Mục lục
Lời nói đầu . 5
Chương I. Tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM . 7
1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường . 7
1.1. Tín dụng ngân hàng . 7
1.2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường . 7
2. Chất lượng tín dụng. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 9
2.1. Chất lượng tín dụng . 9
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 11
3. ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng . 16
3.1. Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội . 16
3.2. Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM . 18
Chương II. thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụng tại chi nhánh eximbank Hà Nội 19
Vài nét về Ngân hàng Eximbank Việt Nam . 19
1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank Hà Nội . 20
1.1. Những nét chung . 20
1.2. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Eximbank Hà Nội . 22
1.3. Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Eximbank Hà Nội . 29
2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Eximbank Hà Nội . 31
3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về chất lượng tín dụng . 43
3.1. Nguyên nhân bên ngoài . 43
3.2. Nguyên nhân bên trong . 45
Chương III. những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng eximbank Hà
Nội . 48
1. Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng . 48
1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng . 48
1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian tới . 49
1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng . 50
2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Eximbank Hà Nội . 51
2.1. Giải pháp xây dựng và sử dụng quỹ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín
dụng . 51
2.2. Củng cố công tác mạng lưới và khoán tài chính đến nhóm và người
lao động . 52
2.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng để có biện pháp
đầu tư tín dụng thích hợp . 54
2.4. Thiết lập mối quan hệ tốt và bền lâu với khách hàng . 56
2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn . 58
2.6. Từng bước quy chuẩn đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ . 62
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý . 64
3.1. Đối với Chính phủ . 64
3.2. Đối với NHNN . 65
3.3. Đối với Eximbank Việt Nam . 66
Kết luận . 68
Tài liệu tham khảo . 69
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ximbank Hanoi.
29
Tóm lại: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Eximbank Hà
Nội trong năm 1998 tuy giảm do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế nhưng kết quả kinh doanh năm 1999 thể hiện sự cố gắng của cán bộ nhân
viên trong Ngân hàng, cơ cấu phương thức, đầu tư vốn ngày càng hợp lý hơn.
Qua việc mở rộng đầu tư vốn tới các thành phần kinh tế, tạo điều kiện giúp
cho các Doanh nghiệp đủ vốn để ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh
doanh, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế của địa phương, tận
dụng khai thác được nhiều tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế đất
nước.
Cùng với những đóng góp đó, mở rộng và phát triển hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, làm cho đời sống, việc làm của cán bộ nhân viên Chi
nhánh được đảm bảo, kết quả tài chính hàng năm có lãi, thể hiện sự lớn mạnh
không ngừng và củng cố nâng cao vị trí của Ngân hàng trong xã hội.
Những kết quả trên khẳng định sự quyết tâm cao của tập thể toàn Chi
nhánh trong việc thực hiện đúng và đồng bộ chiến lược kinh doanh.
Đánh giá những nguyên nhân cơ bản để đạt được những thắng lợi :
- Trước hết là có sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và việc làm của
đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh Eximbank. Đã xác định được
những khó khăn thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình. Đã mở rộng
màng lưới hoạt động tới từng điểm dân cư, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi
phí cho khách hàng đến quan hệ, là những địa chỉ tin cậy của mọi người, tạo
nên mối quan hệ bền vững tồn tại và phát triển giữa Ngân hàng với khách
hàng.
- Song song với việc mở rộng màng lưới, Chi nhánh đã thực hiện sàng
lọc, sắp xếp tinh gọn bộ máy. Bố trí lại đội ngũ cán bộ theo hướng tập trung,
tăng lực lượng nghiệp vụ, giảm số lượng cán bộ gián tiếp.
- Đồng thời cải tiến tình trạng nhân viên, tổ chức nhiều loại hình đào tạo
cán bộ, nhằm trang bị thêm kiến thức nghiệp vụ, kinh tế thị trường, kiến thức
30
về pháp luật xã hội. Đã tạo nên một bước sự thay đổi về chất trong đội ngũ
cán bộ.
