MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 5
PHẦN MỞ ĐẦU . 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.7
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.10
5. Đóng góp chủ yếu của đề tài .12
6. Cấu trúc luận văn .12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG DÂN CƯ . 13
1.1. Cơ sở lý luận.13
1.1.1. Các quan niệm về chất lượng cuộc sống .13
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư.14
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư.16
1.2. Thực tiễn chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam.28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH . 38
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh.38
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi, điều kiện tự nhiên.38
2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế .43
2.1.3. Đường lối chính sách .45
2.1.4. Đặc điểm dân cư .45
2.1.5. Cơ sở hạ tầng .50
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh.51
2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người .51
2.2.2. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng .61
2.2.3. Về giáo dục .62
2.2.4. Về y tế, chăm sóc sức khỏe.68
2.2.5. Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu .72
2.2.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa .764
2.2.7. Môi trường sống.76
2.2.8. Chỉ số HDI của thành phố Hồ Chí Minh .80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 82
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng.82
3.1.1. Tình hình thế giới và trong nước .82
3.1.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chi Minh.82
3.1.3. Nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời kỳ kinh tế hội nhập.83
3.1.4. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh.83
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh.84
3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh .84
3.2.2. định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh .86
3.3. Những nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 .90
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập .90
3.3.2. Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe và y tế.94
3.3.3. Giải pháp về giáo dục và đào tạo.95
3.3.4. Nhóm giải pháp giảm nghèo, bảo trợ xã hội.96
3.3.5. Nhóm giải pháp về điều kiện phúc lợi.98
3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng.98
3.3.7. Nhóm giải pháp về hưởng thụ văn hóa và an ninh xã hội .99
3.3.8. Nhóm giải pháp bình đẳng giới nâng cao vị thế của phụ nữ, chăm sóc trẻ em .99
3.3.9. Nhóm giải pháp đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư .100
3.3.10. Nhóm giải pháp về môi trường sống và ứng phó với biến đổi khí hậu .100
KẾT LUẬN . 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
PHỤ LỤC . 107
113 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố theo giới tính
Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao CLCS dân cư.
Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội không chỉ có ở Việt Nam. Tỷ số giới tính ở
thành phố không cao bằng các tỉnh khác trong cả nước và thấp hơn mức trung bình cả nước.
Năm 2011, tỷ số giới tính của thành phố là 92,7%, cả nước là 97,8%. Điều này thể hiện rõ
sự chênh lệch lớn giới tính của thành phố.Cũng là nhân tố ảnh hưởng đến CLCS khi số dân
nữ chiếm một lượng quá lớn.( bảng 2.3).
Bảng 2.3. Tỷ số giới tính của một số thành phố lớn và cả nước năm 2011
Cả nước Hà
Nội
Tp. Hồ
Chí Minh
Hải
Phòng
Đà
Nẵng
Cần Thơ
Tỷ số giới tính (%) 97,8 97,9 92,7 98,5 97,3 99,9
Nguồn: Niên giám thống kê- TCTK 2011
Theo biểu đồ 2.1, tỷ số giới tính của TP. Hồ Chí Minh có sự biến động, nhưng so với
năm 2002 thì tỷ số giới tính có xu hướng giảm nhẹ, từ 93,16% xuống còn 92,73%. Sự biến
động dân số này phù hợp với sự biến động của gia tăng cơ học.
Biểu đồ 2.1. Tỷ số giới tính của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2011
Theo bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 thì tỷ số giới tính của thành phố khá thấp, biến động,
nghĩa là dân số nam ít hơn dân số nữ. Nguyên nhân: sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp nhẹ, dịch vụ đã thu hút lao động nữ về đây khá đông vì phù hợp với tính chất
công việc. Ảnh hưởng lớn đến hôn nhân gia đình và CLCS của một bộ phận lớn lao động
nữ.
