MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 8
1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 22
1.3. Yêu cầu cụ thể về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 31
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN 42
2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 42
2.2. Thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 51
2.3. Đánh giá chung về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 79
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN 90
3.1. Quan điểm bảo đảm và nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 90
3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 125
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tâm tư nguyện vọng của nhân dân, lại được hoạt động trên chính quê hương của mình nên tiếng nói của họ được nhân dân tin tưởng, bởi vậy hoạt động thực tiễn của các đại biểu thường gặp nhiều thuận lợi, dễ thuyết phục nhân dân.
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV chỉ rõ:
Nâng cao chất lượng trình độ hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. Tập trung cải tiến nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, chuẩn bị tốt nội dung chương trình kỳ họp, chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐND đối với cơ quan nhà nước… [14, tr.13].
Chính vì vậy 5 năm đầu nhiệm kỳ 2004-2011, các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã tự hoàn thiện để nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ người đại biểu, có khả năng vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, thể hiện:
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Tại kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND một số xã đã thể hiện tính quyết đoán trong thảo luận bàn về mô hình phát triển kinh tế như việc chăn nuôi (bàn biện pháp chăn nuôi theo mô hình trang trại xa khu dân cư, đào ao thả cá); việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng (bàn về việc trồng những cây cho thu nhập cao như chuyển từ cấy lúa sang trồng cây hoa, cây cam Canh, bưởi Diễn, cây dưa chuột xuất khẩu…), ngoài ra các đại biểu HĐND cấp xã đã bàn việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư để các dịch vụ phát triển và tạo điều kiện cho nhân dân có việc làm, một số làng có nghề truyền thống được quan tâm như hỗ trợ đất để phát triển (rượu Trương xá, mây Giang đan)…Các vấn đề đại biểu bàn đều được thông qua nghị quyết và được triển khai thực hiện trên thực tế. Đến nay, một số xã ở huyện Kim Động có thu nhập 1ha canh tác năm 2005 từ 40 triệu đồng năm 2008 đã tăng lên 120 triệu đồng. Như vậy, đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã cụ thể hoá kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để bàn và biểu quyết nghị quyết phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương, đồng thời quyết định các vấn đề quan trọng có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong xã. Vì vậy tại kỳ họp, sự tham gia của đại biểu HĐND không chỉ còn là sự hiện diện đơn thuần cho có đủ thành phần mà các đại biểu đã tạo không khí làm việc hiệu quả trên tinh thần cởi mở, dân chủ và đã phát huy trí tuệ của đại biểu HĐND.
Vai trò của đại biểu HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương còn được thể hiện trong việc quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách. Trong nhiệm kỳ 1999-2004, sau khi nghe UBND báo cáo về quyết toán tài chính hàng năm và HĐND thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách, các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã nhất trí đạt 100%. Qua 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011 cho thấy một số xã các đại biểu đã có quan điểm trong việc quyết toán ngân sách hàng năm như, nếu nội dung chi không rõ ràng thì đại biểu có ý kiến yêu cầu UBND giải trình nếu chưa có sự thuyết phục thì đại biểu HĐND không biểu quyết thông qua. Trong việc phân bổ ngân sách đại biểu HĐND yêu cầu phân bổ đúng và ưu tiên cho việc xây dựng điện, đường, trường, trạm.Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011 các xã ở huyện Kim Động đã 100% các xã có đường bê tông, và 78% đường bê tông ra đồng, cơ sở vật chất các trường học được quan tâm, trạm y tế xã đã xây dựng kiên cố.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động trong hoạt động xem xét báo cáo tại kỳ họp của HĐND.
Tại kỳ họp HĐND cấp xã, từng đại biểu HĐND đã tiến hành nghiên cứu, xem xét các báo cáo, chương trình, nội dung kỳ họp về xây dựng, phát triển mọi mặt của đời sống của nhân dân trong xã. Đại biểu HĐND đã chủ động thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri, nắm bắt các yêu cầu kiến nghị bức xúc của nhân dân và tổng hợp, tư duy, vận dụng một cách linh hoạt trong sự kết hợp chặt chẽ giữa quan điểm của Đảng, quy định pháp luật của nhà nước vào yêu cầu thực tiễn của địa phương một cách phù hợp, có hiệu quả. Do đó, các báo cáo tại kỳ họp HĐND cấp xã từng bước được trình bầy đầy đủ, toàn diện và khoa học. Đây chính là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của người đại biểu HĐND cấp xã.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động trong việc thực hiện chức năng giám sát.
