MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .6
3. Lịch sử nghiên cứu.7
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .8
5. Phạm vi nghiên cứu .9
6. Cấu trúc đề tài: bao gồm mở đầu, nội dung và kết luận, cụ thể: .9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘCSỐNG. 10
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống .10
1.1.1. Quan niệm về chất lượng cuộc sống .10
1.1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư .12
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư .25
1.2. Thực tiễn về CLCS dân cư trên thế giới và tỉnh Đồng Nai.27
1.2.1. Trên thế giới .27
1.2.2. Khái quát về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai.30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN
ĐỊNH QUÁN. 41
2.1. Khái quát về huyện Định Quán.41
2.2 Các nhân tố ảnh hưởngđến CLCS dân cư huyện Định Quán .43
2.2.1 Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .43
2.2.2 Nhân tố kinh tế xã hội .47
2.3. Hiện trạng chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán.58
2.3.1. Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và chi tiêu .58
2.3.2. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng.62
2.3.3. Tiêu chí về giáo dục .63
2.3.4. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe .66
2.3.5. Điều kiện sống của các hộ gia đình.68
2.3.6. Mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần .704
2.3.7. Vấn đề môi trường.73
2.4. Đánh giá tổng hợp về CLCS dân cư huyện Định Quán .74
2.5. Nguyên nhân của thực trạng CLCS dân cư ở huyện Định Quán.76
2.5.1. Nguyên nhân chủ quan .76
2.5.2. Nguyên nhân khách quan .77
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCUỘC
SỐNG DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH QUÁN . 80
3.1. Căn cứ xây dựng định hướng các định hướng và giải pháp.80
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến CLCS dân cư.80
3.1.2. Kết quả nghiên cứu hiện trạng CLCS dân cư huyện Định Quán giai đoạn 1999–2010 .81
3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao CLCS của dân cư .81
3.2.1 Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.81
3.2.2. Một số định hướng phát triển kinh tế xã hội.83
3.3. Một số giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Định Quán.86
3.3.1. Nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế.86
3.3.2. Xóa đói giảm nghèo .87
3.3.3. Nhóm giải pháp về đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng .88
3.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe .89
3.3.5. Nhóm giải pháp về giáo dục,đào tạo nghề và giải quyết việc làm.90
3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao điều kiện sống và môi trường.92
3.3.7. Nhóm giải pháp nâng cao đời sống tinh thần và an ninh xã hội .93
3.3.8. Nhóm giải pháp về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực của
phụ nữ.94
KẾT LUẬN . 96
TÀI LIỆ
106 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẠNGCHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
HUYỆN ĐỊNH QUÁN
2.1. Khái quát về huyện Định Quán
Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thuộc Đông Nam bộ, với tọa độ địa lý: 11000’30’’B
– 11025’00’’B và 107007’30’’Đ - 107030’00’’Đ.Về ranh giới hành chính, huyện nằm ở
phía Đông tỉnh Đồng Nai có ranh giới tiếp giáp với huyện Tân Phú ở phía Đông và Bắc,
giáp tỉnh Bình Thuận ở phía Đông Nam, giáp với huyện Thống Nhất và Xuân Lộc ở phía
Nam và phía Tây giáp với huyện Vĩnh Cửu.
Bảng 2.1. Diện tích, % diện tích và dân số các đơn vị hành chính huyện 2012
STT Đơn vị hành chính
Diện tích tự
nhiên (km2)
% Diện tích so
toàn huyện
Dân số
(người)
Toàn huyện 971,09 100.0% 203.865
1 Gia Canh 171,77 17,7 17.536
2 La Ngà 82,42 8,5 15.757
3 Ngọc Định 43,52 4,5 8.942
4 Phú Cường 56,76 5,8 13.436
5 Phú Hòa 15,63 1,6 6.259
6 Phú Ngọc 70,29 7,2 16.652
7 Phú Lợi 25,57 2,6 14.926
8 Phú Tân 44,88 4,6 10.450
9 Phú Túc 27,96 2,9 14.097
10 Phú Vinh 24,37 2,5 17.277
11 Suối Nho 33,25 3,4 14.675
12 Thanh Sơn 313,45 32,3 21.415
13 Thị trấn Định Quán 9,97 1,0 20.763
14 Túc Trưng 51,25 5,3 11.680
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán- năm 2012)
42
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2012
Huyện nằm dọc theo QL.20 – nối QL.1 qua ngã 3 Dầu Giây, trung tâm hành chính của
huyện là thị trấn Định Quán cách Tp. Biên Hòa 90km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120km về
phía Tây Nam và cách Tp. Đà Lạt 185km về phía Đông Bắc. Huyện nằm hoàn toàn trên trục
giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các trung tâm hành chính thương mại hàng đầu của
Đông Nam Bộ và cao nguyên Lâm Đồng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam dọc theo QL.