49
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Tuổi thọ trung bình của TP. Hồ Chí Minh cao, dân số TP. Hồ Chí Minh cũng đang có
khuynh hướng già hóa với tỷ lệ dân số trẻ càng lúc càng giảm và tỷ lệ người già tăng. Tuy
nhiên với lượng lớn dân nhập cư vào thành phố ở độ tuổi lao động nên cơ cấu dân số có xu
hướng già hóa chậm lại. Nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 15,81%, nhóm tuổi 15- 60 tuổi
73,99%, nhóm tuổi 60 tuổi trở lên chiếm 10,2%. Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng
tăng. Đây chính là nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho việc cung ứng lao động trong phát
triển - kinh tế xã hội cho thành phố trong hiện tại và tương lai.
Cơ cấu xã hội
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Tỷ lệ người lớn biết chữ của thành phố hiện nay là 98,2%. Trình độ học vấn đang
được nâng cao, số học sinh tốt nghiệp các cấp ngày càng cao, các chương trình phổ cập giáo
dục được thực hiện có hiệu quả. Năm 2011, tỷ lệ đậu tốt nghiệp toàn thành phố là 96,7%,
cao hơn cả nước là 95,7%. Đây sẽ là tiền đề để tạo ra nguồn lao động có tay nghề, có chất
lượng cao trong tương lai.
Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngày một tăng đạt 29,3% (2011),
trong đó tỷ lệ lao động trình độ đại học chiếm 17,1%. Con số này vẫn còn thấp so với thế
giới, nhưng cao hơn mức trung bình cả nước. Đây là cơ sở để họ tiếp thu tốt các thành tựu
khoa học kỹ thuật và nâng cao năng suất, giúp tiến hành công nghiệp hóa một cách nhanh
chóng, tạo động lực tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Cơ cấu dân số theo lao động
Dân số trong độ tuổi lao động là lực lượng tạo ra của cải vật chất, tạo ra thu nhập, cơ
cấu dân số theo lao động gồm: số lao động, số dân hoạt động, số lao động có việc làm, thất
nghiệp
Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động so với tổng số dân TP. Hồ Chí Minh qua các năm
Chỉ tiêu 2000 2005 2011 Tốc độ tăng bình
quân năm
2001-2005 2006-2010
Nguồn lao động
(người)
3.465.138 4.188.000 4.000.900 3,85 3,09
Tỷ lệ lao động (%) 66,1 66,6 65,6
Nguồn: NGTK 2005, 2011- cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.
Lao động của TP.Hồ Chí Minh khá dồi dào và tăng qua các năm, hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn lao động đông và tăng nhanh qua các năm chủ yếu do các
50
dân nhập cư ngoại tỉnh. Năm 2011, tỷ lệ lao động của thành phố là 65,6%, tỷ lệ lao động
nam là 74,7% và nữ là 57,6%. Đây là cơ sở lao động để tạo ra của cải vật chất, góp phần
phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh.
Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế, đó là giảm tỷ trọng
của lao động ở khu vực 1 và 2, tăng tỷ trọng của lao động khu vực 3. (biểu đồ 2.2).
