Luận văn Câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt

Chức năng nêu lên kết quả, kết luận của sựvật, sựviệc

Ví dụ:

(97)Thếlà. mợnó đi Tây. [Nguyễn Công Hoan, Thếlà mợnó đi Tây]

(98)Thếlàxong chuyện.

(99)Thếlàsướng nhất.

(100) Đó làmột chất cực độc.

(101) Đó là những lẽphải không ai chối cãi được.

Ví dụ(97) có Đồng nhất thểlà “mợnó đi Tây” có cấu trúc cú pháp là một

sựtình có cấu trúc Đềthuyết đầy đủ. Bị đồng nhất thểlà đại từchỉ định “thế”.

Vịtừ“là” nêu lên kết luận mợnó đã đi Tây rồi, sựviệc đã xảy ra rồi.

Ví dụ(98) là sựkết thúc, hoàn thành một sựviệc, thông qua việc nêu lên

sựkết thúc bày tỏthái độcủa người nói đối với vấn đề.

Ví dụ(99) “là” cũng có nghĩa nêu kết luận đối với sựviệc, đây là câu quan

hệsâu đồng nhất, có Đồng nhất thểlà tính từ ởbậc so sánh nhất (xác định),

hàm ý nên lựa chọn sựviệc này là tốt nhất.

