Trang bìa phụ
L i cam đoan.i
L m ơn.ii
Mục lục . iii
Danh mục các từ viết tắt.iv
Danh mục các bảng, biểu đồ .v
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .4
6. Đóng góp của luận văn.5
7. Cấu trúc của luận văn .6
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN.9
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.9
1.2. Lịch sử hành chính của Văn Quan qua các thời kỳ lịch sử .15
1.3. Các thành phần dân tộc .18
1.3.1. Dân tộc Nùng.19
1.3.2. Dân tộc Tày .20
1.3.3. Dân tộc Kinh.22
1.3.4. Dân tộc Hoa.23
1.4.5. Khái quát tình hình chính trị - xã hội .24
Tiểu kết .27
Chương 2. RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ CHÂU VĂN QUAN NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XIX.28
2.1. Ruộng đất.28
2.1.1. Tình hình ruộng đất ở miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX .28
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia
Long 4 (1805).30
2.1.3. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .38
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 3 11 1 1
8.5.0.0 30.3.13.5 7.0.0.0 1.7.2.0 16.0.14.5 3.5.6.5 9.0.0.0
Khán thủ
%
2 4 2
1.4.0.0 4.6.0.0 10.0.0.0
Sắc mục
%
5 1
8.8.0.0 3.0.0.0
Trại trưởng
%
1
1.0.0.0
Tổng
2
15 39 2 4
Tổng
5
5 19 3 1
10.7.0.0 45.0.13.5 7.0.0.0 26.0.0.0.0 3.0.2.0 28.3.0.0 10.0.6.5 9.0.0.0
(Nguồn: Thống kê 13 xã có địa bạ hai thời điểm 1805, 1840)
50
Qua thống kê đia bạ ở hai thời điểm lịch 1805 và 1840 chúng tôi rút ra một
số nhận xét như sau:
- Thứ nhất: Xét v quy mô sở hữu: xã có quy mô sở hữu nhiêu nhất là xã Hữu
Lương có mức sở hữu là 65.8.0.0 và xã có mức sở hữu thấp nhất là xã Phúc Vượng
chỉ có 7.3.13.5. Nếu so sánh với huyện Thụy Anh (Thái Bình) ở cùng thời điểm, ở
đây xã thấp nhất có quy mô sở hữu 187 mẫu, xã có quy mô sở hữu cao nhất có tới
1.563 mẫu [28, tr. 114]. Như vậy quy mô sở hữu các xã của Văn Quan nhỏ hơn so
với các xã ở vùng đồng bằng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên có thể là
do điều kiện địa hình Văn Quan là một huyện miền núi vùng cao, bồn địa hẹp, nên
đồng ruộng chỉ tập trung ở những thung lũng chân núi mang tính chất là ruộng bậc
thang và có khả năng giải quyết nguồn nước tưới cho cây trồng.
- Thứ hai: Về tình hình sở hữu ruộng đất của các nhóm họ và thành phần
dân tộc của các chức dịch ở Văn Quan là không đồng đêu. Phân lớn diện tich
ruộng đất tập trung vào nhóm họ như họ Hoàng chiếm trên 70% diện tích ruộng đất ở
cả hai thời điểm (1805, 1840). Đây là dòng họ thổ ty có thế lực ở địa phương.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, trong từng làng có thể có những dòng họ lớn, những
dòng họ bé, những họ mạnh và những họ yếu, những “họ đàn anh” và những “họ đàn
em”. Tổ chức dòng họ có vai trò trong lịch sử xây dựng làng mới để mở rộng diện tích
đất canh tác. Như vậy, ở mi
trong họ có người giữ chức vụ thì “một người làm quan cả họ được nhờ” [52, tr. 43].
- Thứ ba: Ruộng đất chưa có xu hướng tập trung lớn vào tay tầng lớp thống trị.
Tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún, và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu
là đặc điểm nổi bật của chế độ ruộng đất ở huyện Văn Quan ở cả hai thời điểm.
- Thứ tư: Về bộ phận chức dịch, cũng có người sở hữu lớn, người sở hữu
nhỏ, và ở thời điểm nào cũng có chức dịch không có ruộng đất. Đối với hiện tượng
một số chức dịch ở cả hai thời điểm đều không có ruộng đất, có thể giải thích những
người này khi nhận chức vụ họ chưa tách ra khỏi ra đình vẫn lệ thuộc vào bố mẹ.