2005 2011
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc
So với các tỉnh khác TP. Hồ Chí Minh có sự đa dạng về thành phần dân tộc, chiếm
đa số là dân tộc kinh 93,5%, đứng thứ hai là người Hoa 5,8%, và một số dân tộc ít người
khác như Tày, Thái, Mường, Khơ me, Nùng, Hmong, Dao, Gia Rai, Ê đê, Ba Na, Sán Chay,
Chăm, Cơ Ho, Xơ Đang, Sán Dìu, Hrê, Ra Giai, Mnông, Thổ, XTiêng, Khơ Mú, thành
phố có khoảng trên 50 dân tộc của khắp mọi nơi cư trú ở đây, tạo nên sự đa dạng về văn
hóa, phong tục sản xuất nhưng điều này cũng gây khó khăn cho việc hòa nhập cộng đồng
cũng như đảm bảo CLCS cho các dân tộc ít người.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng
Sau 38 năm giải phóng, hạ tầng đô thị được coi là một trong những đột phá lớn nhất
của thành phố khi triển khai và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm giúp giảm
thiểu ách tắc cho khu vực nội đô, tăng khả năng kết nối lưu thông với các tỉnh, thành lân
cận, đặc biệt là khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể, trong số 10 công trình tiêu biểu
của cả nước, TP Hồ Chí Minh chiếm một nửa, với nhiều công trình tiêu biểu như công trình
hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49
km, rộng 33m, cao 9m, gồm 6 làn xe lưu thông cho cả ôtô và xe máy; Đại lộ Võ Văn Kiệt,
có chiều dài toàn tuyến là 21,89 km, được ví như "con rồng" uốn lượn kết nối giữa thành
51
phố với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là "vựa" sản xuất lương
thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước; cầu Phú Mỹ (cầu dây văng hiện đại và lớn nhất thành
phố); đường Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (công
trình kỷ lục về thời gian và cải tạo cảnh quan đô thị, nâng cao năng lực giao thông của thành
phố); tòa nhà Bitexco Financial Tower (cao 68 tầng) là hạ tầng cao ốc cao nhất thành phố
Cho đến nay, TP Hồ Chí Minh cũng đang gấp rút hoàn thành các công trình giao
thông quan trọng khác như: Cải tạo, nâng cấp đường vành đai phía đông, mở rộng xa lộ Hà
Nội, cầu Sài Gòn 2, đường Vành đai - Tân Sơn Nhất - Bình Lợi... Riêng năm 2013, thành
phố đã lên kế hoạch tập trung xây dựng 40 công trình giao thông quan trọng, với tổng nguồn
vốn xây dựng cơ bản 16.770 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, không gian sống của người dân được cải thiện,
các tuyến đường được mở rộng, giảm thiểu bớt kẹt xe vào giờ cao điểm và giảm thiểu tiếng
ồn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh
2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập
Cùng với sự chuyển mình của cả nước sau thời kỳ đổi mới, kinh tế của TP. Hồ Chí
Minh đã có những bước phát triển và đột phá đáng kể. Tổng sản phẩm toàn thành phố tăng
qua các năm và liên tục giữ vị trí cao nhất cả nước, thể hiện vai trò chủ đạo trong sự phát
triển kinh tế của quốc gia. (bảng 2.5)
Về tốc độ phát triển, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 11,0%, giai đoạn 2006 -
2010 là 11,2%. Tổng sản phẩm năm 2011 tăng hơn 6 lần năm 2002. Về cơ cấu: tỷ trọng của
ngành dịch vụ chiếm cao nhất 54,3% và tăng qua các năm, tỷ trọng ngành công nghệp - xây
dựng là 44,5% có xu hướng ổn định, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,2%
và giảm dần. Điều này phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của thành phố, sự phát
triển nhanh của công nghiệp và dịch vụ đã góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng tổng
sản phẩm của thành phố. Đây cũng là cơ sở để thu nhập bình quân đầu người ở thành phố
luôn cao hơn mức trung bình của cả nước.
Bảng 2.5. Tổng sản phẩm TP. Hồ Chí Minh qua các năm
Năm Tổng sản phẩm toàn thành phố theo giá thực tế (tỷ đồng)
2002 84.852
2004 113.326
52
2006 165.297
2008 229.197
2010 422.270
2011 512.721
Nguồn: NGTK 2011- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh
vào giai đoạn 2008 - 2010. Theo điều tra mức sống dân cư thì thu nhập bình quân đã tăng
lên 3 lần trong gia đoạn 2002 - 2010. (bảng 2.6)
Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người của TP. Hồ Chí Minh
(theo giá thực tế)
Năm 2002 2004 2006 2008 2010
Thu nhập bình quân đầu
người ( đồng/tháng)
904.100 1.164.800 1.480.000 2.192.000 2.737.000
Nguồn: NGTK 2011- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
So với vùng Đông Nam Bộ, thu nhập bình quân đầu người của TP. Hồ Chí Minh thấp
hơn Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (theo PPP), tuy nhiên lại lớn hơn Hà Nội (4.047
USD/người/năm). Điều này cũng dễ hiểu, so với vùng Đông Nam Bộ sự phát triển của
thành phố Vũng Tàu và thành phố mới Bình Dương thì thành phố Hồ Chí Minh có sự chênh
lệch về phát triển công nghiệp. Thêm vào đó, sự gia tăng của dân nhập cư thiếu trình độ.(
biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3. Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố
vùng Đông Nam Bộ năm 2010 (theo PPP)
53
Mặc dù tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng chậm qua các năm (5,3%).
Tổng sản phẩm quốc dân có tốc độ tăng trưởng mạnh và cao nhất 438,03%, kéo theo đó thu
nhập bình quân đầu người cũng tăng 302,73% so với năm 2002. TP. Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2000 - 2010 nhận được nhiều dự án đầu tư nên tổng sản phẩm quốc dân tăng mạnh,
các công ty đầu tư ở Việt Nam đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đã giải quyết được một lượng
lớn việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên so với sự tăng trưởng
của tổng sản phẩm quốc dân thì sự tăng trưởng của thu nhập bình quân còn thấp. (biểu đồ
2.4).
Tốc độ tăng dân số phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì mới đảm bảo phát triển
bền vững. Nếu tốc độ tăng trưởng dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 3% thì
đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Chỉ số phát triển dân số của thành phố là 1,69%, trong
khi tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,3% (2011), hai chỉ số này phù hợp và tỷ lệ thuận với
nhau. Tuy nhiên, sự tăng trưởng dân số ở thành phố chủ yếu là do dân nhập cư trong độ tuổi
lao động, đây là độ tuổi tạo ra của cải vật chất cho xã hội là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế, mặt khác, với lượng lớn dân nhập cư không có trình độ chuyên môn là sức ép lớn
cho việc giải quyết việc làm cũng như đảm bảo CLCS cho người dân. Vì vậy, mặc dù tốc độ
tăng trưởng sản phẩm quốc dân cao, tăng mạnh nhưng thu nhập bình quân đầu người tăng
khá khiêm tốn.
Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và
tổng sản phẩm quốc dân của TP. Hồ Chí Minh
54
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia biểu hiện qua sự phồn thịnh của cuộc sống
nhân dân. Quốc gia giàu mạnh là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao. TP. Hồ Chí
Minh có thu nhập bình quân cao và tăng qua các năm tuy nhiên thu nhập có sự chênh lệch
giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Có thể thấy rằng đối với TP. Hồ Chí Minh cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất và ngành nghề đã quyết định đến thu nhập. Ở khu vực thành thị cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, với ngành nghề chủ yếu là công nghiệp và
dịch vụ nên thu nhập bình quân đầu người cao. Khu vực nông thôn với ngành nghề chủ đạo
là nông – lâm - ngư nghiệp và dịch vụ nông nghiệp nên thu nhập thấp hơn.
Do sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nâng cao vai trò của ngành công nghiệp và
dịch vụ nên thu nhập của người dân chủ yếu từ tiền lương, tiền công và các ngành nghề phi
nông nghiệp. Tỷ trọng thu nhập từ tiền lương và tiền công là cao nhất, chiếm 58,9% tổng
thu nhập, tỷ trọng thu nhập từ nông - lâm - thủy sản là thấp nhất 1,1%. Sự chuyển dịch cơ
cấu sử dụng đất cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giảm đi vai trò của ngành nông
nghiệp. (bảng 2.7)
Bảng 2.7. Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người chia theo nguồn thu của TP. Hồ
Chí Minh năm 2010
Đơn vị: %
Thu nhập bình quần đầu người/tháng
Tiền lương, tiền công 58,9
Nông, lâm, thủy sản 1,2
Phi nông, lâm, thủy sản 27,2
Thu từ nguồn khác 12,7
Nguồn: NGTK 2011- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng giảm đi
trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (năm 2000 chênh lệch 1,79 lần, năm 2010 là
1,49 lần). Sự tăng lên về thu nhập mạnh và nhanh ở khu vực nông thôn, giai đoạn 2002 -
2010 tăng 5,26 lần, trong khi khu vực thành thị chỉ tăng 2,92 lần. Nguyên nhân giảm sự
chênh lệch về thu nhập ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn là do sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở khu vực nông thôn đã đi theo hướng tích cực làm đời sống nhân dân được cải
thiện, khởi sắc. (biểu đồ 2.5).
55
Biểu đồ 2.5. Thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo thành thị, nông thôn
của thành phố Hồ Chí Minh.
Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo
Sự phân hóa thu nhập là tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong dân cư. Toàn
thành phố chia ra 5 nhóm thu nhập (nhóm 1: nghèo, nhóm 2: cận nghèo, nhóm 3: trung
bình, nhóm 4: giàu, nhóm 5: rất giàu), sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm là rất lớn và
ngày càng gia tăng. Năm 2002 sự chênh lệch giữa nhóm 1 và nhóm 5 là 6,2 lần thì năm
2010 là 6,7 lần. Mặc dù thu nhập của 5 nhóm dân cư đều tăng qua các năm, nhưng nhóm
dân cư thứ nhất chỉ tăng gấp đôi, trong khi nhóm thứ 5 tăng lên gấp 4 trong giai đoạn 2002 -
2010. Như vậy, người giàu và nghèo càng chênh lệch nhau về mức thu nhập.
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, lao động tập trung vào các ngành nghề dịch
vụ và công nghiệp với mức thu nhu nhập cao khi có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật, còn
nhóm lao động vào thành phố chưa qua đào tạo, tay nghề không có đã tạo nên sức ép lớn
cho thành phố.(bảng 2.8)
Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm
dân cư càng lớn hơn. Các doanh nghiệp đóng cửa, xa thải bớt nhân sự đã đẩy hàng ngàn lao
động vào cảnh thất nghiệp. Chính trong thời kỳ này, nhóm 1 sẽ là nhóm chịu nhiều ảnh
hưởng nhất khi giá cả tăng về mọi mặt mà lương bị giảm sút rất nhiều.
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của
dân cư TP. Hồ Chí Minh chia theo các nhóm
Đơn vị: nghìn đồng
56
2002 2004 2006 2008 2010
Nhóm 1 316,4 430,8 554 827 965,2
Nhóm 2 525,2 635,4 824 1.183 1.541,7
Nhóm 3 721,6 879 1.078 1.542 2.018,2
Nhóm 4 1.008,8 1.219 1.493 2.140 2.726,7
Nhóm 5 1.951,7 2.668,3 3.453,0 5.252,0 6.429,0
Nguồn: NGTK 2011- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Hơn nữa để thấy rõ hơn sự bất bình đẳng trong thu nhập tác giả đã thành lập đường
Lorenz về thu nhập của thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Qua biểu đồ ta thấy đường cong
có sự thu hẹp dần về phía đỉnh, sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư từ nhóm 1 đến nhóm 4
không lớn lắm, chỉ có sự chênh lệch lớn giữa nhóm 4 và nhóm 5. Như vậy, 80% dân số từ
nhóm 1 đến nhóm 4 có thu nhập thấp và bình đẳng, trong khi đó 20% số hộ của nhóm 5
nhưng chiếm tới 47,9% tổng thu nhập. (biểu 2.6).
Biểu đồ 2.6. Đường Lorenz về thu nhập của TP. Hồ Chí Minh năm 2010
Chi tiêu
Sự tăng lên về thu nhập là nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên về chi tiêu của người
dân. Trung bình chi tiêu một người dân trong một tháng là 2.058.000 đồng, chiếm 75,1%
thu nhập bình quân. Mức chi tiêu ở thành thị gấp 1,6 lần nông thôn. Chi tiêu ở cả hai khu
vực đều tăng lên tỷ lệ thuận với thu nhập, so với năm 2002 chi tiêu của khu vực thành thị
tăng gấp 2,95 lần, trong đó khu vực nông thôn tăng lên 4,2 lần. Có thể thấy rằng, CLCS ở
nông thôn đang dần được cải thiện đáng kể với sự tăng lên về thu nhập cũng như chi tiêu.
57
Trong đó, khoản chi hàng tháng cho ăn, uống hút chiếm tỷ trọng cao nhất 47,96%. Mặc dù
về giá trị tuyệt đối chi cho ăn, uống, hút tăng lên nhưng về tỷ trọng có xu hướng giảm
xuống. Khi nhu cầu về ăn, uống, hút đã đạt được ở mức tương đối thì con người quan tâm
đến những vấn đề khác của đời sống như y tế, giáo dục, may mặc Tỷ trọng chi cho ăn,
uống, hút càng giảm thì mức sống của người dân càng tăng. Đây là cũng là một chi tiêu
đánh giá CLCS dân cư. Tỷ trọng này của thành phố thấp hơn mức trung bình cả nước
(54,8%), thấp hơn vùng Đông Nam Bộ (48,5%). Trong khi đó, chi cho giáo dục có xu
hướng tăng dần qua các năm, đạt 8,84%. Chứng tỏ CLCS dân cư TP. Hồ Chí Minh hiện nay
đang được nâng lên rõ rết.
Bảng 2.9. Cơ cấu chi tiêu đời sống bình quân một người một tháng chia theo thành
thị, nông thôn thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị: %
Thành thị Nông thôn
Chi ăn, uống, hút 46,30 60,79
Chi may mặc 3,33 2,08
Chi nhà ở, điện nước, vệ sinh 8,90 6,09
Chi thiết bị, đồ dùng 6,80 4,44
Chi y tế, chăm sóc sức khỏe 3,38 3,73
Chi đi lại và bưu điện 13,23 13,05
Chi giáo dục 9,53 3,51
Văn hóa thể thao, giải trí 2,92 0,93
Chi khác 5,61 5,45
Nguồn: NGTK 2011- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Cơ cấu chi tiêu ở hai khu vực cũng có sự chênh lệch, nếu như ở thành thị chỉ dành
46,3% khoản chi cho ăn uống, hút thì khu vực nông thôn dành tới 60,74%. Sự tiến bộ trong
thu nhập dẫn đến sự tiến bộ trong chi tiêu, nhưng qua cơ cấu chi tiêu dễ dàng nhận thấy, đời
sống ở nông thôn vẫn còn hạn chế rất nhiều so với khu vực thành thị, các khoản chi cho ăn,
uống, hút còn quá lớn. Vấn đề ăn, uống, hút vẫn còn là đều quan tâm rất lớn, vì vậy chi tiêu
cho các khoản khác bị thu hẹp và thấp. (bảng 2.9)
So sánh khu vực thành thị và nông thôn, thấy rõ nhất đó là sự chênh lệch khoản chi
cho ăn, uống, hút và chi cho giáo dục. Ở thành thị chi cho giáo dục rất lớn và gấp 3 lần nông
thôn. Khi đời sống được cải thiện, các vấn đề về dinh dưỡng được đảm bảo thì sẽ quan tâm
đến những vấn đề khác, đặc biệt là giáo dục, đây là một trong các chỉ tiêu muốn đạt đến của
con người. Qua đó cũng thấy được sự quan tâm cho giáo dục ở nông thôn còn rất hạn chế vì
58
thu nhập hàng tháng còn thấp và các khoản chi cho các vấn đề khác còn lớn, đặc biệt là ăn,
uống.
Để đánh giá mức nghèo và xác định tỷ lệ hộ nghèo thường dựa vào thu nhập bình
quân một người một tháng của hộ và thu nhập bình quân này có sự thay đổi theo thời gian.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004, 2006, 2008 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006
- 2010 điều chỉnh theo trượt giá:
Năm 2004: 170 ngàn đồng/tháng đối với khu vực nông thôn, 220 ngàn đồng/tháng
đối với khu vực thành thị.
Năm 2006: 200 ngàn đồng/tháng đối với khu vực nông thôn, 260 ngàn đồng/tháng
đối với khu vực thành thị.
Năm 2008: 290 ngàn đồng/tháng đối với khu vực nông thôn, 370 ngàn đồng/tháng
đối với khu vực thành thị.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 và 2011 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn
2011 - 2015 như sau:
Năm 2010: 400 ngàn đồng/ tháng đối với khu vực nông thôn, 500 ngàn đồng/tháng
đối với khu vực thành thị.
Năm 2011: 480 ngàn đồng/ tháng đối với khu vực nông thôn, 600 ngàn đồng/tháng
đối với khu vực thành thị.
Nếu xét hộ nghèo theo mức thu nhập trên thì tỷ lệ hộ nghèo của TP. Hồ Chí Minh
năm 2011 là 0,1%, coi như đã thoát nghèo trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí
Minh có chuẩn nghèo riêng và xét trên nhiều khía cạnh. Giai đoạn 2005 - 2010, chuẩn
nghèo là dưới 6 triệu đồng/người/năm, tức dưới 500 ngàn/người/tháng. Chuẩn nghèo giai
đọan 2011 - 2015 là dưới 12 triệu đồng/người/năm đối với khu vực thành thị và dưới 10
triệu đồng/người/năm. Theo chuẩn nghèo mới này, tính đến nay, toàn thành phố có khoảng
172 nghìn hộ nghèo; trong đó có hơn 3.000 hộ có thu nhập bình quân dưới 6 triệu
đồng/người/năm. Như vậy, số hộ nghèo của thành phố đã tăng hơn 50 lần không phải vì suy
giảm kinh tế mà vì nâng chuẩn nghèo.
Tính đến cuối năm 2008, Chương trình Xóa đói giảm nghèo đã trải qua 2 giai đoạn
(1992 - 2003 và 2004 - 2010), với 6 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Từ 121.722 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17%
tổng số hộ dân thành phố vào năm 1992, đến năm 1995 thành phố đã không còn hộ đói, tỷ lệ
hộ nghèo chỉ còn 13,5%. Năm 2003, khi kết thúc giai đoạn 1, số hộ nghèo chỉ còn 1.655 hộ,
59
chiếm 0,15%; hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ VII. Năm 2004, thành phố tiếp tục triển khai Chương trình Xóa đói giảm
nghèo giai đoạn 2 theo lộ trình 2 bước, tiêu chí hộ nghèo cũng được nâng cao hơn - thu
nhập bình quân dưới 6 triệu đồng/người/năm không phân biệt khu vực nội thành và ngoại
thành; với mục tiêu là cơ bản không còn hộ nghèo vào cuối năm 2010.
Qua 5 năm triển khai giai đoạn 2, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm từ 89.090
hộ vào đầu năm 2004 chỉ còn 2.754 hộ vào cuối năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,72%
xuống chỉ còn 0,2%; đưa thành phố hoàn thành mục tiêu “cơ bản không còn hộ nghèo”
trước hạn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần VIII đề ra. Cùng với việc
nâng cao thu nhập, điều kiện sống của người nghèo nói riêng và nhân dân thành phố nói
chung ngày càng được cải thiện thông qua các chương trình, công trình, dự án đầu tư xây
dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các chế độ, chính sách an sinh xã hội
khác.
Với chức năng là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu cả nước, TP. Hồ Chí Minh cơ bản
đã xóa đói giảm nghèo thành công. Sự phát triển năng động ở đây đã làm cho thu nhập của
người dân tăng lên vì vậy, chuẩn nghèo của thành phố cũng tăng lên so với mức trung bình
của nước.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố hiện nay là 9,4%. Ngoài thu nhập, khi
xét đến nghèo đô thị cần quan tâm đến các vấn đề khác như: nơi ở, tiếp cận các dịch vụ và
cơ sở hạ tầng, nhà ở bấp bênh... tỷ lệ hộ nghèo có sự chênh lệch và khác nhau ở các quận,
huyện. Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ hộ nghèo ở các quận nội thành và các huyện
ngoại thành là khác nhau: tỷ lệ hộ nghèo ở nội thành là khoảng 8%, trong khi đó ở ngoại
thành là 30%. Hơn nữa, sự phân bổ này theo dạng vết dầu loang với tâm nằm ở các quận
trung tâm lịch sử (Quận 1, Quận 3, Quận 5) nơi có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 4% đến 6%, sau
đó đến các quận gần khu Trung tâm như Quận 10, Quận 11, Quận 8, Quận Phú Nhuận,
Quận Gò Vấpvà cuối cùng là đến các quận ven như Thủ Đức, Quận 9, 12 và 2 nơi có tỷ lệ
hộ nghèo khoảng từ 10% đến 20%. Còn các huyện ngoại thành thì tỷ lệ hộ nghèo cao hơn
khoảng trên 20% (hình 2.2). Tính chất nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng
là ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo. Hộ nghèo và người nghèo là đối tượng chịu nhiều thiệt
thòi cũng như hứng chịu mọi ảnh hưởng của các hiện tượng xã hội (lạm phát, dịch bệnh)
cũng như tự nhiên (ô nhiễm, biến đổi khí hậu..).
