Trang Phụ bìa Trang
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7
7. Kết cấu của luận văn . 8
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LưỢNG CÔNG CHỨC CẤP
XÃ . 9
1.1. Công chức cấp xã . 9
1.2. Chất lượng công chức cấp xã và sự cần thiết nâng cao chất lượng công
chức cấp xã. 16
1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã. 20
1.4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã. 29
Tiểu kết chương 1. 34
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LưỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI
THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI. 35
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai. 35
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức cấp xã tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với tổ chức,
cá nhân. Vì vậy, sẽ gây khó khăn nhất định cho cơ sở trong việc phân công
nhiệm vụ cho công chức và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Việc bố trí đủ số lượng công chức ở các xã, phường có tác động rất lớn
đến việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức; ở những
đơn vị bố trí đủ sẽ có nhiều thuận lợi, vừa đảm bảo công chức được cử đi học
tập, bồi dưỡng vừa đảm bảo công chức ở tại đơn vị làm việc. Thị xã An Khê,
thời gian qua đã quan tâm sắp xếp, bố trí để tạo điều kiện công chức được
41
luân phiên cử đi đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, lý luận chính trị và tập
huấn kỹ năng công tác.
2.2.1.2. Về cơ cấu
Bảng 2.2: Cơ cấu công chức cấp xã, giai đoạn 2014-2018
TT
Cơ
cấu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1
Tổng
số
110 100 113 100 108 100 106 100 107 100
2
Giới
tính
110 100 113 100 108 100 106 100 107 100
2.1 Nam 49 44.55 51 45.13 46 42.59 44 41.51 47 43.93
2.2 Nữ 61 55.45 62 54.87 62 57.41 62 58.49 60 56.07
3
Dân
tộc
110 100 113 100 108 100 106 100 107 100
3.1 Kinh 108 98.18 111 98.23 106 98.14 104 98.11 105 98.13
3.2
Dân
tộc
khác
2 1.82 2 1.77 2 1.86 2 1.89 2 1.87
4
Độ
tuổi
110 100 113 100 108 100 106 100 107 100
4.1
Dưới
30
49 44.55 39 34.51 31 28.70 31 29.25 11 10.28
4.2
Từ 31-
45
52 47.27 65 57.52 69 63.89 68 64.15 85 79.44
4.3
Từ 46-
60
9 8.18 9 7.97 8 7.41 7 6.60 11 10.28
“Nguồn: Báo cáo số lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2014-2018, UBND thị xã An Khê”.
- Cơ cấu công chức cấp xã theo giới tính:
Về cơ cấu công chức cấp xã theo giới tính được thể hiện rõ nét ở Bảng
2.2: Tỷ lệ công chức nữ nhiều hơn nam mỗi năm trung bình khoảng 10% và
42
có xu hướng tăng nhẹ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014, công chức nam
chiếm 44,55%, trong khi đó tỷ lệ công chức nữ chiếm 55,45%, hơn số lượng
công chức nam là 12 người, khoảng trên 10%; đến năm 2018, số công chức
nam là 47 người, chiếm 43,93%, công chức nữ 60 người, chiếm 56,07%,
nhiều hơn số lượng công chức nam 13 người, khoảng 12%. Công chức nữ chủ
yếu đảm nhận các chức danh như: văn phòng - thống kê, tài chính - kế toán và
văn hóa - xã hội. Do đó, việc bố trí, phân công nhiệm vụ đối với các chức
danh công chức không gặp khó khăn, vướng mắc khi tỷ lệ công chức nữ nhiều
hơn công chức nam.
- Cơ cấu công chức cấp xã theo dân tộc:
Thị xã An Khê là thị xã vùng núi thuộc tỉnh Gia Lai, tuy nhiên tỷ lệ
đồng bào dân tộc thiểu số rất ít, 324 hộ, 1.434 khẩu chủ yếu là dân tộc
Bahnar, chiếm khoảng 2% dân số, sống tập trung 4 làng thuộc 2 xã Song An,
Tú An. Do đó, số lượng người dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động của hệ
thống chính trị thị xã nói chung và trực tiếp là công chức cấp xã chiếm tỷ lệ
rất ít, chỉ 02 người được tuyển dụng và công tác ổn định từ năm 2014 đến
năm 2018 chiếm tỷ lệ dưới 2% so với tổng số công chức cấp xã của thị xã.
