MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản 8
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của cán bộ, công chức 15
1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý và sử dụng lao động của cán bộ, công chức 27
Chương 2: THỰC TRẠNG XIN THÔI VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 39
2.1. Những đặc điểm cơ bản của thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay 39
2.2. Nghiên cứu tình trạng cán bộ, công chức xin thôi việc ở Việt Nam trong những năm qua (2003 - 2008) 49
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỡnh trạng cán bộ cán bộ, công chức xin thôi việc ở Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008 65
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TèNH TRẠNG XIN THÔI VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 84
3.1. Quan điểm về vấn đề xin thôi việc của cán bộ, công chức 84
3.2. Một số giải pháp trong điều kiện hiện nay đối với vấn đề cán bộ, công chức xin thôi việc 92
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cán bộ, công chức xin thôi việc ở nước ta: những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Năng lực trình độ đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm hạn chế, khả năng sử dụng công cụ phương pháp hiện đại còn nhiều bất cập. Hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được tổ chức phân cấp hợp lý, chồng chéo về nội dung chương trình, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
2.2. NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XIN THÔI VIỆC Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003-2008)
2.2.1. Diễn biến về tình trạng thôi việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam trong 5 năm qua ( 2003 - 2008)
Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của 23 bộ, ngành và 47 tỉnh, thành phố, tổng số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc từ tháng 7 năm 2003 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 được Bộ Nội vụ tổng hợp thống kê là: 16.314 người, chiếm tỷ lệ gần 1,0% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn quốc. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Thực trạng cán bộ, công chức thôi việc tại các tỉnh/thành/bộ ngành (2003-2008)
Nhóm tỉnh/ thành/bộ ngành có trên 200 cán bộ, công chức thôi việc
Nhóm tỉnh/ thành/bộ ngành có từ 50 dưới 200 cán bộ, công chức thôi việc
Nhóm tỉnh/thành/bộ ngành có dưới 50 cán bộ, công chức thôi việc
Tp Hồ Chí Minh
6.422
Tp Đà Nẵng
130
Tỉnh Quảng Bình
17
Tỉnh Bến Tre
266
Tp Cần Thơ
176
Tỉnh Cao Bằng
24
Tỉnh Cà Mau
316
Tỉnh Ninh Bình
137
Tỉnh Vĩnh Phúc
19
Tỉnh Điện Biên
301
Tỉnh Thanh Hoá
50
Tỉnh Ninh Thuận
27
Tỉnh Bình Phước
212
Tỉnh Lạng Sơn
78
Tỉnh Yên Bái
10
Tỉnh Đồng Tháp
320
Tp Hà Nội
160
Tỉnh Hà Tỉnh
43
Tỉnh Long An
294
Tỉnh Lâm Đồng
118
Tỉnh Hải Dương
33
Tỉnh Đắc Lắc
292
Tỉnh Khánh Hoà
158
Tỉnh Bắc Ninh
17
Tỉnh Bà Rịa-VTàu
353
Tỉnh Phú Yên
90
Tỉnh Thái Bình
4
Tỉnh Tây Ninh
308
Tỉnh Đồng Nai
166
Tỉnh Bắc Giang
23
Tỉnh Bình Thuận
449
Tỉnh Nam Định
113
Tỉnh Bắc Cạn
14
Tỉnh An Giang
265
Tỉnh Bình Định
159
Tỉnh Hà Tây
27
Tỉnh Sóc Trăng
298
Tỉnh Quảng Ninh
69
Tỉnh Nghệ An
29
Tỉnh T.Thiên Huế
288
Tp Hải Phòng
157
Tỉnh Hà Giang
39
Bộ Y tế
598
Tỉnh Hậu Giang
137
TTX Việt Nam
32
Bộ Tài chính
1012
Tỉnh Đắc Nông
63
VP Chính phủ
8
Bộ Giáo dục-ĐT
326
Bộ Nông nghiệp PTNT
183
Bộ Nội vụ
8
Bộ Công thương
224
Bộ TT, TT
65
Bộ Ngoại giao
23
Ngân hàng CS XH
456
Bộ Tài Nguyên- MT
64
Bộ KH-ĐT
28
Bộ Giao thông-VT
226
Ngân hàng PT VN
130
Bộ TB-LĐ-XH
14
Tỉnh Bình Phước
212
Ngân hàng NN VN
119
Bộ Văn hoá TTDL
32
Tỉnh Tiền Giang
416
-----
---
Viện KHCN VN
38
Tỉnh Gia Lai
400
-----
---
Đài TH VN
16
---
---
----
---
Đài TN VN
28
---
---
----
---
Tỉnh Ninh Bình
44
Nguồn: [1, tr.1, 101].