Giám sát là một trong những hoạt động cơ bản của HĐND. Các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động giám sát thông qua hai hình thức: Giám sát tại kỳ họp HĐND và tổ chức đoàn giám sát. Tại kỳ họp các đại biểu đã giám sát các cơ quan chuyên môn của UBND xã trong việc đã giải quyết những ý kiến mà cử tri nêu tại các cuộc tiếp xúc, những việc mà các cơ quan đã hứa và giải quyết đến đâu. Đồng thời, Thường trực HĐND xã đã cùng một số đại biểu HĐND thành lập đoàn giám sát xuống thôn giám sát những ý kiến mà các đại biểu HĐND và đại biểu tham dự kỳ họp phản ánh. Trên thực tế, trong nhiệm kỳ 1999 – 2004 bình quân mỗi xã tổ chức 2 cuộc giám sát/ năm. Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004- 2011 (tính từ tháng 4 năm 2004 đến nay) tại 19 xã, thị trấn đã tiến hành 385 cuộc giám sát với 450 ý kiến. Các buổi sau giám sát đoàn giám sát đã yêu cầu UBND xã giải quyết dứt điểm một số hộ xây dựng trái phép trên đất 03 đồng thời giám sát chất lượng thi công công trình như đường giao thông, và một số công trình do nhà nước đầu tư vốn..Thông qua giám sát, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã và và đơn vị thi công đã có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, các đại biểu đã giám sát các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… ở địa phương.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động về hoạt động chất vấn.
Chất vấn là một hoạt động thường kỳ gắn liền với giám sát, giữa chất vấn và giám sát luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế, ở HĐND cấp xã huyện Kim Động, hoạt động chất vấn thể hiện rõ nhất qua vai trò báo cáo và trả lời chất vấn của đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tại kỳ họp HĐND. Nội dung chất vấn bước đầu đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, được nhân dân quan tâm, yêu cầu làm rõ như: giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của nhân dân, vấn đề bồi thường quy hoạch, sử dụng đất của Nhà nước…Cụ thể. "Trong nhiệm kỳ 1999- 2004, đại biểu HĐND cấp xã thực hiện hoạt động chất vấn 105 lượt" [26, tr.3]. Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004 -2011đã có 279 lượt đại biểu HĐND chất vấn [30, tr.6].
Điều đó cho thấy số lượt đại biểu HĐND tham gia chất vấn đã ngày càng nâng lên. Điển hình như: tại thị trấn Lương Bằng.
Năm 2007 đã có 19 lượt chất vấn, xã Toàn Thắng có 15 lượt và xã Ngọc thanh có 11 lượt đại biểu HĐND tiến hành chất vấn, 9 lượt cán bộ công chức cán bộ, công chức trả lời chất vấn với hơn 20 ý kiến xung quanh vấn đề vi phạm chế độ quản lý sử dụng đất đai tại các xã, thị trấn [30, tr.7].
Nhìn chung, việc chất vấn và trả lời chất vấn đã thể hiện được thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm, nội dung đã đi vào chiều sâu các vấn đề cần làm rõ, các đại biểu HĐND đã mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề, việc trả lời đề ra biện pháp nếu đại biểu chưa thoả đáng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn trả lời rõ ràng và thời điểm thực hiện.Cho đến nay đại biểu HĐND cấp xã đã thực hiện hiệu quả việc theo dõi kết quả thực hiện sau khi các cơ quan chuyên môn hứa thực hiện, vì vậy, tình trạng hứa đi đôi với làm đã được các cơ quan chuyên môn ở cấp xã đảm bảo.
- Chất lượng trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động trong quan hệ với các cơ quan và tổ chức hữu quan.
