MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình
Danh mục bản đồ
Phụ lục bảng biểu
Phụ lục hình
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
3. Quan điểm nghiên cứu . 3
4. Các phương pháp nghiên cứu. 5
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài . 8
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 16
7. Đóng góp của đề tài. 17
8. Cấu trúc đề tài . 17
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ HÓA. 18
1.1.Cơ sở lý luận về chất lượng dân số và đô thị hóa . 18
1.1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng dân số . 18
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng . 18
1.1.1.2. Khái niệm dân số. 18
1.1.1.3. Khái niệm chất lượng dân số. 19
1.1.1.4. Các thành phần của chất lượng dân số . 22
1.1.1.5. Một số chỉ tiêu đo lường về chất lượng dân số . 24
1.1.2. Cơ sở lý luận về đô thị hóa . 32
1.1.3. Các nhân tố đô thị hóa ảnh hưởng đến chất lượng dân số. 35
1.1.3.1. Gia tăng dân số đô thị. 35
1.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu đất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm. 361.1.3.3. Thay đổi cơ sở hạ tầng đô thị . 38
1.1.3.4. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt . 38
1.2.Thực tiễn về chất lượng dân số trong quá trình đô thị hóa . 40
1.2.1. Thực tiễn quá trình đô thị hóa . 40
1.2.1.1. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. 40
1.2.1.2. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh . 41
1.2.2. Thực tiễn chất lượng dân số trong quá trình đô thị hóa. 43
1.2.2.1. Tác động của đô thị hóa đến chất lượng dân số Việt Nam . 43
1.2.2.2. Tác động của đô thị hóa đến chất lượng dân số TP. HCM . 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 61
Chương 2: CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN (TP. HỒ CHÍ
MINH) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA. 62
2.1.Khái quát chung quận Bình Tân . 62
2.1.1. Vị trí địa lý. 62
2.1.2. Điều kiện tự nhiên. 62
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội. 63
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dân số quận Bình Tân trong quá trìnhđô thị hóa. 64
2.2.1. Gia tăng dân số. 64
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm. 67
2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng. 74
2.2.4. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. 79
2.3.Chất lượng dân số quận Bình Tân trong quá trình đô thị hóa. 81
2.3.1. Chất lượng thể lực dân số trong quá trình đô thị hóa (E1). 81
2.3.2. Chất lượng trí lực dân số trong quá trình đô thị hóa (E2). 87
2.3.3. Chất lượng tinh thần dân số trong quá trình đô thị hóa(E3) . 99
2.3.4. Cơ cấu dân số Q. Bình Tân trong quá trình đô thị hóa (E4).106
2.3.5. Chất lượng đời sống vật chất và khả năng tiếp cận dịch vụ (E5).113
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 122Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DÂN SỐ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA . 124
3.1.Định hướng nâng cao chất lượng dân số. 124
3.1.1. Cơ sở định hướng.124
3.1.2. Định hướng kinh tế - xã hội Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa .131
3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng dân số Q. Bình Tân . 138
3.2.1. Giải pháp nâng cao thể lực dân số.138
3.2.2. Giải pháp nâng cao trí lực dân số.139
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tinh thần, đời sống văn hóa .140
3.2.4. Giải pháp phát triển cơ cấu dân số hợp lý.142
3.2.5. Giải pháp nâng cao đời sống vật chất và khả năng tiếp cận dịch vụ xã
hội cơ bản.145
KẾT LUẬN . 148
181 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng dân số quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) trong quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và quá trình ĐTH nhanh của một đô thị mới, cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã tăng
nhanh theo hướng dịch vụ.
Hình 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất kinh doanh phân theo các ngành kinh tế
Nguồn: Báo cáo KT-XH Q. Bình Tân các năm 2004, 2006, 2008, 2010,2012
Thương mại – dịch vụ: cơ cấu và giá trị tăng liên tục từ 57,1% năm 2004
lên 73,36% năm 2012. TM-DV thời gian đầu chỉ dừng lại ở phạm vi kinh doanh
nhỏ lẻ dọc các trục quốc lộ chính, dịch vụ chưa rõ nét loại hình. Bắt đầu từ năm
2006, hoạt động kinh doanh thương mại tập trung chủ yếu thông qua mạng lưới
chợ, siêu thị trung tâm thương mại, di dời 512 tiểu thương sang kinh doanh tại chợ
Da Sà và chợ BTĐ mới để ổn định kinh doanh và đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị.
Ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ thấp (6,3%), các hoạt động tín dụng – ngân hàng tiếp
tục phát triển. Như vậy, ngành TM-DV luôn là ngành mũi nhọn đáp ứng đầy đủ nhu
cầu tiêu dùng của dân địa phương và vùng lân cận.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Trên cơ sở về mức độ thuận lợi của các
tiêu chí đánh giá cho thấy Bình Tân có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển ngành
công nghiệp. Trong 4 khu công nghiệp hiện có, ngoại trừ KCN Pouyoen ở phường TT
71
đã được lấp đầy diện tích, còn lại 3 KCN có diện tích để xây dựng nhà xưởng cho phát
triển công nghiệp, được phân bố ở các phường TT A, BHH B và BHH.
Cơ cấu CN-TTCN giảm liên tục từ 41,57% (2004) xuống còn 26,57% (2012)
nhưng giá trị sản xuất tăng liên tục từ 1.299,11 tỷ đồng (2004) lên 9.262,18 tỷ đồng
(2012). Sản xuất công nghiệp chủ yếu ở các sản phẩm nhựa, plastic (khoảng 16%),
kế đến là các sản phẩm kim loại (khoảng 10%), giày da (9,4%), còn lại là các ngành
may mặc, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ...
Với cơ cấu trên cho thấy hầu hết các ngành mũi nhọn trong lĩnh vực CN-
TTCN Q. Bình Tân là những ngành thâm dụng lao động, sức cạnh tranh các sản
phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, từ năm 2008, do nhiều yếu tố như lạm phát tăng, thị
trường ngân hàng tài chính diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng cao và sau đó
giảm dần làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, ngành CN-TTCN
thu hút đông lao động nhưng đời sống công nhân còn nhiều khó khăn và thu nhập
chưa được cải thiện đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống làm hạn chế việc
nâng cao CLDS, chất lượng nguồn lao động để tái đầu tư cho sản xuất.
Nông nghiệp: Từ năm 2004, sản xuất NN bắt đầu gặp nhiều bất lợi về thời
tiết, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và diện tích đất NN tiếp tục bị thu hẹp trong quá
trình ĐTH và không được đầu tư, người nông dân vẫn chưa đủ kinh nghiệm trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phạm vi chuyển đổi hoa - cá kiểng - cây
cảnh còn phân tán, nhỏ lẻ, đầu ra sản phẩm. Cơ cấu NN có xu hướng giảm liên tục
giai đoạn 2004-2012 (từ 1,33% xuống còn 0,07%) là phù hợp với định hướng phát
triển chung của quận.
2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Cùng với quá trình ĐTH, công nghiệp được đầu tư phát triển với nhiều KCN,
các CCN và nhiều nhà máy xí nghiệp riêng lẻ, 30.148 đơn vị sản xuất kinh doanh,
... nên phần lớn lao động làm việc Q. Bình Tân chủ yếu là lao động công nghiệp chế
biến, chế tạo (chiếm 55,83%), tiếp đến là nghề bán buôn và bán lẻ (15,72%), xây
dựng (chiếm 6,12%), dịch vụ ăn uống (4,97%), vận tải kho bãi (4,53%) và dịch vụ
khác (2,08%), còn nông nghiệp – lâm nghiệp và ngư nghiệp chỉ còn chiếm 1,37%.
Điều này cho ta thấy thị trường lao động Q. Bình Tân đã phát triển theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong quá trình ĐTH là phù hợp.
72
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây xu thế việc làm có những thay đổi và nổi
lên trên địa bàn Q. Bình Tân là việc làm thuộc nhóm dịch vụ Đối tượng lao động
nhóm ngành dịch vụ đa số là dân cư tại chỗ chiếm 55,56%, dân nhập cư thuê trọ
chiếm 28,89%, còn dân cư mới là 15,56%. Trong đó, nhóm dân cư mới và dân cư
tại chỗ là làm chủ còn dân thuê trọ và một phần dân tại chỗ là nhân viên phục vụ.
