Luận văn Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty 22

Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó. Hệ thống chỉ tiêu này được trung tâm đo lường nhà nước phê chuẩn. Để đánh giá chất lượng sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đó.

Sản phẩm bánh kẹo thuộc sản phẩm thực phẩm nên để đánh giá chất lượng của sản phẩm này ta phải dựa trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vệ sinh. Ngoài ra, ta còn phải dựa vào cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt thì sản phẩm đó mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng.

Công ty 22 dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên tiềm lực về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tay nghề công nhân. đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng nhà nước và đã đăng ký với trung tâm đo lường chất lượng nhà nước, được trung tâm cho phép sản xuất các loại bánh kẹo theo tiêu chuẩn đã đăng kí.

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao tạo điều kiện quan trọng cho tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có hệ thống chất lượng tiên tiến thích hợp sẽ là điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh. Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm được thế mạnh cạnh tranh của mình. Chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược cạnh tranh cơ bản của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Nhờ chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp…Trong nền kinh tế bao cấp khi cung nhỏ hơn cầu, người tiêu dùng không có quyền lựa chọn, họ phải mua các mặt hàng thiết yếu bất kể chất lượng tốt xấu. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của họ. Với điều kiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất của người sản xuất. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm, làm cho sản phẩm chiếm được sự mến mộ của khách hàng, tạo nên tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm những lãng phí, phế phẩm hoặc công việc phải sửa lại. Kết quả là một chuỗi các phản ứng: giảm chi phí, tăng mức thoả mãn nhu cầu, thu hút thêm khách hàng, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm, thoả mãn nhu cầu của người lao động. Tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày càng nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng cơ cấu sản phẩm, tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường mới, tăng sức mạnh kinh tế, nâng cao thu nhập của người lao động, tăng khả năng tái đầu tư phát triển tài sản và quá trình. Điều đó lại tạo điều kiện cho năng suất, chất lượng tăng lên và nó lại tiếp tục làm tăng khả năng cạnh tranh. Nâng cao khả năng cạnh tranh là nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, vì vậy phải sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau và nâng cao chất lượng sản phẩm được coi là biện pháp “ số một”. Như vậy, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ thuận, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện cho nhau trong chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Công thức cạnh tranh sau đây cho thấy tác động của năng suất chất lượng đến khả năng cạnh tranh của các nước và các doanh nghiệp. Tài sản cạnh tranh x Quá trình cạnh tranh = Khả năng cạnh tranh trên thế giới - Cơ sở hạ tầng - Chất lượng - Thị phần - Tài chính - Thời gian - Lợi nhuận - Công nghệ - Thoả mãn khách hàng - Tăng trưởng - Con người - Dịch vụ - Tính dài hạn Như vậy, cạnh tranh trước hết là khả năng cạnh tranh về tất cả các yếu tố sản xuất, cạnh tranh về quá trình nhằm sử dụng các nguồn lực tiết kiệm hơn, có hiệu quả hơn nhưng tạo ra chất lượng cao hơn thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất. Theo quan niệm truyền thống, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào những lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên và nhân lực. Nhưng ngày nay điều này không thể giải thích được cho các nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả năng cạnh tranh lại cao do năng suất cao hơn, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Để hiểu hơn về công thức trên, ta quan sát sơ đồ 2 Sơ đồ 2: Tác động của năng suất, chất lượng đến khả năng cạnh tranh Cạnh tranh cao hơn - Sức mạnh cạnh tranh được duy trì - Thị phần cao hơn Phần phân phối lớn hơn - Lượng cao hơn - Lợi nhuận cao hơn - Đầu tư cao hơn Đáp ứng nhu cầu khách hàng - chất lượng sản phẩm cao. Chi phí lao động đơn vị thấp Đầu ra lớn hơn Chi phí thấp hơn Tài sản Cơ sở hạ tầng – Tài chính – Công nghệ – Con người. Quá trình cạnh tranh Chất lượng – Thời gian – Thoả mãn khách hàng - Dịch vụ Sự trao đổi thông qua năng suất cao hơn Có thể thấy khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào hai yếu tố là giảm chi phí và tăng mức thoả mãn nhu cầu. Nó phải được tạo ra từ chất lượng cao hơn trong quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của nguồn tài sản và các quá trình. Chất lượng cao là con đường cạnh tranh cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với giảm chi phí sản xuất. Kết quả cuối cùng của nâng cao khả năng cạnh tranh phải là sự kết hợp đồng thời, hài hoà giữa các chỉ tiêu trước mắt và chỉ tiêu dài hạn. Nó không chỉ biểu hiện thông qua việc tăng tốc độ tăng trưởng, tăng lợi nhuận mà còn là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường đảm bảo sự phát triển dài hạn bền vững của các doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty 22 Phần 1:Giới thiệu chung về công ty 22-Bộ quốc phòng 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty 22 có cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp là Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng. Công ty 22 – Bộ quốc phòng là một Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế toàn diện, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Trụ sở chính đặt tại: Thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội Điện thoại: 04 8 750 974 Ngày 22 tháng 4 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 568/QPQĐ thành lập Công ty 22 – Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng. Ngày 02 tháng 7 năm 1996, Công ty 22 được cấp giấy phép kinh doanh mang số hiệu 110747 có phạm vi hoạt động trong cả nước. Tiền thân của Công ty 22 là một xưởng sản xuất của tổng kho 205 thuộc Tổng cục Hậu cần. Vào dịp tết năm 1969 đồng chí Lương Nhân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tới thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ Tổng kho 205. Đồng chí đã đề cập tới chủ trương xây dựng một xí nghiệp chế biến thực phẩm để phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chiến đấu. Sau đó không lâu ngày 22 tháng 12 năm 1970 xưởng sản xuất đã đi vào hoạt động và Tổng cục Hậu cần đã cho phép đặt tên đơn vị sản xuất mới này là “ Xí nghiệp chế biến thực phẩm 22 “. Quá trình phát triển của Công ty 22 chia làm 3 giai đoạn lớn: Giai đoạn 1: Từ năm 1970 đến năm 1975 Ngay trong ngày cắt băng khánh thành Xí nghiệp đã đi vào hoạt động và cho ra đời một số sản phẩm. Những sản phẩm đầu tiên tuy mới chỉ là các loại mì thanh, mì sợi, mì trứng, bánh ép mặn, lương khô, cơm sấy…nhưng cũng đã báo hiệu một bước tiến mới của ngành chế biến thực phẩm của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bước sang năm 1972 do yêu cầu phục vụ chiến trường Xí nghiệp phải đẩy tốc độ sản xuất một số mặt hàng trọng tâm và một số mặt hàng đột xuất khác. Ngoài ra Xí nghiệp còn phấn đấu hoàn thành những đơn đặt hàng ngoài kế hoạch để phục vụ các đơn vị, đặc biệt là các bệnh viện. Lượng hàng sản xuất năm 1974 tăng lên nhanh chóng, cuối năm 1974 Xí nghiệp đã đạt tổng giá trị sản lượng hàng hoá 155,95 % so với năm 1973. Sự trưởng thành của Xí nghiệp không chỉ tính bằng những con số mà còn thể hiện rõ trong những tiến bộ về công tác quản lý. Đây thực chất là một bước chuẩn bị rất cần thiết để Xí nghiệp bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn 2: Từ năm 1976 đến năm 1989 Bước sang năm 1976, thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, Xí nghiệp tiến hành củng cố lại biên chế tổ chức. Các phân xưởng cũng có sự sắp xếp lại cho phù hợp hơn với tình hình mới, các ban chuyên môn cũng được kiện toàn lại. Chất lượng các mặt hàng do Xí nghiệp sản xuất ngày càng được nâng cao bởi công tác quản lý đã được Cục quân lương chú ý. Đặc biệt từ năm 1985 Xí nghiệp được cấp trên giao nhiệm vụ sản xuất các xuất ăn cho bộ đội trên điểm tựa và cũng năm 1985 đó Xí nghiệp đã sản xuất và chuyển lên phía trước 57120 xuất ăn điểm tựa đạt chất lượng cao. Năm 1980 báo hiệu một sự chuyển mình của Xí nghiệp 22, Cục Quân lương và các cơ quan tham mưu cấp trên đã khích lệ động viên ủng hộ và tạo điều kiện cho Xí nghiệp mạnh dạn đổi mới tư duy kinh tế để tạo ra một tiền đề quan trọng cho giai đoạn mới – giai đoạn Xí nghiệp 22 thử thách mình trên cả hai mặt trận: hoàn thành những nhiệm vụ quốc phòng và tiến vào cơ chế thị trường với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn 3: Từ năm 1990 đến nay Bước sang năm 1990, đây là những năm tháng rất khó khăn đối với Xí nghiệp 22, hàng quốc phòng giảm trong lúc tình hình chính trị kinh tế trong nước và quốc tế có rất nhiều biến động. Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng khủng hoảng, nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả bất ổn định, hàng hoá làm ra rất khó tiêu thụ. Trước tình hình đó Đảng uỷ, Ban Giám đốc Xí nghiệp đã củng cố và mở rộng các mặt hàng kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường để tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất. Nhờ có dây truyền sản xuất mới mà bánh bích quy Hương Thảo của Xí nghiệp đã trở thành một mặt hàng có chất lượng cao, nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường với sản lượng tăng hàng năm từ 20 đến 30 %. Vào những năm 2000 thực hiện tư tưởng chỉ đạo “ liên tục đổi mới, liên tục cải tiến “ Ban Giám đốc công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường những mặt hàng mới đạt chất lượng cao và hình thức đẹp. Và vì thế Công ty 22 đã giành được những thành quả rất khả quan trong sản xuất, kinh doanh. Ra đời trong những ngày tháng cả dân tộc ta đang sục sôi ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lưọc, Công ty 22 bằng những hoạt động sản xuất đặc thù của mình, tạo ra những sản phẩm phục vụ một cách thiết thực cho đời sống của người chiến sĩ, góp phần bảo vệ và không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Vì những ý nghĩa đó mà Công ty 22 đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, bằng khen, cờ thưởng và nhiều hình thức động viên khen thưởng khác. 2.Đặc điểm và nhiệm vụ của Công ty. Sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường. - Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động…nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng được nhu cầu của từng vùng thị trường từ nông thôn đến thành thị. - Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quả thị trường cũ, mở rộng thị trường mới. - Ngoài việc sản xuất bánh Hương Thảo và lương khô là chính, Công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh của công ty. 3. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: Cơ cấu chung trong tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty là tổng hợp các bộ phận có liên quan mật thiết với nhau về kỹ thuật và sản xuất. Hiện Công ty có 2 xí nghiệp và 4 phân xưởng sản xuất chính. 3.1. Nhiệm vụ của các xí nghiệp. Các xí nghiệp sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng, mỗi xí nghiệp được phân công chế biến những sản phẩm nhất định. Loại hình của xí nghiệp cũng như loại hình sản xuất của toàn Công ty là sản xuất khối lượng lớn, tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền liên tục. Vì vậy, để có được sản phẩm chất lượng cao thì mỗi khâu đòi hỏi một mức chất lượng thích hợp và quan trọng là phải làm đúng ngay từ đầu. Mối liên hệ sản xuất kỹ thuật của các xí nghiệp sản xuất chính là mối liên hệ độc lập không bị ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Hình thức xây dựng cơ cấu sản xuất của Công ty như sau: Giám đốc à Phó giám đốc điều hành kỹ thuật sản xuất à Xí nghiệp sản xuất à Phân xưởng sản xuất à Tổ sản xuất . 3.2. Bộ máy quản lý của Công ty. Giám đốc CTY Phó GĐ Kỹ thuật Phó GĐ sản xuất KD Phó GĐ CT-HC Phó GĐ kiêm XN X22 Phòng HC-QT Phòng SXKD Phòng HC Phòng CT Xí nghiệp 22 Trường Mầm non Dịch vụ Công ty Xí nghiệp 24 Phòng HC-QT Phòng SX-KD Phòng TC Phòng KT Phòng HC-QT Phòng SX-KD Phòng TC Phòng KT PX Kẹo PX cơ điện mộc PX Phụ dịch vụ PX Cơ khí PX đột dập PX đúc rèn PX Phụ dịch vụ PX Bánh Với sự chuyển đổi từ một Xưởng sản xuất sang hình thức công ty đã giúp Công ty thực hiện được dự án mở rộng thị trường và thành lập nhiều đại lý trên toàn quốc. Sự cải tiến hình thức tổ chức này góp phần giúp Công ty khai thác công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để Công ty nâng cao chất lượng quản lý của mình lên ngang tầm nước bạn. Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Qua sơ đồ ta thấy, Công ty đã sắp xếp ban lãnh đạo theo hướng gọn nhẹ nhằm giảm chi phí gián tiếp, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc. Cơ cấu bộ máy được chuyên môn hoá tới từng xí ngiệp, từng phân xưởng, phòng ban, bộ phận. Sự sắp xếp này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của từng phòng ban trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều đó góp phần không nhỏ vào quá trình đảm bảo chất lượng sản phẩm bởi chất lượng cuối cùng là chất lượng của cả quá trình, là sự đóng góp của tất cả các thành viên trong Công ty. Nếu một phòng ban, bộ phận nào đó trong bộ máy tổ chức có sơ xuất trong vấn đề chất lượng thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình và đương nhiên chất lượng sản phẩm cuối cùng sẽ không được như mong muốn. Và khi sự chỉ đạo của cấp trên xuống cấp dưới không phù hợp với thực tiễn cũng là vấn đề quyết định đến chất lượng cuối cùng là không tốt. Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến chức năng của Công ty góp phần khắc phục được sự sai lệch đó bởi quyết định ở đây được xem xét và thảo luận từ nhiều người có thẩm quyền nhưng cũng am hiểu thực trạng diễn ra tại từng xí nghiệp, từng phân xưởng 3.3. Đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo. Công ty 22 qua nhiều năm hoạt động, sản phẩm cùng với tên gọi của Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Ngày nay, với thiết bị sản xuất hiện đại của Italia,Đức... sản phẩm bánh kẹo của Công ty 22 đã được người tiêu dùng ưa thích. Thành phần chủ yếu của bánh kẹo bao gồm đường, nha, bột mỳ, sữa, hương liệu ... với tỷ lệ nhất định cho mỗi loại sản phẩm. Bánh kẹo là những sản phẩm thuộc đồ ăn ngọt phục vụ cho dịp lễ tết. Thành phần chế biến chủ yếu là các nguyên liệu hữu cơ dễ bị vi sinh phá huỷ nên thời hạn bảo hành ngắn, thông thường là 60 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối lớn và yêu cầu vệ sinh cao. Khác với những sản phẩm thông thường, quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo ngắn, chỉ 3 giờ, vì vậy không có sản phẩm dở dang. Với công nghệ được cải tiến liên tục nên sản phẩm của Công ty ngày càng đạt chất lượng cao hơn và được khẳng định là hàng có chất lượng cao . Bánh quy Hương Thảo là mặt hàng truyền thống của Công ty, bao gồm loại 300g và 500g. Bánh quy Hương Thảo lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam tại Công ty 22 với dây truyền sản xuất nhập từ Ba Lan. Nó có đặc trưng về mùi thơm, giòn, dễ ăn, hương vị hài hoà. Phần 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm và tác động của nó đến khả năng cạnh tranh của Công ty. 1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bánh kẹo. Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó. Hệ thống chỉ tiêu này được trung tâm đo lường nhà nước phê chuẩn. Để đánh giá chất lượng sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đó. Sản phẩm bánh kẹo thuộc sản phẩm thực phẩm nên để đánh giá chất lượng của sản phẩm này ta phải dựa trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vệ sinh. Ngoài ra, ta còn phải dựa vào cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt thì sản phẩm đó mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng. Công ty 22 dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên tiềm lực về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tay nghề công nhân... đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng nhà nước và đã đăng ký với trung tâm đo lường chất lượng nhà nước, được trung tâm cho phép sản xuất các loại bánh kẹo theo tiêu chuẩn đã đăng kí. 2. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty trong một số năm qua. Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố kết hợp như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ tổ chức quản lý sản xuất.... Sản phẩm bánh kẹo của Công ty 22 trong những năm 80 và thời kỳ trước đó sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của cấp trên, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng yêu thích bởi chất lượng của sản phẩm. Công ty đã đạt được thành quả này trong cơ chế kinh tế cũ vì thời gian này máy móc thiết bị của Công ty còn mới, còn hoạt động tốt, nguyên vật liệu được bao cấp hết và chủ yếu là nguyên vật liệu nhập ngoại nên chất lượng tốt. Hơn nữa, thời kỳ đó trên thị trường chưa có nhiều sản phẩm bánh kẹo của các đơn vị khác sản xuất, chưa có bánh kẹo ngoại nhập nên sản phẩm của Công ty được ưa chuộng và tiêu thụ với khối lượng lớn. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trừơng vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, do máy móc thiết bị xuống cấp, cơ chế lại chuyển đổi, Công ty phải tự hạch toán kinh doanh; không còn tồn tại chế độ bao cấp như trước nữa, nguyên liệu không được cung cấp đầy đủ phục vụ cho quá trình sản xuất, nhất là các phụ gia quan trọng. Với tất cả những thay đổi trên, Công ty chưa thích nghi được với cơ chế thị trường nên có sự trì trệ trong sản xuất và quản lý dẫn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo yêu cầu, ngày càng giảm sút. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh bắt đầu vươn lên gây khó khăn trong quá trình hoà nhập vào cơ chế thị mới của Công ty. Đứng trước tình hình đó, Công ty đã kịp thời có những thay đổi để bắt kịp và hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Công ty đã đầu tư chú trọng rất nhiều vào sản xuất bằng công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm để dần lấy lại uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh. Công ty đã từng bước sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị hiện có, mua sắm thêm một số dây chuyền công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Italia...., mở rộng danh mục mặt hàng bằng sản phẩm mới, củng cố và mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bằng cách kí hợp đồng với nhiều bạn hàng để đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng loại nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, phòng kỹ thuật của Công ty nghiên cứu, tiến tới các phương pháp mới và đạt kết quả cao nhất. Cùng với nó, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Công ty thì vẫn còn những vấn đề tồn tại mà Công ty không hoặc chưa kịp giải quyết như : thiết bị, phụ tùng thay thế chưa sẵn có, nguyên vật liệu cung ứng nhiều khi còn chậm, không đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu của sản xuất, trình độ công nhân còn nhiều hạn chế, tay nghề cao còn ít, chưa thực sự có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất. Những tồn tại đó ảnh hưởng không ít đến công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Thực tế chất lượng sản phẩm của Công ty trong một số năm qua thể hiện ở biểu1. Biểu 1: Tình hình chất lượng của Công ty 22 Năm Chi phí sản xuất sản phẩm ( tr đ ) Chi phí sx sản phẩm hỏng (tr đ) Tỷ lệ sai hỏng ( % ) 1998 1999 2000 2001 2002 96.300 98.560 114.500 123.650 130.430 2.345 2.124 1.967 1.758 1.542 2,43 2,15 1,72 1,42 1,18 ( Nguồn: Theo số liệu của phòng kỹ thuật ) Qua biểu trên ta thấy tỷ lệ sai hỏng của Công ty ngày càng giảm chứng tỏ chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư một lượng máy móc thiết bị khá hiện đại góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Mỗi dây chuyền sản xuất, ngoài những công nhân phân xưởng được bố trí còn có kỹ sư phụ trách về kỹ thuật nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động liên tục và khắc phục những sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ KCS thường xuyên theo sát quá trình sản xuất để nắm bắt tình hình chất lượng kịp thời, ngăn không cho sản phẩm kém chất lượng được suất xưởng và đến tay người tiêu dùng. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm cũng như sự đầu tư những máy móc thiết bị phục vụ cho công tác này. Biểu 2: Các thiết bị phân tích sử dụng để kiểm tra chất lượng sản phẩm Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sử dụng Cân phân tích Tủ sấy thường 3. Bình cất nước 4. Máy li tâm 5. Máy bơm nước 6. Lò nướng 7. Kính hiển vi 8. Triết quang kế 9. Tủ lạnh 10. Nồi hấp thanh trùng 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Đức Ba Lan Ba Lan Đài Loan Liên Xô cũ Đức Đức Italia Hàn Quốc Trung Quốc 1983 1986 1991 1991 1991 1995 1995 1989 1994 1996 Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao nhưng chưa đạt đến mức tối ưu, sản phẩm sai hỏng vẫn còn nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ tay nghề công nhân còn thấp, máy móc thiết bị cũ vẫn hoạt động bên cạnh những dây chuyền công nghệ hiện đại nên đôi khi gây ra sự ngừng trệ không đáng có...