LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU.1
1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn . 8
7. Kết cấu luận văn. 9
CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LưỢNG VIÊN CHỨC .10
1.1. Các khái niệm cơ bản.10
1.2. Đặc điểm của viên chức và viên chức y tế.14
1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của viên chức .16
1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng viên chức.27
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng viên chức .33
1.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng viên chức tại một số bệnh viện trong cả
nước. .41
1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng viên chức ở một số bệnh viện.41
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.44
TIỂU KẾT CHưƠNG 1.46
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LưỢNG VIÊN CHỨC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH.47
2.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.47
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.47
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của Bệnh viện .48
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện.51
2.2. Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng viên chức tại Bệnh viện Đa
khoa Ninh Bình.52
127 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng viên chức tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ, bảo đảm tiết kiệm,
hiệu quả
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Dựa vào đặc điểm của Bệnh viện, những điểm mạnh, điểm yếu và
những vấn đề đặt ra trong tương lai có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
dựa trên các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức như sau:
45
Thứ nhất, về tuyển dụng. Phải đề cao vai trò tiên quyết của tuyển dụng
trong việc nâng cao chất lượng viên chức. Chính vì vậy cần đảm bảo chất
lượng từ trước, trong và sau tuyển dụng. Do đặc thù Ngành nên khâu tổ chức
tuyển dụng còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi chưa có sự chuyên nghiệp nên thí
sinh dự thi có thể không phát huy hết khả năng của bản thân trong cuộc thi.
Cần có giải pháp giúp đội ngũ viên chức mới còn ít kinh nghiệm thực tế bắt
nhịp với môi trường làm việc, đặc biệt với đội ngũ trẻ, phải khai thác sự
nhanh nhẹn, nhạy bén để họ phát huy hết vốn kiến thức của mình.
Thứ hai, về đào tạo. Muốn có được đội ngũ viên chức chất lượng cao
không thể chỉ nhìn vào thực tế mà cần phải thấy được xu hướng phát triển
chung của Ngành, của nền giáo dục nước nhà để từ đó có sự đầu tư cho nguồn
lực con người, nguồn lực vô tận phù hợp với sự tiến bộ. Đào tạo phải căn cứ
tình hình thực tế về nguồn nhân lực, vật lực của Bệnh viện để có hình thức đào
tạo phù hợp do hiện nay nền giáo dục của Việt Nam còn chưa thống nhất trong
toàn hệ thống giáo dục cũng như giữa Ngành giáo dục và các ngành liên quan.
Thứ ba, về sử dụng, đánh giá, đãi ngộ:
Cơ chế sử dụng nhân lực của Bệnh viện nói chung và sử dụng đội ngũ
viên chức nói riêng hiện nay vừa mang tính chất cào bằng, vừa nặng nề về
hình thức, bằng cấp. Người có năng lực thực sự khó có điều kiện phát huy. Vì
vậy cần thay đổi cơ chế sử dụng, đánh giá, đãi ngộ để phù hợp và phát huy giá
trị năng lực bản thân. Đánh giá phải đảm bảo mang tính khích lệ tinh thần lao
động trong khám, chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhưng phải kết hợp với đãi
ngộ phù hợp căn cứ trên nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng.
46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Đội ngũ viên chức là đội ngũ đông đảo trong việc cung ứng dịch vụ công
cần thiết cho xã hội. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ công chưa đáp ứng được
nhu cầu nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu do chất lượng viên chức
còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng viên chức với số lượng
và cơ cấu hợp lý, đảm bảo thể lực, kỹ năng và trình độ cao đáp ứng vị trí công
việc, phẩm chất đạo đức tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cá
nhân viên chức nói riêng và của đơn vị sự nghiệp nói chung.
47
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
2.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình tiền thân là Nhà thương Ninh Bình
được xây dựng từ khoảng năm 1930.
Trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài anh dũng của dân tộc, để đảm bảo
phục vụ cứu chữa thương, bệnh binh và nhân dân trong điều kiện chiến tranh
ác liệt, Bệnh viện phải nhiều lần sơ tán. Năm 1981 bệnh viện được chuyển từ
nơi sơ tán về Thị xã Ninh Bình nhưng do điều kiện sát nhập tỉnh bệnh viện trở
thành bệnh viện khu vực với quy mô 250 giường bệnh, trang thiết bị thiếu
thốn, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế.
Năm 1992 sau khi tái lập tỉnh, bệnh viện trở thành BVĐK tỉnh. Năm
2005, Bệnh viện được đầu tư xây dựng mới trên diện tích 166.250 m2 với quy
mô 700 giường bệnh.
Năm 2010 cơ sở được hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động gồm 12
khu nhà chính được nối với nhau bằng hệ thống nhà cầu có mái che. Với cơ
sở vật chất khang trang hiện đại BVĐK tỉnh được đánh giá là một trong
những bệnh viện tuyến tỉnh có cơ sở hạ tầng hiện đại.
Hơn 80 năm xây dựng, phát triển, mặc dù gặp không ít khó khăn, trở
ngại nhưng bằng sự đoàn kết, năng động, sáng tạo và sự đóng góp, cống hiến
của nhiều thế hệ cán bộ, viên chức. Tháng 6/2014 BVĐK tỉnh Ninh
Bình được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng là BVĐK hạng I, đã và đang
khẳng định vị thế là một trong những bệnh viện có chất lượng tốt, đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của người dân.
48
Ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của BVĐK tỉnh Ninh Bình, nhiều năm liền
bệnh viện đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- Hoàn thành 07 chức năng nhiệm vụ của bệnh viện, tích cực nâng cao
chất lượng khám điều trị và chăm sóc người bệnh. Đơn vị đạt danh hiệu
“Bệnh viện xuất sắc toàn diện”.
- Bệnh viện nhân Khen thưởng năm 2010: Bằng khen Bộ Y tế, Bằng khen
của UBND tỉnh, giấy khen của Sở Y tế, giấy khen của UBND thành phố.
- Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, bằng khen của Bộ Y tế;
Năm 2014, Bệnh viện được xếp bệnh viện hạng I. Đặc biệt trong dịp kỹ niệm
60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2015 với những thành tích đã đạt
được trên mọi lĩnh vực BVĐK tỉnh Ninh Bình đã vinh dự được Thủ tướng
Chính phủ tặng Cờ thi đua.
Đây là niềm vui, niềm tự hào, là nguồn động viên lớn để tập thể cán bộ,
nhân viên trong toàn bệnh viện tiếp tục phấn đấu, quyết tâm hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ
mẫu”, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của Bệnh viện
2.1.2.1. Chức năng
Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực
thuộc Bộ Y tế và UBND tỉnh Ninh Bình; có trách nhiệm khám bệnh, chữa
bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
. 2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch phát triển Y tế hàng năm của tỉnh để trình cơ quan có
thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện sau khi có kế hoạch được phê duyệt.
- Thực hiện nhiệm vụ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, kết hợp y
học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại, dự phòng, phòng chống dịch bệnh,
cung ứng thuốc các chương trình, kiểm tra hướng dẫn các hoạt động về
chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cho các đơn vị y tế tuyến dưới.
49
- Quản lý tổ chức cán bộ, kinh phí, dược, vật tư trang thiết bị Y tế; xây
dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo cơ cấu hợp lý,
thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế; tổng kết
việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khám chữa bệnh,
dự phòng để phổ biến áp dụng; chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể quần
chúng trong huyện để làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham
gia các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2.1.2.3. Các hoạt động của Bệnh viện
* Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh
viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của
Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng
như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe
khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu;
khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
* Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học,
đại học và trung học.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
* Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những
tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, chú trọng nghiên
cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc - Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để
phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
50
- Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu
* Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn kỹ thuật:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến
dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều
trị.
- Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế
hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.
* Phòng bệnh:
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
* Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định
của Nhà nước.
* Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
51
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bệnh viện
( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ)
ĐẢNG ỦY BỆNH VIỆN
BAN GIÁM ĐỐC
- Công đoàn
- Hội cựu chiến binh
- Đoàn thanh niên
- Hội đồng Khoa học kỹ thuật
- Hội đồng thuốc và điều trị
- Hội đồng thi đua khen thưởng
- Hội đồng chăm sóc người bệnh
toàn diện
- Hội đồng kiểm soát nhiễm
khuẩn.
PHÒNG CHỨC NĂNG
VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG
KHOA LÂM SÀNG KHOA CẬN
LÂM SÀNG
TRUNG
TÂM
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Hành chính quản trị
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Vật tư, thiết bị y tế
- Phòng Đào tạo – Chỉ đạo
tuyến
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Công tác xã hội
- Tổ cấp cứu, vận chuyển
ngoại viện
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Khám bệnh yêu cầu
- Khoa Nội tổng hợp
- Khoa Nội tiết
- Khoa E
- Khoa Nội tim mạch
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Hồi sức tích cực và phòng
chống độc
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Đột quỵ
- Khoa Lọc máu – Thận nhân tạo
- Khoa Nội thận – Tiết niệu
- Khoa Thần kinh
- Khoa Y học cổ truyền
- Khoa Ngoại tổng hợp
- Khoa Ngoại thận – Tiết niệu
- Khoa Chấn thương – Chỉnh hình
- Khoa Gây mê hồi sức
- Khoa Răng hàm mặt
- Khoa Mắt
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Phục hồi chức năng
- Khoa Ngoại thàn kinh – Sọ não
- Khoa Da liễu
- Khoa Thăm dò chức
năng
- Khoa Chẩn đoán hình
ảnh
- Khoa Hóa sinh – Vi
sinh
- Khoa Huyết học –
Truyền máu
- Khoa Giải phẫu bệnh
- Khoa Dược
- Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn
- Khoa Dinh dưỡng
Trung tâm Ung
bướu
52
Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình khá đơn giản,
theo kiểu trực tuyến – chức năng. Đứng đầu là Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp
hoạt động của các khoa, phòng chức năng và sự tác động qua lại giữa các
khoa, phòng chức năng với nhau. Cơ cấu phân chia các nhiệm vụ rõ ràng giúp
các nhân viên dễ dàng hiểu công việc của khoa, phòng mình.
2.2. Thực trạng chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng viên chức tại Bệnh
viện Đa khoa Ninh Bình
2.2.1. Thực trạng chất lƣợng viên chức tại Bệnh viện
2.2.1.1. Về số lƣợng và cơ cấu
Tính đến 30/6/2017, Biên chế tại BVĐK tỉnh Ninh Bình là 747 cán bộ,
trong số đó có 131 cán bộ thuộc đối tượng ngoài chuyên môn làm các công
việc liên quan đến kế toán, quản trị nhân lực, lái xe, tạp vụ, hành chính, 616
cán bộ là các y, bác sỹ phụ trách công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân được
bố trí tại các phòng chức năng, các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng.
53
Cơ cấu và số lƣợng cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 2.1:
TT Cơ cấu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ
bình
quân
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
1 Tổng số 648 100 709 100 752 100 747 100 100
2 Giới tính
Nam 196 30.25 227 32.02 488 64.89 236 31.59 39.69
Nữ 452 69.75 482 67.98 264 35.11 511 68.41 60.31
3 Độ tuổi
Dưới 30 tuổi 113 17.44 174 24.54 230 30.59 241 32.26 26.21
Từ 31-40 tuổi 214 33.02 255 35.97 297 39.49 315 42.17 37.66
Từ 41-50 233 35.96 205 28.91 162 21.54 134 17.94 26.09
Trên 50 tuổi 88 13.58 75 10.58 63 8.38 57 7.63 10.04
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Với cách phân tích cơ cấu nguồn nhân lực theo từng giai đoạn tuổi như
trong bảng 2.1 ta thấy, đội ngũ viên chức tại BVĐK tỉnh Ninh Bình ngày càng
trẻ hóa. Cụ thể: năm 2014, độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm 50.46% , tỷ lệ này tăng
lên 60.51% năm 2015, đến năm 2017 độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm 74.43%. Còn
độ tuổi trên 40 năm 2014 là 49.54%, 2015 giảm xuống còn 39,49%, đến năm
2017 là 25.57%.