Nhóm lao động công nhân và buôn bán tự do chủ yếu là lao động dân cư tại
chỗ và dân cư thuê trọ, chênh lệch tỷ lệ nam nữ không nhiều. Lao động buôn bán tự
do với quy mô nhỏ hơn như các tiệm tạp hóa, chợ, Thu mua phế liệu là một hoạt
động kinh tế phổ biến của người dân nhập cư thuê trọ trên địa bàn Q. Bình Tân.
Thậm chí có những dãy nhà trọ tập trung hầu hết những người thu mua phế liệu sinh
sống như khu nhà trọ 482/29 đường Tỉnh Lộ 10, khu phố 15, P. BTĐ. Đáng chú ý,
thu mua phế liệu chủ yếu là phụ nữ và những người dân quê Thanh Hóa trước đây đã
từng làm nghề này ở quê. Chủ nhà trọ chỉ có lao động dân cư tại chỗ hoạt động, tỷ lệ
người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn hơn 58,33%.
Dân số có việc làm theo thành phần kinh tế: Trong tổng số 351.181 lao động
có việc làm năm 2009 của Q. Bình Tân, thành phần kinh tế “Hộ sản xuất kinh
doanh cá thể” chiếm đa số 41,10%. Tập thể là loại hình kinh tế chủ đạo trong những
năm 70 thì nay chỉ còn một tỷ trọng rất nhỏ (0,55%). Thành phần kinh tế “Vốn đầu
tư nước ngoài” chiếm tỷ trọng cao 24,11% gấp 2,17 lần so với TP. HCM, thể hiện
tình trạng phát triển đầu tư thu hút nguồn vốn nước ngoài phát triển công nghiệp
của Q. Bình Tân và phù hợp với việc hình thành và di dời các KCN, CCN và xí
nghiệp ra vùng ven, ngoại thành TP. HCM.
Dân số có việc làm theo vị thế công việc: Lao động làm công ăn lương Q.
Bình Tân 2009 chiếm đa số với tỷ lệ 74,24%, cao hơn tỷ lệ này ở TP. HCM là 6,64%.
Đến năm 2012, tỷ lệ lao động làm công ăn lương 80,6% so với tỷ lệ lao động chân
tay 19,4%. Trong đó, tỷ lệ lao động chân tay nam gấp 2,25 lần nữ. Điều này chứng tỏ
người lao động có thu nhập ổn định hơn trong quá trình ĐTH và trong bối cảnh suy
giảm kinh tế có xu hướng làm công ăn lương nhiều hơn mặc dù thu nhập trung bình
không cao. Đến tháng 6 năm 2012, lao động làm việc khu vực nhà nước 12.869
người (9,99%); khu vực ngoài nhà nước 101.248 người (78,61%); các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài 6.030 người (4,68%) và làm tự do chỉ 8.648 người (6,71%).
73
Cơ cấu dân số lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân số hoạt động trong
các ngành công nghiệp, dịch vụ là một xu thế tích cực phản ánh sự phát triển đi lên về
kinh tế. Tuy nhiên, thực tế dân số lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ cao nên đời sống
còn nhiều khó khăn. Cơ cấu dân số theo tình trạng nghề nghiệp vừa phán ánh rất rõ
nét CLDS Q. Bình Tân vừa tác động đến các thành phần CLDS khác như khả năng
tiếp cận với giáo dục, y tế, vui chơi giải trí ảnh hưởng đến chất lượng thể lực, sức
khỏe, dinh dưỡng, chất tượng trí lực và chất lượng tinh thần, đời sống văn hóa, gắn
kết cộng đồng.
Tác động tích cực
Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao với sự chuyển dịch cơ cấu đất đai hợp
lý. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị
diện tích: cây ăn quả đạt bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha, gấp từ 5 - 7 lần so với
trồng lúa; hoa, cây cảnh bình quân đạt khoảng 48 - 50 triệu đồng/ha...
Bên cạnh đó, việc bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị,
quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông
nghiệp... đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, ) và hạ tầng xã
hội (y tế, giáo dục, TDTT, hệ thống chợ,...) đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH,
cũng như nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng cao CLDS.