pdf146 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, nói đến Màu cây trong khói (Bị đồng nhất thể - x ) là nói đến bài thơ xuất sắc, mang đậm nét hồn thơ Hồ Dzếnh (Đồng nhất thể - a ). Trong ngữ cảnh của sự tình quan hệ nhất định, hai tham thể của quá trình quan hệ sâu đồng nhất này đồng nhất với nhau, có tính chất xác định, nhận dạng cho nhau. Đây là một sự khác biệt lớn, đặc biệt quan trọng để nhận dạng câu QHS đồng nhất và câu QHS định tính. Cũng chính do tính chất có khả năng xác định, nhận dạng nhau mà hai tham thể trong quá trình quan hệ sâu đồng nhất hoàn toàn có khả năng hoán đổi vị trí cho nhau mà vẫn có cùng nghĩa. Tuy nhiên, tính xác định và nội dung của câu sau khi hoán đổi vị trí các tham thể cũng chỉ mang tính chất phỏng nghĩa, vì giữa hai câu tương ứng vẫn có nhiều dị biệt về cấu trúc thông tin. Trong tiếng Việt, tính không xác định của một danh từ thường được đánh dấu bằng sự xuất hiện của quán từ những, một trước danh từ đó. Ví dụ: (56) Ấn Độ là một thị trường đầy hấp dẫn đối với hãng nước giải khát Coca Cola.(Mỹ)  không xác định. . (57) Chúng tôi là những giáo viên. không xác định Tính xác định của danh từ hay cụm danh từ được đánh dấu bằng sự có mặt của các thành tố phụ sau danh từ như duy nhất, đầu tiên, cuối cùng … Ví dụ: (58) Cô ấy là người đến sớm nhất . Một danh từ riêng hay một đại từ khi làm đồng nhất thể cũng thể hiện tính xác định. Ví dụ: (59) Lẩu nấm cá nhân đầu tiên có mặt tại Việt Nam là Kichi Kichi. [Lẩu nấm Kichi-Thanh niên số 228, tr.19] Sự có mặt của những từ ngữ hạn định cụ thể về thời gian, không gian cho sự vật được gọi tên ở danh từ chung. Ví dụ: (60) Ngày ra Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở là ngày 6-9. (Hỏi đáp pháp luật, 28.TD) Sự có mặt của những cụm từ một trong số, một trong những … Ví dụ: (61) Guiness là một trong số những quyển sách bán chạy nhất, khoảng 3,5 triệu bản mỗi năm. (Những kỷ lục thế giới,23.TD) Tính từ khi được dùng ở cấp so sánh cao nhất cũng tạo nên tính xác định cho đồng nhất thể. Ví dụ: (62) Anh Toàn là người cao nhất. (trong lớp tôi.) Chúng tôi sẽ xét tiếp các hình thức của các tham thể trong câu quan hệ có từ “là” và có những ví dụ cụ thể ở chương 2 của luận văn. Vị từ trong câu quan hệ đồng nhất là những vị từ nằm trong lớp vị từ đẳng thức, có tác dụng thể hiện sự đồng nhất về nghĩa giữa hai tham thể đồng nhất thể và bị đồng nhất thể. Riêng vị từ “là” là một vị từ đặc biệt, trung hòa, vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ đồng nhất vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ định tính. Tiểu kết Nhìn chung, ở chương này, chúng tôi đã trình bày khái quát những khái niệm cơ bản về câu, câu quan hệ, câu quan hệ sâu trong tiếng Việt của các tác giả trong và ngoài nước theo quan niệm ngữ pháp chức năng. Cũng cần phải nói thêm, trong luận văn này chỉ đề cập đến một vấn đề khá nhỏ trong phạm vi rộng lớn như khái niệm câu quan hệ trong tiếng Việt. Đó là loại câu quan hệ sâu có vị từ “là” (gồm câu quan hệ đồng nhất và câu quan hệ định tính) trong tiếng Việt. Một trong những dấu hiệu để nhận diện câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất là tính không xác định của thuộc tính thể và tính xác định của đồng nhất thể. Cùng với các loại câu quan hệ khác, câu quan hệ có từ “là” là loại câu có khả năng biểu hiện nội dung phong phú, có thể xuất hiện trong nhiều loại phong cách văn bản tiếng Việt. Luận văn sẽ tiếp tục khảo sát chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm cấu trúc của câu quan hệ có từ “là” ở chương 2. Bảng so sánh đặc điểm của câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất Đặc điểm Câu Ngữ nghĩa Tham thể Sự linh hoạt của các tham thể Vị từ Câu quan hệ đồng nhất Bị đồng nhất thể, Đồng nhất thể x đồng nhất với a. Đồng nhất thể luôn phải là một cụm danh từ xác định, một đại từ hay một danh từ riêng Có thể thay đổi linh hoạt vị trí các tham thể mà không làm biến đổi nội dung của câu. Vị từ “là” Câu quan hệ định tính Đương thể, Thuộc tính thể a là thuộc tính của x Thuộc tính thể là cụm danh từ không xác định, một tính từ làm chính tố (hoặc một cụm tính từ) Không thể thay đổi vị trí các tham thể trong câu nếu muốn đảm bảo nội dung của câu. Vị từ “là” Chương 2: CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA VÀ ÐẶC ÐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ KHẢO SÁT TRONG MỘT SỐ PHONG CÁCH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT) 2.1. Chức năng ngữ nghĩa của câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt 2.1.1. Từ “là” trong tiếng Việt Theo Nguyễn Kim Thản (34) thì tiếng Mường “là” = “la” phát âm “là” vốn có nghĩa là làm, chẳng hạn : làm việc = la wiek, làm hỏng = la hư, tôi làm thợ = toi la thợ, … . Chỉ với những trường hợp vị ngữ là danh từ biểu thị chức vụ, nghề nghiệp, quan hệ trong gia đình hay đặc trưng của sự việc, “là” có thể thay thế “làm”. Còn các trường hợp khác thì không thể thay “là” bằng “làm” được như trước danh từ riêng, động từ, tính từ thuộc bộ phận vị ngữ của câu đặc chỉ. Nguyễn Kim Thản cho rằng “là” không có bất cứ một điều kiện nào của thực từ, không có ý nghĩa từ vựng và không định nghĩa được. Về mặt ngữ pháp ông cho rằng nó không làm thành phần của câu, không thể làm thành vị ngữ mà chỉ có một chức năng là đặt trước vị ngữ do danh từ biểu thị. Không chỉ vậy, Nguyễn Kim Thản còn cho rằng nếu chỉ lấy khả năng kết hợp với đã, sẽ, …( đã vui, sẽ khổ) làm kiểm nghiệm “là” có phải là động từ không là không đúng. Bằng cách đối chiếu so sánh với “être” (tiếng nối liền chủ ngữ và vị ngữ) trong tiếng Pháp, và “to be” trong tiếng Anh, “thị” trong tiếng Hán, Nguyễn Kim Thản cho rằng “là” không còn đặc điểm của một động từ mà là một hư từ, thuộc loại trợ trừ. Theo các tác giả sách Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (40), bên cạnh các tiểu loại động từ: động từ ngoại động, động từ nội động, động từ cảm nghĩ, động từ phương hướng, động từ biến hóa, động từ ý chí, động từ tiếp thụ, động từ so sánh, từ “là” được xem là động từ có tính chất đặc biệt, “là” là động từ thuyết tính của câu luận, động từ “là” làm chính tố trong phần thuyết của câu luận mà phần thuyết trong câu luận luôn là một ngữ động từ. Trong câu luận, hai trung tâm về nghĩa thường là danh từ, và được nhận ra rất rõ. Theo Cao Xuân Hạo (13), từ “là” là một trong những từ thuộc nhóm công cụ cú pháp (thì, là, mà), có chức năng đánh dấu biên giới Đề - Thuyết. Từ “là” vừa đánh dấu biên giới Đề - Thuyết của câu vừa đánh dấu biên giới Đề - Thuyết của tiểu cấu trúc Đề - Thuyết. Ngoài chức năng trên, từ “là” “còn được dùng như một vị từ thuyết hóa phần đi sau” và có thể kết hợp được với một số từ có ý nghĩa tình thái như: vẫn, cũng, lại, đang, đã, đã từng, … Ví dụ: (63) Nam đã từng là người đoạt giải nhất môn bóng bàn. (64) Mẹ vẫn là người yêu con nhất. Diệp Quang Ban (3) gọi “là” là vị tố, vị tố “là” chủ yếu diễn đạt quan hệ thâm nhập cùng hai tiểu loại đồng nhất và định tính. Tiếng “là” là một vị tố có phẩm chất của một trợ động từ, nó có thể đi cùng các phó từ đang, vừa, đã, đã từng, …trong khi nhiều hư từ như vì, của … không làm được như vậy. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cũng giải thích từ “là” là một động từ đặc biệt, biểu thị mối quan hệ giữa phần nêu sự vật, sự việc với phần nêu chính bản thân nó nhưng được nhìn ở một khía cạnh khác. Động từ “là” nêu lên đặc trưng của sự việc, sự vật hoặc nội dung nhận thức hoặc giải thích về nó. Ví dụ: (65). Cô nữ sinh Trần Thị Khánh là một thiếu nữ đẹp. (Thụy Khuê, Huyền Thoại TTKH và Hai sắc hoa ti gôn) (66). Nhân dân là bể. Văn nghệ là thuyền. Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên Gió căng buồm lộng Buồm là lao động Gió là Đảng ta . (Tố Hữu, Đề từ tập thơ việt Bắc) (67). Thủ đô nước Việt Nam là Hà Nội. Luận văn chọn quan điểm cho từ “là” là một vị từ quan hệ, là một vị từ đặc biệt trong cấu trúc câu quan hệ tiếng Việt. Trong câu quan hệ, “là” là vị từ quan hệ, tuy không có ý nghĩa từ vựng nhưng có khả năng đóng vai trò vị từ trung tâm, thiết lập mối quan hệ được giữa Bị đồng nhất thể và Đồng nhất thể, Đương thể và Thuộc tính thể. Chẳng hạn ở ví dụ trên, “là” đánh dấu biên giới Đề-Thuyết của của các câu ở ba ví dụ (65), (66), (67). (65) là câu quan hệ định tính, “Cô nữ sinh TTKH” là cụm danh từ có vai trò là thực thể được quy gán gọi là đương thể (x). “một cô gái đẹp”, là cụm danh từ không xác định đóng vai trò là đặc điểm nổi bật được quy gán cho cụm danh từ “Cô nữ sinh TTKH”, là thuộc tính thể (a). Ngoài “Cô nữ sinh TTKH”, thuộc tính thể “một cô gái đẹp” có thể gán cho các tham thể khác trong vai trò Đương thể, chẳng hạn “Thúy Kiều là một cô gái đẹp”, “Thúy Vân là một cô gái đẹp”. Như trong phần lý thuyết đã chứng minh, thuộc tính thể không có khả năng nhận dạng, xác minh, không là duy nhất với đương thể (x) “Cô nữ sinh TTKH”. Vị từ “là” ở đây đóng vai trò giải thích, giới thiệu một đặc điểm có giá trị tương đương, có liên quan giữa hai tham thể xoay quanh nó là đương thể “Cô TTKH” (x) thông qua một thuộc tính được quy gán “cô gái xinh đẹp”(a). (66) gồm những câu quan hệ đồng nhất. Với tư cách là một nhà thơ, nhà văn nghệ sĩ của Đảng, Tố Hữu đã viết những vần thơ đầy hình tượng, cảm xúc nói lên quan điểm văn nghệ của Đảng. “Nhân dân”, “văn nghệ”, “buồm”, “gió” là tham thể Bị đồng nhất thể được đưa ra để xác định, nhận diện . Còn những hình ảnh “bể”, “thuyền”, “lao động”, “Đảng” là những tham thể Đồng nhất thể có giá trị là duy nhất dùng để khái quát hóa, hình tượng hóa cho Bị đồng nhất thể trên , từ đó có thể xác định được, nhận diện tầm quan trọng của mối quan hệ qua lại giữa Đảng, nhân dân, lao động, văn nghệ thông qua hình ảnh bể, thuyền, gió, buồm. Vị từ “là” ở đây có tác dụng tạo ra mối liên hệ khái quát hóa, hình tượng hóa giữa các tham thể Bị đồng nhất thể “nhân dân”, “văn nghệ”, “buồm”, “gió” và Đồng nhất thể “bể”, “thuyền”, “lao động”, “Đảng ta” trong ví dụ (66). Tương tự ta có câu (67) cũng là một câu quan hệ đồng nhất. Đồng nhất thể đây là danh từ “Hà Nội”, là danh từ riêng xác định, có giá trị là duy nhất giải thích cho Bị đồng nhất thể “Thủ đô nước Việt Nam”. 