* Quy mô, phạm vi xảy ra hiện tượng cán bộ, công chức thôi việc
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy tình trạng cán bộ, công chức thôi việc trong giai đoạn 2003-2008 diễn ra đồng loạt ở mọi ngành nghề, khu vực, địa phương khác nhau Theo thống kê chưa đầy đủ nhưng tất cả các các bộ, ngành, tỉnh, thành đều xảy ra tình trạng cán bộ, công chức thôi việc. Xét theo tiêu chí bộ, ngành thì Bộ Tài chính, Y tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc nhóm có số lượng cán bộ công chức thôi việc nhiều nhất(1012; 598; 456 và 326 trường hợp). Các bộ/ngành có số lượng cán bộ, công chức thôi việc ít nhất là Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội(8; 8 và 14 trường hợp). Xét theo tiêu chí tỉnh/thành thì thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Tiền Giang là những địa phương có số lượng cán bộ, công chức thôi việc nhiều nhất(6.422; 449 và 416 trường hợp). Trong khi đó, các tỉnh Thái Bình, Yên Bái, Bắc Cạn có số lượng cán bộ, công chức thôi việc ít nhất(4; 10 và 14 trường hợp). Từ thực tế này cho thấy, những ngành nghề liên quan đến tài chính, ngân hàng, khu vực có sự phát triển kinh tế năng động... thì cán bộ, công chức thôi việc nhiều hơn so với những ngành nghề mang tính chất thuần tuý hành chính, khu vực kém phát triển về kinh tế-xã hội. Điều này lý giải vì sao có sự gia tăng nhanh chóng hiện tượng cán bộ, công chức thôi việc như ở TP Hồ Chí Minh và các ngành tài chính, ngân hàng... Bởi vì, có sự chênh lệch rất lớn về mức lương, thu nhập giữa khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực kinh doanh; giữa mức lương của nhà nước và các thành phần kinh tế bên ngoài nhà nước. Điều này cho thấy quy luật kinh tế thị trường, đó là sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, với mức lương, chế độ ưu đãi, cơ chế sử dụng, trọng dụng nguồn lực chất lượng cao và môi trường làm việc, điều kiện thăng tiến của khu vực ngoài nhà có xu hướng nước tốt hơn khu vực nhà nước. Tuy nhiên, chỉ những người có chuyên môn về kinh tế, có khả năng làm việc tốt với tính chuyên nghiệp cao mới có thể đáp ứng được.