Tác động tiêu cực
Quá trình ĐTH nhanh, biến động đất đai lớn, gây khó khăn trong công tác
quản lý, giám sát hoạt động sử dụng đất của các đối tượng sử dụng. Công tác quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường, một số hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội
chưa đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ. Đặc biệt phải kể đến là tiến độ của nhiều
công viên cây xanh không những chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí,
TDTT nâng cao chất lượng thể lực và tinh thần của người dân mà còn gia tăng tình
trạng xả rác thải gây ô nhiễm và là khu vực tụ tập của các đối tượng tệ nạn xã hội.
Tài nguyên đất đang được khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, làm giảm
diện tích cây xanh và mặt nước,... Việc mở rộng không gian đô thị, phát triển công
nghiệp dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng đến đời
74
sống của các hộ dân nông nghiệp. Người nông dân vốn chỉ quen làm ruộng sống
trong cảnh đất chật người đông thêm bộn bề khó khăn do không có điều kiện
chuyển đổi nghề nghiệp và tự kiếm việc làm do chưa qua đào tạo. Những cá nhân
và gia đình thuộc các nhóm đối tượng dễ tổn thương khi bị thu hồi đất sẽ bị suy
giảm về thể lực, sức khỏe, không có điều kiện nâng cao trình độ, đời sống tinh thần
thiếu thốn, đời sống vật chất khó khăn làm giảm CLDS nói chung của Q. Bình Tân.
Tóm lại, giai đoạn 2004-2012 Q. Bình Tân phát triển kinh tế theo hướng đô
thị ngày càng hiện đại, giá trị sản xuất kinh doanh các ngành chuyển biến mạnh
theo hướng TM-DV, CN-TTCN, NN đô thị sinh thái, chuyển dịch cơ cấu đất nông
nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm thay đổi nhu cầu lao động, cuộc sống người dân
thay đổi về việc làm cũng như chi phí đầu tư vào sinh hoạt, khám chữa bệnh, học
hành, quan hệ xã hội, vui chơi giải trí, sinh đẻ, mua sắm, ... ảnh hưởng đến CLDS.
2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng
Quá trình phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Q. Bình Tân với quan
điểm đầu tư là tập trung, không dàn trải, ưu tiên các công trình phúc lợi công cộng
giáo dục, y tế, giao thông với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
2.2.3.1. Hệ thống hạ tầng y tế trong quá trình đô thị hóa
Hệ thống mạng lưới y tế những năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng
và nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân. Toàn quận hiện có 1 trung tâm y tế đặt tại phường Tân Tạo, 1
phòng khám khu vực tại P. AL A, 10 trạm y tế được đầu tư hoàn chỉnh, sửa chữa
nâng cấp, phấn đấu đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, trên địa bàn quận hiện đang triển khai xây dựng khu y tế kỹ
thuật cao ở phường P. BTĐ B, trung tâm y tế quận với 100 giường bệnh tại phường
P. BTĐ A và xây dựng trạm sơ cấp cứu. Ngoài ra, toàn quận còn có 279 cơ sở hành
nghề y dược tư nhân (01 bệnh viện đa khoa Triều An, 7 phòng đa khoa, 53 phòng
khám, 136 nhà thuốc, 63 đại lý thuốc, 9 cơ sở y học cổ truyền và 10 cơ sở tiêm
thuốc), đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển chung của ngành y tế.
Tuy nhiên, công tác y tế vẫn còn một số tồn tại: Cơ sở vật chất còn nghèo,
phương tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu, nhất là
75
các tuyến y tế cơ sở. Hiện tại bình quân toàn quận mới chỉ đạt 1,3 giường/1000 dân
trong khi theo tiêu chuẩn số giường bệnh là 2 giường/1000 dân. Mặt khác, hệ thống
cơ sở y tế hiện có được phân bố chưa đều và còn thiếu, đặc biệt tại các địa bàn mới
tách phường. Mặc dù chiếm diện tích không lớn song điều này ít nhiều cũng tác
động đến việc nâng cao chất lượng phục vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể
lực dân số của quận.