Bảng 2.1.a: Mức độ phù hợp cơ cấu tuổi viên chức năm 2017
Độ tuổi Tỷ lệ thực tế
Tỷ lệ
BV hƣớng tới
Đánh giá
Dưới 40 tuổi 74.43% 70% - 75% Hợp lý
Từ 41 tuổi trở lên 25.57% 25% - 30% Hợp lý
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Với tính chất và đặc thù trong công tác khám và điều trị tại Bệnh viện
nên yêu cầu cán bộ y tế phải có kinh nghiệm, thao tác chuyên môn với độ
54
chính xác cao và kiên trì. Vì vậy, theo bảng 2.1.a thì cơ cấu lao động theo độ
tuổi của BVĐK tỉnh Ninh Bình hiện nay là khá hợp lý, vừa duy trì được
nguồn nhân lực có độ tuổi vững vàng về chuyên môn, vừa có đội ngũ kế cận
cho thời gian tới.
Nhóm độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 25.57% năm 2017. Đây là nguồn
nhân lực đã tích lũy được cả về trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ,
vững vàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Bệnh viện. Trong đó, độ tuổi
từ 51-60 tuổi chiếm 7.63% năm 2017, đây là nguồn nhân lực chính làm công
tác lãnh đạo như trưởng các khoa phòng, lãnh đạo Bệnh viện. Nguồn nhân lực
trên 50 tuổi tuy sức khỏe đã giảm nhưng tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong công tác khám chữa bệnh, công tác ngoại giao nên cũng rất cần thiết đối
với Bệnh viện.
Nhóm độ tuổi dưới 40 tuổi ngày càng tăng lên qua các năm, đây là lực
lượng cán bộ y tế trẻ, năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và
đóng góp lâu dài cho sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên, cán bộ y tế trẻ thường ít kinh nghiệm trong công việc, nôn nóng,
dễ mắc sai lầm trong chuyên môn.
Bảng 2.1.b: Mức độ phù hợp cơ cấu giới tính đội ngũ viên chức năm 2017
Độ tuổi Tỷ lệ thực tế
Tỷ lệ
BV hƣớng tới
Đánh giá
Nam 31.59% 40% Lao động nữ
chiếm tỷ lệ rất cao Nữ 68.41% 60%
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Qua bảng 2.1 ta thấy, cơ cấu giới tính giữa nguồn nhân lực nam và nữ
của BVĐK tỉnh Ninh Bình ổn định qua các năm từ 2013 đến năm 2017. Tuy
nhiên, theo đánh giá tại bảng 2.1.b thì lao động nữ chiếm tỷ lệ rất cao chiếm
68,41% tổng số lao động năm 2017 (so với tỷ lệ mà Bệnh viện hướng tới).
Lao động nữ trong Bệnh viện chiếm tỷ lệ cao là do:
55
- Đặc thù công việc trong Bệnh viện là điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Vì
vậy yêu cầu công việc đòi hỏi phải nhẹ nhàng, khéo léo, kiên trìđiều này phù
hợp hơn với nữ giới và dẫn đến tỷ lệ nữ trong bệnh viện cao hơn tỷ lệ nam.