2.1.2. Chức năng ngữ nghĩa của câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt Là vị từ trung tâm, từ “là” đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa cho câu quan hệ trong tiếng Việt. Về chức năng cú pháp, từ « là » có chức năng phân giới Đề - Thuyết trong câu, tức là chức năng đánh dấu ranh giới hai bộ phận chủ yếu của câu phân giới Đề - thuyết trong câu . Ví dụ: C Đ T (68) Tôi là Trần Thị Hà C Đ T (69) Chưa nói đã cười là người vô duyên. Về ngữ nghĩa, ví dụ (68), (69) là hai câu quan hệ đồng nhất, Đồng nhất thể « Trần Thị Hà », « người vô duyên » chỉ đối tượng « tôi », một hành động cụ thể « chưa nói đã cười ». ► Vị từ «là» cùng với các tham thể có thể đảm nhiệm một số chức năng ngữ nghĩa sau đây : ٭Chức năng giới thiệu lai lịch, tên, nghề nghiệp, ... của đối tượng giao tiếp. Ví dụ: (70) Tôi tên là Trần Thị Hà. Tôi tên Trần Thị Hà. (71) Chị ấy là người Hà Nội Chị ấy người Hà Nội. (72) Hồ Ngọc Hân là nhà vô định Olympia 9 Hồ Ngọc Hân nhà vô địch olympia 9. đ t (73) Cương Gián là một làng Việt Cổ. (74) Bác Hồ là người Nghệ An, làng Kim Liên. Bác Hồ người Nghệ An, làng Kim Liên. (75) Thanh Giám là một thắng cảnh Hà Nội. (76) « Áo em mặc còn xanh » là tập thơ mang tính trò chơi rất rõ. (p.4,47) (77) Hồ Ngọc Hân là một học sinh giỏi toàn diện. Các ví dụ 70, 72, 76 là những câu quan hệ đồng nhất. Các Đồng nhất thể danh từ riêng “Trần Thị Hà”, ngữ danh từ xác định “nhà vô địch Olympia 9”, hay Đồng nhất thể có cấu trúc cú pháp là một sự tình có cấu trúc Đề thuyết đầy đủ “tập thơ mang tính trò chơi rất rõ” giải thích cho mối quan hệ, tính chất, đặc điểm riêng … để xác định, nhận diện cho các Bị đồng nhất thể “tôi”, “Hồ Ngọc Hân”, “Áo em mặc còn xanh”. Các ví dụ 73, 75, 77 là những câu quan hệ định tính. Các Đương thể là “Cương Gián”, “Thanh Giám”, “Hồ Ngọc Hân” được quy gán bởi các thuộc tính thể là những danh từ hay cụm danh từ không xác định “một làng Việt cổ”, “một thắng cảnh Hà Nội”, “một học sinh giỏi toàn diện”. Các ví dụ 71, 74 là thuộc loại những câu quan hệ khó xác định là câu quan hệ định tính hay đồng nhất. Những câu quan hệ này cần phải có sự hỗ trợ của từ sở chỉ, hay có sự xuất hiện của tính từ ở bậc so sánh ở vị trí tham thể đứng sau vị từ “là” để trở thành câu quan hệ đồng nhất. Chẳng hạn, “Trong nhóm tôi, chị ấy là người Hà Nội”, “Bác Hồ là người Nghệ An, làng Kim Liên vĩ đại nhất.”… . Khi không có sự hỗ trợ của từ sở chỉ, hay sự xuất hiện của tính từ ở bậc so sánh nhất ở vị trí sau vị từ “là” chúng ta có thể xác định đây là những câu quan hệ định tính mặc dù cụm danh từ “người Hà Nội”, “người Nghệ An, làng Kim Liên” là những cụm danh từ xác định. Những trường hợp đặc biệt như vậy thường xuất hiện khi tham thể thứ nhất (x) bị bao hàm trong tham thể thứ hai (a) ( x < a ) Như vậy, thông thường, các tham thể tham gia vào câu quan hệ định tính (tức câu quan hệ sâu định tính ) và câu quan hệ đồng nhất (tức câu quan hệ sâu đồng nhất) có chức năng giới thiệu lai lịch, tên tuổi, nghề nghiệp của đối tượng khi giao tiếp thường là đại từ, danh từ riêng, ngữ danh từ ... Một số câu quan hệ có vị từ “là” này có thể lược bỏ vị từ “là” mà nội dung câu không thay đổi (ví dụ 70, 71, 74). Lúc này, trong văn nói có thể dùng ngữ điệu để hỗ trợ biểu thị quan hệ đề thuyết của câu. ٭Chức năng định nghĩa, giải thích, giới thiệu khái quát đối tượng, sự vật. Ví dụ : (78) Thơ là đau thương. (p.4,31) (79) Hình tròn là tập hợp tất cả các điểm nằm trong và nằm trên đường tròn. Đường tròn không có diện tích như hình tròn mà chỉ có chu vi. (Đường tròn, Bách khoa toàn thư mở). (80) Từ và câu là hai loại đơn vị khác nhau. Ví dụ (78) là câu quan hệ định tính. Đương thể «Thơ » mang đặc điểm được biểu thị ở thuộc tính thể «đau thương» . Ngoài «thơ » , thuộc tính thể «đau thương» có thể được quy gán cho các tham thể khác trong vị trí Đương thể. Do vậy, để định nghĩa một đối