MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ. 7
1.1. Đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã
là người dân tộc thiểu số . 7
1.1.1. Khái niệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu. 7
1.1.2. Đặc điểm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã là người dân tộc thiểu số . 11
1.2. Chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu
số . 17
1.2.1 Khái niệm chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân
tộc thiểu số . 17
1.2.2. Tiêu chí xác định chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số . 24
1.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số . 33
1.3.1. Yếu tố chính trị. 33
1.3.2. Yếu tố kinh tế. 35
1.3.3. Yếu tố pháp lý . 36
1.3.4. Yếu tố phong tục tập quán . 38
Tiểu kết chương 1. 39
2.1. Cơ cấu đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh
Cao Bằng. 40
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng . 40
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ sự phát triển sản xuất cho 54.534 lượt hộ
nghèo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và
cộng đồng được 511 lớp với 26.707 lượt người tham gia. Công tác xây dựng
Đảng được coi trọng và có chuyển biến tích cực, năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của các tổ chức đảng được nâng cao; hoàn thành mục tiêu 100% xóm có
chi bộ và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở; triển khai thực hiện có hiệu quả
Chỉ thị số 03 - CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Công tác tổ
chức cán bộ có nhiều đổi mới, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị được nâng cao; thực hiện Chương trình
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2011 - 2015, Đề án
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012 - 2015. Chính quyền các cấp
thường xuyên được củng cố kiện toàn, công tác quản lý điều hành có nhiều
đổi mới và hiệu quả. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
được phát huy, góp phần tích cực xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; dân chủ xã hội được mở rộng, khối đại đoàn kết toàn
dân tiếp tục được tăng cường, đồng thuận xã hội ngày càng cao; vai trò giám sát,
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được
nâng lên, góp phần tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đạt được
43
những kết quả tích cực, có nhiều đổi mới sáng tạo về phương thức, cách thức
triển khai, phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Các
phong trào thi đua yêu nước được tổ chức sâu rộng đã mang lại hiệu quả to lớn
trong việc thực hiện quyết tâm phấn đấu đưa tỉnh Cao Bằng phát triển nhanh và
bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
Tuy vậy, hiện nay Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh nghèo trên cả
nước. Tăng trưởng kinh tế chậm, hiệu quả nền kinh tế thấp. Cao Bằng có 13
huyện, thành phố với 199 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã đặc biệt
khó khăn với 60.000 hộ gần 320.000 nhân khẩu (124 xóm xóm đặc biệt khó
khăn ở các xã vùng III, thuộc diện đầu tư từ Chương trình 135 của Chính
phủ), trước năm 1996, các xã này còn tồn tại nhiều khó khăn mang tính đặc
thù [6]. Đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, các nhu cầu về xóa
đói giảm nghèo, giải quyết việc làm hạ thấp tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đang
là những thách thức; nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế phát triển và đổi mới giáo dục; chất lượng giáo dục ở
vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đào tạo nghề, dạy nghề
còn thấp; việc mở các trung tâm dạy nghề chưa hợp lý. Công tác khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nhất là tuyến cơ sở còn hạn chế; tỷ lệ
trẻ em suy dinh dưỡng và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn khá cao. Đời sống
của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người; sự chêch lệch về mức
hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn. Kết quả giảm nghèo chưa
bền vững, số hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo còn cao.
Dân số Cao Bằng đến ngày 31/12/2013 là 517.900 người có nhiều dân tộc
sinh sống, đông nhất là dân tộc Tày (43,6%), Nùng (35,3%), còn lại là các dân
tộc khác như: Dao (9,7%), Mông (8,8%), Kinh (3,8%), Sán Chỉ (1,31%), Lô Lô
(0,41%)... Trình độ phát triển giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn [6].
44
Số dân trong độ tuổi lao động khoảng 324,1 nghìn người (chiếm 63%
dân số), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95%. Nhìn chung, dân số
Cao Bằng tương đối trẻ, mật độ dân số khoảng 75 người/ km2, là điều kiện
thuận lợi về nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn
tỉnh. Song tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 17,5%, rất thấp so với cả nước,
lại phân bố không đồng đều giữa các lĩnh vực sản xuất. Lực lượng lao động
tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tới 85%, còn lại là các lĩnh vực khác, tỷ
lệ thất nghiệp ở thị xã, thị trấn là 4% [6].