Người Tày - Nùng có tục khi con trai đã kết hôn thì bố mẹ chia cho phần ruộng đất
cho ra ở riêng nhưng chưa được chia ra khỏi địa bạ ruộng đất chung của gia đình.
Cũng có các chức dịch không xuất thân từ những gia đình làm nông nghiệp hoặc
51
họ là người được bổ sung làm các công việc cho làng xã mà không được cấp đất,
cũng có thể họ làm chức dịch làng xã đã lâu nhưng do không có diện tích đất công,
vì diện tích của làng xã đã được tư hữu hết.
2.2. Hoạt động kinh tế
2.2.1. Nông nghiệp
Mang đậm nét đặc trưng của một huyện miền núi phía Bắc, châu Văn
Quan, điểm chung của địa hình là sự xen kẽ giữa các dải núi và đồi núi có độ cao
trung bình hoặc thấp, giữa đồi núi và các thung lũng có đất đai màu mỡ. Cùng với đó
là sự phong phú về tài nguyên đã đem lại cho Văn Quan lợi thế trong phát triển
nông nghiệp. Theo sách Đồng Khánh địa dư chí: “Ruộng phần nhiều cấy lúa vụ thu,
đất thích hợp các loại bông, đậu, cùng là khoai, sắn, ngô, kê. Các xã Phú Xá, Vân Mộng,
Hữu Đễ, Hữu Lương có các núi đất thích hợp trồng cây hoa hồi. Xã Bác Lãng trồng
nhiều mía” [49, tr. 606].
2.2.1.1. Trồng trọt:
* Ruộng nước
Ruộng của đồng bào châu Văn Quan có hai loại ruộng. Loại thứ nhất là ruộng
nước, người Tày - Nùng gọi là “Nà nặm”, đó là những mảnh đất bằng phẳng, có bờ
giữ nước, có thể cấy và trồng hoa màu, có thể điều hòa lượng nước. Hình thức
dẫn nước vào ruộn g rất phong phú như: đắp đập , làm mương dẫn nước từ các nguồn
nước vào ruộng , bắc máng (mai, vầu). Loại thứ hai là loại ruộng cạn, người Tày -
Nùng gọi là “Nà lẹng” (ruộng hạn), chờ mưa. Số ít dẫn nước từ các khe về hỗ trợ
thêm. Những khe này về mùa khô thường không có nước, vào mùa mưa hoặc sau
nhưng cơn mưa ngâu những khe đồi này mới có dòng chảy. Nhìn chung ruộng của
đồng bào là ruộng bậc thang, ít ruộng bằng phẳng.
- Công cụ làm đất của đồng bào chủ yếu là: cày, bừa, cuốc, mai, dao nhưng
tùy theo mỗi loại rẫy, loại ruộng có độ màu cao và màu chất khác nhau, cư dân Văn
Quan sử dụng những công cụ và quy trình kỹ thuật tương ứng. Do địa hình miền núi
cày chìa vôi là loại cày được dùng phổ biến nhất. Đây là loại cày có ưu điểm: chắc,
khỏe, được làm bằng gỗ tốt, lưỡi cày được đúc bằng gang dày, to bản, đảm bảo cho
chiếc cày bền khỏe, phù hợp với việc cày các loại đất của miền núi. Bừa của người
Tày - Nùng phổ biến là loại bừa đôi, rộng khoảng 200cm, có khoảng từ 15 đến 20
răng với 3 gọng, thường dùng 2 con trâu để kéo. Ở một số vùng do địa hình nhỏ
52
hẹp, người dân dùng bừa đơn, rộng khoảng 100cm, cao 80cm đến 90 cm, có
khoảng 7 đến 13 răng bằng gỗ hoặc bằng tre để dễ thay thế. Hiện nay một số nơi ở
Văn Quan đã thay thế răng bừa bằng sắt.
