Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, bên cạnh đại từcòn có một lượng từ được đại từhóa và

cũng thực hiện chức năng thay thế. Trên thực tế, trong quá trình giao tiếp hoặc

trong văn bản dù muốn hay không đều chịu sựchi phối của các quan hệthân tộc

hay quan hệxưng hô xung quanh mình. Thường trong giao tiếp khi muốn quá

trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻthì người nói, người viết phải quy chiếu đến

một yếu tốcần giải thích từ đấy nảy sinh nhiều quan hệ. Đó là quan hệvềtuổi

tác, địa vịhay nói cách khác là có sựquy chiếu đến tuổi, địa vị, thứbậc của

người tiếp nhận trong giao tiếp đểcó cách hô ứng cho phù hợp. Trong một số

trường hợp, nó sẽcó sựbiến cách theo dụng ý của tác giảhoặc theo hoàn cảnh

giao tiếp.

pdf135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnh cụ thể, thậm chí phải sử dụng ngoại chiếu mới xác định sở chỉ. Tiếc rằng, do khuôn khổ của luận văn không cho phép chúng tôi mô tả chúng. b. Đại từ chỉ xuất chỉ không gian Chiếm số lượng không nhiều khi đảm nhiệm vai trò thay thế trong phép thay thế từ vựng, nhưng những đại từ chỉ xuất chỉ không gian, là một yếu tố không thể thiếu. Chính vì vậy, ở đâu đó trong văn bản hay trong đoạn văn khi xuất hiện yếu tố không gian, thì ngay lập tức đại từ này cũng sẽ xuất hiện. Chi tiết hơn là: Vd 44: Có lẽ suốt đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được khúc sông này, dòng Thị Tính, một nhánh đẹp của sông Sài Gòn, chảy qua mảnh đất lửa Bến Cát, Bình Dương, cùng với con lộ 13 nằm duỗi dài trên đất rừng miền Đông Nam Bộ. Ở nơi đó, có một người con gái đã nằm xuống cho thắng lợi hôm nay. (Chu Lai- Kỷ niệm vùng ven) “Ở nơi đó” chỉ thay thế cho một yếu tố trong cả câu trên đó là “dòng Thị Tính”. Được rút gọn qua phép thế và cụ thể hơn là qua đại từ chỉ xuất “đó” cùng với sự kết hợp của hai từ “ở” và “nơi” mà ngữ “dòng Thị Tính” tuy không xuất hiện lại nhưng nó vẫn hiển hiện trong đầu của người đọc, người nghe. Vd 45: Khu rừng chúng tôi ở kêu bằng Hố đá. Giáp vòng là hố cạn, màu đá sỏi đỏ tươi, có đoạn trũng sâu xuống chứa nước thành suối. Mùa mưa ăn nước ở đó, mùa khô xách can ra ruộng chắt từng ly nước mang về. Hố chạy liên hoàn thành một đường rào tự nhiên, dích dắc, hóc hiểm, bao quanh, che chở cho khu rừng chồi xen lẫn từng cụm rừng già ngăn cách bởi những trảng trống, cỏ xanh mơn mởn, tất cả ước chừng hơn một mẫu. (Chu Lai- Anh hai Đởm) Nếu ở ví dụ trên, từ “nơi” xuất hiện giữa hai từ “ở” và “đó” để nhấn mạnh hơn về địa điểm nơi có một người con gái đã nằm xuống cho thắng lợi hôm nay thì ở ví dụ này, chỉ với cụm từ “ở đó” nó cũng có thể thay thế cho một địa điểm, đó là “hố cạn”. Vd 46: Nếu có gì đó tôi say mê nhất ở Chicago thì đó là những quán nhạc. Chicago có vô vàn các quán bar chơi nhạc sống. Thành phố này là thành phố của nhạc. Dọc những con phố phía trên mạn Bắc, cách downtown một chút, không xa hồ Michigan lộng gió là những quán nhạc nằm chen nhau. Ở đó, người ta phục vụ đồ ăn, đồ uống, có nhạc sống, có các DJ; nhiều nơi có sàn nhảy, hoặc sàn biểu diễn của các cô gái. (Phan Việt-Chết