Luận văn Chất lượng Nguồn nhân lực Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

Chương 1: Những vấn đề chung về nguồn nhân lực 1

1.1. Khái niệm và vai trò nguồn nhân lực 1

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 1

1.1.2 Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. 4

1.1.2.1 Vai trò của NNL đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 4

1.1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 6

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực 7

1.2.1. Qui định về độ tuổi lao động và qui mô, cơ cấu dân số. 7

1.2.2. Biến đổi kinh tế – xã hội. 8

1.2.3 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. 9

1.2.4. Mức độ phát triển của giáo dục- đào tạo. 10

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển Nguồn nhân lực. 11

Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 16

2.1. Khái quát sự biến động nguồn nhân lực ở Việt Nam 16

2.2. Chất lượng NNL ở Việt Nam và thực trạng sử dụng nguồn nhân lực hiện nay. 19

2.2.1. Về thể lực 19

2.2.2. Về trí lực. 21

2.2.3. Thực trạng sử dụng NNL hiện nay. 26

2.2.3.1. Cơ cấu sử dụng NNL 27

2.2.3.2. Nhận xét chung. 32

2.3. Những bất cập của NNL Việt Nam trước yêu cầu của CNH - HĐH đất nước. 36

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 39

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 39

3.1.1 Cải thiện điều kiện dinh dưỡng thông qua nâng cao mức sống của người dân. 39

3.1.2 Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và nhân văn hoá” 40

3.1.3. Tạo điều kiện để người lao động phát huy được khả năng sáng tạo 42

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng NNL 43

3.2.1 Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có 43

3.2.2 Đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục – đào tạo. 48

3.2.3 Quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người. 52

3.2.4 Cải tiến chính sách đào tạo, và sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật. 54

Kết luận 59

Tài liệu tham khảo

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng Nguồn nhân lực Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết chữ khá cao nhưng tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá cấp PTCS, PTTH của nước ta năm 2005 vẫn chỉ có xấp xỉ 49%, thậm chí giảm so với năm 2000( do tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp PTCS giảm 2,5%). Đây là một tỷ lệ thấp so với nhu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, khi nền kinh tế tri thức đang xuất hiện ở các nước phát triển, tỷ lệ người lao động đã tốt nghiệp PTTH phải từ 95-100%, tức là các nước đó đã tiến hành phổ cập giáo dục ở trình độ PTTH. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn tới là phải phát triển giáo dục để phổ cập giáo dục bậc PTCS và tiến tới phổ cập bậc PTTH cho lao động cả nước. Về cơ cấu lao động đã qua đào tạo, còn tồn tại nhiều bất hợp lý. ( xem Bảng 2.3). Bảng 2.3: Cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động. Đơn vị: % Chỉ tiêu 2003 (thực tế) 2004 (thực tế) 2005 (thực tế ) 2005 (mục tiêu) 2010 (mục tiêu) Lao động đã qua đào tạo 21 22,5 25 30 40 Lao động chưa được đào tạo 79 77,5 75 70 60 (Nguồn:Kinh tế Việt Nam 2005-2006, Thời báo Kinh tế Việt Nam) Trước hết là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tuy đã tăng lên qua các năm( năm 2003:21%; năm 2004:25%, tức là mỗi năm tăng lên được 1,5%), nhưng vẫn còn thấp xa so với tỷ lệ 30% theo mục tiêu đề ra đến năm 2005 và tỷ lệ 40% theo mục tiêu đề ra đến năm 2010. Đối với lao động nữ và đối với một số vùng như Tây Bắc chẳng hạn, tỷ lệ trên còn thấp hơn nữa. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo, thì cơ cấu cũng chưa hợp lý. Tỷ số người thất nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1 cao đẳng, đại học/ 4 trung cấp chuyên nghiệp/ 10 đào tạo nghề, thì ở nước ta tỷ lệ tương ứng là1/0,98/3,02, điều này gây ra tình trạng “ thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy”. Đó là chưa kể đến trình độ đào tạo cũng còn tồn tại nhiều vấn đề: thợ thì lý thuyết nhiều hơn tay nghề, trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ; cao đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, khoa học ứng dụng còn yếu. Việc phân công cán bộ khoa học, kỹ thuật cũng chưa hợp lý: ở các cơ quan quản lý thì nhiều, còn ở cơ sở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng cấp diễn ra còn khá phổ biến và nghiêm trọng. Như vậy, chưa nói đến chất lượng đào tạo và sự phù hợp giữa kiến thức đào tạo trước đây với việc làm hiện nay ra sao, mà chỉ riêng những chỉ số trên đã cho thấy tỷ lệ lao động được đào tạo là quá thấp, vì thế chất lượng lao động nói chung rất hạn chế. Đáng chú ý là số lao động đã thấp mà hiện tại vẫn còn2,2% trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa có việc làm. Thêm vào đó, chỉ khoảng 70% số người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Trong số lao động chuyển ngành nghề đào tạo, chỉ có 42,5% được đào tạo lại, số còn lại( 57,5%) làm trái nghề, coi như chưa đào tạo. ở khu vực hành chính sự nghiệp và bộ máy sản xuất kinh doanh khu vực Nhà nước hiện có khoảng 30% cán bộ, nhân viên không đủ trình độ chuyên môn hoặc không đúng ngành, họ chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm…Tình hình này làm cho chất lượng NNL càng thêm hạn chế. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất ít, chỉ chiếm 17,05%. Không chỉ ít về số lượng, sự phân bổ không đồng đều giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, vùng kinh tế phát triển. Lực lượng lao động trong nhiều ngành kinh tế giàu tiềm năng và quan trọng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên có tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Về cơ cấu của lao động chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất hợp lý, thiên về cao đẳng và đại học. Bậc đào tạo càng cao càng có xu hướng phát triển lệch về các ngành phi sản xuất vật chất. Trình độ trên đại học trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật , khoa học tự nhiên chỉ có hơn 10%. Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi trong thời kỳ công nghiệp hóa cần nhiều lao động có trình độ cao trong các ngành này để tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Mặt khác, chất lượng của lao động chuyên môn kỹ thuật còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nghị quyết số07/2000/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm ở nước ta giai đoạn 2000- 2005 yêu cầu: “ Đến năm 2005 phải đào tạo và bồi dưỡng được 25.000 lập trình viên thông thạo tiếng Anh…và đạt doanh số xuất khẩu phần mềm 500 triệu USD”. Nhưng hiện nay cả nước chỉ có khoảng 1500 người làm phần mềm chuyên nghiệp trong khi từ 1996-2000 các cơ sở đào tạo tin học thuộc Bộ Giáo dục- đào tạo đã tạo ra hàng chục nghìn cán bộ, gần 10.000 kỹ sư, hàng trăm thạc sỹ có trình độ tin học. Hầu hết các doanh nghiệp làm phần mềm thì nhiều nhưng vẫn thiếu người đáp ứng ngay được yêu cầu của công việc. Chất lượng của cán bộ khoa học công nghệ cũng còn nhiều vấn đề, tỷ lệ cán bộ khoa học phát huy tốt chỉ chiếm khoảng 34-35%; tỷ lệ phát huy yếu : 27-28%. Điều tra tiềm lực khoa học công nghệ của cán bộ, ngành Trung ương, nơi tập trung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao nhất cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh khoa học khá cao, bình quân chung 57,2 tuổi, trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi. Số cán bộ có chức danh khoa học ở tuổi dưới 50 chỉ có khoảng 12%, riêng giáo sư là 7,2% và phó giáo sư là 13,5%. Nhưng số liệu này cho thấy nguy cơ hụt hẫng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trẻ có năng lực thay thế cho lớp cán bộ có trình độ cáo hầu hết đều đã lớn tuổi. Khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý còn rất hạn chế. Theo kết qủa điều tra đề tài KX- 07, có từ 20-25% cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu công việc, chỉ có 8% cán bộ được đào tạo về quản trị kinh doanh; 12,2% được đào tạo về khoa học quản lý nói