- Về kỹ thuật làm đất: Làm đất là khâu quan trọng đầu tiên trong canh tác
nông nghiệp. Người dân Văn Quan rất chú ý đến khâu làm đất, cày phơi ải là tập
quán có từ lâu đời (công việc này đồng bào thường tiến hành vào tháng 11, 12 Âm
lịch), người Nùng có câu: “Nà thây bươn lạp tháp, khẩu tắc gàn” (ruộng cày tháng
chạp, gánh nặng vai). Việc cày ải thực chất là diệt cỏ dại mầm sâu bệnh, phơi cho
đất tơi, khi gặp trời mưa đất tơi vừa đỡ tốn công làm đất, vừa làm cho đất giàu dinh
dưỡng hơn. Ruộng đã được cày ải, ngâm một thời gian cho mềm đất, người ta bừa
lần thứ nhất bừa kỹ để một thời gian cho các giống cỏ mọc một đợt. Lúc này người
dân mới tiến hành cày lại, gọi là cày lật (thảo nà) sau đó bừa lần thứ hai. Sau lần bừa
này người ta để cỏ mọc lại lần nữa, cày lật lần nữa, sau lần này người ta gánh
phân chuồng rải ra ruộng, rồi bừa kỹ, làm như vậy phân được chộn lẫn với bùn, đợt
bừa cuối cùng là để cấy lúa. Đó là kinh nghiệm mà trải qua bao đời đồng bào dân tộc
miền núi vẫn lưu truyền:“Slong phày thây, slam phày phưa” (Hai lần cày, ba lần
bừa).Việc làm đất như vậy là rất công phu, đồng bào quan niệm có làm kỹ đất thì
lúa mới tốt, “Nà lai phưa muối mảo, khâu lai sác khẩu khao” (bừa r uộng nhiều
lần hạt thóc sẽ chắc, gạo giã nhiều chày thì gạo trắng ngần).
- Kỹ thuật thủy lợi: Với đặc trưng là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thì
nước được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu theo kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống”. Tục ngữ có câu: “Nà chằm nặm chẽ, khẩu ké đé khẩu ón chang
bồ” (ruộng mà ngâm được nước lâu, thóc mới đè thóc cũ trong bồ). Dân tộc Tày –
Nùng ở Văn Quan từ sớm đã khai phá được những cánh đồng rộng và tương đối bằng
phẳng. Những cánh đồng của họ thường gần nguồn nước hoặc dễ dẫn nước vào
ruộng. Người nông dân nơi đây đã tạo ra một hệ thống “dẫn thủy nhập điền” khá độc
đáo và điển hình đó là: Mương - Phai - Lái - Lìn - Guồng (cọn nước).
Mương được đào từ đầu nguồn, cứ đào đến đâu đồng bào lại tháo nước thử độ
dốc đến đó. Nhiều đoạn mương mương phải vượt qua khe bằng hệ thống “lìn”
(máng), máng dẫn nước ở Văn Quan được làm bằng thân cây gỗ, cây cọ, chủ yếu
là cây mai khoét rỗng ruột. Cũng theo kinh nghiệm của người dân, nếu ruộng gần
nguồn nước thì chỉ việc xây dựng hệ thống kênh, mương dẫn nước về ruộng là được,
53
nhưng nếu ruộng ở vị trí cao không thể làm mương dẫn nước vào ruộng, đồng bào
phải đắp phai để đưa nước vào ruộng. Đắp phai là đắp đập chắn ngang nguồn nước,
ngăn nước lại để đưa nước vào cánh đồng. Kỹ thuật làm phai chủ yếu là đắp đất, đá
có khi dùng cả gỗ, tretrước hết họ phải đóng cọc, đổ các trụ đá, dựng phên, đổ
đất đá ngăn dòng suối. Mùa lũ thường bị hư hại, nên mỗi mùa cày cấy, đồng bào lại
tổ chức tu sửa mương, phai. Kết hợp với việc đắp phai là làm mương. Hệ thống
mương bao gồm mương cái dẫn nước từ phai vào đồng, mương con dẫn nước từ
mương cái vào ruộng.
Ngoài việc đắp phai, đào mương đồng bào Văn Quan còn làm cọn nước
(guồng nước) để đưa nước lên chân ruộng cao. Guồng được làm bằng tre, nứa, mây
và những thứ mà thiên nhiên cung cấp được. Guồng có hình bánh xe, đường
kính rộng hẹp khác nhau trên dưới chục mét tùy theo sự cao thấp của mặt ruộng
so với mặt nước sông hay suối. Ở bánh có những quạt cản nước vào các ống bương
đựng nước buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy bánh xe, đưa nước vào
ống bương và khi ống bương quay lên phía trên tự đổ vào máng dẫn nước đặt
ngang và nước theo ống máng chảy vào ruộng. Guồng nước chỉ tưới cho các vùng
ruộng gần sông suối, các ruộng ở xa phải đào mương dẫn nước. Guồng nước để
tưới ruộng là sáng tạo lâu đời của cư dân Văn Quan trong việc canh tác ở những
thung lũng phức tạp này.
