MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn .iii
Danh mục Các từ viết tắt trong đề tài . iv
Danh mục các bảng, biểu . v
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ . vi
Mục lục. vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU. . 1
1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
2.1. Mục tiêu chung . 2
2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
3. Phương pháp nghiên cứu. 2
3.1. Phương pháp thu thập thông tin. 2
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin . 3
3.3. Phương pháp phân tích . 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu . 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu . 4
5. Kết cấu cửa luận văn . 4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO . 5
1.1. Lý luận về dịch vụ và chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo . 5
1.1.1. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ. 5
1.1.1.1. Dịch vụ. 5
1.1.1.2. Chất lượng dịch vụ . 6
1.1.2. Tín dụng và tín dụng quy mô nhỏ. 7
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii
1.1.2.1. Tín dụng. 7
1.1.2.2. Tài chính vi mô (tín dụng quy mô nhỏ). 8
1.1.3. Dịch vụ tín dụng và chất lượng dịch vụ tín dụng . 10
1.1.3.1. Dịch vụ tín dụng . 10
1.1.3.2. Chất lượng dịch vụ tín dụng . 10
1.2. Đặc điểm dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo. 11
1.2.1. Đặc điểm của đối tượng hộ nghèo vay vốn . 11
1.2.1.1. Quan điểm về nghèo . 12
1.2.1.2. Đặc điểm tài chính của người nghèo . 13
1.2.1.3. Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo . 14
1.2.2. Mô hình cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH. 15
1.2.3. Đặc điểm sản phẩm tín dụng đối với hộ nghèo . 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo . 21
1.3.1. Nhân tố môi trường bên trong từ phía Ngân hàng chính sách xã hội. 22
1.3.2. Nhân tố môi trường bên ngoài Ngân hàng chính sách xã hội . 23
1.4. Các tiêu chí đánh hiệu quả hoạt động của chương trình cho vay hộ nghèo và
chất lượng tín dụng. 24
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng tiếp cận. 24
1.4.1.1. Mạng lưới cho vay của NHCSXH. 25
1.4.1.2. Đội ngủ cán bộ trực tiếp quản lý chương trình cho vay . 25
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo26
1.4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo . 26
1.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo . 28
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ tín dụng . 29
1.4.3.1. Sản phẩm tín dụng . 29
1.4.3.2. Thủ tục, hồ sơ vay vốn . 30
1.4.3.3. Phương thức trã nợ, trã lãi và gửi tiết kiệm. 31
1.4.3.4. Mô hình phục vụ. 31
1.4.3.5. Các hổ trợ khác. 32
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix
1.4.3.6. Cơ sở vật chất và nhân viên phục vụ . 33
1.5. Bài học kinh nghiệm về dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo trong nước và trên
thế giới. 34
1.5.1. Kinh nghiệm trên thế giới. 34
1.5.2. Kính nghiệm trong nước. 35
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH. 36
1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. 37
Kết luận chương 1:. 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH HUYỆN PHÚ LỘC . 40
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Phú Lộc. 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc. 40
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 40
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội . 41
2.1.2. Thực trạng hộ nghèo tại huyện Phú Lộc. 43
2.2. Tình hình cơ bản của ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lộc . 44
2.2.1. Lịch sử hình thành NHCSXH huyện Phú Lộc . 44
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH huyện Phú Lộc. 44
2.2.3. Hệ thống tổ chức và quản lý của NHCSXH huyện Phú Lộc. 45
2.2.4. Các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Phú Lộc. 46
2.3. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo của nhcsxh . 47
2.3.1. Tình hình phát triển mạng lưới cho vay của NHCSXH huyện Phú Lộc . 47
2.3.2. Tình hình phát triển đội ngủ cán bộ trực tiếp quản lý chương trình cho
vay của NHCSXH huyện Phú Lộc. 48
2.3.3. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Phú Lộc . 48
2.3.4. Hiệu quả hoạt động của chương trình cho vay hộ nghèo . 50
2.4. Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo của nhcsxh huyện Phú
Lộc qua khảo sát điều tra . 52
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra. 52
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx
2.4.2. Đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ. 52
2.4.2.1. Sản phẩm tín dụng . 53
2.4.2.2. Quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn . 60
2.4.2.3. Phương thức trã nợ, trã lãi và gửi tiền tiết kiệm. 62
2.4.2.4. Mô hình phục vụ. 65
2.4.2.5. Các hổ trợ khác. 68
2.4.2.6. Cơ sở vật chất và nhân viên phục vụ. 69
2.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối với
hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Lộc . 72