Như vậy, muốn có thu nhập cao cho cán bộ, nhân viên đòi hỏi phải làm
ra được nhiều sản phẩm mà ở đây là số lượng và chất lượng tín dụng đầy đủ
hợp lý và tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu sinh lời của Ngân hàng, nếu qui mô
tín dụng lớn mà chất lượng kém, Ngân hàng không thu được nợ và lãi thì
càng nguy hiểm. Chính vì vậy, khoán tài chính là động lực thúc đẩy mỗi
người, mỗi bộ phận công tác phải tập trung suy nghĩ để tìm ra phương thức
kinh doanh có hiệu quả nhất, kích thích sự năng động sáng tạo của mỗi người
trong việc tìm kiếm thị trường, lựa chọn khách hàng xây dựng dự án để ra
quyết định đầu tư vốn sao cho kết quả nhất.
- Song song với việc mở rộng hoạt động kinh doanh, Chi nhánh thường
xuyên chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát. Các cấp lãnh đạo và
cán bộ nghiệp vụ đã nhận thức đúng và thấm nhuần nguyên tắc ‘‘Mở rộng
kinh doanh luôn gắn liền với chất lượng và hiệu quả, chống rủi ro đảm bảo
an toàn vốn và tài sản’’.
2. thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh eximbank hà nội :
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vưc kinh doanh
tiền tệ. Trong các hoạt động thì công tác tín dụng là một mảng chủ yếu của
Ngân hàng, thực tế tại Eximbank kinh doanh tín dụng chiếm tới 70% lợi
nhuận của Ngân hàng mỗi năm.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh, thẩm định
đúng quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả, Chi nhánh đã
nghiêm túc đảm bảo đúng hạn mức tín dụng của Eximbank Việt Nam giao
cho, chấp hành nghiêm túc cơ chế tín dụng hiện hành trong đó coi chất lượng
tín dụng là yêu cầu hàng đầu.
31
bảng 5: tình hình cho vay thu nợ tại
eximbank hà nội
Đơn vị : Triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Eximbank Hanoi năm 97, 98, 99.
chỉ tiêu
1997 1998 1999
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
I/ Doanh số
cho vay
634.323 100 366.734 100 443.031 100
1. Ngắn hạn 621.426 98 353.150 96,29 439.514 99,2
$ VND 253.098 40 146.496 39,9 183.102 41,3
$ USD 368.328 58 206.654 56,39 256.412 57,9
2. Trung và DH 12.897 2 13.584 3,71 3.517 0,8
$ VND 8.364 1,3 12.310 3,36 430 0,1
$ USD 4.533 0,7 1.274 0,35 3.087 0,7
II/ DS thu nợ 690.935 100 442.490 100 419.893 100
1. Ngắn hạn 682.578 98,8 439.659 99,36 417.089 99,3
$ VND 270.812 39,2 166.171 37,6 203.286 48,4
$ USD 411.766 59,6 273.488 61,76 213.803 50,9
2. Trung và DH 8.357 1,2 2.831 0,64 2.804 0,7
$ VND 5.386 0,77 1.375 0,31 430 0,1
$ USD 2.971 0,43 1.456 0,33 2.374 0,6
32
Theo bảng báo cáo tín dụng của Chi nhánh Eximbank Hà Nội ta nhận thấy.
Năm 1999, doanh số cho vay đạt 443.031 triệu đồng giảm đi 191.292 triệu so
với năm 1997 và tăng 76.297 triệu đồng so với năm 1998. Trong đó doanh số
cho vay ngắn hạn là 439.514 triệu đồng giảm 181.912 triệu đồng so với năm
1997 và tăng 86.364 triệu đồng so với năm 1998. Doanh số cho vay trung và
dài hạn là 3.517 triệu đồng chiếm 0,8% trong tổng doanh số cho vay, giảm
9.380 triệu đồng so với năm 1997 và giảm 10.067 triệu đồng so với năm
1998.
Ngân hàng có chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh
doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Đối với những Ngân hàng lấy nghiệp vụ
tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời là chủ yếu thì chỉ tiêu hiệu quả tín dụng càng
đánh giá chính xác tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng được tính theo công thức :
Tv
H = --------- 100%
Thđ
Trong đó: H : hiệu suất sử dụng vốn.
Tv : tổng dư nợ
Thđ : tổng nguồn vốn huy động.
Hiệu suất của Ngân hàng Exim bank Hà Nội được thống kê qua bảng sau :
bảng 6 : hiệu Suất sử dụng vốn của ngân hàng eximbank hà nội
Chỉ tiêu 31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999
Tổng nguồn vốn huy động 420.279 326.220 492.845
Tổng dư nợ tín dụng 252.168 179.421 202.559
Hiệu suất sử dụng vốn ( % ) 60 55 41
33
Nhìn vào hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là 60% đối với năm
1997, 55% năm 1998, 41% năm 1999 ta không thể vội vàng đi đến kết luận
Ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả. Do có quan hệ đại lý giao dịch tốt với
các ngân hàng trong nước cũng như ngân hàng nước ngoài chính vì vậy với
số tiền dư nợ mà ngân hàng cho các tổ chức tín dụng khác vay đã đưa hiệu
suất sử dụng vốn của Ngân hàng luôn lớn hơn 80% qua các năm.
Tóm lại, qua các báo cáo tín dụng trên, chúng ta thấy rõ ràng hoạt động
tín dụng của chi nhánh Exim bank Hà Nội tăng cả về mặt số lượng, chất
lượng so với năm 1998. Tuy đây chỉ là thành tích khiêm tốn nhưng đội ngũ
cán bộ Ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng đã có những nỗ lực
lớn. Vì năm 1999, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp và các Ngân hàng. Hơn nữa, Chi nhánh Exim bank Hà Nội đã
kiên quyết chỉ thực hiện cho vay đối với những đơn vị cá nhân hoạt động kinh
doanh liên tục có lãi ít nhất liên tục từ hai năm trở lên. Đối với những đơn vị
thuộc diện khó đòi và có nợ quá hạn thì Ngân hàng lập tức ngừng cho vay đến
khi đơn vị đó trả hết nợ. Như vậy, trong năm 1998, 1999, Chi nhánh đã tập
trung hơn vào công tác thu nợ, thể hiện ở doanh số thu nợ cả đồng nội tệ và
ngoại tệ đều lớn hơn doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ Chi nhánh Exim
bank Hà Nội luôn chú trọng vào mục tiêu an toàn vì đó là tiền đề cho hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra suôn sẻ.
Là một Ngân hàng còn rất trẻ, thời gian hoạt động mới được 08 năm lại
phải chịu sự cạnh tranh của các Ngân hàng lớn với bề dầy kinh nghiệm và
nhiều khách hàng quen thuộc trong và ngoài nước, thì đối với Chi nhánh
Exim bank Hà Nội để đạt được dư nợ như vậy đã là một thành công lớn. Chi
nhánh đã không ngừng mở rộng địa bàn tín dụng, không những chỉ ở Hà Nội
mà còn ở các tỉnh phía Bắc. Nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế ở các tỉnh : Thanh
Hoá, Hải Phòng, Hà Bắc... đã mở tài khoản giao dịch, quan hệ vay vốn, thanh
toán với chi nhánh.
Trên đây, chúng ta chỉ mới xem xét về mặt số lượng của công tác tín
dụng của Ngân hàng Exim bank Hà Nội. Để đánh giá chính xác được hiệu
34
quả của công tác này, chúng ta phải xem xét cả về mặt chất lượng tín dụng
của Ngân hàng. Điều này được phản ánh qua nợ quá hạn và vòng quay vốn tín
dụng của Ngân hàng năm 1997,1998,1999.
Phân tích chất lượng tín dụng:
Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Tuy
nhiên cũng như các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro.
Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng vốn của Ngân hàng. Với nguồn vốn huy động đã có sử dụng vốn sao cho
có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Nếu nguồn vốn huy động
lớn mà dư nợ nhỏ thì Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn, Ngân hàng không tìm được
khách hàng tin cậy để cho vay.
Nhưng nếu dư nợ tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt.
Dư nợ tín dụng tăng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi được
hết nợ và làm giảm đi hiệu quả sinh lời của vốn Ngân hàng. Dư nợ tín dụng
quá nhiều có thể dẫn đến cho Ngân hàng có những khoản nợ không thu hồi
được khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ phải chuyển sang nợ quá hạn. Việc
này làm chậm vòng luân chuyển vốn của Ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận.
Để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng ta có thể sử dụng một
số chỉ tiêu sau:
* Chỉ tiêu thứ nhất
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = -------------------------------
Dư nợ bìmh quân
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Hệ số này
ngày càng tăng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng càng
35
tốt, có tình hình tài chính vững chắc, đây là cơ sở để khách hàng thực hiện
những cam kết trên hợp đồng tín dụng.