Tất cả những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
nêu ở trên đều có tác động ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND cấp xã
là người dân tộc thiểu số ở Cao Bằng hiện nay.
2.1.2. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Cao Bằng
Tổng số đại biểu HĐND cấp xã tỉnh Cao Bằng trong 2 nhiệm kỳ, nhiệm
kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016- 2021 [47].
Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016- 2021
4412 4484
Xem xét cơ cấu đại biểu HĐND cấp xã tỉnh Cao Bằng theo các tiêu chí
như đại biểu tái cử, đại biểu nữ, đại biểu ngoài Đảng, tôn giáo, đại biểu dân
tộc Kinh, đại biểu dân tộc Tày, đại biểu dân tộc Nùng, đại biểu dân tộc Mông,
đại biểu dân tộc Dao, đại biểu dân tộc Sán Chỉ, đại biểu dân tộc Lô Lô, về độ
tuổi của đại biểu. Cụ thể của từng tiêu chí như sau:
45
Các tiêu chí
Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016- 2021
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Đại biểu tái cử 1482 33,59% 1785 39,8%
Đại biểu nữ 905 20,51% 1100 24,5%
Đại biểu ngoài Đảng 1030 23,35% 1013 22,6%
Tôn giáo 19 0,43% 16 0,36%
Về dân tộc
Đại biểu dân tộc Kinh 120 2,71% 117 2,60%
Đại biểu dân tộc Tày 2226 50,45% 2293 51,1%
Đại biểu dân tộc Nùng 1469 33,30% 1465 32,7%
Đại biểu dân tộc Mông 217 4,92% 230 5,1%
Đại biểu dân tộc Dao 342 7,75% 342 7,6%
Đại biểu dân tộc Sán Chỉ 21 0,48% 19 0,4%
Đại biểu dân tộc Lô Lô 09 0,20% 10 0,2%
Đại biểu dân tộc khác 08 0,17% 08 0,17%
Về độ tuổi
Đại biểu dưới 35 tuổi 1141 32,66% 1937 43,2%
Từ 35 đến 50 tuổi 2384 54,03% 2012 44,9%
Trên 50 tuổi 587 13,30% 535 11,9%
Đối chiếu số liệu thống kê của 2 nhiệm kỳ HĐND (nhiệm kỳ 2011-
2016 và nhiệm kỳ 2016- 2021) thấy nổi bật lên các vấn đề sau:
* Về số lượng đại biểu HĐND phản ánh dân số của mỗi dân tộc:
Đại biểu dân tộc Tày và đại biểu dân tộc Nùng chiếm đa số trong tổng
số đại biểu HĐND cấp xã tỉnh Cao Bằng [47].
* Về số lượng đại biểu tái cử:
46
Nhiệm kỳ 2011- 2016 số đại biểu tái cử là 1482 người chiếm 33,6%
tổng số đại biểu, nhiệm kỳ 2016-2021 số đại biểu tái cử là 1785 người chiếm
39,8% tổng số đại biểu, như vậy số đại biểu tái cử nhiệm kỳ 2016- 2021chiếm
tỉ lệ cao hơn so với nhiệm kỳ 2011-2016.
Đại biểu HĐND là những người ưu tú của Nhân dân địa phương, được
Nhân dân địa phương tín nhiệm. Họ chính là tấm gương về đạo đức, chính trị,
văn hóa cho những người xung quanh học tập, noi theo. Tuy nhiên với nhiệm
vụ đại biểu HĐND, với họ, đó là công việc mới mẻ và khiến họ không khỏi
lúng túng. Với nhiệm vụ này họ phải mất rất nhiều thời gian để làm quen để
có thể làm tốt nhiệm vụ của mình như hoạt động trong kỳ họp, hoạt động tiếp
xúc cử tri, hoạt động chất vấn, hoạt động giám sát. Những đại biểu tái cử
chính là những đại biểu đã biết việc đã có quá trình rèn luyện, thử thách với
thực tiễn. Vì vậy việc chú trọng tăng cường số lượng đại biểu tái cử sẽ góp
phần thúc đẩy chất lượng đại biểu trong các hoạt động gắn với chức năng
nhiệm vụ của đại biểu [47].