truyện) “Đó” một đại từ chỉ không gian xác định, nhưng nếu muốn chỉ một nơi nào đó cùng xuất phát điểm với người nói hay nói cách khác là ở điểm gốc, chúng ta thường dùng đại từ “này”. Ở ví dụ trên, tên địa danh Chicago được thay thế nhờ vào sự xác định của từ “thành phố” kết hợp với từ “này” để tạo thành ngữ danh từ “thành phố này”. Vd 47: Em sắp tạm biệt anh!” Cô gái cười cười nói khi hắn sang, ngồi chưa ấm chỗ! “Đi đâu?” Hắn hơi bất ngờ. “Cả nhà em vào Đà Nẵng. Ba em nhận công tác trong đó. Chủ nhật này , em đi”. Hắn muốn nắm lấy tay cô, nhưng má cô gái xuất hiện. Bà tươi cười nói, khi nào cháu vào trong nớ, tới nhà cô nhé! “Dạ”. Bà má quay ra cửa. Em nhìn vào mắt hắn. Hình như em chờ hắn một câu gì đó mà hắn không sao nói được. Hắn và cô im lặng tới cả chục phút. Buồn thế! Hắn về. (Nguyễn Văn Thọ- Lỡ chuyến) Không phải lúc nào, các đại từ chỉ xuất như này, đó, kia… đảm đương vai trò là từ dùng để thay thế. Cũng là sự xuất hiện của các đại từ này nhưng đơn giản nó chỉ để xác định và nhấn mạnh vào một thời điểm nào đó mà thôi. Ví dụ trên là một minh họa. Từ “này ” khác từ “đó” dùng để thay thế cho từ Đà Nẵng, và nó chỉ xuất hiện để người nói đề cập đến một chủ nhật sắp tới đây chứ không phải là một chủ nhật sau này. Còn cụm “trong đó” là thế tố cho từ “Đà Nẵng”. Vd 48: Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đô thị ấy còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đang độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. ( Minh Hương, Nhớ Sài Gòn) Theo cách xác định trong bảng đại từ của Trần Ngọc Thêm thì từ “ấy” cùng với các đại từ như: nọ, đấy, đó khi thay thế thường hướng cho từ được thay thế xác định khoảng cách gần, xa hay điểm gốc, qua đó thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả, nhân vật giao tiếp đối với yếu tố được thay thế. Cụ thể ở đây, ngữ danh từ “cái đô thị ấy” thay thế cho địa danh là “Sài Gòn”- thành phố gần gũi và trẻ trung. Đại từ chỉ xuất chỉ không gian, về mặt cấu trúc chúng không có nhiều sự phức tạp. Đơn thuần chúng chỉ là sự kết hợp của danh từ đứng trước rồi đến các đại từ chỉ xuất như: đó, ấy, kia, đây, này. Và cũng như một số các đại từ trên, hướng thay thế thường là hồi chiếu nhiều hơn khứ chiếu, tức các chính tố thường xuất hiện trước còn các thế tố xuất hiện sau. c. Đại từ chỉ xuất chỉ thời gian Xét trên nhiều bình diện, phạm trù không gian và thời gian có nhiều điểm rất gần gũi nhau và chuyển hóa cho nhau. Nói cụ thể, trong thực tiễn giao tiếp có một số đại từ vừa đảm nhiệm chức năng chỉ xuất không gian, vừa gánh vác chức năng chỉ xuất thời gian. Cũng giống như đại từ chỉ xuất chỉ không gian, đại từ chỉ xuất chỉ thời gian cũng xuất hiện với số lượng không đáng kể về hình thức thay thế hay nói cách khác, cấu trúc của nó cũng gần như giống nhau, ít có những kết hợp phức tạp. Vd 49: Anh sống thanh thản và hồn nhiên, đánh giặc cũng thanh thản hồn nhiên đến trong vắt, đến gây nghi ngờ trong cái nhìn của một số không ít người. Để rồi đến một lần, cái trong vắt ấy bỗng chuyển thành tĩnh lặng. Cô vũ nữ Ápsara vừa từ trại Ăng ca trốn chạy