LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LưỢNG CÔNG CHỨC VĂN
PHÒNG UBND HUYỆN. 10
1.1 Văn phòng UBND huyện. 10
1.2. Công chức văn phòng UBND huyện . 15
1.3. Chất lượng công chức văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện . 18
CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LưỢNG CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG
HUYỆN MOUN LA PA MOUK, TỈNH CHAM PA SACK. NưỚC CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO . 37
2.1. Khái quát chung về Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện và đội ngũ công
chức văn phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện Moun La pa Mouk, tỉnh
Champasack, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào . 37
2.2. Chất lượng công chức văn phòng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Moun
La pa Mouk, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào . 40
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức văn phòng thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện Moun La pa Mouk, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào. 54
2.4. Đánh giá chung về chất lượng công chức văn phòng thuộc UBND huyện
Moun La pa Mouk, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào. 66
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức văn phòng huyện Moun La Pa Mouk, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38
của UBND; giúp UBND huyện; tham mƣu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo,
điều hành của Chủ tịch UBND; UBND và các cơ quan nhà nƣớc ở địa
phƣơng; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND.
Văn phòng UBND huyện làm theo kế hoạch của thủ trƣởng. Cơ cấu
văn phòng cấp này gồm có Chánh Văn phòng, các phó chánh văn phòng và
các bộ phận chuyên môn.
Chánh văn phòng là ngƣời lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của
văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định, chịu trách nhiệm trƣớc
Chủ tịch UBND huyện về toàn bộ công tác của văn phòng.
Chánh văn phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của
UBND huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ
quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
Chánh văn phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của văn phòng và các công việc đƣợc UBND, Chủ tịch
UBND huyện phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
và chịu trách nhiệm khi để tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức,
đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
Chánh văn phòng có trách nhiệm báo cáo với UBND, chủ tịch UBND
huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình;
báo cáo công tác trƣớc UBND cùng cấp khi đƣợc yêu cầu; phối hợp với ngƣời
đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải
quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Phó chánh văn phòng là ngƣời giúp việc cho Chánh văn phòng trên một
số lĩnh vực công tác do Chánh văn phòng phân công.
Giúp việc cho Chánh, phó chánh văn phòng là các tổ chức giúp việc,
trong đó tối thiểu có các bộ phận sau: Đơn vị nghiên cứu tổng hợp, đơn vị tổ
39
chức thanh tra, đơn vị quản lý hành chính và tài chính, đơn vị cơ sở chính trị,
đơn vị hành chính đô thị.
Sơ đồ 1 tổ chức bộ máy văn phòng UBND huyện Moun La pa Mouk
Chánh Văn phòng UBND, Phó chánh Văn phòng UBND huyện do chủ
tịch UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật theo phân cấp
và theo quy định của pháp luật.
Biên chế Văn phòng UBND huyện do Chủ tịch UBND huyện bổ
nhiệm hàng năm theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND và trƣởng Ban
tổ chức Huyện.
Tóm lại văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu
nhập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều hành của lãnh đạo,
đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung của
cơ quan, tổ chức đó.
2.1.2. Đội ngũ công chức văn phòng UBND huyện Moun La pa Mouk
Văn phòng UBND huyện có 5 phòng đƣợc UBND huyện giao chỉ tiêu
biên chế và cấp phát quỹ tiền lƣơng
Chánh Văn phòng
Phó chánh 1 Phó chánh 2
Đơn vị
nghiên
cứu tổng
hợp
Đơn vị tổ
chức thanh
tra
Đơn vị
QLHC và
tài chính
Đơn vị
cơ sở
chính trị
Đơn vị
hành
chính đô
thị
40
Tổng biên chế quản lý hành chính của Văn phòng UBND huyện tính tại
thời điểm 31/10/2019 là 54 ngƣời trong đó 30 nam, 24 nữ.