* Về giới tính đại biểu HĐND:
Nhiệm kỳ 2011- 2016 đại biểu nữ gồm 905 người chiếm 20,5% tổng số
đại biểu, nhiệm kỳ 2016- 2021 gồm 1100 người chiếm 24,5 % tổng số đại
biểu, điều này cho thấy cơ cấu giới tính đã được chú trọng và đã có bước
chuyển biến tích cực giữa 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa đại biểu
nam và đại biểu nữ còn rất cao. Việc cân bằng giữa đại biểu nam và đại biểu
nữ là rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, góp phần
vào mục tiêu bình đẳng giới. Có những khó khăn, những mâu thuẫn, những
tâm tư của chị em nhất thiết phải được chính các chị em tiếp thu, chia sẻ và
phản ánh thì mới có hiệu quả, chẳng hạn như bình đẳng giới, kế hoạch hóa gia
đình, phòng chống bạo lực gia đình [47].
* Về số lượng đại biểu ngoài Đảng:
47
Số lượng đại biểu ngoài Đảng chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu đại
biểu HĐND cấp xã. Đối chiếu số lượng đại biểu ngoài Đảng giữa 2 nhiệm kỳ
ta thấy số lượng đại biểu ngoài Đảng đã có chiều hướng giảm nhưng chưa
đáng kể. Nhiệm kỳ 2011-2016 là 1030 đại biểu, chiếm 23,35% tổng số đại
biểu, nhiệm kỳ 2016-2021 là 1013 đại biểu, chiếm 22,6% tổng số đại biểu
[47]. Đảng viên Đảng Cộng sản phản ánh trong con mắt mọi người xung
quanh là người có tư tưởng chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với
Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bản thân thực hiện tốt đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và luôn có ý thức động viên gia đình, những
người xung quanh thực hiện tốt chính sách, pháp luật. Tăng số lượng đại biểu
HĐND là đảng viên sẽ góp phần vào việc nâng cao uy tín và chất lượng đại
biểu trước Nhân dân.
* Về số lượng đại biểu tôn giáo:
Số liệu thống kê phản ánh một số lượng rất ít đại biểu tôn giáo trong
cơ cấu đại biểu HĐND cấp xã nói chung. Nhiệm kỳ 2011-2016 có 19 đại
biểu, chiếm 0,43% tổng số đại biểu, nhiệm kỳ 2016-2021 có 16 đại biểu,
chiếm 0,36% tổng số đại biểu [47].
Mục tiêu của Đảng là giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa chính quyền nhà
nước với công giáo, động viên thúc đẩy bộ phận nhân dân công giáo tin tưởng
và làm theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp họ
nhận ra những luận điệu tuyên truyền, lôi kéo, xuyên tạc, lợi dụng tôn giáo để
nhằm chống phá Đảng Nhà nước và đời sống Nhân dân của các thế lực thù
địch trong và ngoài nước. Để làm được việc đó chính quyền các cấp, đặc biệt
là cấp xã đóng vai trò tiên quyết bởi cấp xã là cấp chính quyền gắn chặt với
đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương. Bởi vậy phải tăng
cường đại biểu HĐND cấp xã là người công giáo.
Từ năm 1989, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bắt đầu có hiện tượng tuyên
truyền đạo "Vàng Chứ" trong đồng bào dân tộc Mông. Từ năm 1998 xuất hiện
48
một số người tuyên truyền đạo "Thìn Hùng" trong đồng bào dân tộc Dao và
dân tộc Sán Chỉ. Hiện nay, vấn đề "Vàng Chứ" và "Thìn Hùng" đang diễn
biến phức tạp. Ðạo Tin Lành cũng mở rộng truyền đạo ở vùng sâu, vùng xa,
xây dựng nhà thờ trái phép. Giải quyết vấn đề này trước hết phải giải quyết tốt
vấn đề số lượng và chất lượng đại biểu là người theo tôn giáo.