Qua công tác làm thủy lợi chúng ta có thể thấy, hệ thống thủy lợi của người
Tày - Nùng tuy đơn giản, song rất có ích trong việc cung cấp nước tưới cho cây lúa.
- Thời vụ và kinh nghiệm sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp việc cấy đúng
thời vụ là rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới năng suất cây trồng. Dân gian có
câu:“Nhất thì nhì thục” (nhất thời vụ nhì là đất) là câu nói nêu rõ tầm quan trọng của
thời vụ. Ở Văn Quan do rét sớm và rét nhiều nên vấn đề thời vụ càng đặc biệt quan
trọng, liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng: “Slíp co lả, bấu tảy hả co thua”
(mười cây cấy muộn không bằng năm cây cấy sớm). Hoặc “Đăm lập mảu, chăm nua
têm các. Đăm quá mảu, thai tẳm tác phần văng” (Cấy kịp vụ, nếp, tẻ đầy gác. Cấy
quá vụ, chết rũ thành văng). Sách Đồng Khánh địa dư chí có ghi: “Tháng 6, 7 thường
có mưa dầm. Sau tháng 9 phần nhiều có sương muối. Nông lịch cấy vào tháng 4 đầu
tháng 5 xuống cấy để lúa chín sớm, không nên cấy muộn” [49, tr. 606].
54
- Gieo mạ, cấy và chăm sóc lúa: Tục ngữ Tày có câu: “Nà đây nhờ chả, lục
mả nhờ nầm” (Ruộng tốt nhờ mạ, con lớn nhờ sữa mẹ). Vì vậy để có được một vụ
mùa bội thu, làm mạ là công việc rất quan trọng. Bắt đầu là việc chọn giống. Công
việc chọn giống lúa thường được tiến hành ngay hôm bắt đầu thu hoạch, thường do
những người có kinh nghiệm trong gia đình, chọn trực tiếp trên cánh đồng. Đồng
bào thường chọn những khu vực ruộng tốt, đều cây, bông hạt to giữ lại cho mùa sau.
Sau khi đã chọn trên ruộng, họ mang về nhà phơi, buộc thành từng túm, treo trên sàn
bếp, để tránh mối, mọt Quy trình làm mạ người ta ngâm thóc giống trong nước lã
một đêm. Cứ 20kg thóc giống bỏ vào ngâm cùng 1 lạng muối. Sau đó tráng rửa bằng
nước sạch, ủ kín bằng lá chuối hoặc bao tải. Khi gặp thời tiết lạnh thì phải ủ kỹ hơn,
mỗi ngày phải dội nước ấm một lần, thóc nẩy mầm đều khoảng 1cm mới đem gieo.
Ruộng làm mạ được chọn tại những chân ruộng cao, dễ thoát nước, theo kinh
nghiệm, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, vì thế ruộng làm mạ được cố định qua
nhiều vụ. Đất được dùng để gieo mạ cũng được chuẩn bị rất công phu. Ruộng làm
mạ được bón lót, bừa kỹ cho đất nhỏ, nhuyễn, một số nơi họ đánh luống, sạch cỏ
giác và giữ nước sâu tầm 3 đốt ngón tay, khi bùn lắng xuống nước trong họ mới đem
hạt giống ra gieo, để hạt giống rơi xuống đất từ từ, hạt giống được gieo đều. Cách
gieo mạ của các dân tộc Tày – Nùng Văn Quan khác với cách gieo mạ của đồng
bào vùng xuôi ở chỗ: Người Kinh thường tháo nước ruộng mạ rồi mới gieo, còn
người Tày – Nùng lại gieo vào ruộng còn đầy nước. Sau khi gieo xong đồng bào
đợi mạ cao tầm 3 đến 5cm mới từ từ gạt cạn nước, làm như vậy để tránh sự phá
hoại của chim, thú. Khi mạ được gần 2 tháng đồng bào tiến hành nhổ cấy vào
ruộng, mạ được bó vào vừa nắm tay của người lớn, sau đó được cắt bỏ ngọn để thân
mạ dễ cấy, cây lúa không bị đổ, nhanh bén rễ và phát triển lá non.