ra, trong một đêm lửa trại giữa rừng sâu để ngày mai bộ đội vào trận, bằng vóc dáng mảnh mai, bằng nước da xanh xao yếu ốm, bằng đôi mắt buồn lạ lùng của mình đã chém thẳng vào tâm hồn anh, hằn một vết thương thẩn thờ, nhức nhối không bao giờ lành được nữa. Cuộc đời binh nghiệp anh đã đi nhiều nơi, từ những cánh rừng bằng lăng Đông Nam Bộ, đến những cánh rừng khộp, rừng le nơi đây, anh đã gặp nhiều người, nhiều cô gái mặn mòi, trẻ đẹp nhưng trong trái tim phóng khoáng của mình, anh chưa lưu giữ một ai, một hình ảnh nào. Cho đến nay…phải chăng cái vẻ đẹp tội tình kia từ địa ngục trở về, cái hình hài duyên dáng và cổ sơ kia mang sắc màu rêu phong của Bayon, Ăngco thăm thẳm nhân tình đã gặp chút hồn nhiên pha chút hoang dại trong anh để chỉ chờ có thế là bùng lên thành lửa, ngọn lửa bất thần ấy đã thiêu cháy trái tim người lính vừa tròn ba mươi tuổi. Từ đó anh đánh giặc vẫn vậy, nhưng sống trầm đi. (Chu Lai- Anh Đởm) Không rõ ý như các đại từ thay thế ở các mục trên, từ thay thế trong đại từ chỉ xuất chỉ thời gian, khi thay thế cho yếu tố xuất hiện phía trước theo hướng hồi chiếu nó phải được lựa chọn và được hiểu trong một mạch văn. Cụ thể, cụm từ “từ đó” sẽ thay cho một cú “Cô vũ nữ Ápsara…không bao giờ lành được nữa” nhưng cũng có thể là gồm cả các ý ở các câu trước và sau câu. Vd 50: Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp đẻ của hắn, và thấy cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia với cách viết thận trọng của Hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bây giờ hắn chỉ có một mình. Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả. Ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. (Nam Cao-Đời thừa) “Lúc ấy” sẽ là thế tố. Nó thay thế cho chính tố “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán”. Vd 51: Chúng cứ lao xao như thế mãi, đến nỗi những cành cây đang đứng như chết ngất vì đau do bọn trẻ con bẻ gai hôm qua, cũng phải gượng trả lời: “ Đừng nói nữa hoa rất thơm, cánh trắng, nhụy có phấn vàng. Đẹp thì không nhưng thơm nên nhiều bạn”. Bọn lá lao xao tợn: “ bạn nào, bạn nào?”. Cây mệt mỏi: “ Ong, ruồi và bướm!”. Sau bữa ấy, tất cả bọn lá đều chờ mùa hoa. (Phan Thị Vàng Anh-Chuyện của lá và hoa ) Ở ví dụ này, yếu tố thay thế “sau bữa ấy” xác định yếu tố được thay thế không quá phức tạp như ở hai ví dụ trên. Yếu tố được giải thích ở đây là “ hôm qua” nhưng khi hiểu thì chúng ta phải hiểu là “hôm nay”, tại thời điểm cành cây, bọn lá đang trò chuyện với nhau. Như vậy, phải quy chiếu trong ngữ cảnh của văn bản để tìm được chính tố khiếm diện. Vd 52: Anh trồng một cây Bò cạp trước khi mua mảnh đất để cất nhà. Anh ghét cái tên xấu xí kia trong khi vào mùa xuân, cây nở từng chùm hoa vàng rủ xuống. Khi đó, những chiếc lá xanh đã nhẹ nhàng rụng tự bao giờ. (Khuê Việt Trường -Qua mùa lá rụng) Đôi lúc trong phép thay thế, còn có sự kết hợp của phép lặp. Như ở ví dụ này, cụm từ “khi đó” trong đó có từ “khi” là được lặp lại, còn từ “đó” dùng để thay thế cho “vào mùa xuân”. Kết hợp lại, chúng ta có “khi đó” thay thế cho “ khi vào mùa xuân”. Vd 53: Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm may. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh lệch về thời gian ấy ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”… Bài toán dân số, theo Thái An, (Báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, 1995). Trong thế đại từ chỉ xuất về thời gian, bên cạnh các đại từ chỉ xuất thì sự xuất hiện của các danh từ đứng trước cũng góp phần chỉ rõ hơn cho yếu tố sẽ thay thế, rõ hơn là thế dùng đại từ chỉ xuất chỉ thời gian. Cụ thể ở ví dụ này, cụm từ “thời gian ấy” sẽ thay thế cho “chuyện của dăm bảy năm về trước”. Vd 54: Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa, có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo. Gian nhà càng như im đi, mờ mờ hơi đất. Giờ này là mụ cũng sắp đi làm đồng về đây. Ông lại sắp phải nằm trong nhà mà nghe mụ chửi con mắng cái, kêu vại nước chóng cạn, cái bếp bừa bộn nheo nhéo lên đây. (Kim Lân- Làng) Trong thế đại từ chỉ xuất chỉ thời gian, không phải lúc nào xuất hiện danh từ chỉ thời gian cộng với các đại từ là chúng ta lưu ý đến nó sẽ là từ dùng để thay thế. Đôi lúc, sự xuất hiện của nó chỉ để nhấn mạnh và xác định cái thời điểm mà nhân vật người kể chuyện muốn nói đến. Cụ thể, cụm từ “giờ này” được coi là cái mốc so với tiếng gà gáy trưa ở câu trước, nghĩa là vào thời gian là buổi trưa là mụ đi làm đồng về. Lúc này, “này” được xem là chỉ định từ không phải là từ để thay thế. d. Đại từ chỉ xuất chỉ sự vật, sự việc Có thể nói, không khác nhiều với đại từ chỉ xuất chỉ người, đại từ chỉ xuất chỉ sự vật, sự việc quy chiếu đến tính chất của đối tượng trỏ và tùy vào từng sự vật, sự việc mà có các từ ngữ kết hợp với các đại từ sao cho tương ứng với các sự vật, sự việc mà nó thay thế. Vd 55: Đanxi mà vô lễ với tướng Kitsnơ như thế là điềm không hay. Rồi cô vùng vằng lật ảnh Benvênutô Xelini úp xuống. Song việc ấy không phải là việc không tha thứ được vì cô vẫn tưởng đó là Henri VII và cô không tán thành ông này. (O.Henry -Một câu chuyện dở dang) “Việc ấy” là cụm danh từ, mang tính chất là yếu tố được giải thích, là thế tố. Nó quy chiếu hồi chiếu và thay thế cho chính tố là một mệnh đề, đó là việc “ Đanxi vô lễ với tướng Kitsnơ”. Cấu trúc thay thế rất đơn giản, danh từ trừu tượng “việc” với đại từ chỉ xuất “này”, sẽ rút gọn cho đoạn văn bằng cách thay thế cho một mệnh đề xuất hiện ở câu trước. Vd 56: Ngày bán cái võng là hắn đắn đo mãi. Cái võng cũ, có dăm vết thủng lỗ chỗ. Đó là vệt bom bi xuyên qua, trong trận đánh Boloven năm nào. Trận ấy, người bạn thân nhất của hắn, cùng tiểu đội, đã chết... (Nguyễn Văn Thọ -Lỡ chuyến) Không phải “việc ấy”, ở ví dụ này cụm danh từ “trận ấy” cũng có cấu tạo tương tự. Cụm từ này, với từ thay thế chính là đại từ chỉ xuất “ấy” được dùng để thay thế cho “trận đánh Boloven năm nào”. Nhưng nếu đứng một mình, nó không thể tồn tại. Chính vì vậy, mới có sự kết hợp với một từ lặp lại tức có sự xuất hiện của phép lặp để thay thế cho ngữ được thay thế ở câu trước, từ đó chúng ta có cụm từ thay thế là “trận ấy”. Vd 57: Người cha của tôi cũng như bao người cha khác, người yêu thương tôi. Tình cảm người dành cho tôi thật bao la. Ngược lại, tôi cũng rất yêu cha của mình và tự hào về cha dù cha tôi là một người da đen và cho dù bao lời khinh bỉ, bao lời chê bai của bạn bè. Tôi không hề để ý đến những điều đó, hay là tôi không muốn để ý đến những điều vớ vẩn ấy. Ngày nào cũng vậy, tới lớp học là tôi nhận được những câu nói châm chọc của các bạn trong lớp. Những lần như vậy, tôi thường nhẫn nhịn, tự kiềm chế mình. (Bùi Quốc Hải, Người cha “da đen”) Trong một đoạn văn hay văn bản, yếu tố kết hợp với đại từ chỉ xuất có thể lặp lại như nhau trong nhiều văn bản, ví như việc ấy, trận ấy…nhưng cũng còn tùy thuộc vào yếu tố được thay thế mà các từ kết hợp với các đại từ chỉ xuất ở đây là gì. Ở ví dụ này, mệnh đề “bao lời khinh bỉ, bao lời chê bai của bạn bè” được thay thế bằng ngữ danh từ “điều đó”, “những điều vớ vẩn ấy”. Vd 58: Hầm xay lúa làm việc lộn xộn lắm! Tôi cử anh đến làm cập-rằng. Anh là người có chính trị, mới có thể cai quản được hầm này. (Viết năm 1957, Người cập-rằng hầm xay lúa) Không còn là các danh từ trừu tượng như: việc, điều, trận…kết hợp với các đại từ chỉ xuất ấy, này…Ở ví dụ này, và những ví dụ sau sẽ là những hình thức kết hợp, thay thế khác. Đó là sự kết hợp giữa phép lặp với phép thế như ở ví dụ trên. Lặp lại từ “hầm” ở câu trước rồi kết hợp với đại từ chỉ xuất “này” để tạo nên ngữ danh từ “hầm này” thay thế cho ngữ “Hầm xay lúa”. Vd 59: Tôi sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ tôi đã sống bên nhau ba mươi năm, theo trí nhớ của tôi thì hình như chưa bao giờ nghe thấy họ cãi cọ hoặc giận dỗi nhau. Vậy mà không hiểu sao cảm giác giả giả cứ ám ảnh, y như một người đàn bà đẹp hoàn hảo quá thì có vẻ như họ là sản phẩm của mỹ viện. Ấn tượng nặng nề ấy khiến tôi kinh hãi mỗi khi nghĩ đến chuyện lập gia đình, mặc dù tôi đã từng yêu say đắm một cô gái duyên dáng diệu dàng. Nhưng rồi nàng chẳng đủ kiên nhẫn chờ đợi sự quyết đoán của tôi. (Hoàng Ngọc Hà- Hạnh phúc-Hà Nội 56 truyện ngắn hay) Khác với trường hợp trước, ngữ thay thế cho yếu tố được giải thích xuất hiện ở đoạn văn trên không còn là sự kết hợp bởi danh từ chỉ sự việc với đại từ chỉ xuất nữa mà ở đây là sự kết hợp giữa các từ ngữ có tính chất mở rộng và khái quát so với yếu tố là thế tố ở trên. Cụ thể là ngữ “ ấn tượng nặng nề ấy” thay thế cho chính tố là “cảm giác giả giả”. Vd 60: Ông rùng mình. Cặp mắt kiên nghị đau đáu nh́n lên sân khấu nhưng rõ ràng ông không nhìn thấy gì cả. Có giây phút người ta thấy ông hơi co rút người lại như tránh đi một ngọn gió thật ướt, thật lạnh…Mẹ thương con mẹ ẵm mẹ bồng…Ôi những đứa con của hai đất nước…Tiếng mẹ bên này nghĩ mẹ bên kia…Và cuối cùng khi không còn gì để xem nữa, khi những câu thơ kia cũng đã ngọt ngào chấm dứt, người ta vẫn thấy ông ngồi im, bất động. Mãi cho tới lúc một thanh niên ngoài ba mươi tuổi, tóc tai râu ria ngang tàng, bụi bặm trong chả khác gì một gã găng-xtơ đi tìm vàng ở Nam Mỹ xuất hiện. (Chu Lại- Người không đi qua hoàng cung) “Những câu thơ kia” là yếu tố thay thế cho các câu in nghiêng xuất hiện ở câu trước đó. Cụ thể là: Mẹ thương con