Luận văn Chất lượng công chức phường, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG.10

1.1. Công chức phường . 10

1.1.1. Khái niệm . 10

1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức phường . 14

1.1.3. Đặc điểm của công chức phường. 14

1.1.4. Nhiệm vụ của công chức phường . 15

1.1.5. Tiêu chuẩn công chức phường. 16

1.2. Chất lượng công chức phường. 17

1.2.1. Khái niệm về chất lượng công chức phường . 17

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức phường. 19

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức phường. 29

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức phường . 33

1.3.1. Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước . 33

1.3.2. Yêu cầu của cải cách hành chính . 35

1.3.3. Yêu cầu phát huy vai trò của chính quyền và công chức. 37

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức một số địa phương . 38

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh . 38

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc. 39

1.4.3. Một số bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương . 40

Tiểu kết chương 1. 43

Chương 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG, THỊ

XÃ SƠN TÂY .44

2.1. Khái quát chung về thị xã Sơn Tây . 44

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên . 44

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội . 44

2.2. Khái quát về công chức phường, thị xã Sơn Tây . 45

2.2.1. Về số lượng công chức phường . 45

2.2.2 Về cơ cấu giới tính và độ tuổi công chức phường. 47

pdf125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức phường, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập nhập thông tin để triển khai, thực hiện trách nhiệm hiệu quả công việc; dám đương đầu với những thay đổi theo quy luật phát triển của xã hội và khả năng làm chủ được thay đổi với những điều kiện phức tạp, biến động trong giai đoạn hiện nay. 43 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1 tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng công chức phường. Tác giả phân tích và làm rõ các khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm nhiệm vụ, tiêu chuẩn, khái niệm chất lượng công chức phường và các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức phường. Nêu lên sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức phường trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phân tích một số kinh nghiệm tỉnh Quảng Ninh và Vĩnh Phúc trong vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, để rút ra bài học kinh nghiệm; từ đó làm cơ sở khảo sát chất lượng công chức phường. Các cơ sở đó là tiền đề để tác giả tiến hành phân tích thực trạng chất lượng công chức phường, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. 44 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG, THỊ XÃ SƠN TÂY 2.1. Khái quát chung về thị xã Sơn Tây 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 21 độ vĩ bắc và 105 độ kinh đông, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413 Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đóng trên địa bàn. 2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội Trong những năm vừa qua, Đảng bộ thị xã đã tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, thị xã đã dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển thành Thành phố du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội. Thị xã Sơn Tây trong những năm gần đây đang trong quá trình diễn ra tốc độ đô thị hóa nhanh, đây là cơ hội thuận lợi để thị xã đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế tính đến năm 2017 của các ngành như sau: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 48%, ngành dịch vụ chiếm 44,7%, 45 ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 7,3%. Đây là điều kiện để thị xã phát triển nhanh kết cấu cơ sở hạ tầng thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Với vị trí địa lý ở trên là một lợi thế lớn đối với thị xã Sơn Tây, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội có nhiều cơ hội phát triển kinh tế và thu hút nguồn đầu tư và nguồn nhân lực. Cơ cấu kinh tế có nhiều sự chuyển biến tích cực; đội ngũ công chức phường chiếm một phần quan trọng trong nguồn lao động của thị xã đặc biệt đội ngũ công chức cấp cơ sở. Chính những điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã Sơn Tây tác động không nhỏ đến chất lượng công chức phường thị xã. Vấn đề nâng cao chất lượng công chức phường nói riêng và công chức cơ sở nói chung là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Khái quát về công chức phường, thị xã Sơn Tây 2.2.1. Về số lượng công chức phường Thị xã Sơn Tây gồm 06 xã và 09 phường nhưng dưới phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung phân tích chất lượng công chức 09 phường với 06 chức danh: - Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phòng – thống kê; - Địa chính – Xây dựng – Đô thị - Môi trường; - Tài chính – kế toán; - Tư pháp – hộ tịch; - Văn hóa – xã hội. 46 Hình 2.1: Sơ đồ UBND và các chức danh công chức phường Số lượng công chức 09 phường tính đến năm 2017 là 78 công chức gồm 06 chức danh công chức như sau: Chủ tịch UBND phường Phó chủ tịch UBND phường phụ trách Văn hóa – xã hội và văn phòng HĐND và UBND Phó chủ tịch UBND phường phụ trách kinh tế, địa chính, xây dựng Công chức Quân sự Công chức Văn phòng – thống kê Công chức Địa chính- XD, ĐT & MT Công chức Tài chính – kế toán Công chức Tư pháp – hộ tịch Công chức Văn hóa – xã hội 47 Bảng 2.1: Số lượng công chức thuộc 06 chức danh UBND phường Đơn vị phường Chỉ huy trưởng quân sự Văn phòng thống kê Địa chính, xây dựng Tài chính kế toán Tư pháp hộ tịch Văn hóa – xã hội Tổng số Ngô Quyền 0 2 2 1 0 1 6 Lê Lợi 1 3 2 1 2 2 11 Quang Trung 1 2 1 1 1 2 8 Sơn Lộc 1 3 2 1 1 1 9 Xuân Khanh 1 2 2 1 1 1 8 Phú Thịnh 1 2 2 1 2 2 10 Viên Sơn 0 2 2 1 1 2 8 Trung Hưng 1 2 2 1 2 1 9 Trung Sơn Trầm 1 1 2 1 2 2 9 + 7 19 17 9 12 14 78 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) 2.2.2 Về cơ cấu giới tính và độ tuổi công chức phường Về cơ cấu giới tính: 48 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Hình 2.2: Tỷ lệ giới tính công chức phường Về độ tuổi công chức: Bảng 2.2: Độ tuổi chức danh công chức phường T T Chức danh Số lượng Độ tuổi Dưới 30 31 đến 40 41 đến 50 51 đến 60 Trên nghỉ hưu 1 Chỉ huy trưởng quân sự 7 0 1 2 4 0 2 Văn phòng – thống kê 19 5 11 3 0 0 3 Địa chính – xây dựng 17 4 9 4 0 0 4 Tài chính – kế toán 9 2 2 3 2 0 5 Tư pháp – hộ tịch 12 4 6 1 1 0 6 Văn hóa – xã hội 14 5 7 0 2 0 Tổng 78 20 36 13 9 0 Tỷ lệ % 100 25,6 46,2 16,7 11,5 0 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Nữ 64% Nam 36% Tỷ lệ giới tính công chức phường 49 2.3. Tình hình cụ thể chất lượng công chức phường, thị xã Sơn Tây 2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức Về phẩm chất chính trị: Người công chức phường phải luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Bản lĩnh chính trị vững vàng là cơ sở cho việc xử lý một cách hiệu quả, đúng nguyên tắc các tình huống phát sinh trong thực tiễn. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của đội ngũ công chức trong việc xử lý các vấn đề, tình huống phức tạp, nhạy cảm, là thước đo lòng tin và sự tín nhiệm của người dân đối với đội ngũ công chức phường. Đến năm 2017, công chức phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 51/78 người là Đảng viên (chiếm tỉ lệ 65,4%), đa số công chức phường là Đảng viên cho nên việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng có hiệu quả và có nhiều thuận lợi. Thị xã đã không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ Đảng viên, công tác tại chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh, tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Đa số công chức phường được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về phẩm chất đạo đức: Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về đạo đức của công chức thì công chức phường phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Công chức phường phải gần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ lịch sự nghiêm túc, khiêm tốn; không được 50 hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. Công chức phường không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái mất đoàn kết; sử dụng tài sản của nhà nước và nhân dân trái phái luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. Hiện nay, đa số công chức phường trên địa bàn có phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân, giữ gìn sự đoàn kết. Đa số công chức luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, được nhân dân tin yêu và mến phục, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, sâu sát với công việc, tác phong làm việc khoa học, dân chủ. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức phường năm 2017 từ phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây có 9% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và có tới 83% hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.3.2. Về trình độ, kỹ năng 2.3.2.1. Về trình độ Trình độ văn hóa: Theo thống kê của phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây năm 2017, 100% công chức phường thị xã Sơn Tây có trình độ văn hóa trung học phổ thông đáp ứng đúng tiêu chuẩn về trình độ văn hóa của công chức cấp xã quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV. Trình độ chuyên môn: Là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực của công chức để giải quyết các công việc theo lĩnh vực chuyên môn. Công chức phường cần phải có trình độ chuyên môn để giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ được giao. 51 Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của công chức phường, thị xã Sơn Tây TT Chức danh Số lượng Trình độ chuyên môn Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo 01 Chỉ huy trưởng Quân sự 7 0 3 0 3 0 1 02 Văn phòng – Thống kê 19 1 14 0 4 0 0 03 Địa chính – Xây dựng 17 1 16 0 0 0 0 04 Tài chính – Kế toán 9 0 9 0 0 0 0 05 Tư pháp – Hộ tịch 12 0 0 0 0 0 0 06 Văn hóa – Xã hội 14 0 10 0 3 0 1 Tổng 78 2 64 0 10 0 2 Tỷ lệ % 2,6 82,1 0 12,7 0 2,6 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Theo bảng trên ta thấy mặt bằng về trình độ chuyên môn là tương đối cao, có 76/78 công chức đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên, 02 người có trình độ chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ từ đó có thể thấy công chức phường thị xã Sơn Tây về cơ bản có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời cho thấy nhiều công chức đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Theo thống kê trên số lượng công chức có trình độ thạc sĩ là 02 người (chiếm 2,6%); công chức có trình độ chuyên môn đại học chiếm đa số là 64 người (chiếm 82,1%); công chức có trình độ trung cấp là 10 52 (chiếm 12,7%). Công chức phường đa số đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đây chính là lợi thế để chính quyền phường nâng cao hiệu quả hoạt động, tích cực góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh phát triển thị xã Sơn Tây về mọi mặt. Mặc dù số lượng công chức có trình độ chuyên môn là Đại học chiếm đa số nhưng vẫn còn một số lượng công chức phường của thị xã Sơn Tây chưa qua đào tạo 02 người chiếm tỷ lệ 2,6%. So với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH phát triển thị xã thì số lượng công chức phường có trình độ chuyên môn trung cấp và chưa qua đào tạo là còn cao. Vì vậy, với yêu cầu phát triển của thành phố trong thời gian tới, thị xã Sơn Tây cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn, cũng như triển khai tuyển dụng đầu vào có trình độ chuyên môn đủ tiêu chuẩn, chú trọng những người tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi để nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ công chức phường. Trình độ lý luận chính trị: là tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng công chức ở Việt Nam. Đồng thời có vai trò quan trọng trong xây dựng nhân cách, uy tín, quyền uy, góp phần nâng cao nhận thức của công chức phường về mặt chính trị. Do vậy trình độ lý luận chính trị là rất quan trọng đối với công chức phường, thể hiện lập trường, tư tưởng, thái độ, trách nhiệm đối với công tác đang đảm nhận, trình độ chính trị của công chức phường thể hiện bảng 2.4 53 Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của công chức phường TT Chức danh Số lượng Trình độ lý luận chính trị Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa qua ĐT 1 Chỉ huy trưởng Quân sự 7 0 5 2 0 2 Văn phòng – Thống kê 19 0 8 2 9 3 Địa chính – Xây dựng 17 0 4 1 12 4 Tài chính – Kế toán 9 0 5 0 4 5 Tư pháp – Hộ tịch 12 0 3 2 7 6 Văn hóa – Xã hội 14 0 3 3 8 Tổng 78 0 28 10 40 Tỷ lệ % 0 36 13 51 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Số lượng công chức phường của thị xã Sơn Tây đã qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ trung cấp là 36%. Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đa số công chức đã nâng cao nhận thức lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; bản lĩnh chính trị vững vàng. Năm 2017, số lượng công chức phường chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị là 40 người (chiếm 51%), số có trình độ sơ cấp là 10 người (chiếm 13%). Nhìn chung, đa số công chức phường trên địa bàn thị xã đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cho đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ của từng chức danh công chức phường. Về trình độ quản lý nhà nước: 54 Bảng 2.5: Trình độ quản lý nhà nước của công chức phường TT Chức danh Số lượng Trình độ quản lý Nhà nước CVC và tương đương CV và tương đương Chưa qua ĐT 1 Chỉ huy trưởng Quân sự 7 0 1 6 2 Văn phòng – Thống kê 19 0 17 2 3 Địa chính – Xây dựng 17 0 17 0 4 Tài chính – Kế toán 9 0 8 1 5 Tư pháp – Hộ tịch 12 0 10 2 6 Văn hóa – Xã hội 14 0 11 3 Tổng 78 0 64 14 Tỷ lệ % 0 82 18 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Trong những năm gần đây thị xã Sơn Tây đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính cho công chức phường trên địa bàn. Số công chức có trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên và tương đương là 64 người (chiếm 82%), vẫn còn một số lượng công chức chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước 14 người (chiếm 18%). Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới thị xã Sơn Tây phải có kế đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hơn nữa cho công chức phường về trình độ quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện thông tư 06/2012/TT–BNV: Sau khi tuyển dụng công chức phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước đối với các chức danh công chức đảm nhiệm. 2.3.2.2. Về kỹ năng Công chức có kỹ năng phải là người vừa có kiến thức lý thuyết vừa có năng lực thực hành. Người có kiến thức lý thuyết mà không có năng lực thực 55 hành thì xem đó chỉ là nhà lý luận. Người có năng lực thực hành mà không có kiến thức lý thuyết thì chỉ là người có kinh nghiệm. Công chức phường là những người chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, đồng thời trực tiếp thực hiện tác nghiệp chuyên môn giải quyết những yêu cầu chính đáng của nhân dân do đó những kỹ năng trong việc thực thi công vụ là rất quan trọng. Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của công chức phường tác giả xây dựng những tiêu chí cơ bản để đánh giá kỹ năng của công chức phường, trong luận văn tác giả tiến hành khảo sát với nhóm đối tượng là bản thân công chức của 09 phường với tổng số 45 công chức thu được kết quả như sau: Bảng 2.6: Đánh giá kỹ năng của công chức phường T T Các kỹ năng Rất thành thạo Thành thạo Chưa thành thạo SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Kỹ năng giao tiếp 9 20 32 71 4 9 2 Kỹ năng xử lý tình huống 10 22,2 29 64,4 6 13,4 3 Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin 11 24,4 31 68,9 3 6,7 4 Kỹ năng tham mưu tổng hợp 8 17,8 30 66,7 7 15,5 5 Kỹ năng soạn thảo văn bản 13 28,9 30 66,7 2 4,4 6 Kỹ năng phối hợp trong công tác 10 22,2 31 68,9 4 8,9 7 Kỹ năng viết báo cáo 12 26,7 30 66,7 3 6,6 Tỷ lệ trung bình (%) 23,2 67,6 9,1 (Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2018) 56 Công chức được qua các trường lớp đào tạo, có bằng cấp không đồng nghĩa với việc công chức đó có kỹ năng. Các kỹ năng là hết sức cần thiết cho công chức để đưa những kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả công việc. Qua kết quả khảo sát cho thấy có gần 91% công chức phường hiện nay được đánh giá là thành thạo các kỹ năng cần thiết trong tác nghiệp chuyên môn, thực thi công vụ; có 9% công chức được khảo sát được đánh giá là chưa thành thạo . Có 91% công chức phường được khảo sát tự tin về kỹ năng giao tiếp, gần 87% tự tin về kỹ năng xử lý tình huống. Những kỹ năng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất là: phối hợp trong công tác 8,9% và kỹ năng tham mưu, tổng hợp có 15,5% công chức tự nhận chưa thành . Đối với kỹ năng xử lý tình huống có tới 13,4% công chức được khảo sát tự nhận là chưa thành thạo. Lý do của sự hạn chế về kỹ năng chủ yếu là do phương pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng mềm liên quan đến lĩnh vực hành chính nhà nước. Ngoài ra, có tới 28,2% công chức phường hiện nay nằm trong độ tuổi từ 41 đến 60, lại công tác lâu năm nên chủ yếu làm theo kinh nghiệm, khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin, cập nhật các văn bản mới, ứng dụng tin học trong quá trình thực thi công vụ gặp nhiều khó khăn. Đối với kỹ năng thuộc về nghiệp vụ hành chính như kỹ năng soạn thảo văn bản thì công chức thường làm theo các mẫu văn bản đã có sẵn từ trước được lưu trên máy vi tính nên kỹ năng này không phát triển sâu. Hầu hết công chức phường hiện nay đều có chứng chỉ tin học văn phòng nhưng khả năng soạn thảo văn bản của một bộ phận công chức là chưa thành thạo. Công tác lưu trữ và quản lý tài liệu chưa khoa học, cụ thể nên khi cần thì việc tìm kiếm rất tốn thời gian. Thực trạng này cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm việc 57 của công chức đòi hỏi công chức cần được tập huấn và bồi dưỡng các kỹ năng về nghiệp vụ hành chính. Trong thực tế có những công chức, đặc biệt là công chức lớn tuổi trưởng thành từ phong trào cơ sở trước đây thực thi các nhiệm vụ của mình là nhờ vào kinh nghiệm, ít trải qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nên làm việc nhiều lúc mang tính chủ quan, theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Cùng với kiến thức và kỹ năng, thì thái độ làm việc của công chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tinh thần làm việc. Để đánh giá thái độ làm việc của công chức tác giả tiến hành khảo sát thông qua việc phát phiếu điều tra đến lãnh đạo UBND phường (18 phiếu), kết quả như sau: Bảng 2.7: Đánh giá của lãnh đạo về thái độ làm việc công chức phường Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ 1. Chấp hành giờ giấc làm việc Nghiêm túc, đúng giờ 14 78% Thỉnh thoảng vi phạm đi muộn 3 17% Thường xuyên vi phạm đi muộn 1 5% 2. Tác phong làm việc Rất tốt, nhanh nhẹn, chủ động 4 22% Khá 11 61% Bình thường 3 17% Không tốt, thụ động 0 0% 3.Trách nhiệm với công việc Nhiệt tình, trách nhiệm 3 17% Khá 10 56% Trung bình 5 27% Thiếu trách nhiệm 0 0% (Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2018) 58 Qua kết quả khảo sát lãnh đạo UBND phường đánh giá về thái độ của công chức về việc chấp hành giờ giấc làm việc nghiêm túc, đúng giờ có 78% ý kiến của lãnh đạo UBND phường đánh giá, có 17% đánh giá thỉnh thoảng có vi phạm và 5% đánh giá thường xuyên vi phạm. Về tác phong làm việc có 22% ý kiến của lãnh đạo đánh giá rất tốt nhanh nhẹn, chủ động; có 61% đánh giá tác phong làm việc khá; 17% đánh giá là bình thường. Về trách nhiệm với công việc có 17% được đánh giá là nhiệt tình, trách nhiệm; 56% đánh giá tinh thần trách nhiệm của công chức ở mức khá và 27% đánh giá trách nhiệm với công việc của công chức ở mức trung bình. Nhìn chung thái độ làm việc của công chức được lãnh đạo UBND phường đánh giá là tốt thông qua việc chấp hành giờ giấc làm việc nghiêm túc (78%), tác phong làm việc và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên vẫn còn công chức chưa chấp hành đúng giờ giấc làm việc, thường xuyên đi làm muộn; tác phong làm việc vẫn bình thường chưa nhanh nhẹn và chưa có tinh thần trách nhiệm với công việc. Điều này cho thấy vẫn còn công chức tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn tình trạng né tránh thoái thác, đùn đẩy công việc ảnh hưởng đến tiến độ thực thi công việc, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt giảm uy tín của chính quyền cơ sở. 2.3.3. Về trình độ ngoại ngữ và tin học Về trình độ ngoại ngữ: Trước khi được tuyển dụng vào làm việc theo các chức danh chuyên môn của UBND, thì công chức được thi tuyển với những yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, tùy từng vị trí công tác mà yêu cầu về trình độ ngoại ngữ sẽ khác nhau. Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của công chức phường được thể hiện qua bảng 2.8. 