chung. Vấn đề đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học quản lý, kinh doanh, cán bộ các ngành tài chính, ngân hàng là vấn đề bức xúc, cần được xúc tiến ngay để ta có đủ năng lực thực hiện cải tổ nền kinh tế, có đủ điều kiện để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tóm lại, mặc dù có một số điểm mạnh, nhưng tình hình trên làm cho sức mạnh của lực lượng trí thức nói chung, của đội ngũ cán bộ khoc học công nghệ nói riêng bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Do đó, chất lượng NNL Việt Nam hiện nay còn rất thấp so với yêu cầu CNH - HĐH đất nước. 2.2.3. Thực trạng sử dụng NNL hiện nay. ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, thường có nguồn lao động rất dồi dào đến mức dư thừa. Vì vậy, sử dụng tốt số lượng lao động có tầm đặc biệt quan trọng bởi 4 lý do: Một là, lao động là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế . Hai là, do quy mô kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động còn thấp, các nước này thường chưa có điều kiện để tạo lập quỹ trợ cấp thất nghiệp. Ba là, thất nghiệp và thiếu việc làm nhiều sẽ làm cho thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, tác động xấu lên tăng trưởng sản xuất- kinh doanh. Bốn là, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội, gây hại cho xã hội mà xã hội phải tốn nhiều công sức, tiền của để ngăn chặn và khắc phục. 2.2.3.1. Cơ cấu sử dụng NNL Xu hướng chung của quá trình công nghiệp hoá là tổng sản phẩm quốc dân và lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Trong các nước công nghiệp phát triển, không chỉ tỷ trọng lao động nông nghiệp mà trong công nghiệp cũng giảm, lao động dịch vụ tăng nhiều nhất. Đặc điểm này chứng tỏ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang làm giảm dần hàm lượng nguyên vật liệu, tăng thêm hàm lượng chất xám, yêu cầu đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu lao động Việt Nam cũng có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động ngành nông- lâm- ngư nghiệp ( xem Bảng 2.4). Theo số liệu thống kê những năm gần đây ta thấy, cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch bước đầu theo hướng tích cực. Tính tích cực của sự chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua là tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông- lâm nghiệp- thuỷ sản liên tục giảm xuống, còn tỷ trọng làm việc trong các nhóm ngành công nghiêp- xây dựng và nhóm ngành dịch vụ liên tục tăng lên mặc dù tốc độ còn chậm.Tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đã đạt mục tiêu kế koạch đề ra cho năm 2005(56-57%), tương tự tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ đã vượt mục tiêu kế hoạch đề ra(22-23%). Tuy nhiên, tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông-lâm nghiệp- thuỷ sản tuy đã đạt kế hoạch nhưng vẫn còn rất cao, trong khi năng suất lao động trong nhóm ngành này còn rất thấp. Trong khi ở nông thôn, mức diện tích đất nông nghiệp bình quân một nhân khẩu cũng như bình quân một lao động còn rất thấp và đang có xu hướng giảm mạnh do dân số, lao động tăng lên, do diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở, đường giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới…ngày một tăng. Bảng 2.4: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế. Đơn vị: Nghìn người,% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005 kế hoạch 1.Tổng số lao động (nghìn người) 37.609,6 38.562,7 39.507,7 40.573,8 41.590,0 42.710,0 Nông-lâm-nghiệp- thuỷ sản 24.481,0 24.468.4 24.455,8 24.443,4 24.730,7 24.259,3 24.131.2 Công nghiệp – xây dựng 4.929,7 5.551,9 6.084,7 6.670,5 7.216,5 7.645,1 8.755,6 Dịch vụ 8.198,9 8.542,4 8.967,2 9.459,9 9.639,1 10.805,6 9.609,7 Tỷ trọng(%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 65,1 64,3 61,9 60,3 58,8 17,9 56-57 Công nghiệp – xây dựng 13,1 14,3 15,4 16,5 17,3 17,9 20-21 Dịch vụ 21,8 22,3 22,7 23,2 23,9 25,3 22-23 (Nguồn: Dương Ngọc, Lao động- vấn đề nổi cộm nhất. Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005-2006.) Tuy nhiên, so với chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra( nông-lâm nghiệp- thuỷ sản:20-21%; công nghiệp và xây dựng:38-39%; các ngành dịch vụ :41- 42%) ( Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2001, tr65 ) thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn quá chậm dẫn đến khoáng cách khá xa giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Nhưng điều đáng lưu ý hơn là cơ cấu lao động được đào tạo giữa các ngành, các khu vực sản xuất, các vùng, các dạng lao động và giữa các trình độ rất bất hợp lý. Nông thôn chiếm gần 75% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm 47,38% lực lượng lao động được đào tạo cả nước, đặc biệt trong gần 60% lao động làm việc ở lĩnh vực nông-lâm nghiệp- thuỷ sản số được đào tạo mới chỉ chiếm 7%. Đây thực sự là trở ngại lớn nhất khi tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để thu hút lao động đang làm viêc ở nông nghiệp sang nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và nhóm ngành dịch vụ, nhà nước cần có chính sách phân bổ vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước cho nông thôn, có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước mang vốn về cho nông thôn, đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ. ở nông thôn, hiện có giá đất rẻ hơn thành thị rất nhiều, nguồn lao động rất dồi dào và giá nhân công thấp, gần nguồn nguyên liệu, việc xử lý ô nhiễm môi trường thường thấp và thuận lợi hơn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn cũng đạt được mục tiêu đô thị hoá theo hướng “ ly nông bất ly hương” hạn chế được dòng người ồ ạt tự phát kéo ra các thành phố, thị xã gây ra những hậu quả khó lường. Đi sâu vào phân tích cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế , ta cũng thấy có sự khác biệt khá rõ nét. Năm 2005 so với năm 2000, tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế đã tăng thêm 5.100 nghìn người, thì số lao động làm việc trong khu vực Nhà nước chỉ tăng thêm 599 nghìn người, chiếm 11,7% tổng số lao động tăng thêm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm 456,8 nghìn người, chiếm 9% tổng số lao động tăng thêm ( Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006). Có nguyên nhân từ kết quả của việc thực hiện chương trình lao động việc làm, mỗi năm giải quyết được trên dưới 1,6 triệu người, không những bù cho số lao động nghỉ việc theo chế độ mà còn giải quyết việc làm cho số lao động đến tuổi, số người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về. Như vậy, có thể nói rằng từ việc nhận thức được vị trí quan trọng của việc sử dụng số lao động , thời gian qua chúng ta đã giành nhiều tâm sức cho vấn đề này và đã thu được những kết quả bước đầu đáng kể. Kết quả tích cực nổi bật về mặt sử dụng lao động trong thời gian qua là tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đã liên tục giảm xuống và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đã liên tục tăng lên ( xem Bảng 2.5). Kết quả trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện dân số và người đến tuổi lao động thời gian qua vẫn còn rất lớn. Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm từ 1,86% năm 1991 xuống còn 1,65% năm 1995; còn 1,36% năm 2000 và còn 1,33% năm 2005, nhưng quy mô dân số năm 2005 đã lên đến 83.121,7 nghìn người, tăng 15.879,3 nghìn người so với năm 1991, bình quân một năm tăng 1.058,6 nghìn người. Số người đến độ tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, lên đến trên 1 triệu người, tạo sức ép lớn về giải quyết lao động việc làm. Bảng 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở thành thị. Đơn vị:% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở thành thị 6,4 6,3 6,0 5,8 5,6 - Đồng Bằng sông Hồng 7,3 7.1 6,6 6,4 6,0 5,3 - Đông Bắc 6,5 6,7 6,1 5,9 5,5 5,6 - Tây Bắc 6,0 5,6 5,1 5,2 5,3 5,1 - Bắc Trung Bộ 6,9 6,7 5,8 5,5 5,4 4,9 - Duyên hải Nam Trung Bộ 6,3 6,2 5,5 5,5 5,7 5,0 - Tây Nguyên 5,2 5,6 4,9 4,4 4,5 5,5 - Đông Nam Bộ 6,2 5,9 6,3 6,1 5,9 