2.2.3.2. Hệ thống hạ tầng giáo dục trong quá trình đô thị hóa
Những năm qua hệ thống giáo dục trên địa bàn quận không ngừng được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng. Từ năm học 2004-2005 đến năm học 2011-
2012, số trường lớp, số học sinh và giáo viên Q. Bình Tân đều tăng liên tục.
Trong đó, số trường mầm non tư thục (MNTT) tăng nhiều nhất (373,33%).
Nhờ sự đầu tư cơ sở trường lớp nên mặc dù số lượng học sinh tăng 174% (từ 8.546
học sinh năm học 2004-2005 lên 14.899 học sinh năm học 2011-2012) nhưng ngày
càng giảm sỹ số học sinh/lớp học và tăng lượng giáo viên phụ trách/lớp nâng cao
chất lượng giáo dục.
Mặc dù, quận đã đầu tư xây mới trường, lớp đưa vào sử dụng nhưng vẫn
không theo kịp tốc độ gia tăng dân số. Đặc biệt là các phường như BHH, BHH A,
BHH B, BTĐ A, AL. Các phường hiện chưa có trường hoặc chưa đủ trường của các
cấp học cần phải khẩn trương đầu tư xây mới: Phường BHH, BHH A, BHH B. Số
học sinh/lớp có sự chênh lêch lớn giữa trường tư thục (16,65) và trường công lập
(40,54) nhất là ở cấp tiểu học năm 2012.
Đa số các trường hiện hữu có thâm niên sử dụng khá lâu, bị ngập nước, vướng
lộ giới đường bộ cả trên không, không đủ các phòng chức năng, phòng bộ môn,cần
phải quy hoạch tổng thể, cải tạo nâng cấp mở rộng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn, gồm
các trường Tiểu học: AL 1, AL 3, Bình Trị 1, Bình Trị 2, TT, BHH 1, BHH 2, Trung
học cơ sở AL, Trung học cơ sở Hồ Văn Long, Trung học cơ sở BHH.
76
Bảng 2.2: Số học sinh/lớp, giáo viên/lớp trung bình giai đoạn 2004-2012
Đơn vị: Người
Số học sinh/lớp Số giáo viên /lớp
2004-2005 2011-2012 2004-2005 2011-2012
Mầm non: 32,88 30,22 1,32 1,32
-Công lập 34,38 41,85 1,51 1,96
-Tư thục 31,61 21,60 1,17 1,05
TH 35,98 39,94 0,98 1,14
-Công lập - 40,54 - 1,12
-Tư thục - 16,65 - 3,17
THCS 43,00 43,59 1,12 1,66
-Công lập (01 trường THPT có cấp 2) 43,15 44,16 1,28 1,85
-Tư thục, Dân lập (trường THPT có cấp 2) 41,65 35,53 - -
Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng Giáo dục giai đoạn 2004-2012
Hiện tại trên địa bàn quận có 112 trường lớp mầm non, 21 trường tiểu học,
12 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông cơ bản đáp ứng được nhu
cầu học tập, riêng các trường THPT tuyển sinh chứ không cần xét tuyển. Bên cạnh
đó, chất lượng đào tạo cũng cơ bản được giữ vững và nâng cao.
Cơ sở vật chất trường lớp, tiến độ xây mới và mở rộng còn chậm so với tốc độ
trẻ đến trường hiện nay; 3 P. BHH A, P. BHH B và BTĐ chưa có trường Mầm non;
P. TT A có trường Mầm non Tư thục nhưng số phòng học quá ít, cần xây dựng thêm
trường vì ở đây có Khu Công nghiệp TT và nhiều công nhân Pouyen ở trọ; P.BHH
chưa có trường TH, THCS và cả cụm P. BHH, P. BHH A, P. BHH B dân cư quá
đông nhưng chỉ có 4 trường TH và 1 THCS nên trẻ phải đi học xa; P. BTĐ A chỉ có 1
trường TH nên chưa đủ đáp ứng; toàn quận chỉ có 2 trường THPT công lập nên chưa
tổ chức xét tuyển học sinh vào lớp 10.