Về phía Ngân hàng vòng quay của vốn tín dụng thể hiện khả năng tổ
chức quản lý vốn tín dụng, chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích : Nhà nước, khách hàng và
Ngân hàng.
Để nhận xét chính xác tình hình chất lượng tín dụng, các tiêu thức tính
toán cần phải đồng nhất, vì vậy vòng quay vốn tín dụng phải tính cho từng
loại cho vay với thời hạn cho vay cụ thể (ví dụ tính riêng cho vay ngắn hạn,
cho vay dài hạn trong đó vay ngắn hạn tính riêng theo từng thời hạn 6 tháng,
9 tháng...) bởi vậy để có kết luận chính xác, cần phải tiến hành công nghệ hoá
để giảm bớt tính phức tạp của việc tính toán.
Kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh nhiều thể hiện chất lượng tín dụng
tốt, tổng số dư nợ trong thời kỳ lớn. Ngược lại thể hiện chất lượng tín dụng
không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng.
Theo công thức trên, kỳ luân chuyển vốn tín dụng phụ thuộc vào 2 chỉ
tiêu: doanh số thu nợ trong kỳ càng cao kỳ luân chuyển vốn càng nhanh và
ngược lại dư nợ cho vay bình quân càng nhỏ, kỳ luân chuyển vốn càng nhanh.
Chỉ tiêu này lại phản ánh công tác cho vay kém về mặt số lượng. Ta xét tình
hình vòng quay tín dụng tại Eximbank Hà Nội được biểu hiện qua bảng sau:
bảng 7 : vòng quay vốn tín dụng tại
eximbank hà nội
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999
Doanh số thu nợ VND 167.546 203.716
Doanh số thu nợ USD 274.944 216.177
Dư nợ bình quân VND 83.234,5 42.563
36
Dư nợ bình quân USD 132.560 119.168,5
Vòng quay vốn tín dụng VND ( vòng ) 2,01 4,78
Vòng quay vốn tín dụng USD ( vòng ) 2,07 1,81
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 97, 98, 99 tại Eximbank Hanoi.
Như vậy vòng luân chuyển vốn tín dụng VND trong năm 1999 tăng là
do: Trong năm 1999, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu nợ của những
khoản cho vay trong năm đồng thời thu hồi được một số nợ khê đọngcủa năm
1997, 1998. Dư nợ nội tệ và ngoại tệ năm 1999 đều tăng so với năm 1998.
Điều này, như đã phân tích, phản ánh công tác cho vay đạt nhiều kết quả hơn
các năm trước. Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng USD chậm hơn vòng quay
vốn tín dụng VND điều đó thể hiện hiệu quả của mỗi đồng USD cho vay ra
là thấp hơn so với hiệu quả vòng quay tín dụng VND.
* Chỉ tiêu thứ hai:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ = -------------------
Tổng dư nợ
Hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng không thể tránh được
việc có nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc cần giải
quyết của mọi Ngân hàng. Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả
được (cố tình không trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ
quá hạn. Với những khoản nợ này, Ngân hàng tính lãi suất cao hơn lãi suất
cho vay bình quân nhằm bù lại phần thiệt thòi cho Ngân hàng khi không thu
hồi được vốn và để phạt doanh nghiệp. Tại chi nhánh Exim bank Hà Nội, lãi
suất áp dụng cho nợ quá hạn là 1,5 lần lãi suất thường. Những khoản nợ này
gây cho Ngân hàng những khó khăn:
- Thứ nhất cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, đôn đốc nhắc nhở
khách hàng trong việc hoàn trả vốn vay và lãi.
- Thứ hai nó làm tăng rủi ro tín dụng khi khách hàng cứ xin gia hạn
nợ thêm mà không có khả năng trả gốc và lãi. Ngân hàng có thể
dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, song điều đó có thể bắt
buộc Ngân hàng tốn nhiều chi phí.
37
Nếu trong quá trình theo dõi nợ đến hạn và chuyển nợ quá hạn làm
không đúng quy định sẽ dẫn đến nợ khó đòi, Ngân hàng khó có khả năng thu
hồi được.
bảng 8 :
tình hình nợ quá hạn tại eximbank hà nội
38
Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn : Báo cáo tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hanoi.
