thiên nhiên nơi đây mang đến đã làm nên tính cách anh hùng sử thi thời hiện đại của họ. Trong truyện ngắn Tháng Ninh Nông, nhân vật tôi hồi tưởng lại quá khứ, một việc đã cách đây nhiều năm trong kháng chiến chống Mỹ khi đồng đội của nhân vật tôi bị đánh tan tác, một số đồng đội bị thương phải tìm nơi để dưỡng thương thì họ tìm được một làng hẻo lánh, cao chót vót ở trên đỉnh núi Ngok Linh [sic]. Đó là làng của người Tơ Trá. Theo dòng hồi tưởng của người kể, nhân vật tôi được một cô gái người Tơ Trá cưu mang, cứu sống: “Cô gái đã nhai nhão những hạt bắp khô và mớm cho tôi...và nghe rõ lắm cái vị đắng đậm đà của bắp già hong lửa xà nu lẫn vị nước miếng mặn ấm và vị mát ngọt của đôi môi cô gái” [61;466]. Bằng tất cả những gì có thể, người sơn nữ đã cứu sống và cưu mang một người con trai xa lạ, chưa một lần quen biết quên đi những hiểm nguy, quên cả sự e ngại mà chăm sóc và giành lại sự sống cho cho người chiến sĩ bằng cả tấm chân tình và một tình yêu chân thành “Và tôi chợt hiểu ra ngay rằng tôi còn sống, đó là sự sống và tôi đã gặp lại được nó, bởi vì chỉ có sự sống mới có thể đen láy đến vậy, long lanh thương yêu mặn nồng và âu yếm đến vậy” [61;465]. Sự hy sinh ấy là sự hy sinh của một tấm lòng cao đẹp, của nhân dân với Đảng, với đất nước khi dân tộc chìm trong lửa đạn chiến tranh. Người sơn nữ ấy không nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mình mà nghĩ đến cái chung của dân tộc, vì sự tự do của dân tộc. Tính cách người anh hùng cao đẹp còn thấy trong nhân vật Y Yơn (Người hát rong giữa rừng). Y Yơn là một nghệ sĩ đã từng là một chiến sĩ trong những ngày Tây Nguyên đứng lên chống Pháp. Tuy là một chiến sĩ nhưng nhiệm vụ chính của Y Yơn và đội vũ trang tuyên truyền là hát. Họ hát đúng nghĩa là một gánh hát rong - một gánh hát rong cách mạng. Nhiệm vụ của đội là tuyên truyền để đồng bào hiểu và đi theo cách mạng, để làm cách mạng. Trong đội vũ trang tuyên truyền ấy thì Y Yơn chính là linh hồn của 61 đội, là ngọn gió tự do của Tây Nguyên bạt ngàn. Y Yơn nổi tiếng là nghệ sĩ từ nhỏ bởi ông được nuôi dưỡng từ những tâm hồn nghệ sĩ, ông hát hay, đàn giỏi. Kháng chiến bùng nổ, Y Yơn bỏ học và tham gia công tác ở làng của mình nhưng sau đó bị Pháp bắt. Y Yơn đã dùng chính tiếng hát của mình để trốn thoát và quay trở về hoạt động cách mạng. Và ông chuyển hẳn sang đội vũ trang tuyên truyền để làm công việc mình yêu thích. Đó là được hát. Những bài hát mà Y Yơn hát có lẽ chẳng liên quan gì đến Cách mạng, kháng chiến. Nó đơn giản chỉ là những bài tình ca. Tình ca về quê hương, về bản làng, về rẫy lúa, về con suối đầu nguồn nhưng rất lạ là nó tập hợp được mọi người, nó kêu gọi mọi người đứng dậy để bảo vệ tự do của rừng núi và buôn làng. Và hình như những người Tây Nguyên họ hiểu rằng chỉ có tự do thì trai gái mới được yêu nhau, mới có thể lên nương làm cái rẫy, mới ra suối lấy nước được và mới săn thú rừng được. Tự do với người Tây Nguyên còn là được hát, được đắm mình trong rừng núi bao la, bạt ngàn. Trong kháng chiến chống Mỹ, Y Yơn ở Hà Nội đi học trường nhạc và đêm đêm ông làm cái việc không ồn ào mà mặn mà, thú vị đó là nói chuyện với bà con quê hương mình trên làn sóng của đài tiếng nói Việt Nam. Ông hát về cuộc đời mình bằng đủ thứ tiếng của các dân tộc. Và chính những bài tình ca ấy, rất lạ, nó kêu gọi lính ngụy cầm súng theo giặc quay trở về với quê hương, với cách mạng, với đất nước. Những con người lầm lỗi ấy, họ biết ơn Y Yơn. Vì chính ông đã làm họ thức tỉnh và quay trở về với ánh sáng, với tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước. Đến