2.2. Thực tiễn chất lƣợng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là
ngƣời dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Phẩm chất chính trị
Là đại biểu HĐND nói chung, phẩm chất chính trị là một yếu tố căn
bản để đánh giá tư cách đại biểu. Xét về phẩm chất chính trị của đại biểu
HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng có thể dựa trên
những bình diện như lập trường tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật,
tinh thần đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Về lập trường tư tưởng chính trị, đại biểu HĐND cấp xã là người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2011- 2016 và năm đầu nhiệm kỳ
2016- 2021, tuyệt đại đa số đại biểu luôn tỏ rõ tư cách người đại biểu HĐND,
có phẩm chất chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không làm điều gì trái với đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Không tham gia vào
các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy và các tệ nạn tiêu cực khác. Có
ý thức đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực trong xã hội như mê tín dị
đoan, sùng bái đạo lạ, những luận điệu nhằm bôi nhọ chính quyền các cấp, dụ
dỗ, lôi kéo nhân dân chống phá Đảng và Nhà nước.
Về ý thức tuân thủ pháp luật: đại đa số đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã phát huy tinh thần của người đại biểu đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân địa phương, thực hiện nghiêm
chỉnh pháp luật của Nhà nước như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp
luật kinh tế, pháp luật đất đai...Ở đâu đó trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn có
49
hiện tượng buôn lậu qua biên giới, dụ dỗ phụ nữ sang bên Trung Quốc lấy
chồng trái phép, truyền đạo trái phép, cờ bạc cùng với những thói hư tật xấu
khác. Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã
khẳng định được bản lĩnh chính trị của mình là tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo của cơ quan nhà nước cấp trên
bằng việc chấp hành và gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật.
Về tinh thần đấu tranh chống lại các vi phạm pháp luật và những biểu
hiện tiêu cực trong xã hội, đại đa số đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số không những thực hiện tốt pháp luật mà còn có ý thức động viên gia
đình, người xung quanh, Nhân dân địa phương thực hiện tốt pháp luật.
2. 2. 2. Đạo đức cách mạng
Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã
phát huy được đạo đức cách mạng của một người đại biểu của Nhân dân là
trung thành với Tổ quốc, tin Đảng, làm theo Đảng, có ý thức bảo vệ Đảng,
Nhà nước và đường lối chính sách của Đảng. Không nghe, không theo các thế
lực chống phá Đảng, không có trường hợp đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số làm tình báo, gián điệp cho các thế lực ngoại bang, hoặc các
tổ chức chống phá cách mạng.
Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã tỏ
rõ là người trung thành với Nhân dân và hết mực phục vụ Nhân dân bằng việc
tu dưỡng rèn luyện đạo đức tác phong hằng ngày, trong đối nhân xử thế, trong
các quan hệ xã hội, trong thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Mặc dù đời sống vật
chất và tinh thần còn nhiều khó khăn, các chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối
với đại biểu HĐND cấp xã còn hạn hẹp, trình độ năng lực, kinh nghiệm công
tác của một số đại biểu còn hạn hẹp, song đại đa số đại biểu HĐND cấp xã đã
luôn ý thức rõ về trách nhiệm vinh quang của mình là phụng sự Nhân dân,
mang tiếng nói của Nhân dân địa phương, tâm nguyện của Nhân dân địa
phương nên họ hết lòng hết sức vì nhiệm vụ.
50
Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã tỏ
rõ là người tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, và pháp luật. Hết mình phấn đấu
thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã
phát huy đạo đức của người cán bộ nói chung là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và
các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đại biểu HĐND đã thể hiện được phẩm
cách của người đại diện của Nhân dân địa phương là cần cù nhẫn nại trong
cuộc sống hằng ngày và trong hoạt động gắn với nhiệm vụ đại biểu. Không sa
hoa, lãng phí, sống ngay thẳng, chính trực, vì sự nghiệp chung, vì đời sống
ấm no, hạnh phúc của Nhân dân, không nói, hoặc làm những điều trái với đạo
đức, trái với lẽ phải, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân địa phương và sự
nghiệp cách mạng chung của cả nước. Trước những biểu hiện tiêu cực trong
xã hội, đại biểu đã có lập trường và bản lĩnh vững vàng đấu tranh đến cùng vì
lợi ích của quốc gia, dân tộc và Nhân dân.