Đa số cán bộ Văn phòng UBND có lập trƣờng tƣ tƣởng mạnh về chính
trị vững vàng, có khả năng vƣợt qua khó khăn tình hình biến đổi trong nƣớc
và Quốc tế, thống nhất với đƣờng lối của Đảng, tôn trọng điều lệ Đảng và
pháp luật, không có tƣ tƣởng nhiều Đảng, không lợi dụng quyền và chức vụ,
không nhận tham nhũng... Quyết tâm phấn đấu bảo vệ đƣờng lối phẩm chất
chính trị của đội ngũ cán bộ công chức Văn phòng UBND huyện nhận thức
đúng đắn về đƣờng lối chính sách của Đảng và góp phần nâng cao hiệu quả
trong việc tổ chức thực hiện.
Bảng 1 : Số lƣợng công chức văn phòng UBND huyện Moun La pa Mouk
(Đơn vị tính: Ngƣời)
Lãnh đạo, các phòng/ Trung tâm Tổng số
1 Lãnh đạo Văn phòng 3
2 Đơn vị nghiên cứu tổng hợp 16
3 Đơn vị tổ chức thanh tra 8
4 Đơn vị QLHC và tài chính 10
5 Đơn vị cơ sở chính trị 9
6 Đơn vị hành chính đô thị 8
TỔNG CỘNG 54
2.2. Chất lƣợng công chức văn phòng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Moun La pa Mouk, tỉnh Champasack, nƣớc CHDCND Lào
2.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
Đạo đức là nền tảng, là “gốc” của con ngƣời, đối với CC của UBND
Huyện Moun La pa Mouk. Nếu đội ngũ CC văn phòng UBND huyện có lối
sống trong sạch, lành mạnh sẽ có uy tín không chỉ trên địa bàn huyện mà cả ở
các địa phƣơng khác và thậm chí còn đối với các tổ chức quốc tế. Ngƣợc lại,
41
sự suy thoái về đạo đức, lối sống của họ không chỉ là nguyên nhân của các tệ
nạn quan liêu, tham nhũng mà còn là nguy cơ đe dọa đến uy tín của Đảng, sự
sống còn của chế độ. Nhìn chung, đội ngũ CC Văn phòng của UBND
huyện Moun La pa Mouk Văn đều có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành
mạnh, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và hầu
hết đều tiên phong trong mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên cách
ứng xử của một số CC văn phòng còn hạn chế trong quá trình thực thi công
vụ, tác phong làm việc chƣa thực sự đổi mới, giải quyết công việc cho tổ
chức, công dân có khi chƣa xác định đúng vị trí của mình.
Qua điều tra ngƣời dân trên địa bàn Huyện Moun La pa Mouk cho
thấy, đánh giá về phẩm chất chính trị và đạo đức của đội ngũ CC văn phòng
UBND huyện Moun La pa Mouk đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt, 80% ngƣời dân
rất hài lòng và hài lòng về phẩm chất chính trị, đạo đức của CC văn phòng.
Tuy nhiên, còn tỷ lệ nhỏ nhƣng cũng đáng chú ý 2% cán bộ trong số những
ngƣời đƣợc hỏi thì không hài lòng về phẩm chất chính trị và đạo đức của CC
văn phòng trong cơ quan. Do đó cần chú ý đến việc nâng cao chất lƣợng đội
ngũ CBCC trong cơ quan, đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống,
tƣ tƣởng của CC văn phòng. Tạo sự hài lòng tin tƣởng của ngƣời dân.