- Bên cạnh đó, số lượng học viên tại các trường Y, dược, trường Điều
dưỡng thì chủ yếu là sinh viên nữ, tỷ lệ sinh viên nam rất ít. Nữ giới thường
chọn những ngành học này với đặc tính kiên trì, chịu khó, chăm chỉ, phù hợp
với công tác điều dưỡng, hộ sinhDo vậy, tỷ lệ lao động nữ qua các năm của
Bệnh viện vẫn cao hơn tỷ lệ lao động nam.
Với thực trạng số lượng cán bộ nữ tại BVĐK Ninh Bình rất lớn, khiến
cho Lãnh đạo Bệnh viện phải có những chính sách quan tâm hơn đến cán bộ
nữ: thời giờ nghỉ ngơi, chế độ trựcvà các phương án bố trí nhân lực hợp lý
đảm bảo công tác khám chữa bệnh khi cán bộ nữ nghỉ thai sản.
2.2.1.2. Trình độ chuyên môn
Những năm qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã coi trọng ưu tiên
phát triển đội ngũ cán bộ viên chức về cả số lượng và chất lượng, trong đó quan
tâm đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Cơ cấu viên chức tại BVĐK tỉnh Ninh Bình theo trình độ
chuyên môn từ năm 2015-2017
Tiêu chí
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số CBVC 709 100 752 100 747 100
Tiến sỹ - - - - - -
Chuyên khoa II 6 0.85 7 0.93 8 1.07
Chuyên khoa I 56 7.89 58 7.71 57 7.63
Thạc sỹ 31 4.37 42 5.59 42 5.62
Đại học 243 34.27 304 40.43 315 42.17
Cao đẳng 61 8.60 53 7.05 51 6.83
Trung cấp 312 44.01 288 38.29 274 36.68
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
56
Từ số liệu bảng 2.2 ta nhận thấy, tỷ lệ viên chức có trình độ trên đại học
không cao chiếm 13.11% năm 2015 tăng lên 14.32% năm 2017. Tỷ lệ viên
chức có trình độ đại học khá cao chiếm 34.27% năm 2015, tỷ lệ này có xu
hướng tăng qua các năm, đến năm 2017 tăng lên 42.17%. Nhìn chung, viên
chức có trình độ trung cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình vẫn chiếm tỷ
lệ tương đối cao 44.01% năm 2015 giảm xuống còn 36.68% năm 2017.
2.2.1.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ
Với việc sử dụng hệ thống quản lý bệnh viện bằng phần mềm đặt ra yêu
cầu cho cán bộ, viên chức y tế của Bệnh viện phải có trình độ tin học và áp
dụng được vào thực tế công việc. Từ đó, tin học đã trở thành một phương tiện
không thể thiếu trong quá trình khám, chữa bệnh của Bệnh viện. Viên chức
trong toàn bệnh viện được đào tạo qua lớp tin học cơ bản, do đó ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác khám, chữa bệnh và điều trị tại Bệnh viện
được thực hiện tương đối tốt.