2.2.3. Trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là dân tộc
thiểu số
Trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là dân tộc thiểu số tỉnh
Cao Bằng trong 2 nhiệm kỳ, nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016- 2021
[47].
Xem xét trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là dân tộc
thiểu số tỉnh Cao Bằng trong 2 nhiệm kỳ theo các tiêu chí như trình độ văn
hóa với trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, về trình độ
chuyên môn với trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học, về
trình độ lý luận chính trị với trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, về kiến thức
quản lý nhà nước với kiến thức quản lý nhà nước chính quyền cơ sở. Cụ thể:
51
Các tiêu chí
Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016- 2021
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Về trình độ văn hóa
Trình độ tiểu
học
440
10%
437
9,7%
Trung học cơ
sở
1496 34% 762 17%
Trung học
phổ thông
2474 56,1% 3273 73%
Về trình độ chuyên môn
Sơ cấp 186 4,2% 78 1,7%
Trung cấp 910 20,6% 1590 35,4%
Cao đẳng 80 1,8% 218 4,7%
Đại học 213 4,8 % 575 12,8%
Sau đại học 02 0,04% 02 0,04%
Về trình độ lý luận chính trị
Sơ cấp 191 4,3% 563 12,5%
Trung cấp 938 21,3% 1009 22,5%
Cao cấp 11 0,2% 20 0,4%
Về kiến thức quản lý nhà nước
Quản lý nhà
nước chính
quyền cơ sở
991 22,46% 1113 24,82%
* Về trình độ văn hóa của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Cao Bằng:
Trình độ văn hóa của đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 chưa có
bước cải thiện đáng kể so với nhiệm kỳ 2011-2016. Nếu nhiệm kỳ 2011-2016
có 440 người, chiếm 10% tổng số đại biểu có trình độ văn hóa bậc tiểu học thì
nhiệm kỳ 2016- 2021 có 437 người, chiếm 9,7% tổng số đại biểu [47].
52
Trình độ văn hóa của đại biểu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến
trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Các đại biểu chủ yếu là dân tộc thiểu số,
trình độ văn hóa lại càng phải được chú trọng. Trình độ văn hóa phản ánh khả
năng đọc, khả năng viết, khả năng sử dụng tiếng Việt để thực hiện các nhiệm vụ
của người đại biểu. Sẽ rất khó khăn cho các đại biểu có trình độ văn hóa thấp khi
thực hiện nhiệm vụ như trong việc tiếp xúc cử tri, trong việc phát biểu phản ánh
ý kiến trong kỳ họp, trong giám sát cũng như trong bất cứ hoạt động nào của đại
biểu. Để đảm bảo chất lượng đại biểu HĐND, tiêu chí trình độ văn hóa của đại
biểu phải được đặt lên hàng đầu. Có tâm huyết đến mấy, sáng kiến đến mấy
nhưng nếu đại biểu không có khả năng biểu đạt, không có khả năng sử dụng
ngôn ngữ phổ thông thì tâm huyết, sáng kiến cũng là vô nghĩa.
* Về trình độ chuyên môn của đại biểu
Xem xét về trình độ chuyên môn của đại biểu trong 2 nhiệm kỳ, ta thấy
số lượng đại biểu có trình độ chuyên môn đã tăng lên rõ rệt trong nhiệm kỳ
2016-2021 so với nhiệm kỳ 2011-2016. Cụ thể, nhiệm kỳ 2011-2016, số đại
biểu có trình độ sơ cấp là 186 người chiếm 4,2% tổng số đại biểu, thì nhiệm
kỳ 2016-2021 là 78 người chiếm 1,7% tổng số đại biểu, nhiệm kỳ 2011-2016,
số đại biểu có trình độ trung cấp là 910 người chiếm 20,6% tổng số đại biểu,
thì Nhiệm kỳ 2016- 2021 là 1590 người chiếm 35,4% tổng số đại biểu, nhiệm
kỳ 2011-2016, số đại biểu có trình độ cao đẳng là 80 người chiếm 1,8% tổng
số đại biểu, thì nhiệm kỳ 2016- 2021 là 218 người chiếm 4,7% tổng số đại
biểu, nhiệm kỳ 2011-2016, số đại biểu có trình độ đại học là 213 người chiếm
4,8 % tổng số đại biểu, thì nhiệm kỳ 2016- 2021 là 575 người chiếm 12,8%
tổng số đại biểu. Số lượng đại biểu có trình độ sau đại học không thay đổi
trong 2 nhiệm kỳ, 02 người chiếm 0,04% tổng số đại biểu [47].