2.2.2. Về trình độ đào tạo, chuyên môn
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức Văn phòng
UBND huyện Moun La pa Mouk đƣợc thể hiện qua số liệu tại bảng 2cho
thấy tổng số công chức văn phòng tăng, giảm không đáng kể, chỉ là một tỷ lệ
rất nhỏ nhƣng số công chức có trình độ trên đại học năm 2017 đã có tăng
(Năm 2017 tăng 1,88% so với năm 2016). Số công chức có trình độ đại học
năm 2014 đã giảm 1,88 % so với 2 năm trƣớc đó,nguyên nhân là do có công
chức có trình độ đại học đƣợc cử đi học cao học . Số công chức có trình độ
cao đẳng, trung cấp, sơ cấp hầu nhƣ không tăng qua mỗi năm. Những con số
42
trên cho thấy các năm qua ý thức nâng cao trình độ chuyên môn trong mỗi
côngchức và công tác đào tạo, khuyến khích, bồi dƣỡng vẫn chƣa đƣợc Cấp
ủy và lãnh đạo văn phòng quan tâm, chú trọng, hoặc có nhƣng tỷ lệ vẫn
chƣa cao.
Lãnh đạo Văn phòng UBND huyệngồm có 4 ngƣời: 1 Chánh Văn
phòng và 2 Phó Chánh Văn phòng đều đạt chuẩn cao về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, chính trị, tin học,ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp,
kinh nghiệm thực tiễn công tác nên đã giúp cho bộ máy điều hành tại Văn
phòng UBND huyện hoạt động tốt và có rất nhiều thuận lợi.
Bảng 2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức văn phòng
UBND huyện qua các năm 2015 - 2019
Năm
Trình độ
2015 2016 2017 2018 2019
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Tiến sĩ 0 0 0 0 0
Thạc sĩ 0 0 1 1,88 1 1,88 1 1,88
Đại học 30 56,6 30 56,6 29 53,7 29 53,7 29 53,7
Cao
đẳng
18 33,9 19 35,1 20 37,0 20 37,0 20 37,0
Trung
cấp
4 7,54 4 7,54 3 5,55 3 5,55 3 5,55
Sơ cấp 1 1,88 1 1,88 1 1,88 1 1,88 1 1,88
Tổng 53 100 54 100 54 100 54 100 54 100
2.2.3. Trình độ ngoại ngữ
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, với chính sách kêu gọi, thu hút và xúc
tiến đầu tƣ các doanh nghiệp vốn nƣớc ngoài đến Huyện Moun La pa Mouk
43
ngày càng nhiều. Do đó, biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công chức trong vấn đề giao tiếp, xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ, làm
việc với các đối tác nƣớc ngoài. Vì thế, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ
thì công chức phải thông thạo về ngoại ngữ nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu
cầu công việc. Qua công tác thống kê từ năm 2015 đến năm 2019 tại bảng cho
thấy tỷ lệ công chức có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ và đại học khá cao,
chiếm tỷ lệ trên 80% so với tổng số công chức hàng năm của Văn phòng
UBND huyện, còn lại tỷ lệ chƣa qua đào tạo hàng năm chiếm tỷ lệ dƣới
20%.Số công chức đã qua đào tạo chính quy về ngoại ngữ là con số rất nhỏ
trong tổngsố công chức Văn phòng, còn lại hầu hết đều đƣợc đào tạo theo
hình thức chứng chỉnhƣng chỉ một số rất ít có trình độ thực sự, có khả năng
giao tiếp, phục vụcông tác. Đây là một điểm hạn chế trong công tác đối ngoại,
mà nhất là trong giai đoạn đất nƣớc chúng ta đang ở thời kỳ hội nhập quốc tế
sâu, rộng.
Cùng với xu thế mở cửa hội nhập, đội ngũ CC Văn phòng huyện rất
cần phải có trình độ ngoại ngữ để có thể đọc tài liệu nƣớcngoài phục vụ
cho công tác chuyên môn và có thể tham gia các hội nghị, hộithảo có yếu
tố nƣớc ngoài.