tượng, sự vật nếu chỉ sử dụng câu quan hệ sâu định tính chưa đủ, chưa chính xác. Dạng câu này thích hợp với lời giới thiệu khái quát một đặc điểm, một tư cách, một tính chất của sự vật, sự việc. Ví dụ (79), (80) là những câu quan hệ Ðồng nhất bởi đồng nhất thể « tập hợp tất cả các điểm nằm trong và nằm trên đường tròn », « hai loại đơn vị khác nhau» có tác dụng giúp người nghe nhận diện được chính xác đối tượng đang được đề cập đến ở đây là những Bị đồng nhất thể «hình tròn», «từ và câu» . Hoàn toàn có thể đảo vị trí của Đồng nhất thể và Bị đồng nhất thể mà nội dung diễn đạt không bị thay đổi nhiều. Chính vì ưu điểm có tính xác định của Đồng nhất thể nên ngoài chức năng giới thiệu khái quát sự vật, hiện tượng loại câu này còn được dùng khi định nghĩa, hay cần diễn dạt sự chính xác cao của nội dung cần diễn đạt. Qua ngữ liệu khảo sát của chúng tôi, câu quan hệ sâu có từ là với chức năng này xuất hiện nhiều trong những văn bản chính luận và văn bản khoa học. Có 51 câu quan hệ sâu có từ là / 386 câu văn chính luận. Trong đó có 19 câu quan hệ sâu định tính chiếm tỷ lệ 4,9 %. Có 32 câu quan hệ sâu đồng nhất, chiếm tỷ lệ 8,3%. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các tỷ lệ xuất hiện trong bốn loại phong cách văn bản mà luận văn khảo sát. Tương tự 80 câu quan hệ sâu có từ «là»/ 1197 câu của văn bản khoa học. Trong đó tần số xuất hiện của câu quan hệ sâu đồng nhất là 5,9 %. Tần số xuất hiện của câu quan hệ sâu định tính là 3,3 %. Tần số xuất hiện của các câu quan hệ sâu định tính và đồng nhất ở phong cách văn bản khoa học xếp ở vị trí thứ hai trong bốn loại phong cách văn bản chúng tôi khảo sát. ٭Chức năng khái quát hóa, hình tượng hóa sự vật, hiện tượng. Ví dụ : (81) Thơ là một trò chơi. Kinh doanh là câu chuyện lợi nhuận. (Doanh nhân,21.TD) (82) Văn học là nhân học. (83) Con trâu là đầu cơ nghiệp (84) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè ... (Đỗ Trung Quân) Khi nhận xét, đánh giá, hình tượng hóa một đối tượng trong một tác phẩm, trong một phát ngôn, người đưa ra nhận xét phải có cái nhìn tổng quát, mang tính chung, có thể áp dụng đối với những trường hợp chung nhất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn cưỡi ngựa là một môn thể thao tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với người bị bệnh tim thì không nên chơi môn thể thao này. Hay giúp đỡ người khác là một hành động tốt nhưng không phải trong phòng thi. Thuộc tính thể là danh từ không xác định như «một trò chơi» (81), «nhân học» không đủ yếu tố miêu tả, xác định cụ thể để khẳng định chúng là duy nhất của sự vật trong vai trò Đương thể «thơ», «văn học». Tuy nhiên, vị từ «là» vẫn phát huy tác dụng tạo ra mối liên hệ có sự liên quan giữa Đương thể và thuộc tính thể giúp người đọc hình dung khái quát hóa, hình tượng hóa Đương thể « thơ » như một hình ảnh trừu tượng nhưng dễ hiểu « một trò chơi », hình dung một trong những đặc tính của « văn học » là tính nhân văn . Các Đồng nhất thể «câu chuyện lợi nhuận» (81) ; «đầu cơ nghiệp» (83) ; «chùm khế ngọt», «con diều biếc», «đường đi học», «con đò nhỏ», «cầu tre nhỏ», «đêm trăng tỏ» (84) là những cụm danh từ có tính chất lý giải, hay so sánh để làm nổi rõ sự tương đồng nhận xét khái quát hóa cho Bị đồng nhất thể «kinh doanh», « con trâu ». Vị từ « là » cũng mang nghĩa khái quát hóa, hình tượng hóa các Bị đồng nhất thể thành những hình ảnh khái quát, dễ hiểu, gần gũi đối tượng giao tiếp hơn với những Đồng nhất thể «câu chuyện lợi nhuận», «đầu cơ nghiệp», «chùm