Trình độ chuyên môn rất cần thiết cho người đại biểu thực hiện nhiệm
vụ của mình. Hiện nay theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
HĐND cấp xã cũng tổ chức 2 Ban hoạt động đó là Ban kinh tế- xã hội, Ban
53
pháp chế. Các Ban hoạt động gắn chặt với trình độ chuyên môn. Hơn nữa đại
biểu thực hiện nhiệm vụ trực tiếp của mình đều gắn với chuyên môn, chẳng
hạn như hoạt động giám sát. Sẽ chỉ là hình thức nếu giám sát mà không có
kiến thức về lĩnh vực mình giám sát. Chất lượng công trình như thế nào thì
đảm bảo? Đại biểu sẽ không thể giám sát có chất lượng nếu không có kiến
thức về ngành xây dựng. Thực tế việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho
đại biểu chưa được đặt ra trong các nhiệm kỳ của HĐND cấp xã. Vấn đề kiến
thức chuyên môn của đại biểu là hết sức cần thiết cần được xem xét và đầu tư
đúng mức trong thời gian tới.
* Về trình độ lý luận chính trị của đại biểu
Về trình độ lý luận chính trị của đại biểu HĐND trong 2 nhiệm kỳ ta
thấy số lượng đại biểu có trình độ lý luận chính trị đã tăng lên trong nhiệm kỳ
2016-2021 so với nhiệm kỳ 2011-2016, đại biểu có trình độ sơ cấp trong
nhiệm kỳ 2011-2016 là 191 người chiếm 4,3% tổng số đại biểu, thì nhiệm kỳ
2016- 2021là 563 người chiếm 12,5% tổng số đại biểu, đại biểu có trình độ
trung cấp trong nhiệm kỳ 2011-2016 là 938 người chiếm 21,3% tổng số đại
biểu, thì nhiệm kỳ 2016- 2021là 1009 người chiếm 22,5% tổng số đại biểu,
đại biểu có trình độ cao cấp trong nhiệm kỳ 2011-2016 là 11 người chiếm
0,2%, thì nhiệm kỳ 2016- 2021là 20 người, chiếm 0,4% tổng số đại biểu [47].
Số đại biểu có trình độ nói trên là do được đào tạo và bồi dưỡng bởi
nguồn dành cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nói chung. Đầu nhiệm kỳ
các nhiệm kỳ, tỉnh có tổ chức tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu
HĐND cấp xã trong đó có lồng ghép một số nội dung lý luận chung nhưng
thực tế thời gian và dung lượng đưa ra là quá ít so với thực tiễn đòi hỏi. Việc
bồi dưỡng lý luận chính trị riêng cho đội ngũ đại biểu HĐND cấp xã chưa
được chú trọng. Trong các nhiệm kỳ tiếp theo việc nâng cao số lượng đại biểu
HĐND cấp xã có trình độ lý luận chính trị là rất cần thiết bởi đó chính là cẩm
nang ý chí cho người đại biểu thực hiện nhiệm vụ của mình.
54
* Về kiến thức nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính
Về kiến thức nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính của đại biểu
HĐND trong 2 nhiệm kỳ ta thấy số lượng đại biểu có kiến thức về thức nhà
nước và pháp luật, quản lý hành chính nhiệm kỳ 2016- 2021 có chiều hướng
tăng hơn so với nhiệm kỳ 2011- 2016. Nhiệm kỳ 2011- 2016, số đại biểu
HĐND cấp xã có kiến thức nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính là 991
người chiếm 22,46% tổng số đại biểu. Nhiệm kỳ 2016- 2021 có 1113 người
chiếm 24,82% tổng số đại biểu [47].