Đây là một khó khăn của An Khê, đặc biệt đối với các xã có làng đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống khi tuyên truyền, hướng dẫn bà con hiểu, làm theo
các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Do đó, trong
thời gian tới, thị xã cần xây dựng chính sách tạo nguồn cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số thông qua việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đào
tạo, tạo điều kiện để học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia học tập
đầy đủ các chương trình phổ thông, cử đi đào tạo chuyên môn và quan tâm bố
trí vào vị trí công tác phù hợp ở các cơ quan trong hệ thống chính trị thị xã.
- Cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi:
43
Qua biểu thống kê ta có thể nhận thấy, đội ngũ công chức cấp xã của thị
xã An Khê có cơ cấu hợp lý giữa ba độ tuổi, đảm bảo sự kế thừa và phát triển;
vừa có đội ngũ trẻ (dưới 30), vừa có độ tuổi trưởng thành, có nhiều kinh
nghiệm trong công tác (từ 36 đến 50). Hiện nay, độ tuổi công chức cấp xã chủ
yếu từ 31 đến 45 tuổi là 85 người, chiếm tỷ lệ 79,44%, đây là độ tuổi đã có
thời gian công tác từ 05 năm trở lên, đã tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất
định trong quá trình đảm đương nhiệm vụ, là một thuận lợi lớn trong việc bố
trí, sử dụng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho xã, phường. Tỷ lệ
công chức dưới 30 tuổi giảm mạnh qua các năm, năm 2014 là 44,55% đến
năm 2018 chỉ còn 10,28%.
Nhìn chung, số lượng và cơ cấu các mặt của công chức cấp xã thị xã
An Khê qua các năm không có sự thay đổi lớn, cơ cấu giới tính tương đối cân
bằng giữa nam và nữ; và có sự chuyển hóa giữa các độ tuổi. Tuy nhiên, số
lượng công chức là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ quá ít, đòi hỏi trong
thời gian tới thị xã cần có cơ chế tạo nguồn cán bộ là người tại chỗ; số lượng
biên chế công chức chưa sử dụng cao 12 biên chế, chiếm 10,08% biên chế
được giao - đây là một nguồn nhân lực không hề nhỏ đối với thị xã, việc bố trí
không đủ số lượng, chức danh công chức sẽ gây khó khăn và áp lực lớn cho
hệ thống chính trị xã, phường trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương.
2.3. Thực trạng chất lƣợng công chức cấp xã tại thị xã An Khê, tỉnh
Gia Lai
2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
Đội ngũ công chức cấp xã thị xã An Khê được hình thành phần lớn
thông qua công tác tuyển dụng, được đào tạo cơ bản về chuyên môn; sau khi
được tuyển dụng và bố trí vào các chức danh công chức, tiếp tục được quan
tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính
44
trị; được rèn luyện, thử thách trong các môi trường công tác để giới thiệu kết
nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
cấp xã; tính đến nay, có 89/107 công chức cấp xã là đảng viên đạt tỷ lệ
83,18%. Do đó, việc học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của
các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương được thực hiện nghiêm túc,
góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Đảng bộ thị xã An Khê đã đẩy mạnh việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường
xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm
2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07 tháng
6 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, hiện nay là Quy
định số 08-QĐi/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung
ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên
Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; đưa
việc thực hiện các Nghị quyết và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trở thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên trong các
kỳ sinh hoạt chi bộ; thông qua đó, góp phần nhắc nhở, giáo dục, rèn luyện cán
bộ, đảng viên nói chung, trong đó có công chức cấp xã nâng cao nhận thức,
bản lĩnh, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Với quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ công chức cấp xã thị xã
nhìn chung có phẩm chất chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo và
đường lối đổi mới của Đảng; có hiểu biết và vận dụng đúng đắn Chủ nghĩa
45
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn; chấp hành và vận động
người thân trong gia đình, quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi công
chức luôn nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình với tinh thần xây dựng, vì
vậy, khối đoàn kết thống nhất trong tập thể luôn được giữ vững.
Phần lớn cán bộ, công chức thị xã nói chung và công chức cấp xã nói
riêng có đạo đức lối sống tốt, tinh thần trách nhiệm với công việc, ham học
hỏi để nâng cao trình độ kiến thức, kinh nghiệm phục vụ công tác tốt hơn; có
ý thức tổ chức kỷ luật cao, tâm huyết với nghề, sáng tạo, chủ động trong công
tác tham mưu với lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ
được giao; có khả năng tiếp cận với kiến thức và trình độ công nghệ mới.
Công chức cấp xã đã thể hiện được vị trí, vai trò ở cơ sở, góp phần giữ vững
được niềm tin của Đảng, chính quyền với nhân dân; có ý thức tôn trọng, tiếp
thu các ý kiến đóng góp của nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
2.3.2. Năng lực làm việc
2.3.2.1. Về trình độ kiến thức
Trình độ kiến thức của công chức cấp xã nhìn chung có được thông qua
quá trình học tập, đào tạo về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ trước khi được
tuyển dụng và tiếp tục được bồi dưỡng, bổ sung thêm trong quá trình công
tác; thể hiện trên một số mặt sau: trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.
46
- Về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ:
Bảng 2.3: Trình độ văn hóa và chuyên môn công chức cấp xã năm 2018
T
T
Chức danh
Số
lƣợng
Văn hóa Chuyên môn nghiệp vụ
Tiểu
học
Trung
học
cơ sở
Trung
học
phổ
thông
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Sau
đại
học
1 Trưởng Công an xã 5 5 5
2
Chỉ huy trưởng Quân
sự
11 11 5 2 4
3
Văn phòng - Thống
kê
19 19 3 15 1
4
Địa chính - Xây dựng
- Đô thị và Môi
trường
19 1 18 5 1 13
5 Tài chính - Kế toán 17 17 3 3 11
6 Tư pháp - Hộ tịch 17 1 16 5 12
7 Văn hóa - Xã hội 19 19 7 2 10
Tổng cộng 107 0 2 105 25 11 70 1
“Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai năm 2018, UBND thị xã An Khê”.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, tổng số công chức cấp xã của thị
xã là 107 người; trong đó: trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học cơ sở 02
người chiếm 1,87%, tốt nghiệp Trung học phổ thông là 105 người chiếm
98,13%; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trung cấp 25 người chiếm
23,36%, cao đẳng 11 người chiếm 10,28%, đại học 70 người chiếm 65,43%,
thạc sỹ 01 người chiếm 0,93%. Hầu hết đội ngũ công chức cấp xã đều được
đào tạo cơ bản, đạt chuẩn về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ, có
47
02 công chức chưa tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc đối tượng lớn tuổi,
sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng đã được đào tạo về chuyên môn và có kinh
nghiệm trong công tác, do đó thị xã tiếp tục bố trí công việc phù hợp đến khi
nghỉ hưu; đồng thời công chức phải cam kết trong thời hạn quy định phải
hoàn thiện bằng cấp, nếu sau thời gian không đạt chuẩn theo quy định sẽ giải
quyết chế độ theo quy định hiện hành.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện đúng quy
trình, quy định và đúng đối tượng, mục tiêu, đảm bảo nâng cao được chất
lượng cán bộ, công chức sau đào tạo, bồi dưỡng. Hằng năm, thị xã đều xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Từ năm 2016, thực hiện
Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban
hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-
2020 và định hướng đến năm 2025, UBND thị xã đã ban hành các kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn thị xã: Quyết định số 4944/QĐ-
UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thị xã An Khê giai đoạn 2016-2020 và
định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm
2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thị xã năm 2017; Kế
hoạch số 20/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2017 về thực hiện đề án phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa
bàn thị xã An Khê trong thời kỳ mới; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 30
tháng 3 năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm
2018. Trên cơ sở đó, dựa trên thực trạng công chức hiện có, nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng đối với từng loại chức danh công chức, thị xã chọn cử đối tượng đi
đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
Về chuyên ngành đào tạo, hầu hết các chức danh công chức đều được
bố trí phù hợp với chuyên môn đào tạo và định kỳ được cập nhật, bồi dưỡng
48
kỹ năng, kiến thức mới. Do đó, công tác tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp
xã trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao ngày càng chủ động, hiệu
quả hơn trước. Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện cho
công chức được tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, được thể hiện: năm 2014, số công chức có trình độ cao đẳng, đại học trở
lên là 56 người chiếm tỷ lệ 60%, đến năm 2018 là 82 người chiếm tỷ lệ
76,64%; năm 2014, số công chức có trình độ sơ cấp, trung cấp là 44 người
chiếm 40%, đến năm 2018 là 25 người chiếm 23,36% và không có công chức
có trình độ sơ cấp (thể hiện ở Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Trình độ văn hóa và chuyên môn công chức cấp xã, giai
đoạn 2014-2018
T
T
Năm
Số
lƣợng
công
chức
Văn hóa Chuyên môn nghiệp vụ
Tiểu
học
Trung
học
cơ sở
Trung
học
phổ
thông
Sơ
cấp
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Sau
đại
học
1 2014 110 1 1 108 1 43 10 56
2 2015 113 1 1 111 1 36 11 65
3 2016 108 1 1 106 1 26 11 69
4 2017 106 0 2 104 0 21 10 74 1
5 2018 107 0 2 105 0 25 11 70 1
“Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2014-2018, UBND thị xã An Khê”.
49
- Về trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị công chức cấp xã năm 2018
T
T
Chức danh
Số
lƣợng
Trình độ lý luận chính trị năm 2018
Chưa
qua
đào
tạo
Tỷ
lệ
(%)
Sơ
cấp
Tỷ lệ
(%)
Trung
cấp
Tỷ lệ
(%)
Cao
cấp
Tỷ
lệ
(%)
1 Trưởng Công an xã 5 5 100
2
Chỉ huy trưởng Quân
sự
11 1 9.09 10 90.91
3 Văn phòng - Thống kê 19 7 36.84 11 57.89 1 5.27
4
Địa chính - Xây dựng -
Đô thị và Môi trường
19 1 5.26 15 78.95 3 15.79
5 Tài chính - Kế toán 17 14 82.35 3 17.65
6 Tư pháp - Hộ tịch 17 9 52.94 8 47.06
7 Văn hóa - Xã hội 19 1 5.26 9 47.37 9 47.37
Tổng cộng 107 2 1,87 55 51.41 49 45.79 1 0.93
“Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai năm 2018, UBND thị xã An Khê”.
Trong những năm qua, bên cạnh việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói
chung và công chức cấp xã nói riêng, thị xã rất quan tâm đến việc đào tạo về
trình độ lý luận chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, nhận thức và vận
dụng đúng đắn Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, các chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực
tiễn. Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã thị xã An Khê được nâng
lên nhiều so với các năm trước và cơ bản đạt tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:
công chức có trình độ sơ cấp 55 người đạt 51,40%, trung cấp 49 người, đạt
45,79%, cao cấp 01 người, đạt 0,93% và số chưa qua đào tạo là 02 người
chiếm 1,87%. Trình độ lý luận chính trị không đồng đều giữa các chức danh
50
công chức, do đặc thù về tiêu chuẩn và nhiệm vụ chuyên môn nên chức danh
Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được
quan tâm đào tạo chính trị trước so với các chức danh công chức khác, vì vậy,
100% Trưởng Công an xã và trên 90% Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự
cấp xã đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị; chức danh công chức có trình
độ trung cấp chiếm tỷ lệ tương đối cao (khoảng từ 47% đến 57%) như: văn
phòng - thống kê, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội; chức danh công chức có
trình độ trung cấp thấp (khoảng 15%): địa chính - xây dựng - đô thị và môi
trường, tài chính - kế toán. Còn 02 trường hợp chưa qua đào tạo lý luận chính
trị: 01 công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, 01 công chức
văn hóa - xã hội do mới tuyển dụng nên chưa cử đi đào tạo.
Bảng 2.6: Trình độ lý luận chính trị công chức cấp xã, giai đoạn 2014-2018
T
T
Năm
Số
lƣợng
công
chức
Trình độ Lý luận chính trị
Chưa
qua
đào
tạo
Tỷ lệ
(%)
Sơ
cấp
Tỷ lệ
(%)
Trung
cấp
Tỷ lệ
(%)
Cao
cấp
Tỷ lệ
(%)
1 Năm 2014 110 28 25.45 62 56.37 20 18.18 0
2 Năm 2015 113 26 23.01 46 40.71 40 35.40 1 0.88
3 Năm 2016 108 16 14.81 55 50.93 36 33.33 1 0.93
4 Năm 2017 106 6 5.66 60 56.60 39 36.80 1 0.94
5 Năm 2018 107 2 1.87 55 51.41 49 45.79 1 0.93
“Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2014-2018, UBND thị xã An Khê”.
Qua biểu thống kê trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã từ
năm 2014 đến năm 2018 cho thấy sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền
địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với công
chức cấp xã thời gian qua, so với 05 năm về trước (năm 2014), trình độ lý
51
luận chính trị của công chức cấp xã được nâng lên: từ số lượng công chức
chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao 25,45% vào năm 2014 thì đến năm 2018 chỉ
còn 1,87% (giảm 23,58%), năm 2014 số có trình độ sơ cấp là 56,37% đến
năm 2018 còn 51,40%; năm 2014 số có trình độ trung cấp chỉ đạt 18,18%,
đến năm 2018 đạt 45,79% (tăng 27,61%) và 0,93% có trình độ cao cấp. Qua
số liệu phân tích, thống kê trên có thể thấy rằng, công tác đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp xã luôn được thị xã quan tâm, không chỉ về chuyên môn, kỹ
năng, nghiệp vụ trong thực thi công vụ mà còn chú trọng đến nâng cao nhận
thức lý luận chính trị.
- Về trình độ quản lý nhà nước:
Bảng 2.7: Trình độ quản lý nhà nước công chức cấp xã, giai đoạn
2014-2018
TT Năm
Số
lƣợng
công
chức
Trình độ quản lý Nhà nƣớc
Chưa
qua
đào tạo
Tỷ lệ
%
Chuyên
viên và
tương
đương
Tỷ lệ
%
Chuyên
viên
chính và
tương
đương
Tỷ lệ
%
1 Năm 2014 110 58 52.73 52 47.27 0 0
2 Năm 2015 113 45 39.82 68 60.18 0 0
3 Năm 2016 108 25 23.15 83 76.85 0 0
4 Năm 2017 106 6 5.66 100 94.34 0 0
5 Năm 2018 107 1 0.93 106 99.07 0 0
“Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2014-2018, UBND thị xã An Khê”.
So với công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận
chính trị thì hoạt động bồi dưỡng quản lý nhà nước và các kỹ năng hành chính
khác mới được thị xã quan tâm trong những năm gần đây, điều đó phản ánh
xu thế phát triển chung của việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã một
52
cách toàn diện trên tất cả các mặt, đặc biệt là các kiến thức chung về quản lý
hành chính nhà nước và nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác. Năm 2014, số công
chức chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là 58 người, chiếm
52,73%, đến năm 2018 chỉ còn 01 người chiếm 0,93% và số đã qua bồi dưỡng
là 106 người đạt 99,07%. Để đạt được kết quả trên, bên cạnh việc cử công
chức đi học tập, bồi dưỡng theo chỉ tiêu giao, thị xã đã chủ động làm việc với
Trường Chính trị tỉnh Gia Lai, các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức
trong và ngoài tỉnh đăng ký mở các lớp và mời giảng viên về tại thị xã giảng
dạy cho cán bộ, công chức cấp xã.
- Về trình độ tin học:
Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ, tin học công chức cấp xã giai đoạn 2014-2018
T
T
Năm
Số
lƣợng
công
chức
Ngoại ngữ Tin học
Trình
độ A
trở
lên
Tỷ lệ
%
Chưa
qua
đào
tạo
Tỷ lệ
%
Trình
độ A
trở lên
Tỷ lệ
%
Chưa
qua
đào
tạo
Tỷ lệ
%
1 Năm 2014 110 76 69.09 34 30.91 103 93.64 7 6.36
2 Năm 2015 113 81 71.68 32 28.32 109 96.46 4 3.54
3 Năm 2016 108 77 71.30 31 28.70 104 96.29 4 3.71
4 Năm 2017 106 81 76,42 25 23.58 102 96.23 4 3.77
5 Năm 2018 107 94 87.85 13 12.14 105 98.13 2 1.87
“Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức cấp xã thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2014-2018, UBND thị xã An Khê”.
Qua bảng phân tích số liệu trên nhận thấy, hầu hết đội ngũ công chức
cấp xã của thị xã An Khê đều được đào tạo về ngoại ngữ và chiếm tỷ lệ ngày
càng cao, năm sau cao hơn năm trước; năm 2014 công chức có ngoại ngữ từ
trình độ A trở lên mới chỉ đạt 69,09%, năm 2015 là 71,68%, năm 2016 là
71,30 %, năm 2017 là 76,42% và đến năm 2018 đã đạt tỷ lệ 87,85% so với
tổng số công chức cấp xã. Việc đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ chủ
53
yếu do công chức tự học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về công cuộc cải cách hành chính,
hội nhập và phát triển, mở rộng đầu tư hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài nghiên cứu, đầu tư vào
thị xã thì việc thông thạo ngoại ngữ là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, hầu như công chức cấp xã chưa thành thạo một ngoại ngữ nào và ít
sử dụng trong môi trường làm việc hiện nay, việc tự đào tạo, bồi dưỡng chủ
yếu nhằm hoàn thiện chứng chỉ, bằng cấp theo quy định.