20.
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 971,1 km2, chiếm 16,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh –
đứng thứ 2 sau huyện Vĩnh Cửu. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 13 xã:
thị trấn Định Quán, Thanh Sơn, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định, Gia
Canh, Phú Ngọc, La Ngà, Túc Trưng, Phú Túc, Phú Cường, Suối Nho. Ngoài ra Định Quán
43
còn có 17.647,32ha mặt nước thuộc lòng hồ Trị An nằm trong lưu vực hai con sông La Ngà
và sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước mặt quan trọng cho thuỷ điện Trị An và cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt cho huyện và các địa bàn lân cận.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởngđến CLCS dân cư huyện Định Quán
2.2.1 Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.1 Địa hình
Huyện Định Quán có bề mặt địa hình không bằng phẳng do nằm trong miền chuyển
tiếp giữa cao nguyên và khu vực bán bình nguyên. Tại các xã như La Ngà, Ngọc Định, Gia
Canh, Thanh Sơnlà nơi tập trung nhiều gò đồi lượn sóng, và những vùng đất dốc thoải.
Độ nghiêng trung bình khoảng 2,50/km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao trung bình
khoảng 180m so với mực nước biển.
Huyện có thể chia làm 3 tiểu vùng khác nhau do khác biệt về các đặc diểm địa hình và
thổ nhưỡng mà nguyên nhân chủ yếu là do sự chia cắt bởi sông Đồng Nai và sông La Ngà.
Ba tiểu vùng đó gồm: tiểu vùng 1 bao gồm toàn bộ địa bàn xã Thanh Sơn.Tiểu vùng 2 nằm
ở phía Nam bao gồm địa bàn các xã La Ngà, Phú Túc, Túc Trưng, Phú Cường và xã Suối
Nho. Tiểu vùng 3 gồm các đơn vị hành chính còn lại.
2.2.1.2 Khí hậu
Khí hậu huyện Định Quán mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhiệt độ tương đối ổn định quanh năm, tuy có chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên
(Bảo Lộc - Lâm Đồng) nhưng chỉ trong một thời gian ngắn nên hầu như không có mùa đông
lạnh. Một năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
o Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc mang đặc tính
chủ yếu khí hậu nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có mưa. Tuy vậy do ảnh hưởng
của những cánh rừng phía Bắc của huyện nên nhiệt độ không khí có phần nào điều hoà và
dịu đi so với tính chất thực của nó.
o Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng
Đông Nam Bộ, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ Ấn Độ Dương vào nên khí hậu
xích đạo nhiệt đới có đặc tính nóng ẩm và mưa nhiều. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khí
hậu vùng cao nguyên (Bảo Lộc - Lâm Đồng) nên lượng mưa theo mùa tương đối lớn.
44
Nhiệt độ trung bình từ 230C đến 290C, biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày đêm
không lớn, nhiệt độ ít có sự phân hóa theo lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Lượng mưa:vùng cao nguyên Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng có vai trò như là sườn chắn
gió Tây - Nam mang nhiều hơi ẩm từ Ấn Độ Dương vào nên lượng mưa của huyện tương
đối lớn, dao động từ 2500mm - 2800mm /năm, có số ngày mưa khoảng 150 – 160 ngày/nămvà
có sự phân hóa theo mùa rõ rệt:
Mùa khô: Lượng mưa chiếm từ 10% - 15% tổng lượng mưa trong năm, nhưng lượng
bốc hơi cao (chiếm 64% - 67% tổng lượng mưa trong năm), dẫn đến quá trình khoáng hoá
chất hữu cơ nhanh, dung dịch hoà tan các chất Secquioxyt sắt, Nhôm ở tầng sâu dịch chuyển
lên trên bị oxy hoá tạo kết von và đá ong.