Tổng dư nợ quá hạn qua các năm giảm đi rõ rệt. Năm 1997, tổng dư nợ
là 14.634 triệu đồng thì đến năm 1998 giảm đi 3.199 triệu đồng tức là còn
11.435 triệu đồng chiếm 6,3% trong tổng dư nợ. Đến năm 1999, dư nợ quá
chỉ tiêu
31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
I. Dư nợ ngắn
hạn
236.236 156.095 170.248
1. DNNN 109.888 100 66.717 100 68.105 100
- Nợ quá hạn 6.505 5,9 4.411 6,6 2.428 3,5
2. Cty CP+TNHH 110.266 100 79.049 100 95.913 100
- Nợ quá hạn 6.218 5,6 5.036 6,3 3.395 3,5
3. Đối tượng khác 16.082 100 10.329 100 6.230 100
- Nợ quá hạn 1.911 11,9 1.988 19,2 1.081 17,3
II . Dư nợ trung
và dài hạn
15.932 23.326 32.311
1.DNNN 1.968 100
Nợ quá hạn
2. Cty CP+TNHH 15.932 100 23.326 100 29.783 100
- Nợ quá hạn
3. Đối tượng khác 560 100
- Nợ quá hạn
Tổng dư nợ 252.168 100 179.421 100 202.559 100
Tổng dư nợ quá
hạn
14.634 5,8 11.435 6,3 6.904 3,4
39
hạn của Exim bank Hà Nội là 6.904 triệu đồng chiếm 3,4% trong tổng dư nợ
giảm đi 4.531 triệu đồng so với năm 1998.
Như vậy, tỷ trọng nợ quá hạn qua các năm giảm đi đáng kể. Đây chính là
một thành công lớn trong kinh doanh tín dụng năm 1999. Với tỷ lệ nợ quá
hạn/ tổng dư nợ năm 1999 là 3,4% Ngân hàng đã giảm mức tổng dư nợ quá
hạn năm 1999 bằng 60,4% so với năm 1998. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã
không những thu được các khoản nợ cho các đơn vị, tổ chức kinh tế vay của
năm nay mà Ngân hàng còn thực hiện tốt được công tác thu hồi nợ của các
năm trước còn tồn đọng lại.
Đặc biệt tại Ngân hàng tất cả các khoản nợ cho vay trung và dài hạn
chưa bao giờ có nợ quá hạn cho dù đó là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, hay đối tượng khác.
Phân tích nợ quá hạn của từng thành phần kinh tế ta thấy : nhìn chung nợ
quá hạn của mọi đối tượng giảm rõ rệt, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư
nợ từng thành phần kinh tế lại khác nhau. Cụ thể như:
- Các doanh nghiệp Nhà nước là khách hàng của Ngân hàng thường là
các đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu. Năm 1997-1998 các
doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tiền tệ,
những quan hệ làm ăn, hợp đồng kinh tế bị thay đổi hoặc huỷ bỏ hàng loạt.
Chính nguyên nhân khách quan này dẫn đến tình trạng các khoản vay ngắn
hạn của họ không hoàn trả dúng thời hạn, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ là 5,9% (1997) 6,6% (1998). Tuy nhiên sau khi “cơn bão khủng hoảng
tiền tệ” qua đi thì các doanh nghiệp dần dần ổn định tiếp tục kinh doanh có lãi
và giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 3,5% trong năm 1999. Điều này cho ta
thấy các khách hàng là DNNN đến với Ngân hàng Exim bank Hà Nội đều là
các doanh nghiệp làm ăn có lãi và đồng vốn đi vay thực sự có hiệu quả.
- Các công ty cổ phần, công ty TNHH cũng có dư nợ quá hạn giảm đi rõ
rệt, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ năm 1999 giảm 1.641 triệu đồng so với năm
1998. Đây là đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng do vậy Ngân hàng
40
cần có biện pháp giảm tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế này xuống thấp
hơn nữa thì hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng sẽ tăng.