Cũng giống với phương thức hình thành trình độ lý luận chính trị, các
đại biểu HĐND cấp xã có kiến thức nhà nước và pháp luật, quản lý hành
chính là do tham gia các chức trách khác ở địa phương mà được trang bị.
Tỉnh chưa mở các loại hình lớp học để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức riêng cho
đại biểu HĐND cấp xã. Đây cũng là một vấn đề cần được Trung ương và tỉnh
xem xét và định hướng đầu tư trong thời gian tới.
2.2.4. Kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân
tộc thiểu số
2.2.4.1. Tình hình bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số
Trong 2 nhiệm kỳ HĐND, nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021,
vấn đề kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp tỉnh Cao Bằng đã được
quan tâm đầu tư. Đặc biệt là cấp xã. Theo Báo cáo của Trường Chính trị Hoàng
Đình Giong tỉnh Cao Bằng về việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu
HĐND cấp huyện và cấp xã tỉnh Cao Bằng, trong nhiệm kỳ 2011- 2016 và
nhiệm kỳ 2016- 2021 công tác này đạt được những thành tựu sau đây.
Nhiệm kỳ 2011- 2016:
Văn bản nhà nước quy định về việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của
đại biểu HĐND các cấp: Công văn số 2543/ BNV- ĐT ngày 15 tháng 7 năm
2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp và Kế
55
hoạch số 1640/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Cao
Bằng về việc bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Nhiệm kỳ 2016- 2021:
Văn bản quy định về việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu
HĐND các cấp: Quyết định số 3366/QĐ- BNV ngày 07 tháng 9 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Kế hoạch số 3187/KH-UBND ngày 04 tháng 11
năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng vệ việc Bồi dưỡng đại biểu HĐND dân
các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
Về kết quả đạt được: Nhiệm kỳ 2011-2016 mở 56 lớp với 4.218/4.412
đại biểu có mặt tham gia. Nhiệm kỳ 2016-2021 mở 57 lớp với 4.280/4.482 đại
biểu tham gia [65]. Cụ thể các lớp mở ở các huyện như sau:
Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016-2021
Tên huyện Số lớp bồi dưỡng
Nguyên Bình 03 05
Bảo Lạc 05 05
Bảo Lâm 05 05
Hà Quảng 05 05
Hòa An 05 06
Trùng Khánh 06 06
Quảng Uyên 05 05
Thạch An 05 04
Hạ Lang 04 04
Thành phố Cao Bằng 04 03
Trà Lĩnh 03 03
Phục Hòa 03 03
Thông Nông 03 03
56
Các lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã đã hoàn thành theo đúng nội
dung, chương trình đề ra. Công tác tổ chức, chuẩn bị các điều kiện tổ chức
các lớp bồi dưỡng được đảm bảo. Báo cáo viên truyền đạt đầy đủ nội dung tập
huấn và đảm bảo kiến thức thực tiễn tại địa phương. Đại biểu HĐND cấp xã
tham gia đúng thành phần và thời gian quy định, đại biểu nêu cao tinh thần
trách nhiệm và nghiêm túc tiếp thu các nội dung của khóa tập huấn, tích cực
trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập huấn. Tuy
nhiên vẫn còn một số bất cập ảnh hưởng đến chất lượng tập huấn nói chung là
mặt bằng chung về kiến thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng của các đại biểu
còn chênh lệch, chưa đồng đều. Kinh phí thực hiện bồi dưỡng đại biểu HĐND
cấp xã còn hạn hẹp. Loại hình lớp tập huấn còn phiến diện, cần được tiếp tục
nghiên cứu và đầu tư cho hoạt động này đúng mức hơn.
2.2.4.2. Các kỹ năng cụ thể của đại đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số
* Kỹ năng trong các kỳ họp
Kỳ họp HĐND nói chung có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt
động chung của HĐND. Kỳ họp HĐND là phương thức hoạt động chủ yếu
của HĐND. Trong kỳ họp những nội dung liên quan đến nhiệm vụ và quyền
hạn của HĐND được giải quyết bằng việc đại biểu biểu quyết. Nghị quyết của
HĐND được thông qua khi có quá nửa tổn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_dai_bieu_hoi_dong_nhan_dan_cap_xa_la_ngu.pdf