mẹ ẵm mẹ bồng…Ôi những đứa con của hai đất nước…Tiếng mẹ bên này nghĩ mẹ bên kia  những câu thơ kia Rõ ràng, tương tự các cấu trúc ở các đại từ chỉ xuất chỉ người ở trên. Cũng là các danh từ chỉ loại như ở đại từ chỉ xuất chỉ người là các từ: kẻ, người, đứa, con, viên…thì ở đại từ chỉ xuất chỉ sự vật, sự việc lại là các từ: việc, điều, trận…và các kết hợp khác để đảm đương nhiệm vụ thay thế của chúng. Như vậy, tùy vào từng yếu tố nó thay thế mà chúng ta có các cấu trúc tương ứng phù hợp với sự thay thế đã được lựa chọn. e. Đại từ chỉ xuất chỉ cách thức Vd 61: “ Thằng khùng” rất thích xem đá banh. Buổi chiều, bọn trẻ con thường tập trung trước sân chơi đá banh. Thằng khùng đứng sau cổng nhìn vào. Có lúc hứng chí nó hò hét như một cổ động viên thực sự. Thỉnh thoảng do thiếu cầu thủ, bọn trẻ mới cho nó vào chơi chung. Những lúc như vậy, nó thích lắm, chơi hết mình khiến bọn trẻ phải tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng khoảng cách giữa chúng và thằng khùng không hề thay đổi. Chúng dè chừng nó và hét lên mỗi khi thấy nó. Và hình như nó cũng không lấy điều đó làm buồn. (Thái Châu, Đồng Cảm ) Đại từ chỉ xuất chỉ cách thức không thay thế cho một từ hay một ngữ mà nó thường thay thế cho một mệnh đề. Ở ví dụ này, những từ kết hợp với đại từ chỉ cách thức như “những lúc như”, đặc biệt là “như” rất hay kết hợp với đại từ cách thức, cụ thể ở đây là “vậy” để làm thành yếu tố thay thế và nó thay thế cho mệnh đề “Thỉnh thoảng do thiếu cầu thủ, bọn trẻ mới cho nó vào chơi chung”. Yếu tố thay thế cho chính tố lúc này làm thành phần khởi ngữ. Vd 62: Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế1 bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào có tiền cho vợ đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang Lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi …khi khỉ. Tôi cũng muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật, lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm nhưng giá thử viết mà không được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi. Cái tôi của tôi sự thật thì nó bỉ ổi như thế2 đấy. (Nam Cao- Những chuyện không muốn viết) Trong ví dụ này, có hai đại từ chỉ cách thức thay thế ở hai vị trí khác nhau. “Như thế1” nó thay thế cho mệnh đề đầu tiên “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói”. Lúc này, vị trí mà nó làm thế tố là chủ ngữ. Còn “như thế2” thay thế cho mệnh đề xuất hiện ở câu trước là “tôi ham viết lắm nhưng giá thử viết mà không được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi”. Để hạn định cho chính tố mà nó sẽ thay thế, sau cụm từ “như thế”, nó còn kết hợp với đại từ “đấy”. Ý của mệnh đề được thay thế sẽ được làm rõ hơn. Vị trí mà thế tố này thay thế nằm ở vị ngữ, nó làm thành phần bổ ngữ. Vd 63: Đỗ Thọ, trợ lý của giám đốc K, bốn mươi tuổi, chuyên viên hai, có gia đình ổn định, yên ấm, một tối thứ năm bỗng không muốn trở về nhà. Sau giờ làm việc, anh đi làm một bụng bia, mặc dù không quen uống. Anh để xe lại cơ quan, lang thang ngoài phố, không tâm trạng, không buồn phiền, nhâm nhẩm trong đầu câu