thời Fulro hoành hành ở Tây Nguyên, có thể nói không cán bộ nào của ta có thể tiếp cận được. Và Y Yơn với cây đàn Gong và một thứ nghệ thuật không thực dụng đã giúp cho những người lính Fulro trở về. Chính nhờ những bài hát đậm tính dân ca ấy ông đã thức tỉnh được tận đáy sâu tâm hồn của những con người Việt Nam yêu nước, giúp họ quay trở về với quê hương. Đơn giản, ông chỉ hát bài Gọi con heo thôi. Nghệ thuật của ông đơn giản đến vậy, nó bình thường nhưng lại trường tồn, vĩnh cửu. Và ở 62 đó chính là Tây Nguyên, chính là Y Yơn. Trong Cát cháy, người đọc còn bắt gặp những tính cách kiên cường, anh dũng và sẵn sàng hy sinh của những người anh hùng vì sự nghiệp chung của dân tộc ở các mẹ như: mẹ Mãi, mẹ Lứt, mẹ Hữu. Các mẹ đã lặng lẽ nuôi giấu thương binh, đấu tranh chính trị với địch. Một đứa con xa lạ tận miền Bắc vào công tác như chị Vũ Thị Thúy Mùi cũng được các mẹ ân cần chăm sóc như chính con đẻ của mình. Họ không nghĩ tới những mất mát, hy sinh của mình mà chỉ nghĩ tới sự sống còn của tập thể, của những đứa con, nói rộng ra là của đồng bào đồng chí. Trước cái chết đang đến gần vẫn âm thầm báo tin cho đồng đội của mình, vẫn hiên ngang trước nòng súng của kẻ thù. Tính cách cao đẹp, anh dũng còn thể hiện ở anh Hai Toán, anh Dương Xang - những chiến sĩ chiến đấu kiên cường, quyết cùng đồng đội bám đất, giữ làng, giữ dân với một tinh thần anh dũng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc. Chị Vũ Thị Thúy Mùi, người nữ thanh niên xung phong tình nguyện đi B để được chiến đấu ở một chiến trường ác liệt. Là sự chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của chị Nga, chị Huyền, chị Cúc, chị Hoa. Những cán bộ du kích mật đã kiên cường chiến đấu quên mình vì quê hương anh hùng. Vì lợi chung của tập thể có những anh hùng phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mình. Trong bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông đó chính là người anh hùng quân đội Đặng Văn Thanh và máy trưởng Huỳnh Văn Sao, trong những ngày đối mặt với kẻ thù, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng những người anh hùng này vẫn ở lại giữ tàu, giữ gìn bí mật cho con đường biển Đông. Đó còn là hành động chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng của anh hùng Nguyễn Phan Vinh. Trong trận đối đầu với địch, để bảo vệ cho anh em thủy thủ thoát vòng vây, anh Nguyễn Phan Vinh đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng: “Quanh chỗ anh Vinh nằm, rất nhiều dấu vết bông băng đỏ thấm máu khônhìn 63 tư thế, có thể đoán ra anh đã đánh đến viên đạn cuối cùng” [61;972]. Đó chính là sự hy sinh của anh hùng Nguyễn Văn Hiệu – người thủy thủ từng trải và gan lì. Là người có nhiều uẩn khúc trong cuộc sống gia đình nhưng khi chiến đấu thì gan dạ, dũng cảm vô song. Tàu của anh từng bị vây đánh ở hải phận quốc tế. Trong khi tàu không còn khả năng cơ động được, là người chỉ huy, anh ra lệnh cho anh em rời tàu. Một mình ở lại hy sinh cùng tàu để bảo vệ bí mật về con đường biển Đông “Anh ở lại trên tàu, để đến khi tàu vòng ra xa chỗ chúng tôi nhấtlúc đó tự tay anh sẽ cho phát hỏa ngòi nổ tức thì, phá tan tàu, cùng hy sinh với tàuAnh Nguyễn Văn Hiệu đã làm đúng như vậy” [61;982]. Để có thể thực hiện nhiệm vụ đưa vũ khí từ Bắc vào Nam, qua mặt kẻ thù. Anh Tư Mau phải cải dạng thành một người hoàn toàn khác. Đó là phẫu thuật “thay hình đổi dạng”. Tuy rất đau đớn, nhưng để thực hiện được nhiệm vụ, anh sẵn sàng hy sinh chính mình: “Anh Tư Mau phải nằm nửa tháng, rất đau đớn, chịu bịt kín hai