Các đối tượng còn lại bao gồm các DNTN, cá thể, HTX, có tỷ lệ nợ quá
hạn/tổng dư nợ khá cao (10%) nhưng trong năm 1999 có giảm hơn so với
năm 1998. Bởi vì trong năm 1998 nền kinh tế có nhiều biến động, đối tượng
này đa số là các doanh nghiệp nhỏ, cá thể... nên việc chèo chống qua những
biến động của kinh tế là khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên tổng
dư nợ quá hạn của thành phần này lại nhỏ nhất.
bảng 9 : tình hình nợ quá hạn của các thành phần kinh tế tại eximbank
hà nội
Đơn vị : Triệu đồng.
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 97, 98, 99 tại chi nhánh Eximbank Hanoi.
Xem xét tỷ trọng nợ quá hạn theo từng thành phần kinh tế ta thấy đối
tượng gây ra nợ quá hạn lớn nhất cho Ngân hàng là các công ty cổ phần và
TNHH. Tỷ lệ này năm 1997 là 42,4% đến năm 1998 tăng lên 44% và đến năm
1999 lên tới 49,2%. Điều đó chứng tỏ công ty cổ phần và TNHH làm ăn chưa
có lãi và việc hoàn trả nợ cho Ngân hàng chưa được chú ý đúng mức. Năm
1999, mặc dù Ngân hàng có số dư nợ cho vay đối với thành phần này là
tăng16.864 triệu đồng so với năm 1998 và Ngân hàng cố gắng tập trung vào
công tác thu nợ đưa nợ quá hạn của đối tượng này từ 5.036 triệu đồng xuống
thành phần
kinh tế
31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
1. DNNN 6.505 44,4 4.411 38,6 2.428 35,2
2. Cty CP+TNHH 6.218 42,4 5.036 44 3.395 49,2
3. Đối tượng khác 1.911 13,2 1.988 17,4 1.081 15,6
Tổng dư NQH 14.634 100 11.435 100 6.904 100
41
còn 3.395 triệu đồng giảm đi 1.641 triệu đồng so với năm 1998, nhưng tỷ lệ
nợ quá hạn của thành phần này trong năm 1999 lại tăng bằng 49,2% so với
tổng dư nợ quá hạn.
Điều này chứng tỏ, Chi nhánh cần phải xem xét lại cơ cấu dư nợ sao cho
kết quả kinh doanh của Chi nhánh tốt hơn. Tuy số dư nợ quá hạn có giảm đi
nhưng vẫn ở mức độ cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Bên cạnh việc phân tích tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng theo các
thành phần kinh tế như trên, ta có thể xem xét, đánh giá nợ quá hạn đối với
việc cho vay bằng ngoại tệ và VND tại Chi nhánh Exim bank Hà Nội :
bảng 10 : dư nợ quá hạn vnd và usd
của nh eximbank hà nội
Đơn vị : Triệu đồng.
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 97, 98, 99 tại chi nhánh Eximbank Hanoi.
Xem xét bảng trên ta thấy, dư nợ quá hạn trong cho vay bằng VND
thường nhỏ hơn rất nhiều so với dư nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ. Sở dĩ
như vậy là do:
+ Sau 08 năm đi vào hoạt động, các kết quả kinh doanh thu được thể
hiện sự cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ ngân hàng. Trong thực tế ngân
hàng vẫn luôn phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các ngân hàng lớn có
hàng mấy chục năm tuổi nghề. Cụ thể Ngân hàng đầu tư 80% là tài trợ cho
chỉ tiêu
1997 1998 1999
Giá trị Tỉ trọng
( % )
Giá trị Tỉ trọng
( % )
Giá trị Tỉ trọng
( % )
Dư NQH VND 3.805 26 3.202 28 1.656 24
Dư NQH ngoại tệ
( Quy đổi VND )
10.829 74 8.233 72 5.248 76
Tổng dư NQH 14.634 100 11.435 100 6.904 100
42
kinh doanh xuất nhập khẩu 20% cho vay các lĩnh vực khác, trong đó chỉ có
12% trên tổng dư nợ tài trợ cho xuất khẩu (vì tất cả các đơn vị kinh doanh
xuất khẩu lâu năm thường là khách hàng truyền thống của Ngân hàng ngoại
thương Việt nam) còn lại 68% tài trợ cho nhập khẩu. Điều này lý giải vì sao
các doanh nghiệp vay VND ít hơn vay ngoại tệ do đó dư nợ VND nhỏ hơn dư
nợ ngoại tệ. Điều này hiển nhiên dẫn tới dư nợ quá hạn nội tệ nhỏ hơn dư nợ
quá hạn ngoại tệ.