Sau khi cấy đến khi thu hoạch là quá trình chăm sóc cây lúa. Điều quan trọng
hàng đầu là giữ đủ nước cho cây lúa phát triển. Vì vậy hàng ngày các chủ ruộng đều
tranh thủ đi vòng lượn các bờ ruộng xem nếu phát hiện nước rò rỉ, lập tức đồng bào
đắp lại ngay, đối với cây lúa nước, sau khi cấy được 20 đến 40 ngày, đồng bào tiến
hành sục bùn, làm cỏ lần thứ nhất, nước được tháo cạn, dùng chân đạp đất, đối với
chân ruộng bình thường đồng bào để vài hôm mới tháo nước trở lại. Làm như
vậy theo kinh nghiệm của đồng bào để đất giữ chặt cây lúa và kích thích lúa phát
triển. Khi cây lúa sắp làm đòng, đồng bào tiến hành làm cỏ đợt hai và tiến hành bón
55
thúc. Lần này dùng cào để cào cỏ, đồng thời làm đứt một phần rễ lúa, để kích thích
cây hút nhiều chất dinh dưỡng, làm cho cây lúa xanh tốt, tạo sức hút cho làm đòng.
Nếu như nước là yêu cầu hàng đầu và có tầm quan trọng đặc biệt thì phân bón
cũng góp phần không nhỏ cho sự sinh trưởng của cây lúa, tập quán làm phân, ủ phân
được đồng bào sử dụng thành thạo, ruộng lúa được bón phân dưới nhiều hình
thức, có bón lót và bón thúc. Vận dụng thực tiễn qui trình sản xuất đồng bào Tày -
Nùng ở Văn Quan rút ra những kinh nghiệm và truyền cho đời sau: “Không thiếu
phân lúc đầu, không thừa phân lúc cuối” tức là khi cây lúa đang thời kỳ phát triển,
“thời con gái” cần được bón phân đầy đủ để cây lúa có khả năng sinh sôi, nảy nở,
trưởng thành mạnh và khi cây lúa trổ đòng và phơi màu thì không được bón phân
nữa, bởi theo kinh nghiệm làm như vậy sẽ làm cho lúa bị lép, thậm chí còn gây bệnh
cho cây lúa. Đồng bào ở Văn Quan thường sử dụng các nguồn phân bón chủ yếu là
phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng), phù sa ở các sông suối bồi đắp, những đống
rơm, gốc dạ sau những tháng bị bỏ hóa mục nát. Trước vụ gieo trồng họ gom phân
gia súc, gia cầm chất thành tro đống rồi dùng đất phủ kín để gữi được độ ẩm, tươi dễ
bón Đối với phân chuồng dùng để bón lót trước khi cấy, đối với ngô, khoai, sắn
Sau khi đào hốc người ta dùng phân để bón lót trước khi tra hạt hoặc đặt cây giống.
Liều lượng phân bón lót tùy thuộc từng loại cây trồng. Qua khảo sát và tìm hiểu qui
trình làm ruộng của người Tày - Nùng mới thấy họ tích lũy được nhiều kinh
nghiệm quí báu trong việc khai phá những ruộng đồng vùng miền núi không mấy
thuận lợi này.
- Thu hoạch: Đồng bào thu hoạch lúa chiêm vào tháng 5 – 6, lúa mùa thu
hoạch vào tháng 9 - 10 Âm lịch. Dụng cụ cắt lúa phổ biến là liềm, công cụ chuyển
lúa về nhà gồm: Quang treo, gùi, đòn gánh, đòn sóc. Lúa đã cắt xếp thành từng cụm
trên thân dạ, mỗi cụm từ 2 đến 3 nắm rồi dùng tay đập vào loóng. Loóng được làm
bằng cây gỗ to, có chiều dài 2,5m, rộng và sâu khoảng 40cm, hai bên có lỗ để xỏ
cọc dựng phên tre ngăn thóc vãi ra ngoài khi đập. Lúa được đập vào hai đầu loóng.
Cũng có gia đình dùng trâu quần trên sân cho đến khi thóc rụng hết ra khỏi rơm.
Thóc được loại hết rơm rác, phơi trên sân cho khô rồi dùng quạt tay, hay quạt hòm
quạt sạch trấu, hạt lép, cất vào bồ hoặc cho vào bao để trên sàn.
Như vậy, với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, đồng bào các dân tộc
huyện Văn Quan đã sớm biết đến nghề trồng lúa nước và đúc rút được nhiều kinh
56
nghiệm trong việc sản xuất lúa nước. Từ kỹ thuật làm đất, xây dựng hệ thống thủy
lợi đến kỹ thuật gieo mạ, cấy và chăm sóc lúa đều thể hiện trí tuệ của đồng bào
nơi đây trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc
sống của mình.