mắt, mặt sưng vù” [61;1000]. Đó là sự hy sinh cả thời tuổi trẻ của thủy thủ Huỳnh Ba. Từng là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong cuộc vượt biển đầu tiên đưa vũ khí vào Nam nhưng không thành. Anh địch bị bắt, bỏ tù, bị tra tấn. Bị chuyển qua nhiều nhà lao. Ngày anh được ra tù cũng là ngày đất nước được độc lập, tự do. Đó chính là mối tình vượt bom đạn chiến tranh của chị Sáu Thùy và anh Tư Thắng. Tình yêu của chị Sáu Thùy – cô gái nơi mũi Cà Mau – là tình yêu kiên cường lẫn sự hy sinh, hy sinh hạnh phúc cá nhân của chị cho lợi ích chung của Tổ quốc, tình yêu gắn liền với lý tưởng cao cả, tình yêu vượt lên trên cả huyền thoại, chị quyết chí đi tìm người yêu dù phải lặn lội dưới hàng nghìn cây số bom đạn địch để gặp một người quen biết chưa thân ở miền Bắc xa xôi của Tổ quốc cũng ngày đêm đối diện với những nguy hiểm của chiến tranh và “một cuộc đi vô cùng liều lĩnh, vô cùng phiêu lưu, hầu như chẳng chút “lôgic” nào cả. Nếu có thì chỉ là một thứ lôgic: Lôgíc kì lạ của tình yêu” [61;947]. Những tính cách kiên cường ấy còn bắt gặp trong hình ảnh của vợ 64 của chú Năm Sao. Sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của tập thể. Đó là hình ảnh má Mười Rìu, người đã dốc cạn toàn bộ tài sản của mình, thậm chí còn vay mượn thêm cho chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc chở vũ khí vào Nam, sự hy sinh của má thật cao cả, vượt lên tất cả đó chính là tính cách cao đẹp của người má anh hùng. Trong những ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, việc vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng và cao cả. Nhưng với sự kiên cường của các chiến sĩ đoàn tàu không số thì ở hậu phương, những người vợ, người mẹ vẫn lặng lẽ nuôi con và chờ chồng, thậm chí là phải sống trong sự nghi ngờ và tủi nhục vì bị hàng xóm và đồng đội hiểu nhầm nhưng họ vẫn cắn răng để giữ gìn một bí mật về con đường mòn trên biển Đông. Đó chính là sự hy sinh thầm lặng của vợ anh Ba Thắng. Trong khi anh Ba Thắng đang ngày đêm lênh đênh trên những con tàu, đối mặt với nhưng trận chiến đấu độc đảm, dữ dội, ác liệt sẵn sàng dội xuống bất cứ lúc nào thì vợ anh lại âm thầm chịu đựng một mình cảnh “cô đơn dằng dặc hơn mười năm trời, để khư khư cắn răng giữ kín một điều ngày ấy vô cùng thiêng liêng: bí mật của con đường biển Đông” [61;909]. Vợ anh Ba Thắng - một đảng viên hoạt động bí mật, lại là vợ của một chiến sĩ quân giải phóng. Chị được mọi người tôn trọng và ân cần chăm sóc. Vậy mà trong một lần bí mật đi thăm chồng trở về, chị có thai. Sau lần đó, mọi người nhìn chị với thái độ khinh bỉ. Chị bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị hàng xóm và gia đình khi rẻ. Nhưng để giữ gìn bí mật về công tác của chồng, bí mật về con đường biển Đông, chị đã cắn răng chịu đựng hơn mười năm trời, cho đến ngày đất nước được độc lập và anh Ba Thắng trở về. Là sự hy sinh thầm lặng của vợ anh Đặng Văn Thanh, chị đã âm thầm chịu đựng, lo lắng khi anh ra đi và lặng lẽ đón anh trở về “Chị thấy bồn chồn lo lắng mỗi lần anh từ giã ra điChị hao gầy đi những ngày chờ đợi. 65 Và như sống lại tươi tắn, tinh khôimỗi lần anh trở về” [61; 870]. Tính cách cao đẹp và hy sinh ấy ta còn bắt gặp trong hình ảnh bà Năm Lạt, vợ máy trưởng Huỳnh Văn Sao, người đã dành cả một thời tuổi trẻ nuôi con chờ chồng trong những ngày tháng người máy trưởng anh hùng lênh đênh trên biển Đông với những chuyến hàng chở nặng vũ khí vào Nam. Có thể nói nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Ngọc luôn luôn là những người anh hùng với những tính cách