Đây là một hoạt động không chỉ mang tính pháp lý mà còn là yêu cầu thực tiễn thường xuyên nhằm đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất giữa HĐND và đại biểu HĐND cấp xã với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở. Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhất thiết phải giám sát, đôn đốc, tổ chức, hoạt động của UBND cùng cấp. Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011 các đại biểu HĐND đã phối hợp với UBND dự kiến nội dung chương trình kỳ họp để trình HĐND xem xét, quyết định, giao cho UBND cùng cấp triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND… Từng đại biểu HĐND kịp thời phối hợp với Thường trực HĐND, các cơ quan chuyên môn cùng cấp theo dõi, giải quyết những vấn đề phát sinh, đảm bảo cho nội dung các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống. Hơn thế, xây dựng và thực hiện có hiệu quả mối quan hệ này còn tạo cơ sở cho đại biểu HĐND chất vấn và giám sát hiệu quả các cơ quan trực thuộc UBND cùng cấp trong việc trả lời hoặc giải quyết những yêu cầu, khiếu kiện của nhân dân trên địa bàn được kịp thời.Thực tế ở cấp xã mối quan hệ này của đại biểu HĐND, nhất là của đại biểu HĐND là Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND đã được duy trì thường xuyên, đúng chức trách, các đại biểu HĐND ngoài đảng ở cấp xã thì sự liên hệ đã từng bước được quan tâm. Đặc biệt trong giám sát thực hiện cuộc vận động, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong phối hợp tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự án luật, các đại biểu HĐND đã chủ động gặp, gợi ý trao đổi trực tiếp với những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân địa phương để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của từng tổ chức đoàn thể. Vì vậy, mối quan hệ giữa đại biểu với nhân dân, với các tổ chức chính trị xã hội của đại biểu HĐND cấp xã cũng đã được quan tâm và duy trì.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND trong bảo đảm việc thực hiện Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
HĐND là cơ quan quyền lực trong chính quyền cấp xã. Đại biểu HĐND cấp xã không chỉ có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định việc tổ chức thực hiện xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các mặt của đời sống dân cư ở địa bàn, mà còn có trách nhiệm giải quyết hài hoà các yêu cầu khiếu kiện, các tranh chấp của dân, nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân trong quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và giữa các nhóm dân cư với nhau. Do vậy, đại biểu HĐND cấp xã là chủ thể thực hiện kịp thời có hiệu quả việc tiếp thu, cụ thể hoá nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cơ quan Đảng, nhà nước cấp trên, nhất là nghị quyết của HĐND cấp huyện trực tiếp. Qua đó, kịp thời quyết định, đề ra chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện có hiệu quả về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, về xoá đói giảm nghèo, về giao thông nông thôn, về văn hoá, giáo dục y tế… Thực tế trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011, đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã và đang thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Ngoài ra các đại biểu đã vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước như thực hiện việc dồn thửa đổi ruộng, có nghĩa vụ trong việc nộp thuế đối với nhà nước, vận động gia đình gương mẫu thực hiện pháp lệnh dân số, vận động con em chấp hành tốt luật nghĩa vụ quân sự, gia đình gương mẫu xây dựng gia đình văn hoá.
2.2.1.3.Thực trạng chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã nhấn mạnh:
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính… là một trong những nhiệm vụ chính trị cấp thiết, để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp: Vững về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân… [18, tr.132].
Như vậy, đào tạo bồi dưỡng đại biểu HĐND là yếu tố căn bản và chủ động nhất giúp tạo ra chất lượng đại biểu HĐND các cấp nói chung, ở cấp xã nói riêng.
Chính quyền cơ sở được tạo nên bởi hai thành phần là HĐND và UBND, trong đó HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương, có vai trò tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, có quyền quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương. Điều đó, đặt ra cho nhiệm vụ bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã với mục tiêu quan trọng là: Bồi dưỡng về nâng cao trình độ kiến thức lý luận, chính trị, trình độ kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn cho đại biểu HĐND cấp xã.
Trên các phương diện nói trên, thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã ở Kim Động được thể hiện trên các mặt sau:
* Về bồi dưỡng lý luận chính trị.
Lý luận chính trị là một trong những mảng kiến thức quan trọng, tiên quyết của cán bộ, công chức. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "…Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn; chính trị là đức, chuyên môn là tài…"[ 55, tr.26].