Mùa mưa: Lượng mưa chiếm từ 85% - 90% tổng lượng mưa trong năm, mưa lớn cộng
với địa hình dốc làm cho sự rửa trôi và xói mòn mạnh dẫn đến tình trạng phân hoá tầng vỏ
thổ nhưỡng nhanh.
2.2.1.3 Thủy văn
Huyện có 2 tuyến sông quan trọng là sông Đồng Nai và sông La ngà với nhiều đoạn
quanh co uốn khúc tạo nhiều thác ghềnh nên có tiềm năng lớn về thủy điện. Tuy nhiên,
chính điều này lại gây không ít khó khăn cho giao thông đường bộ.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Nam, có độ dốc trung bình 4,6%, độ cao
trung bình toàn lưu vực là 470m, độ cao nguồn là 1.700m, lưu lượng nước ước khoảng 30tỷ
m3/năm.
Sông La Ngà là một phụ lưu của sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Nam của cao
nguyên Bảo Lộc, độ cao trung bình khoảng 800-1.000m, tổng chiều dài khoảng 65km, lưu
lượng nước trung bình 144m3/s. Sông có nhiều ghềnh thác, mùa mưa thường tạo ra lũ lụt,
chiếm khoảng 1/9 tổng lưu lượng nước đổ về cho hồ Trị An.
Do nằm ở vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và bán bình nguyên, địa hình với nhiều
đồi lượn sóng, nhiều đường hợp thủy đã làm cho hệ thống thủy văn của huyện thêm đa dạng
với nhiều suối và ghềnh thác.
2.2.1.4 Tài nguyên đất
Dựa trên cơ sở bản đồ đất huyện Định Quán tỷ lệ 1/25.000 xây dựng theo phương
pháp phân loại của Bộ nông nghiệp năm 1976 và bản đồ đất xây dựng theo phương pháp
45
phân loại của FAOUNESCO của tỉnh Đồng Nai 1/50.000 (1996) được chỉnh lý và bổ sung
để xây dựng bản đồ đất của huyện tỷ lệ 1/25.000. Ở huyện có 05 nhóm đất chính như sau:
o Nhóm đất xám (Acrisols): là nhóm đất chính của huyện với diện tích khoảng 53.627
ha chiếm tỷ lệ 55,2%. Bao gồm có đất xám vàng, xám loang lổ, xám có kết von, trong đó
đất xám vàng là chủ yếu chiếm tới 40.108 ha. Nhóm đất này chủ yếu phát triển trên đá phiến
và đá granite nên nghèo mùn, nghèo các chất dinh dưỡng và chua, thích hợp cho các loại
cây hoa màu như mía, bắp, đậu và một số cây lâu năm như xoài, điều, nhãn.
o Nhóm đất đá bọt (Andosols): với diện tích 4.092 ha chiếm 4,2%, hình thành chủ yếu
trên đá bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bazan và cả kết von nên có hạn chế trong trồng trọt, chủ
yếu tận dụng trồng chuối, đậu và bắp là chính.
o Nhóm đất đỏ (Ferrasols): với diện tích 14.464 ha chiếm 14,9%, hình thành trên đá
bazan, tầng đất dày giàu dinh dưỡng nhất là đạm và lân. Đất đỏ rất thích hợp trồng các loại
cây lâu năm nhất là cao su, cà phê và một số loại cây ăn quả.
o Nhóm đất gley (Gleysols): diện tích 4.274 ha chiếm 4,4%, chủ yếu sử dụng trồng
lúa và một số loại cây ngắn ngày.
o Nhóm đất đen (Luvisols): diện tích 20.652 ha chiếm 21,3%, cũng là loại đất hình
thành trên đá bazan, đặc biệt giàu dinh dưỡng với diện tích đứng thứ 2 sau đất xám. Loại đất
này thích hợp cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
Tính đến năm 2010, huyện vẫn là địa phương có quỹ đất nông nghiệp lớn thứ 2 trong
toàn tỉnh. Trong tổng số 97.109 ha đất tự nhiên, đất nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 77,9%,
đất phi nông nghiệp là 22%, còn lại là đất chưa sử dụng.
Bảng 2.2. Sử dụng quỹ đất huyện Định Quán 2010
STT Nhóm Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 97.109 100
1
1.1
1.2
1.3
1.4
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
75.644,4
39.298,8
35.624,5
676,3
44,8
77,90
40,47
36,69
0,7
0,05
2
2.1
2.2
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
21.402,2
1.461,6
1.781,7
22,04
1,51
1,83
46
2.3
2.4
2.5
2.7
Đất tôn giao, tín ngưuỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng
Đất phi nông nghiệp khác
61,6
66,9
18.030,2
0,27
0,06
0,07
18,57
0,00
3 Đất chưa sử dụng 62,4 0,06
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán năm 2010)
2.2.1.5 Tài nguyên nước
Nước mặt: với hai sông chính là sông Đồng Nai và sông La Ngà là nguồn cung cấp
chính cho sản xuất và sinh hoạt không chỉ cho huyện mà còn cho cả các địa bàn lân cận như
tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Tp.HCM. Tuy nhiên mực nước biến đổi theo mùa với biên
độ rất lớn, mùa khô hầu như cạn kiệt, mùa mưa thường làm ngập úng một số vùng gây ra
không ít khó khăn. Hai sông này có nhiều đoạn quanh co khúc khủy tạo nhiều thác ghềnh
nên có giá trị lớn về thủy điện và thủy lợi.
Nguồn nước từ hồ Trị An nằm trên dòng sông Đồng Nai có diện tích mặt hồ 323 km2,
dung tích toàn phần là 2,765 km3, được thiết kế cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị
An công suất 400MW, sản lượng điện ước đạt 1,7tỷ kWh/năm.
Nước ngầm: với độ sâu từ 6m – 30m (cá biệt có những nơi từ 70m – 80m như ở các
xã: Ngọc Định, Phú Ngọc, La Ngà), là nguồn nước duy nhất phục vụ dân sinh do đến nay
huyện vẫn chưa có hệ thống xử lí và cung cấp nước sạch trên diện rộng. Trữ lượng nước
ngầm trên địa bàn phân bố không đều, tập trung nhiều ở phía Tây Nam và phía Bắc của
huyện với độ sâu chỉ khoảng 5-15m và có chất lượng tốt nên dễ khai thác. Riêng các địa bàn
còn lại (La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định), nguồn nước ngầm nằm sâu (70-80m) và khan
hiếm.
2.2.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Những tài nguyên khoáng sản quan trọng của huyện phải kể đến là đá quý, vật liệu xây
dựng, , thạch anh, nước nóng, nước khoáng Tổng số các mỏ và điểm khoáng sản đã phát
hiện là 20 điểm, trong đó có một số điểm đang được khai thác như đá xây dựng ở Thanh
Tùng (Gia Canh), đất sét làm gạch ngói ở Phú Cường, cát xây dựng ở lòng hồ Trị An
Mỏ đá xây dựng có mặt ở hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện, đáng kể nhất là
mỏ đá Thanh Tùng có trữ lượng rất lớn có thể tiến hành khai thác quy mô lớn.
Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở xã Gia Canh và Suối Nho có chất lượng tốt, trữ
lượng lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác.
47
Đất sét: xã Phú Cường là địa phương có trữ lượng lớn (khoảng 3 triệu m3) và chất
lượng sét tốt nhất có thể dùng sản xuất gạch ngói chất lượng cao.
2.2.1.7 Tài nguyên rừng
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai. Năm 2010, toàn huyện có 34.183,7 ha, chiếm diện tích
nhiều nhất là rừng phòng hộ 18.626,6 ha kế đến là rừng sản xuất 15.555,7ha còn lại là rừng
đặc dụng chỉ 1,37ha. Việc quản lý rừng hiện nay chủ yếu do lâm trường Tân Phú và công ty
lâm nghiệp La Ngà, các hộ gia đình chỉ quản lý khoảng 288ha.