hát nhảm của trẻ con hồi chiến tranh. Dở chứng thế họa có là điên. (Trần Chiến- Nỗi sợ- Hà Nội 36 truyện ngắn hay) “Dở chứng thế” thay thế cho mệnh đề “lang thang ngoài phố, không tâm trạng, không buồn phiền, nhâm nhẩm trong đầu câu hát nhảm của trẻ con hồi chiến tranh”. Ở đây, đại từ “thế” kết hợp với từ gần nghĩa với cả mệnh đề trên là “dở chứng”, nhưng yếu tố thay thế chính lại là từ “thế”. Chính vì vậy, mà chúng ta gọi đây là thế đại từ. Vd 64: Thế là đám lính trẻ vây lấy bố Thuận. Xứ đảo chìm nhộn nhạo như một vườn trẻ. Tư Xồm có vẻ buồn. Cu cậu không tham gia cuộc vui, chỉ nhếch mép cười gượng gạo. Khi Hai đánh xuồng về lều bạt thì Tư đã lên giường nằm. Chẳng biết nghĩ ngợi gì mà cậu chàng cứ trằn trọc mãi, thỉnh thoảng lại đưa tay gãi bụng sồn sột. Căn lều bạt hoang lạnh không một ánh lửa. Trong đêm trông nó rờn rợn như hang động người tiền sử. Bầy chim biển chao chát quần lượn trên nóc lều. Không biết trở trời hay sắp có bão mà chúng lại về hành hạ thế này? (Trần Đăng Khoa- Đảo Chìm- Người lính gác đảo chìm) Đại từ cách thức theo như bảng phân chia của Trần Ngọc Thêm [ 38, tr 144], có hai từ, đó là đại từ “vậy” và đại từ “thế”. Hai đại từ này, phần lớn trường hợp, đều thay thế cho một mệnh đề. Chúng có thể kết hợp với một số từ ngữ để làm rõ hơn cho chính tố mà chúng thay thế, như ở các ví dụ trên. Ở ví dụ này, cũng không khác mấy, cụm từ “thế này” thay thế cho cho mệnh đề “Bầy chim biển chao chát quần lượn trên nóc lều”. Nếu như các đại từ như: này, khi, ấy, đó…thường thay thế cho một từ hoặc một ngữ thì ở đại từ chỉ cách thức như thế, vậy lại thường thay thế cho mệnh đề. Cấu trúc của nó khá đơn giản. Chúng ta có thể hình dung như sau: A (từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa)+ thế/vậy+ đấy/này/kia hoặc Như + vậy/thế. Tuy nhiên, phải thấy rằng, cái “cách thức” mà đại từ thay thế phải gắn kết với từng ngữ cảnh cụ thể thì mới lý giải được. f. Thế đại từ chỉ dấu hiệu Thế đại từ chỉ dấu hiệu về thực chất cũng là thế đại từ chỉ xuất, có điều nó khác với các phương tiện thế khác ở chỗ vị trí xuất hiện của nó trong văn bản. Vd 65: Tôi lại bồn chồn trên mặt ván. “Cứ” chúng tôi được dựng lên mặt nước- những tấm ghép lại bắc trên các thân cây hoặc rễ cây to. Đấy là chỗ họp. Còn nằm thì đã có võng giăng trên cây. (Chu Lai- Kỷ niệm vùng ven) Thế bằng đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu có điểm khác rất rõ với các phương tiện thế khác ở chỗ nó bao giờ cũng đứng đầu câu và làm thành phần là chủ ngữ. Chủ ngữ ở đây có thể là một từ như ở ví dụ này. Đại từ “đấy” là thế tố thay cho chính tố là từ “cứ”, nó như một khái niệm, một sự giải thích A là B. Vd 66: Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Đêm tháng chạp trời lâu sáng…Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần có lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra. Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê, nửa tỉnh. Rồi thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gà gáy lộc cộc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. Ấy là một con gà có sức. (Nam Cao-Một đám cưới) “Ấy” là đại từ được dùng để thay thế cho mệnh đề “Con gà đang ở thời kỳ tập gáy”. Mệnh đề này, khi được thay thế bằng “ấy” thì nó trở thành chủ ngữ cho câu có sự xuất hiện của phép thế. Nó đứng trước hệ từ “là” nên chúng ta xác định được đó là thành phần làm chủ ngữ. Vd 67: Nhưng rồi sự việc cũng chóng qua đi. Vì dẫu sao nó cũng chỉ là một con lợn như bao con lợn khác. Vậy thì có gì mà phải vân vi. Cánh lính trẻ lại háo hức trước niềm vui mới. Ấy là bữa liên hoan sẽ tổ chức vào ngày mai. (Trần Đăng Khoa-Đảo chìm-Chuyện trên boong) “Niềm vui mới” ở trong câu “Cánh lính trẻ lại háo hức trước niềm vui mới” sẽ là yếu tố chính được nhắc lại ở câu sau nhưng nó được đại từ “ấy” thay thế nên khi câu kế tiếp được viết ra chúng ta có thể hiểu “Ấy” ở đây là để chỉ cho “niềm vui mới”. Vd 68: Đi qua đệ nhất động chừng hai mươi cây số, còn có một cái động khác nữa cũng không kém phần nổi tiếng, đã hóa bảo tàng lịch sử có một không hai của tỉnh Quảng Bình. Cái động ấy mang biệt danh quân sự K18. Đó là cái hang đá ở cây số 16 trên đường 20, con đường huyết mạch ở phía Tây Trường Sơn, nối với đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. (Trần Đăng Khoa-Đảo chìm-Chuyện ở Quảng Bình) Tương tự như trên ở ví dụ này, đại từ “đó” là thế tố cho chính tố là “cái động ấy”. Còn “cái động ấy” lại thay thế cho “một cái động khác”. Từ “đó” làm thành phần chủ ngữ như vị trí ở câu trước nó tồn tại. Vd 69: Dì Hảo ơi! Tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng. Đó là một buổi chiều có sương bay. Người ta đã đến đón dì vào lúc tờ mờ tối. Cũng chẳng lấy gì làm đông lắm, bên nhà trai đâu lẻ tẻ được mươi người. (Nam Cao- Dì Hảo) Không là chủ ngữ ở câu “Tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng”, “cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng” làm thành phần bổ ngữ. Nhưng sang câu sau, được đại từ “đó” thay thế thì ngữ danh từ “cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng” lại làm thành phần chủ ngữ. Rõ ràng, ở phép thế bằng đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu có cùng một cấu trúc A là B. Ở đây A là các đại từ chỉ xuất chỉ dấu hiệu, cụ thể là: đấy, ấy, đó, còn B là phần khái niệm hoặc là phần giải thích. Các chính tố, khi xuất hiện ở câu trước có thể là một mệnh đề, có thể là chủ ngữ, có thể là ở vị ngữ làm thành phần bổ ngữ nhưng khi được thay thế bao giờ nó cũng làm thành phần chủ ngữ vì đứng trước hệ từ “là”. g. Đại từ chỉ sự tập hợp Vd 70: Ánh đèn xanh, chiếc bàn hình bầu dục, chiếc đi văng da màu trứng sáo, mái trần thấp có vết bò của rắn mối, giá sách ba ngăn ở góc phòng, mùi vị nồng thơm ngát của giấy, của gỗ, của khoảng vườn dưới kia, tiếng động ban đêm…Tất, tất cả đều vô cùng quen thuộc đang thức dậy trong những năm tháng xa xưa… (Chu Lai-Truyện ngắn-Trang bản thảo chép thuê) Như một sự liệt kê ở phần yếu tố giải thích, chính vì thế mà nó chiếm một số lượng từ ngữ không ít. Vì vậy, trong trường hợp muốn nhắc ý này ở câu sau lại không còn cách nào khác là chúng ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH015.pdf
Tài liệu liên quan