Luận văn Chất thơ trong truyện đường rừng của Lan Khai

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.1

LỜI CẢM ƠN.2

MỤC LỤC .3

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY.5

MỞ ĐẦU.5

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Lịch sử vấn đề.7

3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. .16

4. Phương pháp nghiên cứu .18

5. Đóng góp của luận văn .18

6. Cấu trúc của luận văn.19

CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.21

1.1. Lan Khai – nhà văn đường rừng xuất sắc .21

1.1.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng.21

1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai.26

1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan

Khai.29

1.2. Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi.31

CHƯƠNG HAI: CHẤT THƠ TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN MIỀN NÚI

SỐNG ĐỘNG, NHIỀU MÀU SẮC .35

2.1. Thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp .35

2.2. Thiên nhiên mơ màng, huyền bí.55

2.3. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng con người .68

CHƯƠNG BA: CHẤT THƠ TỎA RA TỪ CUỘC SỐNG, CON NGƯỜI MIỀN NÚI

.80

3.1. Cuộc sống tinh thần mang đầy tính nhân văn.80

3.1.1. Những lễ hội mùa xuân.80

3.1.2. Những phong tục, tập quán.84

3.2. Con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp .91

3.2.1. Những chàng trai tài giỏi, gan dạ, chất phác.92

pdf133 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất thơ trong truyện đường rừng của Lan Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Người lạ". Trong cảm nhận của Tsi Tô Đay vẻ đẹp của núi rừng bên một sườn đồi hẻo lánh đẹp mơ màng như trong cõi mộng :“Trên cành cây con họa mi cất tiếng hót vang. Tsi Tô Đay lắng tai nghe, mắt nhìn vẩn vơ những màu hoa sắc lá thắm tươi. () Bông hoa phô nhị giữa rừng Thấy hoa mà chẳng thấy đường tìm hoa Một bầu xuân khí bao la Bụi trần vắng ngắt đây là cõi tiên”[31, 560]. 61 Cũng có khi trong vẻ đẹp của “ánh trăng khuya pha cùng sương trắng”[32, 569] lại nhuộm sự vật một vẻ đẹp mơ màng, huyền bí như “cảnh mộng”. Trong Truyện đường rừng của Lan Khai, dường như ở khoảng thời gian nào thì núi rừng cũng bao phủ một vẻ đẹp của sự mơ màng, huyền ảo và chứa đầy bí mật. Khi ánh sáng của bình minh đang lấn dần đêm tối, lúc mà “Sương mù hơi ngớt, nhưng mặt trời vẫn chưa được rõ ràng”[31, 612] thì cả núi rừng như “chìm đắm trong sự mập mờ ẩm lạnh”[31, 612]. Lúc giông tố cả khu rừng chìm đắm trong bóng tối với những âm thanh hãi hùng: “mây đen tỏa khắp trời che khuất các vì sao, cỏ cây vật vã. Bóng tối dựng đứng lên, một tiếng gầm gừ trên cao tung xuống, chớp như lưỡi gươm rạch ngang trời. Sét nổ khúc đê trên không vỡ nước đổ xuống ầm ầm”[31, 715]. Khác với vẻ hung dữ, hãi hùng khi giông tố kéo đến thì lúc chiều xuống núi rừng lại khoác lên mình một vẻ đẹp bình yên, mơ màng. Bước vào thế giới của Suối Đàn, ta sẽ cảm nhận rõ hơn cái vẻ đẹp mơ màng, huyền bí này của sơn lâm khi chiều xuống. Dưới cảm nhận của một tâm hồn đang yêu như Khải thì buổi chiều thu đang xuống chầm chậm thật gợi cảm với những gam màu mà không một thứ phẩm họa nào có thể vẽ được: “Từ góc trời phía tây, qua những rèm mây vàng hoặc da cam, ánh nắng vàng còn để vương lại trên sự vật những màu rất mong manh, những màu phấn kim nhũ pha màu tím mỗi lúc một phai, một tắt dần. Trên cao, hơi thoảng gió làm cho những ngọn dừa rung động rì rào tựa hồ kể lể cùng nhau những niềm tưởng nhớ xa xôi. Bên kia những cánh rừng thấp nhòa bụi phấn sương, một vài chỏm núi in hình trên nền mây rực rỡ, như những bóng tương tư thiên vạn cổ. 62 Khắp mặt đồng phủ kín lớp hơi lam trong đó nổi lập lờ những mùi hương không tên những mùi hương gợi nhớ nhiều nỗi u hoài vơ vẩn”[31, 653]. Bức tranh buổi chiều thu trong thôn Suối Đàn giống như một bức họa phẩm với những gam màu mong manh, huyền ảo dưới lớp sương bảng lảng cùng những mùi hương gợi trong lòng người những cảm xúc mơ hồ, khó tả trước vẻ đẹp mơ màng của cảnh sơn lâm. Vẻ đẹp mơ màng của cảnh rừng nơi Suối Đàn còn là khi cảnh vật “chìm đắm trong cái màu vàng úa của hoàng hôn. Gió đã im hơi trước đêm đương từ từ tiến lại. Mấy gian nhà trống của Sẩu trở nên lạnh lùng, tư lự Đồi ruộng rừng cây đầy những tịch mịch và phảng phất một cái buồn mơ hồ. Những chỏm rừng xa càng lên đường chân mây đỏ những mảng ren màu úa thẫm”[31, 663]. Trước cái cảnh mơ hồ buồn này, Khải mang trong mình một mối tương tư sâu lắng. Anh tha thiết muốn gặp lại Ẻn bởi “trong cái thơ mộng của thời cảnh” anh đã nhận ra nàng không thể thiếu cho cuộc đời anh được nữa và lòng anh bồi hồi “rung mạnh theo tiếng hót của một con họa mi ẩn mình đâu đó”[31, 663]. Cái cảnh sắc thiên nhiên mơ màng, nên thơ ấy thật dễ gợi trong lòng người những rung động, thổn thức và khát khao yêu thương. Cũng có khi chiều xuống là lúc “sắc trời vàng rực tuy ánh sáng đã phai tàn. Không khí đã đầm đìa hơi lạnh, sương chiều rắc lên cảnh vật một lớp bụi mờ”[31, 498]. Đây cũng là dấu hiệu báo một ngày sinh hoạt của con người và chim thú chuẩn bị ngưng lại nhường chỗ cho bóng đêm: “Cuộc sinh hoạt của hàng ngày của người ta và của chim thú như dòng nước từ từ chảy vào chỗ đọng. Những tiếng mõ trâu rung, tiếng cháy loóng gạo, tiếng gà vịt lên chuồng, tiếng chim hôm về tổ, hết thảy đều hòa tan trong cái hiu quạnh chiều hôm”[31, 498]. Dường như trước cái thời khắc của ngày tàn, vạn vật 63 đều nhanh chóng kết thúc công việc thường ngày của mình để nhường chỗ cho bóng đêm và cho những điều bí ẩn của sơn lâm. Nếu chiều xuống bao phủ chốn sơn lâm một một vẻ đẹp mơ màng, bình yên thì khi màn đêm buông xuống núi rừng lại trở nên huyền bí chứa đầy bí mật nhưng cũng rất nên thơ với những “tiếng tắc kè kêu ba tiếng đều đặn như giọt nước lạnh giỏ thánh thót trong lòng hang sâu. Trời cao thăm thẳmrừng nổi từng đám đen bí mật như đang thầm tính chuyện gì từ đó vẳng ra tiếng suối đổ mơ hồ”[31, 640]. Những tiếng cuốc kêu, suối đổ trong đêm tối như càng gợi cái vẻ hoang vắng, huyền bí của của núi rừng trong đêm tối. Không khí phải yên lặng đến dường nào người ta mới có thể cảm nhận được những âm thanh mơ hồ của tiếng một con suối nào đó, mới nghe được tiếng cuốc kêu trong như giọt nước lạnh đang thánh thót giỏ trong lòng hang sâu. Có thể nói đêm xuống giữa núi rừng không chỉ là lúc ta lắng nghe được những âm thanh, cảm nhận được những cử động mong manh của vạn vật mà còn là khi ta thấy được những sắc trắng huyền ảo bao phủ khắp núi rừng của sương đêm “trên nền sương trắng mịt mùng, tuyệt nhiên không chút dấu vết nào, dù ngay là của những rừng cây đồi núi”. Dường như vạn vật đang được bao bọc bởi những làn sương trắng mịt mùng và chìm đắm trong giấc ngủ bình yên mơ màng. Bước vào thế giới của Rừng khuya, Lan Khai lại đưa người đọc đến với động Đèo Hoa bình yên, mơ màng khi màn đêm buông xuống: “Khuya rồi, xuất động Đèo Hoa, chẳng đâu còn ánh lửa. Dưới mắt sao trời thăm thẳm, rừng cây nghe ngóng, mơ màng”[31, 485]. Có những đêm thu yên bình, lặng lẽ giữa rừng khuya người ta có thể nghe được những âm thanh mong manh nhất của vạn vật khi“Cái lặng lẽ đêm thu tàn vẫn rì rầm những tiếng thoảng qua trong không khí, những tiếng mọt gặm tre bương, tiếng gió lướt ngàn cây, tiếng suối mơ hồ trong đêm, vẳng tiếng vạc thánh thót giữa tầng 64 không”[30, 487]. Tất cả những âm thanh mơ màng, êm dịu này của đêm thu như một bản nhạc thi vị của núi rừng ru vạn vật vào giấc ngủ bình yên. Cũng có khi giữa rừng khuya, người đọc lại được chiêm ngưỡng“Một cảnh thần tiên của ánh trăng và bóng tối! Rừng cây, bọc trong sương lạnh, kéo ngang phía trước như một bức thành ma. Trong không khí, treo lơ lửng những tiếng lạ lùng. Sự đìu hiu mơ màng trên ngọn cỏ giữa khi làn suối ẩn hình vẫn cố công len lỏi đi tìm cõi vô định xa xa”[30, 494]. Cảnh rừng khuya mơ màng, huyền ảo ấy gợi trong lòng người những cảm giác về một đêm trăng êm đềm, thơ mộng giữa núi rừng, giữa thiên nhiên bao la. Đêm khuya giữa núi rừng yên tĩnh ta có thể nghe được những âm thanh tự nhiên mà nên thơ của tiếng “giọt nước lần đều đều rỏ xuống máng gỗ” hay tiếng đi rất nhẹ của làn gió “thỉnh thoảng lọt qua khe vách, lùa hơi sương lạnh vào nhà”[31, 504]. Trong Tiếng gọi của rừng thẳm người đọc từng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi, thơ mộng của núi rừng lúc bình minh thì khi đêm xuống rừng khuya lại mang một vẻ huyền bí, mơ màng. Trong cảm nhận của Peng Lang thì đêm tối hiện lên đầy bí ẩn với “mây đen ngổn ngang từng đám như những con quái vật nằm yên. Dựng lên đàng chân trời, rừng cây biến thành những khối lù lù bí mật. Không khí ráo hoảnh, hơi có tiếng động cũng rung lên như pha lê. Trên mặt đồng phẳng lặng, mấy khóm cây đứng cù rù”[31, 574]. Rừng khuya với vẻ mơ màng pha lẫn sự huyền bí, hãi hùng của “những khối lù lù bí mật”, của những bóng cây “đứng cù rù” trên cánh đồng giữa đêm tối gợi trong lòng người sự hồi hộp, sợ hãi lại vừa có một sức hấp dẫn kì lạ thôi thúc người ta khám phá. Nếu ban ngày dưới ánh mặt trời cả núi rừng huyên náo, rộn rã với những tiếng nói, tiếng hát, tiếng chim muông ca hát,thì khi màn đêm bao 65 phủ ta sẽ cảm nhận được cái tịch mịch vô cùng của rừng khuya khi không còn những âm thanh kia. Khi đêm xuống cũng là lúc “cái đại huyền bí” của núi rừng bắt đầu cùng với “mặt trăng thoáng hiện qua kẽ mây thưa. Sương mù gói cảnh vật trong bức màn xô trắng” khiến vạn vật trong đêm tối vốn huyền ảo lại càng trở nên mơ màng huyền bí hơn. Trong cái khoảng không mơ màng sương khói ấy của bóng đêm, bỗng “vụt nghe chim từ quy ra rả: Quéc quéc! Quéc quéc! Một tiếng bên đông, một tiếng bên tây, hai tiếng gọi của hai tấm lòng cô tịch vượt tìm nhau qua khoảng đêm tăm”[30, 574].Tiếng chim từ quy vang lên trong đêm tối cũng chính là tiếng lòng của Peng Lang và Cang Ngrào, tiếng lòng của hai người đang yêu khao khát được gặp nhau, được có đôi có cặp: "Đôi ta như chim từ quy Ngày thì họp mặt, tối đi đằng nào ?" [31, 575] Khi những ngày mùa hạ đi qua, vẻ thắm tươi của cây cỏ cũng tàn úa theo và dưới cảm nhận của Peng Lang thì những ngày đông trong rừng thẳm thật lạnh lẽo và buồn : "Trời mây ủ rũ, cây cỏ phai màu. Những dải núi xa thăm thẳm, chìm ngập trong khoảng sương mù. Rừng cây lặng lẽ xác xơ. Mặt đồng không phơi gốc rạ, trống rỗng đìu hiuThỉnh thoảng con quạ đen thẳng cánh bay xa, kêu mấy tiếng thì trong tâm hồn người ta cũng như trên cảnh vật, cái cảm giác về sự chết càng bâng khuâng, man mác" [31, 575]. Trong suy nghĩ của Peng Lang thì mùa đông quả là những ngày buồn thảm thiết bởi " Ngày mưa gió sẽ tiếp theo này mưa gió, triền miên và day dứt. Cuộc đời rồi sẽ đầm đìa những nước, giá rét căm căm"[31, 575]. Trong khi ngày tháng cứ thế qua đi mà tình yêu giữa nàng và Cang Ngrào bị cha mẹ ngăn cản vẫn như chim từ quy kia "ngày thì họp mặt, tối đi đằng nào ?" nên lòng Peng 66 Lang càng sầu thảm khiến mùa đông đã vốn lạnh giá lại càng thêm buồn, hiu quạnh hơn. Cảm nhận của Peng Lang khi đứng trong ngôi nhà đẹp trên đồi xắn của chàng Hoài Anh nhìn ra xung quanh đã gợi trong ta nhiều suy nghĩ : "Peng Lang mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Trên mặt đầm mưa bay mù mịt. Cây cối ủ rũ, chốc chốc rùng mình trước làn gió lạnh thì lại tuôn những giọt nước nhỏ rào rào. Cuộc đời bên ngoài sao mà nhọc nhằn, cực khổ, thảm đạm, ủ ê ! Chẳng bù với trong này, mỗi vật đều như một bài hát nhỏ ca ngợi sự an nhàn sướng thích" [31, 589]. Với một thiếu nữ sơn lâm thơ ngây chưa một lần ra khỏi động Đèo Hoa như Peng Lang thì mọi thứ trong cái nhà đẹp của Hoài Anh đều mới lạ, hấp dẫn khiến cô "bỡ ngỡ và không bao giờ tưởng tượng rằng người ta lại có những thứ tốt đẹp như thế để mà dùng"[30, 589]. Vẻ đẹp cùng những chuyển động mong manh của vạn vật giữa núi rừng được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm, trong sáng của cô sơn nữ đang yêu thật mơ màng, nên thơ. Dù chỉ là cái "rùng mình" mong manh của cây lá trước làn gió lạnh thôi cũng được Peng Lang nắm bắt, cảm nhận và chính cái rùng mình ấy của cây lá khiến những giọt nước đậu trên lá rỏ xuống mặt đất rào rào. Trong cảm nhận của Peng Lang thì cuộc sống nhung lụa, tiện nghi so với cuộc sống bên ngoài của vạn vật sao mà nhọc nhằn, cực khổ. Nhưng rồi cũng chính nàng đã nhận ra cuộc sống giữa núi rừng, giữa thiên nhiên cây cỏ mới thật đáng yêu, đáng quí biết nhường nào, những thứ nhung lụa, giàu sang kia chỉ là phù phiếm. Trong rừng thẳm có những lúc sương mù bất chợt bao phủ khắp núi rừng khiến cả khu rừng chìm ngập trong bóng tối: "Sương mù như một giống yêu quái vẫn rình đâu đó tỏa xuống lúc nào. Những tiếng động xa dần dần mất hẳn. Cuộc đời của chim muông, hoa cỏ vụt tiêu tan trong cái yên lặng trắng tinh”[31, 490]. Khi màn đêm từ từ buông xuống con người và vạn vật 67 có thể từ từ thích nghi với bóng tối nhưng khi sương mù bất chợt bao phủ thì cuộc sống của vạn vật đang huyên náo bỗng chốc im bặt chỉ còn lại cái yên lặng trắng tinh trong sương mù. Núi rừng vì thế mà cũng chứa đựng trong mình biết bao điều huyền bí, mơ màng. Cũng có khi trong đêm khuya giữa núi rừng ta bất chợt nghe tiếng krèng lau cất lên khiến cảnh vật trong đêm tối càng thêm vơ vẩn, mông lung: “Tiếng krèng lau đâu đó bất thần vẽ ngang bầu trời đêm lặng một nét thanh vơ vẩn, não nùng”[31, 493]. Nổi bật lên giữa cảnh mơ màng nên thơ của núi rừng trong đêm tối là vẻ đẹp của ánh trăng. Trong Người hóa beo vẻ đẹp của ánh trăng như làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho cảnh vật: “Đêm ấy, một đêm trăng đẹp nhất ở suối rừng Sương khuya trong ánh trăng mờ mờ phủ trên cánh đồng tất cả sự vật giữa giờ phút ấy như thực, như hư, như chân, như mộng”[31, 564]. Cái vẻ đẹp hư ảo ấy của vạn vật dưới ánh trăng pha lẫn sương khuya đã tạo lên một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo như trong cõi mộng khiến câu chuyện Người hóa beo vốn đã huyền bí lại càng thêm li kì, hấp dẫn. Vẫn là ánh trăng khuya mơ màng giữa núi rừng, trong “Khảm khắc” ánh trăng pha cùng sương trắng cũng tạo cho cảnh vật một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo: “Một đêm kia, một đêm thu tàn lạnh. Bên ngoài ánh trăng khuya pha cùng sương trắng nhuộm sự vật một vẻ mơ màng như cảnh mộng”[32, 113]. Trong Truyện đường rừng của Lan Khai, vẻ đẹp mơ màng, huyền bí của thiên nhiên, vạn vật khi chiều xuống, trăng lên, lúc sương mù bất chợt bao phủ hay trong những ngày mưa lạnh, đều gợi lên những nét rất thơ của núi rừng. Bức tranh thiên nhiên với những gam màu, âm thanh mang đặc trưng của vùng rừng núi hoang vu, huyền bí chứa đầy bí mật thật có sức hấp dẫn kì lạ với bất cứ ai khi đến với Truyện đường rừng của Lan Khai. Dưới ngòi bút của ông, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên miền sơn cước tươi đẹp, rực rỡ trong sắc hoa, dáng núi, bầu trời vào 68 những ngày xuân tươi vui ấm áp, khi bình minh lên, hay những ngày hè ngập nắng, những đêm tình mùa xuân tình tứ mà còn được cảm nhận vẻ đẹp nên thơ mà mơ màng, huyền bí của núi rừng khi đêm xuống, trăng lên hay trong những lúc sương mù bất chợt bao phủ. Có thể nói dù ở bất cứ khoảng thời gian, không gian nào thì bằng tình yêu, sự gắn bó với núi rừng và bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một nhà văn, nhà thơ, bằng cái nhìn, sự quan sát của một họa sĩ, Lan Khai luôn nắm bắt được những nét rất đẹp, rất thơ của thiên nhiên vạn vật. Với hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, mượt mà, súc tích Lan Khai đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên miền sơn cước thơ mộng, huyền ảo, đẹp lung linh như trong cảnh mộng. Đây chính là những nét đặc sắc trong ngòi bút Lan Khai. 2.3. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng con người Bước vào thế giới thiên nhiên trong Truyện đường rừng của Lan Khai, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp, mơ màng và huyền bí mà còn chứa chan cảm xúc. Đó không chỉ là những bức tranh thiên nhiên đơn thuần mà ẩn trong đó là biết bao cảm xúc, tình cảm của con người trước thiên nhiên, thiên nhiên vì thế mà thấm đẫm tâm trạng buồn vui, đau khổ, hạnh phúc của con người. Trong các tác phẩm như Sóng nước Lô Giang, Khảm khắc, Rừng khuya, Tiếng gọi của rừng thẳm, Dấu ngựa trên sương, Tiền mất lực, Người lạ ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mang tâm trạng buồn thương, đau đớn của các nhân vật trước cuộc đời nhiều bất công ngang trái. Mở đầu truyện ngắn Sóng nước Lô Giang là bức tranh thiên nhiên mùa thu thơ mộng nhưng buồn hiu hắt bởi cuộc sống của con người luôn ẩn chứa sự chết chóc, biệt ly. Dọc theo dòng sông Lô thơ mộng không phải là những lùm cây xanh tốt mà là những đồi tranh “cằn cỗi xác xơ”, làn khói bếp bốc lên từ một gia đình nào đó 69 không đem lại cho người ta sự ấm áp, sum họp mà lại càng gợi “cảnh đìu hiu”. Mùa thu trong cảm nhận của con người như đang tàn phai, rơi rụng. Trước cảnh sông nước mà lòng người mang một “cảm giác điêu linh, tàn tạ nặng nề như trong một thế giới kiếp hồi nào” bởi cuộc sống hiện tại của họ là những cảnh chết chóc ghê rợn, những cảnh chém giết hãi hùng của bọn cờ đen khát máu. Thiên nhiên trên dòng sông Lô vì thế cũng mang tâm trạng buồn đau của con người trước cuộc sống gieo leo, hãi hùng, luôn bị bóng cờ đen rình rập. Nếu thiên nhiên trong Sóng nước Lô giang mang tâm trạng buồn đau của con người trước cuộc sống nhiều đau thương chia lìa thì thiên nhiên trong Khảm khắc lại mang tâm trạng đau đớn của con người trước “Một thiên hận sử khôn cùng trong Rừng khuya”. Bối cảnh diễn ra câu chuyện ấy là vào “Một đêm kia, một đêm thu tàn lạnh. Bên ngoài ánh trăng khuya pha cùng sương trắng nhuộm sự vật một vẻ mơ màng như cảnh mộng”[32, 569]. Dưới lời kể cùng sự thấu hiểu, đồng cảm của nàng Khao câu chuyện về con chim khảm khắc đêm đêm thổi bài ca đau đớn của đôi tim đã chết với tình đã dần mở ra. Bằng “một giọng buồn rầu và uể oải như một kẻ chán đời khi giãi bày tâm sự với người tri kỉ”[31, 570], nàng Khao đã kể câu chuyện tiền kiếp của con khảm khắc đa tình. Đó là câu chuyện tình bi thương của Mai Kham - một cô gái xinh đẹp, hát hay và Lìu Khắc một khách phong tình tài giỏi. Hai người đã gặp gỡ và “cảm vì sắc, phục vì tài”, yêu thương nhau tha thiết. Tình yêu ấy đã làm thất vọng bao khách si tình, lòng căm phẫn nổi lên họ đã hợp nhau lại để hãm hại Lìu Khắc. Chúng đã lén phóng dao đâm vào đùi chàng rồi bắt chàng, lấy dao tiện xung quanh đầu gối, đồng thời cũng bắt cóc Mai Kham bắt nàng phải đánh đu cái thân đau đớn của Lìu Khắc thì sẽ tha chết cho nàng. Trước cảnh ấy, vầng trăng khuya trên trời cũng như tỏ vẻ đau đớn, não nùng trước tấn bi kịch của đôi trai tài gái sắc nên đã “rẽ đám lá sung”, chiếu những tia 70 sáng vàng nhạt não nùng trên tấn bi kịch ấy. Cuối cùng không nỡ đu dây để Lìu Khắc phải chịu đau đớn, Mai Kham đã cắn lưỡi chết cùng chàng. Từ đó đôi uyên ương chung tình đã “hóa thành giống chim khảm khắc đêm đêm đọc bài điếu tang thiên cổ cho những ai mang lụy với tình”[31, 572]. Tiếng chim khảm khắc buồn thương, đau đớn hay chính là tiếng lòng của những con người tình duyên lỡ dở, nghe tiếng khảm khắc mà cảm thấy “Nó hót hay mà buồn lạ, tiếng nhẹ như đường tơ, tiếng gắt như dòng suối, một bản đàn bi thảm giữa cảnh vô cùng tận dáng hòa nhịp với đêm trường”[31, 572]. Trong Khảm khắc thiên nhiên và con người đặc biệt là tiếng lòng đau đớn của những người dang dở trong tình yêu và tiếng đôi chim khảm khắc đêm đêm hót tìm nhau như hòa cùng nhịp đập. Bước vào thế giới của Dấu ngựa trên sương, Lan Khai đã cho người đọc thấy giữa thiên nhiên và con người dường như có một một mối giao cảm sâu sa. Trước tâm trạng đau đớn của chàng trai Mèo Tum Điàng khi người em gái - người thân duy nhất còn lại và cũng là người chàng rất mực yêu thương phải gả cho Tô Chố - người đã hại chết cha chàng và cũng chính là người đã bỏ tiền ra tìm kiếm, lo ma chay để lấy đó là điều kiện đòi cưới TsiNa. Ngày TsiNa về nhà Tô Chố là ngày mọi thứ dưới chân Tum Điàng sụp đổ, chàng nghe tiếng tắc kè kêu ngoài cánh đồng trong đêm tối chính là “những giọt cảm giác về sự cô liêu giỏ xuống tâm hồn”[31, 562]. Thiên nhiên như đón nhận và thấu hiểu với tiếng lòng đau đớn của chàng trai Mèo trẻ tuổi “và như một tiếng thở dài chạy trên lá cây, gió chiều thoảng tới làm cho Tum Điàng rùng mình”[31, 562]. Trong chính căn bếp ấm cúng của gia đình Tum Điàng biết bao năm nay nhưng khi cha anh đã mất, TsiNa bị ép gả cho Tô Chố thì tất cả chỉ còn lại là sự “rỗng không mịt mù và bát ngát, trong đó anh tự cảm thấy mình như một hòn sỏi bị bỏ rơi xuống một cái vực không đáy”[31, 562]. Cuối cùng không chịu nổi cảnh TsiNa trong vòng tay và sự dâm cuồng của Tô Chố, 71 vào một đêm sương tỏa mù mịt, Tum Điàng đã tìm đến nhà Tô Chố dùng giáo đâm một cái chết cả hai người rồi chàng bỏ Nặm Tỉ để đi theo tiếng gọi của lòng mình, của người Mèo thích sống phiêu du nay đây mai đó. Đây thực sự là những trang viết chứa chan cảm xúc của Lan Khai về những biến đổi tinh tế trong tâm hồn con người. Nếu người đọc từng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ sắc hoa, líu lo chim ca khiến cô sơn nữ Peng Lang không thể rời xa trong Tiếng gọi của rừng thẳm thì nay lại trầm lắng với những đoạn miêu tả thiên nhiên thấm đẫm cảm xúc, tâm trạng của Peng Lang khi tình yêu gặp trắc trở. Peng Lang và Cang Ngrào yêu nhau tha thiết nhưng gia đình Peng Lang không đồng ý gả nàng cho Cang Ngrào vì chàng quá nghèo mà nhà Peng Lang lại “giàu có vào bậc nhất hàng động”. Tình duyên của Peng Lang đang nồng thắm không ngờ bị cha mẹ ngăn trở, nên nàng buồn rầu không ngủ. Đêm trường với nàng chỉ còn là “ánh trăng suông, mây đen ngổn ngang từng đám như những con quái vật nằm yên. Dựng lên đàng chân trời, rừng cây biến thành những khối lù lù bí mật. Khộng khí ráo hoảnh, hơi có tiếng động cũng rung lên như pha lê”[31, 574]. Vốn là một cô sơn nữ trong sáng, thơ ngây yêu thiết tha núi rừng trong mắt Peng Lang mọi vật nơi động Đèo Hoa vốn tươi đẹp là vậy nhưng nay trong tâm trạng buồn đau vì tình đầu gặp trắc trở thì mọi vật lúc này đều trở nên buồn tịch mịch: “Trên mặt đồng phẳng lặng, mấy khóm cây đứng cù rù Peng Lang lắng nghe những tiếng mà phàm người không sinh trưởng ở đây không sao thấy được. Cái tịch mịch vô cùng ấy đối với cô ngầm chứa không biết bao nhiêu tiếng thì thầm kín nhiệm. Ban ngày, tiếng người, vật át đi cả, nhưng đêm xuống cái đại huyền bí lại bắt đầu”[31, 574]. Trong bóng đêm tịch mịch ấy, thốt nhiên Peng Lang nghe thấy có tiếng chân người đi lại, đó chính là tiếng bước chân của Cang Ngrào. Trái tim Peng Lang bồi hồi, 72 thổn thức khi nhận ra đó là tiếng bước chân của người mình yêu nhưng nàng không dám gọi. Còn Cang Ngrào cũng chỉ dám đứng nhìn một lúc lâu rồi bước đi trong buồn rầu. Trong cảnh đìu hiu, tịch mịch ấy, tiếng chim từ quy từ đâu cất lên “Quéc quéc! Quéc quéc! Một tiếng bên đông, một tiếng bên tây, hai tiếng gọi của hai tấm lòng cô tịch vượt tìm nhau qua khoảng đêm tăm "Đôi ta như chim từ quy Ngày thì họp mặt tối đi đằng nào"[31, 575]. Tiếng chim từ quy hay chính là tiếng lòng của Peng Lang và Cang Ngrào - của hai tấm lòng đang vượt tìm nhau trong đêm tối, thấy mà không dám gặp để trao những lời yêu thương êm ái. Lan Khai dường như đã rất tinh tế trong việc nắm bắt và miêu tả những rung động trong tâm hồn người thiếu nữ khi yêu. Với Peng Lang những ngày cuối thu không có Cang Ngrào ở bên thật buồn tẻ. Trong mắt cô sơn nữ lúc này "cái vẻ thắm tươi của những ngày mùa hạ đã tan rồi. Trời mây ủ rũ, cây cỏ phai màu. Những dải núi xa thăm thẳm chìm ngập trong khoảng sương mù. Rừng cây lặng lẽ xác xơ. Mặt đồng phơi gốc rạ, trống rỗng đìu hiu"[31, 575]. Cái vẻ đìu hiu, ủ rũ của cảnh vật vào cuối thu cũng chính là tâm trạng của Peng Lang khi thu hết đông sang rồi mà trong cái lạnh lẽo, mưa gió của những ngày đông tới cô vẫn cô đơn một mình và "Cuộc đời rồi sẽ đầm đìa những nước, giá rét căm căm"[31, 575]. Mặc dù tình yêu giữa Peng Lang và Cang Ngrào vẫn rất đằm thắm nhưng trước sự ngăn cấm của cha mẹ họ không dám gặp nhau thường xuyên nên nỗi tương tư cứ giằng xé hai trái tim đang thổn thức vì tình. Vì thế mà nhìn vào cảnh vật xung quanh Peng Lang chỉ thấy sự ủ rũ, tàn phai, đìu hiu như chính nỗi lòng của nàng lúc này vậy. Thiên nhiên do vậy mà thấm đẫm tâm trạng lo buồn của Peng Lang khi tình yêu trắc trở. Có thể nói chất thơ của tác phẩm không chỉ lan tỏa từ 73 những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp khi xuân đến, hè về mà còn tỏa ra từ những trang viết tinh tế giàu cảm xúc, thấm đấm tâm trạng của con người trước thiên nhiên vạn vật. Trong Rừng khuya, ngoài vẻ tươi đẹp, nên thơ thì bức tranh thiên nhiên còn thấm đẫm tâm trạng của Mai Kham và Dua Phăn trong tình yêu. Tình yêu giữa Mai Kham và Dua Phăn đang bắt đầu đầy hứa hẹn, Mai Kham đã bắn tên có giấy hẹn, hẹn Dua Phăn tối ra bờ suối nhưng lão phù thủy Tsinèng đã đoán được điều đó nên mời Mai Kham đến nhà uống rượu và đã lén bỏ thuốc mê vào rượu khiến chàng “ngã vật xuống chiếu thiếp đi”. Khi chàng tỉnh lại thì “ngoài vườn hoang rậm, đôi bìm bịp cất tiếng báo canh tư”[31, 504] cuộc hẹn với Dua Phăn đã bị bỏ lỡ. Nghĩ đến Dua Phăn chàng vô cùng lo sợ và dường như đoán trước được chuyện gì đã sảy ra vì thế mà cảnh vật xung quanh lúc này cũng chứa đầy sự hãi hùng: “Mặt trăng đã ngả về tây, lèo và đỏ như miếng tiết sau lớp sương mờ. Chân mây sáng rực như ánh đuốc tàn, làm nổi lên những vệt núi chênh vênh kỳ dị. Cuộc đời chỗ nào cũng như tê bại đi chìm đắm trong giấc ngủ. Cảnh vật tiết ra một khí vị hoang lương buồn tẻ phảng phất như kiếp hồi”[31, 505]. Mọi vật trong cảm nhận của Mai Kham lúc này dường như đều hãi hùng, tê bại đi trong cảm giác của sự hoang lương buồn tẻ giống như lòng chàng đang ấm áp, chan chứa hy vọng về một tình yêu chớm nở nay bỗng bị một làn gió lùa hơi sương lạnh vào lòng gợi cảm giác tê tái. Và trong lúc lòng Mai Kham đang rối bời, tê dại thì bên ngoài “Trong cái vô cùng hiu quạnh, tiếng trùng vẫn kêu như để chứng thực một cái sinh hoạt lạ lùng, thầm kín, một cái sống lẻ loi trong cái chết”[31, 505]. Dưới ngòi bút của Lan Khai, thiên nhiên dường như cũng cảm nhận được những biến đổi tinh tế trong tâm hồn Mai Kham để đồng cảm, sẻ chia với những đau đớn, mất mát mà chàng gặp phải. 74 Thiên nhiên trong Rừng khuya còn mang tâm trạng buồn, lo sợ của Mai Kham về một điều gì đó không tốt lành sắp xảy đến với tình yêu của chàng và Dua Phăn khi chàng rời độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_28_9859858851_6177_1869358.pdf
Tài liệu liên quan