Tuy vậy, từ thực trạng cán bộ, công chức thôi việc, tác giả còn nhận thấy nó không chỉ diễn ra ở khu vực đô thị, kinh tế phát triển mà còn diễn ra nhiều ở khu vực khó khăn kém phát triển, vùng núi phía Bắc, vùng sâu vùng xa ở đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn, bảng 3 cho biết, Cà Mau, Điện Biên; Gia Lai là những địa phương thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế-xã hội kém phát triển, tuy nhiên vẫn có số lượng cán bộ, công chức xin thôi việc tương đối nhiều so với những tỉnh thành khác (316; 301 và 400 trường hợp). Tuy nhiên, khi tìm hiểu lý do dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức thôi việc, chúng tôi nhận thấy có đặc điểm khá đặc biệt của những địa phương này. Đó là thực hiện chính sách tuyển dụng công chức, viên chức từ nơi khác đến; mới chia tách tỉnh; thực hiện chính sách đối với cán bộ công chức thiếu đồng bộ(chỉ quan tâm đến tuyển dụng mà chưa thực sự quan tâm đến đãi ngộ, sử dụng, phát triển). Thành phần cán bộ, công chức thôi việc tại các địa phương này chủ yếu là viên chức mới làm việc thuộc các ngành giáo dục và y tế. Đó là giáo viên ở các bậc học phổ thông, các y bác sỹ tại các trạm y tế, bệnh viện huyện. Tuy nhiên, để có thể nhận dạng một cách chính xác và đầy đủ hơn về các đặc điểm của khu vực, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiện tượng cán bộ công chức xin thôi việc cần phải tiếp tục phân tích ở nhiều chiều cạnh khác.
Khi so sánh với một số tỉnh thành, chúng tôi nhận thấy thực tế không phải đơn giản rằng cứ nơi đâu có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển tốt hoặc đặc biệt khó khăn sẽ có nhiều cán bộ, công chức xin thôi việc. Chẳng hạn, Hà Nội và Bắc Ninh là những địa phương có kinh tế - xã hội phát triển, tuy nhiên số cán bộ, công chức xin thôi việc trong thời gian 2003 - 2008 là không nhiều (160 và 17 trường hợp). Bên cạnh đó Bắc Cạn và Cao Bằng là những tỉnh thuộc diện khó khăn nhất của cả nước, tuy nhiên trong 5 năm có rất ít cán bộ, công chức thôi việc (14 và 24 trường hợp).
Tiếp tục so sánh ở phương diện khu vực địa lý, tác giả nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa miền Nam và miền Bắc. Đối với các tỉnh thành phía Nam, cán bộ công chức có xu hướng thôi việc nhiều hơn các tỉnh/thành miền Bắc. Chẳng hạn, Bảng 3 cho biết, trong nhóm các tỉnh/thành có từ 200 cán bộ công chức thôi việc chủ yếu thuộc khu vực phía Nam (ngoại trừ tỉnh Điện Biên). Trong khi đó, ở nhóm các tỉnh/thành có dưới 50 cán bộ, công chức thôi việc, tất cả đều thuộc các tỉnh miền Bắc. Trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam gửi Bộ Nội vụ, đều khẳng định: cán bộ, công chức ở các đơn vị ở thành phố, đồng bằng, cán bộ công tác ở phía Nam thôi việc nhiều hơn ở phía Bắc; cán bộ. Trong tổng số 38 trường hợp cán bộ, công chức của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam thôi việc thì ở khu vực phía Nam chiếm tới 86%.
Qua nghiên cứu tác giả còn nhận thấy tình trạng cán bộ, công chức thôi việc so với tổng số cán bộ, công chức tỷ lệ cán bộ, công của các bộ, ngành, tỉnh, thành đang diễn ra với mức độ và sự ảnh hưởng rất khác nhau. Có tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, chẳng hạn như Yên Bái (0,054%), tuy nhiên ở Tiền Giang lên tới 2,26% và ở thành phố Hồ Chí Minh là (6,15). Số cán bộ, công chức thôi việc ở Đài Truyền hình Việt Nam trong 5 năm chỉ chiếm 0,53% so với tổng số cán bộ, công chức, tuy nhiên tỷ lệ này ở hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội lên tới 6,079% (xem bảng 4). Từ những con số này cho thấy, mặc dù số lượng cán bộ, công chức xin thôi việc ra ngoài chiếm tỷ lệ không đáng kể, song lại là vấn đề quan tâm hiện nay so với thời kỳ trước năm 2000. Đặc biệt, đối với địa phương như Tiền Giang và ngành Ngân hàng Chính sách Xã hội có thể nói quy mô cán bộ, công chức thôi việc là tương đối lớn. Rõ ràng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ tại các địa phương, tổ chức này [3, tr.28].