Với trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CC Văn phòng huyện nhƣ hiện
nay thì rất khó để tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và giaolƣu trao đổi
kinh nghiệm quản lý với các quốc gia khác. Yêu cầu này đặt ra cho lãnh đạo
UBND huyện cần phải có kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho CC Văn phòng,
giúp họ đáp ứng tốt hơn trong bối cảnh mới
44
Bảng 3 : Phân loại công chức theo trình độ ngoại ngữ
Năm
Loại
hình
2015 2016 2017 2018 2019
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
Sl
Tỷ
lệ
(%)
Đại học 0 0 0 1 2,2 5 9,25
Chứng chỉ 30 55,5 36 66,6 40 74,0 45 83,3 45 83,3
Chƣa qua
ĐT
24 44,5 18 33,4 14 25,9 8 14,5 4 7,5
2.2.4. Trình độ tin học ứng dụng công nghệ thông tin
Trình độ tin học, ứng dụng công nghệ thông tin của công chức Văn
phòng UBND huyện đƣợc thể hiện ở bảng 4. Qua số liệu cho thấy số lƣợng
công chức có trình độ tin học căn bản chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số
công chức Văn phòng. Hầu hết công chức làm công tác nghiên cứu, tham
mƣu đều có trình độ tin học căn bản (trình độ A, B) trở lên, đa số đều biết
các chức năng cơ bản của máy tính, soạn thảo văn bản, truy cập internet để
tìm hiểu thông tin cần thiết phục vụ công việc chuyên môn. Số công chức
chƣa qua đào tạo chủ yếu là đội xe văn phòng, lực lƣợng này không sử
dụng tin học trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng sử dụng máy
tính vẫn còn là hạn chế đối với một số ítcông chức lớn tuổi. Việc học tin
học càng khó khăn hơn cho thế hệ cán bộ này. Đa số chỉ tiếp thu một cách
máy móc, thụ động nên khi ứng dụng vào thực tế công việc hàng ngày
thƣờng gặp nhiều khó khăn, lúng túng
45
Bảng 4: Phân loại công chức theo trình độ tin học, ứng dụng CNTT
Năm
Loại hình
2015 2016 2017 2018 2019
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Đại học 0 0 0 5 9,25 8 14,8
Chứng chỉ A 49 90,7 49 90,7 49 90,7 45 83,3 42 77,7
Chƣa qua
ĐT
5 9,3 5 9,3 5 9,3 4 7,45 4 7,45
Để đáp ứng yêu cầu công việc, việc cập nhật kiến thức về tin học
thƣờng xuyên cho CC văn phòng trong thời gian tới là cần thiết, đặc biệt là tin
học văn phòng phục vụ công tác quản lý HCNN, đáp ứng với yêu cầu của
công tác CCHC và hiện đại hóa nền HCNN.
2.2.5. Trình độ lý luận chính trị
Số lƣợng công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp chiếm tỷ lệ cao;
có trình độ cử nhân, cao cấp, trung cấp qua các năm từ năm 2015 đến năm
2019 khôngcó nhiều biến động. Số lƣợng công chức có trình độ lý luận chính
trị chiếm tỷ lệ lớn. Số lƣợng công chức chƣa qua đào tạo chiếm 10%, nguyên
nhân là do đâylà số công chức ở các vị trí lái xe, bảo vệ, lễ tân. Do đặc thù
công việc nên chƣa bốtrí tham gia các lớp học chính trị, một số công chức thì
mới đƣợc tuyển vào cơ quannên chƣa bố trí đào tạo. Số lƣợng công chức có
trình độ sơ cấp cũng chiếm tỷ lệ 14-15%,điều này đặt ra yêu cầu trong thời
gian tới, cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công
chức Văn phòng.