* Làm nương rẫy
Sau ruộng nước, người Tày - Nùng có nương rẫy, nương rẫy có hai loại:
nương bằng và nương dốc. Nương bằng có thể dùng bừa làm đất và canh tác lâu
dài, đó là các bãi soi ven sông suối. Nương dốc là những là những bãi có độ dốc cao
khó cải tạo thành mặt bằng để làm ruộng, đồng bào khai thác thành từng khoảnh,
đắp bờ để giữ mầu trồng nhiều thứ cây lương thực và hoa mầu khác như lúa, ngô,
sắnLoại nương này đứng thứ hai sau ruộng nước mà ở vùng nào cũng có.
Phương thức canh tác nương rẫy của người Nùng không có gì khác dân tộc Tày.
Có điều là nương rẫy không đóng góp lớn trong việc cung cấp lương thực. Nhưng
cũng phải thừa nhận kỹ thuật trồng ngô của đồng bào Tày - Nùng đã phát triển đến
trình độ cao. Đất nương thường được chuẩn bị ngay cuối năm trước bằng cách phát
sớm và cuốc, phơi cày ải. Tuy nhiên, tùy theo giống cây trồng mà đất trồng được
chuẩn bị sớm hay muộn.
Cư dân Tày - Nùng ở Văn Quan có kinh nghiệm trồng ngô thường gieo vào
tháng 1, tháng 2 thu hoạch vào tháng 6, còn lúa nương vào tháng 4 thu hoạch vào
tháng 8, tháng 9. Cư dân ở đây chủ yếu trồng giống ngô vàng, thân rất cao có khi lên
tới 2,5m. Họ trồng lúa, ngô trên nương bằng cách cuốc hốc hoặc chọc lỗ tra hạt.
Công cụ chọc lỗ là chiếc gậy (hủng) làm bằng cây chắc, đẽo nhọn đầu, có chiều dài
khoảng 1m. Họ thường chọc lỗ, tra hạt từ dưới lên đỉnh nương. Sau đó họ dàn hàng
ngang, nam chọc lỗ, nữ theo sau bỏ hạt. Khoảng cách giữa các hốc lúa tương đương
khoảng 20cm. Tra hạt xong họ gạt đất phủ kín hốc để tránh sự phá hoại của chim,
thú, kiến
* Làm vườn, rừng
Phần lớn các gia đình đều có mảnh vườn ở cạnh nhà, hoặc ven sông, suối nơi
thuận tiện tưới nước. Vườn được rào chu đáo bằng tre, nứa, hóp để ngăn gia súc,
gia cầm phá hoại. Trong vườn trồng các loại rau gia vị, phần lớn họ tự túc được đủ
rau xanh hàng ngày. Xung quanh nhà họ trồng cây ăn quả như chuối, đu đủ, cam
quýt, hồng, mơ, mận, lê, trám, đậu tương,
57
Ngoài ra đồng bào còn trồng các cây cho tinh dầu như cây hồi. Thế mạnh của
Văn Quan là hồi, c
, sản lượng hồi khô hàng năm cao nhất trong tỉnh, khoảng
vài trăm tấn. Hoa hồi ở Văn Quan có chất lượng tinh dầu cao. Tinh dầu hồi còn làm
nguyên liệu cho một số mặt hàng công nghiệp, pha chế một số loại thuốc quý. Người
Nùng còn dùng để chữa một số bệnh, bột hoa hồi dùng làm gia vị cho một số món.
Làm vườn tuy ít nhiều cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế, nhưng nhìn chung
nghề làm vườn ở trong tình trạng tự cung, tực cấp.
* Chăn nuôi
Nghề chăn nuôi ở Văn Quan khá phát triển. Cư dân nơi đây chăn nuôi nhiều
loại gia súc gia cầm như: Trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt để phục vụ cho sản xuất hoặc
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trâu bò được đồng bào nuôi nhiều, hầu hết các hộ dân
trong xã đều có trâu hoặc bò. Nhà ít cũng có một con, nhà nào nhiều có đến cả chục
con. Cư dân nuôi trâu, bò để cày, bừa, kéo xe. Đồng bào thường nhốt trâu, bò, lợn,
gà, dưới gầm sàn. Vì chăn thả nên người ta thường buộc cổ con trâu đầu đàn một cái
mõ để dễ tìm. Muốn cho trâu khỏi sứt mũi, người ta thường sâu bằng cành hóp, làm
sẹo mũi nhỏ, phòng khi vướng không bị tuột khỏi mũi. Nhiều nơi sau mùa cấy, bà
con đem thả rông trâu ở các thung lũng trong khe núi đá sẵn cỏ, sẵn nước, sẵn rừng
cây, mái đá để che mưa nắng.