2.4.3.1. Phân tích nhân tố theo đánh giá của hộ nghèo vay vốn. 72
2.5. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối
với hộ nghèo cửa nhcsxh huyện Phú Lộc . 74
2.5.1. Những tồn tại, hạn chế của chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo
của NHCSXH huyện Phú Lộc. 75
2.5.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối với
hộ nghèo của NHCSXH huyện Phú Lộc. 78
2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan: . 78
2.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan: . 79
Kết luận chương 2:. 81
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH HUYỆN PHÚ LỘC . 82
3.1. Mục tiêu, quan điểm đề xuất giải pháp . 82
3.1.1. Mục tiêu của các giải pháp . 82
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:. 82
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể: . 82
3.1.2. Quan điểm đề xuất các giải pháp. 83
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo của
NHCSXH huyện Phú Lộc . 84
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụ tín dụng. 84
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾxi
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ủy thác từng phần qua các
tổ chức hội đoàn thể . 85
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò và CL hoạt động của mạng lưới các tổ
TK&VV. 86
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trong toàn hệ thống tổ chức
màng lưới của NHCSXH . 88
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của NHCSXH tại các điểm
giao dịch cấp xã. 91
3.2.6. Nhóm giải pháp lồng ghép với các chương trình, dự án liên quan đang
hoạt động trên địa bàn . 92
Kết luận chương 3:. 93
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 94
1. Kết luận . 94
2. Đề nghị . 95
2.1. Đề nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. 95
2.2. Đề nghị với NHCSXH Việt Nam. 96
2.3. Đề nghị với UBND huyện Phú Lộc . 96
Tài liệu tham khảo. 97
Phụ lục 1.1. 101
Phụ lục 1.2. 108
Phụ lục 2.1. Thông tin chung về điều tra hộ nghèo vay vốn. 113
Phụ lục 2.2. Thông tin chung về Tổ trưởng tổ TK&VV. 120
Phụ lục 2.3. Kiểm định độ tin cậy các biến điều tra kỳ vọng hộ nghèo vay vốn . 122
Phụ lục 2.4. Ý kiến đánh giá của hộ nghèo vay vốn về mức độ phù hợp. 123
Phụ lục 2.5. Ý kiến đánh giá của Tổ trưởng tổ TK&VV . 125
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng dịch vụ tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số cán bộ chuyên trách theo dõi công tác XĐGN tại xã, trực tiếp theo dõi
quản lý kênh tín dụng NHCSXH hàng năm không thay đổi; số cán bộ hội đoàn thể
làm ủy thác cấp xã tăng 12 người, tăng 18,75%; số cán bộ ban quản lý tổ TK&VV
tăng 22 người, tăng 5,82%. Qua đây cho thấy cán bộ trực tiếp quản lý chương trình
cho vay chủ yếu qua mạng lưới cán bộ tổ TK&VV ở xã.
2.3.3. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Phú Lộc
Kết quả hoạt động dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo được đánh giá trên một
số chỉ tiêu cơ bản như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, vòng
quay vốn tín dụng, số lượt hộ vay, bình quân cho vay mỗi hộ, bình quân dư nợ mỗi
hộ, thu lãi, số dư tiết kiệm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo
Chỉ tiêu
ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
2011/2007
+,- %
Tổng DSCV Trđ 61.220 48.336 58.929 49.600 55.496 -5.724 -9,35
Tổng DSTN Trđ 31.643 35.105 37.583 39.695 42.868 11,225 35,47
Tổng dư nợ Trđ 59.657 56.429 60.699 66.160 73.583 13.926 23,34
Số dư Tkiệm Trđ 275 194 186 223 214 -61 -22,18
SL hộ vay Hộ 2.167 1.652 1.825 2.253 2.598 431 19,89
DS cho vay Trđ/hộ 8,57 11,50 12,05 12,78 12,86 4,29 50,06
Dư nợ Trđ/hộ 6,42 7,82 8,95 9,25 10,97 4,55 70,87
(Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Phú Lộc)
Qua bảng 2.6 phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo giai đoạn 2007 đến 2011 ta thấy:
- Doanh số cho vay giảm từ 61.220 triệu đồng năm 2007 xuống 55.496 triệu
đồng vào năm 2011, giảm 5.724 triệu đồng (- 9,350%). Nhìn chung, doanh số cho
vay cả về số tuyệt đối và số tương đối tăng, giảm không đều giữa các năm, mà phụ
thuộc chủ yếu vào nguồn vốn cung cấp từ Ngân hàng Trung ương, năm nào nguồn
vốn tăng mạnh thì doanh số cho vay tăng mạnh và doanh số cho vay tỷ lệ thuận với
tăng trưởng nguồn vốn.
- Doanh số thu nợ tăng từ 31.643 triệu đồng năm 2007 lên 42.868 triệu đồng
vào năm 2011, tăng 11,225 triệu đồng (+35,47%), tăng theo dư nợ đến hạn. Điều đặc
biệt qua quan sát ở bảng trên ta thấy doanh số thu nợ ngoài việc tăng theo số dư nợ kỳ
đến hạn, khả năng trả nợ của người vay và các điều kiện khách quan, chủ quan khác
thì doanh số thu nợ phụ thuộc một phần lớn vào doanh số cho vay.
- Tổng dư nợ tăng dần và liên tục qua các năm từ 59.657 triệu đồng năm 2007
lên 73.583 triệu đồng vào năm 2011, tăng 13.926 triệu đồng (+23,34%), bình quân
mỗi năm tăng 4,67% tương đương với mức tăng nguồn vốn. Dư nợ tăng tỷ lệ thuận
với tăng trưởng nguồn vốn hàng năm.