Bảng 2.3: Cơ cấu viên chức tại BVĐK tỉnh Ninh Bình theo trình độ
tin học, ngoại ngữ từ năm 2015-2017
TT Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL TL SL TL SL TL
I. Tổng số viên chức 709 100 752 100 747 100
II. Trình độ tin học
Trung cấp trở lên - - 10 1.33 12 1.61
Có chứng chỉ 325 4 5.84 350 46.54 378 50.6
Không có chứng chỉ 384 54.16 392 52.13 357 47.79
III. Trình độ ngoại ngữ
Trung cấp trở lên - - - - - -
Có chứng chỉ 308 43.44 337 44.81 350 46.85
Không có chứng chỉ 401 56.56 415 55.19 397 53.15
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
57
Đánh giá về trình độ ngoại ngữ, tin học
Căn cứ vào tiêu chuẩn cơ cấu lao động, trình độ cán bộ đối với Bệnh
viện loại 1 theo hướng dẫn tại Thông tư 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của
Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng Bệnh viện ta có:
Bảng 2.3.a: Mức độ phù hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của VCYT
năm 2017
Cơ cấu
Tỷ lệ thực tế
năm 2017 (%)
Tỷ lệ chuẩn (%) Đánh giá
Tin học 52.21 50-60 Phù hợp
Ngoại ngữ 46.85 40-50 Phù hợp
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Từ số liệu bảng 2.3, số lượng viên chức có trình độ tin học tăng lên qua
các năm từ: 325 người chiếm 45,84% năm 2015 tăng lên 490 người có chứng
chỉ tin học chiếm 52.21% năm 2017, con số này phù hợp với tỷ lệ tiêu chuẩn
đặt ra theo mức độ đánh giá tại bảng 2.3.a. Điều này cho thấy, khả năng tin
học của cán bộ viên chức y tế Bệnh viện ngày càng được nâng cao. Đó là do
sự quan tâm của Ban giám đốc Bệnh viện trong công tác đào tạo các kỹ năng
cho cán bộ viên chức đặc biệt về tin học và thực hiện quy định trong tuyển
dụng viên chức y tế, hồ sơ thi tuyển yêu cầu phải có chứng chỉ tin học và
ngoại ngữ. Đây là điều kiện để các cán bộ y tế trẻ quan tâm đến kỹ năng tin
học và ngoại ngữ.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập thế giới, cán bộ y tế không
chỉ khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, mà còn tiếp xúc, khám chữa
bệnh cho du khách nước ngoài đến thăm quan du lịch trên địa bàn tỉnh nhà. Vì
vậy, trình độ ngoại ngữ cũng ngày càng đòi hỏi ở đội ngũ viên chức y tế
BVĐK tỉnh Ninh Bình. Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ viên chức y tế có
chứng chỉ ngoại ngữ tăng lên qua các năm (năm 2015 là 43.44% tăng lên
58
44.81 % năm 2016 và 46.85 % năm 2017) con số này phù hợp với tiêu chuẩn
đặt ra tại bảng 2.3.a. Tuy vậy để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra viên chức y
tế Bệnh viện phải chủ động tự học và trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kì đổi mới.
2.2.1.4. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ
Việc áp dụng các công nghệ mới, hiện đại của khoa học, kỹ thuật nhằm
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của xã hội, góp phần
vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đầu tư, ứng dụng các trang, thiết
bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiếp tục phát triển về chất lượng và số lượng,
mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Ví dụ như một số máy xét nghiệm
hiện đại, máy nội soi, máy siêu âm 4D, hay các thiết bị mổ nội soi Tuy vậy,
nhân lực chất lượng cao để đảm bảo vận hành tốt, có hiệu quả máy móc, thiết
bị không phải lúc nào cũng sẵn sàng.
Bệnh viện đang trong quá trình triển khai phần mềm quản lý khám, chữa
bệnh trong các lĩnh vực: Tiếp nhận, quản lý bệnh nhân, quản lý xét nghiệm,
chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ quyết định y khoa, quản lý dược, quản lý tài chính
kế toán, quản lý tài sản cố định và hỗ trợ báo cáo tổng hợp, chi tiết công việc
hành chính và chuyên môn “Phần mềm quản lý khám chữa bệnh là giải
pháp hiện đại hoá hệ thống quản lý chuyên môn trong bệnh viện gồm nhiều
phân hệ nhỏ, giúp cho cả bệnh nhân, đội ngũ y, bác sỹ và đội ngũ quản lý tiết
kiệm được thời gian, công sức, có điều kiện tập trung vào công việc chuyên
môn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Nhưng quá trình triển khai còn
gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống máy móc, trang thiết bị trong Bệnh viện
còn chưa đầy đủ, đồng bộ, khả năng sử dụng Tin học của đội ngũ y, bác sỹ
không cao. Bệnh viện đã phải tiến hành tập huấn cho những y, bác sỹ trẻ tuổi,
có độ nhanh nhạy để đảm bảo nắm bắt tốt các thao tác.