Tiêu chuẩn này càng đặc biệt quan trọng đối với đại biểu HĐND cấp xã. Có lý luận chính trị cơ bản sẽ giúp cho người đại biểu có quan niệm chính trị đúng đắn, có lập trường tư tưởng vững vàng trong quá trình thực thi công việc. Trình độ lý luận chính trị cao giúp cho người đại biểu có phương pháp tư duy năng động trong việc vận dụng một cách hợp lý, đúng đắn mọi đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn địa phương. Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 54-QĐ/TW ngày 12-5-1999 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên được thực hiện gắn với việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội" [15].
Như đã nói ở trên, số liệu thống kê thực trạng trình độ chất lượng HĐND của 20 xã, thị trấn ở huyện Kim Động trong nhiệm kỳ 1999-2004 cho thấy kiến thức lý luận chính trị của đại biểu HĐND cấp xã, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt cấp xã tại huyện Kim Động còn rất hạn chế. Chính vì vậy, trên nền tảng cơ cấu đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2004-2011, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV đã xác định: "Phấn đấu đến năm 2010 có 100% cán bộ chủ chốt, trưởng các ngành, đoàn thể, xã, phường thị trấn dưới 40 tuổi phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên" [14, tr.5].
Theo tinh thần đó, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Kim Động đã yêu cầu các đại biểu HĐND, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã học lớp trung cấp Lý luận chính trị. Tính đến tháng 6/2009, cán bộ chủ chốt, trưởng các ngành, đoàn thể ở các xã, thị trấn thuộc huyện đã có 100% cán bộ đạt trình độ trung lý luận chính trị. Cán bộ trẻ đưa vào nguồn quy hoạch đều đáp ứng yêu cầu hiện đã có bằng hoặc đang theo học lớp trung cấp lý luận chính trị.
Đến nay, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về kiến thức lý luận chính trị cho đại biểu HĐND cấp xã vẫn được xem là yêu cầu thường xuyên và cần thiết đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và tất cả các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động.
* Về bồi dưỡng kiến thức về nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính.
Trên thực tế, qua nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 5 năm hoạt động nhiệm kỳ 2004 – 2011, đại biểu HĐND các xã, thị trấn tại huyện Kim Động chỉ được tập huấn một lần trong thời gian 3 ngày với 6 chuyên đề:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp, xã;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu HĐND cấp xã;
- Vai trò của HĐND và đại biểu HĐND trong việc triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở [73, tr 3].
Các đại biểu HĐND được tái cử cũng chỉ tập huấn những chuyên đề trên. Với thực tế đó, kiến thức về Nhà nước và pháp luật, kiến thức quản lý hành chính của đại biểu HĐND khó có điều kiện được nâng cao ngang tầm với yêu cầu thực hiện chức năng người đại biểu. Chính vì vậy, yêu cầu bồi dưỡng theo hướng vừa cơ bản, chuyên sâu vừa nâng cao các kiến thức thuộc lĩnh vực nói trên trở thành một đòi hỏi cấp thiết hiện nay đối với đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động.
Nếu như bồi dưỡng kiến thức cho đại biểu HĐND cấp xã để làm cho đại biểu trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định mà không tiếp tục bồi dưỡng cho đại biểu để làm cho tăng thêm năng lực thì những gì đại biểu thu được trong quá trình bồi dưỡng sẽ bị mất dần đi, nhất là về kiến thức pháp luật vì đây là lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi, cập nhật với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình đổi mới ở đất nước chúng ta. Nếu được trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính đại biểu sẽ hiểu rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi tiến hành chức trách của người đại biểu và phải biết rõ mình phải làm gì? kỹ năng và phương thức hoạt động ra sao? Hiểu được vận hành của hệ thống tổ chức trong bộ máy nhà nước nói chung và ở cấp chính quyền cơ sở nói riêng, từ đó giúp thực thi tốt hơn chức năng của người đại biểu theo hướng phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân trên địa bàn cơ sở.