46
Bảng 5: Phân loại công chức theo trình độ lý luận chính trị
Năm
Loại hình
2015 2016 2017 2018 2019
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Cao cấp 8 14,4 8 14,4 9 14,6 9 14,9 9 14,9
Trung cấp 33 61,9 33 61,9 32 61,7 33 64,7 34 66,8
Sơ cấp 8 14,4 8 14,4 8 14,4 7 12,9 6 11,1
Chƣa qua
ĐT
5 9,3 5 9,3 5 9,3 4 7,45 4 7,45
2.2.6. Trình độ quản lý nhà nước
Qua Bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ công chức có trình độ QLNN ngạch
chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp chiếm tỷ lệ khá cao,
trên 70%. Bồi dƣỡng kiến thức QLNN rất quan trọng đối với đội ngũ công
chức, bởi vì sau khi đƣợc tuyển dụng vào công chức thì công chức phải trải
qua lớp bồi dƣỡng kỹ năng QLNN để làm quen với công việc đảm nhận trong
cơ quan QLNN, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính hiện nay.
Bảng 6: Phân loại công chức theo trình độ quản lý nhà nƣớc
Năm
Loại hình
2015 2016 2017 2018 2019
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Chuyên viên
cao cấp
8 14,4 8 14,4 9 14,9 9 14,9 9 14,9
Chuyên viên
chính
8 14,4 8 14,4 10 18,5 10 18,5 12 22,2
Chuyên viên
và
tƣơng đƣơng
22 40,7 22 40,7 20 37 21 38,8 20 37,
Cán sự 16 30,5 16 30,5 15 29,6 14 27,8 13 25,9
47
2.2.7. Về độ tuổi và kinh nghiệm công tác
Ngoài các yếu tố về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, chính
trị thì cơ cấu độ tuổi lao động phần nào phản ánh thực trạng về chất lƣợng,
tiềm năng và triển vọng phát triển của đội ngũ công chức. Hiện nay, đội ngũ
công chức có độ tuổi ở khoảng 41 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số công
chức Văn phòng UBND huyện. Độ tuổi này đã có đủ thời gian để tích luỹ kinh
nghiệm sống và làm. Những ngƣời ở tuổi 45 trở lên hầu hết đều có thời gian
tham gia cách mạng, đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong công tác ở nhiều lĩnh
vực, nhiều địa bàn của Huyện. Đây là những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững
vàng vì đã đƣợc thử thách, rèn luyện trong thời kỳ khó khăn của đất nƣớc nói
chung và của huyện nói riêng - thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, nay hầu hết
đã sắp về hƣu. Còn những công chức ở lứa tuổi 40 trở xuống, đa số chƣa đƣợc
thử thách nhiều. Lứa tuổi này trƣởngthành trong điều kiện hoà bình, hầu hết số
công chức này thƣờng đƣợc bố trí theo sở trƣờng, chuyên môn đã đƣợc đào tạo
và ít khi phải thuyên chuyển sang ngành khác, lĩnh vực khác. Nhờ vậy, tuy thiếu
kinh nghiệm sống hơn nhƣng những ngƣời này cócơ hội để đƣợc thử thách về
khả năng đi sâu vào một lĩnh vực chuyên môn hơn thế hệ trƣớc.
2.2.8. Kết quả đánh giá, xếp loại thi đua công chức
Đánh giá, xếp loại thi đua công chức hàng năm là nội dung quan trọng
cầnthực hiện ở mỗi cơ quan, tổ chức. Đây cũng là phƣơng pháp nhằm khuyến
khích công chức phát huy tƣ duy, sáng tạo; động viên tinh thần để mỗi công
chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.Kết quả đánh giá, xếp
loại thi đua của công chức Văn phòng UBND huyện qua các năm 2015 đến 2019
cho thấy hàng năm số công chức đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đạt ở
mức khoảng 55% - 60%, số đạt danh hiệu Lao động tiên tiến là rất ít trong tổng
số công chức Văn phòng. Ở 2 danh hiệu này có sự phân bổ cho nhau. Nếu tỷ lệ
công chức đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở caohơn thì tỷ lệ đạt danh hiệu
Lao động tiên tiến sẽ giảm xuống và ngƣợc lại. Những cá nhân đạt 1 trong 2
danh hiệu này thì đƣợc công nhận của Chánh Văn phòng UBND huyện và đƣợc
48
thƣởng ở theo định mức của nhà nƣớc. Ở danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp huyện
đòi hỏi tiêu chuẩn để đƣợc xem xét, bình chọn cao hơn và đƣợc thực hiện bởi
Hội đồng thi đua khen thƣởng cấp huyện nên tỷ lệ đạt danh hiệu này rất thấp.