4,2 - Đồng bằng sông Cửu Long 6,2 6,1 5,5 5,3 5,0 5,6 (Nguồn: Kinh tế – xã hội Việt Nam qua các con số thống kê, Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005-2006). Bảng 2.6: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Đơn vị: % Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 74,2 74,3 75,3 77,7 79,4 4,9 - Đồng Bằng sông Hồng 75,7 75,4 75,4 78,3 80,2 80,6 - Đông Bắc 73,0 73,1 75,9 77,1 78,0 - Tây Bắc 73,4 72,8 71,1 74,3 77,4 - Bắc Trung Bộ 72,1 72,5 74,5 75,6 76,1 - Duyên hải Nam Trung Bộ 73,9 74,6 74,9 77,3 79,1 - Tây Nguyên 77,0 77,2 78,0 80,4 80,6 - Đông Nam Bộ 76,6 76,4 75,4 78,5 81,3 - Đồng bằng sông Cửu Long 73,2 73,4 76,6 78,3 78,4 (Nguồn: Kinh tế – xã hội Việt Nam qua các con số thống kê, Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005-2006). 2.2.3.2. Nhận xét chung. Những năm gần đây, chất lượng NNL ở nước ta tuy đã được cải thiện nhiều, song hiệu quả sử dụng lại không cao. Thứ nhất, mức độ toàn dụng lao động thấp, tức là còn một bộ phận lao động khá lớn thất nghiệp và thiếu việc làm. Theo điều tra Lao động – việc làm từ 1998 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động thành thị tuy đã giảm( Bảng 2.5) nhưng vẫn còn ở mức cao: 5-7%. Một số vùng và thành phố có tỷ lệ thất nghiệp cao là Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đây quả là một sự lãng phí lớn về NNL. ở khu vực nông thôn, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động tuy cũng đẵ tăng( Bảng 2.6) nhưng vẫn còn một tỷ lệ lớn thời gian lao động chưa được sử dụng ( 20- 29%); cá biệt có vùng, có năm tỷ lệ này lên tới hơn 30%.Sự lãng phí NNL ở nước ta không chỉ thể hiện ở số lao động không có việc làm mà còn thể hiện ở số lao động làm việc không trọn ngày, trọn tháng, trọn năm. Tại Hội nghi xuất khẩu lao động và chuyên gia ( tháng 9- 2003), Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ rõ: “ Lao động ở nông thôn nói thẳng thừng thì mới sử dụng hơn 100 ngày công, còn lại thiếu việc làm. Cả nước hiện nay nếu rút bớt 10 triệu lao động thì cũng không ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp”.( Tạp chí Lao động và Xã hội , tháng 9 – 2003) Thứ hai, việc bố trí và sử dụng lao động có nhiều bất hợp lý Số lao động làm việc trái ngành nghề lớn. Theo kết quả khảo sát của đề tài KX- 07 thì chỉ có 48,8% số lao động đã qua đào tạo được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo. Chỉ có lĩnh vực y tế, giáo dục có số tốt nghiệp làm việc đúng với ngành nghề được đào tạo cao, còn lại các lĩnh vực khác thì rất thấp: Số học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp nông- lâm nghiệp- thuỷ sản có khoảng 40% làm việc đúng ngành nghề, còn lại 60% làm việc không đúng ngành nghề, số sinh viên tốt nghiệp đại học các chuyên ngành trên thì chỉ có khoảng 20% làm việc đúng ngành nghề, còn lại 60% làm việc không đúng ngành nghề. Tình trạng trên gây lãng phí rất lớn về thời gian và kinh phí đào tạo, mặt khác do làm việc trái ngành nghề nên năng lực sở trường của người lao động không được sử dụng và phát huy; vì thế hiệu quả sử dụng lao động không cao, làm lãng phí các nguồn lực khác thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường. Mặt khác, cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ chưa phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế, do đó không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Theo nhà kinh tế học F.M.Harbison: “Cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ tốt nhất phải là 1 kỹ sư/4 kỹ thuật viên/20 công nhân lành nghề/60 công nhân bán lành nghề và 15 lao động giản đơn. Thế nhưng hiện nay, cơ cấu này của ta là3,67kỹ sư/3,6 1kỹ thuật viên/6,82công nhân kỹ thuật đào tạo dài hạn/2,85 công nhân kỹ thuật đào tạo ngắn hạn/82,95 lao động giản đơn( Hội thảo chiến lược và quy hoạch phát triển đất nước bước vào thế kỷ 21, H, 9-2003 và Điều tra lao động việc làm 2003, Nxb Thống kê, H, 2003). Như vậy, chúng ta đang thừa rất nhiều lao động phổ thông, song lại thiếu rất nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật. Qua điều tra 1000 doanh nghiệp của Sở khoa học, Công nghệ và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy: các doanh nghiệp nhà nước thiếu 43,5% lao động chuyên gia kỹ thuật, trong khi đó lại thừa 30% lao động phổ thông, còn các doanh nghiệp liên doanh tư nhân thì thiếu 30% lao động chuyên gia kỹ thuật và thừa 17% lao động phổ thông. Mặt khác đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật thuật của ta lại không được sử dụng hợp lý, nên hiệu quả sử dụng lại càng thấp. Hầu hết cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật lamd việc ở các cơ quan hành chính và sự nghiệp ( chiếm 67,3%), ở khu vực sản xuất kinh doanh rất thấp ( 32,7%), trong số đó chủ yếu lại làm công tác quản lý , số trực tiếp phụ trách kỹ thuật sản xuất “ đếm trên đầu ngón tay”. Riêng đội ngũ cán bộ có trình độ tiến sỹ thì có tới 70,98% làm việc ở khu vực sự nghiệp ( trường, viện, bệnh viện); 21,64% ở khu vực hành chính ( Tổ chức chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Hội) và chỉ có 7,38% làm việc tại các doanh nghiệp. Những bất cập trong phân bổ và sử dụng lao động nói trên chứng tỏ tính phù hợp giữa trình độ năng lực của người lao động với yêu cầu của công việc chưa được đảm bảo và do đó chắc chắn hiệu quả sử dụng lao động sẽ không cao. Thứ ba, năng suất lao động hay hiệu quả hoạt động thấp. Năng suất lao động- một chỉ tiêu chất lượng quan trọng hàng đầu( tính bằng GDP chia cho số lao động) tính theo giá thực tế năm 2005 ước đạt 19.617 nghìn đồng, tương đương với 1.240,2 USD, thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực và trong thế giới. Năng suất lao động trong nhóm ngành nông- lâm nghiệp- thuỷ sản còn thấp hơn nhiều, chỉ có 7.216 nghìn đồng, tương đương với 456,2 USD. Năng suất lao động nhóm ngành công nghiệp – xây dựng cao nhất đạt 44.971 nghìn đồng, tương đương với 1.866,5 USD. Năng suất lao động của nhóm ngành dịch vụ tuy gấp 4,1 lần nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản nhưng chỉ bằng 2/3 của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, chủ yếu là do nhóm ngành dịch vụ tập trung vào ngành thương nghiệp, trong đó buôn bán nhỏ là chủ yếu do dịch vụ vẫn là hoạt động mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ, trong lúc nông nhàn, do số lao động tập trung vào ngành y tế, giáo dục, văn hóa có giá trị tăng thêm thấp ( xem Bảng 2.7). Bảng 2.7. Năng suất lao động theo giá thực tế. Đơn vị: Nghìn đồng, USD Năng suất lao động theo giá thực tể trong các nhóm ngành Tiền Việt Nam( nghìn đồng ) Tiền đôla (USD ) + Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 7.216 456,2 + Công nghiệp – xây dựng 44.971 1.866,5 + Dịch vụ 29.585,6 1.870,42 (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005- 2006). Nếu tính theo giá so sánh. thì tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 đạt 4,8% trong đó nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản ( nhóm ngành có số lao động đông nhất ) tăng 4%, nhóm ngành công nghịêp - xây dựng chỉ tăng xấp xỉ 1%, nhóm ngành dịch vụ chỉ tăng 1,2% ( xem Bảng 2.8). Bảng 2.8: Năng suất lao động tính theo giá so sánh 2001 -2005. Đơn vị: % Năng suất lao động tính theo giá so sánh trong các nhóm ngành Tốc độ + Nông – lâm nghiệp – thuỷ sản 4 + Công nghiệp – xây dựng 1 + Dịch vụ 1,2 (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005 – 2006). Như vậy có thể nói, trong những năm gần đây, chúng ta rất quan tâm đến việc tạo việc làm cho người lao động, nhưng lại chưa quan tâm thích đáng đến hiệu quả của nó ( năng suất lao động ). Một thực tế là đa số lao động nông nghiệp là lao động phổ thông ( hơn 90%) không qua đào tạo. Tư liệu sản xuất chính của họ vẫn chỉ là con trâu, cái cuốc, năng suất lao động rất thấp. Mặt khác, cộng với giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp ngày càng tăng đã làm cho thu nhập của họ lại càng thấp hơn so với thu nhập cuả lao động trong khu vực nông nghiệp. 2.3. Những bất cập của NNL Việt Nam trước yêu cầu của CNH - HĐH đất nước. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ công chức những năm qua đã được củng cố và nâng lên một bước, song so với yêu cầu của CNH - HĐH thì quả là còn tồn tại nhiều bất cập: số công chức đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trình độ trên đại học còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đặc biệt là số công chức có trình độ về Tiếng Anh và tin học còn rất khiêm tốn do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH đất nước và quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Mặt khác, số đông công chức được đào tạo trong môi trường và điều kiện làm việc theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp nên vẫn chịu ảnh hưởng nặng của cơ chế và cách làm việc kiểu công chức cũ “ sớm vác ô đi, tối vác về”, số được đào tạo theo quan điểm nhà nước pháp quyền; cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện định hướng XHCN còn ít, vì thế, tính năng động, khả năng thích ứng của công chức nói chung bị hạn chế. Các số liệu trong “ Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ công chức nhà nước năm 2003” của Bộ nội vụ cho thấy sự chênh lệch lớn về trình độ giữa các vùng và các cấp quản lý: Công chức ở cấp trung ương có trình độ khá hơn cấp tỉnh, cấp tỉnh khá hơn cấp huyện, các thành phố lớn khá hơn tỉnh lẻ, công chức ở miền núi có trình độ và năng lực rất thấp cả về chuyên môn lẫn hiểu biết về kinh tế – xã hội ở nơi đó. Có lẽ đây là lý do làm cho quá trình cụ thể hóa, triển khai thực hiện đồng bộ các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tại các địa phương kém hiệu quả, thậm chí không có hiệu quả. Trong quá trình CNH - HĐH, đội ngũ công nhân công nghiệp là lực lượng trụ cột, tuy nhiên đội ngũ này ở nước ta vừa nhỏ về số lượng vừa yếu về chất lượng. Hiện tại, đội ngũ công nhân nước ta có khoảng 1,76 triệu người làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh, trong đó có khoảng gần 2 triệu công nhân kỹ thuật. Đây là lực lượng quan trọng, trực tiếp vận hành thiết bị, máy móc, các công nghệ hiện đại của các công nghệ hiện đại của các ngành kinh tế – kỹ thuật trong sự nghiệp CNH - HĐH. Tuy vậy, trong số công nhân ở khu vực quốc doanh, chỉ có khoảng 50% được đào tạo tại các trường dạy nghề, số còn lại được tuyển dụng bằng nhiều con đường khác nhau, không qua thử tay nghề. Đội ngũ trí thức, lực lượng nòng cốt trong quá trình CNH - HĐH tuy chưa nhiều nhưng những năm gần đây phát triển khá nhanh. Số lượng Tiến sỹ chuyên ngành, Tiến sỹ khoa học, phó Giáo sư, Giáo sư không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đó là điều đáng mừng, là nguồn vốn quý giá của đất nước mà không phải nước đang phát triển nào cũng có khi bước vào CNH - HĐH. Tuy vậy, so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH - HĐH trong điều kiện ngày nay thì đội ngũ này vẫn còn chưa đủ. Điều đáng nói là đội ngũ trí thức nước ta không chỉ bé về số lượng mà nhìn chung chất lượng còn rất hạn chế. Chúng ta còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Thêm vào đó, có một số khá đông cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao; đang còn “ độ chín” về mặt trí tuệ thì lại ở độ tuổi về hưu, điều đó dẫn đến nguy cơ hụt hẫng cán bộ trình độ cao và sự lãng phí chất xám lớn. Mặt khác do chính sách tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ khoa học – công nghệ quá bất hợp lý, đời sống thiếu thốn, điều kiện môi trường làm việc khó khăn, nên không ít cán bộ không tập trung tâm lực cho công tác chuyên môn, hoặc chuyển sang công tác khác, thậm chí bỏ ra nước ngoài làm việc khiến cho tình trạng “ teo chất xám”, “ chảy chất xám” lên đến mức báo động. Hơn nữa, cơ cấu và phân bổ đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ở nước ta còn mất cân đối, bất hợp lý, phần đông tập trung ở các trung tâm, thành phố lớn, còn ở các vùng nông thôn và miền núi thiếu trầm trọng. Tình hình trên làm cho sức mạnh của lự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36335.doc
Tài liệu liên quan