Theo số liệu tổng hợp của Thường trực HĐND và phòng Nội vụ huyện Kim Động, trong nhiệm kỳ 2004 - 2011 có 5 đại biểu HĐND có trình độ trung cấp luật (thực tế ở 19 xã, thị trấn đều có cán bộ tư pháp hộ tịch có trình độ trung cấp luật nhưng khi cơ cấu đại biểu chỉ có 5 xã có cán bộ tư pháp tham gia đại biểu HĐND xã), 27 đại biểu HĐND có trình độ quản lý nhà nước. Trong số 38 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND thì trình độ quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên là 12 người chiếm 31,5%, còn 65,5% đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và hơn 94,4% đại biểu HĐND chưa có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước. Mặc dầu vậy, thực tế trình độ này đã có tăng so với nhiệm kỳ 1999 – 2004. Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 04/QĐ-BNV về ban hành tiêu chuẩn cán bộ và triển khai việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ đại biểu HĐND, tính đến tháng 6/2009 đã có thêm 93 đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn có trình độ trung cấp quản lý hành chính, 12 đại biểu có trình độ đại học quản lý hành chính, 10 đại biểu có trình độ đại học luật, 32 đại biểu có trình độ trung cấp luật. Đây là kết quả của việc Huyện uỷ có kế hoạch chỉ đạo Đảng bộ các xã, thị trấn rà soát việc quy hoạch cán bộ nếu cán bộ xã chưa đủ điều kiện về trình độ sẽ tạo điều kiện để đi học, nếu không đủ điều kiện sẽ đưa ra khỏi quy hoạch.Tuy nhiên trong nhiệm kỳ 2004 - 2011 có tới 133 đại biểu HĐND xã, thị trấn của huyện có trình độ văn hoá Trung học cơ sở nên việc học tập rất khó khăn.
Thực tế, trong nhiệm kỳ 2004 – 2011 trình độ kiến thức về nhà nước pháp luật và quản lý nhà nước của các đại biểu HĐND xã có tăng so với nhiệm kỳ 1999-2004. Song kiến thức thực tế về quản lý nhà nước và pháp luật của đại biểu HĐND cấp xã còn thấp so với mặt bằng chung cũng như so với yêu cầu. Điều đó giải thích tại sao trong thời gian qua hiệu quả hoạt động của đại biểu, đặc biệt là hiệu quả công tác giám sát của đại biểu HĐND đối với các cơ quan chuyên môn chưa cao.chưa đạt như mong muốn, nhiều nơi hoạt động của HĐND như “vườn hoa, cây cảnh”, chưa thực sự phát huy hết chức trách của đại biểu. Do vậy, tình trạng khi dự kỳ họp HĐND, khi tham gia giám sát cũng như khi chất vấn đại biểu HĐND là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND… đại biểu luôn tỏ ra lúng túng, bị động, trông chờ vào tập thể là rất phổ biến ở HĐND cấp xã. Mặc dù, trong chương trình bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã có đề cập đến kiến thức lý luận về nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính, nhưng với nội dung, kiến thức và thời gian bồi dưỡng theo chương trình hiện tại, bằng phương pháp lý luận truyền thống, thì không thể trang bị được kiến thức cơ bản, cần thiết cho đại biểu trong hoạt động dân cử của mình. Do đó, bồi dưỡng nâng cao kiến thức lý luận về nhà nước, pháp luật, về quản lý hành chính là nhiệm vụ cần được tiến hành khẩn trương với nội dung, thời gian và phương pháp cơ bản, khoa học và hợp lý với đại biểu HĐND cấp xã hiện nay ở Kim Động.
* Về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
Chuyên môn nghiệp vụ là một tiêu chí đảm bảo và đánh giá chất lượng của đại biểu HĐND. Đối với đại biểu HĐND cấp xã thì kiến thức chuyên môn là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện chức trách hoạt động của người đại biểu. Thực tiễn ở huyện Kim Động trong suốt hai nhiệm kỳ qua của HĐND xã, vấn đề kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của đại biểu HĐND hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Điều này xuất phát từ nhận thức tương đối phổ biến trong nhân dân, thậm chí trong cả giới lãnh đạo trên địa bàn xã: Đại biểu HĐND cấp xã là những người hoạt động không chuyên nên không cần có nghiệp vụ chuyên môn cũng làm việc được. Trong tổng số 475 đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động chỉ có 118 đại biểu có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn từ trình độ trung cấp chiếm 24,8%, 7 đại biểu có trình độ đại học chiếm 1,5%, số đại biểu hoàn toàn chưa có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chiếm 73,7%. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn trong quá trình thực hiện chức năng quyết định, giám sát, theo dõi tổ chức hoạt động chính quyền cơ sở, nhất là trong việc xem xét và thông qua báo cáo tại kỳ họp HĐND. Vì, theo quy định hiện nay, đại biểu HĐND cấp xã ngoài chức năng hoạt động đại biểu còn phải đảm trách một nhiệm vụ chuyên môn ở một lĩnh vực khác.Đại biểu HĐND không thể chỉ có trình độ quản lý mà còn phải có kiến thức nghiệp vụ cơ bản mới đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình.
Sự phân tích từ thực tế của huyện Kim Động cũng cho thấy bức tranh chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở nói chung và những người được bầu cử tại cơ sở nói riêng còn rất hạn chế, thiếu hụt nhiều mảng kiến thức lớn. Đây cũng là hệ quả tất yếu của chất lượng quy hoạch, tổ chức bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã những năm qua còn nhiều bất cập hụt hẫng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nhận thức rõ chất lượng hoạt động của người đại biểu phụ thuộc rất nhiều vào việc bồi dưỡng nền tảng nhận thức cơ bản về văn hoá, lý luận chính trị cũng như kiến thức thực tiễn về nhà nước, pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước, về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho từng đại biểu HĐND. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức cho đại biểu chính là để trang bị " Bệ phóng" cho đại biểu thể hiện và thực hiện năng lực hoạt động của mình. Do vậy, chất lượng bồi dưỡng và năng lực hoạt động của đại biểu là hai yếu tố không thể tách rời nhau, luôn bổ sung, hoàn thiện cho nhau. Điều này càng đúng với Kim Động – nơi có mặt bằng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã đang thấp hơn khá nhiều so với tiêu chuẩn chung và so với yêu cầu. Điều đó cũng có nghĩa là con đường tất yếu, cấp thiết và đúng đắn với Kim Động hiện nay là trước mắt phải tập trung nâng cao chất lượng bồi dưỡng toàn diện, chuyên sâu cho đại biểu HĐND đương nhiệm đồng thời, cần có quy hoạch đào tạo lâu dài và cơ bản cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở một cách khoa học.
2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động thực tiễn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động
2.2.2.1. Chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân qua các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã
Chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã được thể hiện chủ yếu thông qua các kỳ họp của HĐND xã.
Ở các xã, thị trấn tại huyện Kim Động hầu hết đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyên trách, mặt khác, công tác tổ chức đại biểu luôn có sự thay đổi trong nhiệm kỳ, các đại biểu HĐND lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có trình độ khác nhau, điều kiện tham gia vào hoạt động của đại biểu khác nhau, dẫn đến kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND cũng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng nhiều tới năng lực hoạt động của đại biểu HĐND nói chung, của từng đại biểu nói riêng.
Xuất phát từ thực tế chất lượng đại biểu HĐND xã, thị trấn ở huyện, ngay từ đầu nhiệm kỳ 1999 – 2004, HĐND huyện Kim Động đã thông qua quy chế hoạt động của HĐND huyện. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn của huyện căn cứ tình hình thực tế để xây dựng quy chế cho phù hợp với địa phương. Nhìn chung quy chế hoạt động của HĐND các xã, thị trấn của huyện Kim Động đã quy định cụ thể về kỳ họp của HĐND cấp xã mỗi năm 2 kỳ, đồng thời tuỳ tình hình thực tế sẽ triệu tập họp bất thường và họp theo chuyên đề. "Nhiệm kỳ 1999 - 2004 các xã, thị trấn của huyện Kim Động đã tổ chức được 220 kỳ họp và 15 kỳ họp bất thường. Các kỳ họp bất thường chủ yếu là để kiện toàn về cơ cấu tổ chức. Có 4 kỳ họp chuyên đề bàn về việc quy hoạch và sử dụng đất" [26, tr.4].
Nhiệm kỳ 2004 - 2011, ngay tại kỳ họp thứ hai của HĐND ở 19 xã, thị trấn thuộc huyện Kim Động đã thông qua quy chế hoạt động HĐND xã, thị trấn. Nhìn chung quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2004 - 2011 đã quy định cụ thể hơn so với nhiệm kỳ 1999-2004 với các nội dung như:
Mỗi tháng các tổ đại biểu HĐND họp một lần; trước kỳ họp ngoài việc tiếp xúc của đại biểu HĐND do xã tổ chức các tổ đại biểu tiếp xúc cử tri thì các tổ đạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van chinh thuc.doc