Luận văn Chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TỪ

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN.7

1.1.Tổng quan về tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển.7

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Phát triển . 7

1.1.2 Hoạt động cơ bản và các đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển . 10

1.1.3. Khái niệm hoạt động tín dụng đầu tư. 17

1.1.4. Tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển. 18

1.1.5. Vai trò và tính tất yếu khách quan của tín dụng đầu tư phát triển . 21

1.2. Chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển.25

1.2.1.Khái niệm về chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển. 25

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển26

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số ngân hàng và bài học cho

Ngân hàng Phát triển .35

1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư phát triển Thái Lan. 35

1.3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Ngân hàng ANZ . 38

1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt. 40

1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam . 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .44

Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH .45

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.45

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -

Chi nhánh Thái Bình . 45

2.1.2. Nguyên tắc làm việc của Chi nhánh. 46

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 47

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, phân chia giới hạn rủi ro giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn. Thứ năm, cần thành lập tại mỗi Chi nhánh NHPT một bộ phận quản lý chất lượng tín dụng có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp để có thể quản trị được hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả. Bộ phận đó phải độc lập với bộ phận tín dụng tại mỗi Chi nhánh. Thứ sáu là, thường xuyên đánh giá phân loại tín dụng, xếp loại khách hàng. Phân loại tín dụng là quá trình xác định cấp độ rủi ro tín dụng theo một tiêu thức nhất định. Thứ bảy là, Thực hiện các biện pháp đảm bảo tín dụng Trong hoạt động kinh doanh khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố đó có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, vì vậy hầu hết khách hàng khi có quan hệ tín dụng đều yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Khi khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để vay vốn thì họ có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình. Đối với ngân hàng thì nó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bảo đảm. Thứ tám là, Phân tán rủi ro tín dụng Một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là "không nên bỏ trứng vào một giỏ". Tức là chúng ta đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay, khách hàng cho vay, không nên tập trung vốn vào một lĩnh vực nào đó hay tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng. Nếu các lĩnh vực ngân hàng đầu tư lớn hay khách hàng đó gặp rủi ro thì ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng và có thể gây phá sản ngân hàng. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, luận văn đã khái quát các nội dung tổng quan về Ngân hàng Phát triển và lý luận những vấn đề về chất lượng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Từ những vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm, vai trò, tính tất yếu của tín dụng đầu tư, cho thấy sự cần thiết của tín dụng đầu tư của Nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Với vai trò là công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của Nhà nước, chất lượng tín dụng đầu tư thể hiện bằng hiệu quả KT - XH, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, dự án được hỗ trợ và hiệu quả đối với cơ quan thực hiện họat động cho vay vốn. Đây là cơ sở để luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình trong Chương 2. Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH 2.1. Giới thi u về Ngân h ng Phát triển Vi t Na – Chi nhánh Thái Bình 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHPT Thái Bình gắn liền với lịch sử của NHPT Việt Nam, bao gồm các giai đoạn sau: Từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/1999: Tổng Cục Đầu tư phát triển Tiền thân của NHPT Việt Nam là Tổng Cục Đầu tư phát triển được thành lập theo Nghị định số 187/CP ngày 10/12/1994. Theo đó Tổng Cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển; tổ chức thực hiện cấp phát vốn ngân sách nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm. Từ ngày 01/01/2000 đến ngày 18/5/2006: Quỹ Hỗ trợ phát triển Sau một thời gian hoạt động, Tổng Cục Đầu tư phát triển chuyển thành Qu Hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ. Qu Hỗ trợ phát triển chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2000. Đồng thời, các Cục Đầu tư phát triển tại các tỉnh, thành phố chuyển thành các Chi nhánh Qu Hỗ trợ phát triển. Từ ngày 19/5/2006 đến nay: Ngân hàng Phát triển Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Qu Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. NHPT Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Kế thừa hoạt động của Qu Hỗ trợ phát triển, NHPT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2006 với vốn Điều lệ của NHPT là 30.000 tỷ đồng (Theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển). Hệ thống NHPT Việt Nam được tổ chức rộng khắp với mạng lưới Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh trong cả nước, tập trung tài trợ cho các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp trọng điểm; nông nghiệp, nông thôn và vùng miền khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Qu Hỗ trợ Phát triển Thái Bình, có chức năng và nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng thương mại và các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao trên địa bàn tỉnh. (Nguồn trích dẫn: Website 2.1.2. Nguyên tắc làm việc của Chi nhánh - Mọi hoạt động của Chi nhánh NHPT Thái Bình đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và các quy chế, quy định của NHPT Việt Nam. Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cán bộ viên chức thuộc Chi nhánh phải xử lý và giải quyết công việc theo đúng phạm vi, chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao; - Chi nhánh hoạt động chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành của NHPT Việt Nam, đồng thời thực hiện và chịu sự lãnh đạo, giám sát cuả Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được NHPT giao trên địa bàn; - Chi nhánh làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, đơn vị phòng mình. Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, được phân công phụ trách một số công việc chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về công việc được phân công; - Lãnh đạo Chi nhánh phân công giải quyết công việc rõ ràng, cụ thể, mỗi phần việc giao cụ thể cho một phòng chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các phòng có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp. Lãnh đạo chỉ đạo điều hành các lĩnh vực công tác thông qua các đồng chí Lãnh đạo phòng. Đơn vị phối hợp phải có trách nhiệm đóng góp, tham gia ý kiến đảm bảo đúng chức năng và thời hạn. Trưởng phòng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả công việc được giao; - Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết các công việc theo đúng các quy định của pháp luật và các quy chế, quy định, công văn hướng dẫn của NHPT Việt Nam ban hành (trừ trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc yêu cầu của cơ quan cấp trên); - Cán bộ, viên chức thuộc Chi nhánh có quyền trao đổi phối hợp công tác và phát biểu ý kiến, được cung cấp thông tin theo quy định, bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch, hiệu quả trong mọi hoạt động của Chi nhánh. Trong giải quyết công việc cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, đổi mới tư duy, năng động, quan tâm thực hiện tốt chính sách khách hàng và đề xuất các giải pháp trên từng mặt nghiệp vụ. 2.1.3. Cơ ấu tổ chức bộ máy - Điều hành hoạt động của Chi nhánh NHPT Thái Bình là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Chi nhánh được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật; - Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, công việc hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền; - Hiện nay, Chi nhánh NHPT Thái Bình có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Tổng hợp; Phòng Tín dụng; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kiểm tra nội bộ và Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự. Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thể: Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện các hoạt động: xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh; thẩm định, quyết định về việc cho vay, cấp bảo lãnh đối với các dự án đầu tư; đánh giá dự án sau đầu tư theo định k ;thực hiện quản lý các dự án vay lại vốn nước ngoài (ODA) không chịu rủi ro tín dụng; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo thống kê định k của Chi nhánh. Phòng Tín dụng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu; cho vay lại vốn nước ngoài (ODA) chịu rủi ro tín dụng; bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM; hỗ trợ sau đầu tư; cho vay uỷ thác; cho vay xúc tiến; thực hiện chính sách khách hàng. Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác kế toán chi tiêu nội bộ, kế toán cho vay, thanh toán, tiền lương, kho qu theo quy định của pháp luật và của NHPT. Phòng Kiểm tra có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; thực hiện công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền. Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự có chức năng tham mưu cho giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính quản trị, đào tạo, theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cán bộ trong Chi nhánh, đảm bảo môi trường công tác an ninh, an toàn. Tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh tại thời điểm 31/12/2016 là 33 cán bộ, trong đó trong biên chế là 29 cán bộ, hợp đồng khoán gọn là 4 cán bộ. Có 27/34 cán bộ có trình độ đại học thuộc khối các trường kinh tế, góp phần quan trọng trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh. (Số liệu theo Báo cáo tổng kết công tác công đoàn năm 2016 và phương hướng năm 2017) Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ ch c Chi nhánh NHPT Thái Bình 2.1.4. Chứ năng à nhiệm vụ của Chi nhánh Cùng với các Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, Chi nhánh NHPT Thái Bình chính thức hoạt động từ 01/7/2006 theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc NHPT về việc thành lập Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chi nhánh NHPT hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc NHPT quy định và Chi nhánh Thái Bình là đơn vị trực thuộc NHPT, PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KIỂM TRA PHÒNG HC-QLNS P. GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trên địa bàn, có các chức năng, nhiệm vụ sau đây: */ Hoạt động huy động vốn + Vay bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; + Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; + Huy động các nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật. */ Hoạt động tín dụng + Cho vay theo chính sách tín dụng của Nhà nước. + Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của Chính phủ; + Cho vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ; */ Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác + Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác. + Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT. */ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHPT Việt Nam giao. 2.1.5. Một số hoạt động nghiệp vụ h nh giai đoạn 2012-2016 Trong giai đoạn 2012-2016, Chi nhánh NHPT Thái Bình đã chủ động bám sát các chỉ đạo điều hành của Tổng giám đốc VDB, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình để tổ chức, triển khai và thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phấn đấu. Để khai thác được các thế mạnh của tỉnh, đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm, vùng miền khó khăn nhằm đạt được cả mục tiêu về kinh tế và xã hội, Chi nhánh NHPT Thái Bình đã quyết tâm thực hiện có hiệu quả chính sách TDĐT, chính sách tín dụng xuất khẩu và các nhiệm vụ khác. Hoạt động của Chi nhánh NHPT Thái Bình góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương, tăng số lượng việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Công tác huy động vốn: mặc dù NHPT không giao kế hoạch huy động vốn cho Chi nhánh song Chi nhánh vẫn chủ động liên hệ với các khách hàng truyền thống và tranh thủ sự hợp tác của các tổ chức, đơn vị kinh tế khác có liên quan trên địa bàn tỉnh để duy trì và phát triển số dư, duy trì được nguồn huy động tiền gửi không kì hạn chủ yếu từ nguồn bảo hành công trình của các dự án cấp phất vốn ngân sách do KBNN tỉnh chuyển sang, tuy nhiên kết quả công tác huy động vốn của Chi nhánh ngày càng giảm sút qua các năm 2012-2016, năm 2012 là 265.166 triệu đồng, đến năm 2016 còn 16.051 triệu đồng và bình quân 5 năm là 73.622 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do cơ chế lãi suất huy động vốn của VDB trong những năm gần đây chưa thực sự cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn. Tuy vậy, nguồn vốn huy động hàng năm cũng đóng góp vào việc cân đối nguồn vốn của NHPT. - Công tác thẩm định dự án đầu tư: Chi nhánh đã tích cực chủ động bám sát hoạt động của địa