2.2.2 Nhân tố kinh tế xã hội
2.2.2.1 Dân số và sự phân bố dân số
Đến năm 2012, dân số của huyện là 203.865 người, chiếm 7,5% dân số tỉnh Đồng Nai.
Dân số thành thị là 20.763 người, chiếm tỷ lệ là 10,2% - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ dân
thành thị toàn tỉnh (33,9%).
Bảng 2.3. Dân số, dân số thành thị huyện Định Quán từ 2000-2012
Năm
Dân số (người) Dân số thành thị (người)
Định Quán
Tỷ lệ so
toàn tỉnh (%)
Định Quán
Tỷ lệ dân
thành thị (%)
2000 198.695 9,0 20.803 10,5
2005 196.544 8,7 20.458 10,4
2009 191.340 7,7 19.487 10,3
2010 197.489 7,7 20.113 10,3
2011 201.577 7,6 20.530 10,2
2012 203.865 7,5 20.763 10,2
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán năm 2012)
Hơn 10 năm qua, Huyện đã đạt được nhiều thành tựu nhất định về công tác dân số và
kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là trong công tác bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em, nhờ
đó mà tỷ lệ gia tăng tự nhiên đã không ngừng giảm xuống,từ 1,58% năm 2000 đã giảm
xuống còn 1,09% năm 2012, bằng với mức trung bình chung toàn tỉnh cùng thời điểm.
48
Biểu đồ 2.1 Số dân và tỷ lệ gia tăng tự nhiên huyện Định Quán từ 2000-2012
Từ năm 2000 đến 2009, dân số trên địa bàn đang giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là
do có một lượng lớn dân cư trong độ tuổi lao động di cư ra khỏi huyện đến các thành phố,
các trung tâm công nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm việc làm. Đến năm 2010, dân số đã
tăng lên trở lại và đến 2012, dân số của huyện đạt 203,9 nghìn người, tăng thêm khoảng
12.000 người so với năm 2009.
Từ năm 2009 đến nay, dân số của huyện lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân
chính là do nhiều xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn huyện bắt đầu đi vào hoạt động nên thu
hút mạnh lực lượng lao động mà chủ yếu là công nhân của huyện đang làm việc tại các địa
phương khác về làm việc tại địa phương nhằm tiết kiệm chi phí ăn ở, sinh hoạt
Mật độ dân số năm 2012 là 210 người/km2, thấp hơn nhiều so với toàn tỉnh (460
người/km2). Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các xã và thị trấn, tập trung cao nhất là
ở thị trấn Định Quán với 2.083 người/km2, kế đến là xã Phú Vinh (709người/km2) và thấp
nhất là xã Thanh Sơn (68 người/km2). Chênh lệch mật độ giữa xã Thanh Sơn và thị trấn
Định Quán là hơn 30lần và so với xã Phú Vinh là hơn 10lần. Nguyên nhân là do Định Quán
và xã Phú Vinh có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ lại nằm trên quốc lộ 20
rất tiện lợi cho cư trú và sản xuất. Trong khi đó, Thanh Sơn là xã vùng sâu, đường giao
thông kémnên dân cư còn thưa.
Bảng 2.4. Dân số, mật độ dân số các đơn vị hành chính huyện 2012
STT Đơn vị hành chính
Dân số
(người)
Tỷ lệ so toàn
Huyện (%)
Mật độ dân số
(người/km2)
198,7
196,5 195,7
191,3
197,5
203,9 1,58
1,31
1,3 1,2 1,16 1,09
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
1,2
1,4
1,6
1,8
184,0
186,0
188,0
190,0
192,0
194,0
196,0
198,0
200,0
202,0
204,0
206,0
2000 2005 2007 2009 2010 2012
Dân số (nghìn người) Gia tăng tự nhiên (%)
Năm
Số dân Tỷ lệ
49
Toàn huyện 203.865 100.0 210
1 Gia Canh 17.536
8,6 102
2 La Ngà 15.757 7,7 191
3 Ngọc Định 8.942 4,4 205
4 Phú Cường 13.436 6,6 237
5 Phú Hòa 6.259 3,1 400
6 Phú Ngọc 16.652 8,2 237
7 Phú Lợi 14.926 7,3 584
8 Phú Tân 10.450 5,1 233
9 Phú Túc 14.097 6,9 504
10 Phú Vinh 17.277 8,5 709
11 Suối Nho 14.675 7,2 441
12 Thanh Sơn 21.415 10,5 68
13 Thị trấn Định Quán 20.763 10,2 2.083
14 Túc Trưng 11.680 5,7 228
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán - năm 2012)
2.2.2.2 Cơ cấu dân số
Cơ cấu theo giới tính: cơ cấu này biểu thị mối tương quan giữa dân số Nam, dân số
Nữ so với tổng dân số. Có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và đối với CLCS
dân cư. Từ năm 2005 đến năm 2006, tỷ lệ dân số nữ của huyện cao hơn nam nhưng từ 2007
đến nay, tỷ lệ dân số nam lại cao hơn nữ. Tuy nhiên, sự chênh lệch lại không lớn, chỉ
khoảng 0,4%.