Như vậy, hoạt động giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng trí lực của
dân số đã góp phần lớn vào quá trình nâng cao CLDS Q. Bình Tân. Sở dĩ như vậy là
nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể có liên quan, thực hiện chiến
lược xã hội hóa giáo dục.
2.2.3.3. Hệ thống hạ tầng văn hóa - thể dục - thể thao
Về cơ sở vật chất, trên địa bàn quận hiện có 01 trung tâm VH-TD-TT ở
P.AL; 03 câu lạc bộ VH-TD-TT đặt tại các P. AL, P. BHH và P. BTĐ; 01 rạp hát tại
P. AL; 01 thư viện; 01 đài phát thanh... Nhìn chung mạng lưới văn hóa thông tin tuy
phát triển về số lượng nhưng loại hình sinh hoạt còn đơn điệu, nhiều cơ sở chỉ có
77
mặt bằng, chưa được đầu tư xây dựng đúng mức nên chưa thu hút được nhân dân
đến sinh hoạt thường xuyên. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhằm nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân trong giai đoạn tới.
Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin cổ động của quận trong những năm
qua phát triển khá tốt, góp phần xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh trong nhân
dân. Công tác thông tin cổ động phục vụ tốt các đợt tuyên truyền đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, ngày lễ, tết...
Phong trào văn hoá văn nghệ từng bước được nâng cao về chất lượng và số lượng,
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên ngành văn
hóa thông tin cũng còn gặp không ít khó khăn do thiếu kinh phí để duy trì hoạt
động, chưa khai thác được tiềm năng nguồn lực trong nhân dân trong việc đầu tư
phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin.
Trên địa bàn quận hiện có 01 sân bóng đá phường, 01 nhà luyện tập đa năng,
11 sân tennis ở khu dân cư P. BTĐ B, khu giải trí Quê Hương ở P. BHH B, song
khó khăn lớn nhất cho hoạt động thể dục thể thao là kinh phí có hạn, cơ sở vật chất,
dụng cụ tập luyện còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu luyện tập của nhân dân. Nhìn
chung hoạt động TD-TT không ngừng được phát triển với nhiều hình thức, nội dung
phong phú. Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào TD-TT quần chúng cũng
còn những hạn chế, hoạt động chưa thường xuyên và thiếu ổn định; số người tham
gia tập luyện tự giác chưa cao.
Bên cạnh đó, mặc dù có ưu thế về đất đai nhưng hiện tại trên địa bàn quận có
rất ít khoảng xanh, vườn hoa, cây xanh dọc theo các tuyến trục lộ để tạo cảnh quan
và bóng mát. Hệ thống công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí hầu như chưa
được đầu tư xây dựng. Đây là hạn chế trong việc nâng cao đời sống tinh thần của
người dân, cần được khắc phục trong thời gian tới.
2.2.3.4. Hệ thống hạ tầng giao thông
Bình Tân có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối thuận tiện với mật độ
đường khá cao 3,14 Km/Km2, bao gồm 405 tuyến đường với tổng chiều dài 221,498
- Km và 186 hẻm với tổng chiều dài 40,95 Km, trong đó có nhiều tuyến giao thông
quan trọng nối liền với các tỉnh ĐBSCL. Về hệ thống giao thông tĩnh, Q.Bình Tân
hiện có 2 bến xe bao gồm: bến xe khách Miền Tây nằm ở phía Nam quận và bến xe
78
vận tải thuộc P. AL. Đây là 2 đầu mối giao thông quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu vận tải hàng hóa và trung chuyển hành khách không chỉ trong nội bộ địa bàn
quận mà còn phục vụ cho cả thành phố với các tỉnh ĐBSCL.
Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn quận đã định hình
khá rõ nét song chất lượng còn thấp. Hiện tại mới chỉ có khoảng 6% tổng số Km
đường nhựa hóa, 32% được rải đá dăm, còn lại đa phần là đường cấp phối và đường
đất. Phần lớn các tuyến đường đang xuống cấp, tình trạng ngập nước vào mùa mưa
trên đường xảy ra thường xuyên như quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, đường Bình Long,
Hương Lộ 2, An Dương Vương.