phương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình để tìm kiếm các dự án có hiệu quả thuộc đối tượng vay vốn của VDB để báo cáo hội sở chính xem xét và quyết định cho vay. Tổng số dự án tiếp nhận và thẩm định 16 dự án, chấp thuận cho vay 03 dự án, tổng giá trị Hợp đồng tín dụng đã ký là 300.000 triệu đồng. Tất cả các dự án đều đúng đối tượng ngành nghề, lĩnh vực theo quy định. Các dự án đạt hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, đặc biệt về mặt xã hội, giai đoạn 2012-2016, đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, thu nộp ngân sách bình quân hàng năm đạt 143.057 triệu đồng. Đây là các dự án quan trọng và cần thiết đáp ứng cho các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Công tác thu nợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: Bảng 2.1: Kết quả thu nợ vốn TDĐT giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: triệu đồng Nă Dư nợ TDĐT Doanh số thu nợ gốc Doanh số thu nợ lãi Kế hoạch Th c hi n Tỷ l % Kế hoạch Th c hi n Tỷ l % 2012 2.118.678 126.705 153.787 121,3 289.667 29.443 10,1 2013 2.483.446 160.797 155.586 71,88 58.549 32.051 54,74 2014 2.518.645 317.058 126.096 39,77 187.911 29.940 15,93 2015 2.654.141 204.335 67.059 32,81 291.942 35.407 12,12 2016 2.425.695 384.519 377.647 98,21 15.403 8.096 53,81 (Nguồn: Báo cáo cho vay thu nợ của Chi nhánh NHPT Thái Bình) Trong giai đoạn 2012-2016, công tác thu nợ được NHPT coi là nhiệm vụ trọng tâm. Xác định được điều đó, ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã tích cực và chủ động đề ra nhiều biện pháp, tập trung bám sát các chủ đầu tư, đôn đốc thu nợ thu lãi theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký, thành lập các tổ công tác thu hồi nợ để chuyên trách theo dõi, phân loại nợ, tìm biện pháp đôn đốc thu hồi nợ phù hợp với từng loại dự án, từng khách hàng riêng biệt. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của từng cán bộ trong công tác cho vay, thu nợ, gắn kết quả hoàn thành nhiệm vụ với công tác thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thực hiện kế hoạch thu nợ của Chi nhánh Thái Bình trong những năm qua không ổn định, đặc biệt tỷ lệ thu nợ lãi rất thấp. - Công tác cho vay lại ODA: Bảng 2.2 : Kết quả giải ngân vốn ODA giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Nă Doanh số giải ngân Tỷ l hoàn thành (%) Kế hoạch Th c hi n 2012 200.983 200.983 100 2013 102.638 102.638 100 2014 7.808 7.808 100 2015 2.908 2.908 84 2016 542 542 100 (Nguồn: Báo cáo cho vay thu nợ của Chi nhánh NHPT Thái Bình) Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số giải ngân vốn ODA các năm Chi nhánh hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Các dự án vay vốn ODA trước đây giải ngân chủ yếu qua NHPT thì nay một số NHTM lớn có uy tín cũng đã được chính phủ cho phép quản lý, cho vay đối với nguồn vốn này. Vì vậy, có sự cạnh tranh trong việc cho vay vốn ODA giữa các ngân hàng. Việc giải ngân vốn vay của Chi nhánh luôn đảm bảo đúng mục đích sử dụng theo các Hợp đồng tín dụng, các biên bản thoả thuận đã ký, thực hiện kiểm tra trước và sau giải ngân theo đúng quy định của NHPT. Bảng 2.3: Kết quả thu nợ vốn ODA giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Nă Doanh số thu nợ gốc Doanh số thu nợ lãi, phí Kế hoạch Th c hi n Tỷ l % Kế hoạch Th c hi n Tỷ l % 2012 11.456 10.687 93,28 4.673 1.323 28,31 2013 27.413 16.875 61,55 3.469 954 27,5 2014 28.810 23.305 80,89 1.947 2.249 115,51 2015 31.713 25.534 80,51 4.882 4.470 91,56 2016 31.954 29.426 92,08 2.991 2.340 78,23 (Nguồn: Báo cáo cho vay thu nợ của Chi nhánh NHPT Thái Bình) Qua bảng số liệu cho thấy công tác thu nợ vốn ODA của Chi nhánh cơ bản không hoàn thành kế hoạch hội sở chính giao, trừ kế hoạch thu lãi năm 2014 thu vượt kế hoạch. Trong đó chủ yếu là các khoản vay của dự án năng lượng nông thôn II, nguồn vốn WB và dự án vay vốn ODA KFW còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động SXKD nên rất khó khăn trong công tác thu nợ của Chi nhánh. - Công tác hỗ trợ sau đầu tư (HTSĐT): Bảng 2.4: Kết quả th c hi n ông tá HTSĐT giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Nă Doanh số cấp HTSĐT Tỷ l % hoàn thành Kế hoạch Th c hi n 2012 9.106 3.861 42,40% 2013 8.924 4.077 45,68% 2014 4.847 2.933 60,51% 2015 0 0 2016 0 0 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của CN NHPT Thái Bình) Qua bảng số liệu cho thấy, việc thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư của Chi nhánh năm 2012, 2013 và 2014 chưa hoàn thành kế hoạch được giao, còn năm 