Ngày nào chúng tôi cũng nhận được đơn nghỉ việc. Năm vừa qua có đơn vị có tới 10% công chức bỏ ra làm bên ngoài. Sự ra đi của công chức là tất yếu vì Bộ trả họ 2 triệu đồng/tháng, còn bên ngoài trả 12 triệu đồng/tháng. Lần nào Uỷ ban Chứng khoán nhà nước ký quyết định cho thành lập công ty chứng khoán cũng phải dặn trước các công ty này không được lấy người của tôi(cán bộ Uỷ ban Chứng khoán).
Bảng 2.4: Tỷ lệ cán bộ, công chức thôi việc so với tổng số cán bộ, công chức tại một số bộ, ngành và tỉnh thành
Tỉnh/thành/bộ/ngành
Tổng số cán bộ, công chức
Số cán bộ, công chức xin thôi việc
Tỷ lệ
Tỉnh Yên Bái
18280
10
0,054
Tỉnh Hải Dương
24660
33
0,13
Tỉnh Tiền Giang
22203
502
2,26
Đài TH VN
3000
16
0,53
Ngân hàng CS-XH
7501
456
6,079
Bộ LĐ,TB,XH
140
14
1,0
TP Hồ Chí Minh
104420
6422
6,15
Bộ Tài chính
67.000
1012
1,51
Bộ Y tế
22.400
598
2,67
Bộ Nông nghiệp, PTNT
16.600
183
1,1
Nguồn: [3, tr.28].
Từ thực tế như vừa phân tích cho thấy, số lượng cán bộ, công chức thôi việc có xu hướng gia tăng ở các ngành liên quan đến kinh tế tài chính, các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế -xã hội tốt, các tỉnh thành khu vực phía Nam hoặc ở những địa phương có tính chất đặc biệt về địa lý và chính sách tuyển dụng (như Cà Mau và Điện Biên). Tỷ lệ cán bộ, công chức thôi việc có xu hướng diễn ra thấp hơn ở những địa phương có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tương đối ổn định, khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó, các ngành nghề lĩnh vực mang tính đặc trưng đặc biệt, chuyên nghiệp cao về hành chính, thu nhập tốt ổn định, ít chịu sự tác động của sự tăng tốc phát triển kinh tế trong giai đoạn 2003-2008 tình trạng cán bộ cán bộ công chức thôi việc xảy ra ít hơn.
Như vậy, từ những vấn đề như vừa phân tích cho thấy diễn biến của thực trạng cán bộ, công chức thôi việc trong giai đoạn 2003-2008 tại các bộ, ngành, tỉnh, thành là hết sức đa dạng, phong phú, nhiều chiều hướng vận động, cùng lúc chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh những nguyên nhân mang tính quy luật vĩ mô, hiện tượng cán bộ công chức, còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố mang tính đặc thù của từng địa phương, cơ quan, tổ chức. Từ thực tế này cho thấy, mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành cần phải có những đánh giá, cách tiếp cận, hướng giải quyết về hiện tượng cán bộ, công chức thôi việc theo hướng linh hoạt, phù hợp dựa trên cơ sở những nguyên tắc, quy luật chung.