- Số dư tiết kiệm tự nguyện tại NHCSXH huyện Phú Lộc năm 2007 đạt được
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
275 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống còn 214 triệu đồng (-22,18). Nguyên nhân
số dư tiết kiệm của NHCSXH huyện Phú Lộc giảm là do tiền lãi tiết kiệm rất thấp so
với các ngân hàng thương mại.
- Tổng số lượt hộ vay qua 5 năm là 10.495, bình quân mỗi năm có 2.099 lượt
hộ vay. Số lượt hộ vay các năm không đồng đều nhau và chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn vốn bổ sung mới và nguồn thu nợ hằng năm, đồng thời cũng phụ thuộc vào
mức cho vay và cả hộ tái nghèo hàng năm.
- Mức cho vay bình quân tăng từ 8,57 triệu đồng/hộ năm 2007 lên 12,86 triệu
đồng/hộ vào năm 2011, tăng 4,29 triệu đồng (+50,06%). Mức cho vay bình quân phụ
thuộc chủ yếu vào doanh số cho vay và số lượt hộ vay hàng năm.
- Mức bình quân dư nợ mỗi hộ tăng từ 6,42 triệu đồng/hộ năm 2007 lên 10,97
triệu đồng/hộ vào năm 2011 tăng 4,55 triệu đồng/hộ (+70,87%), bình quân mỗi năm
mức dư nợ bình quân tăng 0,91 triệu đồng. Bình quân dư nợ tăng dần nhưng mức độ
tăng chậm hơn mức cho vay bình quân.
2.3.4. Hiệu quả hoạt động của chương trình cho vay hộ nghèo
Bảng 2.7: Hiệu quả hoạt động của chương trình cho vay hộ nghèo
Chỉ tiêu
ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
2011/2007
+,- %
Tỷ lệ nợ xấu % 0,89 0,85 0,79 0,72 0,67 -0,22 24,72
Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,96 0,9 0,87 0,73 0,70 -0,26 27,08
Tỷ lệ nợ khoanh % 0,67 0,62 0,18 0,35 0,27 -0,40 59.70
Doanh số thu lãi Trđ 6.412 7.921 7.864 9.989 10.390 3.978 62,04
Số KH/ CBTD KH 2.694 2.413 1.982 1.767 1.584 -1.110 -41,20
Dư nợ/CBTD Tr/cb 2.354 2.495 2.530 2.659 2.966 612 25,99
CPHĐ/1trđ dư nợ Trđ 0,035 0,034 0,028 0,027 0,025 -0,01 -28,57
(Nguồn: Báo cáo của NHCSXH huyện Phú Lộc)
Qua bảng 2.7 phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của chương trình
cho vay hộ nghèo từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy:
- Tỷ lệ nợ xấu (là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5): tỷ lệ nợ xấu giảm dần
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
qua các năm từ 0,89% năm 2007 xuống còn 0,67% vào năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ
nợ xấu giảm không đồng đều do NHCSXH huyện Phú Lộc đang hạch toán nợ khoanh
rủi ro bất khả kháng (bảo lũ, dịch bệnh và tỷ lệ lạm phát trên toàn quốc) của năm
những năm trước. Qua đây, cho thấy tỷ lệ nợ xấu phụ thuộc một phần vào điều kiện
khách quan về thiên tai, dịch bệnh.
- Nợ quá hạn luôn duy trì tỷ lệ dưới 1% trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn
giảm từ 0,96% năm 2007 xuống còn 0,70% vào năm 2011. Nợ quá hạn là một minh
chứng quan trọng để nói lên chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ nghèo của
NHCSXH huyện Phú Lộc và thực tế đã luôn duy trì với tỷ lệ dưới 1% và giảm dần
qua các năm là cơ bản tốt .
- Tỷ lệ nợ khoanh giảm từ 0,67% năm 2007 xuống còn 0,27% vào năm 2011,
nhìn chung tỷ lệ nợ khoanh giảm dần qua các năm, duy chỉ có năm 2010 có tăng so
năm 2009 là 0,17% là do năm này NHCSXH huyện Phú Lộc hạch toán khoanh nợ bị
thiệt hại bảo lụt, dịch bệnh và lạm phát của năm 2008 và năm 2009.
- Doanh số thu lãi năm 2011 tăng so năm 2007 là 3.978 triệu đồng (+62,04%).
Doanh số thu lãi hàng năm tăng theo sự tăng trưởng của dư nợ. Tỷ lệ thu lãi cho vay
hộ nghèo hàng năm đều đạt trên 90%. Doanh số thu lãi thể hiện nhiều ý nghĩa như hộ
vay làm ăn có hiệu quả, phương thức thu lãi và lãi suất cho vay phù hợp. Đồng thời,
cũng nói lên ý thức chấp hành nghĩa vụ trã lãi của hộ vay.