cao đẹp, anh dũng, kiên cường, sẵn sàng hy sinh, quên mình vì tập thể, chiến đấu vì những mục tiêu và lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên, cuộc sống đời thường hết sức giản dị và trong sáng. Họ không chỉ là những người hiên ngang cầm súng chiến đấu mà tất cả những người anh hùng ấy luôn lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho cách mạng, cho Đảng, cho đất nước. 2.2.3.2. Tính cách người anh hùng trong hiện tại Chiến tranh đã khép lại, cuộc sống đã đi vào quỹ đạo đời thường với những khắc nghiệt và lo toan thường nhật. Người anh hùng năm xưa vẫn giữ được những tính cách cao đẹp một thời là sự kiên cường và giàu đức hy sinh. Sự kiên cường và đức hy sinh giúp họ đương đầu và vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Trong Cát cháy, người đọc một lần nữa bắt gặp sự kiên cường của những chiến sĩ anh hùng. Chị Cúc, anh Thắng từng là những chiến sĩ kiên cường trong đấu tranh bảo vệ quê hương. Hòa bình, chính sự kiên cường ấy giúp người anh hùng – chị Cúc thích nghi nhanh chóng hơn trong cuộc đương đầu và vượt qua những khắc nghiệt của đời sống, điều đó được thể hiện trong việc làm và lời nói của chị: “...Hồi đó, không đánh được giặc, mất dân, mất đất là nhục. Không được nuôi thương binh cũng coi là nhục...Còn bây giờ, cam chịu nghèo đói, để con cái ngu dốt, không được học hành là nhục....” [61;747]. Trải qua bom đạn của chiến tranh, những người anh hùng năm xưa đã hy sinh tuổi xuân của mình cho cuộc chiến. Ngày hôm 66 nay, trong cuộc sống đời thường còn nhiều khó khăn, chật vật, họ vẫn tiếp tục hy sinh mà không kêu ca, than oán: “Nhà chị Huyền không đến nỗi là một túp lều, nhưng cũng không thật ra nhà. Tường gạch, nhưng có chỗ xây vữa, có chỗ là gạch xếp chồng lên nhau, chông chênh. Mái nửa ngói, nửa tranh. Cửa sửa là mấy tấm các – tông gỡ ra từ một thùng mì ăn liền. Nền nhà gạch xếp không đủ, đất cát tràn lên cả mặt nền. Chỉ có mỗi một chiếc bàn” [61;730]. Từng là một bí thư thời Bình Dương còn chìn trong khói lửa chiến tranh, với sự mưu trí và dũng cảm của mình, chị Huyền đã cùng đồng đội ngày đêm bám đất, bám dân để giữ vững căn cứ cách mạng ở vùng đất anh hùng. Nhưng trong cuộc sống hiện tại, đời sống vật chất và tinh thần của chị không đủ đầy. Chị sống trong một ngôi nhà không thật là nhà, công việc hàng ngày của chị là bám ruộng để mưu sinh “...trong số bốn năm người đàn bà đang tất tả trên cách đồng cát kia, người lui cui bón phân lúa, người kiũ kịt đôi gàu to tướng gánh hước tưới khoai dưới nắng lửa...,trong số bốn năm người đàn bà cằn cỗi ấy, bạn có nhận ra được người bí thư từng lãnh đạo cả cái xã Bình Dương chính trong những ngày ấy” [61;716]. Những người anh hùng bước ra từ cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường với gánh nặng áo cơm, họ bắt buộc phải thích nghi với cuộc sống đời thường khắc nghiệt, để phù hợp với cuộc sống bình dị và có phần lặng lẽ: “Xin bạn đi cùng tôi và ta thử cố cùng nhau làm một điều này: tìm và nhận ra những con người Bình Dương của thời ấy..., hôm nay còn sống và đang chen chúc giữa đời thường. Mới thấy, chẳng dễ gì” [61;716]. Những con người ấy, từng là những người anh hùng chiến đấu hết mình vì Bình Dương, nay “trong số tám hay chín người phụ nữ lam lũ đang bận bịu nhanh nhẹn rối rít chọn, xếp, đếm từng giỏ trứng vịt nặng trĩu, mặc cả, cãi vả, cười nói, giành giật, la hét kia..., có một cô gái anh hùng của Bình Dương đấy” [61;716]. Anh Hai Toán vẫ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_28_8064218505_9467_1872320.pdf
Tài liệu liên quan