* Xu hướng xảy ra hiện tượng cán bộ, công chức thôi việc
Trên cơ sở các báo cáo về tình trạng thôi việc của cán bộ, công chức ở các tỉnh thành/bộ ngành trong thời gian từ 2003-2008 tác giả đã xây dựng bảng mô tả xu hướng tình trạng cán bộ công chức thôi việc của một số tỉnh/bộ/ngành như sau:
Bảng 2.5: Xu hướng thôi việc của cán bộ, công chức ở một số tỉnh/bộ/ngành
Năm
An Giang
(số lượng/%)
Quảng Ninh (số lượng/%)
Bộ Tài chính
(số lượng/%)
Ngân hàng PT VN (số lượng/%)
2003
25(9,43)
--
61(6,02)
0
2004
35(13,21)
7(10,15)
127(12,55)
14(10,77)
2005
41(15,47)
12(17,40)
201(19,86)
21(16,15)
2006
55(20,75)
14(20,9)
248(24,50)
20(13,38)
2007
109(41,13)
36(52,17)
347(34,29)
75(57,70)
Đầu năm 2008
17(6,41)
--
--
--
Tổng số
265
69
1012
130
Nhìn vào bảng cho thấy, cán bộ công chức thôi việc có xu hướng gia tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn, trong năm 2003 tỉnh An Giang chỉ có 25 cán bộ công chức thôi việc, chiếm 9,43%, tuy nhiên sang năm 2004 là 35 trường hợp, chiếm 13,21%. Tỷ lệ này tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng nhanh hơn: năm 2005 là 41 trường hợp, chiếm 15,47%; năm 2006 là 55 trường hợp, chiếm 20,75% và năm 2007 lên tới 109 trường hợp, chiếm 41,13%. Mặc dù Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ có 130 trường hợp thôi việc, tuy nhiên ở năm 2007 hệ thống ngân hàng Phát triển Việt Nam có tới 75 người thôi việc, chiếm 58% so với tổng số 5 năm (2003-2007); và bằng 1,36 lần so với cán bộ, viên chức thôi việc của 4 năm cộng lại (2003-2006). Kết quả này rất tương đồng với những gì mà báo chí đã từng đưa ra:
- Theo kết quả khảo sát của Sở Nội vụ Gia Lai, từ 7/2003 -5/2008, toàn tỉnh có gần 400 cán bộ, công chức nghỉ việc hoặc tự ý bỏ việc nhà nước ra làm ngoài.Cũng theo Sở Nội vụ, tình trạng này đang gia tăng(Lao Động 9/5/08).
- Theo thống kê của các bộ, ngành, địa phương, từ năm 2003 đến nay, có khoảng 17.000 cán bộ, công chức nghỉ việc và xu hướng không muốn làm việc, không muốn tiếp tục “làm người nhà nước” có xu hướng tăng lên. Đây là tình trạng đáng báo động về cách thức tuyển dụng, đào tạo, quản lý và sử dụng người lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Từ những dữ liệu này cho thấy, hiện tượng cán bộ, công chức rời nhiệm sở trong thời gian gần đây có tăng lên ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là sắp tới liệu nó có còn gia tăng nữa không? Và nếu có cần làm gì để khắc phục hoặc kiểm soát được tình hình này một cách tốt hơn? Theo tác giả sự gia tăng này có mối liên hệ với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và cũng không loại trừ sự cộng hưởng mang tính “dây chuyền”. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự dịch chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư hoặc ngược lại cần phải coi đó là việc bình thường, phù hợp với các quy luật của cơ chế thị trường trong đó có thị trường lao động. Khi chúng ta quan niệm cán bộ, công chức là một nghề, việc thực thi các nhiệm vụ hành chính của cán bộ, công chức cũng là thực hiện hợp đồng lao động theo thị trường. Như vậy, tình trạng cán bộ, công chức sẽ còn tiếp tục diễn ra và có thể với xu hướng gia tăng, trong điều kiện: nền kinh tế vượt qua suy thoái, tăng trưởng nhanh và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, đồng thời các chính sách đối với cán bộ, công chức và việc cải cách nền hành chính chưa thực sự có thay đổi lớn.