- Về số khách hàng dư nợ/cán bộ tín dụng, qua 5 năm số khách hàng hộ nghèo
dư nợ trên mỗi cán bộ tín dụng giảm với tổng số là 1.110 hộ, tỷ lệ giảm 41,2%, bình
quân mỗi năm giảm gần 222 hộ. Điều này nói lên số hộ nghèo vay vốn hàng năm đã
thoát ngưỡng nghèo tương đối cao (từ 2007 đến 2011 số hộ nghèo vay vốn NHCSXH
thoát nghèo tổng cộng lên đến 4.800 hộ và một phần nói lên việc một hộ vay nhiều tổ
TK&VV (chồng vay vốn thông tổ TK&VV do Hội nông dân quản lý, vợ vay vốn
thông quan tổ do hội phụ nữ quản lý và con vay vốn thông qua tổ đoàn thanh niên
quản lý) đã cơ bản được chấn chỉnh.
- Dư nợ trên mỗi cán bộ tín dụng năm 2011 tăng so năm 2007 là 612 triệu
đồng (+25,99%), bình quân mỗi năm tăng trên 122,4 triệu đồng (+25,19%). Điều này
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
cho thấy rỏ ràng mức cho vay bình quân hàng năm tăng dần, công tác quản lý vốn
của cán bộ tín dụng ngày một tốt hơn và công tác cho vay bổ sung tương đối tốt.
- Về chi phí hoạt động trên một triệu đồng dư nợ cho vay: Chi phí hoạt động
cho vay hộ nghèo (chi phí trã lãi, chi phí dịch vụ, chi phí nhân viên, chi phí hoạt động
quản lý, chi về tài sản và chi khác) trên mỗi triệu đồng dư nợ cho vay ở mức thấp và
được giảm dần qua các năm. Năm 2007 chi phí hoạt động bình quân trên mỗi triệu dư
nợ là 35 ngàn đồng, giảm xuống 25 ngàn đồng vào năm 2011, bình quân mỗi năm chi
phí hoạt động trên mỗi triệu dư nợ cho vay của NHCSXH giảm 2 ngàn đồng.
Từ việc phân tích các chỉ tiêu nói trên cho thây hiệu quả hoạt động của chương
trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lộc khá tốt.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO CỦA NHCSXH HUYỆN PHÚ LỘC QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra
Để thuận tiện cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo,
chúng tôi sử dụng thang đo Liket với 5 mức độ cho từng chỉ tiêu phân tích. Tiến hành
kiểm định bằng phần mềm SPSS, chúng ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các
biến số phân tích về chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH
huyện Phú Lộc như sau:
- Kiểm định độ tin cậy các biến điều tra hộ nghèo: Theo số liệu được trình
bày ở phụ lục số 2.3 cho chúng ta thấy rằng: tất cả các hệ số Cronbatch’s Anpha của
các biến số điều tra kỳ vọng tại cột Item Cronbatch’s Anpha đều có giá trị lớn hơn 0,6
và hệ số tương quan các biến tại cột Correlation đều lớn hơn 0,3; thêm nữa hệ số
Cronbach Anpha tổng thể cho toàn bộ các biến có liên quan = 0,6854 là chấp nhận .
Đồng thời, trị số KOM = 0,596 lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 là có ý nghĩa thích hợp và
mức ý nghĩa quan sát Sig = 0,003 nhỏ hơn 0,05.
Vì vậy, có thể kết luận rằng đây là thang đo lường tốt, các câu trã lời của
những người được phỏng vấn đều cho kết quả khá tin cậy, chấp nhận được.
2.4.2. Đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ
Về tình hình chung của khách hàng vay vốn hộ nghèo qua điều tra ở phần phụ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
lục số 2.1 cho thấy:
- Tỷ lệ giới tính khách hàng hộ nghèo vay vốn không chênh nhau nhiều, nam
34% và nữ 66%; độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi chiếm 87% tổng số người được phỏng vấn.
Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho người vay có đủ kinh nghiệm hiểu được các
thủ tục vay vốn và quản lý sử dụng vốn.
- Trình độ học vấn người vay vốn chủ yếu từ cấp 1 đến cấp 3 chiếm tỷ lệ
99%, số nhân khẩu trong hộ gia đình từ 4-9 người chiếm 88%, trong khi đó lao
động chính chủ yếu là từ 1-3 người chiếm 84,5%; cho thấy người nghèo thường là
trình độ học vấn thấp, đông con và ít lao động chính.
- Về đối tượng hộ vay vốn cho thấy có 125 hộ nghèo (chiếm 62,5%), 52 hộ
cận nghèo (chiếm 26%) và hộ trung bình 23 hộ (chiếm 11,5%), như vậy ngân hàng
đã cho vay sai đối tượng 75 hộ (chiếm 37,5%). Qua đây cho thấy số hộ không thuộc
đối tượng vay là tương đối cao, nên NHCSXH cần nghiêm túc xem xét lại việc xét
duyệt hộ vay vốn tại tổ và xác nhận đối tượng hộ nghèo của UBND cấp xã.
2.4.2.1. Sản phẩm tín dụng
- Về mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại các vùng điều tra theo bảng
2.8 cho thấy ở vùng miền núi (xã Xuân Lộc) hộ nghèo vay vốn sử dụng vào bốn mục
đích chính, trong đó trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn nhất 47,5%; chăn nuôi chiếm tỷ lệ 40%
và kinh doanh dịch vụ là thấp nhất 7,5%. Các xã vùng đồng bằng như Lộc Bổn, Lộc
An, hộ nghèo vay vốn với mục đích chính là kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi và trồng
trọt chiếm tỷ lệ lớn (40% trồng trọt; 32,5% chăn nuôi; 22,5% kinh doanh dịch vụ);
vùng ven biển như Lăng Cô và Vinh Hải hộ nghèo vay vốn sử dụng vốn vay vào cả
năm mục đích trong đó ngành mua ngư cụ được sử dụng cao nhất (40%); ngành chăn
nuôi (25%) và ngành kinh doanh dịch vụ (10%). Đặc biệt ở những vùng ven biển hộ
nghèo còn có nhu cầu sử dụng vào mục đích khác (22,5%). Như vậy, tỷ lệ sử dụng
vốn vay của hộ nghèo vào các mục đích trên cơ bản phù hợp với đặc thù ở các vùng,
tuy nhiên cần nâng cao tỷ lệ cho vay ngành kinh doanh dịch vụ.
ĐA
̣I H
Ọ
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.8: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo theo vùng điều tra
Đơn vị tính: %
Vùng
Điều tra
Mục đích sử dụng vốn
Kinh
doanh
dịch vụ
Mua ngư
cụ
Trồng trọt Chăn nuôi Khác
Lộc Bổn 20 17,5 17,5 32,5 12,5
Lộc An 22,5 40 27,5 10
Xuân Lộc 7,5 47,5 40 5
Vinh Hải 10 40 20 15 15
Lăng Cô 17,5 25 10 25 22,5
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
So sánh giữa nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng, ở
phần số liệu tổng hợp của bảng 2.9 cho thấy:
- Theo mục đích vay: nhu cầu vay vốn bình quân mỗi khách hàng là 23,2 triệu
đồng, thực tế ngân hàng cho vay bình quân mỗi hộ 13,3 triệu đồng, như vậy mới đáp
ứng được 55,33% nhu cầu của khách.
+ Tìm hiểu thực tế cho thấy mỗi hộ vay tiền nuôi 01 ao cá thì giá mua cá
giống khoảng 5-6 triệu đồng/ao cá và chi phí làm hồ 7-8 triệu đồng, tổng chi phí
đầu tư khoảng 12-13 triệu đồng (chưa tính công cắt cỏ, thức ăn hàng ngày cho cá,
thuốc khử trồng dịch bệnh). Nếu mỗi hộ vay vốn chăn nuôi 3-4 con lợn, thì chi
phí tối đa khoảng dưới 10 triêu đồng; so sánh với số liệu doanh số cho vay bình
quân mỗi hộ hàng năm tại bảng 2.6 thì năm 2011 là năm cao nhất cũng chỉ mới
12,86 triệu đồng/hộ. Như vậy, có thể cho thấy nghiên cứu trên về nhu cầu vay vốn
của đối tượng điều tra là quá cao và mức độ đáp ứng vốn thực tế của Ngân hàng
cũng là cơ bản phù hợp với thực tế hộ vay. Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển hộ
nghèo muốn thoát nghèo nhanh vững chắc thì số lượng đầu tư cần phải nhiều hơn,
nên số vốn vay phải lớn hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng 2.9: Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ
điều tra (tính bình quân hộ):
Đơn vị tính: triệu đồng,%
Theo mục đích vay
Và theo vùng điều tra
Nhu cầu
vay vốn của
khách hàng
Thực tế
ngân hàng
cho vay
Chênh lệch
giữa nhu cầu
& thực tế
+,- %
Theo mục đích vay 23,2 13,3 -9,9 -42,67
- Kinh doanh dịch vụ 24,2 13,5 -10,7 -44,21
- Mua ngư cụ 23,5 13,6 -9,9 -42,13
- Trồng trọt 22,6 13,3 -9,3 -41,15
- Chăn nuôi 24,0 13,2 -10,8 -45,00
- Khác 21,0 12,8 -8,2 -39,05
Theo địa bàn 23,2 13,3 -9,9 -42,67
- Lộc Bổn 22,2 12,8 -9,4 -42,34
- Lộc An 22,8 12,4 -10,4 -45,61
- Xuân Lộc 24,9 13,7 -11,2 -44,97
- Vinh Hải 22,6 13,3 -9,3 41,15
- Lăng cô 23,3 14,2 -9,1 -39,06
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
- Theo địa bàn: nhu cầu vay vốn bình quân mỗi hộ là 23,2 triệu đồng, ngân
hàng cho vay 13,3 triệu đồng, thấp hơn so nhu cầu vay vốn của khách hàng là 9,9
triệu đồng (mới đáp ứng được 57,33% nhu cầu). Đồng thời, qua số liệu tại phần phụ