khế ngọt», «đường đi học», «con diều biếc», «con đò nhỏ», «cầu tre nhỏ», «đêm trăng tỏ» Chức năng hình tượng hóa sự vật, hiện tượng thường thấy xuất hiện nhiều trong những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương. ٭ Chức năng chỉ kết quả của một quá trình suy luận. Ví dụ: (85) Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức thu nhập của người dân thì mức học phí mới của bảy nhóm ngành Đại học là quá cao. (86) Ngoài thì là lý, song trong là tình. (TK) (87) Thế mới biết Tây người ta nói “phú quý sinh chữ nghĩa” là phải. (88) Đề ra yêu cầu bắt trẻ chạy 150m liên tục trong 5 giây là quá cao. (Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bv Nhi Trung ương, 23.TD). Vị từ « là » có nghĩa dẫn đến kết quả của một hay nhiều nhận định, thông qua ngữ cảnh, những nội dung trong câu, vị từ « là » có những chức năng ngữ nghĩa khác nhau bởi chúng ta biết là không thể có một câu, một ngôn ngữ nào hoàn toàn tách khỏi ngữ cảnh, tách khỏi người sử dụng (nghĩa là không chứa bất kỳ một nhân tố dụng học nào). Chức năng ngữ nghĩa này thường được sử dụng trong những nhận định mang tính kết luận , hay nhận xét một vấn đề. ٭Chức năng thể hiện sự so sánh. Ví dụ: (89) Lấy chồng tài xế là tiên, lấy chồng cày cuốc là duyên nợ nần. (90) Vợ là ông, chồng là tớ. (Tục ngữ) (91) Quốc gia là một con thuyền, doanh nhân là những tay chèo. (Doanh nhân, 25.TD) Vị từ « là » (89) có nghĩa so sánh, thông qua so sánh thể hiện sự sung sướng của việc « lấy chồng tài xế », và cái khổ phải cam chịu của « lấy chồng cày cuốc ». Câu quan hệ sâu đồng nhất này cũng hàm ý khuyên bảo về sự lựa chọn giữa lấy chồng tài xế và lấy chồng làm nghề nông. Tương tự, ví dụ (90) là hình ảnh so sánh Vợ- ông  một vị trí cao hơn chồng, Chồng - tớ  một vị trí thấp. Thông qua việc so sánh hai hình ảnh trái ngược này hàm ý chê trách sự ứng xử không hợp lý của người vợ với chồng. Ví dụ (91) là câu quan hệ sâu định tính, từ « là » có nghĩa so sánh giữa hình ảnh quốc gia – con thuyền, doanh nhân - những tay chèo. Con thuyền và những tay chèo có mối liên quan qua lại mật thiết đến nhau. Thông qua đó muốn mói đến sự quan trọng của đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để dân giàu – nước mạnh. ٭Chức năng liệt kê để giải thích, chứng minh, phân tích sự vật hay thể hiện trật tự xuất hiện hoặc mức độ quan trọng của đối tượng trình bày. Ví dụ: (92) Một là cứ phép gia hình Hai là lại cứ lầu xanh phó về. [Nguyễn Du, Truyện Kiều] (93) Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh Thứ hai là công nghệ viễn thám, thực chất là công nghệ thu và sử dụng các hình ảnh vệ tinh. (GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh, Việt báo.vn) (94) Đầu tiên là công việc đối với con người. [Di chúc Hồ Chủ Tịch, 29.TD] (95) Phía xa là Tử Cấm Thành, gần hơn là quảng trường Thiên An. (96) Công Minh và Quang Hà: Trước là bạn, sau là ... địch thủ. Từ “là” ở (92)có nghĩa có thể chọn lựa, thông qua liệt kê hai hình phạt để thể hiện sự bắt buộc phải chọn lựa. (93), (94) ”là” có nghĩa nhấn mạnh mức độ quan trọng của sự việc, chẳng hạn thông qua cách nêu trình tự vấn đề nói lên tầm quan trọng của công nghệ vệ tinh phải được ưu tiên đầu tiên, tiếp đó là công nghệ viễn thám . Đây là hai công nghệ của ngành thiên văn học. Ví dụ (92), (93), (94), (95), (96) đều là các câu quan hệ đồng nhất. Các Bị đồng nhất thể là những lượng từ (số từ: một, hai, ưu tiên số một, thứ hai, hay từ chỉ trình tự xuất hiện như đầu tiên, vị trí sự vật như phía xa, gần