2.2.2. Một số đặc điểm cá nhân của nhóm cán bộ, công chức thôi việc
* Vị trí công tác của cán bộ, công chức thôi việc
Số liệu từ thống kê của Bộ Nội vụ cho biết, số cán bộ, công chức thôi việc trong giai đoạn từ năm 2003-2008 giữ chức vụ lãnh đạo có 310 người, chiếm tỷ lệ 1,9% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, bao gồm: Cấp Vụ và tương đương có 06 người chiếm tỷ lệ 0,04%; Cấp Phòng và tương đương có 231 người chiếm tỷ lệ 1,42%; Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm trực thuộc (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) có 38 người chiếm tỷ lệ 0,23%; Hiệu trưởng các trường phổ thông, trường mầm non có 34 người, chiếm tỷ lệ 0,21%; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có 01 người. Số cán bộ, công chức thôi việc trong giai đoạn này nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 16.004 người, chiếm tỷ lệ 98,1% [3, tr.45].
Từ nghiên cứu đặc điểm vị trí công tác cho thấy: Số cán bộ, công chức giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý thôi việc diễn ra nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Sở Nội vụ thành phố thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cấp cơ sở như: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân cũng nghỉ việc. Không chỉ vậy ở cấp thành phố đã có 4 Phó Giám đốc các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Thương mại, Du lịch… cũng thôi việc. Đặc biệt, tại phường Nguyễn Cư Trinh (Q.1) gần như toàn bộ cán bộ, công chức chủ chốt đã thôi việc, lần lượt từ Bí thư Đảng uỷ, 2 phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, 2 Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đã nghỉ việc. Trong đó, Bí thư Đảng uỷ (là quận uỷ viên Q.1) sau khi thôi việc đã đồng ý nhận chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân nhưng vài ngày sau đó lại từ chối. Điều này cho thấy chính yếu tố năng động trong phát triển kinh tế, sự cởi mở, thông thoáng trong tư duy con người, nhất là của cán bộ lãnh đạo, công chức các cấp, cũng như sự bất cập về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ là những nhân tố thúc đẩy một bộ phận cán bộ có vị trí thôi việc mang tính “dây chuyền”.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy, việc thôi việc của cán bộ, công chức, viên chức thường xảy ra ở hầu hết các bộ, ngành, tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, xu hướng thôi việc của nhóm cán bộ, công chức này thường xảy ra nhiều ở trong khu vực sự nghiệp có thu: y tế, giáo dục và các doanh nghiệp liên quan đến tài chính ngân hàng. Đặc biệt, xảy ra nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh (16422), Bộ Tài chính (1012), một số ngân hàng của nhà nước (Ngân hàng Chính sách xã hội: 456), các sở y tế, giáo dục thuộc khu vực phía Nam (kể cả những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và chưa phát triển). Chẳng hạn, theo thống kê của Bộ Nội vụ, chỉ tính riêng huyện Bến Lức của tỉnh Long An đã có 55 giáo viên các bậc học phổ thông thôi việc trong vòng 5 năm. Còn đối với thành phố Hồ Chí Minh, có 578 y, bác sỹ và 288 giáo viên thôi việc. Tại tỉnh Cà Mau-vùng sâu, vùng xa của Việt Nam cũng có gần 200 giáo viên thôi việc.
Từ những số liệu này còn cho thấy tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức thôi việc trong thời gian vừa qua là không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Điều này gợi ra một vấn đề là cần phải lý giải làm rõ hơn, tại sao chủ yếu việc thôi việc chỉ nằm trong đội ngũ những cán bộ, công chức thừa hành công việc?. Đồng thời, liệu những cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thôi việc có phải là những người có năng lực, có thể xem người tài của các cơ quan, đơn vị?. Sự ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cán bộ có chức vụ, và công chức, viên chức thừa hành liệu có giống nhau? Thiết tưởng những câu hỏi này sẽ được làm rõ ở phân phân tích các nguyên nhân tác động.
* Đặc điểm khác nhau về tình trạng xin thôi việc của cán bộ, công chức giữa các khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp của Nhà nước, giữa trung ương và địa phương...
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành/bộ ngành về tình trạng cán bộ, công chức thôi việc trong 5 năm vừa qua cho thấy trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, có đặc điểm về khối công tác như sau:
Công chức hành chính có 2.789 người chiếm tỷ lệ 17,09%, trong đó khối bộ, ngành có 1.217 người và khối địa phương có 1.572 người. Khối viên chức chức sự nghiệp có 11.721 người chiếm tỷ lệ 71,85%, trong đó khối bộ, ngành có 1.320 người, khối địa phương có 10.401 người; nhân viên (trình độ sơ cấp) có 1.494 người, chiếm tỷ lệ 9,16%, trong đó khối bộ, ngành có 195 người và khối địa phương có 1.299 người. Từ những số liệu thống kê cho thấy, khối hành chính có tỷ lệ xin thôi việc thấp hơn khối sự nghiệp; trong khi đó khối địa phương có tỷ lệ xin thôi việc cao hơn khối bộ, ngành. Có thể nói số liệu này đã phản ánh tính đại diện trong thực tế về đặc điểm, số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xét theo khối công tác và cấp công tác. Đồng thời, nó còn cho thấy có sự tác động, ảnh hưởng khác nhau, nhu cầu và khả năng khác nhau giữa 2 khối hành chính và sự nghiệp; giữa trung ương và địa phương. Để làm rõ hơn tình trạng xin thôi việc của cán bộ, công chức, viên chức tác giả đã lựa chọn một số tỉnh/thành/ bộ có tính chất đại diện, với bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Bảng so sánh tình trạng thôi việc của: cán bộ, công chức và viên chức tại một số bộ, tỉnh và thành phố
Tỉnh/thành/bộ/ngành
Cán bộ
Công chức
Viên chức
Tổng
TP Hồ Chí Minh
300
1095
5027
6422
TP Hải Phòng
--
33
124
157
Bộ Tài chính
--
957
55
1012
Bộ LĐTBXH
3
15
--
18
Tỉnh Thanh Hoá
2
3
45
50
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, tình trạng: cán bộ, công chức, viên chức thôi việc diễn ra với mức độ, tính chất rất khác nhau giữa các tỉnh, thành, bộ, ngành. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì viên chức là nhóm đối tượng có tỷ lệ xin thôi việc cao nhất, tiếp đó là nhóm công chức và cuối cùng là nhóm cán bộ. Điều này cũng tương đồng với số liệu mà báo chí đã đưa tin:
Trong đó công chức hành chính khoảng 17%, viên chức sự nghiệp là 72%; nhân viên 11%. Đáng chú ý là cơ quan trung ương có khoảng 60 người là cấp vụ (0,04%), khoảng 240 người là cấp phòng và tương đương (1,5%) [109, tr.1].
Vừa qua, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phải báo cáo Bộ Nội vụ về tình trạng cán bộ, công chức bỏ việc “rộng khắp” tại địa phương này với con số lên gần 6.500 người. Trong đó, số cán bộ bỏ việc ở khối quản lý nhà nước kể cả cán bộ công chức xã - phường là 698 người; khối sự nghiệp giáo dục: 3.034 người; khối sự nghiệp y tế: 849 người và sự nghiệp khác là 1.841 người(tienphongonline.com.vn.