Nuôi lợn: Hầu như nhà nào cũng nuôi lợn, vì lợn là động vật cung cấp thịt ăn,
lấy mỡ để nấu nướng các món ăn hàng ngày. Nuôi lợn còn để phục vụ việc hiếu, hỉ,
cúng thần, cúng ma, cúng vào dịp Tết Nguyên đán, Việc nuôi lợn của đồng bào
vẫn theo phương pháp cổ truyền, lạc hậu. Lợn được nuôi theo kiểu “lớn đến đâu hay
đến đó” ít được chú ý đầu tư. Buổi sáng cho ăn rồi thả rông ra ngoài để lợn tự kiếm ăn,
buổi tối nhốt vào chuồng và cho ăn bữa tối. Thức ăn của lợn chủ yếu là rau vườn, rau
rừng, chuối, ngô, khoai, sắn, mon băm nhỏ đem nấu chín hoặc cho ăn sống. Do chăn
nuôi theo phương pháp lạc hậu, nên mức tăng trưởng thấp, mỗi con lợn nuôi một năm
chỉ khoảng 50kg. Nhiều gia đình nuôi vài năm mới xuất chuồng được một lứa.
Đồng bào thường nuôi nhiều gà, vịt, ngan, ngỗng. Việc chăn nuôi chỉ đáp
ứng nhu cầu hàng ngày của gia đình. Gà, vịt được nuôi theo lối thả rông, mỗi ngày
đồng bào cho ăn hai bữa sáng, chiều tối. Cư dân ở đây thường nuôi vịt đàn vào
lúc làm cỏ ruộng và sau vụ gặt để tận dụng thức ăn sẵn có như sâu, cua, ốc hoặc
nhặt thóc rơi vương vãi.
58
Có thể nói nghề chăn nuôi của đồng bào Văn Quan tuy đa dạng nhưng họ vẫn
coi đó là nghề phụ, chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm
cho con người, phục vụ cúng bái và các nghi lễ khác, nên chăn nuôi ở đây chỉ bó hẹp
trong phạm vi gia đình.
2.2.1.2. Kinh tế tự nhiên
Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, cư dân Văn Quan nói riêng
và đồng bào các dân tộc miền núi nói chung sinh sống còn dựa vào khai thác sản vật
có sẵn trong tự nhiên. Ở Văn Quan chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng. Tùy
từng khu vực, từng mùa mà đồng bào vào rừng hái, lượm những loại rau, củ, quả,
nấm, mộc nhĩ có nhiều trong mùa xuân và đầu mùa hạ, các loại măng có sớm,
muộn khác nhau, có thể ăn tươi, làm măng chua, hay phơi khô để dự trữ ăn dần.
Các loại cây củ rừng có bột như cây bang, củ mài thường được đồng bào khai
thác vào những năm mất mùa hay khi giáp hạt để thay cơm. Đồng bào ở đây còn
khai thác mật ong rừng, củi, gỗ, song, mây, sa nhânsử dụng và đem bán đổi lấy
muối và đây là một nguồn thu hỗ trợ nông nghiệp. Việc thu nhặt các loại lâm, thổ sản
trước tiên là để cung cấp thêm thức ăn cho gia đình, nhưng quan trọng hơn là việc
khai thác gỗ và lâm sản để bán cho Nhà nước.
Bên cạnh hái lượm, đồng bào còn săn bắt thú rừng để bổ sung thức ăn cho
bữa cơm gia đình. Vũ khí săn bắt chủ yếu là tên, nỏ, giáo mác, súng hỏa mai, bẫy.
Săn bắt thường có hai cách: săn bắt tập thể (có hình thức theo kiểu đón lóng và săn
bắt theo dấu) và săn bắt cá nhân. Việc săn bắt của đồng bào ngoài mục đích kinh
tế, còn mục đích làm thuốc chữa bệnh như: nhung hươu, mật gấu, mật nhímVào
những năm mất mùa, lúc tật bệnh hiểm nghèo, núi rừng là chỗ dựa của người dân,
nhất là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu do còn đói nghèo vẫn tìm đến rừng
bằng mọi cách, từ việc làm nương rẫy, du canh, hái lượm, săn bắt, ... Chính phương
thức du canh này đã làm cho môi trường sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng.