hơn, trước, sau) . Các Đồng nhất thể là những danh từ như “bạn”, “địch thủ”, “Tử Cấm Thành”, “”Quảng trường Thiên môn” hay cụm danh từ như “cứ phép gia hình”,”cứ lầu xanh đưa về”,”công nghệ vệ tinh”, công nghệ viễn thám”, “công việc đối với con người”. Vị từ “là” khi kết hợp với các số từ, hay các giới từ (trên, dưới, trước, sau, trên đây, sau đây .... ) hoặc các từ chỉ vị trí phía xa, gần hơn ... hình thành nên chức năng thể hiện trật tự xuất hiện hay mức độ quan trọng của sự vật, sự việc trình bày. ٭Chức năng nêu lên kết quả, kết luận của sự vật, sự việc Ví dụ: (97) Thế là ... mợ nó đi Tây. [Nguyễn Công Hoan, Thế là mợ nó đi Tây] (98) Thế là xong chuyện. (99) Thế là sướng nhất. (100) Đó là một chất cực độc. (101) Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Ví dụ (97) có Đồng nhất thể là “mợ nó đi Tây” có cấu trúc cú pháp là một sự tình có cấu trúc Đề thuyết đầy đủ. Bị đồng nhất thể là đại từ chỉ định “thế”. Vị từ “là” nêu lên kết luận mợ nó đã đi Tây rồi, sự việc đã xảy ra rồi. Ví dụ (98) là sự kết thúc, hoàn thành một sự việc, thông qua việc nêu lên sự kết thúc bày tỏ thái độ của người nói đối với vấn đề. Ví dụ (99) “là” cũng có nghĩa nêu kết luận đối với sự việc, đây là câu quan hệ sâu đồng nhất, có Đồng nhất thể là tính từ ở bậc so sánh nhất (xác định), hàm ý nên lựa chọn sự việc này là tốt nhất. Tương tự, (100), (101) “là” cũng có nghĩa kết luận đối với đối tượng được đề cập đến. Như vậy, chức năng nêu lên kết quả của sự vật, sự việc được nói đến thông thường là khi kết hợp cùng đại từ chỉ định “thế”, “đó” tạo nên tổ hợp từ “thế là” “đó là” … ٭ Chức năng thể hiện sự phán đoán, sự phỏng đoán về sự việc, sự vật. Ví dụ: (102) Nghe dễ là gần sáng. (103) Hạnh phúc có lẽ là niềm tin, là yêu thương. (104) Với những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp thì việc làm đúng chuyên môn có lẽ là đáng giá nhất. (PGS.Trần Nam Bình, “Sinh viên Việt Nam không thể là những người nghèo mới”, Việt báo.vn) (105) Tôi có lẽ là huấn luyện viên không thật sự giỏi và các cầu thủ có lẽ cũng vậy. Và có lẽ chúng tôi không phải là đội bóng mạnh như chúng tôi từng nghĩ. (HLV Morinho, “Có lẽ tôi không đủ tài”, Việt báo.vn) Ở ví dụ (102), (103), (104), (105) “ là” thể hiện sự phán đoán trời “gần sáng” thông qua giác quan của nhân vật; “là” thể hiện sự phán đoán về ý nghĩa, giá trị của “hạnh phúc”; “là” là sự khẳng định chưa chắc chắn lắm về cái đáng giá nhất đối với các bạn sinh viên mới ra trường, bởi tùy từng hoàn cảnh cụ thể của thời điểm diễn ra của sự việc; “là” còn có ý phán đoán, hoài nghi về một điều tưởng như đúng của đối tượng, đối tượng đã cho rằng mình “là một huấn luyện viên giỏi”, “cầu thủ cũng vậy”, có “một đội bóng mạnh”. Vị từ “là” có chức năng phán đoán, hay chức năng thể hiện sự không chắc chắn, sự hoài nghi về sự việc, sự vật giao tiếp (“là” thường kết hợp với các từ, cụm từ mang nghĩa phán đoán “có lẽ”, “có lẽ … là”, “có thể”, “có thể … là”). Có thể khảo sát thêm một số ví dụ khác cũng có chức năng này: (106) Em mà thắng được anh ván cờ này họa là Thánh. (107) Anh chuẩn bị nhanh lên may là kịp. Chức năng này của từ “là” thường xuất hiện khi từ “là” đi sau các từ “may”, “họa” … ٭Chức năng giải thích hay chứng minh nhằm làm sáng rõ đối tượng đề cập trong câu (“là” thường nằm trong tổ hợp từ: tức là, nghĩa là, hoặc là …) Ví dụ: (108) Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn, tức là tà.. (109) Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH002.pdf
Tài liệu liên quan