* Trình độ chuyên môn đào tạo của cán bộ, công chức xin thôi việc
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, có thể nhận thấy rằng với số lượng: 16.314 cán bộ, công chức xin thôi việc trong vòng 5 năm là nhỏ so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện nay và so với số tăng biên chế Nhà nước trong cùng thời gian (khoảng 250.000). Tuy vậy, một trong những điều đáng quan tâm ở đây chính là số cán bộ, công chức này lại không nằm trong đối tượng cần sắp xếp, tinh giản theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, phần lớn số thôi việc lại là lực lượng cán bộ, công chức có trình độ, kinh nghiệm và có kỹ năng nghiệp vụ mới trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ phân tích từ dữ liệu thống kê của các bộ, ngành, tỉnh, thành; các bài viết trên báo chí; các trả lời phỏng vấn, các chuyên gia và quan điểm chính thống của Bộ Nội vu, tác giả nhận thấy phần lớn trong số hàng chục ngàn cán bộ công chức thôi việc trong mấy năm qua đều là những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao, có khả năng làm việc tốt. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xin thôi việc tại một số tỉnh/bộ
Tỉnh/bộ
Trình độ đào tạo
Sau ĐH
ĐH
CĐ
TC, SC
Tỉnh Nam Định
1
57
27
28
Tỉnh Tiền Giang
0
152
26
283
Bộ Y tế
44
340
92
108
Nhìn vào bảng chúng ta thấy phần lớn cán bộ, công chức thôi việc có trình độ đại học trở lên. Trường hợp này đúng cho phần lớn các tỉnh, thành, bộ, ngành. Chẳng hạn, Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên, trong số 502 cán bộ, công chức thôi việc đã có tới 152 người có trình độ đại học. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở những địa phương có truyền thống học tập, như Nam Định, trong số 113 cán bộ, công chức thôi việc có 57 người đạt trình độ đại học. Tiếp tục xét cụ thể ở từng địa phương cũng cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức thôi việc có trình độ đại học trở lên. Chẳng hạn, theo báo cáo của Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh, có 42,9% cán bộ, công chức thôi việc đạt trình độ đại học trở lên. Còn tại An Giang- một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sở Nội vụ cũng cho biết: 65,13% cán bộ, công chức viên chức thôi việc có trình độ đại học, thạc sỹ. Trong điều kiện chưa phát triển ở Việt Nam hiện nay, số cán bộ, công chức đạt trình độ đại học còn rất thấp (64,48%, đối với cán bộ, công chức cấp huyện trở lên và 9,04% đối với cấp cơ sở (bao gồm cả Cao đẳng và Đại học) và yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính, rõ ràng đây là hiện tượng “chảy ngược dòng”. Điều này rất tương đồng với nghiên cứu của Học viện Hành chính quốc gia và AusAID, Tác động trên con đường chức nghiệp của công chức (2008) khi cho biết: trình độ học vấn của công chức có liên quan chặt chẽ đến mức độ rời bỏ cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, ở trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông, hầu hết không có ai có ý định rời bỏ cơ quan, tuy nhiên khi đạt trình độ học vấn đại học tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng(trên 20%). Thiết tưởng các trả lời của một số đối tượng và bài viết được đăng tải qua báo chí phần nào sẽ làm rõ hơn vấn đề này:
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nhiều nơi khác, có những bác sĩ giỏi, lâu năm kinh nghiệm chuyên môn, kể cả một số người đã có chức vụ trong bệnh viện, Sở y tế, giảng viên đại học cũng thôi việc để đến làm việc cho các bệnh viện tư nhân như: Hoàn Mỹ, Cửu Long, Tâm Đức, Tây Đô, An Sinh, Triều An(đối tượng xin thôi việc- PVS).
Có thể làm một phép thống kê để thấy rằng, chúng ta sẽ thấy số người giỏi đi vào cơ quan nhà nước không bù trừ được với số người giỏi đi ra. Tình trạng chảy máu chất xám trong khu vực công là có thật và đáng quan ngại (chuyên gia-PVS).
Điển hình là trường hợp thôi việc của Tiến sĩ Hồ Mạnh Tường, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ - một trong số ít những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm(TTTON)được giới chuyên môn quốc tế thừa nhận và đánh giá cao.
Đã có hơn 20 cán bộ, lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước năm ngoái lần lượt chào tạm biệt cơ quan này. Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước hết sức lo lắng khi nhiều nhân viên giỏi, dày dạn kinh nghiệm của mình bị các công ty chứng khoán, ngân hàng cổ phần lôi kéo với mức lương hậu hĩnh.
* Đặc điểm giới tính, lứa tuổi của cán bộ công chức xin thôi việc
Khi nói về đặc điểm cá nhân, người ta thường hay quan tâm đế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanVan.doc