60
Hình 2.2 Bản đồ thu nhập bình quân đầu người theo tháng của
TP. Hồ Chí Minh năm 2010
61
2.2.2. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng
So với các địa phương khác trong cả nước, diện tích dành cho nông nghiệp ở TP. Hồ
Chí Minh khá thấp và có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là từ năm 2000, kéo theo
diện tích là sản lượng lương thực và cây thực phẩm giảm. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, việc
quy hoạch đô thị, mở rộng diện tích đô thị ra các khu vực ngoại thành, các khu đất nông
nghiệp được chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư đã làm giảm mạnh diện tích đất
nông nghiệp. Thêm vào đó, dân số tăng nhanh nên sản lượng lương thực và thực phẩm cung
cấp cho dân cư toàn thành phố là hết sức hạn hẹp. Bình quân lương thực đầu người tại thành
phố thấp hơn mức trung bình cả nước, chỉ đạt 11,8kg/người/năm. Tuy nhiên, thực chất
lượng tinh bột cần thiết cho mỗi bữa ăn đã giảm dần, thay vào đó là chất đạm, béo và các
chất dinh dưỡng khác.
Trung bình mỗi cá nhân tại thành phố tiêu thụ khoảng 81,96kg/năm gạo các loại. Con
số này đã giảm so với những năm trước. Trong khi đó lượng thực phẩm như cá, thịt, trứng
có xu hướng tăng lên, bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày (26,4 kg thịt, 19,8 kg cá, 60,48
quả trứng mỗi người trong một năm). Về phần này cũng có sự khác nhau giữa thành thị và
nông thôn, lượng lương thực, chủ yếu là gạo ở khu vực nông thôn luôn cao hơn thành thị
(nông thôn: 114,36kg/người/năm, thành thị: 77,16kg/người/năm), về lượng thực phẩm cá,
thịt, trứng ở khu vực thành thị luôn cao hơn nông thôn. (bảng 2.10)
Bảng 2.10. Bình quân tiêu thụ lương thực, thực phẩm của người dân
TP. Hồ Chí Minh
Gạo
(kg/người/năm)
Thịt
(kg/người/năm)
Cá
(kg/người/năm)
Trứng
(quả/người/năm)
Thành
thị
Nông
thôn
Thành
thị
Nông
thôn
Thành
thị
Nông
thôn
Thành
thị
Nông
thôn
2002 78 118,8 25,2 18 10,8 7,2 54 27,6
2004 78 102 20,4 22,8 16,8 15,6 38,4 49,2
2006 77,88 111,24 23,52 22,56 19,32 14,64 44,88 44,64
2008 77,28 109,32 25,92 23,28 19,44 18,48 57,6 47,4
2010 77,16 114,36 27,48 18,36 20,16 17,76 63,72 38,52
Nguồn: NGTK 2011- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay các huyện của TP. Hồ Chí Minh hình thành các vành đai rau và cây thực
phẩm để cung cấp một phần nhỏ cho thành phố, còn lại nông sản ở thành phố chủ yếu được
nhập từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Lâm Đồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hàng
ngày, một lượng lớn nông sản được đưa vào thành phố và phân phối cho người dân tại các
chợ và siêu thị. Không thể tự cung về lương thực nên hầu hết người dân tại thành phố đều
62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_02_6287563419_2716_1871519.pdf