+ Lãi suất cho vay VND lớn hơn lãi suất cho vay ngoại tệ. Đây là lý do
cơ bản nhất. Tại Ngân hàng Exim bank Hà Nội, lãi suất cho vay USD năm
1999 là 0,625%/tháng trong khi lãi suất vay VND trong năm 1999 là
0.85%/tháng, lớn hơn rất nhiều. Do đó các doanh nghiệp thường chú ý đến nợ
VND điều này thường gây ra những thiệt thòi cho Ngân hàng khi bị chiếm
dụng vốn ngoại tệ trong thời gian dài.
Qua số liệu phân tích trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng tương đối ổn định và phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh
doanh tín dụng của Ngân hàng cón chứa đựng một số nguyên nhân mang lại
rủi ro mà đặc biệt là rủi ro do nguyên nhân khách quan đem lại, đòi hỏi phải
tính toán định lượng được trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh
của mình. Từ đó tìm những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những
tổn thất đó để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn. Nếu Chi nhánh
không có những giải pháp đồng bộ, tích cực để củng cố nâng cao chất lượng
tín dụng sẽ gây những hậu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và
kinh tế trên địa bàn.
Tóm lại, với sự phấn đấu nỗ lực, có thể nói công tác kinh doanh tín dụng
của Ngân hàng Exim bank Hà Nội năm 1999 được mở rộng hơn năm 1997,
1998 chất lượng tín dụng đã được tăng lên một cách đáng kể. Đó là những
thành tích lớn trong công tác tín dụng năm 1999 tại chi nhánh Ngân hàng
Exim bank Hà Nội.
43
3. đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng tại exim
bank hà nội.
Tín dụng Ngân hàng là một loại kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp
gắn liền với các điều kiện kinh tế chính trị của đất nước. Bởi vậy muốn đưa ra
những biện pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
chúng ta phải tìm ra những nguyên nhân, những yếu tố tác động đến chất
lượng hoạt động tín dụng.
3.1. Nguyên nhân bên ngoài :
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu của quá
trình đổi mới, nhiều vấn đề còn dở dang, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ
mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới, bởi vậy nhiều vấn
đề còn chưa hoàn thiện. Môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng
trong đó các NHTM còn thiếu nhiều yếu tố như: hệ thống văn bản pháp luật
nhà nước đang được hình thành nhưng chưa đồng bộ, thậm chí có khi chồng
chéo. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chưa thực sự độc lập,
đôi khi còn chịu những tác động của phương pháp quản lý bằng mệnh lệnh
hành chính làm cho tín dụng kém hiệu quả.
Các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tự vay
vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp, thiếu thị
trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn
tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Doanh
nghiệp và khả năng trả nợ vốn vay Ngân hàng. Bên cạnh đó, sản xuất kinh
doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng lậu và hàng nhập ngoại,
các doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế thị trường, việc chuyển hướng
về điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của
cơ chế và chính sách vĩ mô. Vì vậy một số doanh nghiệp và ngành sản xuất
44
kinh doanh gặp khó khăn hàng hoá vật tư bị tồn kho, thua lỗ, mất khả năng
thanh toán, làm phát sinh nợ khó đòi.
Môi trường pháp lý :
Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng của Ngân hàng chưa đầy
đủ, đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay
Ngân hàng, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác qui định chưa đồng bộ, đầy
đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa phù
hợp, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện:
* Về cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp:
Theo quy định của luật pháp thì cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản
là bản hợp đồng được ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp, cùng bản
gốc giấy tờ chứng minh cùng sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên
nhận thế chấp. Thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cấp
chứng thư nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng
khắp. Do đó thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng nhiều khó
khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản.
Đối với DNNN, hầu hết không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay
quyền sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao
của cơ quan thẩm quyền. Trên thực tế nhiều DNNN vay vốn chưa thực hiện
thế chấp tài sản, một phần vì chưa làm được giấy tờ chứng nhận sở hữu.
* Vấn đề phát mại tài sản thế chấp:
Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp
thực hiện chế độ hoạch toán thống kê chính xác kịp thời. Các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chưa hoạch toán kế toán theo qui định, chưa thực hiện chế
độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nên số
liệu không phản án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank.pdf