Đối với tin học, đây là một tiêu chí quan trọng không thể thiếu đối với
mỗi công chức nhằm phục vụ trực tiếp cho công chức trong quá trình thực thi
công vụ. Do đó, ngoài việc tạo điều kiện cho công chức tự học nâng cao trình
độ, thời gian qua thị xã đã mở các lớp bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công
chức cấp xã. Qua số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2014, công chức cấp xã
có trình độ tin học A trở lên đã chiếm rất cao 93,64% và tăng dần qua các
năm, đến nay đạt tỷ lệ 98,13%. Hiện nay vẫn còn 02 công chức, chiếm 1,87%
chưa qua đào tạo tin học cũng đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu
quả thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, qua việc phân tích, đánh giá về trình độ các mặt của công
chức cấp xã tại thị xã An Khê cho thấy, trình độ công chức cấp xã tương đối
đồng đều, bên cạnh việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ, lý luận chính trị; hầu hết công chức cấp đã đều đã được quan tâm bồi
dưỡng về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng khác. Đây là
một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào nâng cao chất lượng
công chức nói riêng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở
nói chung.
2.3.2.2. Về kỹ năng giải quyết công việc:
54
Để thực thi nhiệm vụ hành chính, công chức không chỉ có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm mà cần được
bồi dưỡng, rèn luyện, tích lũy những kỹ năng nhất định. Kỹ năng giải quyết
công việc của công chức giúp cho công chức có thể vận dụng sáng tạo, giải
quyết công việc một cách “hợp lý, hợp tình” trong những tình huống cụ thể
khác nhau. Và điều đó không chỉ được đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp mà
một phần không nhỏ được hình thành, đúc kết thành kinh nghiệm trong quá
trình công tác của công chức.
Đối với thị xã An Khê, việc bồi dưỡng kỹ năng công tác cho công chức
cấp xã là một việc làm thường xuyên thông qua nhiều hình thức khác nhau:
cử cán bộ đi học tập trung tại các trường trong và ngoài tỉnh; liên kết mở lớp;
hợp đồng giáo viên các trung tâm để về tại thị xã tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng
cho công chức, với các nội dung như: bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản
hành chính, kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố
cáo; bồi dưỡng kỹ năng văn hóa công sở, đạo đức công vụ và quy tắc ứng xử
cho công chức cấp xã; bồi dưỡng công nghệ thông tin; bồi dưỡng công chức
cấp xã theo chức danh công chức Tính đến nay, hầu hết công chức cấp xã
đều đã qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng phù hợp với từng vị trí công tác đảm
nhận, thể hiện qua bảng 2.9: từ năm 2014 đến năm 2018 có tổng số 529 lượt
công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý hành
chính nhà nước và kỹ năng công tác chuyên môn. Hầu hết công chức cấp xã
đều được bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (121 người) và bồi
dưỡng chức danh (105 người); đối với các lớp bồi dưỡng kỹ năng khác tùy
thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mỗi chức danh công chức mà tổ chức các
lớp bồi dưỡng, tập huấn phù hợp như: đối với chức danh văn phòng - thống
kê, tư pháp - hộ tịch tập huấn công tác cải cách hành chính, công tác văn thư -
lưu trữ; công chức địa chính, tư pháp - hộ tịch tập huấn công tác xử lý đơn thư
55
và giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên - môi trường
Bảng 2.9: Công chức cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn
giai đoạn 2014-2018
TT
Năm bồi
dƣỡng,
tập huấn
Các lớp bồi dƣỡng Các lớp tập huấn
BD
kiến
thức
QLN
N
công
chức
cấp
xã
BD
chức
danh
công
chức
cấp xã
BD
kỹ
năng
văn
hóa
công
sở,
đạo
đức
công
vụ
BD
kỹ
năng
soạn
thảo
văn
bản
hành
chính
BD kỹ
năng
tiếp
công
dân,
xử lý
đơn
thư và
giải
quyết
KNTC
BD
công
nghệ
thông
tin
Tập
huấn
công
tác cải
cách
hành
chính
Tập
huấn
công
tác
văn
thư
lưu
trữ
Tập
huấn
xử lý
VPHC
trong
lĩnh
vực
TNMT
1 Năm 2014 11 10 28 17
2 Năm 2015 14 22 22 10
3 Năm 2016 27 15 30 15 25 20
4 Năm 2017 44 26 25 3 14
5 Năm 2018 25 32 25 15 13 11 30
Tổng cộng 121 105 55 62 28 38 59 47 14
“Nguồn: Báo cáo kết quả bồi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_cong_chuc_cap_xa_tai_thi_xa_an_khe_tinh.pdf