Ngoài săn bắt, hái lượm ở những nơi gần sông suối, đồng bào còn đánh bắt
cá, tôm, cua bằng các dụng cụ tự chế như lưới, vó, lờ ,đó, đinh ba, cần câu
hay bắt cá bằng cách thả ruốc (ruốc là rễ cây, lá cây, thân cây có độc được đập nát
hay nghiền nhỏ). Một hình thức khác là tát nước bắt cá. Đồng bào đắp chặn một
khúc suối để nước chảy sang chỗ khác sau đó tát cạn để bắt cá. Cách làm này
thường thu được một số lượng lớn cá, có khi thu tới hàng tạ cá trên một khúc suối,
59
không chỉ đáp ứng nhu cầu của gia đình mà còn được mang ra chợ bán. Tuy nhiên,
đánh bắt cá chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình hàng ngày, công cụ và phương thức
đánh bắt còn hết sức thủ công.
Ở đầu thế kỷ XIX tài nguyên thiên nhiên còn nhiều, việc khai thác của đồng
bào có nhiều thuận lợi. Trong những năm gần đây, do con người khai thác tràn lan,
nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước của Văn Quan đang cạn dần. Các loại
muông thú quý hiếm không thấy còn nữa, sông suối cũng ít hẳn cá tôm. Nghề
khai thác tự nhiên không còn nhiều ý nghĩa đối với đời sống đồng bào.
Tóm lại, kinh tế nông nghiệp ở châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX khá đa
dạng xen lẫn giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực với rau mầu,
giữa khai thác ruộng nước với ruộng nươngTrong quá trình lao động có sự
phân công lao động giữa nam và nữ, có sự hợp tác trong lao động “đổi công cày, lấy
cây lúa” nghĩa là mỗi vụ gặt, cấy đồng bào thường giúp nhau làm đất, cấy lúa hay
thu hoạch, hình thức đó gọi là đổi công. Đồng bào còn hợp tác với nhau đào mương
nước, đắp phai trước vụ trồng để đảm bảo nước tưới Tuy nhiên nền kinh tế nông
nghiệp của Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX là nền kinh tế nhỏ, manh mún, lạc hậu,
dựa chủ yếu vào kinh nghiệm truyền thống, tập quán, ít có sự tác động của khoa
học kỹ thuật, chủ yếu bổ sung thêm nguồn thức ăn cho con người và gia súc.
2.2.2. Thủ công nghiệp
đình.
Nguyên liệu cho các nghề thủ công thường có sẵn tại địa phương, do họ tự sản
xuất, khai thác hoặc thu nhặt. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu là trang trải
cho những người trong gia đình và cộng đồng mang tính tự cấp. Ngày nay nhiều
nhóm dân tộc thiểu số ở vùng thấp, ven thành thị và những nơi sống xen cài thì
nhiều ngành thủ công truyền thống đã có những thay đổi về cơ cấu ngành nghề,
quy mô, hình thức sản xuất và nhất là thay đổi về trình độ kỹ thuật.
60
Nghề thủ công có đóng góp quan trọng trong kinh tế của làng bản, gia đình
bởi nó làm ra những công cụ sản xuất chủ yếu và trang bị cho các gia đình, phục
vụ cuộc sống hằng ngày như: Cày, bừa, dao, cuốc, thuổng Tất cả những công cụ
lao động và đồ dùng đó không thể thiếu được với đời sống của con người. Hơn thế,
đối với đồng bào các dân tộc ít người, do việc giao lưu còn hạn chế, điều kiện kinh tế
khó khăn, nghèo nàn mang tính tự cấp thì việc tạo ra những công cụ lao động và đồ
dùng sinh hoạt lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Nghề đan lát: Đối với các dân tộc Tày - Nùng, hầu hết các gia đình đêu tự
túc được các đồ đan thông thường như giân, sàng, nong, nia, dậu gánh, phên phơi
thóc, ky, sảo gánh phân, đó, lồng gà, gi đựng cá cua Công việc đan lát có thể
tiến hành quanh năm, nhưng thường tập trung vào lúc nông nhàn. Nguyên liệu chủ
yếu để làm các vật dụng đó là tre nứa. “Phụ nữ Tày còn tước dây sắn rừng, se thành
sợi nhỏ, m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chau_van_quan_tinh_lang_son_nua_dau_the_ki_xix.pdf