2015 và 2016 Chi nhánh chưa được NHPT bố trí kế hoạch nên chưa thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án. 2.2. Th c trạng chất ượng tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Vi t Nam – Chi nhánh Thái B nh giai đoạn 2012-2016 2.2.1. Quy định chung về tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Hiện nay, hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước được thực hiện theo Nghị định số 32/2017/NĐ - CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, bao gồm: - Chi nhánh cho vay và thu nợ bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, Chi nhánh được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của Pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối tượng cho vay là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ (Phụ lục 01). - Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư tài sản cố định của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Chi nhánh (bao gồm cả TD ĐT) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay tối đa là 15 năm. Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định, Ngân hàng Phát triển thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh k hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời k 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp. Định k vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. 2.2.2.Thực trạng công tác thẩ định tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Thái Bình giai đoạn 2012-2016 Những thành công Trong giai đoạn qua, công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh luôn tuân thủ đúng quy trình TDĐT mà NHPT ban hành. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của Chủ đầu tư, phòng Tín dụng và phòng Tổng hợp tiến hành thẩm định độc lập. Phòng Tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của Chủ đầu tư (các nội dung thẩm định bao gồm: phân tích năng lực quản lý của chủ đầu tư, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá số vốn tự có chủ đầu tư có thể bỏ ra...). Phòng Tổng hợp thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay (các nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định tổng mức đầu tư dự án, tính khả thi của các nguồn vốn tham gia, thẩm định nguồn trả nợ của dự án, kế hoạch trả nợ, phân tích các yếu tố rủi ro, phân tích độ nhạy của dự án, thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án). Chi nhánh cũng đã tích cực phối hợp với các Sở, ban, ngành, khách hàng để tìm kiếm dự án đúng đối tượng theo quy định, đủ điều kiện để thẩm định cho vay, góp phần tăng trưởng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và lãi treo. Kiên quyết từ chối không cho vay đối với các dự án không đủ điều kiện vay vốn tại NHPT. Từ năm 2012 đến nay, Chi nhánh đã tiếp nhận và thẩm định hơn 10 dự án, trong đó số dự án chấp thuận cho vay chỉ được 01 dự án.Việc thẩm định dự án đầu tư đã kết hợp khá chặt ch các nội dung trong một qui trình thống nhất, đặc biệt là thẩm định các yếu tố thị trường, k thuật, tình hình tài chính của chủ đầu tư, thẩm định hiệu quả tài chính dự án. Song song với quá trình đó, việc thẩm định về mặt pháp lý, công nghệ, kinh tế - xã hội cũng được coi trọng và xem xét một cách đầy đủ, toàn diện bảo đảm cho dự án có hiệu quả cao khi đi vào khai thác sử dụng. Ngoài những phân tích, đánh giá và đưa ra các kết quả, quá trình thẩm định cũng góp phần phát hiện và đề nghị sửa chữa kịp thời những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình lập dự án của Chủ đầu tư, đồng thời kế thừa, đúc rút kinh nghiệm thẩm định của các dự án trong cùng một lĩnh vực, đảm bảo các qui định của Nhà nước và tăng tính khả thi khi dự án được triển khai. Những hạn chế Công tác nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh, bên cạnh những thành tựu trên vẫn tồn tại những hạn chế, đó là: - Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của Chủ đầu tư còn hạn chế do thiếu thông tin. Thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định tại Chi nhánh NHPT Thái Bình chủ yếu do các chủ đầu tư cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu bổ sung căn cứ chứng minh. Các thông tin về thị trường chủ yếu xác định theo qui hoạch, định hướng của Nhà nước qua các văn bản và sự đánh giá bằng kinh nghiệm của chính các cán bộ thẩm định. Ngoại trừ mức độ tin cậy của các thông tin về ngành xi măng, điện,, đối với các dự án thuộc cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_tin_dung_dau_tu_tai_ngan_hang_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan