Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6
3.1. Mục đích của luận văn . 6
3.2. Nhiệm vụ của luận văn. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7
5.1. Phương pháp luận. 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn. 9
7. Kết cấu của luận văn . 9
Chương 1. 10
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC. 10
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH Y TẾ . 10
1.1. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. 10
1.1.1. Khái niệm viên chức . 10
1.1.2. Đặc điểm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế . 11
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh viên; đào tạo, bồi dưỡng chính
quy và tại chức, kết hợp với các hội thảo khoa học trao đổi học thuật. Đào tạo,
bồi dưỡng phải căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn nhân lực, vật lực của
bệnh viện. Đối với những bệnh viện có điều kiện có thể cử viên chức đi đào
tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn ở nước ngoài. Viên chức sau đào tạo, bồi
42
dưỡng phải sử dụng hiệu quả, phân công đảm trách đúng chuyên môn, nghiệp
vụ.
Năm là, xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm biên chế đồng
thời với nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; làm tốt công tác quy hoạch
cán bộ, chú ý trẻ hoá, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế và
đổi mới cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước.
Sáu là, sử dụng, đánh giá viên chức công khai, dân chủ, công bằng, căn
cứ vào kết quả làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế cần thay
đổi cơ chế sử dụng, đánh giá viên chức phù hợp, thực hiện chính sách tiền
lương và các chế độ đãi ngộ, tạo môi trường và động cơ làm việc cho viên
chức, giúp họ phấn khởi, yên tâm, không ngừng tu dưỡng, học tập nâng cao
năng lực, trình đội và chất lượng khám, chữa bệnh.
Xây dựng nội quy, quy chế của bệnh viện, quy chế chi tiêu nội bộ hợp
lý để giữ chân và động viên viên chức y tế toàn tâm, toàn ý với công việc, thu
hút nhân viên y tế có tình độ chuyên môn cao về công tác tại bệnh viện.
Bảy là, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật
nghiêm minh đối với viên chức. Kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật viên
chức phải công bằng, theo các tiêu chí cụ thể. Có cơ chế luân chuyển, thôi
chức, miễn nhiệm đối với viên chức lãnh đạo, quản lý.
43
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 học viên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế; viên
chức, tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y
tế; chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế; tiêu
chí đánh giá chất lượng viên chức; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y
tế được xác định ở 3 nội dung: tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn về
trình độ đạo tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Để đánh giá chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập
ngành y tế, chúng ta căn cứ vào các tiêu chí: Tiêu chí về phẩm chất chính trị,
đạo đức; tiêu chí về kiến thức, kỹ năng; tiêu chí về mức độ hoàn thành nhiệm
vụ; tiêu chí về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập bao gồm: phong cách và phương pháp lãnh đạo, quản lý của
những người lãnh đạo, quản lý đơn vị; cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế quản
lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tuyển chọn viên chức; đào tạo, bồi
dưỡng viên chức; kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức và nguồn
lực tài chính.
44
Để có cơ sở khoa học phân tích, thực trạng chất lượng viên chức tại
Trung tân Y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ở chương 2, trong
chương 1 học viên đã trình bày và khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất
lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. Học viên
nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng viên chức của một số đơn vị sự
nghiệp công ngành y tế trong nước và rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Trung tâm Y tế quận trong thời gian tới.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu được thành lập từ ngày 24/02/1997
theo Quyết định số 356/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố
Đà Nẵng. Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu được thành lập trên cơ sở tiếp
nhận, nâng cấp Phòng khám Đa khoa khu vực Hòa Khánh. Khi đó Trung tâm
chỉ có 40 giường bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn rất nghèo nàn; số
lượng viên chức, người lao động Trung tâm chỉ có 124 CBCCVC. Sau hơn 23
năm thành lập, đến nay Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã được Ủy ban
nhân dân thành phố xếp loại Bệnh viện hạng II với quy mô giường bệnh là
250 giường. Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu tại số 525 đường Tôn Đức
Thắng, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Từ khi hình thành đến nay Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã có nhiều
thành tích nổi bật. Các năm 2003, 2004, 2005, Trung tâm được Bộ Y tế tặng
Bằng khen đã có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; các năm
2006, 2010, 2011, Trung tâm được nhận Bằng khen của Bộ Y tế công nhận
45
bệnh viện xuất sắc toàn diện; năm 2019, Trung tâm được UBND thành phố
Đà Nẵng trao tặng bằng khen Tập thể lao động xuất sắc.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm có: Ban Giám đốc; 04
phòng chức năng (Phòng Tổ chức-Hành chính; Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ;
Phòng Tài chính-Kế toán; Phòng Điều dưỡng); 08 khoa lâm sàng (Khoa
Khám bệnh; Khoa Nhi; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Phụ sản - Chăm sóc sức
khỏe sinh sản; Khoa Nội tổng hợp, Khoa Liên chuyên khoa, Khoa Hồi sức
cấp cứu, Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng); 04 khoa cận lâm sàng
(Khoa Xét nghiệm; Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Dược - Trang thiết bị và
Vật tư y tế; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn);
- 03 Khoa, phòng thuộc hệ y tế dự phòng gồm: Khoa Kiểm soát bệnh
tật và HIV/AIDS, Khoa Y tế công cộng-dinh dưỡng và ATTP, Phòng Dân số.
- 05 Trạm Y tế phường gồm: Trạm Y tế (TYT) Hòa Minh; TYT Hòa
Khánh Bắc; TYT Hòa Khánh Nam; TYT Hòa Hiệp Bắc; TYT Hòa Hiệp Nam.
46
TYT phường
Hòa Hiệp Bắc
TYT phường
Hòa Hiệp Nam
TYT phường
Hòa Khánh Bắc
TYT phường
Hòa Khánh Nam
TYT phường
Hòa Minh
K. KSBT và
HIV/AIDS
Khoa YTCC-
DD và ATTP
P. Tổ chức-
Hành chính
Phòng Tài
chính-KT
Phòng Kế
hoạch-NV
Phòng Điều
dưỡng
Khoa Xét
nghiệm
K.Chẩn đoán
hình ảnh
K. Kiểm soát
nhiễm khuẩn
Khoa Dược-
TTB-VTYT
Khoa Nhi
K. Ngoại
tổng hợp
Khoa Phụ
sản-CSSKSS
Khoa Khám
bệnh
Khoa Liên
Chuyên khoa
Khoa YHCT
và PHCN
Khoa Lâm
sàng
Khoa Cận
Lâm sàng
Các phòng
chức năng
Khoa Nội
tổng hợp
Ban Giám đốc
Bệnh viện đa khoa Hệ dự phòng 05 trạm y tế phường
Khoa Hồi sức
cấp cứu
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Trung tâm khá đơn giản, theo mô hình trực
tuyến - chức năng. Đứng đầu là Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của
các khoa, phòng chức năng và sự tác động phối hợp giữa các khoa, phòng
chức năng với nhau. Cơ cấu phân chia các nhiệm vụ rõ ràng giúp viên chức
các khoa, phòng dễ dàng hiểu công việc của khoa, phòng mình.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Trung tâm Y tế quận có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ
thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch
47
vụ y tế khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể Trung tâm có các chức năng,
nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng
phòng bệnh; y tế trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên
sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho
người dân.
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ
sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương
tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước
dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.
- Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa
bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác
phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm;
hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong
việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các
nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo
phân công, phân cấp.
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được
chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển
về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các
kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe
và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa,
khám giám định pháp y khi được trưng cầu.
48
- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình
trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạch
hóa gia đình theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động
chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu
của người dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại
phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.
- Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông,
giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.
- Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng
khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn
bản, cô đỡ thôn, bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công nông
trường, xí nghiệp trên địa bàn huyện.
- Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và
các đối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành
trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận
thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.
- Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo
phân công, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay
thế theo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình
thực tế ở địa phương.
49
- Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc
Trung tâm Y tế theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo
quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ
tịch UBND quận giao.
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu thực hiện các hoạt động sau:
- Hoạt động cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh: tiếp nhận bệnh nhân từ
các nơi vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh,
chữa bệnh nội trú và ngoại trú; tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức
khoẻ theo quy định của Nhà nước; khám và chữa các bệnh về nội khoa, ngoại
khoa và các trường hợp cấp cứu khác; tổ chức khám giám định sức khoẻ, phối
hợp khám giám định y khoa khi Hội đồng giám định y khoa thành phố hoặc
cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; chuyển người bệnh lên tuyến trên khi
Trung tâm không đủ khả năng giải quyết.
- Đào tạo cán bộ y tế: Trung tâm cơ sở thực hành cho các trường đào
tạo y, dược trên địa bàn thành phố như: Trường Đại học Y Dược Đà Nẵng,
Trường Cao đẳng Phương Đông, trường Đại học Đông Á...; tổ chức đào tạo
liên tục cho nhân viên trong Trung tâm và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao
trình độ chuyên môn và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
- Nghiên cứu khoa học y khoa: tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và
chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tham gia các công trình nghiên
cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban
50
đầu cấp Bộ và cấp cơ sở; nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: lập kế hoạch và chỉ đạo
tuyến dưới (Phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, thị trấn), thực hiện quy trình,
quy chế chuyên môn theo phác đồ chẩn đoán và điều trị.
- Phòng bệnh, phối hợp với Phòng y tế, Trung tâm y tế xã thực hiện
tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng và phòng, chống dịch bệnh.
- Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân nước
ngoài theo các quy định của Nhà nước.
2.2. Thực trạng chất lượng viên chức tại Trung tâm Y tế quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu của viên chức
Trung tâm Y tế có tổng số viên chức và người lao động là 344 người;
trong đó viên chức là 245 người, hợp đồng lao động là 99 người.
Cán bộ lãnh đạo của Trung tâm gồm: 01 Giám đốc; 03 Phó Giám đốc;
Trưởng khoa, phòng và tương đương: 19 người;
Phó Trưởng khoa, phòng và tương đương: 16 người;
Điều dưỡng trưởng, hộ sinh trưởng và kỹ thuật viên trưởng là 10 người;
Viên chức của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu có xu hướng tăng theo
từng năm. Năm 2015, 2016 tổng số biên chế viên chức là 177 người, đến năm
2017, 2018 tăng lên 195 người và đến năm 2019 có 245 người.
Bảng 2. 1: Số lượng viên chức giai đoạn 2015 – 2019
(đơn vị: người)
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số viên chức 179 177 195 193 245
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
51
Để nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức của
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, trong phần này tác giả đi sâu khảo sát, đánh
giá chất lượng đội ngũ viên chức của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu qua
một số chỉ tiêu cụ thể như phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đào tạo, kỹ
năng làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ, sự hài lòng của đối tượng được
phục vụ đối với viên chức của Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu.
Tình hình cơ cấu viên chức của Trung tâm trong thời gian qua theo giới
tính và thâm niên công tác được thể hiện qua số liệu bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2. 2: Cơ cấu giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác của viên chức tại
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu năm 2019
Đơn vị tính: Người
Giới tính Thâm niên
Nam Nữ 10 năm
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
72 29,4% 173 70,6% 79 32,2% 84 34,3% 82 33,5%
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính và tính toán của tác giả
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, viên chức nữ trong Trung tâm cao hơn rất
nhiều so với viên chức nam do tính chất đặc thù của ngành y tế.
Đồng thời qua số liệu bảng 2.2 cũng cho thấy viên chức có thâm niên
công tác chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó có thể thấy, viên chức ngành y tế đều
đang có kinh nghiệm làm việc hết sức dày dặn. Với đặc thù công việc của
ngành thì kinh nghiệm làm việc là một yếu tố quan trọng giúp cho viên chức
không bị lúng túng khi giải quyết những công việc mang tính chất phức tạp.
Đó cũng là một điều kiện quan trọng giúp cho bản thân viên chức làm việc đạt
hiệu quả cao và là động lực giúp họ gắn bó với nghề nghiệp của mình lâu dài.
52
2.2.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, thời gian
qua Trung tâm Y tế quận đã triển khai các mô hình đào tạo-bồi dưỡng (ĐT-
BD), gửi viên chức đi đào tạo tại các bệnh biện lớn trong và ngoài thành phố.
Trung tâm Y tế quận đã quan tâm phát triển viên chức cả về số lượng và chất
lượng, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khoa chuyên sâu
nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao cho người bệnh.
Để nâng cao chất lượng viên chức, Trung tâm Y tế quận tiếp tục hoàn
thiện đề án vị trí việc làm; còn tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo từng
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích, tạo điều kiện cho viên chức
tự học tập nâng cao trình độ; thực hiện các chính sách y tế; tăng cường giám
sát, kiểm tra, đánh giá viên chức đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung tâm.
Hàng tháng, Trung tâm tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi
về các bệnh án, đơn thuốc, các buổi nói chuyện, báo cáo chuyên đề, thảo luận
về các ca lâm sàng đặc biệt, cập nhật kiến thức mới và khuyến khích việc
truyền đạt kinh nghiệm giữa các nhân viên y tế có trình độ và kinh nghiệm
cho các nhân viên khác (trao đổi phác đồ điều trị, báo cáo chuyên đề).
Do đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức nhiều
hoạt động thiết thực nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức không
ngừng được nâng lên. Đến nay, có 62,6% viên chức tại Trung tâm đạt trình độ
chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên
chức trong Trung tâm được thể hiển qua số liệu tại bảng 2.3.
Bảng 2. 3: Trình độ chuyên môn của viên chức giai đoạn 2015-2019
(Đơn vị tính: người)
Trình
độ
chuyên
môn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
SL % SL % SL % SL % SL %
53
Sau ĐH
17 9.5% 17 9.6% 20 10.3% 20 10% 28
11.5
%
Đại học
32 18% 32
18.1
%
81 41.5% 81 42% 113
46.1
%
Cao
đẳng
8 4.5% 8 4.5% 9 4.6% 9 5% 12 5%
Trung
cấp
120 67% 118
66,7
%
85 43.1% 83
42.5
%
91 37%
Còn lại 02 1% 02 1.1% 01 0.5% 01 0.5% 01 0.4%
Tổng
cộng
179 100% 177 100% 195 100% 193 100% 245
100
%
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Bảng 2. 4: Cơ cấu theo chức danh quản lý, không quản lý
(Đơn vị tính: người)
Chức danh 2015 2016 2017 2018 2019
Quản lý (Giám đốc, Phó GĐ) 4 4 4 4 4
Trưởng khoa và tương đương 26 29 36 36 45
Không có chức danh quản lý 149 144 155 153 196
Tổng số 179 177 195 193 245
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Bảng 2. 5: Cơ cấu nguồn nhân lực tổ chức theo bằng cấp chuyên môn
Đơn vị tính: người
Trình độ
đào tạo
Năm
2015 2016 2017 2018 2019
S
L
TL
(%)
SL
TL
(%)
S
L
TL
(%)
SL
TL
(%)
S
L
TL
(%)
Bác sĩ 25 14% 25 14,1
%
49 25,1
%
48 25% 86 35,1
%
Sau đại học 14 7,8% 14 7,9% 17 8,7
%
17 8,9
%
24 9,8%
Đại học 11 6,2% 11 6,2% 32 16,4 31 16,1 62 25,3
54
% % %
Dược sĩ 11 6,1
%
11 6,2
%
12 6,2
%
13 6,7
%
15 6,1%
Sau đại học 1 0,5% 1 0,6% 1 0,5
%
1 0,5
%
1 0,4%
Đ. học, CĐ 0 0% 0 0% 4 2,1
%
4 2,1
%
5 2%
Trung cấp 10 5,6% 10 5,6% 7 3,6
%
8 4,1
%
9 3,7%
Điều
dưỡng,
y sĩ
12
6
70,4
%
124 70,1
%
11
5
59% 113 58,5
%
11
9
48,6
%
Sau đại học 02 1,1% 02 1,1% 02 1% 01 0,5
%
01 0,4%
Đ. học, CĐ 18 10,1
%
18 10,2
%
39 20% 41 21,2
%
44 18%
Trung cấp 10
6
59,2
%
104 58,8
%
74 38% 71 36,8
%
74 30,2
Cán bộ
khác
17 9,5
%
17 9,6
%
19 9,7
%
19 9,8
%
25 10,2
%
Sau đại học 0 0% 0 0% 0 0% 01 0,5
%
02 0,8%
Đ. học, CĐ 11 6,1% 11 6,2% 14 7,1
%
13 6,7
%
14 5,7%
Trung cấp 4 2,3% 4 2,3% 4 2,1
%
4 2,1
%
8 3,3%
Khác 2 1,1% 2 1,1% 1 0,5
%
1 0,5
%
1 0,4%
Tổng cộng 17
9
100 177 100 19
5
100 193 100 24
5
100
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy, viên chức có trình độ trung
cấp chiếm số lượng lớn. Đa phần số viên chức có trình độ trung cấp là những
điều dưỡng viên, hộ sinh, kỹ thuật viên, họ được bố trí làm các công việc có
55
tính phức tạp không cao và hoàn toàn phù hợp với trình độ của họ. Điều này
giúp Trung tâm có được sự cân nhắc khi bố trí sử dụng nhân lực để tránh lãng
phí nhân lực có trình độ cao hơn như trình độ cao đẳng, đại học và sau đại
học. Tuy vậy, do yêu cầu của việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày một
nâng cao nên việc nâng cao trình độ chuyên môn đang dần được quan tâm
hơn trước. Số viên chức có trình độ trung cấp cần được đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Số viên chức có trình độ chuyên môn bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên và viên chức khác hàng năm tăng không đáng kể. Tuy
nhiên, chất lượng của đội ngũ bác sĩ có trình độ sau đại học như thạc sĩ, bác sĩ
chuyên khoa I ngày càng tăng. Tỷ lệ bác sĩ trình độ sau đại học từ 7,8% vào
năm 2015 tăng lên 9,8% vào năm 2019. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật
viên có trình độ sau đại học, đại học cũng từ 10,1% năm 2015 tăng lên 18%
năm 2019. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng,
trung học tăng ít.
Viên chức có trình độ sau đại học hàng năm đều tăng lên, cụ thể năm
2015 tỷ lệ viên chức có trình độ sau đại học là 9,5%, năm 2019 có tỷ lệ 11,5%
(tăng 2%). Viên chức có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 22,5% năm 2015
lên 51,1% năm 2019 (tăng 28,6%). Tỷ lệ viên chức có trình độ trung cấp và
trình độ khác có xu hướng giảm nhiều.
Qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy, tính đến ngày 31/12/2019, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ theo văn bằng của viên chức Trung tâm Y tế quận
Liên Chiểu ngày càng được chuẩn hóa. Viên chức có trình độ bậc trung cấp
trở lên chiếm tỷ lệ 37% tổng số viên chức của Trung tâm. Trong đó, viên chức
có trình độ sau đại học năm 2019 là 28 người, tăng 2% so với năm 2015 và số
viên chức có trình độ đại học tăng 28,1 % so với năm 2015. Số lượng viên
chức có trình độ trung cấp giảm đi rõ rệt, năm 2019 giảm 30% so với năm
56
2015. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức tại
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu ngày càng được nâng cao.
Đội ngũ viên chức của Trung tâm phần lớn đạt chuẩn theo quy định của
Nhà nước và của ngành y tế. Do chất lượng tuyển dụng đầu vào trong những
năm gần đây ngày càng tăng lên, đồng thời Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
cũng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao trình độ cho viên
chức theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV và
Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV. Nhiều viên chức tại Trung
tâm luôn có ý thức tự học tập nâng cao trình độ, tham gia tích cực vào các
chương trình đào tạo của đơn vị và của ngành, tham gia các khóa đào tạo và
học bổng nhằm hoàn thiện khả năng học tập của mình góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng viên chức của đơn vị.
So với yêu cầu khám chữa bệnh của các tầng lớp nhân dân trong và
ngoài quận, chất lượng của viên chức của Trung tâm vẫn là một vấn đề cần
quan tâm. Tuy trình độ chuyên môn của viên chức tại Trung tâm đã được
nâng lên nhiều trong những năm gần đây nhưng qua kết quả phân tích ở trên
cho thấy Trung tâm phải phấn đấu, nỗ lực rất nhiều để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
2.2.3. Thực trạng về trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính
nhà nước
Biểu đồ 2. 1: Trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và
quản lý Trung tâm của viên chức y tế
57
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Trong những năm vừa qua, số viên chức đã qua đào tạo lý luận chính trị
có 66 người (10 người có trình độ trung cấp và 56 người có trình độ sơ cấp),
chiếm tỷ lệ 26,9%. Số viên chức đã qua đào tạo quản lý hành chính nhà nước
có 10 người, chiếm tỷ lệ 4,1%; viên chức đã qua đào tạo quản lý bệnh viện có
22 người, chiếm tỷ lệ 9%. Tỷ lệ trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính
nhà nước, quản lý bệnh viện của bệnh viện như trên là thấp.
Những hạn chế về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính
nhà nước, quản lý bệnh viện đặt ra yêu cầu trong thời gian đến, bên cạnh đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần tập trung đào tạo trình độ lý
luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, quản lý bệnh viện cho đội ngũ
viên chức Trung tâm để nâng cao trình độ về mọi mặt. Tính đến ngày
31/12/2019, Trung tâm chỉ có 10 viên chức lãnh đạo, quản lý có trình độ lý
luận chính trị từ trung cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 24,4%, tập trung chủ yếu là
viên chức lãnh đạo cấp trưởng khoa, phòng trở lên.
Số viên chức lãnh đạo, quản lý chưa qua đào tạo về lý luận chính trị của
đơn vị chiếm số đông với 31 người, chiếm tỷ lệ 75,6%. Chưa kể số lượng viên
chức đã được phê duyệt quy hoạch nguồn hiện vẫn chưa có viên chức nào
26,9
4,1
9
0
5
10
15
20
25
30
Lý luận chính trị Quản lý hành chính
nhà nước
Quản lý bệnh viện
Tỷ lệ (%)
58
đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, không thể đáp ứng ngay
các vị trí lãnh đạo, quản lý khi cần bổ nhiệm.
Kết quả phân tích cho thấy, số lượng viên chức t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_vien_chuc_tai_trung_tam_y_te_quan_lien_c.pdf