Để đạt được mục tiêu đến năm 2006 không có sản phẩm sai lỗi thì ngay từ bây giờ Công ty phải thực hiện chương trình làm đúng ngay từ đầu. Điều đó đòi hỏi các cán bộ công nhân viên trong Công ty phải tận tâm tận lực hơn với quá trính sản xuất, thực hiện công tác kiểm tra sát sao tất cả các quá trình: chọn người cung ứng, kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho, sản xuất và kiểm tra sản phẩm... 3. Thực trạng chất lượng bánh quy Hương Thảo. Bánh Hương Thảo của Công ty được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ của Ba Lan, được nhập từ thế hệ sản xuất năm 1975-1976, vì vậy sau hơn 20 năm khai thác sử dụng thì hệ thống thiết bị này đã trở nên cũ và lạc hậu dẫn tới khó khăn cho việc nghiên cưú, đổi mới sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như gây nên tình trạng sử dụng vật tư kém hiệu quả. Trong khi đó, cùng với tốc độ tăng trưởng như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì các Công ty cạnh tranh với Công ty 22 trên thị trường đã tiến sang một bước công nghệ mới. Vì vậy sản phẩm bánh trên thị trường hiện nay rất đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu cũng như sở thích của người tiêu dùng. Do đó, Công ty 22 cần phải có sự cải tiến cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm để giữ được khách hàng cũ và tạo thêm khách hàng mới cho Công ty. Nhận thức được tình hình, Công ty đã có dự án đầu tư cũng như cố gắng sửa chữa máy móc thiết bị. Cho đến nay, ngoài những thiết bị đã có, Công ty còn đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bánh quy của Italia. Công nghệ này cho năng xuất từ 2000 – 2500 Kg / ca. Bánh quy Hương Thảo là sản phẩm có thế mạnh nhất trong danh mục các sản phẩm của Công ty. Bánh quy Hương Thảo là loại bánh xốp, giòn, có đặc trưng ngọt vừa phải, có hương vị của vani, màu sắc đậm đà, là kết quả phản ứng tạo màu và hương của sữa, đường trong quá trình nướng tạo cảm giác khi ăn thơm, ngọt, béo. Biểu 3: Định mức tiêu hao vật liệu để sản xuất 1 tấn bánh Hương Thảo Nguyên liệu Đơnvị Sốlượng Bột mỳ Đường Shortening Sữa đặc Muối nghiền Vani Thuốc nở Phẩm màu Dầu thực vật kg kg kg kg kg kg kg kg kg 600 300 100 12,6 18 4,2 3 0,5 30 ( Nguồn biểu 3: Theo số liệu của phòng kỹ thuật ) Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn Thực tế đạt được Chỉ tiêu lý hoá Độ ẩm Hàm lượng Protein Hàm lượng chất béo Hàm lượng đường - Hàm lượng tro không tan trong HCl 10% Chất ngọt tổng hợp Trọng lượng gói Bao gói Ê 4% ³ 3,7% ³ 20 % ³ 15% Ê 0,1% Theo quy định của Bộ y tế 250g - 500g Túi PE 3,8% 3,7 – 4,3% 21 – 22,5% 17,4% 0,07 – 0,1% Theo quy định của Bộ y tế 300g, 500g Túi PE 2. Chỉ tiêu vệ sinh Không có vi khuẩn hiếm khí gây bệnh, các loại vi sinh vật lạ, nấm mốc gây độc tố ... Không có vi khuẩn hiếm khí gây bệnh, các loại vi sinh vật lạ, nấm mốc gây độc tố ... 3. Tỷ lệ khuyết tật 2% 1 – 1,38% 4. Thời gian bảo hành 60 ngày 60 ngày Bánh quy Hương Thảo có mặt đầu tiên trên thị trường nội địa là do Công ty 22 sản xuất. Có thể nói rằng ngay từ khi mới xuất hiện, nó đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng mặc dù trên thị trường có rất nhiều các loại bánh khác, với đặc trưng giòn, thơm, vị ngọt đậm đà, hương vị hài hoà. Đây là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền sản xuất nhập của Italia. Chất lượng của loại sản phẩm này ngày càng được nâng cao và nó đã trở thành mặt hàng truyền thống của Công ty. Biểu 4: So sánh tiêu chuẩn và thực tế chất lượng bánh quy ( Nguồn : Theo số liệu của phòng kỹ thuật ) Đặc biệt là tình hình hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều bánh quy Hương Thảo các loại và có triển vọng phát triển loại sản phẩm này. Công ty đã kịp thời nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Năm 1996, Công ty đã nhập dây truyền sản xuất bánh quy của Italia với năng xuất cao, mẫu mã đẹp và đã cho ra lò loại sản phẩm bánh mới, qua thăm dò, qua các đợt tham gia hội chợ hàng tiêu dùng, nó đã được công nhận là sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100804.doc
Tài liệu liên quan