lục 2.1 cho thấy nhu cầu vay bổ sung có 194 khách hàng, chiếm tỷ lệ 97% và về số
vốn bổ sung nhóm chủ yếu từ 30 triệu đồng trở xuống chiếm 82,5%. Từ phân tích
trên cho thấy nhu cầu vay vốn bổ sung của khách hàng lớn, nên ngân hàng cần xem
xét lại việc bình nghị xét duyệt mức vay tại các tổ để chỉ đạo nâng mức vay theo
hướng tối đa và đẩy mạnh việc cho vay bổ sung.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Bảng 2.10: Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay bình quân mỗi hộ
Đơn vị tính: năm
Theo mục đích vay
Và heo vùng điều tra
Nhu cầu
của khách
hàng
Thực tế
ngân hàng
cho vay
Chênh lệch
giữa nhu cầu
& thực tế
Theo mục đích vay 4 3 1
- Kinh doanh dịch vụ 4,161 3 1,161
- Mua ngư cụ 4,061 3 1,061
- Trồng trọt 3,981 3 0,981
- Chăn nuôi 3,804 3 0,804
- Khác 4,192 3 1,192
Theo địa bàn 4 3 1
- Lộc Bổn 3,95 3 0,95
- Lộc An 3,83 3 0,83
- Xuân Lộc 4,08 3 1,08
- Vinh Hải 4,15 3 1,15
- Lăng Cô 4,00 3 1
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
Về mức độ đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay vốn của khách hàng theo mục
đích vay và vùng điều tra tại bảng 2.10 trên đây cho thấy:
- Nhu cầu thời hạn vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu thời hạn vay vốn của
khách hàng theo mục đích vay phổ biến là 4 năm. Trong đó nhóm có nhu cầu thời
hạn vay 3 năm vào mục đích chăn nuôi và trồng trọt; còn lại nhóm 4 năm sử dụng
vốn vào mua ngư cụ, kinh doanh dịch vụ và khác. Qua đây cho thấy nhu cầu về thời
hạn vay vốn theo mục đích vay của khách hàng khá dài và chưa phù hợp với thực tế
của đối tượng đầu tư. Ví dụ chăn nuôi trâu bò sinh sản khoảng 3 năm, chăn nuôi lợn
gà và trồng trọt khoảng 1 năm (trừ đầu tư cây công nghiệp). Thực tế ngân hàng cho
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
vay bình quân 3 năm, chênh lệch giữa nhu cầu và thực tế từ 1 năm trở lên là cũng hơi
cao so với mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
Từ những phân tích trên cho thấy, thời hạn cho vay của ngân hàng là 3 năm
áp dụng cho tất cả các đối tượng vay là quá dài. Điều này dễ dẫn đến rủi ro do
người dân chủ quan. Theo quan điểm của chúng tôi, ngân hàng cần áp dụng thời
hạn cho vay cho từng đối tượng (ví dụ cho vay chăn nuôi trâu bò thời hạn cho vay
có thể là 3 năm, cho vay chăn nuôi lợn, gia cầm tối đa là 1 năm,) nhằm hạn chế
những rủi ro.
Bảng 2.11: Nhu cầu lãi suất vay bình quân tháng và mức độ đáp ứng nhu cầu
Đơn vị tính: %/tháng
Theo mục đích
và địa bàn
Nhu cầu
Hộ vay
Thực tế ngân
hàng cho vay
Chênh lệch nhu
cầu và thực tế (+,-)
Theo mục đích vay 0,47 0,65 0,18
- Kinh doanh dịch vụ 0,44 0,65 0,21
- Mua ngư cụ 0,46 0,65 0,19
- Trồng trọt 0,44 0,65 0,21
- Chăn nuôi 0,55 0,65 0,10
- Khác 0,44 0,65 0,21
Theo địa bàn 0,47 0,65 0,18
- Lộc Bổn 0,48 0,65 0,17
- Lộc An 0,44 0,65 0,21
- Xuân Lộc 0,44 0,65 0,21
- Vinh Hải 0,58 0,65 0,07
- Lăng Cô 0,44 0,65 0,21
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
Về nhu cầu lãi suất vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu lãi suất vay vốn của
khách hàng theo mục đích vay và vùng điều tra tại bảng 2.11 trên đây cho thấy:
Nhìn chung, mong muốn của các hộ về lãi suất vay theo mục đích sử dụng
vốn giao động từ 0,44%/tháng đến 0,45%/tháng, trong đó cao nhất là chăn nuôi với
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
nhu cầu lãi suất 0,55%/tháng; mua ngư cụ 0,46%/tháng; kinh doanh trồng trọt và
khác với nhu cầu lãi suất 0,44%/tháng. Thực tế ngân hàng cho vay một mức lãi suất
theo quy định là 0,65%/tháng. Như vậy, lãi suất theo mục đích chăn nuôi chênh lệch
không đáng kể, các đối tượng khác chênh lệch nhau 0,17% đến 0,18%/tháng.