Tác động tích cực
Không gian đô thị, các khu vực chức năng như: hành chính, giáo dục, văn
hóa, TDTT, TM-DV... được phân bố chủ yếu ở phía Nam quận, thuộc P. AL và AL
A. Các KCN được phân bố theo hai phía Bắc, Nam của quận. Nhìn chung kiến trúc
không gian đô thị được phân bố tương đối hợp lý, đại đa phần là nhà xây dựng kiên
cố, bán kiên cố, nhiều nhà dân được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, phù hợp với
quy hoạch, làm tăng thêm vẻ đẹp của quận như khu nhà ở mới AL, P. BTĐ.
Tác động tiêu cực
Quá trình ĐTH tương đối nhanh trong những năm qua đã ảnh hưởng đáng kể
đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái của quận. Môi trường
Q. Bình Tân đang đứng trước thực trạng đã và đang ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt
là môi trường nước.
Sự phát triển KT-XH cùng với gia tăng dân số nhanh dẫn đến CLDS rất khác
nhau trong từng khu vực, đã và đang tạo nên những áp lực đối với việc nâng cao
CLDS đồng bộ và giảm khoảng cách giữa các phường trong quận. Các chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế, xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt khi tốc độ ĐTH ngày càng cao.
Nhìn chung, quá trình ĐTH đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo và hạ tầng
cơ sở trên địa bàn Q. Bình Tân góp phần rất lớn vào việc phục vụ cuộc sống người
dân ngày càng văn minh, hiện đại, nâng cao CLDS. Tuy nhiên, để phát triển KT-
XH một cách bền vững nâng cao CLDS của quận cần cải thiện và nâng cao hơn nữa
hệ thống cơ sở hạ tầng.
79
2.2.4. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Người dân Q. Bình Tân ngày càng thích nghi với lối sống đô thị. Trong mỗi
gia đình, bữa cơm không còn tập trung đông đủ mọi người như trước đây. Kết quả
điều tra bảng hỏi cho thấy số lượng người thay đổi thói quen ăn sáng tăng lên từ
74% (2004) lên 82% (2012), chất lượng bữa ăn cũng dần thay đổi với nhiều món
đầy đủ chất dinh dưỡng tăng từ 53% lên 72%. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều người
dân có việc làm và thu nhập ổn định hơn trước đây và nhận thức được tầm quan
trọng của bữa sáng đối với sức khỏe. Thời gian sử dụng các bữa ăn cũng thay đổi
phù hợp với thời gian làm việc.
Thói quen hút thuốc lá được giải thích là do những áp lực căng thẳng trong
công việc và gia đình cũng như để thể hiện với bạn bè. Những thay đổi trong thói
quen ăn, uống, hút thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thể lực, sức khỏe, dinh
dưỡng cũng như khả năng học tập và sự thỏa mãn tinh thần người dân.
Quá trình ĐTH kéo theo những thay đổi trong lối sống và thói quen sinh hoạt
của người dân. Môi trường văn hóa gia đình và xã hội cũng như nhu cầu vui chơi
giải trí của mỗi cá nhân, mỗi nhóm tuổi, mỗi tầng lớp kinh tế và giữa các địa bàn
lãnh thổ cấp phường cũng khác nhau thể hiện qua việc sử dụng thời gian rảnh.
Đối với các em nhỏ đang độ tuổi đến trường, những sức ép từ gia đình và
nhà trường trong việc học tập đã chiếm phần lớn thời gian. Ngoài giờ học ở trường,
các em tiếp tục hành trình đi học thêm vào buổi tối. Chỉ những ngày cuối tuần thỉnh
thoảng mới có cơ hội đi chơi công viên hay đi siêu thị với bố mẹ. Những hoạt động
vui chơi giải trí dân gian dần dần đã không còn tồn tại trong cuộc sống của các em.
Thay vào đó là những trò chơi điện tử hay những chương trình truyền hình trên các
kênh truyền hình cáp.