59
2.2.1.5. Đánh giá chất lƣợng phục vụ của viên chức y tế
Để đánh giá chất lượng phục vụ của đội ngũ viên chức tại BVĐK tỉnh Ninh
Bình chúng ta đánh giá dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Trình độ chuyên môn; mối
quan hệ với người bệnh và người nhà người bệnh; mối quan hệ với các đồng
nghiệp. Tác giả tiến hành phát phiếu hỏi. Số phiếu phát ra tổng cộng là 110
phiếu (mẫu phụ lục 1) phát cho cán bộ viên chức tự đánh giá. Kết quả thu
được tại bảng như sau:
Bảng 2.4. Chất lƣợng phục vụ của viên chức tại BVĐK tỉnh Ninh Bình
TT
Các tiêu chí
đánh giá
Số
phiếu
trả lời
Mức độ
Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
1 Trình độ
chuyên môn
45 17 37.78 15 33.33 13 28,89
2 Mối quan hệ
với người
bệnh
30 8 26.67 16 53.33 6 20
3 Mối quan hệ
với đồng
nghiệp
35 14 40 11 31.43 10 28.57
Tổng số 110 69 39.15 57 32.43 50 28.41
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra – Phụ lục 1 )
Từ bảng 2.4, ta thấy đa số viên chức y tế đều tự nhân bản thân có trình
độ chuyên môn tốt chiếm 37.78%, chỉ có 33.33% số người tự đánh giá trình
độ chuyên môn ở mức độ bình thường và còn lại tới 28.89% VCYT tự đánh
giá trình độ chuyên môn ở mức độ chưa tốt. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng
60
tỏ trình độ chuyên môn của VCYT còn nhiều mặt hạn chế. Trong mối quan hệ
với người bệnh, có đến 53.33% VCYT tự đánh giá ở mức độ bình thường và
có 20% tự đánh giá ở mức độ chưa tốt. Nhìn chung các VCYT đều tự đánh
giá có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp.
2.2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lƣợng viên chức y tế
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2.2.2.1. Công tác tuyển dụng và thu hút viên chức y tế
Công tác tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức y tế của BVĐK tỉnh
Ninh Bình được triển khai đúng quy trình, đúng quy định tại Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 15/2012/TT-
BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2012/TT-BNV này
28/12/2012 của Bộ Nội vụ. BVĐK tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch biên
chế hàng năm dựa trên chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh Ninh Bình giao và
thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực của Bệnh viện về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ với mục tiêu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân,
định hướng phát triển Bệnh viện, mục tiêu tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực phù
hợp đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của Bệnh viện. Từ năm 2015,
BVĐK tỉnh Ninh Bình tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm
trình Sở Y tế phê duyệt và trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng. Công tác
thi tuyển, xét tuyển được đơn vị tiến hành cạnh tranh, đảm bảo công khai,
minh bạch, đúng quy trình. Số lượng cán bộ viên chức y tế được tuyển dụng
tăng lên qua các năm từ 2015 đến 2017.
61
Bảng 2.5: Viên chức y tế tuyển dụng mới từ năm 2015-2017
STT Vị trí chức danh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Bác sỹ đa khoa 13 22 03
2 Điều dưỡng ĐH 12 20 11
3 Điều dưỡng CĐ 10 16 15
4 Điều dưỡng TC 20 13 12
5 Dược sỹ CĐ 24 21 16
6 Dược sỹ TC 15 17 11
7 Kĩ thuật viên TC Y 23 15 21
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Chính sách thu hút viên chức y tế cũng BVĐK tỉnh Ninh Bình quan
tâm thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27/2011/NQHĐND ngày
15/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, khóa XIII, kỳ họp thứ 3
Quy định chính sách khuyến khích tài năng và thu hút người có trình độ cao
về công tác tại tỉnh Ninh Bình. BVĐK tỉnh Ninh Bình luôn khuyến khích các
viên c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_vien_chuc_tai_benh_vien_da_khoa_tinh_nin.pdf