- Nghiên cứu lãi suất bình quân theo nhu cầu của khách hàng vùng đồng bằng
và vùng núi tương đối bằng nhau (0,44%/tháng - 0,48%/tháng); vùng ven biển là
cao nhất 0,58% (Vinh Hải); ngân hàng cho vay lãi suất theo quy định 0,65%/tháng,
chênh lệch lãi suất bình quân theo nhu cầu khách hàng và thực tế cho vay vùng
đồng bằng là 0,18%/tháng, vùng núi là 0,16%/tháng và vùng ven biển là 0,21%;
như vậy ngân hàng đáp ứng khoảng 60% đến 65% nhu cầu bình quân mức lãi suất
của khách hàng.
Qua tình hình về lãi suất bình quân giữa nhu cầu khách hàng và lãi suất cho
vay thực tế của ngân hàng cho thấy không có sự chênh lệch nhau lớn. Chứng tỏ lãi
suất cho vay của NHCSXH cơ bản phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên,
chính sách lãi suất thấp mặt ưu của nó là động viên khuyến khích, hỗ trợ một phần
chi phí cho hộ vay, nhưng mặt nhược của nó là dễ phát sinh tiêu cực, sử dụng sai
vốn sai mục đích, tăng áp lực về nguồn vốn cho ngân sách và lãi suất bao cấp kéo
dài sẽ tác động không tốt đối với hộ vay, họ sẽ ỷ lại và gây khó khăn về tài chính
cho hoạt động ngân hàng.
Đánh giá của các đối tượng điều tra về sản phẩm tín dụng từ số liệu ở phần
lục 2.5 và 2.6 cho thấy:
- Về mức cho vay: đối với nhóm hộ nghèo có 37% ý kiến cho rằng phù hợp và
rất phù hợp, bình thường là 35%, không phù hợp là 21,5%, hoàn toàn không phù hợp
là 6,5%; đối với nhóm tổ trưởng có 61% ý kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp,
bình thường là 23%, còn 16% ý kiến cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không
phù hợp.
+ Kết quả kiểm định ANOVA tại bảng 2.12 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy có sự khác biệt trong cách đánh giá về mức vốn vay giữa hai
nhóm điều tra. Kiểm định về mức vốn vay của nhóm hộ nghèo là 3,08 (bình thường),
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
trong khi đó đối với tổ trưởng là 2,30 (ở ngưỡng phù hợp); điểm bình quân chung của
cả hai nhóm là 2,82. Sự đánh giá khác nhau giữa hai nhóm điều tra là hoàn toàn có cơ
sở, chủ yếu do nhận thức của đối tượng điều tra, hộ nghèo là người hưởng lợi thường
có nhu cầu và mong muốn vay được nhiều vốn, còn tổ trưởng là những người có trình
độ nhận thức hơn quan điểm cần tập nâng dần mức vay cho phù hợp với khả năng
quản lý của hộ nghèo và tổ trưởng là tổ chức trung gian nên họ đánh giá khách quan
hơn.
- Về thời hạn cho vay: có 36,5% ý kiến nhóm hộ nghèo cho rằng thời hạn vay
bình thường, 22,5% không phù hợp, 11% hoàn toàn không phù hợp, có 30% ý kiến
cho rằng phù hợp và rất phù hợp; về ý kiến nhóm tổ trưởng cho rằng thời hạn cho vay
phù hợp và rất phù hợp là 54%, 29% ý kiến cho rằng thời hạn vay bình thường và
17% ý kiến cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp; qua đây thấy có ý
kiến đánh giá khác nhau giữa hai nhóm điều tra.
Bảng 2.12 : Kiểm định ANOVA của hai nhóm khảo sát tổ trưởng
tổ TK&VV và hộ nghèo vay vốn về sản phẩm tín dụng
Các biến về sản phẩm tín dụng
Điểm bình quân Mức
ý
nghĩa
B. quân
chung
Hộ
nghèo
Tổ
trưởng
Mức cho vay 2,82 3,08 2,30 0,000
Thời hạn cho vay 2,856 3,075 2,42 0,000
Lãi suất cho vay 2,856 3,1 2,37 0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
+ Kết quả kiểm định ANOVA tại bảng 2.12 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về thời hạn cho vay có sự khác biệt giữa
nhóm hộ nghèo 3,075 và nhóm tổ trưởng 2,42. Sự đánh giá khác nhau giữa hai nhóm
điều tra là hoàn toàn có cơ sở, hộ nghèo người hưởng lợi thường mong muốn thời hạn
vay được dài, còn tổ trưởng thì chủ yếu làm theo việc bình xét thời hạn vay theo đối
tượng đầu tư. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng thời hạn cho vay không phù hợp còn
khá cao (33,5% hộ nghèo cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp; 17%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
tổ trưởng cho rằng không phù hợp), cho thấy trên thực tế thời hạn cho vay của
NHCSXH đối với các đối tượng bình quân 3 năm đang chiếm tỷ trọng lớn là cũng
chưa phù hợp; mà cần đáp ứng thời hạn vay phù hợp cho từng đối tượng cụ thể; như
vậy mới kích thích hộ vay thực hiện dự án sản xuất kinh doanh của mình đúng thời
hạn và giảm thiểu rủi ro.