Đối với nhóm tuổi lao động chủ yếu là công nhân vì không có nhiều điều
kiện và thời gian để hưởng thụ các dịch vụ vui chơi, giải trí đã tìm ra những giải
pháp phù hợp để nâng cao đời sống tinh thần và cập nhật tin tức trên sóng phát
thanh. Tác giả thiết nghĩ đây cũng là một cách hay khi mà các chương trình truyền
thanh ngày càng phong phú và thiết thực. Tuy nhiên, chỉ những công ty và phân
xưởng dễ không quá áp lực và gắt gao trong quản lý công nhân mới được sử dụng
Radio, còn lại một là công nhân phải nghe lén trong giờ làm hoặc là về phòng trọ
80
rảnh mới nghe lại. Đối với các anh em công nhân, ngoài giờ làm ở công ty, thời
gian rảnh thường tụ tập nhậu nhẹt hoặc chơi bài giải khuây hay đi thăm bà con bạn
bè và đi chơi với bạn gái.
Người lớn tuổi cũng thay đổi thói quen sử dụng thời gian rảnh. Trước đây,
cuộc sống gắn bó với đồng ruộng, người lớn tuổi vẫn có thể tham gia công việc
đồng áng vừa vui vừa khỏe vừa thư giãn. Hiện nay cuộc sống đô thị khép kín hơn,
thời gian chủ yếu là ở trong nhà hay phụ con cái trông nom cháu và nội trợ trong gia
đình. Những gia đình có điều kiện hơn thì các cụ ông, cụ bà tụ tập thành nhóm tập
thể dục dưỡng sinh hay tham gia các chi hội người cao tuổi, sinh vật cảnh.
Như vậy, sự phát triển KT-XH những năm gần đây tác động rất lớn đến
CLDS của quận. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển KT-XH lâu dài bền
vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc nâng cao CLDS theo hướng phát
triển toàn diện thể lực, trí lực, tinh thần, cơ cấu dân số và nâng cao đời sống vật
chất, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bài học kinh nghiệm trong quá trình ĐTH từ 2004 đến 2012:
Xác định và định hướng đúng cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư để đề ra các
giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt thực hiện các giải pháp mang tính khả thi
nhằm thức đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, tạo nên động lực đạt và vượt các
chỉ tiêu đề ra. Để khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương, cần tiếp tục
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành CN-TTCN và
DV-TM, du lịch.
Tạo niềm tin và sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận đóng góp, bàn bạc dân chủ
với nhân dân trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu của Quận
và các cấp chính quyền, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về KT-VH-XH – an ninh
quốc phòng toàn quận.
Cán bộ lãnh đạo phải có tâm huyết, nhiệt tình, biết lo lắng, có trách nhiệm,
suy tư, đam mê công việc của mình làm gương cho cấp dưới tránh tình trạng nhiêu
nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan, tạo niềm tin cao trong quần chúng.
81
2.3. Chất lượng dân số quận Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
2.3.1. Chất lượng thể lực dân số trong quá trình đô thị hóa (E1)
2.3.1.1. Tình trạng giảm tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi (E1V1)
Chất lượng dân số Q. Bình Tân đạt được nhiều thành tựu về thể lực, chăm
sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em giai đoạn 2007-2012.
Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm 4,8 lần từ 0,4839‰ (2007) xuống còn
0‰ (2012); dưới 5 tuổi giảm 8,3 lần từ 0,25‰ (2007) xuống còn 0,03‰ năm 2012.
Đáng chú ý, các phường hoàn toàn không có trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giai đoạn
2007-2012 là AL A, P. BHH, P. BTĐ A. Đến năm 2012 chỉ còn P. BTĐ B mắc 1 ca
tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Dưới đây là bảng tổng hợp thang đo giá trị chỉ tiêu tình trạng giảm tử vong
trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của 10 phường và toàn quận Bình Tân theo
phương pháp trung bình nhân:
Bảng 2.3: Thang đo giá trị 0-1 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đặc
trưng theo phường Q. Bình Tân giai đoạn 2007-2012
Tình trạng tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi Chênh lệch
(B-A) 2007 (A) 2008 2009 2010 2011 2012 (B)
AL 0,9766 0,9795 0,9053 0,9547 1,0000 1,0000 0,0234
AL A 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 -
BHH 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 -
BHH A 0,9804 0,9872 0,9853 1,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_28_0850468195_7227_1872310.pdf