50
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính năm 2012
Tháp dân số của huyện cho thấy, tỷ lệ dân số nhóm dưới 60 tuổi có sự chênh lệnh
không lớn giữa Nam và Nữ nhưng với nhóm trên 60 tuổi thì sự chênh lệch tương đối lớn. Số
người trong độ tuổi lao động của huyện đang ở mức cao và lý tưởng, có thể xem đây là thời
điểm dân số vàng của huyện với lực lượng lao động chiếm trên 58,1% dân số. Đây là thời
điểm quan trọng mà huyện cần thực hiện ngay các chủ trương, chính sách để đẩy nhanh sự
phát triển kinh tế, đưa mức sống dân cư lên tầm mới.
Cơ cấu theo dân tộc
Huyện có sự tập trung tương đối phong phú các dân tộc thiểu số sinh sống, theo kết
quả điều tra của Cục thống kê Đồng Nai đầu năm 2013, toàn huyện có 32 dân tộc sinh sống,
trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 77,3%. Sự phân bố các dân tộc trên địa bàn có sự đan
xen tương đối tạo nên tính đa dạng về văn hóa và đời sống tinh thần phong phú. Dân tộc
Hoa chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dân tộc thiểu số với 14,5% dân số, phân bố tập trung chủ
yếu ở địa bàn 3 xã Phú Vinh, Phú Lợi và Phú Tân, có mức sống cao hơn hẳn so với các dân
tộc khác.Dân tộc Dao chiếm 1,87%, phân bố tập trung ở xã Thanh Sơn, dân tộc Châu Ro
chiếm 1,84%, chủ yếu tập trung ở xã Túc Trưng. Các nhóm dân tộc khác (trừ dân tộc Kinh)
lại phân bố ở địa bàn vùng sâu của các xã nên thường có mức sống thấp. Việc nghiên cứu và
nắm rõ tình hình các nhóm dân tộc thiểu số có ý nghĩa to lớn trong việc hoạch định chính
sách phát triển kinh tế xã hội và nâng cao CLCS dân cư của địa phương.
51
Biểu 2.3. Cơ cấu dân tộc huyện Định Quán 2012
Cơ cấu theo lao động
Số người trong độ tuổi lao động của huyện không ngừng tăng lên, đến năm 2012 toàn
huyện có 118.485 lao động, chiếm 58,1% dân số - tỷ lệ này thấp hơn mặt bằng chung của
tỉnh là 77,0% cùng thời điểm. Số lao động này hiện đang tập trung trong nhiều ngành nghề
khác nhau, nhiều nhất là lĩnh vực nông – lâm – thủy sản chiếm tới 72,2% tổng số lao động
toàn huyện (trong khi của tỉnh chỉ là 30,7% ).
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động phân theo ngành huyện Định Quán từ 2000-2012
ST
T
Năm
Tổng số
(người)
C.nghiệp-xây dựng Nông-lâm-thủy sản Dịch vụ
Số lượng % Số lượng %
Số
lượng
%
1 2000 94.741 5.211 5,4 79.817 84,3 9.713 10,3
2 2005 104.820 6.880 6,6 82.440 78,7 15.500 14,7
3 2007 107.380 9.183 8,6 81.050 75,4 17.147 16,0
4 2009 109.165 10.865 10,0 79.850 73,0 18.450 17,0
5 2010 109.002 11.100 10,1 79.600 72,6 19.000 17,3
77,3%
14,5%
5,1% 3,1%
Kinh Hoa Nhóm: Mường, Dao, Tày, Nùng Dân tộc khác
52
6 2012 109.101 11.093 10,2 78.750 72,2 19.258 17,6
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán - năm 2012)
Số lao động trong nền kinh tế không ngừng tăng, đến năm 2012có 109 nghìn người,
tăng hơn 4.880 người so với năm 2005, bình quân tăng 0,91%/năm. Lao động trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp chiếm gần ¾ trong tổng số lao động, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực phi
nông nghiệp tuy có tăng nhưng cũng chỉ có ¼ lao động toàn huyện.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế từ 2000-2012
Cơ cấu theo trình độ văn hóa
Lực lượng lao động đã qua đào tạo của Huyện đã không ngừng tăng lên, từ 15,1% năm
2005 đã tăng lên 42,9% năm 2012, tăng hơn2,8 lần, đã đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế xã hội chung của huyện trong từng giai đoạn nhất định. Huyện đã đạt chuẩn phổ cập
trung học cơ sở theo chuẩn tạm thời của tỉnh là 85,7% (12/14 đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn).
Số trường học, phòng học không ngừng mở rộng với 3 trường đã đạt chuẩn quốc gia, góp
phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao CLCS người dân.
Tuy nhiên, lực lượng lao động của huyện cũng đang bọc lộ những hạn chế nhất định,
lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên còn thiếu nhiều. Lao động hiện
tại trong các ngành công nghiệp của huyện vẫn chủ yếu là lao động mới qua đào tạo sơ cấp
nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện tại. Đội ngũ nhân lực trình độ
cao, chuyên gia quản lý còn rất ít, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, y tế, giáo dục,
môi trường
5,4 6,6 8,6 10,0 10,1 10,2
84,3 78,7 75,4 73,0 72,6 72,2
10,3 14,7 16,0 17,0 17,3 17,6
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2005 2007 2009 2010 2012
Công nghiệp - xây dựng Nông - Lâm - Thủy sản Dịch vụ
53
Hình 2.2. Bản đồ dân số huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2012
2.2.2.3. Sự phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2012 của huyện khá cao, hơn
8%/năm. Tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ với cả tỉnh (13,2%), thì vẫn
còn thấp hơn 4,9%. Quy mô nền kinh tế (tính theo gtt) tăng từ 1.365 tỷ đồng (2005) lên
3.946,9 tỷ đồng (2012), tăng lên gấp 2,9 lần trong vòng 08 năm.
84,9 67,5 64,5 57,1
15,1 32,5 35,5 42,9
2006 2009 2010 2012
Cơ cấu lao động phân theo đào tạo
Chưa quan đào tạo Đã qua đào tạo
54
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp nhưng tốc độ diễn ra khá chậm, chỉ có 2,3% trong
toàn giai đoạn 2000-2012. Với tỷ lệ nông nghiệp – phi nông nghiệp là 50,6% - 49,4%, nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu trong khi tỷ lệ này của toàn tỉnh là 8,6% -
91,4%. Đặc biệt, từ 2010 đến 2012 ngành công nghiệp lại giảm tỷ trọng xuống còn 17,5%,
chủ yếu là do sản xuất công nghiệp bị trì trệ dưới tác động của suy thoái kinh tế chung.
Biểu đồ 2.5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện từ 2000-2012
Nông – lâm - thủy sản
Tổng GTSX nông lâm thủy sản (tính theo gss) luôn đạt mức tăng trưởng cao, trung
bình 6,7%/năm trong giai đoạn 2000-2012. Tính riêng giai đoạn 2006-2012 của huyện bình
quân đạt 6,6%/năm, cao hơn hẳn so GTSX nông lâm thủy sản toàn tỉnh (5,6%/năm). Sản
suất nông nghiệp của huyện đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu
thị trường, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân.
Sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 2.609 tỷ đồng (tính theo gtt), bình quân đạt 51,8
triệu đồng/ha đất sản xuất, cao hơn mức bình quân của tỉnh gần 1,4 lần. Các cây trồng chủ
lực của huyện phải kể đến là cây điều (12.948 ha), cây xoài (4.679 ha), cây cà phê (3.495
ha), cây cam – quýt (1.805 ha) Sản xuất nông nghiệp hàng hóa dưới hình thức trang trại,
hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh. Năm 2012, huyện có 470 trang trại, đứng
thứ 3 toàn tỉnh (sau Xuân Lộc và Thống Nhất). Kinh tế trang trại đã đã góp phần làm thay
đổi diện mạo kinh tế nông thôn của huyện, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản
xuất tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
Sản lượng thủy sản tăng nhanh chủ yếu nhờ vào lưu vực sông La Ngà và mặt nước hồ
52,9 52,5 50,6 52,4
13,3 15,9 20,5 17,5
38,8 31,6 28,9 30,1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2005 2010 2012
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
55
Trị An. Năm 2010, sản lượng thủy sản huyện đạt 15.892 tấn, tăng gấp 2,1 lần so năm 2005
và tăng gấp 12,7 lần so với năm 2000. Sản xuất thủy sản đã giải quyết việc làm cho trên
1.500 lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.
Các chủng loại thủy sản nuôi ngày càng đa dạng và hướng tới các loại có giá trị kinh tế cao
như cá lóc, rô đồng, ba ba, diêu hồng, cá lăng
Hoạt động lâm nghiệp của huyện trong những năm qua chủ yếu tập trung vào công tác
quản lý, bảo vệ, chăm sóc và tu bổ diện tích rừng hiện có và thực hiện nghiêm việc đóng
cửa rừng của chính phủ. Từ 2005 đến nay, huyện đã trồng mới hơn 1.623 ha rừng tập trung
và 302.000 cây rừng phần tán (tương đương 121 ha). Công tác phòng chống cháy rừng và
thực hiện tốt công tác kiểm tra, bảo vệ nên số vụ vi phạm lâm luật, cháy rừng trên địa bàn
huyện không đáng kể, góp phần bảo vệ an toàn tài nguyên rừng.
Công nghiệp – xây dựng
Tổng giá trị sản suất công nghiệp toàn huyện đạt hơn 688 tỷ đồng (năm 2012), cao gấp
3,1 lần so năm 2005. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2012khá cao đạt 17,8%/năm
nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân toàn tỉnh cùng kỳ (tỉnh là 19,2%/năm). Toàn huyện
hiện có 1.392 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động (2010), trong đó có
1.368 cơ sở TTCN quy mô hộ gia đình, 02 doanh nghiệp quốc doanh, 20 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động xây dựng trên địa bàn phát triển mạnh, thu hút được nhiều thành phần kinh
tế tham gia đầu tư. Năng lực chuyên môn của các đơn vị xây dựng được nâng lên nhiều, đủ
năng lực đáp ứng việc xây dựng các công trình đòi hỏi cao về kỹ thuật và kiến trúc. Đến
năm 2012, nhiều dự án, công trình xây dựng, nâng cấp công trình hạ tầng đô thị, khu công
nghiệp, khu du lịch được thực hiện và hoàn thành góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị
và nông thôn của huyện. . . Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và mở rộng, từng bước
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ nhu
cầu của người dân như các công trình điện, đường, trường, trạm
Dịch vụ
Với tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2006-2012 là 9,7%/năm, đến năm 2012 tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của huyện đạt 1.187 tỷ đồng, cao gấp
2,8 lần so năm 2005. Số cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ cũng không ngừng tăng lên,
đến năm 2012 đã là 7.549 cơ sở. Trong đó, chiếm số lượng cao nhất là loại hình kinh doanh
hộ cá thể thuộc khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 99,3% (7.498 cơ sở). Các ngành dịch
56
vụ chủ yếu của huyện là thương mại, viễn thông, tài chính ngân hàng luôn duy trì được nhịp
độ tăng trưởng cao, đóng góp hơn 30,1% trong cơ cấu giá trị gia tăng toàn huyện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_26_1243101319_9753_1872359.pdf