59 Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ của công chức phường T T Chức danh Tổng số Trình độ Đại học, CĐ Trung cấp Chứng chỉ A,B,C Không có ngoại ngữ 1 Chỉ huy trưởng Quân sự 7 0 0 2 5 2 Văn phòng – Thống kê 19 0 0 14 5 3 Địa chính – Xây dựng 17 0 0 15 2 4 Tài chính – Kế toán 9 0 0 6 3 5 Tư pháp – Hộ tịch 12 1 0 11 0 6 Văn hóa – Xã hội 14 0 0 11 3 Tổng 78 1 0 59 18 Tỷ lệ % 1,3 0 75,6 23,1 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy có 01 công chức có trình độ đại học hoặc cao đẳng ngoại ngữ (chiếm 1,3%), 59 người có chứng chỉ A,B,C, (chiếm 75,6%) có 18 người ko có chứng chỉ hoặc bằng cấp về ngoại ngữ (chiếm 23,1%). Như vậy có sự chênh lệch khá cao giữa những công chức có trình độ ngoại ngữ chuyên môn với những công chức chỉ có chứng chỉ. Dưới yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế - xã hội, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì một trong những đòi hỏi thiết yếu đối với đội ngũ công chức nói chung và công chức phường nói riêng là 60 yêu cầu về ngoại ngữ. Hiện nay, do đòi hỏi của thực tế mà yêu cầu công chức không những chỉ có các chứng chỉ trong nước mà cần có những chứng chỉ quốc tế như TOEIC, TOEFL, IELTS Về trình độ tin học: Trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ, thời đại của công nghệ thông tin và với xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa nền kinh tế của các quốc gia trên toàn cầu trở thành xu thế chung thì kiến thức về tin học, ngoại ngữ là không thể thiếu đối với bất kỳ ai dù công tác ở bất kỳ cương vị, lĩnh vực hay vị trí công tác nào. Bảng 2.9: Trình độ tin học của công chức phường TT Chức danh Tổng số Trình độ tin học A trở lên Số người Tỷ lệ % 1 Chỉ huy trưởng Quân sự 7 2 42,9 2 Văn phòng – Thống kê 19 19 100 3 Địa chính – Xây dựng 17 17 100 4 Tài chính – Kế toán 9 9 100 5 Tư pháp – Hộ tịch 12 12 100 6 Văn hóa – Xã hội 14 12 85,7 + 78 71 91 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Tổng số công chức phường của thị xã Sơn Tây có trình độ tin học văn phòng từ trình độ A trở lên là 71/78 người (chiếm 91%). Cùng với ngoại ngữ, 61 kiến thức về tin học là một yếu tố cần thiết trong hoạt động công chức phường hiện nay. Yêu cầu về trình độ tin học cũng là một tiêu chuẩn đối với công chức phường, nhằm phục vụ hoạt động công vụ hiệu quả hơn trong điều kiện hiện nay. Qua số liệu về trình độ tin học của công chức phường thị xã Sơn Tây hiện nay có thể nhận thấy đội ngũ này đã đạt chuẩn so với quy định đề ra, có thể đáp ứng về cơ bản việc ứng dụng tin học trong công tác ở địa phương. Tuy nhiên đây mới ở trình độ tin học cơ sở (tin học văn phòng), số người có trình độ tin học là cử nhân còn rất ít. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc của công chức phường thì trong thời gian đến cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng hơn nữa các kiến thức về tin học cho đội ngũ này. 2.3.4. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức phường và sự hài lòng của người dân Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức phường đó là chỉ tiêu đánh giá về mức độ hoàn thành công việc. Kết quả hoàn thành công việc được giao là thước đo quan trọng, chân thực dể đánh giá chất lượng đội ngũ công chức. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức phường: Căn cứ vào Nghị định số 56/NĐ – CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về “Đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức”, Hướng dẫn số 2995/HD – SNV ngày 27/11/2015 của Sở Nội vụ Hà Nội “Về hướng dẫn đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức”. Và hướng dẫn số 187/HD- UBND ngày 8/12/2015 “Về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức” chỉ đạo các đơn vị UBND cấp xã triển khai, quán triệt và thực hiện tiến hành đánh giá phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ đối tượng công chức chuyên môn xã, phường. 62 (Nguồn phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây 2017) Hình 2.3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức phường Như vậy qua bảng kết quả trên ta thấy, công chức phường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, thậm chí còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong năm 2017, theo kết quả đánh giá thì có 9% công chức phường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 83% công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn lại 8% hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực tỷ lệ cao thuộc về công chức nữ, một số công chức trong thời gian thai sản, hoặc nghỉ ốmnên kết quả phân loại cuối năm chỉ hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải do hạn chế về năng lực. Đồng thời để đảm bảo khách quan trong việc đánh giá chính xác hơn nữa về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cong_chuc_phuong_thi_xa_son_tay_thanh_ph.pdf
Tài liệu liên quan