Danh hiệu này đƣợc công nhận bởi Chủ tịch UBND huyện
Tóm lại, qua các số liệu trên cho thấy về trình độ chuyên môn của đội
ngũ công chức Văn phòng UBND huyện tƣơng đối đáp ứng với tình hình hiện
nay của Huyện. Tỷ lệ công chức có trình độ đại học, trên đại học ngày càng
tăng. Độingũ công chức mới đƣợc tuyển dụng đảm bảo chất lƣợng, đúng tiêu
chuẩn. Việc đào tạo, bồi dƣỡng đã góp phần đáng kể trong công tác chuẩn hóa
công chức. Hầu hết số ngƣời đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đã đƣợc nâng lên đáp ứng cơ bản yêu cầu
nhiệm vụ đƣợc giao.
2.2.9 . Mức độ hoàn thành công việc
Việc đánh giá công chức văn phòng thuộc UBND huyện Moun La pa
Mouk đƣợc thực hiện theo các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh
Cham pa sack hƣớng dẫn về việc đánh giá, phân loại công chức viên chức
hàng năm. Việc đánh giá công chức hàng năm là cơ sở cho việc nhận xét,
đánh giá CBCC khi bổ nhiệm, luân chuyển, điều động.
Biểu đồ 1: Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của công chức văn
phòng UBND huyện Moun La pa Mouk
(Nguồn số liệu tác giả điều tra tại)
16,70%
76,70%
6,60% 0%
Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao
Hoàn thành xuất sắc
Hoàn thành tốt
Hoàn thành nhưng còn hạn
chế về năng lực
Không hoàn thành
49
Dựa vào biểu đồ ta thấy, chủ yếu đội ngũ công chức văn phòng UBND
huyện xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 76,7%. Tỷ lệ công chức xếp loại
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 16,6%. Chỉ có 6,6% công chức hoàn thành
nhƣng còn hạn chế về năng lực. Không có công chức nào không hoàn thành
nhiệm vụ. Có thể nói kết quả đánh giá công chức hiện nay chủ yếu ở mức tƣơng
đối tin cậy, nghĩa là họ chƣa thực sự tin rằng kết quả đó là đúng đắn, khách quan.
Số ngƣời cho rằng kết quả đánh giá công chức thiếu tin cậy chƣa phản ánh đúng
tình hình thực tế, công chức thiếu niềm tin vào chính kết quả đánh giá của cơ
quan mình. Việc sử dụng kết quả đánh giá công chức cho hoạt động quản lý, kết
quả đánh giá công chức hàng năm không đƣợc sử dụng trực tiếp và là căn cứ cho
các đánh giá khác mà chỉ đƣợc lƣu hồ sơ lý lịch của công chức và là căn cứ để
xác định các danh hiệu thi đua. Điều này đã làm cho các chủ thể đánh giá và đối
tƣợng đánh giá không coi trọng tính thực chất của kết quả đánh giá cuối năm, vì
đánh giá tốt cho ngƣời khác cũng không ảnh hƣởng nhiều đến bản thân mình,
thậm chí còn tốt cho cơ quan để đạt đƣợc các danh hiệu thi đua khác.
2.2.10. Kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức
Đây đƣợc gọi là mối quan hệ bên trong của tổ chức giữa các cá nhân
với nhau nhƣ giữa lãnh đạo với công chức, giữa các công chức với nhau, giữa
các công chức với các ban, ngành, đoàn thể. Khi có sự phối hợp nhịp nhàng
thì hoạt động đƣợc thông suốt, hiệu quả và ngƣợc lại khi có sự thiếu phối hợp,
gắn kết thì hoạt động sẽ chậm chạp và không hiệu quả.
Thực tiễn giữa các công việc có sự đan xen và phối hợp của nhiều ban
ngành, cá nhân mới giải quyết đƣợc nên yêu cầu công chức văn phòng phải có
sự phối hợp trong giải quyết công việc. Mối quan hệ giữa công chức Văn phòng
Ủy ban với lãnh đạo, với Đảng ủy, với các tổ chức chính trị - xã hội khác.Mối
quan hệ giữa công chức văn phòng với cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. Có
thể nói, có nhiều mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài tổ chức do vậy không
phải lúc nào các mối quan hệ trong tổ chức đƣợc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi vì
50
trong công việc luôn có thể dẫn đến sự va chạm hay xung đột giữa các bộ phận.
Vì vậy, kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức rất quan
trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thực thi công vụ.
Qua khảo sát đối với Văn phòng UBND huyện về kỹ năng phối hợp và
giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức kết quả nhƣ sau:
Biểu đồ 2: Kỹ năng phối hợp và giải quyết các
mối quan hệ trong tổ chức
(Nguồn số liệu tác giả điều tra )
Qua biểu đồ cho ta thấy, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ công chức văn
phòng UBND còn chƣa thực sự có sự phối hợp và giải quyết các mối quan hệ
trong cơ quan đƣợc tốt. Có 10% có sự phối hợp và giải quyết các mối quan hệ
trong cơ quan là kém và cũng còn tỷ lệ không nhỏ 13,3% là yếu. Đa số công
chức nhận thấy kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức
của mình là bình thƣờng. Có 16,7 % công chức nhận thấy kỹ năng này của mình
là tốt tạo động lực cho giải quyết các công việc hiệu quả. Có 10% công chức có
kỹ năng rất tốt tạo xung lực để giải quyết và hoàn thành tốt các công việc đƣợc
giao. Có thể nói, kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức
rất quan trọng không chỉ giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong của tổ chức mà
góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan tổ chức nhƣ đoàn kết, gắn bó và
tạo nên sức mạnh để cơ quan, tổ chức hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra tạo tâm
lý hăng say làm việc từ đó sẽ tạo đƣợc niềm tin của nhân dân. Tuy nhiên, hiện
16,70%
20%
40,00%
13,30%
10%
Kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong tổ
chức
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Yếu
Kém
51
nay có thể nói kỹ năng này chƣa đƣợc chú trọng đối với công chức ở cơ sở nói
chung, công chức Văn phòng nói riêng nên kỹ năng này ở công chức còn yếu và
chƣa thực sự đƣợc chú trọng rèn luyện, đào tạo kỹ năng mềm là một yếu tố đóng
góp cho sự thành công, tƣ tin của mỗi cá nhận.
2.2.11. Kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức
Trong quá trình làm việc của Công chức văn phòng UBND luôn có
nhiều tình huống phát sinh đòi hỏi ngƣời công chức luôn phải học tập, rèn
luyện, trau dồi kiến thức áp dụng với thực tiễn để giải quyết các vấn đề hàng
ngày trong quá trình làm việc.
Các tình huống trong giao tiếp, đối thoại với công dân; tình huống phát
sinh trong chuyên môn và thực tiễn mà chƣa có văn bản nào quy định cách
giải quyết... Các tình huống trong quá trình làm việc của ngƣời công chức văn
phòng UBND luôn cần phải xử lý sao cho có lý, có tình vừa đúng chuyên
môn lại vừa đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Tác giả đã tiến hành khảo sát với công chức Văn phòng UBND huyện
về kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống trong quá trình làm việc nhƣ sau:
Biểu đồ 3: Kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống thực tế trong
quá trình làm việc
(Nguồn số liệu tác giả điều tra)
52
Đây là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng không chỉ với riêng công
chức Văn phòng mà còn cần thiết đối với mọi CBCC. Nếu không linh hoạt
trong xử lý và giải quyết tình huống sẽ dẫn đến lúng túng trong quá trình làm
việc. Cụ thể chỉ có 10% công chức kỹ năng ở mực rất tốt, 20% công chức
đƣợc đánh giá là tốt, trong khi đó kỹ năng này ở mức trung bình tạm chấp
nhận đƣợc là 33,3%. Điều đáng lƣu ý là 23,4% là tỷ lệ ở mức xử lý và giải
quyết các tình huống thực tế yếu và còn 13,3% ở tỷ lệ kém. Đặc biệt, những
công chức trẻ còn thiếu kinh nghiệm cần đƣợc rèn luyện nhiều hơn. Các công
chức chia sẻ là các tình huống trong thực tế rất đa dạng, phức tạp luôn thay
đổi, biến đổi không ngừng, tuy nhiên các văn bản quy phạm pháp luật còn
chƣa quy định kịp thời những tình huống phát sinh nên tạo khó khăn trong
việc giải quyết. Mặt khác, bản thân các công chức cũng ngại va chạm với
những tình huống phức tạp, khó khăn.
Do vậy, trong thời gian tới cần phải nâng cao năng lực xử lý và giải
quyết các tình huống thực tế trong quá trình làm việc để giúp họ không chỉ
nâng cao năng lực mà còn giải quyết những mâu thuẫn phát sinh tiềm tàng,
tạo sự tin tƣởng.
2.2.12. Kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống thực tế trong quá trình
làm việc
Trong hoạt động công vụ của công chức văn phòng luôn có nhiều
tình huống phát sinh đòi hỏi ngƣời công chức văn phòng luôn phải học tập,
rèn luyện, trau dồi kiến thức áp dụng với thực tiễn để giải quyết các vấn đề
hàng ngày.
Các tình huống trong giao tiếp, đối thoại với công dân; tình huống phát
sinh trong chuyên môn và thực tiễn mà chƣa có văn bản nào quy định cách
giải quyết... Các tình huống trong quá trình thực thi công vụ của ngƣời công
chức văn phòng luôn cần phải xử lý sao cho có lý, có tình vừa đúng chuyên
53
môn lại vừa đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của
công dân và sự quản lý của nhà nƣớc đƣợc hiệu lực, hiệu quả.
Tác giả đã tiến hành khảo sát với công chức văn phòng về kỹ năng xử
lý và giải quyết tình huống trong hoạt động công vụ kết quả nhƣ sau:
Biểu đồ 4: Kỹ năng xử lý và giải quyết các tình huống thực tế trong
thực thi công vụ
(Nguồn số liệu tác giả điều tra)
Đây là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng không chỉ với riêng công
chức Văn phòng mà còn cần thiết đối với mọi CBCC. Cơ quan nhà nƣớc là
nơi để ngƣời dân phản ánh những bức xúc, những kiến nghị với chính quyền.
Công chức Văn phòng là những ngƣời đầu tiên lắng nghenhững kiến nghị đó
của ngƣời dân nên đòi hỏi phải thực sự bản lĩnh, có kỹ năng xử lý và giải
quyết các tình huống thực sự tốt với tinh thần trách nhiệm, tận tụy và lắng
nghe. Tuy nhiên, qua khảo sát, điều tra thì thực tế công chức Văn phòng thì
năng này thực sự cần phải đƣợc nâng cao và rèn luyện trong thực tiễn. Cụ thể
chỉ có 10% công chức kỹ năng ở mực rất tốt, 20% công chức đƣợc đánh giá là
tốt, trong khi đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_cong_chuc_van_phong_huyen_moun_la_pa_mou.pdf