- Về lãi suất cho vay: nhóm hộ nghèo có 35% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay
là phù hợp và rất phù hợp; 21,5% ý kiến cho rằng lãi suất bình thường và 43,5% ý
kiến cho rằng lãi suất cho vay không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp. Nhóm tổ
trưởng có 63% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay phù hợp và rất phù hợp, 19% ý kiến
cho rằng bình thường và 18% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay không phù hợp và toàn
phù hợp
+ Kết quả kiểm định ANOVA tại bảng 2.12 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về lãi suất vay có sự khác nhau nhau giữa
nhóm hộ nghèo là 3,1 (bình thường) và nhóm tổ trưởng là 2,37 (phù hợp). Sự đánh
giá khác nhau giữa hai nhóm điều tra chủ yếu do quan điểm nhận thức của hai nhóm
điều tra. Hộ nghèo, người hưởng lợi thường mong muốn lãi suất cho vay thấp là điều
đương nhiên, để họ giảm bớt một phần chi phí đầu vào; còn đối với tổ trưởng lãi suất
cho vay thấp dễ nãy sinh tiêu cực, gây áp lực nhiều trong các buổi bình xét hộ vay tại
tổ TK&VV. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay chưa phù hợp còn cao và
điểm bình quân chung (mean 2,856) là ở nhóm phù hợp. So sánh mức lãi suất cho
vay đối với hộ nghèo hiện nay của NHCSXH là 0,65%/tháng mới bằng khoảng 50%
lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại và khoảng 25% lãi suất cho vay thị
trường tự do ở nông thôn. Như vậy, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo hiện nay của
NHCSXH là rất thấp. Về thực tiễn, lãi suất cho vay thấp có nhiều hạn chế. Vì vậy,
NHCSXH cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, để kiến nghị Chính phủ sớm có sự
điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng chuyển dần sang lãi suất thị trường.
2.4.2.2. Quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn
- Về quy trình thủ tục vay vốn: Như đã trình bày ở phần 1.4.3.2. của chương
1, quy trình thủ tục vay vốn đối với hộ nghèo được quy định bởi NHCSXH Việt Nam
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
bao gồm 8 bước: (1) hộ vay viết đơn xin vay gửi tổ trưởng; (2) tổ TK&VV họp bình
xét, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn trình UBND xã xác nhận; (3) tổ
trưởng gửi các loại hồ sơ đề nghị vay vốn lên NHCSXH huyện; (4) NHCSXH huyện
kiểm tra hồ sơ, phê duyệt cho vay và làm thông báo gửi tới UBND cấp xã; (5)
UBND xã thông báo cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã; (6) tổ chức chính trị xã hội
cấp xã thông báo cho các tổ TK&VV; (7) tổ trưởng thông báo cho tổ viên biết thời
gian và địa điểm giải ngân; (8) NHCSXH huyện tổ chức về giải ngân trực tiếp tới
hộ vay tại điểm giao dịch xã.
+ Tổng hợp ý kiến đánh giá về quy trình thủ tục vay vốn của hai nhóm đối
tượng điều tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy: 38,5% ý kiến nhóm hộ nghèo cho rằng
hoàn toàn không phù hợp và không phù hợp, 31% cho rằng bình thường và 30,5% ý
kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp; về nhóm tổ trưởng có 52% ý kiến cho rằng đã
phù hợp, rất phù hợp và 29% ý kiến cho rằng bình thường và 19% ý kiến phản đối
không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp.
Bảng 2.13: Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ TK&VV và hộ
nghèo vay vốn về quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn
Các biến về quy trình thủ tục
và hồ sơ vay vốn
Điểm bình quân Mức
ý
nghĩa
B. quân
chung
Hộ
nghèo
Tổ
trưởng
Quy trình thủ tục 2,843 3,030 2,470 0,000
Hồ sơ vay vốn 2,296 2,270 2,350 0,396
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.13 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về quy trình thủ tục cho vay có sự khác nhau
giữa nhóm hộ nghèo và nhóm tổ trưởng. Hộ nghèo đánh giá quy trình thủ tục là
bình thường (3,030) vì trong quy trình thủ tục vay vốn họ chỉ tham gia 3 khâu (viết
đơn xin vay, tham gia họp bình xét ở tổ và đến điểm giao dịch xã nhận tiền vay),
nhưng dù sao họ cũng là những người ít va chạm các thủ tục hành chính, nhất là
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
thời gian chờ làm các thủ tục và nhận tiền vay còn lâu, nên họ cho rằng còn bình
thường cũng là điều dễ hiểu; tổ trưởng cho rằng cơ bản là phù hợp (2,470) vì họ là
những người có trình độ thông hiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_dich_vu_tin_dung_ho_ngheo_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_huyen_phu_loc_191_1909180.pdf